QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, February 1, 2014

Con Ngựa Trong Anh Ngữ - Phan Hạnh


On Saturday, 1 February 2014 2:10 PM, BMH <> wrote:

BMH
Washington, D.C 

Nước Mỹ Trong Tôi - Giọng đọc: Cát Bụi

http://www.youtube.com/watch?v=prKWcxzFHp8




Vui Xuân quê người, không quên Thương Binh và Chiến Sĩ QLVNCH vẫn còn lưu lại nơi quê nhà...


 Kính, thân chúc Quý Vị, Quý Niên trưởng và Chiến hữu cùng Quý quyến những ngày Xuân đoàn tụ,  tươi vui, một năm mới Giáp Ngọ nhiều sức khỏe, may mắn và hạnh phúc..

BMH & Gia đình
Washington, D.C 



(Mồng 1 tết Giáp Ngọ là ngày Thứ sáu, 31 tháng 1-2014)
  
Kính tặng món quà Tết hữu-dụng

 



Xin gửi tới quý Huynh-Đệ và quý Phu-Nhân ba (3) món quà  mọn sau đây để tuỳ nghi, tiện dụng trong năm Giáp Ngọ:       
1. Quyển lịch "Vạn Niên"
    (Để gia đình dùng suốt đời)
2. Font Thư-Pháp của Hùng Lân
    (Để quý Huynh Đệ gõ theo Thư pháp một cách bay bướm)
3. Cook Book: Nghệ thuật nấu ăn 
    (Để quý Chị tham khảo để nấu hàng trăm món ăn cho gia đình).                  


1. Quyển lịch "Vạn Niên"
                                (Dùng suốt đời)

Quyển Lịch "Vạn Niên" nguyên là luận án tiến sĩ của anh Hồ Ngọc Đức ở Liên Bang Đức. Đây là một Quyển Lịch tối tân của thời đại Tin Học (IT) mà quý vị có thể dùng hoài suốt đời để biết ngày âm lịch, cúng giỗ ... thông minh hơn cuốn lịch TTM bầy bán ngoài tiệm gấp trăm lần !
Nếu muốn coi lịch các năm khác, chỉ cần đánh 4 con số của năm đó, rồi bấm ENTER hay click OK là có ngay lịch của năm mình chọn.
Mời bấm vào LINK dưới đây để xem Quyển Lịch Suốt Đời :
Mời click vào đây 

2. Fonts Thư-Pháp của Hùng Lân

Mời bấm vào đây:
Tùy nghi lựa chọn để download :

 
3. Cook Book: Nghệ thuật nấu ăn

Mời click vào đây (323 Pages)
  





Video clips Nhạc Xuân..
Ly Rượu Mừng - Hợp Ca Asia 

BảoYến -Xuân trên đất khách

Xuân Này Con Sẽ Về - Duy Khanh 

Xuân này con không về - Duy Khánh

Mùa Xuân Của Mẹ - Duy Khánh

Cám ơn – Duy Khánh  

Tình Quê Hương – Ngọc Hạ


Thư Xuân Hải Ngoại (Trầm Tử Thiêng) Lệ Thu [ASIA-DVD] 

phaotet.gif




Con Ngựa Trong Anh Ngữ - Phan Hạnh



Việt ngữ của chúng ta không có nhiều chữ khác nhau để gọi con ngựa, chỉ có chữ “ngựa” hoặc chữ “mã” gốc Hán Việt: ngựa con, ngựa già, ngựa đực, ngựa cái, ngựa rừng, ngựa rằn…  Trong khi đó, Anh ngữ có rất nhiều chữ phân biệt để gọi ngựa: horse (nói chung), pony (ngựa nhỏ, ngựa con nói chung, thấp dưới 58 phân Anh), pinto (ngựa có hai độ màu lông đậm lợt khác nhau), dun (ngựa có  sọc), mare (ngựa cái, bốn tuổi trở lên), stallion (ngựa đực, bốn tuổi trở lên), stud (ngựa nọc, chỉ để gieo giống), bronc hay bronco (ngựa chưa được huấn luyện), feral (ngựa trang trại thả về rừng hoặc tự bỏ trốn đi hoang), brumby (tên mà người Úc gọi một con ngựa feral), mustang (ngựa hoang Mỹ châu), foal (ngựa con còn bú sữa mẹ, nói chung), filly (ngựa cái con còn bú sữa mẹ), colt (ngựa đực con còn bú sữa mẹ), weanling(ngựa con mới dứt sữa và bắt đầu ăn cỏ), yearling (ngựa con từ một tới hai tuổi), zebra (ngựa rằn). Ngoài ra còn cả lô tên gọi khác cho ngựa tùy theo đặc tính màu sắc hay chủng loại.

Bị ngựa đá một lần nhớ đời sẽ dễ đưa đến bệnh sợ ngựa, một nỗi sợ về tâm lý, Anh ngữ gọi làhippophobia hoặc equinophobia, trái với sự và người yêu thích ngựa là hippophile hoặc equinophile. Con ngựa nào tỏ ra hung hăng dữ dằn bất trị (ngựa chứng) hay đá người, hay gây sự với ngựa khác thường bị chủ mang đi thiến và trở thành ngựa thiến (gelding). Trong các đơn vị kỵ binh trước thế chiến, ngoài trường hợp tử vong vì té ngựa còn có một số trường hợp bị chính con ngựa mình cỡi đá chết. Thuở nhỏ, tổng thống Abraham Lincoln của Hoa Kỳ từng bị ngựa đá trúng mặt, nhưng người ta không thể quyết đoán có phải vì vậy mà nửa mặt bên trái của ông hơi bị lệch và biến dạng khiến cho ông bị mắt thấp mắt cao. 

Từ lâu, tôi đã ngộ nhận chữ “equestrian” là người cỡi ngựa vì trong trí tôi đã quen nghĩ rằng “ian” là tiếp vĩ ngữ gốc La-tinh có nghĩa là người, giống như các chữ Canadian, musician, pedestrian, physician, technician, v.v.. Thật ra “equestrian” có nghĩa là sự cỡi ngựa (the horseback riding), do chữ “equine” (từ gốc La-tinh equus có nghĩa là con thú thuộc loài lừa ngựa nói chung), còn người cỡi ngựa đơn giản chỉ gọi là “horseman”. Từ đó có chữ “horsemanship” và chữ “equitation” là tài cỡi ngựa để phân biệt với chữ “equestrianism” là môn nghệ thuật cỡi ngựa.

Đúng, Equestria là tên của một vùng đất đai, một xứ sở, nhưng đó chỉ là tên của vương quốc giả tưởng của loài ngựa trong My Little Pony: Friendship Is Magic, một loạt phim hoạt hình truyền hình do Hasbro Studios ở Mỹ và studio DHX Media ở Canada sản xuất, ra mắt trình chiếu vào ngày 10 tháng 10 năm 2010. Trong vùng đất huyền diệu Equestria, nhân vật chính, công chúa Twinkle Sparkle, sống với nhóm bạn bè của cô là Applejack, Rainbow Dash, Pinkie Pie, Rarity, Fluttershy và Spike tại thị trấn Ponyville. Sống cùng nhau, họ, tất cả đều là ngựa được nhân cách hóa, tìm hiểu và khám phá về sự kỳ diệu của tình bạn. Hiểu theo kiểu của tôi Equestrian là người nước Equestria thì hỏng. Thế mới biết học tới chết cũng chưa đủ.

Bạn cũng biết, Binh Chủng Thiết Giáp gồm các đơn vị Kỵ Binh, mặc dù vai trò con ngựa đã được thay thế bằng những chiếc xe tăng tối tân, trong Anh ngữ vẫn gọi là Cavalry Corps. ChữCavalry xuất xứ từ chữ cavalerie của Pháp, với các chữ có cùng gốc gác như cavale,cavalerchevalchevalierchevaleresque… Hèn gì dân đi vũ trường gọi các cô gái nhảy là ca ve. Hèn chi các bà vợ ghen gọi các cô gái nhảy là ngựa.

Bây giờ xin mời các bạn xem xét qua một số thành ngữ, tục ngữ Anh thông dụng liên quan đến ngựa nhé.

Don’t change horses in midstream. Nghĩa đen: Đừng thay ngựa giữa dòng.
Nghĩa bóng: Đừng thay đổi kế hoạch nửa chừng. Thành ngữ này ngày nay rất phổ biến, chắc tại vì nó được tổng thống Abraham Lincoln dùng trong một bài diễn văn vào năm 1864 với ý nói không nên thay đổi nhân sự hay vị trí khi dự án đang thực hiện nửa chừng. Nếu bạn đã tốn công khó điều khiển một con ngựa đi tới giữa dòng sông một cách suôn sẻ rồi thì tốt hơn bạn đừng tính chuyện đổi ngựa khác vì điều đó quá rủi ro. Có người xem kế hoạch Hoa Kỳ thay thế tổng thống Ngô Đình Diệm là một ví dụ tiêu biểu cho sự thay ngựa giữa dòng, dẫn đến kết quả tai hại hỗn loạn về chính trị và làm suy yếu tiềm lực chống cộng của đất nước non trẻ VNCH.
Don’t look a gift horse in the mouth. Nghĩa đen của câu này là đừng khám răng của con ngựa người ta tặng cho mình. Như bạn biết, răng ngựa mọc dài thêm và nhô ra thêm theo tuổi tác. Xem răng một con ngựa, người ta có thể đoán được tuổi của nó. Theo bản năng tự nhiên của con người (nhất là trẻ con chưa ý thức nhiều về phép lịch sự trong giao tế), mỗi khi nhận được một món quà, người nhận thường háo hức săm soi món quà đó ngay, đôi khi không giấu được sự thất vọng khi thấy món quà không đúng như ý muốn. Theo nghĩa bóng, câu châm ngôn này hàm ý rằng đừng nên quá chú trọng đến phẩm chất của một món quà tặng, nhất là trước mặt người tặng quà. Nên chấp nhận một món quà với lòng biết ơn hơn là chỉ trích món quà không hoàn hảo.

Tương tự với nghĩa trên, ta có thành ngữ Straight from the horse’s mouth, nghĩa đen là thẳng từ miệng con ngựa. Thành ngữ này có nghĩa bóng là tin tức rất đáng tin cậy vì phát xuất từ nguồn gốc nguyên thủy. Sở dĩ người Mỹ có câu nói này là vì ngày xưa khi ngựa còn là phương tiện chuyên chở chính, người ta mua sắm ngựa như ngày nay mua xe hơi. Muốn biết con ngựa được bao nhiêu tuổi, họ phải nhìn vào hàm răng của nó thì mới biết được. Sau này, thành ngữ Straight from the horse's mouth được giới đánh cá ngựa dùng để chỉ những tin tức sốt dẻo cho biết con ngựa nào có ưu thế hơn và sẽ thắng. 

You can lead a horse to water but you can’t make him drink. Nghĩa đen: Bạn có thể dắt con ngựa tới chỗ để nước nhưng bạn không thể khiến cho nó uống. Nghĩa bóng: Câu tục ngữ này có từ thế kỷ thứ 16 ở Anh quốc, nghĩa tương đối đơn giản, với ý nói rằng bạn có thể tạo cơ hội cho ai đó nhưng bạn không thể buộc họ phải nắm lấy cơ hội đó. Nói một cách khác, bạn không thể bắt ai đó làm điều gì đó, trừ khi họ đã sẵn sàng muốn làm. Bạn có thể cho một người nào đó lời khuyên tốt nhưng bạn không thể làm cho họ tuân hành áp dụng. Câu tục ngữ này xuất phát từ sự kiện thực tế là ngựa thường ít khi chịu uống nước nơi chưa quen, ngay cả khi chúng đang khát và cần uống.

Charley horse. Tiếng lóng, có nghĩa là vọp bẻ, chuột rút.

A horse of different color. Nghĩa đen: Một con ngựa khác màu. Nghĩa bóng của thành ngữ này là một cái gì đó có thể hoàn toàn tách biệt với những gì mà người ta dự kiến ​​hay tiên liệu, một sự bất ngờ trái với sự mong đợi và gây thất vọng.
Một con ngựa khác màu cũng dùng để chỉ trường hợp một người hay một vật nào đó không phù hợp hay thích ứng với nguyên nhóm. Thành ngữ này bắt nguồn từ lời đối thoại trong màn hai của vở kịch Twelfth Night của William Shakespeare.
Tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ John Adams cũng dùng biểu tượng ngựa khác màu để nói về lòng trung thành và sự chia rẽ. Ông gọi một nhóm người chống đối là những con ngựa khác màu.

Every horse thinks its own pack heaviest. Nghĩa đen:Mỗi con ngựa đều nghĩ rằng trọng tải trên lưng mình là nặng nhất. Nghĩa bóng: Theo tâm lý và lẽ thường tình, người ta ai ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không quan tâm đến người khác, hay phàn nàn rằng mình là người phải lãnh phần việc nặng nhọc hơn, số phận của mình kém may mắn hơn mọi người khác. Thật ra ai ai cũng có nỗi khó khăn riêng, nỗi buồn riêng, khó có thể so sánh được. Người khác cũng phải chịu gánh nặng của công việc và nỗi lo nghĩ như nhau.

A one-horse race. Nghĩa đen: Cuộc đua một ngựa. Nghĩa bóng: Một cuộc thi mà trong đó, ngay từ lúc nhập cuộc, một phe ứng thí có khả năng vượt trội xa hơn nhiều so với các đối thủ khác, và rõ ràng có cơ may để giành chiến thắng.

Don’t back the wrong horse. Nghĩa đen: Đừng theo con ngựa dở. Nghĩa bóng: Đừng nhầm ủng hộ, hỗ trợ một ứng cử viên dở vì điều đó chắc chắn sẽ đưa đến thất bại.

Don’t beat a dead horse. Nghĩa đen: Đừng đánh một con ngựa đã chết. Khi một con ngựa chết rồi thì dù người chủ có đánh đập nó, nó cũng không thể đứng dậy đi được nữa. Nghĩa bóng: Đừng cố gắng vô ích trước một chuyện đã rồi.

Don’t put the cart before the horse. Nghĩ đen: Đừng đặt chiếc xe trước con ngựa. (Tiếng Việt có câu Đừng đặt cái cày trước con trâu). Nghĩa bóng: Đừng làm chuyện ngược đời vô lý. Theo lẽ tự nhiên, con ngựa kéo chiếc xe nên con ngựa phải ở trước chiếc xe. Thế giới này có trật tự riêng của nó. Tất cả mọi sự vật, sự việc cũng có trật tự trước sau. Ta không nên hấp tấp, vội vã đốt cháy giai đoạn mà đảo lộn các bước theo đúng trình tự vốn có theo quy luật. Trong tiếng Việt có câu tục ngữ  "Đừng cầm đèn chạy trước ô tô" mang ý nghĩa tương tự. Tốt nhất ta nên tuân thủ đúng các trật tự trong cuộc sống. Câu này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1589 trong quyển sách The Arte of English Poesie của George Puttenham. Có lẽ tác giả đã dịch ra từ một câu tục ngữ cổ Hy Lạp.

Don’t spare the horses. Nghĩa đen: Đừng dành thì giờ lo cho mấy con ngựa. Nghĩa bóng: Ý câu này muốn nói là đừng kể gì đến phương tiện mà hãy chú tâm vào mục đích chính (cứu cánh).
Nguồn gốc câu này có từ thời Nữ hoàng Victoria trị vì nước Anh vào hậu bán thế kỷ thứ 19. Sự tích kể rằng Nữ hoàng Victoria có người phu xe ngựa tên James Darling. Theo truyền thống vương giả thượng lưu, đáng lẽ Nữ hoàng gọi thần dân bằng họ của người đó. Nhưng “Darling” , họ của “tài xế riêng” của bà, lại cũng có nghĩa là “cưng yêu quí”, nếu bà xưng hô như thế e có vẻ không phù hợp.
Vì thế, bất đắc dĩ Nữ hoàng Victoria đành phải gọi người mã phu bắng tên James, một cách xưng hô thân mật của dân giả.
Lần đó sau một chuyến du hành bằng xe lửa hoàng gia, bà trở về London. Vừa đến ga Paddington, bà nôn nóng muốn về “nhà” là cung điện Buckingham. Thấy “bác tài” cứ nhẩn nha cẩn thận xem xét lại mấy con ngựa, bà thốt câu ra lệnh: “Home James! And don’t spare the horses!” (Về nhà ngay James! Đừng màng tới mấy con ngựa!) Và câu nói đó đã “phi nước đại” đi vào lịch sử. 

To Be on Your High Horse. Nghĩa đen: Ngồi cao trên lưng ngựa. Thành ngữ này được dùng từ thời thế kỷ thứ 14 ở Âu Châu, khi giới thượng lưu quyền quý thường cỡi những con ngựa cao nhất mà họ có thể mua được để chứng tỏ là họ quan trọng hơn giới thường dân. Nghĩa bóng: Ngày nay, người Mỹ dùng thành ngữ To Be on Your High Horse để chỉ một người tự cho là mình quan trọng cho nên coi thường người chung quanh.

“Get off your high horse.” Nghĩa đen: “Hãy xuống ngựa đi.” Nghĩa bóng: “Đừng kiêu ngạo nữa.” Một khi đã xuống ngựa, chưa chắc người đó cao hơn về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thái độ của kẻ kiêu ngạo là luôn nghĩ rằng mình ở vị trí cao trọng hơn người khác, đối xử với người khác như thể họ thấp bé hơn mình. Thành ngữ này xuất phát từ thời xưa khi tầng lớp thượng lưu thường cỡi ngựa. Họ có khuynh hướng hành động ngạo mạn của cấp trên khi giao tiếp với một người bình thường. 

“Hold your horses!” Nghĩa đen: “Ngừng ngựa của bạn lại!” Nghĩa bóng: Hãy tạm giữ yên vị trí tại chỗ. Câu này có lẽ bắt nguồn từ chiến trận, khi vị chỉ huy ra lệnh cho binh sĩ của mình hãy bình tĩnh, kìm cương ngựa lại để đợi lệnh mới. Ngày nay, thành ngữ này trở nên thông dụng hơn và được dùng trong mọi trường hợp và có nghĩa là “đừng vội, hãy bình tĩnh, hãy kiên nhẫn chờ thời cơ thuận tiện rồi hãy hành động”.

A dark horse. Nghĩa đen: Một con ngựa đen. Nghĩa bóng: Một nhân vật mới lạ như từ trong bóng tối chui ra, chưa ai biết. Từ ngữ dark horse xuất xứ từ giới đua ngựa cách đây hơn 150 năm để chỉ một con ngựa đua mà không ai biết đến thành tích gì của nó cả. Ngày nay, nó được dùng để chỉ một ứng cử viên mà đa số cử tri chưa nghe nói tới bao giờ. Phần đông những ứng cử viên như vậy thường thua xa trong các cuộc tranh cử, nhưng đôi khi họ cũng làm cho các chuyên gia chính trị phải ngạc nhiên khi họ thắng cử, tạo nên trường hợp mà giới trường đua gọi là ngựa về ngược.

Horse sense. Nghĩa đen: Giác quan của ngựa. Nghĩa bóng: Khả năng tốt khi nhận xét, phán đoán và quyết định một chuyện gì.

Horses for courses. Nghĩa đen: Mỗi con ngựa quen đường đi nước bước của nó. Có con quen đường đất bằng phẳng, có con quen đường rừng hay đường núi hiểm trở. Nghĩa bóng: Mỗi người có một khả năng chuyên môn riêng, không ai giống ai, nên quan trọng là phải dùng đúng người đúng khả năng. 

If two ride on a horse, one must ride behind. Nghĩa đen: Nếu hai người cỡi một con ngựa thì một người phải ngồi đàng sau. Nghĩa bóng: Khi hai người cùng chung với nhau làm một việc thì phải có một người chính (cầm đầu, chỉ huy) và một người phụ thì công việc mới êm xuôi.

If wishes were horses, then beggars would ride. Nghĩa đen: Nếu mọi điều ước là có được ngựa thì ngay cả ăn mày cũng sẽ có ngựa để cỡi. Nghĩa bóng: Ước muốn viễn vong mãi mãi cũng chỉ là ước muốn, vì nếu như mọi ước muốn đều trở thành sự thật thì ngay cả một người chẳng cần làm gì hết cũng sẽ có đủ mọi thứ để mà thụ hưởng. Nếu, giá như, ước gì… tất cả mọi giả định đều vô ích.

A nod is as good as a wink (to a blind horse). Nghĩa đen: Một cái gật đầu cũng tốt như một cái nháy mắt (đối với một con ngựa mù). Nghĩa bóng của A nod is as good as a wink: Ý nói chỉ cần một sự ra hiệu vắn tắt ngắn gọn cũng đủ cho người khác hiểu mà không cần phải giải thích cặn kẽ dài dòng. Khi câu này có thêm “to a blind horse” thì nó có nghĩa là: đối với một người kém hiểu biết chuyên môn, dùng từ ngữ đơn giản thường cũng đủ thay vì tốn công giảng giải vòng vo

This is a one-horse town. Nghĩa đen: Đây là thị trấn chỉ có một con ngựa. Nghĩa bóng muốn chỉ đây là một nơi chốn nhỏ ít ai biết đến, không quan trọng.
Thành ngữ này, đầu tiên được ghi vào năm 1857, vì thuở đó có những thị trấn nhỏ chỉ cần một con ngựa duy nhất cũng đủ cho nhu cầu vận chuyển.

Play the ponies. Nghĩa đen: Chơi đùa với ngựa con. Nghĩa bóng: Đây là một câu tiếng lóng của dân đi đánh cá ngựa khi họ tránh dùng “Play the horses” vì không muốn cho người ngoài cuộc biết.

Put a horse out to pasture. Nghĩa đen: Đưa một con ngựa ra đồng cỏ. Khi một con ngựa yếu sức vì tuổi già hay bệnh tật mất khả năng làm việc, chủ thường không dùng nó nữa và thả nó ra đồng suốt ngày nhai cỏ. Nghĩa bóng: Đặt ai đó ra khỏi môi trường hoạt động, cho người đó ngồi chơi xơi nước, với lý do người đó không còn đủ khả năng hoặc không còn thích hợp.

Strong as a horse. Câu ví von dùng để chỉ một người có sức mạnh: mạnh như trâu, mạnh như cọp, mạnh như voi…

Get on one’s hobby horse. Nghĩa đen: Làm bộ như đang cỡi ngựa. Bạn có xem hát bộ bao giờ chưa? Đào kép hát bộ thường kẹp một cây chổi lông gà dưới háng rồi nhún nhẩy trên sàn sân khấu như là đang cỡi ngựa. Hobby horse là chữ để gọi bất cứ vật gì giả làm con ngựa. Theo nghĩa bóng, nếu một người nào đó cỡi hobby horse của họ tức là họ đang ba hoa chích chòe nói về một chủ đề mà họ cho là thú vị và quan trọng, và họ cứ thao thao bất cứ lúc nào mà họ có thể, ngay cả khi người khác không quan tâm để ý và không muốn nghe.

Work horse. Nghĩa đen: ngựa làm việc. Nghĩa bóng mô tả một cá nhân làm việc chăm chỉ, đặc biệt là khi so sánh với những người khác. Đôi khi chữ work horse cũng được dùng để mô tả một người chỉ cắm cúi làm việc hùng hục thật chăm chỉ  nhưng không có năng khiếu suy nghĩ phán đoán.
Trước đây chữ này được dùng để mô tả một con ngựa chủ yếu cho các việc nặng (chẳng hạn như một con ngựa kéo cày) chứ không phải được dùng trong các hoạt động đòi hỏi tay nghề cao hơn nhưng đỡ vất vả hơn, chẳng hạn như để cho chủ cỡi hoặc đua xe.

Dog and pony show. Nghĩa đen: Sô trình diễn chó và ngựa con. Nghĩa bóng: Quảng cáo rầm rộ nhưng thực chất nội dung không có gì quá đặc biệt. Ví dụ, 'Cuộc họp được cho là để mô tả một chiến lược bán hàng mới nhưng thực sự chỉ là cách tiếp thị cũ. Đúng là một màn trình diễn chó và ngựa con.’ Thuật ngữ này bắt đầu từ những năm 1800, khi những đoàn xiếc lưu diễn khá phổ biến. Một số đoàn xiếc nhỏ không thể có đủ khả năng sở hữu các động vật kỳ lạ hoặc thuê mướn các biểu diễn viên tài ba, vì vậy họ cung cấp các màn trình diễn chỉ có chó và ngựa con. Trường hợp như vậy thường gây thất vọng cho khán giả địa phương vốn mong đợi cái gì hào hứng thú vị hơn như quảng cáo.

Old war horse. Con chiến mã già. Nghĩa bóng thành ngữ này chỉ một người từng trải kinh nghiệm chiến tranh, một chiến binh về già, hay cũng có thể dùng để chỉ một người già dặn dạn dày kinh nghiệm trong bất cứ lãnh vực nào khác, như chính trị, tài chánh chẳng hạn.

Trojan Horse. Ngựa thành Troy. Nghĩa bóng chỉ một cái gì đó nguy hiểm được che đậy bên trong một cái gì đó trông an toàn hoặc có lợi. Nguồn gốc của thành ngữ này nói về cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp và Troy giữa thế kỷ 13 trước Công nguyên, khi người Hy Lạp xây dựng một con ngựa gỗ lớn và để lại bên ngoài cổng thành người Troy như một món quà tặng. Tuy nhiên, người Hy Lạp đã giấu những người lính trong con ngựa gỗ, vì vậy khi người Troy (Trojan) kéo con ngựa  quà vào thành của họ, toán quân “biệt kích” núp trong thân ngựa rỗng đợi khi đêm xuống đã giết lính gác và mở cửa thành cho quân đội Hy Lạp tràn vào tấn công và chiếm được thành Troy.
Đối với người dùng Internet (cư dân mạng), Trojan là tên của một loại virus, mầm độc hại được ẩn giấu bên trong các nhu liệu ứng dụng hữu ích, vì vậy khi người nào tải nhu liệu này về máy tính của họ, virus Trojan sẽ xâm nhập và truy cập vào dữ liệu của máy tính.

Để kết thúc bài dông dài này, người viết xin liệt kê một số sự kiện về ngựa sau đây.

- Ngựa có ruột non bình thường dài khoảng 75 feet, ruột già bình thường dài khoảng 12 feet.
- Ngựa sản xuất trung bình 12 lít nước bọt mỗi ngày để giúp cho sự tiêu hoá cỏ khô được dễ dàng.
- Ngựa không thể thở bằng miệng và không thể nôn mửa.
- Ngựa chạy có thể đạt đến tốc độ tối đa là khoảng 45 mph (70 km/giờ), tốc độ đi trung bình vào khoảng ba, bốn dặm một giờ.
- Ngựa có đôi mắt lớn nhất so với bất kỳ động vật nào.
- Ngựa và người là hai loài động vật duy nhất có thể đổ mồ hôi qua da để làm mát.
- Ngựa tiêu thụ một lít (0.25 gallon) dưỡng khí một phút trong khi đi bộ. Nhưng khi phi nước đại trong một cuộc chạy đua, ngựa thở dồn dập mỗi hơi một bước chạy, tiêu thụ gần 60 lít (15 gallon) oxy mỗi phút.
- Ngựa có kích thước thân thể trung bình chứa khoảng 50 pint máu (28 lít) lưu thông qua hệ thống tuần hoàn ở chu kỳ 40 giây.
- Ngựa tốn hao nhiều năng lượng khi nằm hơn là khi đứng.
- Ngựa có bộ phận cơ thể đặc biệt ở chân cho phép chúng ngủ trong khi đứng mà không ngã.
- Ngựa tốn hao năng lượng khi bơi nhiều hơn khi chạy.
- Ngựa có lông có mô hình xoắn ốc độc đáo như vân tay của người, một đặc điểm để xác định giống loại.
- Ngựa Camargue (tên một vùng đất thấp và đầm lầy có sông Rhone chảy qua thuộc miền nam nước Pháp) có màu đen khi mới sinh nhưng lông đổi thành trắng khi ngựa trưởng thành.
- Ngựa có thể diễn đạt cảm xúc bằng tai, mũi, mắt để biểu lộ tâm trạng. Chẳng hạn khi ngựa phình mũi, dựng tai là lúc nó bực giận khó chịu đấy! 

Cười chuyện ngựa:
1.
Một cô gái tóc vàng quyết định thử cỡi ngựa, mặc dù trước đó cô chưa bao giờ học cỡi ngựa và cũng chẳng có kinh nghiệm nào. Cô tự leo lên lưng ngựa mà chẳng cần ai giúp và con ngựa ngay lập tức chuyển động. Nó giữ tốc độ ổn định và nhịp nhàng, nhưng cô gái tóc vàng bắt đầu bị tuột từ từ khỏi yên ngựa.
Hoảng hốt, cô chụp lấy bờm ngựa, nhưng dường như không thể nắm vững. Cô cố gắng choàng tay quanh cổ của con ngựa, nhưng rồi cô cũng bị tuột xuống bên hông con ngựa. Con ngựa vẫn tiếp tục phi nước đại, dường như chẳng đoái hoài gì đến người cưỡi nó đang gặp trở ngại.
Sau cùng, cô buông tay ra và nhảy ra khỏi con ngựa để mong đáp xuống nơi an toàn. Thật không may, chân của cô đã bị vướng vào bàn đạp, thế là cô chỉ còn cách cầu may cho mình khỏi bị móng ngựa đạp trúng, trong khi cái đầu của cô chạm mặt đất liên tục. Cô sợ hãi và tuyệt vọng đến gần như bất tỉnh.
Nhưng may cho vận số của cô, người quản lý của tiệm Walmart đã nhìn thấy chuyện gì đang xảy ra nên tắt điện. Và con ngựa máy tức khắc dừng lại.

2.
Một ngày nọ, một người đàn ông đi qua một trang trại và nhìn thấy một con ngựa đẹp. Muốn mua con ngựa đó, ông ta bèn nói với người nông dân:
- "Tôi thấy con ngựa của ông trông đẹp quá nên tôi thích và muốn mua. Vậy nếu tôi trả cho ông 500 đồng, ông có chịu bán không?"
Người nông dân đáp:
- “Con ngựa trông không tốt như ông nghĩ đâu. Vã lại nó không phải để bán.”
Người khách vẫn nài nĩ:
- "Tôi lại thấy nó trông đẹp đấy chứ. Tôi sẽ trả cho ông một ngàn đồng.”
- "Tôi đã bảo nó không nhìn tốt như ông nghĩ đâu. Nhưng nếu ông muốn mua nó quá thì tôi bán cho ông đó.”
Ngày hôm sau, người đàn ông quay trở lại với vẻ giận dữ. Ông đến trước mặt người nông dân và la lên:
- "Anh bán cho tôi một con ngựa mù. Anh lừa tôi!"

<div class="ecxyiv8055829138MsoNormal" style="color: black; font-size: 18pt; font-family: 'Courier New', courier, monaco,









Friday, January 31, 2014

Thư gởi bạn ta. (Bùi Bảo Trúc)




From: trn_trongnhan
Date: Tue, 28 Jan 2014 19:55:52 -0800
Subject: Thư gởi bạn ta. (Bùi Bảo Trúc)

 




Ngày 23 tháng 1 năm 2014

Bạn ta,

Một người đàn ông tên Lê Hiếu Đằng vừa qua đời tại Sài Gòn hôm 22 tháng 1, ở tuổi 70. Một vài tờ báo loan tin này và gọi đó là một tin buồn.

Tôi không thấy buồn một chút nào về chuyện ông ta chết. Ông đã sống một cuộc đời dài: 70 năm, trong chiều dài này, ông có 45 năm là đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam. Chuyện buồn, thôi thì cứ để cho các đồng chí của ông, các bạn sinh viên trong các tổ chức tranh đấu nội thành của ông buồn là đủ. Những nạn nhân của ông không coi đó là tin buồn.

Làm một vài con tính nhỏ thì người ta thấy ông trở thành đảng viên từ năm ông 25 tuổi. Khi ấy, ông còn là sinh viên của đại học Sài Gòn. Chắc chắn ông đã phải hoạt động rất tích cực cho Cộng Sản từ trước khi được kết nạp vào đảng. Phải có quá trình sinh hoạt với Cộng Sản suốt mấy năm mới được cho vào đảng. Không ai xin vào đảng là được thu nhận ngay.

Ông là sinh viên của đại học Sài Gòn. Lợi dụng không khí tự do của thủ đô, ông cùng đám bạn bè ăn phải bả Cộng Sản đã tích cực đánh phá chế độ từng nuôi dưỡng ông và do đó, ông đã đóng góp rất nhiều vào việc làm cho Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay Cộng Sản. Sau ngày Sài Gòn đổi chủ, ông được nhà cầm quyền Cộng Sản đãi ngộ xứng đáng, được trao cho những công việc quan trọng.

 Ông từng là phó chủ nhiệm, phó tổng thư ký , phó chủ tịch hội đồng tư vấn này, ủy ban trung ương nọ... Ông rất sung sướng nhận những bổng lộc mới của Cộng Sản trong gần bốn mươi năm cho mãi tới hai ba tháng trước khi qua đời.

Trong gần bốn mươi năm giữ những chức vụ ấy ông không hề lên tiếng về những khổ đau mà người dân Việt Nam phải gánh chịu dưới ách cai trị của bọn trâu bò. Ông không thể không chứng kiến trò bỏ tù, đầy đọa hàng mấy trăm ngàn người trong các trại tập trung khổ sai ngay sau năm 1975. 

Ông không thể nói là không biết những hoạt động bán nước của bọn chóp bu trước cũng như sau năm 1975. Ông không thể nói là không nhìn thấy tình trạng sa đọa đến cùng cực của xã hội Việt Nam, hàng triệu người bị biến thành nô lệ, đầy tớ cho các nước ngoài, phụ nữ bị đem bán đưa đi làm đĩ và hàng ngàn chuyện sai quấy khốn nạn khác mà bọn chó má đã trùm lên đầu người dân cả hai miền đất nước.

 Không thấy được những điều đó thì ông là người vô cảm không thể tha thứ được. Nếu không, ông cũng là đồng lõa của những việc làm khốn nạn đó. Trong suốt 45 năm là đảng viên của đảng Cộng Sản Việt Nam. 

Mãi đến cuối năm 2013 ông mới tuyên bố từ bỏ đảng Cộng Sản Việt Nam vì ông nói là ông nhận ra đảng Cộng Sản chỉ là một tập đoàn đi ngược lại lợi ích của nhân dân.

Ô hay, ông ở trong cái chăn khốn nạn đó trong suốt gần bốn mươi năm mới thấy ra điều đó hay sao? Ông không phải là thành phần thất học. Ông từng tốt nghiệp đại học của miền Nam.Đáng lẽ ra, ông phải nhìn ngay ra những việc làm xấu xa tàn ác đê hèn chó má của bọn cầm quyền Hà Nội. Ông không phải là người đứng ngoài. Ông có mặt và hoạt động ở ngay trong guồng máy Cộng Sản. Ông đã sống nhiều năm dưới cả hai chế độ mà vẫn không làm nổi một việc so sánh nhỏ để thấy ra những điều tệ lậu của nhà cầm quyền Cộng Sản sớm hay sao? Ông phải đợi gần bốn mươi năm mới nhìn ra thực chất của bọn Hà Nội ư?

Việc ông làm, ra khỏi đảng Cộng Sản sau khi nhìn ra mặt trái của cái chế độ đã đè lên đầu, lên cổ người dân miền Bắc suốt từ năm 1954 và người dân miền Nam từ sau năm 1975 và mới chỉ lên tiếng đòi thay đổi hồi cuối năm ngoái chỉ là một việc làm quá ít và quá trễ.

Chính ông đã đóng góp rất nhiều cho việc củng cố cho chế độ và giúp để cho tiếp diễn những chuyện không hay đó.

Nếu ông sớm nhìn ra những chuyện khốn nạn của bọn cướp ở Hà Nội thì có lẽ cái chết của ông còn đáng để được coi như là một tin buồn. Chứ đến bây giờ ông mới chết thì tin ông chết chỉ có thể là tin buồn cho vài ba người là cùng.
Những đóng góp của ông cho những việc làm tàn độc của Cộng Sản Việt Nam là những đóng góp lớn. Nó càng lớn thì mức độ đau buồn khi nghe tin ông chết càng nhỏ đi.

Chuyện vài ba tên công an kéo đến giật đi mấy cái biểu ngữ, vòng hoa viếng ông chỉ là chuyện dễ hiểu xẩy ra cho những người chơi với bọn chó dại. Chơi với chó thì bị chúng nó đối xử như vậy là đáng đời ông.

Còn những món nợ ông còn mắc của người Việt thì chúng tôi cho ông thiếu. Buồn về cái chết của ông thì không.

Bùi Bảo Trúc.

Bài Thơ Thay Điếu Văn Để Vĩnh Biệt Nhà Phản tỉnh Lê hiếu Đằng






Bài Thơ Thay Điếu Văn Để
Vĩnh Biệt Nhà Phản tỉnh Lê hiếu Đằng và các "Lão Thành Cách Miệng" theo VGCS.

Riêng gửi Hà sĩ Phu, Nguyễn thanh Giang, Nguyễn trọng Vĩnh, Trần mạnh Hảo, Nguyễn thị Bình, Cù huy Hà Vũ…  và tất cả các “nhà lão thành cách miệng còn sống” ở trong nước.


Lê hiếu Đằng và các Anh/Chị tất cả!

Các anh quá ngu nên cuộc đời mới hỏng!
Theo giặc hồ
Dẫn dắt dân tộc vào nô lệ, lầm than...
Nước Việt nay quá đổ nát, hoang tàn
Thua Pháp thuộc, thua Nhật thuộc, thua hết!


Các anh dẫn dân tộc vào chỗ chết...
Nơi hùm beo lang sói đợi con mồi
Hồi chuông báo tử thôi thúc liên hồi
Bọn bá quyền đang reo hò sung sướng!


Giặc hồ xưa cùng duẩn, đồng ...đã nướng (1)
Mười triệu dân, 4 cuộc chiến tang thương
Bọn chúng là Mác-xít đã lầm đường
Các anh ngu, đi theo thằng bán nước!


Chúng chỉ là một bọn bịp, ăn cướp
Lo vinh thân, lo vơ vét, phì gia...
Bán cơ đồ hoa gấm của ông, cha
Chúng: tội đồ số một trong lịch sử...


Các anh đã theo: tưởng là vinh dự
Nào ai ngờ: dâng, bán nước, lòn trôn...
Khi cuộc đời vào bóng xế, hoàng hôn
Lúc nghĩ lại: trễ rồi, không kịp nữa!


Tham nhũng, gian tà, nhiễu dân, phường chó mửa
Các anh là tr ư khuyển  hùa theo
Bao oan khiên, bao tội lỗi đã gieo
Nay phải gánh, trả lời Cán Cân Công Lý!


Nước Việt Nam nay chỉ còn toàn đĩ!
Đĩ nghĩa đen và nghĩa bóng, tràn lan…
Đĩ các anh là dâng, bán Việt Nam
cho Tàu khựa, một kẻ thù muôn kiếp!


Các anh quá ngu cho nên phải chết!
Lại kéo theo cái chết của nước nhà
Không cầu siêu nào có thể kéo các anh/chị ra
Khỏi đọa đày ngục A tì thảm thiết!


Chọn sai đường thì nhục - Và chúng giết!
Tàu tràn lan ở khắp chốn, khắp nơi
Nước mất rồi - Lão cách miệng, than ôi!
Thà đừng sinh chứ sao mà xuẩn  thế!!!

Bút Xuân Trần Hoàng Sa
(1)Tên vgcs không đáng được viết hoa






---------- Forwarded message ----------
From: But Xuan <

Bài Thơ Thay Cho Điếu Văn
Trần chung Ngọc

Trần chung Ngọc! Nhân nào quả ấy!
Gieo gió thì gặp bão, gặp giông
Theo thằng tướng cướp cờ hồng
Chửi Thiên Chúa giáo, mi khôn hay đần?

Mi bịa đặt những điều không có
Mi dối gian, có nói ra  không
Thần tượng mi, bọn luồn trôn
Xương khô chất núi chật đồng tang thương!

38 năm làm tôi ma quỉ!
Tay sai Hồ mi viết rẽ chia
Đồng bào tôn giáo chia lìa
Mất tình đoàn kết Cộng nô reo mừng!

Ta đã khuyên mi nhiều năm trước:
Cuộc đời là ảo ảnh, phù du
Hôm nay vừa mới đầu Thu
Chiêm bao tỉnh giấc lù lù mùa Xuân!

Bọn buôn dân cùng là bán nước
Vơ vét vàng, cả tỉ đô la
Vợ ba, vợ bảy, chật nhà
Một cơn trúng gió còn là… tay không!

Mọi thứ tiêu - Chỉ còn Nhân Nghĩa
Lòng thương người, người lại đền ơn
Đời này quả báo nhơn nhơn
Gieo ác gặp ác nhỡn tiền chẳng sai!

Cái xú danh mi mang muôn kiếp
Cùng giặc Hồ thảm thiết đau thương
Người người tìm Phúc thiên đường
Mi cùng Hồ sói xiển dương A tì!

Đúng ra phải Điếu văn Điếu vẻ
Gọi là ta khóc kẻ dại khờ
Làm người mi chớ thờ ơ:
Cái nghĩa Dân tộc không mờ chớ  phai!
Ngày 30 Tết Giáp Ngọ (31-1-2014)
GS/Thi sĩ Bút Xuân Trần Hoàng Sa  



Cái Xe Đạp Và Nghề Giết Lợn
Của Phó Thập
(tiếp theo)
Bút Xuân Trần Hoàng Sa

Đến đây, trước khi vào truyện, tác giả xin giải thích từ “phó” trong danh xưng phó Thập. Người miền Nam hình như không có từ này. Chả là ở miền Bắc khi xưa, những người làm nghề chuyên môn tức có kinh nghiệm về nghề nào đó thì được gọi là phó, như phó rèn: người làm nghề thợ rèn (blacksmith); phó cối: người làm và sửa chữa các cái cối xay thóc; phó may: thợ may quần áo; phó mộc: thợ mộc; phó hàn: thợ hàn; phó hoạn hay thợ hoạn: thiến heo, chó, mèo, gà v.v…Phó Thập trước kia đi sửa cối xay thóc nên được dân làng gọi là Phó cối, tuy không phải chức vụ nhưng vẫn hãnh diện hơn dân không có gì. Sau này phó đổi nghề nên không còn chữ cối mà chỉ gọi là phó với tên gọi.

Việc cải táng đã xong, phó Thập rất yên chí. Nghỉ thêm 3 ngày để sắm sửa đồ nghề giết heo, đến ngày thứ tư phó Thập giết con lợn đầu sau khi đã làm đơn xin phép Xã trưởng.    
Phó đã có 8 tháng thực tập nên phó làm rất thạo. Việc đi mua lợn thịt, lúc đầu phó đi mua dăm con (đã có vốn vì 8 tháng để dành) sau đó phó tập cho thằng con rể lớn và vợ nó đi các làng xa mua. Dĩ nhiên con cái đứa nào làm thì phó trả công tử tế, cao hơn người ngoài là khác, nên không đứa nào kêu ca.

Chỉ giết biểu diễn dăm con, tiếng tăm giết lợn, thịt lợn ngon của phó Thập cả tổng và những tổng lân cận đều rõ. Cũng nên biết tổng thời Pháp thuộc (canton) là đơn vị hành chánh bao gồm nhiều xã (làng: village). Một số tổng họp lại ở kế cận nhau thì thành một phủ hay huyện (district), sau này còn gọi là quận. Phủ lớn hơn huyện, còn châu cũng là một huyện ở vùng thượng du Bắc Việt như các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Phú thọ, Lai Châu v.v…

Thịt lợn phó Thập giết ra bán nhanh như tôm tươi. Những bạn hàng bán thịt ở chợ tranh nhau lấy thịt của phó vì lợn phó lựa ngon. Hàng tiết canh, lòng lợn, cháo lòng lấy không đủ bán. Hàng tiết đọng ngày nào cũng chờ tại sân nhà phó để hễ có tiết là “rinh” về luộc ngay rồi mang ra chợ. Các hàng cháo lòng, bánh canh (nấu với chân giò) cũng đều chuộng lòng và chân lợn của vợ phó.  Nhờ trời những năm đó được mùa nên đời sống dân chúng khá dễ chịu. Xã hội Việt Nam không đông đúc như ngày nay nhưng an bình, no ấm và thịnh vượng. Bọn trẻ chúng tôi ngày nào cũng có quà vặt mẹ mua mang về từ chợ.

Phó càng làm càng hăng và càng có tiền. Tiền vào như nước, nói theo lối Việt Nam. Dĩ nhiên, nhân viên thuế vụ của người Pháp trên phủ có về hỏi thăm phó nhưng phó đóng thuế đầy đủ, sòng phẳng. Phó bảo mình phải làm bổn phận người dân, bất biết là chính phủ nào. Phó rất sợ lôi thôi với pháp luật. Phó bảo vợ con: ăn ít một tí nhưng yên tâm.

Nghề giết mổ không phải là ai cũng làm được. Những người ngại nhìn thấy máu, ngại ngó con lợn giẫy chết kêu eng éc thảm thiết, không làm nghề này được.  Phó Thập, trái lại, rất mạnh tay hạ thủ những con lợn thịt, nhiều con dưới một tạ nhưng có con trên một tạ, có con lớn đến tạ rưỡi, phó và thằng phụ việc mà phó mới mướn,  làm băng băng!.

Cắt tiết một con lợn cũng phải có kỹ thuật cao, phó nói với mọi người vậy. Thường phó Thập cột 4 chân lợn cho lợn nằm ngửa trên một tấm phản  dốc đầu xuống. Thằng con trai hay thằng thợ phụ giữ 4 chân con vật cho nó nằm im. Phó Thập cầm cái gáo dừa trong chậu nước ngay kế, xối vài gáo và dùng tay trái rửa cổ con vật cho sạch. Xong, tay trái chịt lấy tai con vật, tay phải  đưa một đường dao bầu  sắc lẻm vào cổ, phó biết con dao cần vào sâu đến đâu để cắt đứt hẳn động mạch chủ làm con vật sớm chết nên chỉ một nhát mạnh tay đó là máu từ cổ con lợn ồng ộc đổ xuống cái xanh (xoong) hứng bên dưới. Con vật khốn khổ chỉ kêu éc éc được dăm tiếng là xuội lơ vì nhát dao đi quá sâu và quá ngọt.

Lúc này con dao bầu đã rời khỏi tay phó Thập, phó  chộp lấy đôi đũa lớn như đũa cả ghế cơm mà dài gấp đôi, quấy nhanh tay trong xoong huyết đã có sẵn mấy thìa muối để tiết không đông. Tay còn lại, phó Thập nắm tai giữ cái đầu con lợn ở yên một chỗ để nó khỏi làm bắn huyết ra ngoài. Con vật có giẫy dụa mấy cái nhưng không được bao lâu vì động mạch chủ ở cổ đã cắt rời, nó tắt thở chỉ trong 90 giây.

Khi  đã lấy  xong huyết con vật thì nồi nước sôi cũng sẵn sàng, một cái nồi ba mươi đầy (nồi đồng lớn nhất lúc đó) mới đủ. Phó Thập và thằng phụ khiêng con lợn đặt lên cái phản lớn hơn. Phó múc nước sôi dội lên thân con lợn, chú ý dội đi dội lại chỗ nhiều lông, xong dùng con dao thực bén chuyên để cạo. Phó cạo con lợn trắng nhởn chỉ lâu hơn người ta ăn xong miếng trầu. Phó cắt cái đầu lợn quẳng ra cho thằng thợ phụ (khi chưa có nó thì vợ con phó phải làm) cạo lông tiếp những chỗ ngóc ngách chưa hết lông. Phó xả con lợn ra làm bốn đùi để giao cho bạn hàng bán ở chợ. Chỗ thịt đắt giá nhất là thăn, nạc vai v.v…thì phó lo rọc lấy trước, để riêng ra cho những nhà làm giò chả, nem chua đến lấy mang đi. Sau đó phó tính đến bộ lòng.

Tiết đọng trong bụng lợn đã được múc ra đem luộc, nhưng thường là để sống để những người bán tiết đọng luộc lấy. Gia đình chú Kiến chuyên thầu phần tiết đọng này đổ thành bánh, luộc lên, phi hành mỡ cho thơm rải lên trên, pha nước mắm chua ngọt rồi thím Kiến đội đi bán rong ở các con đường hoặc ngồi ở chợ. Những đứa trẻ như tác giả truyện này, cả những đứa con gái cùng trang lứa, cứ là mê tiết đọng luộc của thím Kiến, có hành lá phi thơm và húng quế ngò gai, kèm theo nước mắm chua cay ngọt. Ngon tê lưỡi!

Sau đó, Phó Thập đem bộ lòng ra ao rửa sạch, ruột là thứ phải làm cẩn thận nhất. Phó ken ruột bằng tầu lá chuối, bóp muối và rửa đi rửa lại cho đến khi những thước ruột trắng phau và thơm tho, hết mùi mới đem vào bếp làm dồi. Tôi nghĩ sở dĩ lợn phó giết bán dóc tay sớm hơn mọi bạn hàng là vì cái tính cẩn thận làm ăn kỹ lưỡng của phó. Ruột, dồi làm không kỹ, đến lúc ăn là biết ngay vì nó còn mùi hôi. Phải một lần thì lần sau người ta đi chỗ khác mua. Mất mối!

Nhân dồi là tiết đọng, thịt mỡ, thịt vụn thái cho thật nhỏ, xương xông, hành hoa, muối, đường cho vừa miệng, nhồi đầy những khúc ruột xong đem luộc. Dồi phó Thập có tiếng ngon nên làm ra tới đâu bán hết tới đó. Hồi đầu, vợ phó Thập đem lòng ra chợ ngồi bán nhưng rồi quá bận, thím đem bỏ mối cho những bạn hàng bán lẻ, ăn ít đi một tí nhưng đỡ đầu tắt mặt tối.

Qua hai năm mổ lợn, lúc đầu là ngày một con, sau tăng lên hai rồi ba, bốn con tùy theo nhu cầu của bạn hàng bán lẻ và tùy theo lễ tết trong năm, dân chúng cần mua vài kí thịt về cho con cái thưởng thức hoặc đãi đằng bạn bè.

Vợ chồng phó Thập khá lên trông thấy. Phú quí sinh lễ nghĩa, phó Thập bèn mua thêm một thổ đất rộng để làm ngôi nhà mới cho gia đình, miếng đất và ngôi nhà tre lợp rạ phó cho thằng con rể lớn (vợ nó là Dần) thằng này bố mẹ nghèo nên chẳng có nhà cửa gì, lúc đó đã có ba đứa con.

Ngôi nhà mới tường xây, mái ngói âm dương, cột kèo tuy vẫn là gỗ nhưng là loại gỗ sến mầu ngà ngà vàng rất chắc, chỉ thua gỗ lim (cứng như sắt). Nền cao cả thước tây hóng gió nồm Nam mùa hè mát rượi, mùa đông vì kín gió nên trong nhà khá ấm, phó Thập hài lòng với ngôi nhà mới.

Sát với ngôi nhà đồ sộ này là năm gian nhà ngang, bẻ hình thước thợ với ngôi nhà chính. Nhà này cột kèo bằng gỗ soan, mái lợp bổi, nền thấp hơn nền ngôi nhà chính. Phó Thập để hẳn hai gian làm bếp, nền tráng xi măng để khi trời quá lạnh có thể cạo lợn ở trong bếp nhưng một năm chỉ mất dăm ba ngày, phó Thập luôn luôn cạo heo ở ngoài sân, bây giờ là phía sau bếp, gần với cầu ao, phó cũng đã mua, để tiện rửa ráy, làm lòng.

Từ khi có nhà mới và thổ đất mới, phó Thập đâm kiểu cách ra. Trước kia chỉ đình đám hoặc năm thì mười họa phó mới uống rượu, bây giờ phó uống mỗi ngày. Sáng mổ lợn cho đến trưa, tập cho thằng con rể làm cho giỏi để đỡ tay phó, rồi vợ con phân phối thịt và thu tiền làm sao phó không cần biết, khoảng 1 giờ trưa là xong mọi việc, chưa xong cũng giao cho con, phó ăn cơm trưa rồi ngủ một giấc đến chiều. Mấy đứa con đã đi mua lợn từ sáng, chúng khiêng lợn về thả vào chuồng. Giờ này phó Thập đảo xuống chuồng lợn coi mấy con lợn mới mua. Khoảng 6 giờ chiều phó Thập mới bắt đầu bữa rượu hàng ngày. Bốn cái vò lớn mỗi cái chứa khoảng mười lít, trong là khung, quy, thục, thược, hoài sơn, đỗ trọng, ngưu tất, đại hồng sâm, đại táo, bắc kỷ tử, dâm dương hoắc v.v…do một cụ lang lành nghề cắt cho. Rượu ngâm đúng một năm phó Thập mới uống vì vậy trong buồng lúc nào cũng có một hàng dài vò, chai, lọ ngâm rượu thuốc, đánh dấu ngày bắt đầu và ngày được uống. Phó thường bảo vợ con, phó sướng như tiên. Mà quả vậy. Vua, quan còn phải lo quốc sự chứ phó đâu có lo cái gì. Ngày mổ vài con lợn đã quá quen tay, chiều chiều làm bữa nhắm chỗ nào ngon trong con lợn thì để lại, uống say ngủ, chủ nhật mới đến nhà thờ đi lễ một lần. Không khéo lại hơn cả tiên!

Phó Thập ra ngoài xã hội thì chỉ là một anh giết lợn chẳng danh vọng gì nhưng trong gia đình, phó Thập tỏ rõ quyền uy của một người chồng, một người cha mà có những ông quan tỉnh, quan huyện, ông giám đốc, ông chánh án, ông chánh tổng không thể nào bằng. Khi phó Thập đưa lệnh ra cho vợ con thi hành, nếu có kẻ kèo nhèo thế này, thế kia hay khó quá không làm được, phó chỉ trợn trừng con mắt quát một tiếng; kẻ kia, dù là bà vợ nỏ mồm hay anh em, con cháu của phó Thập sẽ riu ríu tuân theo ngay, không dám cãi một tiếng. Đó là cái uy trời ban cho mỗi người; với phó Thập, cái uy ấy được nhân lên tối đa dù chỉ là cái uy của anh giết lợn.

Mỗi con lợn giết ra, phó Thập được lời một số tiền khá mà ở nông thôn lúc đó không ai có được cái nguồn lợi tức dồi dào như thế. Lợn phó Thập lựa mua là lợn ngon, thịt thơm, ai đã từng ăn cũng phải thích. Phó lại biết ăn ít lời đi khi có con lợn thịt không ngon lắm, phó bảo người mua, này con này chỉ ăn tạm thôi chứ không ngon lắm đâu, muốn ngon phải chờ con sau. Phó Thập nói vậy rồi ai muốn mua thì mua, nếu mua, Phó hạ giá xuống (phó đã biết bán sale), lẽ dĩ nhiên những nhà nghèo cả năm không trông thấy miếng thịt,  nhân lúc thịt hạ giá như thế, mua cho con ăn.

Thuyền đi mua lợn của phó Thập xuống mãi tận Cồn tròn, Cồn Vành, Văn Lý, Hạ trại, Thượng trại vì những nơi này giá lợn bao giờ cũng rẻ hơn ở vùng trên. Mua được rẻ, phó Thập bán rẻ, cái tiếng lợn phó Thập ngon và rẻ chuyền đi mấy tổng, thành ra lợn phó Thập giết ra là bán xong tay trong khi mấy lò mổ khác bán chầy bán chợt mới hết con lợn.

Phó Thập có khá tiền rồi nhưng phó không mua ruộng. Phó đưa tiền cho những người tin cẩn bảo họ mua lợn giống về nuôi, cám bã phó chịu, cuối năm thành lợn thịt, chia đôi. Mười chỗ như thế, phó Thập đã có một đàn lợn dăm chục con mà không phải vớt bèo, nấu cám. Giết ra, phó lại được lời môt mớ nữa. Những bà nội trợ rảnh rỗi không làm gì đến xin phó Thập cho nuôi rẽ ngày một đông, phó hốt bạc.
Giầu có - phó tin là do Bề trên và hai ngôi mộ được đất do lời khuyên của thầy phong thủy - nhưng phó không kiêu căng, phó vẫn xuề xòa như xưa đối với những người ngoài nhưng trong gia đình phó vẫn hoàn toàn là chủ.

Chỉ sau khi thầy tôi mua xe vài năm, mùa đông đó, người trong tổng Vạn lộc và những tổng lân cận chứng kiến cái xe đạp của ông phó Thập. Hình thù chiếc xe này cũng không khác cái xe của thầy tôi; cũng khung, tay lái, hai bánh, và các phụ tùng như chuông, đèn, thắng…Nghe  phó Thập kể lại thì phó phải lên thành phố Nam Định ở chơi nhà người anh họ một tuần để nhờ dẫn đi coi và mua xe. Sau khi so sánh phẩm chất và giá cả hai, ba loại xe, người anh khuyên phó Thập nên mua loại Sterling. Sterling đã nhẹ lại cứng, thanh thả và đẹp chứ không cục mịch như hai loại kia. Hình như mãi sau này mới có Peugeot, cũng tốt và đẹp nhưng hồi phó Thập đi mua thì chưa thấy.

Phó Thập sẵn tiền nên mua lẹ. Mua được rồi lại phải nhờ ông anh tập cho mới lái được. Tuy nhiên, phó Thập chưa dám lái trên những con đường trong thành phố Nam Định vì sợ tay lái còn run, đâm vào người ta. Xe cộ thời đó rất thưa, xe hơi cả tỉnh có chừng mươi chiếc, đa số của người Pháp. Xe đạp cũng không nhiều vì phải dân có máu mặt mới mua được. Xe cộ thưa như vậy nhưng phó Thập vẫn không dám lái. Người anh bảo:
“Chú nhát thế thì chú mua xe làm gì?”
“Về làng không có xe dễ lái hơn anh à!”
Hôm về, Phó Thập bảo anh lơ xe cột cẩn thận cái xe của phó trên nóc mui xe đò, sau khi đã bao bằng một cái chăn dày cho khỏi trầy sước. Từ phủ Xuân trường về Vạn lộc, phó Thập dắt xe chứ chưa dám ngồi lên yên. Phó sợ lao xuống sông thì hư hết xe. Cũng như cái xe của thầy tôi, dân chúng bu theo nhìn cả bốn, năm chục người. Vì số người đến coi xe đông quá, phó Thập phải để xe ở giữa sân gạch, bảo thợ mộc làm một cái giá cho xe đứng để dân chúng coi suốt một tuần. Ban đêm sợ sương làm hư xe, phó Thập và thằng con rinh vào trong nhà, trịnh trọng để giữa phòng khách rồi sáng hôm sau lại mang ra sân cho bà con coi.

Bữa đó đúng vào dịp ông Táo chầu thiên đình. Nhân dịp nhà có sẵn lợn, phó Thập mời những người trong họ và bạn thân đến ăn bữa cơm gọi là mừng chiếc xe đạp. Con lợn nhỏ khoảng 35 kg được ngả ra. Vì quá bận với công việc giết mổ hàng ngày, Phó chỉ làm cỗ thái phay tức là không có giã giò. Mâm cỗ gồm thịt luộc, chả xương, chân giò ninh miến và kho mặn ăn với giưa cải bẹ chua, rau cần xào lòng. Vậy mà cũng hết 15 mâm, ấy là mâm 6 người chứ không theo cỗ làng, mâm chỉ có 4.
Cái xe đạp được để ngay phòng khách cho các cụ vừa uống rượu vừa ngắm. Bữa tiệc này ăn mừng là vì cái xe đạp, cũng long trọng như quan Cử nhân mới đậu về làng vinh qui bái tổ.   

Rượu ngà ngà, có mấy người cắc cớ bảo phó Thập chạy vòng vòng quanh sân cho họ coi thử vì cái sân khá rộng nhưng phó lắc đầu, chưa phải lúc chạy xe. Vả lại, rượu ngà ngà thế này chạy rất dễ ngã.
Sau bữa ăn mừng một tuần, khách coi đã vãn, phó Thập bảo thằng con mang xe vào trong phòng khách. Xe còn rất sạch nhưng phó vẫn bắt thằng con, cả hai cha con, mỗi người một vuông vải kaki Nam định mới tinh lau đi lau lại khắp mọi chỗ trên cái xe, đến không còn một hạt bụi. Phó Thập đã mua từ tỉnh về một ít mỡ bò. Phó cho mỡ bò vào xích xe để xích lâu mòn và đi cho êm. Phó cũng mua một cái bơm tay để nếu bánh mềm thì phó bơm cho căng lên. 

Sau đó phó Thập đi kiếm hai cái ròng rọc dùng cho thuyền buồm và hai sợi giây thừng. Phó buộc mỗi đầu giây vào cổ và yên xe, giây chui qua hai cái ròng rọc gắn trên xà nhà, rồi phó một đầu giây, thằng con một đầu giây, hai cha con trịnh trọng kéo đồng thời hai sợi giây để treo cái xe đạp lên xà nhà ở ngay giữa phòng khách. Khách đến coi cái xe đạp, tuy ít dần đi, nhưng ngày nào cũng có. Vài ba ông khách, do tính hiếu kỳ, đã yêu cầu phó Thập thả hai đầu sợi giây cho cái xe đạp hạ thấp xuống cho dễ ngắm. Phó đều thỏa mãn tất cả.
Cái xe nằm yên vị trên đó được một tuần thì phó Thập hạ nó xuống, dắt ra sân. Phó tính đi thăm bà thím ở cách nhà phó khoảng hơn 2km. Lẽ ra phó đã đến thăm mấy hôm trước vì nghe bà thím bệnh nhưng phó chỉ ngại lái chưa vững đâm vào người đi đường thì xấu hổ. Từ hôm đưa xe về, phó chưa lái lần nào.
Để yên chí đường đi sẽ tốt, phó bắt một anh con trai cùng đi với phó, mỗi người một cái xẻng, kiểm soát hết con đường xe sẽ đi, phân trâu phân bò xúc đổ xuống rãnh, chỗ nào có lỗ chân trâu thì lấy đất đổ cho đầy xong dùng chân dận xuống cho bằng. Chỗ nào quá cao thì san xuống. Khi đã sửa sang con đường chu đáo giống như người ta sửa đường đón quan tỉnh, quan huyện về, hay là chuẩn bị cho đám rước kiệu của tôn giáo, bấy giờ phó Thập mới trịnh trọng và thật hồi hộp leo lên xe, đạp từ sân ra đường rồi cứ theo con đường đã sửa cẩn thận mà lái đến nhà bà thím.

Phó mặc cái quần trắng và cái áo the đen, đi chân không cho dễ đạp, đầu đội nón dứa có quai rịt vào cằm như hàng tổng lý. Hai ống quần rộng, phó Thập dùng hai cái kẹp để phơi quần áo, kẹp lại cho nó khỏi lòa xòa vướng vào xích. Vạt sau áo dài, phó cũng dùng một cái kẹp kẹp nó vào cái poóc-baga cho gọn gàng. Phó đã thấy có người vạt sau áo này cuốn vào căm xe phía sau, kéo rách cả áo mà có khi người cũng bị kéo ngã sấp xuống, rất nguy hiểm. 

Trẻ con đi theo coi rất đông làm phó run và cuống, suýt lao xuống sông hai lần. Phó vã mồ hôi trán dù tiết trời đang lạnh. Sau bữa đó, phó có nói lại với vợ con, giá đi bộ có lẽ sung sướng hơn, nhàn nhã hơn, bớt lo hơn. Phó chưa quen tay lái nên hễ lên xe là cái xe cứ lao đi vùn vụt, dù phó không muốn đi nhanh như vậy.Thực ra xe đi không nhanh nhưng với tay lái còn lọng ngọng, phó nghĩ là nó đã đi quá nhanh! 
                                      
                                    %%%

Phó Thập giữ cái xe chạy cho đến cuối năm 1954, phó phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn và cái xe đạp thân thương nhiều năm để di cư vào miền Nam tìm tự do.
Tài sản của phó do giết lợn và nuôi lợn nhiều năm là một tài sản đáng kể ở nông thôn Bắc Việt lúc đó. Chẳng gì cũng hai mẫu ruộng tư nhất đẳng điền; thổ đất 5 sào với ngôi nhà ngói 5 gian và nhà phụ thuộc, có tường hoa, cổng ngõ, sân gạch như nhà ông quan hay nhà phú hộ giầu nhiều đời,  một con trâu cái và một con nghé và cái xe đạp trông còn như mới vì phó giữ gìn rất kỹ.

Phó Thập tiếc đứt ruột, của một đời dành dụm vất vả nhưng vợ chồng phó không dám rao bán. Bán có nghĩa là sẽ di cư vào Nam, tội lăng trì! Phó âm thầm bày mưu tính kế và ra đi. Chỉ đứa con gái thứ ba tên Sợi,  lấy chồng ở mạn bể tức Cồn Tròn, Cồn Vành; vợ chồng nó và một đứa con không về kịp để cùng đi với đại gia đình phó Thập lên Hà Nội. Khi vợ chồng con Sợi về tới Vạn Lộc thì cán bộ cộng sản đã chiếm nhà phó Thập và đại gia đình của phó Thập đã đi lên Nam định ba ngày rồi. Hai vợ chồng nó lại nhà bà thím, nó ngồi khóc rưng rức. Du kích lại vào dọa nếu nó tìm cách trốn theo sẽ bị bắt ở tù không có ngày ra cả hai vợ chồng.
Vợ chồng phó Thập bỏ lại gia đình con Sợi đau xót lắm nhưng chẳng biết sao hơn. Cả nhà đã chờ thêm một tuần rồi mới đáp xe lửa xuống Hải Phòng, nhưng càng mong càng mất. Nguyên do là vì bố chồng con Sợi bệnh sắp qua đời, nó và chồng nó không nỡ bỏ bố sắp chết mà đi. Thế là vợ chồng nó và đứa con phải ở lại. Sau 30 thánh Tư năm 1975, vợ chồng phó Thập có về Vạn Lộc thăm quê một lần. Phó xuống tận vùng bể tìm con Sợi và chồng nó tên Hội. Người ta bảo hai vợ chồng nó và đứa con nhỏ đã bỏ quê đi lâu lắm rồi, chẳng biết bây giờ còn sống hay đã chết. Vợ phó Thập thương con ngồi rấm rức khóc.

Có ông già ở Vạn Lộc nói hai vợ chồng Hội-Sợi trốn ra Nam định nhưng bị bắn chết ngay hồi đó, tức 1954. Chuyến đó hai vợ chồng ông già này cùng đi, có vợ chồng Hội-Sợi với đứa con 2 tuổi và hai gia đình nữa rủ nhau đi trốn nhưng không thoát. Cả thảy 18 người, bị bắn chết 13, chỉ còn ông già và 4 đứa trẻ mồ côi. Vợ ông già cũng bị đạn, hai ngày sau thì chết.

Vợ chồng phó Thập nghe câu chuyện thương tâm ngồi khóc lóc chán rồi chẳng biết sao hơn đành lên máy bay trở lại Sàigòn. Đó là năm 1977.
Từ ngày vào Nam, phó Thập và gia đình vẫn ở trại Bùi Phát đường Trương minh Giảng.
Năm 1992, phó Thập đã thành ông cụ gần 90 tuổi. Cụ phó Thập từ ngày vào Nam năm 1954 vẫn còn nghề mổ heo nhưng cụ không phải làm nữa. Hai anh con trai và anh con rể đảm đang mọi việc. Cụ phó ngày nào cũng có một bữa đánh chén dù bây giờ cụ uống yếu hơn xưa nhiều.
Khi di cư vào Nam, cụ còn lận vào lưng quần được 5 lạng vàng Kim Thành 9999; từ mấy năm nay, cụ giao cho vợ giữ một nửa, cụ một nửa. Bà cụ lại đi nhờ thợ kim hoàn đánh ra vài chục cái nhẫn, nhỏ nhỏ vậy lúc muốn bán đi tiêu cũng dễ mà giữ cũng dễ.
Cụ phó Thập dùng một sợi giây gai rất chắc xâu vài chục cái nhẫn vào với nhau và lận trong người. Năm 1994, cụ bị bệnh rồi qua đời. Bà cụ Thập và đám con lớn lúc thay quần áo cho cụ để tẩn liệm, có ý tìm cái xâu nhẫn. Nhẫn vẫn còn đủ số nhưng khi đem ra tiệm vàng bán thì hàng vàng bảo toàn nhẫn giả, chỉ có dăm cái là vàng thiệt. Cả nhà sửng sốt. Tìm kiếm nguyên nhân thì ra thằng con trai út rượu chè bài bạc giai gái, cứ mỗi lần thiếu tiền là về nịnh nọt ông cụ, đổ rượu cho cụ uống xong cụ ngủ quay ra. Hắn lấy nhẫn vàng và tráo cái nhẫn giả mạ vàng vào đó.
Rõ là thằng con ác ôn!  

Bút Xuân Trần Hoàng Sa
(Mời đọc: Bọt Sóng, truyện dài tị nạn, tâm lý, xã hội. Đông A xb 1997, 2 cuốn 665 trang. Có tại thư viện chính Santa Ana và nhiều thư viện thuộc quận Orange, CA, Hoa Kỳ)


 VÀI Ý KIẾN VỀ VIỆC NHÀ VĂN NHẤT LINH TỰ SÁT

 GS Bút Xuân Trần Đình Ngọc

Xin vắn tắt trả lời ông Nguyễn tường Thiết, con Nhà Văn Nguyễn tường Tam:

1-Từ 200 năm nay, tại Việt Nam, chưa có chế độ chính trị nào tốt đẹp, uyên bác và thương dân như chế độ đệ nhất Cộng Hòa, do Tổng Thống Ngô đình Diệm lãnh đạo.
Những lời bỉ thử chế độ ấy của Nguyễn tường Thiết là sai lạc, gian dối và do thù hận vì người cha, thủ lãnh VNQDĐ, Nguyễn tường Tam tự tử nên ông Nguyễn tường Thiết quá bi phẫn mà sinh ra nói càn. Vội giận mất khôn là vậy.
2-Tôi không có ân oán gì với nhà Ngô. Khi hai anh em ông TT Ngô đình Diệm bị bọn phản tướng ngu dốt, du côn, tham tiền thảm sát (2-11-1963), lúc đó tôi mới ra trường Võ khoa Thủ Đức gần một năm (Chuẩn Úy), không gia nhập đảng phái nào ngoài “đảng nhà binh” phục vụ Quân đội. Tôi cũng chưa hề gặp mặt bất cứ người nào thuộc gia đình họ Ngô và tay chân, thân tín của họ nên lời tôi nói là trung thực, không bênh ai, chống ai mà chỉ nói theo lương tâm và Sự Thật. 
3-Theo sự hiểu biết của tôi cùng với bài viết của Người Lính Già Oregon viết rất trung thực, ông Nguyễn tường Tam nửa muốn làm cuộc đảo chánh với nhóm Caravelle, nửa sợ bị tội, có nghĩa như bình dân nói: ông vừa đèo vừa run. Ông không dám nhận trách nhiệm, nếu thành công thì giây máu chia phần, nếu thất bại thì trốn trong Tòa Đại sứ Trung hoa Dân quốc. Thái độ ấy hơi hèn nhưng ông con (Nguyễn tường Thiết) vì thương cậu quá (cậu=bố, tiếng Hà Nội) đã bỏ qua những chi tiết ấy.
4-Nhà cầm quyền nào cũng phải dẹp phản loạn, dù ông là cái gì đi nữa bởi họ phải tự bảo vệ và bảo vệ dân chúng. Hãy coi bọn VGCS đàn áp những Nhà bất đồng chính kiến ngày nay. Ông Nguyễn tường Tam đã hoạt động chính trị nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm xương máu với VGCS nhưng ông không hiểu cho những khó khăn của ông Ngô đình Diệm, ông cũng không nhìn vào phúc lợi của dân miền Nam đang được hưởng do ông Ngô mang lại mà dẹp bớt tự ái, khép mình theo kỉ luật QG là cái mà các người như ông lẽ ra phải tôn trọng và giúp ông Ngô thăng tiến Xã hội chứ khg phải lòi ra những ích kỉ, ghen ghét, cay đắng…vì khg được chia phần giầu sang phú quí (như ông muốn). Ông Ngô khg tin tưởng được ông sao dám giao Bộ này Bộ kia? Chính ông Ngô cũng sống một cuộc sống đạm bạc, khi chết chỉ có nửa bao Bastos xanh và cỗ tràng hạt trong túi, lẽ ra là người biết thương dân, ông Nguyễn tường Tam nên ủng hộ ông Ngô hết lòng mới phải bởi cùng phe QG cùng có kẻ thù chung là VGCS!
5-Nghe dân chúng hát bài “Suy tôn Ngô Tổng Thống” ông Nguyễn tường Tam đã ghen tức lồng lộn lên (Nguyễn tường Thiết mô tả) trong khi kí tên với Nhóm đảo chánh thì ông sợ. Ông quá ích kỉ và hèn, không xứng đáng là thủ lãnh của lớp thanh niên vì đại nghĩa. Năm 1946, dù biết HCM Cộng sản, Nguyễn tường Tam vẫn cộng tác để được làm BT Ngoại giao nhưng với Vẹm thì chỉ là đặt cho có vị để chứng tỏ CP Liên Hiệp đoàn kết các đảng phái (Nguyễn hải Thần: PCT nước) nhưng sau khi CP Liên Hiệp này ra đời được vài tháng, ông Nguyễn tường Tam cũng lặn luôn, khg ló mặt ra nữa cho đến khi ông Diệm đón người di cư thì ông mới chường mặt ra, khg thông cảm cảnh thù trong giặc ngoài phá hoại mỗi ngày mà làm eo làm sách, đòi đảo chánh một CP Hợp Hiến hợp Pháp là ông Ngô, gây tai họa cực kì cho dân chúng miền Nam trong đó có gia đình và bè bạn ông. Ông cũng không hiểu được con người, đi cộng tác với bọn lưu manh, phản chủ, ngu dốt, thổ tả là bọn Nguyễn chánh Thi, Vương văn Đông, Nguyễn triệu Hồng mà sau này chỉ tên tướng mặt thịt gian ác Dương văn Minh cùng những tên Tôn thất Đính, Trần văn Đôn, Lê văn Kim, Mai hữu Xuân, Đỗ Mậu, Dương hiếu Nghĩa… đồng bọn khố xanh khố đỏ ngu tối, phản chủ, ma cô và dân sự như Phan quang Đán… hèn hạ, đáng khinh bỉ hoan nghênh chúng.
6- Ông Nguyễn tường Tam đã nhận tiền của BS Trần kim Tuyến ra sao? Chưa thấy ông Nguyễn tường Thiết nói tới nhưng trong bài viết của NLGO có đề cập.
7-Ngày nay, VGCS vì thấy thần tượng của họ là HCM đã xuống tới đất đen, họ muốn cào bằng nên cho tay sai đánh phá ông Ngô đình Diệm mà hơn hai chục triệu dân miền Nam ngưỡng mộ và biết ơn, cũng có thêm hàng triệu người miền Bắc đã biết ông từ 1945-1954 nhưng khg di cư vào Nam được vì bị VGCS ngăn cản. Họ nghe tiếng ông Ngô và muốn cộng tác với ông.
8-Khi tôi nghe tin Nhà Văn Nhất Linh vì tức giận với CP Ngô triều mà quyên sinh, tôi thật tiếc cho ông. Ông không bị tù, bị giam dù có liên hệ (ít hay nhiều) với Nhóm phản loạn. Ông cũng không biết rằng dù ông ghét cay ghét đắng nhà Ngô do lòng ích kỉ và ghen tị nhưng nhà Ngô chính là ân nhân, cứu chúa của nhiều triệu người miền Nam và người Bắc di cư. Hãy cứ nói các con ông Nguyễn tường Tam, khg có nhà Ngô và đệ nhất CH thì khg có kiến thức như ngày nay, ngay cả Nguyễn minh Triết, nhiều người CS khác như Kỹ sư Huỳnh tấn Phát, BS Dương quỳnh Hoa, Nguyễn Hộ, Nguyễn Trấn, Huỳnh tấn Mẫm, Nguyễn trọng Nho, Huỳnh tấn Lê, Đào văn  Bình, Cao văn Hở, Nguyễn văn Binh, Lê văn Nuôi, Nguyễn đắc Xuân, Nguyễn hiến Lê, Vương hồng Sển, Nguyễn ngọc Lan, Vũ Hạnh, Thích nhất Hạnh, Thích minh Châu và hầu hết hàng tăng lúc đó, ngay cả Bút Xuân này, nếu khg có đệ nhất CH thì chỉ đi làm ruộng. Giới trí thức do đệ nhất và đê nhị CH miền Nam sản xuất đã giúp nước VN cho đến ngày nay, khi CS vào miền Nam có số nhân lực này để dùng, bớt lúng túng, và dùng cho đến ngày nay. Ông Nguyễn tường Tam tự hào là một Nhà Cách mạng, hơn hẳn HCM, lại một Nhà Văn hóa thông hiểu về Văn hóa giáo dục hơn ai hết, ông khg cổ võ và khen tặng những việc làm tốt cho đất nuớc và con người mà lại chỉ để ý đến một bài hát mà bên miền Bắc cũng có để ca ngợi Hồ tặc, đâm ra ghen tức và muốn làm đảo chánh để lật đổ! Lật đổ không được thì tự sát, phủ công ơn của cha mẹ, phủ công ơn của nuớc non đã cưu mang, phủ công ơn đồng chí là những người cần mình và nắm tay mình trên bước đường chiến đấu cam go với kẻ thù chính là VGCS? Sao ông đã kinh qua rất nhiều, từng ra làm BT Ngoại giao của CP Liên Hiệp do HCM là CT mà ông còn dại dột, nông nổi như vậy? Tôi thực sự không hiểu với số tuổi hơn 30 lúc đó, nhưng thật tiếc đứt ruột cho ông khi nghe tin ông uống độc dược tự sát.
9-Khi ông Nguyễn tường Tam làm BT Ngoại giao trong CP Liên Hiệp của HCM, ông biết rõ chúng độc tài tàn ác như thế nào nhưng ông bỏ chạy mà không có một câu phản bác vì đại nghĩa dân tộc. Trái lại, khi sống dưới chế độ VNCH có đầy đủ tự do, dân chủ, Nguyễn tường Tam không đi theo con đường ứng cử, bầu cử, trò chơi dân chủ của thế giới văn minh mà lại tìm cách hất đi, phá đổ bằng bạo lực, tức là đảo chánh một CP hợp hiến, hợp pháp đang điều hành đất nước thành công, hành sử của bọn võ biền, vô học đáng bị nguyền rủa. Thái độ đó của một nhà cách mạng, một trí thức như ông Nguyễn tường Tam, dù chúng tôi kính mến ông mấy về Văn học, cũng không chấp nhận được. Quấy đảo người hiền lành biết điều để mưu lợi riêng (như vụ nhận tiền của BS Trần kim Tuyến) nhưng sợ sệt, nhu nhược, trốn chạy với kẻ ác, kẻ thù của dân tộc (Vẹm), nghĩa là chỉ bắt nạt người hiền mà hèn nhát với đứa dữ. Thái độ đó, hành sử đó không cách gì biện hộ được. Chín năm trước, năm 1954, lúc quá khó khăn cho CP NĐD, không thấy mặt ông Nguyễn tường Tam đâu. Sau bao nhiêu nỗ lực, ngay cả suýt bị bắn chết vì âm mưu của VGCS, mới hơi khá khá vì dân chúng cơm no áo ấm, ông Nguyễn tường Tam lợi dụng lúc đó để đảo chánh. Chúng tôi nghĩ CP của TT Ngô đình Diệm đã đối đãi hết sức nhân ái với ông Nguyễn tường Tam mà những kẻ khác không được hưởng ưu đãi như thế. Nhưng ông không biết mà lại lấy ân làm oán, cố tình tự sát để vu tiếng ác. Ngay như sự suy luận về cái bức tử của TT Quảng Đức, ông Nguyễn tường Tam cũng đã quá sai rồi. Đọc lá thư tuyệt mệnh của ông NTT ta thấy rõ điều đó.
10-              Tạp chí Văn Hóa Ngày Nay của Nhà văn NTT,  lúc đầu được dăm số thì bạn đọc phấn khởi nhưng dần dần, đây là người ta nói, ông Nhất Linh viết kém hẳn đi. Hình như ông khg còn sức hấp dẫn quần chúng nữa. Văn ông đã tắt lửa cách mạng, có phải vì cả ngày ông chỉ nghe bài suy tôn Ngô TT mà lòng dạ điên lên khg còn viết gì được (Nguyễn tường Thiết mô tả)  chứ xưa kia, khi cùng với Khái Hưng, ngòi bút của ông trơn tru thế nào thì nay nó đơn điệu, tù túng, chán nản như thế. Sau mấy số báo, chính tôi (BX) khg mua nữa vì nó chẳng có gì đáng đọc.
Có lần tôi đã cất công, bỏ buổi làm đến thăm ông NTT vì ngưỡng mộ văn ông, tính trình bày và xem ý kiến của ông về vài vấn đề chính trị (lúc ấy hình như ông ở đường Kỳ Đồng, lâu quá đã quên) nhưng người nhà nói ông đi vắng. Thường thì gia đình ông chỉ thích tiếp những bậc vị vọng như BS Phiếm, bác Kiểm gì đó như ông Nguyễn tường Thiết mô tả mà rất ngại phải gặp những đám cùng đinh như tôi. Tôi biết thế, nhưng ra về lòng vẫn nhẹ nhõm. Gia đình ông Nguyễn tường Tam có cái,  hầu như ai cũng vậy, ông Duy Lam nào đó cũng thế, cứ cho mình là đệ nhất danh gia, chẳng coi ai vào đâu, ngay cả ông BS Nguyễn tường Bách khi còn sống (bài viết mới đây lại lòi ra là của một Nguyễn tường Bách khác) mà khg hiểu rằng thiên hạ có rất nhiều Bái công, chết ông Bái công này còn ông Bái công khác! Mình hơn người ta cái này, nhưng thua người ta cái khác. Phải nhún nhường mới được trọng vọng.
11-              Cho dù là thực sự ông Ngô đình Diệm có đàn áp ông Nguyễn tường Tam đi nữa, dù bị nhốt trong tù, ông phải nghĩ cách báo thù, quật lại, nhẫn nhịn chịu đựng mọi hành hạ  của kẻ thù như bỏ đói, bỏ khát, cùm chân, xiềng xích, nhục mạ v.v… Đó là cách làm của người anh hùng chứ khg phải đang được tự do với gia đình đầy đủ sung sướng lại giận dỗi quyên sinh đổ tội cho kẻ thù. Cái đó quá sai và chứng tỏ sự yếu hèn không xứng đáng là một lãnh tụ VNQDĐ chỉ 33 năm sau Đảng trưởng Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí anh hùng Yên Báy!
12-              Tôi đã định viết những ý nghĩ này từ khi đọc một bài thân hữu của họ Nguyễn tường đổ sống cho ông Ngô đình Diệm liên quan đến vụ tự sát của ông Nguyễn tường Tam và miệt thị nhà Ngô cạn tầu ráo máng. Những người đó là sai hoàn toàn bởi khg dùng lí trí và sự công bằng mà phân tích sự việc mà chỉ căn cứ vào tình cảm yêu, ghét, thù hận, bóp méo tất cả sự Thật. Nhưng vì bận quá vả lại cũng khg muốn dây dưa nên hôm nay mới gõ được mấy hàng này.
24-7-2013
GS Bút Xuân Trần Đình Ngọc

Trích: Bí mật về vụ Nhất Linh tự sát - Phạm Hải
Đoạn văn sau đây cho chúng ta biết chính xác lý do ông Nguyễn tường Tam tự tử.
Một sự thật rất ít người biết là gần như suốt cả thời Đệ Nhất Cộng Hoà Việt Nam thì mỗi tháng Nhất Linh đều nhận được một số tiền mười ngàn đồng bạc từ văn phòng Nghiên Cứu Chánh Trị do bác sĩ Trần Kim Tuyến điều hành.  Số tiền này được cấp phát cho Nhất Linh để tổ chức một lực lượng đối lập cuội che mắt Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Âu.  Lực luợng đối lập này đồng thời cũng được giao cho một căn nhà ở cuối đường Phan Thanh Giản gần cầu ra xa lộ để làm trụ sở.  Nhất Linh “lãnh lương” mỗi tháng và có một cuộc sống khá phong lưu. Bọn đàn em không được chia chác nên nội bộ trở nên bất hoà.  Do vậy những người này đã đồng lòng khai báo sự thật khi được hỏi cung. Một trong số những người này khi bị giam ở khám lớn Chí Hoà đã viết thư về cho gia đình kể rõ sự tình khúc nhôi.  Nhất Linh có một cuộc sống cá nhân nhàn nhã nhờ tiền “trợ cấp” của văn phòng Nghiên Cứu Chánh Trị, trong khi gia đình Nhất Linh chẳng giầu có gì, bà vợ chỉ buôn bán cau khô tin tặn sống chật vật qua ngày mà thôi.

Nhất Linh sợ hãi khi phải đối chất với bọn đàn em không phải vì vài cái biểu ngữ hay mấy tờ truyền đơn mà vì những đồng tiền từ chính quyền đương thời.  Còn gì là mặt mũi với đàn em thuộc hạ, còn gì là tình nghĩa với những người đã nể nang trân trọng gia ân cho mình, còn gì là tiếng tăm trong thế giới văn chương thơ phú và nhất là có còn dám bước ra ngoài đường nhìn mặt đồng bào không?  Nhục nhã và nhơ nhơp quá.  Do vậy chỉ có chết là hết chuyện mà lại còn được vinh danh là anh hùng vì dân vì nước chống “độc tài”, chống “đàn áp tôn giáo”, chống ‘gia đình trị”.

Sự thật dù trong bất cứ hoàn cảnh và trường hợp nào cũng phải được đề cao và tôn trọng mặc dù đôi khi đó là những sự thật đắng cay phũ phàng. 


Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List