QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, January 4, 2014

Từ 1954 đến 2014: 60 năm sau ngày thoát ách đô hộ thực dân Pháp, Việt Nam được, mất những gì?

 

Từ 1954 đến 2014: 60 năm sau ngày thoát ách đô hộ thực dân Pháp, Việt Nam được, mất những gì?

Chiến tranh Việt Nam và ngày 30 tháng 4 dưới mắt TS Cù Huy Hà Vũ

https://www.youtube.com/watch?v=gD2FqFRMEow


Nguyễn Thu Trâm (Danlambao) - Trong năm 2014 này Việt Nam sẽ từng bừng kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương, giành lại độc lập cho ba nước Lào, Cambodge và Việt Nam, bởi theo sách sử của Việt Nam hiện nay, cũng như trong nhận thức của nhiều người Việt thì nước Việt Nam chính thức độc lập từ thời điểm kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, tức là từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ.

Nhưng trên thực tế thì Việt Nam đã độc lập khỏi sự đô hộ của thực dân Pháp từ gần 10 năm trước đó, vào ngày 11 Tháng 3 năm 1945 khi quân đội Nhật Bản làm cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ Bảo hộ của Pháp, được sự hậu thuẫn của Nhật, Hoàng Đế Bảo Đại đã cho thành lập Chính Phủ Đế Quốc Việt Nam vào ngày 17 tháng 4 năm 1945 và bổ nhiệm Giáo Sư Trần Trọng Kim làm Thủ tướng Chính Phủ, đồng thời, Hoàng Đế Bảo Đại cũng đã ban một chiếu chỉ, tuyên bố Việt Nam độc Lập với nguyên văn:

"Theo tình hình thế giới nói chung và hiện tình Á Châu, chính phủ Việt Nam long trọng công bố rằng: Kể từ ngày hôm nay, Hòa ước Bảo hộ ký kết với nước Pháp được hủy bỏ và vô hiệu hóa. Việt Nam thu hồi hoàn toàn chủ quyền của một quốc gia độc lập.” Tiếc thay, chính phủ Đế Quốc Việt Nam còn quá non trẻ, mới tồn tại được 126 ngày với một đất nước hoang tàn, đổ nát ngân khố không một đồng, hai triệu đồng bào Bắc và Trung kỳ đang chết đói, xác người vẫn ngỗn ngang khắp chốn, 95% người dân Việt mù chữ, khó tiếp cận với thông tin trung thực, nên dễ bị mê hoặc bởi các luận điệu tuyên truyền của cộng sản. Một chính phủ non trẻ phải đối diện với vô vàn khó khăn, lại chưa thành lập được quân đội là điều kiện thuận lợi cho Hồ Chí Minh và tổ chức Việt Minh dễ dàng cướp chính quyền theo mệnh lệnh của Quốc Tế Cộng Sản, nhằm xích hóa Việt Nam và mở rộng lãnh thổ đỏ xuống các nước Đông Nam Á. 

Sau khi cướp được chính quyền và thủ tiêu chính phủ Quốc Gia của Thủ Tướng Trần Trọng Kim, chính Hồ Chí Minh đã ký Hiệp Định Sơ Bộ với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 3 năm 1946. Một trong những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp Định Sơ Bộ là cho phép 15.000 binh lính Pháp trở lại Miền Bắc để thay thế cho 200.000 lính thuộc quân đội Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Rõ ràng, chính Hiệp Định này đã giúp Pháp có được danh chính ngôn thuận khi đưa quân đội trở lại tái chiếm Đông Dương và tiếp tục đặt nền đô hộ trở lại đối với Việt Nam. Bởi điều đó mà nhiều sỹ phu yêu nước lúc bấy giờ đã vô cùng phẫn nộ về hành động cõng rắn cắn gà nhà, rước voi dày mã tổ bằng Hiệp Định Sơ Bộ mà Hồ Chí Minh đã cùng chính phủ Pháp ký kết vào ngày 3 tháng 3 năm 1946.
Như vậy, máu xương của hàng vạn đồng bào, dân công, vê quốc quân đã phải đổ ra để đánh đổi chiến thắng Điện Biên Phủ, chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương là cái giá mà Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải trả cho những sai lầm của họ khi cướp chính quyền của chính phủ Quốc Gia do Trần trọng Kim làm thủ tướng, và ký Hiệp Ước Sơ Bộ để đón quân đội Pháp trở lại với một tuyên bố hết sức đê hèn và đáng hổ thẹn rằng: “Thà ngửi cứt thằng Tây ít lâu, còn hơn suốt đời ăn cứt thằng Tàu”. [Plutôt flairer un peu la crotte des Francaisque manger toute notre vie celle des Chinois – Paul Mus, "Vietnam, Sociologie d'une guerre", Paris, Seuil, p. 185].” 

Cho nên, xét một cách khách quan thì Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và chính phủ Cộng Sản Việt Nam đang mang một món nợ máu xương rất lớn của đồng bào Việt Nam đổ ra để đánh đổi cái vinh quang chiến thắng Điện Biên Phủ cho họ, nhưng thực chất nguồn xương máu đó của đồng bào đổ ra chỉ để trả giá cho sai lầm của ông Hồ khi cướp chính quyền Quốc Gia của chính phủ Trần Trọng Kim và sau đó ký hiệp Sơ Bộ, đón quân Pháp trở lại. Vấn đề này chúng tôi xin được trình bày trong một bài viết tiếp theo.

Trở lại với chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương, cách đây 60 năm, vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, và cứ tạm tin rằng Việt Nam chỉ mới giành được độc lập từ thực dân Pháp sau chiến thắng này, thì tính ra từ năm Giáp Ngọ 1954 đến năm Giáp Ngọ 2014 là vừa tròn một “Thập Lục Hoa Giáp” tức là đúng một chu kỳ chuyển luân của đất trời theo lịch Đông Phương. Với lịch sử của một dân tộc thì 60 năm chưa phải là quá dài, nhưng so với đời người thì 60 năm là quá đủ để cho con người ta chiêm nghiệm được những thăng trầm của đất nước, của lịch sử giống nòi. 

60 năm cũng là khoảng thời gian đủ dài để người ta đưa ra những nhận định đúng đắn về các triều đại, các thể chế chính trị hay những cá nhân có những ảnh hưởng, những hệ lụy đối với tương lai của đất nước và tiền đồ của dân tộc. Và tất nhiên 60 năm cũng là một khoảng thời gian đủ dài, trong xây dựng, để người ta vực dậy nền kinh tế đổ nát do chiến tranh hay do tinh trạng nô lệ kìm hãm.

Để minh chứng điều này, trước hết, chúng ta hãy xem xét nền kinh tế của Nhật Bản sau Đệ Nhị Thế Chiến. 

Hẳn mọi người đều còn nhớ rõ là khi kết thúc cuộc Đại Chiến Thế Giới lần thứ hai kinh tế Nhật Bản bị hoàn toàn kiệt quệ do sự tàn phá của hai quả bom nguyên tử mà Hoa Kỳ thả xuống để phá hủy hoàn toàn hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào ngày 6 tháng 8 và ngày 9 tháng 8 năm 1945. Tuy nhiên, chỉ 8 năm sau đó, tức là vào năm 1953 thì kinh tế của Nhật Bản đã hoàn toàn hồi phục và trở thành một siêu cường kinh tế thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ vớ tổng thu nhập GDP bình quân trên đầu người là 38.500 Mỹ kim, trong khi so với Việt Nam thì Nhật Bản là một quốc gia có nhiều khó khăn, bất lợi hơn về mặt thiên nhiên, với diện tích không lớn hơn Việt Nam là mấy, đồi núi chiếm đến 70% diện tích nhưng lòng đất lại hầu như không có khoáng sản. Nhật Bản Là một đảo quốc bao bọc chung quanh là biển, nhưng thềm lục địa hầu như không có dầu mỏ như Việt Nam hay các quốc gia khác. 

Tệ hại hơn nữa là hằng năm Nhật Bản phải hứng chịu hơn 1.500 cơn địa chấn, và trên toàn lãnh thổ của Nhật Bản, chỉ có 16% diện tích đất đai là phù hợp cho đời sống dân sinh mà thôi. Vậy mà Nhật Bản phát đã triển kinh tế lên mức siêu cường từ một đống đổ nát, chỉ trong vòng chưa đầy10 năm. Đã bao giờ các giới chức lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam tìm hiểu xem nhờ đâu mà người Nhật phát triển kinh tế xã hội và dân sinh thần kỳ đến vậy hay không?

...Và sau 60 năm thoát ách nô lệ Việt Nam đã đạt được những gì?

Xin được trở lại với Việt Nam thời Pháp thuộc từ 1858 đến 1885: Đây là thời kì mà Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, với một nền kinh tế thực dân và bảo hộ, thời gian đó tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam chỉ ở mức 2,5% đến 3%, sau khi Pháp chiếm được lục tỉnh Nam Kỳ, tăng trưởng của Nam Kỳ lúc này đã lên tới 6%. Tiếp đến việc chiếm nốt Bắc Kỳ và Trung Kỳ, tăng trưởng của cả Việt Nam đã lên khoảng 6% đều đặn cho đến khi Lào và Cambodge bị Pháp thôn tính, lúc này kinh tế Việt Nam lên mức trên 8% … Với tinh thần chống mọi sự đô hộ của ngoại bang, chúng ta từng cho rằng để dễ bề cai trị thuộc người dân thuộc địa, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách ngu dân, khiến cho có đến 95% người dân Việt Nam thời đó bị mù chữ. Điều này, hư thực ra sao? 

Chính nhờ cuộc cải cách giáo dục trong thời kỳ Pháp thuộc đã xóa bỏ hoàn toàn nền giáo dục Nho Học từ chương với chữ Hán cả nghìn năm trong chế độ phong kiến Việt Nam để thay thế bằng phong trào tân học theo chữ quốc ngữ đã tạo ra một tầng lớp trí thức mới, đó là những người xuất thân từ truyền thống nho giáo nhưng được tiếp cận với văn hóa phương Tây. Đại diện tiêu biểu cho giới này là các cụ Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đã mở đầu cho phong trào Duy Tân và phong trào Đông Du vận động tăng cường dân trí, dân chủ, nhân quyền và cải cách xã hội cho người Việt trước sự cai trị của Thực dân Pháp. 

Tuy nhiên, do tư tưởng thủ cựu từ vua quan nhà Nguyễn cho đến nhiều tầng lớp dân, chúng tiếp tục sùng bái Nho học, Hán học và bài Pháp, bài xích văn hóa phương Tây là nguyên nhân chính yếu khiến cho có đến 95% dân chúng mù chữ, chứ thực ra chính quyền Bảo Hộ chẳng những không áp dụng bất cứ chính sách ngu dân, không hề chủ trương “địa hào trí phú đào tận gốc, trốc tận ngọn” như chủ trương của Hồ Chí Minh và chế độ Cộng Sản sau này, mà ngược lại, chính phủ Pháp còn mở cả trường Thuộc địa và cấp học bổng cho học sinh các nước thuộc địa đến Pháp học hành, để nâng cao dân trí, mà ngay cả Nguyễn Tất Thành kẻ mà sau này trở thành lãnh tụ Hồ Chí Minh của Cộng Sản Việt Nam cũng từng làm đơn xin vào học, trong thời gian ông tha phương cầu thực tại Pháp. Rũi thay, vì những thành tích bất hảo trong suốt thời niên thiếu, mà Nguyễn Tất Thành đã bị từ chối, không được nhận vào học trường thuộc địa, để rồi ông tiếp tục lang than và cuối cùng phải đi làm tay sai cho Đệ tam Quốc Tế, để du nhập chủ nghĩa cộng sản về để tàn hại giống nòi.
Đơn Xin Vào Học Trường Thuộc Địa - Của Nguyễn tất Thành 

Và cũng nhờ chính sách khuyến học của Pháp lúc bấy giờ mà Việt Nam đã có được một số các nhà bác học, các học giả như Lưu Văn Lang, Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Giáp, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường... 

Ngoài ra, dẫu là một nước thực dân đang cai trị nước thuộc địa Việt Nam, nhưng chính phủ bảo hộ cũng không hề ngăn cấm các quyền tự do căn bản của con người, bao gồm tự do lập hội, tự do ngôn luận hay tự do báo chí, nhờ đó mà lúc bấy giờ ở Việt Nam đã tồn tại các đảng phái chính trị hoạt động công khai như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Cách Mạng Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng, Tân Việt Cách Mạng đảng. 

Trong lĩnh vực báo chí, ngôn luận thì khắp trên ba kỳ của đất nước đều có các tòa soạn báo tư nhân hoạt động công khai như Gia Định Báo ra đời từ năm 1865, Phan Yên báo ra đời từ năm 1868, Nam Kỳ Địa Phận Báo ra đời năm 1883 và cứ thế các tòa báo tư nhân cứ tiếp tục xuất hiện như Nông Cổ Mín Đàm, Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo, Đại Việt Tân Báo, Lục Tỉnh Tân Văn, Đông Dương Tạp Chí. Đến năm 1907 lại xuất hiện thêm tờ Lục Tỉnh Tân Văn do Trần Chánh Chiếu làm chủ bút. Là một người cầm đầu phong trào Minh Tân nên Trần Chánh Chiếu và LỤC TỈNH TÂN VĂN hoạt động rất mạnh để cổ súy phong trào này. Đây là một trong những tờ báo có mối quan hệ đặc biệt với phong trào Đông Du, và Duy Tân của hai nhà cách mạng Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Một số trí thức khoa bảng hoạt động trong lĩnh vực báo chí lúc bấy giờ có thể kể đến như Phạm Duy Tốn, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Trần Trọng Kim, Nguyễn Khắc Hiếu… Tiếp đến, vào tháng 1 năm1915 Báo Trung Bắc Tân Văn xuất hiện ở Hà Nội do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút. Đây là một diễn đàn quan trọng thu hút nhiều cây bút nổi tiếng đương thời trên các lĩnh vực văn hoá, chính trị, xã hội Việt Nam vào thời gian đó.


Sang thập niên 1930s, báo chí Tiếng Việt tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh khoảng 30 tờ báo và tạp chí có từ trước vẫn đang tiếp tục lưu hành thì có khoảng 180 tờ báo và tạp chí mới ra đời. Đặc biệt bên cạnh báo chí hợp pháp phát hành công khai còn xuất hiện dòng báo bí mật của đảng Cộng sản Việt Nam và dòng báo lưu hành trong các nhà tù của thực dân.

Báo chí thời kì này phản ánh khá rõ nét tình hình kinh tế xã hội và chính trị tư tưởng đương thời. Đó là bên cạnh trào lưu Âu hoá và lối sống tư sản trong các đô thị, là tin tức về các hoạt động cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, các cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng như cuộc thảo luận của Hải Triều và Thiếu Sơn về “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh”, cuộc thảo luận của Hải Triều và Phan Khôi về “Duy vật và Duy tâm”; cuộc thảo luận của Phan Khôi và Nguyễn Thị Chính về “Vấn đề giải phóng phụ nữ với nhân sinh quan”, và cuộc tranh luận về “Phổ thông đầu phiếu” trên báo Công Luận năm 1932 và các bài về quyền bầu cử của phụ nữ... 

Đó là sơ lược về kinh tế chính trị, văn hóa xã hội và nhân văn nước Việt Nam dưới ách đô hộ của thức dân Pháp kể từ khi tiếng súng đại bác đầu tiên bắn vào Đà Nẳng, báo hiệu sự khởi đầu một thời kỳ nô lệ mới của Việt Nam cho đến khi chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương vào năm 1954.

Tờ báo LỤC TỈNH TÂN VĂN 

Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn của nước Việt Nam mới, sau khi kết thúc thời kỳ Pháp thuộc.

Sau hiệp định Geneva, khoảng 1 triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam để tránh họa cộng sản. Đây là một khó khăn lớn đối với chính phủ Quốc Gia Việt Nam trong việc ổn định an sinh xã hội cho một khối lượng quá lớn đồng bào vừa đến nơi ở mới. Nhưng lại là một thuận lợi lớn cho chính phủ của Hồ Chí Minh ở miền Bắc bởi sau khi 1 triệu người bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn để đi tìm tự do ở Miền Nam, thì số ruộng đất dôi dư ra rất nhiều, nhất là đối với Miền Bắc lúc bấy giờ kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc “Cải Cách Ruộng Đất” từ năm 1949 đến năm 1956 với hàng chục ngàn nông dân bị hành quyết, do bị quy là địa chủ, với 810.000 hécta ruộng đất, hơn 106.448 trâu bò và 148.565 căn nhà bị tịch thu và quốc hữu hóa và tiếp nối với giai đoạn thứ hai “tiến lên chủ nghĩa xã hội” của nông nghiệp, bắt đầu từ năm 1958, mà theo đó, các tư liệu sản xuất như ruộng đất, trâu bò, cày bừa đều là của chung. Đây là sai lầm lớn nhất của chế độ cộng sản khi vận dụng học thuyết kinh tế chính trị của Karl Marx, để xây dựng CNXH, bởi học thuyết đó trong thực tế đã đi ngược lại với quy luật phát triển chung của xã hội loài người, và mâu thuẩn với bản năng gốc của con người là bản năng sở hữu. Hệ lụy của sai lầm này đã khiến cho cả Miền Bắc Việt Nam trở nên điêu tàn, đói rách trong suốt thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Một bức tranh toàn cảnh của Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa lúc bấy giờ cũng không khác mấy so với xã hội Bắc Triều Tiên hiện nay, Chỉ có giới quan phương thì luôn được no đủ, còn lại thì toàn dân Miền Bắc luôn phải sống trong đói rách triền miên. Cả Miền Bắc XHCN lúc bấy giờ tồn tại được nhờ vào nguồn viên trợ của Nga Sô và Trung Cộng từ bom đạn, khí tài cho đến lương thực thực phẩm. Chính vì điều này mà sau khi cưỡng chiếm được Miền Nam vào tháng 4 năm 1975 Bộ Chính Trị Trung Ương đảng cộng sản Việt Nam đã xác định rằng, để Hà Nội tiến kịp Sài Gòn thì phải mất đến 30 năm, nhưng để Sài Gòn lùi kịp Hà Nội thì chỉ cần 3 năm thôi, và Bộ Chính Trị đã chọn giải pháp 3 năm, làm cho Sài gòn lùi kịp Hà Nội, bằng các chính sách cấm chợ, ngăn sông khiến cho nhân dân cả nước đều trở nên đói rách lầm than hơn cả thời nô lệ thực dân Pháp.

Có một thực tế rất nhạy cảm nên ít ai dám đề cập một cách công khai ở Việt Nam đó là từ sau khi quân xâm lược Pháp rút đi, thì các quyền tự do căn bản của toàn dân Miền bắc XHCN cũng theo đó mà biến mất. Và rồi sau sự sụp đổ toàn diện của nền Đệ Nhị Cộng Hòa ở Miền Nam vào năm 1975 thì các quyền tự do, dân chủ căn bản của nhân dân Miền Nam cũng bị bức tử, để hòa cùng cả với nước, người dân Việt Nam hoàn toàn không còn bất cứ một quyền tự do nào trong tư tưởng, trong ngôn luận, trong tín ngưỡng hay trong lập hội nữa. Tất cả mọi tư tưởng của nhân dân đều được định hướng bởi đảng và nhà nước qua tổ chức Tuyên Giáo Trung Ương, tất cả các hội đoàn đều thuộc về nhà nước, và người dân phải có bổn phận tham gia để được củng cố quan điểm lập trường chính trị, để thấm nhuần tư tưởng xuyên suốt rằng, "yêu nước là phải yêu chủ nghĩa xã hội, phải luôn ca ngợi bác, đảng và các lãnh tụ khác của cộng sản", nhưng hoàn toàn cấm chỉ mọi phát ngôn theo nhận thức riêng của cá nhân. Cũng vậy, tôn giáo, tín ngưỡng được đánh giá lại theo quan điểm của Karl Marx, là thuốc phiện của nhân dân, cho nên những nhà hoạt động tôn giáo cũng bị xem như là những kẻ buôn lậu thuốc phiện do vậy mà nhiều lãnh đạo tinh thần, tôn giáo phải bị tù đày lao lý với những bản án hết sức nặng nề, những cơ sở tôn giáo bị trưng thu và mọi hoạt động tôn giáo thuần túy đều bị ngăn cản, nghiêm cấm bằng pháp lệnh, nghị định của chính phủ. 

Về lĩnh vực báo chí và truyền thông, ngay từ những ngày đầu nắm quyền cai trị đất nước, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã ra sức trấn áp giới nhân sỹ trí thức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là những người chủ trương đòi tự do ngôn luận và tự do báo chí, với vụ án nhân văn giai phẩm, hàng trăm nhân sỹ trí thức bị hạ phóng, bị giam cầm cho đến chết, tất cả các tòa soạn báo không thuộc nhà nước cộng sản đều bị đóng cửa vĩnh viễn. Cho đến nay đã 60 năm kể từ ngày độc lập, Việt Nam vẫn chưa tồn tại một tờ báo tư nhân nào. Gần đây, để khẳng định lại cho quốc dân đồng bào rõ về độc quyền báo chí và ngôn luận chỉ thuộc về đảng và nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra chỉ thị “nghiêm cấm tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức”. Ông cũng khẳng định rằng Pháp luật Việt Nam cấm báo chí tư nhân, và Nguyễn Tấn Dũng cũng đã chỉ thị cho các cơ quan an ninh lập tường lửa để ngăn chặn người dân Việt Nam truy cập vào hệ thống báo chí tự do của Phương Tây. Cùng với đó là nhiều chiến dịch trấn áp những người có tư tưởng tự do, dân chủ, nhiều blogger bị bắt bớ, bị truy tố theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam. Tệ hại hơn nữa là chiến dịch trấn áp đó còn kéo vào tận các các nhà tù, nơi những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền, những nhà báo tự do bị giam giữ, bằng nhiều hình thức vô cùng dã man, như giam chung các tù nhân lương tâm này với những người mắc bệnh lao, bệnh Aids, hoặc tổ chức cho các đại bàng là các tù hình sự trong các nhà tù đó đánh đập hành hung những tù nhân chính trị. Tàn bạo hơn nữa là việc hoán chuyển tù nhân chính trị người Miền Nam ra Bắc, người Miền Bắc vào Nam, xa cách hàng ngàn cây số nơi quê hương bản quán của họ, để vừa tạo sự khó khăn cho sự thích nghi của tù nhân với môi trường sống mới, với khí hậu, với sương lam chướng khí, vừa gây khó khăn cho gia đình, thân nhân của họ trong việc thăm nuôi và chăm sóc khi đau ốm. Đây là cái tinh vi của chế độ cộng sản trong việc trấn áp các tiếng nói đối lập, mà các chế độ thực dân, phát xít trước đây không thể nào sánh kịp.

Về đời sống xã hội…


Thật khó mà hình dung được rằng khi nhân loại bước vào thiên niên kỷ thứ 3 đã hơn 10 năm rồi mà người dân Việt Nam vẫn tiếp tục song trong đói nghèo, cơ lại. Ngoài cái hào nhoáng của các khu đô thị, do có sự đầu tư của các doanh nhân ngoại quốc, thì còn lại dân chúng các vùng nông thôn vẫn sống dưới mức nghèo khổ và hằng năm vẫn đói ăn nhiều tháng trời trong mùa giáp hạt, để đến nỗi mỗi năm, hàng trăm ngàn thanh niên Việt Nam vẫn phải tiếp tục rời bỏ quê hương để đi làm lao nô khắp thế giới với mỹ từ “Xuất Khẩu Lao Động”, và cũng thế, mỗi năm cũng hàng trăm ngàn thiếu nữ Việt phải lìa bỏ quê nhà để đi lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc theo các dịch vụ môi giới lấy chồng ngoại quốc, với mong muốn cha mẹ, anh em còn ở lại quê nhà không còn phải đói ăn trong những ngày giáp hạt, không còn phải thiếu mặc trong những ngày giá lạnh tiết Đông. Chắc chắn đây là những điều chưa từng tồn tại trong xã hội Việt Nam ngay cả trong suốt gần một trăm năm nô lệ giặc Tây.

Còn nhớ, vào dịp tết nguyên đán năm 1976, một lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam là Tổng Bí Thư Lê Duẫn đã long trọng tuyên bố với toàn dân rằng, “Với đường lối lãnh đạo sáng suốt của đảng và nhà nước, chỉ 10 năm nữa là mỗi gia đình người Việt Nam sẽ sở hữu một radio, một TV và một tủ lạnh”. Khi nghe phát ngôn này của một lãnh đạo tối cao của đảng CSVN, nhiều người dân Miền Nam đã cười cợt cho cái não trạng đó của một đầu đảng - Ấy vậy mà đến nay, đã gần 4 thập niên rồi, tức là đã 4 lần cái mười năm của Lê Duẩn rồi mà hàng chục triệu người Việt vẫn khố rách áo ôm, vẫn đang sống dưới mực đói nghèo, cơm vẫn chưa đủ no, áo vẫn chưa đủ ấm, thì TiVi, Tủ lạnh quả là quá xa vời! Đã 60 năm rồi kể từ ngày đất nước Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ thực dân Pháp, xin hỏi người dân Việt chúng ta đã được những gì và đã bị mất đi mất những gì? Não trạng của các lãnh tụ cộng sản sẽ còn khiến cho đất nước Việt Nam tàn lụi đến mức nào nữa? Sự xuẩn động của SANG TRỌNG HÙNG DŨNG, những kẻ nô lệ cộng sản Nga Tàu sẽ còn làm cho người dân Việt Nam u tối, điêu linh, cơ lại đến bao giờ nữa?

Ngày 01 tháng 01 năm 2014



Lymai2011
To Undisclosed-Recipient@
Today at 1:43 PM
                              Thơ và Đặng chí Hùng

b - Mỗi ngày đều có phổ biến ít nhất là 5 bài mới trong phần Bài Viết Mới luôn luôn có 50 bài. Xin Qúy Vị click vào những link dưới:


Mỹ Bán Đứng VNCH Cho CS Bắc Việt


--
Kính Chuyển
MG
Mỹ Bán Đứng VNCH Cho CS Bắc Việt
Mường Giang


            Ngày 6 tháng 3 năm 1946, tàu chiến của Pháp tiến vào Hải Phòng (Bắc Việt) . Hiệp ước Sơ bộ được ký kết tại Hà Nội, theo đó Pháp công nhận Quốc Gia VN dưới quyền lãnh đạo của Cựu Hoàng Bảo Ðại, tự trị trong Liên Bang Ðông Dương và Liên Hiệp Pháp. Nhưng đồng lúc tại Nam Kỳ vào ngày 12-3-1946, tên thực dân Cédile lại tuyên bố ‘ Nam Kỳ’ không dính dáng gì tới VN qua Hiệp định trên. Tiếp theo lại đưa Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh lên làm Thủ tướng ‘ Nam Kỳ Quốc ‘ và ‘ Chính phủ tự trị ‘ vào ngày 1-6-1946. Sự kiện lịch sử trên đã làm cho cả nước phẩn uất, bừng phát phong trào kháng chiến mãnh liệt chống ‘ giặc Tây và Việt gian bán nước ‘ ngay tại Sài Gòn và khắp Nam phần.

            Ðể chấm dứt các cuộc xung đột đang diễn ra khắp nơi, Pháp và Chính phủ Liên Hiệp VN đã mở các Hội nghị Ðà Lạt (16/4 - 11/5/46) và Fontainebleau (6/7 - 12/8/46) nhưng đã thất bại. Vì thế hai phía phải ký một ‘ Tạm ước ‘ vào đêm 14-9-1946 gọi là thay thế kết quả hai Hiệp ước trên nhưng tình trạng chiến tranh vẫn tiếp diễn vì thực dân Pháp không bao giờ thực tâm muốn trao trả hòa bình và độc lập cho VN.

           Cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai (1946 - 1954) bắt đầu ngày 19-12-1946 qua tiếng súng khai hỏa tại Hà Nội, giữa quân viễn chinh Pháp và toàn dân cả nước không phân biệt đảng phái, chiến đấu chung trong Mặt trận Việt Minh, sau khi chiến hạm Suffren đã nả đại pháo vào thành phố Hải Phòng đêm 23-11-46 làm cho hơn 6000 thường dân vô tội bị thương vong.

            Ngày 5/6/48 qua thỏa hiệp Vịnh Hạ Long được ký kết giữa Bollaert - Bảo Dại, công nhận Quốc Gia VN do Cựu hoàng làm Quốc trưởng và Tướng Nguyễn Văn Xuân là Thủ tướng . LÁ CỜ VANG BA SỌC ÐỎ của QUỐC DÂN VN KHẮP BA KỲ, đã chính thức ra đời trong thời kỳ này và đồng hành với thân phận người Việt qua cuộc bể dâu vinh nhục, tới nay vẫn không hề thay đổi. Tháng Giêng 1950, Mao trạch Ðông cũng công nhận Hồ Chí Minh là chủ tịch nước VN Dân chủ Cộng hòa và bắt đầu viện trợ nhân vật lực cho Cộng sản Bắc Việt, qua bình phong Việt Minh. Cuộc nội chiến của người Việt hai phía QG và CS đã bắt đầu từ đó, qua sự dàn dựng giựt dây của Pháp và Trung Cộng.

            Chiến tranh bùng nổ ác liệt khắp nước. Ngày 7-5-1954 căn cứ quân sự lớn nhất của Pháp tại lòng chảo Ðiện Biên Phủ, thuộc tỉnh Lai Châu giáp với biên giới Lào bị tan vỡ và tràn ngập, quân Pháp đầu hàng Việt Minh. Do đó một hội nghị về Ðông Dương được khai diễn tại Genève (Thụy Sĩ) vào ngày 8/5/1954 giữa các phe phái có liên hệ tới cuộc chiến VN.

            Lúc 3 giờ 15 sáng ngày 21-7-1954 tại Ðiện Vạn Quốc ở Genève (trong lúc đồng hồ ở đây được vặn trở lại đúng 12 giờ khuya ngày 20-7-1954), các văn kiện của Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Ðông Dương được ký kết giữa Pháp-VN Dân chủ Cộng hòa (Hồ Chí Minh), Anh, Liên Xô và Trung Cộng. Hai phái đoàn Quốc Gia VN (Bảo Ðại) và Hoa Kỳ có tham dự nhưng không ký tên vào bất cứ một văn kiện nào của Hiệp định trên. Cuộc ngưng bắn chính thức bắt đầu lúc 8 giờ sáng ngày 27-7-1954 tại Bắc Việt, sau thời gian 7 năm 7 tháng 8 ngày. Theo điều (1) của Hiệp định thì một Khu phi quân sự tạm thời sẽ được thiết lập giữa hai giới tuyến Nam-Bắc. Ðó là con sông Bến Hải nằm ngay trên vỹ tuyến 17, có cây cầu Hiền Lương bắc ngang qua thuộc tỉnh Quảng Trị.

            Ngay trong ngày Hội nghị 21/7/1954 tại Genève, Phái đoàn của Quốc Gia VN do bác sĩ Trần Văn Ðổ cầm đầu, đã gửi một bản Tuyên Ngôn, trong đó đưa ra đề nghị nhằm thực hiện một cuộc đình chiến mà không cần phải phân chia nước Việt, dù đó chỉ là sự chia cắt tạm thời. Ðề nghị đó nhắm vào việc giải giới các lực lượng chiến đấu của hai bên, sau khi rút về khu vực đóng quân càng hẹp càng hay của mỗi bên ; và bằng sự thiết lập việc kiểm soát tạm thời của Liên Hiệp Quốc trên toàn lãnh thổ VN, trong thời gian chờ đợi tổng tuyển cử tự do về số phận của chính mình.

            Nhưng Hội nghị đã bác bỏ mà không cứu xét đề nghị ấy được các sử gia sau này đánh giá là độc nhất tôn trọng nguyện vọng và bảo toàn nguyên vẹn lảnh thổ của dân tộc VN. Hơn nữa trong cuộc chiến, ngoài lực lượng Pháp và Cộng Sản, còn có Quân Ðội VN và sự tham gia của toàn dân cả nước trong lực lượng kháng chiến Việt Minh, nên tất cả đều có quyền lợi như nhau trong khi tìm giải pháp quyết định số phận của mình. Tóm lại Hội nghị Genève 1954 đã thiên vị nên hấp tấp quyết định nhiều điều khoản gây tổn hại cho cho tương lai chính trị của dân tộc Việt. Ngoài ra Quốc Gia VN cũng cực lực phản đối Pháp trong việc tự ý quyết định ‘ Ngày tuyển cử tại VN ‘ một sự kiện không nằm trong quyền hạn của của một nước bị bại trận. Sau cùng phái đoàn VN đã long trọng phản đội Hiệp định Genève 1954 cũng như tuyên bố sẽ hoàn toàn tự do hành động, để bảo vệ quyền thiêng liêng của Dân tộc Việt trong công cuộc thực hiện ‘ Thống nhất, Ðộc lập và Tự do cho xứ sở ‘.

            Riêng Phái đoàn Hoa Kỳ do Bedell Smith thống lãnh, trong ngày 21/7/1954 cũng đưa ra một Tuyên cáo đơn phương về lập trường như không dùng vũ lực để hăm dọa hay bắt buộc Hội nghị phải sửa đổi hoặc bãi bỏ các điều khoản đã ký kết. Nhưng Hoa Kỳ mong muốn các nước Việt, Mên, Lào được độc lập hoàn toàn với đầy đủ chủ quyền đối với thế giới, cũng như có quyền tự định đoạt tương lai của đất nước mình.

            Nhưng đó cũng chỉ là lý thuyết vì thực tế người Mỹ không bao giờ muốn cho Ðông Dương được hòa bình no ấm như các thuộc địa khác tại Á Châu vừa dành được độc lập, trong đó có bán đảo Triều Tiên vừa trải qua một thế chiến kinh hoàng thảm khốc, từ ngày 25-6-50 tới 27-7-53 mới ký kết đình chiến. Vì VN đã nằm trong quỷ đạo chiến lược của Hoa Kỳ lúc đó, được coi như là một tiền đồn ngăn chận làn sóng đỏ từ Trung Cộng tràn xuống các đồng minh của Mỹ ở Ðông Nam Á. Do đó ngay khi Hiệp định Genève chưa ký kết, thì Hoa Kỳ đã đề cử Ðại tá Edward G.Landdale thuộc CIA cùng thuộc cấp tới Sài Gòn vào tháng 6-1954 để sửa soạn một cuộc chiến mới trong vùng mà Mỹ đã chuẩn bị trước qua việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Liên phòng Ðông Nam Á (SEATO) vào ngày 8-9-1945.

            Có thể nói niên lịch 8-7-1959 là thời gian đánh dấu sự mở đầu của cuộc chiến Ðông Dương lần thứ III (1960-1975) khi hai cố vấn Mỹ đầu tiên bị tử thương tại Nam VN. Tiếp theo là ‘ Biến cố vịnh Bắc Việt ‘ ngày 5-8-1964 khi hai khu trục hạm Mỹ là Maddox và Turner bị tàu tuần duyên Hà Nội tấn công. Do trên TT Hoa Kỳ lúc đó là Lyndon Johnson tức khắc ra lệnh trả đủa Hà Nội, đồng thời xin phép Quốc Hội đổ quân vào Nam VN để bảo vệ nền độc lập tự do cho VNCH. Ngày 8-2-1965 hai đại đội Thủy Quân Lục Chiến, là lực lượng chiến đấu đầu tiên của Hoa Kỳ đổ bộ lên hải cảng Ðà Nẳng. Từ đó cho tới ngày ký kết ngưng bắn lần thứ ba tại Ðông Dương (28-1-1973), qua các tài liệu được phổ biến có tới 56.227 quân nhân Mỹ bị tử thương tại chiến trường.

            Rồi để kết thúc một cuộc chiến mà các sử gia đương thời gọi là ‘ vừa đánh vừa trói tay ‘ người Mỹ lại bí mật đi đêm với Bắc Việt suốt 5 năm, từ 21-3-1968 tới ngày ký kết ngưng bắn với CS Hà Nội, qua cái gọi là ‘ Hiệp định Paris 1973 ‘ thực chât là Hoa Kỳ bán đứng đồng minh của mình là VNCH cho khối Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế, để đổi lấy Sự hòa hoản và liên kết với Tàu đỏ vào năm 1972, chống lại đế quốc Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

            Kissinger qua vai trò ngoại trưởng và cố vấn an ninh quốc gia thời TT Richard Nixon, mới đây có viết ‘ The Kissinger Transcrips ‘ đã bật mí nhiều sự kiện lịch sử về mặt trận ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Liên Xô và Trung Cộng, trong đó có cuộc đi đêm với Mao Trạch Ðông và Chu Ân Lai, mở đường cho chuyến viếng thăm Tàu của TT Richard Nixon năm 1972.

            Tóm lại Hội nghị Genève tháng 7-1954 chia hai đất nước, làm hơn một triệu đồng bào bên kia vĩ tuyến 17 phải lìa bỏ quê hương trân quý và mồ mã tiên tổ ông bà, di cư vào Nam tìm tự do. Từ đó, Bắc Việt do Hồ Chí Minh lãnh đạo, công khai theo chế độ cọng sản và là chư hầu của Nga-Tàu. Miền Nam chọn chính thể Cọng Hòa. Tại miền Bắc, Hồ Chí Minh và đảng VC theo chân Mao Trạch Ðông, phóng tay phát động phong trào cải cách ruộng đất năm 1956, làm cho hằng vạn người dân vô tội tại miền Bắc, bị đấu tố chết thảm thương, trong số này hầu hết đều có công với nước hay với đảng trong chín năm kháng chiến chống Pháp.

             Trong phiên họp lần thứ 15 của Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng, khai diễn ở Hà Nội vào tháng 1-1959, Hồ Chí Minh công khai xé bỏ hiệp định Genève 1954, quyết định xâm lăng cường chiếm VNCH bằng vũ lực. Do ý đồ trên, nên đảng thành lập Lực Lượng Vũ Trang tại Miền Nam. Kế tiếp ngày 5-10-1960, đảng lại họp Ðại Hội 3 cũng tại Hà Nội, để thành lập Ðảng Bộ cọng sản Miền Nam, qua danh xưng “ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam “, làm cánh tay nối dài, vừa là bình phong, vừa tạo công cụ xâm lăng cho Bắc Việt. Từ đó Nguyễn Hữu Thọ được phong hàm chủ tịch Mặt Trận, mở đầu cuộc chiến nồi da xáo thịt, tàn sát đồng bào mình. Hàng chục ngàn cán binh bộ đội từ Bắc hồi kết về Nam. Con đường mòn giao liên cũ mở năm 1947, cũng được Võ Bẳm nối lại và trùng tu vào năm 1959. Ðó là thực chất của cái được gọi là ‘ Hiệp định đình chiến Genève 1954 ‘, vì độc lập và hòa bình, yêu nước VN là yêu nước xã hội chủ nghĩa cộng sản đệ tam quốc tế, mà tới nay đảng qua nghị quyết TƯ 7 KHÓA X nhóm họp ngày 17-7-2008 kiên trì theo đuổi.

            Mười tám năm sau đó, vào giữa trưa ngày 30-3-1972, nhằm mùa lễ Phục sinh. Lợi dụng mọi người đang xem lễ, cầu nguyện trong những giờ phút thiêng liêng, như dịp Tết Mậu Thân 1968. Cọng sản Hà Nội, công khai vượt vùng phi quân sự, mở một cuộc tấn công ác liệt nhất , trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1955-1975), vào khắp lãnh thổ VNCH. Chỉ riêng mặt trận giới tuyến, Hà Nội đã xử dụng một lực lượng quân sự vô cùng hùng hậu trên 40.000 người, gồm các sư đoàn chủ lực 304,308, năm trung đoàn biệt lập của B-5 là 126,31,246,270, đặc công, hai trung đoàn chiến xa mang số 203,204 gần 400 chiếc và năm trung đoàn pháo binh nặng. Tất cả đồng loạt vượt sông Bến Hải, tràn qua khu phi quân sự, pháo tập và tấn công biển người vào lãnh thổ VNCH tại tỉnh Quảng Trị.

            Cả hai hiệp định chia cắt lảnh thổ Cao Ly và Việt Nam, đều do Liên Hiệp Quốc chủ xướng, được ký tại Postdam (7-1945) và Genève ( 20-7-1954). Tất cả những thảm họa chiến tranh, từ mấy chục năm qua trên bán đảo Ðông Dương và Triều Tiên, cũng đều do hai nước cọng sản Bắc Hàn và Bắc Việt gây nên, qua sự chỉ đạo của Nga-Tàu cùng khối xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt, đó là ngay khi Bắc Hàn hùng hổ , lộng hành tràn qua vỹ tuyến 38, thì lập tức bị Mỹ và LHQ đánh đuổi trở lại bên kia giới tuyến. Nhưng đối với hành động ngang ngược của Bắc Việt thì lại khác, chẳng những không bị các nước đồng chủ tịch , tại hội nghi Genève 1954 phản đối , mà ngay cả tổ chức Liên Hiệp Quốc cũng im lặng. Còn Mỹ thì có gì để noí, khi Nixon và Kissiger đã quyết định bỏ chạy khỏi VN. Bởi vậy, Hà Nội càng hung hăng tàn bạo, táng tận lương tâm, pháo tập, trực xa, chém giết thẳng tay hàng vạn đồng bào vô tội, bị kẹt trong vùng lửa khói giao tranh, trên khắp các nẽo đường đất nước, mà kinh khiếp và tàn nhẫn nhất, chắc chắn không đâu có thể sánh nổi với đoạn đường chín cây số, từ quận Hải Lăng về Mỹ Chánh, thuộc tỉnh Quảng Trị.

            Ngày 24-1-1973 toàn bộ các văn kiện được Mỹ và Bắc Việt (VNCH và MTGPMN chầu rìa) được ký kết và công bố vào ngày 27-1-1973 tại Hội nghị Paris với mục đích để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình VN. Theo đó, điều (2) của chương II về mục ‘ chấm dứt chiến sự , rút quân ‘ có ghi rõ ‘ một cuộc ngưng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam VN kể từ 24 giờ (giờ GMT) ngày 27-1-1973 , tức 8 giờ sáng ngày 28-1-1973 giờ Sài Gòn.

            Trong Hiệp định ngưng bắn kỳ này (1973) có một điểm bất thường là ‘ trong khi Hoa Kỳ cam kết từ ngày giờ nói trên, là sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự tại lãnh thổ Bắc Việt . Quân đội Hoa Kỳ và Ðồng Minh rút quân về nước NHƯNG bộ đội Bắc Việt đang xâm lăng Miền Nam, thì được Mỹ chấp thuận ở nguyên vị trí tại lảnh thổ VNCH mà Hiệp định Genève 1954 đã công nhận.

            Và rồi ngay lúc Kissinger cùng Lê Ðức Thọ còn đang cụng ly tại Ba Lê, thì khắp lãnh thổ VNCH, bộ đội của CSBV nhờ Mỹ hợp thức hóa cho công khai hiện diện qua Hiệp định Ba Lê tháng 1-1973, đồng loạt tấn công dành dân chiếm đất tại Hồng Ngự (Kiến Phong), Bình Thuận, Cửa Việt (Quảng Trị), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)..

            Cũng từ ngày ngưng bắn có hiệu lực (1-1973), chỉ riêng trong tháng 4-1973 đã có 75.000 cán binh bộ đội CS Hà Nội xâm nhập Miền Nam với 500 chiến xa đủ loại, 13 trung đoàn pháo và một tiểu đoàn hỏa tiển Ðịa Không. Chiến tranh lại tái diễn vô cùng ác liệt hơn trước và VNCH đơn độc tiếp tục cuộc chiến chống xâm lược cho tới trưa ngày 30-4-1975 vì tuân hành theo kỷ luật quân dội qua lệnh đầu hàng của TT Dương Văn Minh, nên CSBV mới chiếm được Miền Nam.

            Ngày 8-11-1960 Kennedy đảng Dân Chủ đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ, mở đầu chính sách can dự vào chiến tranh VN. Tháng 11-1969 TT Richard Nixon loan báo chương trình ‘ VN hóa chiến tranh ‘.Ngày 17-6-1972 Nixon tuyên bố rút quân, chấm dứt tham chiến tại VN. Từ trưa 29-4-1975 tới sáng 30-4-1975, tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn bỏ chạy trên nóc nhà bằng trực thăng, chấm dứt sự hiện diện của Mỹ tại Ðông Dương từ thập niện 40.

            Nhưng Mỹ đi rồi Mỹ lại về. Từ 23-25/6/2008 qua chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng. Hai phía Mỹ-CSVN đã ký một thông cáo chung tại Hoa Thịnh Ðốn. Theo đó chính TT G.W Bush đã tuyên bố rằng ‘ Hoa Kỳ sẽ ủng hộ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của VN ‘.Theo GS Frederick Brown của Viện Ðại học Johns Hopkins thì ‘ Ðây là lời khẳng định của chính sách Hoa Kỳ tại Á Châu Thái Bình Dương, được TT Mỹ diễn đạt, chứ không phải vô duyên vô cớ mà phát ngôn ‘.

            Do đó sẽ không lạ qua lời tuyên bố của Scot Marciel , phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ hiện là đại sứ Mỹ tại khối ASEAN, được thông tấn xã AFP phổ biến ‘ Ba năm sau khi mở lại quan hệ quân sự toàn diện với Indonesia.. Hoa Kỳ đã khởi sự phát triển những quan hệ tương tự với VN, Lào và Kampuchia ‘.Rồi để tỏ cho thế giới biết về sự quyết tâm và trách nhiệm của Hoa Kỳ về vấn đề an ninh trong vùng, nên chính Ðô đốc Timthy J. Keating tư lệnh biển Thái Bình và Ấn Ðộ Dương trên tờ Financial Times , đã báo động về sự tranh giành các tài nguyên năng lượng trongvùng biển Ðông ‘ .. nên hiểu vùng biển Ðông có những luật lệ thành văn và bất thành văn. Các bạn không thể đưa đó ra đấm ngực và tuyên bố Tôi Có Quyền Khai Thác Mỏ Ngay Tại Chỗ Này ‘.

            Ðể trả lời, ngày chủ nhật 20-7-2008 Trung Cộng một lần nữa công khai đòi công ty Exxon-Mobil của Hoa Kỳ phải hủy bỏ giao kèo hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí, trong chủ quyền lảnh hải và thềm lục địa của VN tại Ðông Hải. Tin này được đài BBC loan tải. Năm ngoái vào tháng 6-2007 Tàu đỏ cũng bá quyền áp lực với công ty BP của Anh, phải hủy bỏ giao kèo hợp tác với VN. Ngoài ra theo GS Carl Thayer của Học Viện Quốc Phòng Úc, thì hiện Tàu Ðỏ đã mở chiến dịch đánh phá VN khắp thế giới, qua các tòa đại sự TC, gần như cấm các nước không được hợp tác khai thác dầu mõ tại Biển Ðông với Hà Nội.

            Tới nay đâu có ai quên được sự bội bạc của người Mỹ đối với ba nước Ðông Dương (VNCH, Lào và Kampuchia). Người Mỹ tới đây để gây nên một cuộc chiến đầy đau khổ cho dân bản địa. Sau đó bỏ chạy vào những ngày cuối tháng 4-1975 để lại một kết cục cay đắng ‘ nhà tan mát nước ‘ cho các dân tộc phải chịu nô lệ trong ngục tù chủ nghĩa cộng sản.

            Nay trước sự kiện Trung Cộng gần như công khai tiến về phương Nam, chiếm hết tài nguyên trên biển Ðông và khống chế toàn diện thủy lộ Thái Bình Dương. Hoa Kỳ lại tuyên bố  xoay trục quân sự về Châu Á-Thái Bình Dương  hợp tác với các nước Nhật, Nam Hàn, Đài Loan và khối ASEAN trong đó có 3 nước  Ðông Dương, để bảo vệ sự vẹn toàn lảnh thổ cho họ. Nếu đây là một sư thật thì các nước trên đã có chỗ dựa, chỉ sợ người Mỹ lại lợi dụng các nước như từng lợi dụng VNCH, trong sứ mạng ‘ Tiền đồn ngăn Tàu đỏ ‘ trong giai đoạn. Sau đó lại bỏ chạy khi đã đạt được mục đích, mặc cho các nước nhỏ yếu trong vùng đơn độc chống Tàu như Liên Xô đã làm với CS Bắc Việt năm 1979 qua cuộc chiến Việt-Trung tại biên giới.

            Cũng may canh bài bịp của Mỹ đã lật tẩy trên chiếu bạc và  hiện tại Tàu đỏ đang đối mặt với một kẻ thù truyền kiếp khác (ngoài VN) là Nhật Bổn và chính nước này mới là yếu tố then chốt quyết định số phận của các nước Châu Á-Thái Bình Dương đang bị Trung Cộng hà hiếp xâm lược, chứ không phải siêu cường số 1 thế giới là Hoa Kỳ.


Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Giêng 2014

MƯỜNG GIANG

Kissinger Và Hoà Bình Giả Mạo Cho Chiến Tranh VN


--
Kính Chuyển
MG
Kissinger Và Hoà Bình Giả Mạo
Cho Chiến Tranh VN
Mường Giang


            Tỉnh Quảng Trị nằm ngay địa đầu giới tuyến ngăn đôi đất nước, bởi con sông Bến Hải. Ðây là một con sông nhỏ, phát nguyên từ dãy Trường Sơn, chảy ra Ðông Hải tại cửa Tùng. Tỉnh bắc giáp quận Vĩnh Linh phía bên kia giới tuyền, phía tây giáp nước Lào, phiá nam là tỉnh Thừa Thiên và phía đông là biển. Trước khi xãy ra trận mùa hè năm 1972, tỉnh Quảng Trị có diện tích 3966 km2, dân số 270.984 người. Sau khi kết thúc trận chiến mùa hè vào tháng 9-1972, diện tích Quảng Trị chỉ còn có 1649 km2, với ba quận Triệu Phong, Mai lĩnh và Hải Lăng nhưng dân số tới 202.338 người. Ðiều này cho thấy, Bắc Việt gây chiến tranh, chỉ chiếm được đất chứ không bao giờ thu phục được nhân tâm, bởi sự tàn ác dã man của bộ đội miền bắc, đi tới tâu, thì đồng bào đều phải bỏ của để chạy lấy mạng.

            Rừng núi Trường Sơn chiếm 2/3 lãnh thổ tỉnh, chạy dài từ bắc tới nam. Tỉnh có ba con sông chính là Bến Hải, Thạch Hản,Mỹ Chánh vô tình qua sự sắp xép của lịch sử, trở thành ba con sông biên giới, trong các giai đoạn chiến tranh VN . Tỉnh còn có hai quốc lộ 1 và 9, cũng là hai chứng tích lịch sử , về việc đồng bào chiến nạn tỉnh Quảng Trị bị VC thảm sát dã man.

            Quảng Trị du nhập vào Mẹ VN , từ năm 1069 khi vua Lý Thánh Tôn, thân chinh đánh Chiêm Thành,bắt được vua Chàm là Chế Củ. Ðể chuộc mạng, vua dâng ba châu Ðịa Lý, Ma Linh và Bố Chánh (tứ Quảng Bình và một phần Quảng Trị ngày nay ). Sau đó, vào năm 1306, Huyền Trân Công Chúa vì nước quên mình, chịu gã cho vua Chế Mân, để đem về cho Ðại Việt hai châu Ô và Lý. Hai châu này sau đó được vua Trần Nhân Tông, đổi thành đất Thuận-Hóa vào năm 1307. Các quận Triệu Phong, Mai Lĩnh và Hải Lặng ngày nay là đất Hóa thời nhà Trần. Quảng Trị cũng là đất khởi nghiệp của Họ Nguyễn, khi Chúa Nguyễn Hòang được vào trấn thủ Thuận Hóa , vào tháng 10 năm Mậu Ngọ (1588). Ông lập dinh ơ tại Ái Tử, quận Triệu Phong. Vì là đất cổ của Ðại Việt, nên Quảng Trị có nhiều di tích lịch sử như đền thờ Trần Nhật Duật, thành Tân Sở nơi vua Hàm Nghi xuất bôn xuống hịch Cần Vương chống Pháp vào năm 1885, Vương Cung Thánh Ðường La Vang (Mai Lĩnh), cổ thành Ðinh Công Tráng.

            Thành cổ Ðinh Cộng Tráng , được xây dựng từ năm 1823 đời vua Minh Mạng, thời nhà Nguyễn. Ðó là thành được đắp bằng đất. Năm 1838, thành được xây lại bằng đá gạch, với chu vi 481 trượng 6 thước, cao 1 trượng, dày 3 trượng. Thành có 4 cửa, chung quanh được bao bọc bởi vòng hào , rộng 4 thước, sâu 8 thước. Trước năm 1972, thành cổ là doanh trại của sư đoàn 101 không kỵ Hoa Kỳ. Vào năm 1972, trong cổ thành có Tiểu Khu Quảng Trị và Bộ Tư Lệnh của Sư đoàn 3 bộ binh.

            Sông Bến Hải phát nguồn từ rặng Trường Sơn chảy ngang qua tỉnh Quảng Trị tại vĩ tuyến 17. Phía trên nguồn có tên sông Bảo Thánh, còn khúc chảy ra biển ở cửa Tùng thì gọi là sông cửa Tùng. Cây cầu bắc ngang sông trên được gọi là Hiền Lương, phía bên Bắc Việt thuộc quân Vĩnh Linh còn phần VNCH nằm trong quận Trung Lương. Cầu gồm 7 nhịp dài 178m, được người Pháp làm năm 1950 trên quốc lộ số 1 tại cây số 735 tính từ bắc vào nam. Vì năm đó chiến tranh giữa Việt-Pháp bộc phát dữ dội, nên việc xây dựng cầu giao cho công binh làm theo kiểu dã chiến, bằng các vật liệu tạp nhạp như sắt của Anh, còn ván lót cầu nhập từ miền Virginia của Mỹ (894 miếng).

            Cầu được chia hai cho Nam và Bắc Việt mà vạch ngăn đôi bất khả xâm phạm nằm trong 6 miếng ván ép ở giữa, được hai phía tu bổ và sơn phết theo ý mình. Suốt cuộc chiến từ 1955-1975 cầu bị bom đạn tàn phá gảy đổ nhiều lần vào năm 1969 và tái thiết lại nhưng tới năm 1972 thị bị phá hủy hoàn toàn phải sử dụng cầu phao. Năm 1976 cầu sắt mới được xây dựng nằm cách cầu cũ chừng 50m. Từ năm 1995-2003 cầu mới được làm, trụ đúc bằng bê tông, gồm 7 nhịp thép lót ván, dài 182,97 m chỉ dành cho người đi bộ. Cuối sông Bến Hải gần cửa Tùng còn có một cầu mới bắc ngang sông nôi liền hai quân Vĩnh Linh và Gio Linh. Cầu khánh thành ngày 27-1-2007 dài 471m.

            Nhắc tới con sông Vĩ tuyến Bến Hải không ai quên đượccái chết tức tưởi của nhà văn kháng Pháp gốc Bình Thuận là Vũ Anh Khanh, đã bị CS Bắc Việt thủ tiêu bằng tên tẩm thuốc độc năm1956, khi ông trốn chạy thiên đường xã nghĩa miền bắc để về Nam tìm tự do. Nhạc sĩ Chung Quân trước niềm đau này đã sáng tác bản nhạc nổi tiếng ‘ Hận Bến Hải ‘ mà thế hệ trước 1975 ai cũng thuộc như bài ; Làng Tôi ; của ông.

            Ðây cũng là nơi mà hai phía đấu tranh dai dẳng từ 1954-1972 về sự hiện diện của Hai lá cờ tượng trưng cho chính nghĩa Quốc Gia VN và Chủ nghĩa Cộng sản đệ tam quốc tế. Hơn 75 năm qua, CSVN lúc nào cũng tìm đủ mọi cách để trương ngọn cờ máu trên lãnh thổ Hồng Lạc. Hiệp định Genève năm 1954 chia cắt VN thành hai miền riêng biệt tại vỹ tuyến 17, lấy con sông Bến Hải làm ranh giới. Theo quy định, mỗi một miền được đặt hai đồn canh, dọc theo bờ sông giới tuyến : Ðồn Hiền Lương và Cửa Tùng (Bắc Việt), Xuân Hòa và Cát Sơn (VNCH), cả hai phía đều có treo cờ hằng ngày. Và đó là nguyên nhân đã làm hai phía đổ máu nhiều lần vì ‘ Lá Cờ ‘ được treo ở hai đầu cầu Hiền Lương.

            Thời gian đầu thi hành Hiệp định (1954-1956) còn có sự hiện diện của các toán kiểm soát đình chiến, nên hai phía vẫn tôn trọng cở lá cờ được qui định 3,2x 4,8m. Nhưng từ sau năm 1956, phía VNCH bên đồn canh Xuân Hòa luôn thay đổi khổ lá cờ Vang ba Sọc Ðỏ , theo lệnh của các đơn vị trưởng trấn đóng miền giới tuyến. Thế là trận giặc ‘ Chọi Cờ ‘ bùng nổ hai bên bờ sông Bến Hải , mà phần thắng luôn về phía VNCH vì có đủ phương tiện và được tự do quyết định hơn phía CSBV. Theo các tài liệu còn lưu trữ cho biết suốt 20 năm chia cắt, cả hai phía đã thay đổi cở ‘ cờ ‘ tới 267 lần để ăn thua, trong đó nhiều lần cột cờ phía bắc bị máy bay oanh tạc mà nặng nhất vào năm 1967, cả cột cờ, đồn canh và cầu Hiền Lương về phía CS bị bom đánh xập

 - KISSINGER VÀ HIỆP ƯỚC HÒA BÌNH GIẢ MẠO :

            Cái khôi hài cười ra nước mắt của người Mỹ là ngay trong lúc một mặt đổ quân ào ạt vào nam VN năm 1965, cũng đồng thời bí mật đi đêm với Bắc Việt gọi là. mưu tìm một giải pháp hòa bình. Chính Pháp và Tòa Thánh La Mã khởi động đầu tiên dàn xếp để hai phiá ngồi vào bàn hội nghi bàn chuyện ngưng bắn theo kế hoạch Mayflower nhưng bất thành.

            Ngày 17-6-1965, Anh và Liên Xô nhập cuộc, mở hội nghị 4 nước Anh-Ghana-Nigeria-Tobago với sự ủng hộ công khai của hai nghị sĩ dân chủ là Mike Mansfield và Fullbright, muốn Mỹ ngưng oanh tạc Hà Nội và ngược lại Bắc Việt ngừng chuyển bộ đội vào nam nhưng bị cọng sản bác bỏ vì lập trường đối nghịch của hai đàn anh Nga-Tàu. Tháng 7/1965 tổng thư ký LHQ là U Thant muốn mở lại hội nghị Geneve 1954. Tháng 10/1965 ngoại trưởng Ý là Amintore Fanfani và Giáo Hoàng Paul VI cũng nhập cuộc, bằng cách liên lạc thẳng với Hà Nội , Mặt Trận GPMN và Tổng Thống Johnson nhưng cũng bất thành vì Hồ đòi công nhận Mặt trận GPMN là một chánh phủ giống như VNCH.

            Tóm lại những kế hoạch kể trên đều khởi động nhịp nhàng theo các phong trào phản chiến tại nội địa Mỹ do Luther King, Hoffman,Larson xách động, biến các trường đại học Mỹ thành căn cứ du kích Bắc Việt ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Chiến tranh dữ dội khắp VNCH nhịp nhàng với các biến động chính trị tại Huế-Sài Gòn. Hoa Kỳ tiếp tục oanh tạc miền bắc nhưng Hồ vẫn không nhượng bộ vì đang leo dây giữa Nga-Tàu, nên chỉ biết ậm ờ trước các đề nghị hòa bình. Tại Mỹ, ngày 20-2-1966, Robert F.Kennedy công khai đòi cho MT/GPMN tham gia chính phủ nhưng bị chống đối kịch liệt.

             U Thant và De Gaulle là hai nhân vật hung hăng nhất trong việc kêu gào phải hòa bình tức khắc tại VN bằng cách ngưng oanh tạc miền bắc, Mỹ rút quân và để MT/GPMN tham chính. Sở dĩ cả hai làm như vậy vì U Thant tuy là tổng thư ký LHQ nhưng lại thân cộng ra mặt, còn De Gaulle với dụng tâm đạo đức giả, thù Mỹ đã phỏng tay trên Ðông Dương, nên nhỏ mọn trả thù vặt. Rốt cục cả thế giới lẩn Vatican đều trúng kế Hồ Chí Minh, càng lúc càng chia rẽ và phân hóa trầm trọng.

             Năm 1967 phong trào phản chiến lên cao tại Hoa Kỳ làm phân hoá đảng dân chủ vì là mùa bầu cử, nên tổng thống Johnson tuyên bố trong cuộc hội nghi với TT Nguyễn văn Thiệu tại Guam, là sẽ thương thuyết thẳng với Bắc Việt .Tất cả chỉ là màn hỏa mù ngoại giao vì Mỹ và Hà Nội đã đi đêm từ cuối năm 1966, do sự dàn xếp của Thụy Ðiển nhưng phải đợi tới ngày 31/3/1968 khi Johnson tuyên bố không tái tranh cử và bộ đội của Bắc Việt cũng như VC bị tan nát tại miền nam trong trận Têt1 Mậu Thân (1968), cọng sản mới chính thức ngồi lại với Mỹ . Rồi Nixon thắng cử tống thống, Kissinger được giao trách nhiệm đi đêm với Lê Ðức Thọ, tự quyết định số phận của VNCH, mà không cần đếm xỉa gì tới chủ quyền của miền nam lúc đó.

            Theo giáo sư tiến sĩ Stephen Young, từng phục vụ nhiều năm trong bộ ngoại giao Hoa Kỳ thì Kissinger, trưởng phái đoàn thương thuyết Mỹ đã bán đứng VNCH cho Bắc Việt khi chấp thuận cho Hà Nội được lưu giữ đạo quân xâm lăng ở miên nam VN. Hậu quả tạo ưu thế quân sự cho địch cưỡng chiếm VNCH khi Hoa Kỳ rút toàn bộ quân lực về nước và cắt giảm quân viện năm 1973 rồi cắt đứt năm 1975. Tổng thống Nixon ngay khi làm TT năm 1969 đã tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh, đem hết quân Mỹ về bằng một kế hoạch bí mật.

            Vấn đề chính là NVN chẳng hề biết tới kế hoạch đó là gì và nói là VN hóa chiến tranh nhưng QLVNCH tới đầu năm 1972 mới được cải tiến trang bị, trong lúc bộ đội miền bắc đã sử dụng những vũ khí cá nhân và cộng đồng tối tân của khối cộng từ khi Mỹ còn hiện diện.Năm 1972 Nixon đả đạt được những thỏa uớc lịch sử với Nga lẫn Trung Cộng. Chính điểm này để Nixon thắng Mc.Govern làm TT nhiệm kỳ 2. Tuy nhiên việc oanh kích Hà Nội trong 12 ngày liên tiếp và thả mìn phong tỏa Hải Phòng, suýt làm Bắc Việt đầu hàng vô điều kiện, nếu không bị đảng dân chủ và phe phản chiến chống đối dữ dội.

             Giữa lúc TT Nixon trong tình thế khó xử, thì Kissinger đưa sáng kiến phản bội VNCH để đổi lấy sự ủng hộ của quốc hội Mỹ, trong việc làm thăng bằng cán cân chiến tranh lạnh, nói thẳng là giúp Do Thái đương đầu với khối Ả Rập. Do nhận thức sai lầm trên, đã khiến Kissinger thành kẻ chủ bại, hèn nhát, bất nhân đẩy VN vào định mệnh oan nghiệt. Thực tế còn gian ác hơn ta nghĩ, vì Kissinger chẳng những muốn Hoa Kỳ rút khỏi VN mà còn làm cho dân chúng Mỹ không còn nhớ tới cuộc chiến đó trong tiềm thức. Hậu quả cay nghiệt này khiến cho các quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại VN trở về bị đối xử tàn tệ, tẻ nhạt cho tới mấy năm sau này mới được hồi phục lại danh dự.

            Trong thâm tâm của Kissinger, đưa quân đội Mỹ về chưa đủ, mà phải làm sao thọc quốc hội cắt đứt mọi nguồn viện trợ cần thiết, thì mới chấm dứt được chế độ miền nam. Do trên ông ta tự đẻ ra sáng kiến riêng, chủ đích làm hỏng chương trình VN hoá của Nixon. Theo tài liệu của đại sứ Bunker, thì bí mật lớn nhất của Kissiger là sự xuống thang chiến tranh. Ðây là sáng kiến tàn nhẫn nhất vì để đổi một thắng lợi ngoại giao cho Mỹ và VNCH, Kissinger cho lại Bắc Việt MỘT CHIẾN THẮNG QUÂN SỰ, tức là Y đã tiết lộ bí mật quốc phòng cho địch. Nhưng sự kiện này không bao giờ Kissinger dám nhận và chính trong hồi ký của TT. Nixon đã viết là chẳng bao giờ ông cho phép làm chuyện đó khi thương thuyết với Hà Nội.

             Tóm lại để kết thúc chến tranh VN theo ý mình, kissinger không bao giờ trình bày sự thật khi thương thuyết với Hà Nội, cho TT.Nixon biết. Từ ngày 13-4-1971, Kissinger đã manh nha trò phản bội và lộng quyền, khi tự sử dụng đường dây nóng đặc biệt không qua Bộ Ngoại Giao và Tổng Thống Mỹ, để ra lệnh cho Ðại Sứ Bunker và Bắc Việt. Theo các tài liệu lịch sử đã giải mật, những lộ đồ đề nghị hòa bình VN của các giới chức Mỹ từ tổng thống Nixon tới đại sứ Baunker hoàn toàn trái ngược với ý riêng của Kissinger

             Theo bản dự thảo chiến lược chính thống, thì sự ký kết hòa bình chỉ xảy ra sau khi QLVNCH đạt được chiến thắng tại Hạ Lào qua cuộc hành quân Lam Sơn 719, phá vỡ toàn bộ các căn cứ hậu cần của Bắc Việt tại đây nhằm cắt đứt đường tiếp vận cho bộ đội miền bắc qua đường mòn Hồ chí Minh. Về rút quân thì bắt đầu năm 1971-1972, bộ binh về trước khi đã chứng thật rằng QLVNCH được VN hoá chiến tranh, đủ mạnh để thay thế quân lực Hoa Kỳ đương đầu với Bắc Việt. Riêng Không quân-Hải quân vẫn duy trì cho tới khi thấy Hà Nội thật sự tôn trọng hòa bình của Nam VN. Một điều quan trọng nhất mà đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn là Bunker, mong muốn Hoa Thịnh Ðốn phải chứng tỏ vai trò hợp hiên của CHÍNH PHỦ VNCH tại bàn hội nghị và cái sự Hoa Kỳ ngồi nói chuyện với Hà Nội đã là một nhượng bộ, vì rõ ràng lúc đó Bắc Việt đang thảm bại quân sự trên khắp các chiến trường , chiến dịch ở miền nam. Một sự kiện khác cũng không kém phần quan trọng tại Hoa Kỳ, là mặc dù bị đảng dân chủ đánh phá kịch liệt, đòi rút quân về tức khắc để đổi tù binh nhưng TT Nixon lúc đó, vẫn cương quyết không tiết lộ lộ trình triệt thoái và giữ nguyên ý định không giải kết với VNCH vì quyền lợi Mỹ.

            Theo các sử gia, nếu Kissinger thật sự là một nhà thương thuyết giỏi và có lương tâm, ông ta đã vượt qua được những sóng gío trùng trùng lúc đó, mang lại vinh dự cho nước Mỹ và công lý cho VNCH. Lịch sử đã chúng nhận điều này chỉ mới đây trong việc Tổng thống G.W.Bush trước khi tiến quân đánh Iraq. Nhưng Kissiger chỉ là một học giả chứ không phải là một nhà ngoại giao, một người Do Thái thuần tuý nên không hề biết tới quyền lợi và danh dự của Hoa Kỳ. Trước tiên, về việc cho phép BỘ ÐỘI BẮC VIỆT ở lại miền nam, Kampuchia, Lào.


             Ðây là điều kiện tiên quyết để quân Mỹ rút quân thế nhưng Kissinger nơi trang 1488 đã tự sửa lại la : “ người VN và các dân tộc khác ở Ðông Dương, sẽ tự thảo luận để tất cả quân đội ngoại nhập rút ra khỏi Ðông Dương “.Như vậy muốn Hoa Kỳ ngưng oanh kích rút quân, mà không có một đòi hỏi gì cho đối phương, thậm chí còn cho chúng ở lại để tiếp tục làm giặc, thì thương thuyết để làm gì, cho nên sau này Hà Nội và thế giới khinh khi, cười chê Hoa Kỳ là vậy. Ngoài ra chẳng bao giờ Kissinger coi VNCH là một quốc gia độc lập có chủ quyền, nên ông ta đã có cái nhìn là chỉ có Hà Nội mới đại diện để thương thuyết với Mỹ. Ðây là một sự phản bội trắng trợn của lời cam kết từ các chính quyền Hoa Kỳ như TT.Kennedy, Johnson,Nixon.. luôn tuyên bố tôn trọng nền độc lập của quốc gia đồng minh.

            Tóm lại với luận điệu lừng khừng, chủ bại, đầu óc lắt léo.. kissinger đi phó hội trong một tư thế hèn yếu, rẻ mạt, nên chỉ còn bán đứng VNCH mới mong lấy lại tù binh về. Ngày 25-5-1971, để tránh bị thưa gởi vào phút chót, Kissinger đã điện thoại gạt Bunker là chương trình nghị sự sẽ theo đúng bản dự thảo của TT.Nixon và tòa đại sứ Mỹ-Sài Gòn.

            Cũng do lòng tin tưởng trên, nên ngày 3-6-1971, Ðại sứ Bunker đã tường trình với TT.Nguyễn văn Thiệu có Kissiger hiện diện, kết quả thương thuyết theo bản dự thảo của TT.Nixon và Toà đại sứ. Trong khi trình bày, Bunker xác quyết là BỘ ÐỘI BẮC VIỆT cùng rút về Bắc khi Quân Mỹ Hoa Kỳ triệt thoái. Việc tréo cẳng ngổng này cho thấy, TT Thiệu và Chính phủ VNCH hoàn toàn không được Hoa Kỳ cũng như Kissiger hỏi han hay cho biết một chút gì về vận mệnh tương lai của xứ sở mình. Trước sự kiện trên, Kissinger chẵng những không đính chính mà còn lợi dụng sự không biết gì, để ép TT Thiệu không được tiếp tục đòi hỏi ông ta, khi việc BỘ ÐỘI MIỀN BẮC đã được giải quyết.

             Tháng 10/1972 giai đoạn cuối cùng trong bàn hội nghị, Kissinger thay vì cố gắng đạt được những ưu thế cho HoaKỳ và đồng minh Nam VN, Kissinger lại tấn công tới tấp TT Nguyễn văn Thiệu và gọi đó là lý do chính trở ngại cho cuộc hoà đàm. Ngày nay dựa vào những tài liệu mật và ngay chính hồi ký của Kissiger, chúng ta mới thấu hiệu sự dối trá và bất lương của ông ta đối với VNCH. Ðó là sự hiểu biết quá kém cỏi về lịch sử VN dù ông ta luôn tự hào về cái trường đại học luật khoa danh tiếng Havard nay chỉ còn là cái mốt thời thượng. Hèn nhát trước phong trào phản chiến do cọng sản quốc tế dàn dựng, Kissinger đã đánh mất sự thông minh của một nhà ngoại giao, qua mặt dân chúng và chính quyền Hoa Kỳ, phản bội đồng minh đang chiến đấu dũng liệt trước làn sóng đỏ.

             Ngày 1-8-1972, trong cuộc họp mật, Hà Nội bảo với Kissinger là ngoài việc BỘ ÐỘi Ở LẠI, TT Thiệu phải từ chức để thay thế bằng chính phủ liên hiệp. Từ tháng 8-1972, sự chống đối từ chính phủ VNCh đã lên tới cao điểm như không cần đếm xỉa tới thời hạn mà Kissinger ấn định, TT Thiệu không tiếp chuyện với TT.Nixon gọi từ Honolulu cũng như tuyên bố là sẽ không bao giờ từ chức, Chính phủ liên hiệp không bao giờ có.

            .20-9-1972 sau chuyến thanh sát tại Quảng Trị điêu tàn đổ nát, vừa được QLVNCH chiếm lại, TT Thiệu về Sài Gòn tuyên bố “ vận mệnh của DÂN TỘC VN phải do đồng bào VN quyết định “ và ông đả tố cáo Kissinger chỉ biết tự mình quyết định tất cả mà không coi VNCH ra gì.

            Ngày 19-10-1972, Kissinger, Bunker họp với TT Thiệu, PTT Hương và HD/ANQG. Theo các tài liệu ghi nhận, cuộc họp đầy căng thẳng và thái độ cuả TT.Thiệu khinh bỉ Kissinger ai cũng thấy rõ khi tuyên bố ông ta chỉ là một người trung gian không hơn không kém, quyết định hòa hay chiến là của Sài Gòn-Hà Nội, chứ không phải Hoa Kỳ . Phiên họp chấm dứt nhưng phút chót TT.Thiệu không biết vì một lý do nào đó, lại tin lời Kissinger là BỘ ÐỘI MIỀN BẮC phải rút nên ông ký nhận hiệp định.

             Một bí mật khác vô cùng quan trọng cũng vừa được đem ra ánh sáng, là khi biết được TT.Thiệu thà mất quyền chứ không để cho Hoa Kỳ qua Kissinger thao túng, uy tín chính phủ VNCH lại lên cao. Dân chúng miền nam hài lòng, Hạ Viện ủng hộ, các vị lãnh đạo Phật Giáo trong phong trào tranh đấu tuyên bố chấm dứt đem chính trị vào chùa chiền nhưng quan trọng nhất là tuyệt đại phật tử tuyên bố dù không đồng ý cá nhân TT.Thiệu, họ vẫn hợp tác với chính phủ để đạt được nền hòa bình thật sự cho miền nam độc lập, tự do. Tại Thượng Viện, ngoài 4 phiếu chống, số nghị sĩ còn lại ủng hộ kế hoạch hòa bình của chính phủ VNCH. Từ đó khắp nơi, kể cả Ðà Nẳng biểu tình ủng hộ, chống lại sự thống trị của cọng sản.

             Ngày 26-11-1972, Bunker chuyển một lá thơ của Nixon, cho biết nếu VNCH cưỡng lại Hoa Kỳ thì VIỆN TRỢ sẽ bị cúp ngay và tánh mạng tổng thống Thiệu nếu muốn giữ, phải KÝ KẾT.Ðể tấn tuồng kết thúc trọn vẹn, bất ngờ ngày 18-12-1972, Nixon ra lệnh oanh tạc THẬT Hà Nội-Hải Phòng và các căn cứ quân sự tại Bắc Việt một cách sấm sét dã man, bất chấp Dân Chủ và phản chiến kêu gào la ó. Ðến lúc này, thì TT Thiệu không tin cũng phải tin là Hoa Kỳ qua lời hứa của Nixon trong mấy chục bức thơ riêng, sẽ dội B52 và can thiệp ngay bằng quân sự nếu Hà Nội phản thùng, tấn công VNCH. Ngày 30-4-1975, Miền nam bị bức tử vì Kissinger, một tên trí thức xuẩn động ngây thơ, có đầu óc thực dân kiêu căng thời Trung cổ. Ông ta vì muốn thoả mãn nhu cầu cho bọn siêu quyền lực mà phần lớn gốc Do Thái đang thao túng nước Mỹ và thế giới, cho lũ phản chiến đa số bị bệnh tâm thần vì đồng tình luyến ái, hút sách, ảo vọng , nên đã hại không biết bao nhiêu mạng người đã chết, tan nhà, mất nước trong suốt mấy chục năm qua, tới nay càng điêu đứng khổ nhục hơn trước vì sự tàn bạo của đảng CSVN.

            Trước khi vào Sài Gòn trưa ngày 30-4-1975, Hà Nội đã soạn thảo một kế hoạch tấm máu VNCH như Polpot đã làm tại xứ Chùa Tháp, do Ðổ Mười cùng các cán bộ trung kiên miền bắc (không có thân nhân tại miền nam) phụ trách như sau : TQLC, BDQ (ám số VCA) tử hình không bịt mắt. Cán bộ xã ấp, XDNT, chiêu hồi (ám số VDA)tử hình ngay. Không quân, An ninh QD (ám số VAA) tử hình. Cảnh sát, tình báo, Nhảy Dù, cán bộ Phượng Hoàng ( ám số VBA) tử hình, tước đoạt quyền sống của luôn vợ con. SD trưởng, Trung Ðoàn , Tiểu Ðoàn (ám số VEA) tử hình. Tỉnh, quận, xã trưởng ( ám số VFA) tử hình. Trưởng Ty sở ( ám số VGA) lao động khổ sai chung thân. Tóm lại Quân, công, cán, cảnh VNCH các cấp nếu không tử hình thì chung thân, kể luôn vợ con, gia đình liên hệ.

            Tuy nhiên sau đó vì không dám làm càn trước khí thế miền nam, nên cọng sản thay đổi chính sách , thay vì tắm máu, VC đổi bằng thủ đoạn học tập cải tạo, để giết dần mòn quân dân miền nam. Cũng từ đó, cọng sản mở nhà tù khắp nước, 36 tỉnh và thành phố có 193 khám đường và trại lao động khổ sai., 17 khám mang bí số AOI-HT 150-166, 35 trại cải tạo nằm trong rừng sâu núi cao mang bí số B-15 HT 6321-6389. Tại miền bắc có 17 trại tù lao động khổ sai mang bí số A20HTZC7340-7372 tại Lai Châu, Sơn La, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn,Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh, Vĩnh Phú,Hà Sơn Bình, Hải Hưng,Hà Nam Ninh, Thanh Hoá,Nghệ Tĩnh và Bình trị Thiên.

            Cuộc chiến Ðông Dương lần thứ ba 1955-1975 kết thúc là thế đó, hơn 60.000 quân nhân Mỹ và Ðồng Minh bỏ mạng, nhiều người khác bị thương, một trăm năm mươi tỷ mỹ kim tiền thuế của dân chúng Mỹ , đổi lấy sự sụp đổ của VNCH bằng một hiệp định chẳng danh dự, do chính Kissinger đạt được. Trưa 30-4-1975 tên phản tặc nằm vùng VC Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh Sài Gòn ngạo nghễ đòi ‘ Nối Vòng Tay Lớn :

‘ .. Rừng núi dang tay nối lại biển xa
ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
từ bắc vô nam nối liền nắm atay.. ’ ’ ’

trong lúc cả Miền Nam đang chìm ngập trong máu lệ, trước gót sắt xâm lăng của đế quốc CS.


Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 1-2014
MG


Tội Ác Của Hồ Chí Minh & Đảng Cộng Sản Việt Nam


Tội Ác Của Hồ Chí Minh & Đảng Cộng Sản Việt Nam 

1949-1956 : Năm đợt Cài Cách Ruộng Đất : 500 ngàn nạn nhân ;
1954 : Gần 1 Triệu người đã bỏ Tất Cả để vào Nam tìm Tự Do ;
1958 : Theo chỉ đạo của Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng gởi công hàm thừa nhận yêu sách của TC về Biển Đông và 2 Quần Đảo Hoàng Sa & Trường Sa ;
1968 : Tấn công Tết Mậu Thân. Hơn 14000 nạn nhân dân sự, trong số hơn 2000 người bị chôn sống ;
1974 : Với sự đồng loã của nhà cầm quyền Hà Nội, TC cưỡng chiếm Hoàng Sa của VNCH ;
1975 : - Cưỡng chiếm Miền Nam, 2 năm sau khi đã ký Hiệp Định Hoà Binh Paris,
- Trại Tù « Cải Tạo », nửa triệu tù nhân khổ sai, hàng chục ngàn thiệt mạng ;
1975-1985 : Hơn 1 triệu 750 người trốn khỏi Việt Nam (3, 4 trăm ngàn tử nạn) ;
1979 : Chiến tranh giữa Việt Nam và TC, hàng chục ngàn dân Việt mạng vong ;
1999-2000 : Hai Hiệp Ước, ký lén lút, nhượng Đất Biển của Tổ Quốc cho TC (vùng biên giới và hầu như toàn bộ Biển Đông, với 2 Quần Đảo Hoàng Sa & Trường Sa) ; Đến ngày hôm nay, vẫn chưa có Hiệp Ước hoặc bản đồ nào được công bố ...

Tóm lại, kể từ 1945, « chiến tranh giải phóng » của HCM và đảng CSVN đã sát hại hơn 3 triệu (*) người Việt Nam (*) Pierre Darcourt, Ed Albatros, Paris, 1976 : Viet Nam, Qu'as-tu fait de tes Fils ? Việt Nam, nguơi đã làm gì với đàn con ?).

Dẫn tới tình trạng hiện tại : 

- Mất hầu như toàn bộ Biển Đông, và một phần khu biên giới phía Bắc ;
- Đại đa số dân chúng sống nghèo khổ mặc dù đã 35 năm hoà bình thống nhứt ;
- Ngư phủ Việt Nam bị TC khủng bố trắng trợn, đàn áp thẳng tay, thậm chí sát hại trong khu vực đánh cá truyền thống tổ tiên, trước sự im lặng dửng dưng của nhà cầm quyền ;
- Đàn áp thô bạo người bất đồng chính kiến, tín đồ tôn giáo không « quốc doanh » ;
- Về tự do biểu lộ tư tưởng, năm 2009, « Phóng Viên Không Biên Giới »
đã xếp Việt Nam vào hạng thứ 
166 trong số 175 quốc gia trên thế giới ;
- Buôn bán trẻ em, buôn bán phụ nữ để làm nô lệ tình dục ;
- Xuất cảng lao động rẻ tiền (thực chất là nô lệ) khắp thế giới ;
- Cho TC (kẻ thù truyền kiếp) « thuê » nhiều vùng đất đai chiến lược của Tổ Quốc ; để khai thác bauxite (vô cùng ô nhiễm), với nhân công TC nhập cảnh tự do ...

- Cán bộ đảng CSVN trở thành triệu triệu phú USD, với 1 số không nhỏ là tỷ phú ;
- Văn Hoá sa sút, Tàu hoá ; Xã Hội đồi truỵ, chạy theo vật chất bằng mọi giá ...
- Việt Nam vẫn thuộc những nước nghèo khổ nhất thế giới, vẫn van xin quốc tế trợ giúp ...

* * * * *

Les Crimes De Ho Chi Minh & De Son Parti Communiste

1949-1956 : Cinq vagues de Réforme Agraire – 500 000 victimes
1954 : Près d’un million de Nord Vietnamiens ont tout quitté pour La Liberté dans le Sud ;
1958 : Lettre Officielle de Pham Van Dông, sous la houlette de Hô Chi Minh, approuvant les revendications de la Chine sur la Mer de L’Est avec les Iles Paracel et Spratley ;
1968 : Offensive du Têt – Plus de 14000 victimes civiles dont plus de 2000 enterrés vivants à Huê ;
1974 : avec la complicité du gouvernement de HaNoi, la Chine envahit l’archipel Paracel de la République du Sud Viet Nam ;
1975 : - Invasion du Sud VN 2 ans après le Traité de Paix de Paris ;
- Camps de concentration : 1/2 million de prisonniers, des dizaines de milliers de morts …
1975-1985 : Plus de 1,7 million ont réussi à fuir le VN (3 ou 4 cent mille ont péri) ;
1979 : guerre entre 2 régimes communistes (Le VN et la Chine) - des dizaines de milliers de victimes ;
1999 et 2000 : traités, signés en secret, cédant du territoire national à la Chine, (des zones frontalières du Nord, la quasi-totalité de la Mer de l’Est avec les archipels Paracel, Spratley) ; A cette date, aucun traité n’est divulgué, aucune carte n’est publiée …

Pour résumer, depuis 1945, la « guerre de libération » de HCM et de son PCV a fait plus de 3 millions (*) de victimes parmi la population vietnamienne
(*) Pierre Darcourt, Edition Albatros Paris 1976 : VietNam Qu’As-Tu Fait De Tes Fils ?

Pour arriver à la situation actuelle :

- Perte de la quasi-totalité de la Mer De L’Est et d’une partie de la zone frontalière ;
- La grande majorité de la population vit dans la pauvreté malgré 35 ans de paix absolue ;
- Des pêcheurs vietnamiens sont ouvertement terrorisés et même tués par l’armée chinoise, dans leurs zones de pêche ancestrales, sans aucune réaction de la part du VN ;
- Répression brutale des dissidents et des religieux n’appartenant pas aux organisations d’Etat (le VN est classé, en liberté d’expression, 166/175 par RSF en 2009) ;
- Traffic d’enfants, traffic de femmes pour l’esclavage sexuel ;
- Traffic de « main d’œuvre bon marché » (en réalité des esclaves) pour le monde entier ;
- « Location » des zones hautement stratégiques du Territoire National à la Chine (notre ennemi ancestral), qui exploite la bauxite (tragiquement polluante) avec sa propre main d’œuvre venue de Chine, librement …

- Les cadres du PCV sont devenus des multi-millionnaires en USD ;
- Déchéance sociale, décadence culturelle …
. Le ViêtNam est encore parmi les plus pauvres du monde, toujours mendiant l’assistance internationale …

* * * * *

Crimes Committed By Ho Chi Minh & The Vietnamese Communist Party 

1949-1956 : Five waves of agrarian reforms : 500000 victims ;
1954 : Almost 1 million people left Everything for Freedom in the South VietNam ;
1958 : Obeying Ho Chi Minh's decision, Pham Van Dong sent a letter officially approving the claims China made to the sea area in the East, including the islands Paracel and Spratley ;
1968 : Tet Offensive, more than 14000 civilians killed, and more than 2000 among them buried alive.
1974 : Acting in collusion with the Government of Hanoi, China invades
the archipelago Paracel belonging to the Republic of Viet Nam.
1975 : - Invasion of South Viet Nam two years after signing the Peace Treaty of Paris ;
- Concentration Camps, half a million prisoners, thousands and thousands died ;
1975-1985 : More than 1,7 million Vietnamese escaped out of their country (about 3 to 4 hundred  thousand died in the sea, maybe more)
1979 : War between 2 communist regimes (VN and China), thousands and thousands lost their lives ;
1999-2000 : Treaties, signed secretly, yielding national territories to China (the frontier regions in the North, the quasi totality of the sea in the East including the archipelagos Paracel and Spratley. By then, not a treaty revealed, not a map published …

To sum up, since 1945, “the war of liberation" carried out by Ho Chi Minh and the Communist Party has created 3 M (*) victims cut off from the whole population (Pierre Darcourt, Ed Albatros, Paris, 1976 ;
(*) Viet Nam, Qu'as-tu fait de tes fils ? (Viet Nam, What Have You Done to Your Sons ?)

Leading to the actual situation : 

- Loss of quasi totality of the sea region in the East and one part of the frontier region ;
- The majority of the people live in poverty despite 35 years of absolute peace ;
- Vietnamese fishermen are openly maltreated, avowedly terrorized, and even killed by Chinese forces in the traditional fishing regions, Viet Nam kept quiet, showing no reaction ;
- Brutal repression to the political dissidents and religious believers, not belonging to the state’s organisations ;
- In its 2009 classification in regard to liberty of expression, RWF ranked VN
166 among 175 nations in the world.
- Children trade, women trade for sexual slavery.
- Trade 'labourer cheap price' (in reality selling slaves) all over the world.
- “Leasing” entire strategical zones of the fatherland to China (our perennial enemies ), which is exploiting bauxite (very pollutant), with its own workers from the mainland, freely …

- The cadres in the Communist Party become multi-millionaires in USD ;
- VN is still among the poorest countries in the world, always begging for international aid …

CHIẾN TRANH VIỆT NAM 1 - TỘI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN - 1


CHIẾN TRANH VIỆT NAM 2 - TỘI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN - 2


CHIẾN TRANH VIỆT NAM 3 - TỘI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN - 3


CHIẾN TRANH VIỆT NAM 5 - TỘI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN - 5


CHIẾN TRANH VIỆT NAM 6 - TỘI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN - 6


CHIẾN TRANH VIỆT NAM 7 - TỘI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN - 7


CHIẾN TRANH VIỆT NAM 8 - TỘI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN - 8


CHIẾN TRANH VIỆT NAM 9 - TỘI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN - 9


CHIẾN TRANH VIỆT NAM 10 - TỘI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN - 10


CHIẾN TRANH VIỆT NAM 11 - TỘI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN - 11


CHIẾN TRANH VIỆT NAM 12 - TỘI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN - 12 A


CHIẾN TRANH VIỆT NAM 12B- TỘI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN - 12B




Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List