QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, April 19, 2014

Tháng Tư Đen và Binh Chủng Mũ Xanh


 


Hồi ký của Đại Tá Nguyễn Thành Trí,
Tư Lệnh Phó Sư Đoàn TQLC/QLVNCH :
Tháng Tư Đen và Binh Chủng Mũ Xanh


                                                                            VIDEO CLIP  
Cựu Đại Tá Nguyễn Thành Trí, biệt danh Tango, sinh năm 1935, nguyên Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến VNCH từ 1972 cho tới cuối ngày 30 Tháng Tư 1975, đã trải qua 13 năm tù cộng sản, tới Hoa Kỳ theo chương trình HO., hiện định cư tại Houston Texas cùng vợ và 4 con.

Ngày 18 tháng Ba 1975, Đại tá Trí là Tư Lệnh Mặt Trận Tây Bắc Huế. Ngày 20-3, từ tuyến Mỹ Chánh trở vào vẫn nguyên vẹn. Mọi cuộc tấn công của Quân Bắc Việt vào phòng tuyến Thuỷ Quân Lục Chiến dọc hành lang sông Bồ và khu vực Cổ Bi đều bị đẩy lui. Nhưng rồi, chỉ 10 ngày sau những lệnh rút quân hoảng loạn từ thượng cấp, Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến tại Vùng I chiến thuật với quân số chừng 11,000, khi được Cơ Xưởng Hạm 802 đưa về đến Vũng Tầu, chỉ còn khoảng 4,000 binh sĩ.

Sau đây là chuyện Tháng Tư Đen, trích từ hồi ký "Ngày Tháng Không Quên", của một Tư lệnh mặt trận, kể về những ngày giờ sau cùng của binh chủng mũ xanh thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

*
Ngày 1 Tháng Tư 75

Ngày 1-4-75 khoảng 16:00 giờ SĐ/TQLC về đến VũngTàu và được lệnh di chuyển về đóng quân tại trại Úc Đại Lợi ở Bãi sau. Trại này trước đây do lực lượng Úc tham chiến tại Việt Nam dựng theo lối kiến trúc tiền chế để làm nơi tạm trú đóng và dưỡng quân. Là một thị xã nhỏ về diện tích cũng như dân số, nhưng nhờ có ba bãi biển khá đẹp nên Vũng Tàu được coi như nơi thu hút du khách đến nghỉ mát. Tiểu đoàn 4/TQLC là đơn vị duy nhất trong Sư đoàn có hậu cứ tọa lạc tại Vũng Tàu kể từ năm 1962.

Ngày hôm sau Sư đoàn bắt tay ngay vào việc tái trang bị và bổ sung quân số cho các đơn vị. Theo lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu, việc chỉnh trang phải được hoàn tất trong thời gian tối thiểu và SĐ/TQLC phải sẵn sàng được đặt trong tình trạng ứng chiến trong vòng một tuần lễ. Quân trang quân dụng, vũ khí, đạn dược và các nhu cầu khác như thực phẩm, thuốc men… được chở từ hậu cứ các đơn vị hay Sư đoàn từ Sài Gòn ra Vũng Tàu.

 Trong vòng hơn mười ngày Khối bổ sung cũng đã cung cấp khoảng năm trăm quân nhân trong hai đợt để bổ sung cho các đơn vị. Quân số nói trên, ngoài thành phần Tân binh, Hạ sĩ quan và Sĩ quan mới ra trường, còn có các cựu quân nhân các cấp đã được nhập vào Khối bổ sung sau thời gian bị thương được chữa trị xong từ bệnh viện TQLC hay bệnh viện Cộng Hòa. Cựu quân nhân cũng như quân nhân mới ra trường đều được san sẻ giữa các đơn vị trong chiều hướng làm thế nào khả năng tham chiến của các đơn vị đạt được mức tương đối đồng đều nhau về lượng cũng như phẩm. 

Tổ chức của SD/TQLC có khác hơn các Sư đoàn Bộ binh là các Tiểu đoàn không trực thuộc các Lữ đoàn như thành phần hữu cơ. Một Tiểu đoàn có thể được BTL/SĐ tăng phái cho bất cứ Lữ đoàn nào để sử dụng trong nhiệm vụ chiến thuật và cũng có thể được thay thế bởi một Tiểu đoàn khác khi quân số bị hao hụt do hậu quả của các trận đụng độ lớn, hoặc đã hành quân trong thời gian quá lâu, cần được rút về hậu tuyến để nghỉ ngơi và chỉnh trang. Nhờ đó mà khả năng tham chiến cũng như tác chiến của các Lũ đoàn lúc nào cũng đạt được mức mong muốn.

Tưởng cũng cần nói thêm, khi SĐ/TQLC về đến Vũng Tàu thì Trung tâm huấn luyện TQLC cũng đang ráo riết xúc tiến chương trình huấn luyện cho gần một ngàn năm trăm tân binh và sẽ lần lượt đưa về khối bổ sung để phân phối cho các đơn vị. Còn điều đáng mừng nữa là một số các quân nhân được coi như mất tích trong các cuộc rút quân từ cù lao Vĩnh Lộc, Thừa Thiên và từ Đà Nẵng, cũng lần lượt trở về trình diện thẳng các hậu cứ đơn vị ở Sài Gòn hoặc tại BTL/SĐ/TQLC ở Vũng Tàu. Trong vòng khoảng mười ngày con số nói trên đã lên đến hơn năm trăm, và cứ theo đà này quân số đó có thể tăng gấp đôi hay hơn nữa trong những tuần lễ kế tiếp. Nhìn chung SĐ/TQLC không gặp trở ngại nào đáng kể trong việc bổ sung quân số, ít ra cũng cho hai Lữ đoàn.

 Vấn đề tế nhị còn lại là mối ưu tư chung của các cấp chỉ huy về các tân binh chưa có kinh nghiệm thực tế ngoài mặt trận trong khi chiến trường càng ngày càng trở nên gay go với hình thái qui ước rõ ràng. Mặt khác về hỏa lực yểm trợ pháo binh cơ hữu thì Sư đoàn chỉ mới được cấp phát có sáu khẩu đại bác 105 ly, đủ để trang bị cho một pháo đội. BTL/SĐ/TQLC luôn theo dõi và đôn đốc việc tái trang bị và bổ sung quân số cho LĐ258 và 468/TQLC. LĐ/468/TQLC được xếp ưu tiên một để lên đường tham dự bất cứ mặt trận nào khi có lệnh của Bộ TTM.

Khi Khánh Dương và Tuy Hòa rơi vào tay CSBV, số phận Nha Trang chỉ còn là thời gian: Khánh Dương là tiền đồn trọng yếu để bảo vệ Nha Trang về hướng Tây Bắc trong khi Tuy Hòa, giao điểm Liên lộ 7B và Quốc lộ 1, là tuyến ngăn chặn địch tràn xuống từ hướng Bắc.

Ngày 2-4-75 rồi 3-4-75 Nha Trang và Cam Ranh tuần tự bỏ ngỏ. QĐII không còn khả năng thực hiện được một cuộc trì hoãn chiến nào để làm chậm bước tiến của quân CSBV trên Quốc lộ 1. Sư đoàn 2 CSBV được lệnh tiến vào Nam. Chúng sử dụng tất cả các phương tiện chuyển vận của QLVNCH, kể cả chiến xa bỏ lại sau khi rút lui. Mặt khác, sau khi Đà Nẵng bị chiếm, CSBV đã điều động thêm hai Sư đoàn thuộc Quân đoàn 1 từ Ninh Bình vào chiến trường trong Nam; và như thế, theo tài liệu của Bùi Tín, một Đại tá CSBV, thì miền Bắc chỉ còn lại có Sư đoàn 318 để "bảo vệ hậu phương lớn".

Trước đà tiến quân của CSBV, ngày 2-4-75, tuyến cố thủ Phan Rang được tổ chức dưới quyền chỉ huy của Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, tư lệnh tiền phương QĐIII. Lãnh thổ từ Phan Rang trở xuống phía Nam, nguyên thuộc Vùng 2 chiến thuật, nay được sát nhập vào Vùng 3 chiến thuật. BTL Tiền phương QĐIII đóng tại sân bay Phan Rang. Lực lượng phòng thủ Phan Rang gồm các đơn vị thuộc SĐ2/BB rút về từ Vùng 1 chiến thuật, LĐ2 Nhảy Dù (về sau được Liên đoàn 31 BĐQ thay thế), lực lượng ĐPQ Ninh Thuận, một chi đoàn Chiến xa, SĐ6 Không Quân và một Duyên đoàn để kiểm soát và bảo vệ bờ biển.

Ngày 14-4-75, CSBV tung ra SĐ3 được tăng cường thêm một Trung đoàn để tấn công vào tuyến phòng thủ Phan Rang. Lực lượng phòng thủ Phan Rang được sự yểm trợ của Không quân đã chống trả mãnh liệt và gây cho địch tổn thất nặng nề. Địch tiếp tục duy trì mức độ pháo kích đồng thời chỉnh đốn lại lực lượng để chuẩn bị mở các đợt tấn công mới.

vnch ditan30 4

Di Tản Từ Cam Ranh Tới Vũng Tàu, Tháng 4-1975. Tàu Hải quân Việt nam số hiệu HQ-504 từ Miền Trung tới Cảng Vũng Tàu ngày 3 tháng 4-1975, chở hơn 7,000 lính và dân di tản. Tất cả các thành phố cảng phía bắc của Vũng Tàu lúc này đều đã thất thủ, và Vũng Tàu đã đón hơn 20,000 người di tản từ Cam Ranh qua các tàu Hải quân. (Photo STAFF/AFP/Getty Images)

Khoảng đầu trung tuần tháng 4-75, theo lệnh của Bộ Tổng tham mưu, SĐ/TQLC tăng phái cho QĐIII tại Biên Hòa một Lữ đoàn TQLC. LĐ468/TQLC được lệnh lên đường với tổ chức lực lượng như sau:

- LĐ468/TQLC (Đại tá Ngô Văn Định, Lữ đoàn trưởng), BCH/LĐ và các đơn vị yểm trợ chuyên môn Công binh, Truyền tin, Quân Y…

- Đại đội Viễn thám.

- Pháo đội 105 ly/TQLC (thay vì một Tiểu đoàn vì chưa được cấp phát đầy đủ đại bác)

- Phân đội chống chiến xa106 ly.

- 3 TĐ/TQLC: TĐ1 (Thiếu tá Dương Văn Hưng, Tiểu đoàn trưởng), TĐ8 (Trung tá Nguyễn Đăng Hòa, Tiểu đoàn trưởng), TĐ16 (Thiếu tá Đinh Xuân Lãm, Tiểu đoàn trưởng)

Quân số tham chiến của LĐ468/TQLC được khoảng trên 2.500. Đó là điểm đáng mừng vì quân số nói trên không bị sút giảm bao nhiêu so với thời gian trước khi có cuộc rút quân khỏi V1CT. Tuy nhiên đây chỉ nói đến vấn đề "lượng". Dù muốn dù không các đơn vị đang có nhiều tân binh, còn phải trải qua biết bao thử thách trong tương lai hầu có được nhiều kinh nghiệm thực tế trên chiến trường, sức chịu đựng bền bỉ về tinh thần cũng như thể chất. Nhìn các đơn vị tập họp lên xe hành quân mà lòng dâng lên niềm xúc động. Đã lâu rồi mới lại thấy được các đơn vị tập trung đông đủ tại một nơi như thế này.

Đoàn xe di chuyển tới Bà Rịa thì được lệnh quay trở lại Vũng Tàu. Lý do được biết là Sài Gòn đang có tin đồn đảo chánh nên mọi cuộc chuyển quân được tạm thời đình chỉ. Ngày hôm sau thì LĐ468/TQLC mới có lệnh rời Vũng Tàu để di chuyển lên Biên Hòa trình diện BTL/QĐIII. Lữ đoàn này đươc giao nhiệm vụ phòng thủ phía Đông và Đông Nam Biên Hòa, trong khu vực giới hạn phía Bắc bởi Quốc lộ 1 và phía Nam bởi Quốc lộ 15. Tuyến phòng thủ kéo dài từ ngã ba Thái Lan đến phía Nam Hố Nai ngăn chặn địch từ hướng Long Khánh và Long Thành.

Mặt trận Phan Rang thất thủ vào ngày 16-4-75, sau khi CSBV tung thêm Sư đoàn 325 tấn công dứt điểm. Trước lực lượng đông hơn về quân số tấn công, mạnh hơn về thành phần trừ bị, trong khi lực lượng phòng thủ Phan Rang gồm các đơn vị rút về từ QK1 hoặc từ các mặt trận của QK2 với quân số yếu kém, thiếu thốn phương tiện yểm trợ hỏa lực và nhất là tinh thần binh sĩ khá mệt mỏi, Phan Rang thất thủ là điều đương nhiên. Tại mặt trận này Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh tiền phương QĐIII, Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh SĐ6 Không quân, Đại tá Nguyễn Thu Lương, Lữ đoàn trưởng LĐ2 Nhảy dù, đã bị địch bắt. Ngày 19-4-75, ta lại mất thêm Bình Thuận, tỉnh cuối cùng của QK2 được sát nhập vào QK3.

Trong lúc này mặt trận Xuân Lộc càng ngày càng trở nên gay go khốc liệt. Xuân Lộc bắt đầu nổ súng khi Quân đoàn 4 CSBV tung ra 3 Sư đoàn 6, 7 và 341 tấn công vào ngày 9-4-75. Tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh SĐ18BB, chỉ huy lực lượng phòng thủ đã cương quyết chống trả mặc dù Trung đoàn 52/SĐ18BB trong những ngày đầu đã bị thiệt hại khá nặng nề tại khu vực Tây Bắc Xuân Lộc.

Để đáp ứng nhu cầu tình hình, LĐ1 Nhảy dù được gởi đến tăng cường cho mặt trận Xuân Lộc. Thấy được sự quyết tâm của SĐ18BB trong việc cố thủ Xuân Lộc, CSBV gởi thêm Trung đoàn 95/SĐ325 tăng cường cho Quân đoàn 4.

Ngày 16-4-75 khi nắm được tin tức một số đơn vị thuộc SĐ341 CSBV đang tập trung ở phía bác Dầu Giây, QĐIII đã ra lệnh cho Không quân ném hai quả bom CBU với sức tàn phá và sát hại cao, gây cho địch thiệt hại nặng nề về nhân mạng cũng như vật chất. Không quân VNCH đã phải biến cải phi cơ C130 để có khả năng chuyên chở và thả xuống mục tieu hai quả bom này. Tiếc thay ta chỉ được Mỹ giao cho vỏn vẹn hai ngòi nổ, nên những quả bom còn lại chỉ như những đống sắc vô dụng. Hậu quả của hai quả bom CBU nói trên đã làm cho địch phải tạm thời ngưng cuộc tấn công để nghiên cứu lại đường lối hành động mới.

Trong khi chiến trường đầy sôi động thì Sài Gòn có những âm mưu đảo chánh. Những tin tức như thế chẳng có gì phấn khởi đối với các chiến sĩ đang chiến đấu ngoài mặt trận. Họ chỉ muốn được yên tâm, nắm vũng tay súng để giữ gìn phần đất quê hương càng ngày càng bị thu hẹp dưới bước chân quân thù.
vnch ditan130 4

Di Tản Từ Cam Rang Tới Vũng Tàu, Tháng 4-1975. Tàu Hải quân Việt nam số hiệu HQ-504 từ Miền Trung tới Cảng Vũng Tàu ngày 3 tháng 4-1975, chở hơn 7,000 lính và dân di tản. Tất cả các thành phố cảng phía bắc của Vũng Tàu lúc này đều đã thất thủ, và Vũng Tàu đã đón hơn 20,000 người di tản từ Cam Ranh qua các tàu Hải quân. (Photo STAFF/AFP/Getty Images)

Ngày 21-4-75, một LĐ/TQLC thứ hai được lệnh tăng phái cho QĐIII. Thiếu tướng Lân chỉ thị cho tôi tổ chức một BCH nhẹ SĐ để cùng với LĐ258/TQLC di chuyển về Biên Hòa trình diện QĐIII. Tổ chức lực lượng của LĐ258/TQLC như sau:

- LĐ258/TQLC (Đại tá Nguyễn Năng Bảo, Lữ đoàn trưởng), BCH/LĐ và các thành phần yểm trợ chuyên môn Công binh, Truyền tin, Quân Y…

- Đại đội Viễn thám.

- Pháo đội 105 ly TQLC (thay vì một Tiểu đoàn vì chưa được cấp phát đầy đủ đại bác)

- Phân đội chống chiến xa 106 ly.

3 TĐ/TQLC: TĐ2/TQLC (Thiếu tá Trần Văn Hợp, Tiểu đoàn trưởng), TĐ4/TQLC (Thiếu tá Trần Ngọc Toàn, Tiểu đoàn trưởng) và TĐ6/TQLC (Trung tá Lê Bá Bình, Tiểu đoàn trưởng)

Đoàn xe chở các đơn vị đến Biên Hòa vào khoảng 11:00 giờ và tôi được lệnh vào trình diện Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh QĐIII, để nhận thêm chỉ thị. Trước tiên ông hỏi thăm về quân số của hai Lữ đoàn. Ông tỏ vẻ rất hài lòng khi biết quân số tham chiến của hai LĐ/TQLC ở mức cao trên năm ngàn. Sau đó ông cho biết tình hình tại Xuân Lộc rất nghiêm trọng và nặng nề. Ông ra lệnh cho tôi chịu trách nhiệm tổ chức phòng thủ phía Đông Biên Hòa với hai LĐ/TQLC đang có. 

(Lúc bấy giờ Tướng Toàn chưa cho tôi biết là SĐ18BB đang rút khỏi Xuân Lộc; có thể ông muốn giữ kín việc này vì sợ nó sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của các đơn vị đang chiến đấu tại các nơi. Cho đến ngày hôm sau thì Tướng Lân mới gọi điện thoại báo cho tôi hay là Xuân Lộc đã bỏ ngỏ rồi. Ông lưu ý tôi phải cẩn thận vì lực lượng CSBV tiếp tục tiến về hướng Biên Hòa, Bà Rịa và Long Thành). Dựa vào tuyến phòng thủ của LĐ468/TQLC phía Nam QL1, LĐ258/TQLC tiếp nơi tuyến phòng thủ và kéo dài lên hướng Bắc cho đến sông Đồng Nai. Như vậy tuyến phòng thủ của 2 LĐ/TQLC được tổ chức cách tỉnh lỵ Biên Hòa 13 đến 15 cây số, bảo vệ phía Đông và Đông Nam cho tỉnh này, hướng về Trảng Bom và Long Thành. BCH/LĐ258 đóng tại trại tù Cộng sản Tam Hiệp, BCH nhẹ SĐ/TQLC đóng cạnh BCH/LĐ468 trong căn cứ Long Bình.

Buổi tối, một biến cố chính trị quan trọng xãy ra: đài truyền hình phát đi lần ra mắt cuối cùng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trước đồng bào sau chín năm lãnh đạo quốc gia. Ông tuyên bố từ chức sau khi đọc một thông điệp dài hơn một tiếng đồng hồ. Theo Hiến Pháp, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương sẽ lên thay thế. (Buổi lễ nhậm chức Tổng Thống được cử hành sau đó hai hôm). Trong những ngày 23, 24-4-75 địch tạm ngưng các cuộc tấn công lớn nhưng vẫn duy trì mức độ pháo kích tại khu vực Biên Hòa như sân bay, BTL/QĐIII, căn cứ Long Bình, Trường Bộ binh Thủ Đức và Trường thiết giáp. Mặt khác chúng cũng cho tổ chức các cuộc tấn công có tánh cách thăm dò vào các tuyến phòng thủ của các đơn vị TQLC. Nhưng mọi nỗ lực của chúng chẳng gây được ảnh hưởng gì.

Trưa ngày 24-4-75 theo lệnh của BTL/SĐ/TQLC, Trung Tá Nguyễn Đằng Tống đến thay thế cho Đại tá Ngô Văn Định trong chức vụ Lữ đoàn trưởng LĐ468/TQLC. Đại tá Định trở lại Vũng Tàu để xúc tiến việc tái tổ chức LĐ147/TQLC. Hiện tại Vũng Tàu đã có Tiểu đoàn 14/TQLC với quân số và trang bị đầy đủ, đang ứng chiến tại chỗ. Tuy nhiên SĐ/TQLC cần tổ chức thêm hai tiểu đoàn nữa để LĐ147/TQLC có thể thành hình và sẵn sàng tham chiến.

Sáng ngày 26-4-75, tôi đi thăm tuyến phòng thủ của LĐ258/TQLC tại khu vực Hố Nai trên quốc lộ 1.

Nhìn anh em TĐ6/TQLC trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, tôi cảm thấy rất yên tâm. Hệ thống phòng thủ được tu bổ sửa sang trông khá hơn những ngày đầu mới tới. Đó là công tác quen thuộc hàng ngày của họ, nhưng lần này họ đã ý thức được rằng họ sẽ phải đương đầu với một lực lượng địch đông hơn, chiến xa và pháo cũng hùng hậu hơn. Chi đoàn chiến xa tăng phái cho TĐ6/TQLC đã phối trí hơi lùi về phía sau và được ngụy trang che dấu thật kỹ. Các sinh hoạt dân chúng trong các ấp ở Hố Nai vẫn bình thường ngoại trừ các lực lượng võ trang do các cha xứ tổ chức đang gia tăng tuần tiễu và canh gác trong các ấp.

Tiếng súng đầu tiên để bắt đầu cho chiến dịch Hồ Chí Minh, tức chiến dịch tổng tấn công vào thủ đô Sài Gòn, đã nổ ra từ hướng Đông Biên Hòa vào lúc 17:00 giờ. Quân đoàn 2 CSBV đã tung ra sư đoàn 304 với chiến xa và đại pháo yểm trợ, tấn công vào Trường thiết giáp. Sư đoàn 325 với chiến xa và đại pháo yểm trợ, tấn công Chi khu Long Thành trên quốc lộ 15. Cùng lúc, địch pháo kích dữ dội vào sân bay Biên Hòa, căn cứ Long Bình Hố Nai. Một số phi cơ tại căn cứ không quân Biên Hòa phải cất cánh bay về Tân Sơn Nhất để tránh pháo kích. Song song với các cuộc tấn công của Quân đoàn 2 CSBV nói trên, về hướng Bắc, Quân đoàn 4 CSBV với các sư đoàn 6, 7 và 341 được tăng cường chiến xa và đại pháo, đồng loạt tấn công vào Trảng Bom, cách Biên Hòa khoảng 27 cây số về hướng Đông, do Trung đoàn 43/SĐ11BB trấn giữ. Tất cả mũi tấn công của địch thật sự đã gây cho ta bối rối lúc đầu, nhưng sau đó bị chặn đứng nhờ sự yểm trợ hữu hiệu của phi pháo. 

Tuy nhiên sau đó, ở phía Nam, Trường thiết giáp đã bị một Trung đoàn thuộc Sư đoàn 304 tấn công và chiếm giữ. Dùng Trường thiết giáp làm bàn đạp, chúng triển khai đội hình về hướng Tây Nam với ý định chiếm Quốc lộ 15. Lập tức một Đại đội TĐ1/TQLC được tăng phái cho lực lượng chiến xa thuộc LĐ3KB mở ngay cuộc phản công. Trước hỏa lực mạnh mẽ của pháo binh, chiến xa và sự chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ TQLC cũng như thiết giáp, sau vài giờ chống cự địch phải rút lui về hướng Đông, bỏ lại chiến trường 12 chiến xa và nhiều tử thương (theo tài liệu của Chuẩn tướng Trần Quang Khôi, tư lệnh LĐ3KB). 

Thiệt hại của ta được coi như là nhẹ. Trong khi đó địch tổ chức các hoạt động trinh sát trước tuyến của các Tiểu đoàn 4 và 6 thuộc LĐ258/TQLC, Tiểu đoàn 16 thuộc LĐ468/TQLC. Vài cuộc chạm súng nhỏ xãy ra, nhưng sau đó địch bỏ chạy. Những cuộc hoạt động trinh sát như thế thường là địch muốn điều nghiên địa thế, tìm hiểu cách phối trí quân của ta, chuẩn bị các hỏa tập cho cuộc tấn công trong tương lai. Các đơn vị TQLC đã quen thuộc với các loại hoạt động này của địch trong thời gian còn hành quân tại Quảng Trị.

Sáng ngày 27-4-75, Tướng Toàn yêu cầu tôi hướng dẫn đến thăm tuyến phòng thủ của LĐ468/TQLC trên Quốc lộ 15 tại khu vực của TĐ1/TQLC. Trong dịp này ông lưu ý tôi là địch sẽ còn mở ra những cuộc tấn công kế tiếp mạnh mẽ hơn và chỉ thị cần phải có kế hoạch sử dụng chiến xa cũng như pháo binh cho hữu hiệu. Tuyến phòng thủ do TQLC đảm trách phải dứt khoát được bảo vệ với bất cứ giá nào. Khoảng 13:00 giờ, tôi được Đại tá Lương, Tham mưu trưởng QĐIII, thông báo là sẽ có một Liên đoàn BĐQ đến tăng phái cho TQLC. Có lẽ đây là kết quả do lời trình bày của tôi với Tướng Toàn vào buổi sáng nay về việc 2 LĐ/TQLC đang phòng thủ trên một tuyến khá rộng trên 20 cây số, trong khi BCH nhẹ TQLC cần có một lực lượng trừ bị được tăng cường chiến xa và thiết quân vận, khả dĩ thực hiện được các cuộc phản công chớp nhoáng bất cứ nơi nào khi tuyến phòng thủ bị chọc thủng. Tôi thầm cám ơn Tường Toàn đã thấy được sự cần thiết phải có một lực lượng trừ bị và chấp thuận đề nghị của tôi. 

Tuy nhiên khi Trung tá Liên đoàn trưởng BĐQ trình diện thì ông cho biết là Liên đoàn của ông vừa rút về từ các mặt trận phía Đông nên quân số bị hao hụt, chỉ còn trên dưới 700 tay súng, trang bị cũng chưa được bổ sung đầy đủ. Tôi đề nghị với Trung tá Liên đoàn trưởng nên tổ chức đơn vị thành một Tiểu đoàn với quân số hùng hậu hơn là cứ giữ nguyên ba Tiểu đoàn mà khả năng và hậu quả tác chiến không đạt được đầy đủ và tương xứng với cấp đơn vị. Dù sao Liên đoàn này cũng cần được chỉnh trang và nghỉ ngơi trong vài hôm. Tôi rất thông cảm với tình trạng của Liên đoàn BĐQ này.

Buổi chiều Quân đoàn 2 CSBV tung ra thêm sư đoàn 3 (thuộc Quân khu 5 tăng phái) tấn công ồ ạt chiếm chi khu Đức Thạnh và sau đó chiếm luôn thị xã Bà Rịa do LĐ1 Nhảy dù trấn giữ. Trước lực lượng đông đảo của địch có chiến xa yểm trợ, LĐ1 Nhảy dù phải rút về hướng Vũng Tàu. Cầu Cỏ May trên đường Bà Rịa Vũng Tàu bị ta giật sập.

Vào lúc này Sư đoàn 325 CSBV cũng đã chiếm được Long Thành. Chúng đưa một lực lượng vượt qua Quốc lộ 15, theo liên tỉnh lộ 25 tiến về hướng Tây Nam đến Nhơn Trạch. Nhơn Trạch chỉ cách Sài Gòn 13 cây số đường chim bay và ngăn cách với Sài Gòn bởi con sông Sài Gòn. Tại đây đại pháo 130 ly của chúng có thể tác xạ vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đó là nguyên nhân chính yếu khiến cho Sư đoàn 325 CSBV phải tranh thủ chiếm Long Thành cho bằng được càng sớm càng tốt.

Nóng lòng trước những biến chuyển nhanh chóng của tình hình chiến sự, khoảng 08:00 giờ ngày 28-4-75, tôi lên BTL/QĐIII để tìm hiểu tình hình chung của Quân đoàn ra sao, nhất là về mặt trận Trảng Bom vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến phòng thủ của LĐ258/TQLC. Những điều tôi muốn biết chỉ được các sĩ quan tham mưu Quân đoàn trả lời một cách chung chung úp mở. Có lẽ một phần họ muốn giữ kín theo lệnh cấp trên, một phần chưa nắm vững đầy đủ dữ kiện. Tuy nhiên tôi nghĩ Trảng Bom đã bỏ ngỏ rồi… 

Trên bản đồ trận liệt của trung tâm hành quân QĐIII, về hướng Bắc và Tây Bắc Biên Hòa, SĐ5BB và SĐ25BB đang chịu sức ép của Quân đoàn 1 và 3 của CSBV. Hướng Tây Nam Đoàn 232 với 4 Sư đoàn đang vây ép Hậu Nghĩa, Bến Lức, Tân An trên Quốc lộ 4. Tôi trở về BCH nhẹ SĐ giữa lúc căn cứ Long Bình đang bị pháo kích, lòng thấy không yên. 

Tôi mời các Lữ đoàn trưởng TQLC và Liên đoàn trưởng BĐQ để thông báo những gì tôi biết được liên quan đến tình hình ta và địch, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến mặt trận phía Đông Biên Hòa. Tôi yêu cầu mọi người chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng đối phó với những cuộc tấn công mới, mạnh mẽ và quyết liệt hơn.

Nguyễn Thành Trí
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
  - Nhạc phẩm "Một đời Thủy Quân Lục Chiến"
     do Trang Thủy, biệt danh của Nhạc sĩ tài tử Nguyễn Thành Trí sáng tác.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Ngày Tri Ân Thương phế binh VNCH: 28.04.2014


 


Ngày Tri Ân Thương phế binh VNCH: 28.04.2014
                                                                   VRNs - 14-04-2014

                                                                        Ngày Tri Ân năm 2013

VRNs (14.04.2014) – Sài Gòn – Ngày tri ân quý ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa sẽ được tổ chức sáng ngày 28.04.2014 tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, quận 3,Sài Gòn.
Hôm qua, trong các thánh lễ của ngày Chúa nhật tại DCCT Sài Gòn, những người tham dự thánh lễ được nghe thông báo: “Nhân dịp kết thúc Mùa Chay và đón mừng Đại lễ Chúa Giêsu Phục Sinh, giáo xứ Đức mẹ Hằng Cứu Giúp có tổ chức chương trình Tri ân quý ông thương phế binh.
Chương trình sẽ tổ chức vào sáng thứ hai, ngày 28 tháng 4 năm 2014, tại phòng Hiệp Nhất lớn của giáo xứ. Chương trình gồm có giao lưu chia sẻ tâm tình, cùng ăn chung với nhau một bữa cơm trưa, và đón nhận một món quà "nho nhỏ" – Cha Giuse Hồ Đác Tâm, chánh xứ đã cho biết như vậy.
Ban tổ chức cho biết: Quý ông thương phế binh muốn tham gia ngày tri ân có thể ghi danh trực tiếp tại Văn phòng giáo xứ hoặc Phòng công lý & hòa bình, hoặc ghi danh online qua hình thức gởi email về ngay trian@gmail.com.
Nội dung ghi danh cần có:
- Học và tên, năm sinh
- Ngày nhập ngũ, Số quân, Binh chủng
- Ngày bị thương
- Bản sao một trong các giấy chứng nhận tư cách quân nhân hoặc thương phế binh
- Số KBC sau cùng
- Địa chỉ và số điện thoại hiện hành.
Thời hạn ghi danh từ 15 – 22 tháng 4 năm 2014.
Theo Ban tổ chức, đây là hoạt động hướng về những người bị xã hội bỏ rơi gần 40 năm qua, và cũng là lúc đúc kết những tiết kiệm chi tiêu trong Mùa Chay, nên Ban tổ chức nhận sự đóng góp tài chánh trực tiếp của mọi người ở mọi nơi trực tiếp qua Văn phòng cha chánh xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hoặc qua email sẽ được hướng dẫn.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Thương Phế Binh VNCH ghi tên tham dự Ngày Tri Ân
VRNs (16.04.2014) – Sài Gòn – Như chúng tôi đã thông báo về Ngày Tri ân Thương phế binh VNCH tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, hôm qua Văn phòng Công lý & Hòa bình thuộc DCCT Sài Gòn tại 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Sài Gòn rộn ràng hẳn lên vì ngay ngày đầu tiên đã có gần một trăm Thương phế binh tới ghi danh tham dự Ngày Tri ân, với đà này chắc chắn sẽ có rất đông thương phế binh đến tham dự.

Chia sẻ cùng anh chị em trong ban phục vụ Ngày Tri ân Thương phế binh VNCH chúng tôi vợ chồng chú Trần Quang Thanh là TPB cho biết vợ chồng chú rất mừng và rất hãnh diện khi sắp được tham gia sự kiện này, nhờ có sự kiện này mà anh em Thương phế binh được an ủi về mặt tinh thần khi mà đằng đẵng gần 40 năm trời họ đã phải sống trong tủi nhục là người lính bại trận, một phần thân thể bị mất đi và đặc biệt là những năm tháng qua họ bị sự ghẻ lạnh hắt hủi. Năm 2013 chú Thanh đã được tham dự một lần và lần này chú cũng sẽ tới để được gặp lại các đồng đội và chia sẻ cho nhau tâm tình thương mến của người lính VNCH, còn vợ chú Thanh cũng xin phép được đến để xin góp phần vào cùng ban phục vụ trong những việc có thể làm được như sắp xếp chỗ ngồi, dọn dẹp vệ sinh….

Các ông Thương phế binh hớn hở vui mừng vì đã có nơi tổ chức tri ân. Tuy rằng đây chỉ mới là ngày ghi danh tham dự nhưng nhờ đó mà các ông được gặp nhau, chia sẻ cho nhau những buồn vui trong năm qua, gặp nhau tay bắt mặt mừng. Những giây phút ngắn ngủi ấy cũng đủ để vơi đi những mệt nhọc mà các chú đã phải trải qua trong cuộc sống hàng ngày, và họ hy vọng ngày 28 tháng 4 sắp tới niềm vui của họ sẽ được nhân lên gấp bội khi mà có đông đủ Thương phế binh hơn.

Tiếp chuyện với phóng viên chúng tôi chị Phượng là người đang phụ trách công tác ghi danh cho biết, mới ngày đầu tiếp nhận mà đã có gần trăm người tới ghi danh tham dự, trong khi ban tổ chức chỉ mới thông báo trước đó một ngày. Mọi chuyện tổ chức đón tiếp và ghi danh diễn ra tốt đẹp.
Sau đây là một số hình ảnh diễn ra trong ngày đầu ghi danh:
140415-VNCH-2
140415-VNCH-3
 Anh Huỳnh Công Thuận đang thực hiện việc ghi danh cho TPB VNCH được tham dự Ngày Tri ân
140415-VNCH-4
Các ông TPB VNCH được đón tiếp và ghi danh tham dự Ngày Tri ân
Với tinh thần lá lành đùm lá rách, lá rách ít bọc lá rách nhiều, hy vọng những mảnh đời của người lính, những người anh Thương phế binh VNCH được an ủi phần nào bù đắp cho những vất vả cực nhọc mà các ông đã phải nếm trải trong suốt 40 năm qua.
140415-VNCH-5
Một nhóm quý ông TPB VNCH cùng chụp tấm hình lưu niệm
Kính chúc quý ông Thương phế binh VNCH được niềm vui và bình an trong cuộc sống.
Anthony Lê VRNs
 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Thursday, April 17, 2014

TRẬN PHỤC KÍCH CHIẾN XA CSBV ÐÊM 16-4-1975 TẠI LƯƠNG SƠN


--
Kính Chuyển
MG/HD
TRẬN PHỤC KÍCH CHIẾN XA CSBV
ÐÊM 16-4-1975 TẠI LƯƠNG SƠN
CỦA ÐẠI ÐỘI 1/TĐ 212/ ÐP BÌNH THUẬN
Tài Liệu Lịch Sử
Của Ðại Uy Vĩnh, Hùng,Trung Uý Sơn, Hợi, Thiếu Uý Khuyến, Ðảo,MG..
           
             Chiều ngày 16-4-1975, Tiền-đồn Ðá Chẹt (Ðại Ðội 4/TÐ248 ÐP, Ðơn-vị tuyến đầu của TK Bình-Thuận giáp ranh với Ninh-Thuận), do Trung Uý Nguyễn Tấn Hợi chỉ huy, báo-cáo có 1 đoàn xe với chiến-xa PT 76 và T54 yểm-trợ đang di-chuyển về hướng Nam trên Quốc-lộ 1 và dừng lại bên kia ranh-giới thuộc lãnh-thổ Ninh-Thuận vì lúc đó có rất nhiều chiến hạm của VNCH đang hiện diện tại Vịnh Cà Ná. Liên-đoàn báo về Tiểu-khu nhưng nhiều lần Tiểu-khu vẫn khẳng-định ‘ Ðó là đoàn xe di-tản của Ninh-Thuận...? Hải-quân có pháo vào vài quả nhưng đoàn xe địch vô sự’
 .
            Ðầu tháng 4-1975 Tiểu-đoàn 212 (Tiểu-đoàn Trưởng là Thiếu-tá Quân) chịu trách-nhiệm tuyến 2 phía Nam đồn Lương-sơn cũng thuộc lãnh-thổ Quận Hòa-đa. Bộ Chỉ-huy Liên-đoàn và BCH/TÐ212 cùng đồn-trú tại đồn Lương-sơn. Ðoàn xe của địch quân vẫn ở nguyên vị-trí cho đến ngày 16 tháng 4 bên kia tiền-đồn Ðá Chẹt.
           
            Khoảng 4 giờ chiều ngày 16 tháng 4, Bộ Chỉ-huy Liên-đoàn 925 Lưu-động Ðịa-phương mất hẳn liên-lạc Truyền-tin với Bộ Chỉ-huy Tiểu khu Bình Thuận, lúc đó gồm 3 bộ phận : BCH Tiền Phương của Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa đóng tại Lầu Ông Hoàng, BCH Nhẹ do Trung Tá Ðổ Trọng Trí, Tiểu Khu Phó kiêm Tham Mưu Trưởng + Phòng 3/TK chỉ huy, đóng tại Trung Tâm Chiêu Hồi ở Vỉnh Phú và Trung Tâm Hành Quân TK do Thiếu Tá Phạm Minh, Tham Mưu Phó Hành Quân +Tiếp Vận chỉ huy (không biết vì lý-do kỹ-thuật hay đài tiép-vận Tà Dôn đã di-tản), Tiểu-đoàn 248 và 4 Chi-khu Bắc Bình-thuận) ( ?) . Nhưng căn cứ theo tài liệu của các sĩ quan chỉ huy lúc đó thì máy truyền tin của của ba BCH/TK Bình Thuận vẫn hoạt động ngày đêm, hơn nữa qua PRC25 có thể liên lạc trực tiếp với TĐ249/ĐP của Ðại Uý Huỳnh Văn Quý .. đang chiến đấu tại Phú Long, không xa Lương Sơn là mấy).

            Lúc đó BCH Liên Ðoàn 925 đã dời từ Sông Mao về Lương Sơn, do TÐ212/ÐP bảo vệ nên Ðại-tá Lại Văn Khuy ra lệnh cho Tiểu-đoàn này phải tháo gỡ một số mìn chống chiến-xa ở một vài vị trí không cần thiết và gài đặt lại ở những vị-trí mới như cầu Phan-Rí Cửa, cua dốc Bà Chá để cản bước tiến của địch quân và vài nơi khác, bảo-vệ đồn Lương-sơn. Ðồng thời cho mở kho phát hết súng chống chiến xa M72 cho binh-sĩ.
+ ÐạI Ðội 1, Tiểu Ðoàn 212 /Liên Ðoàn 925 ÐP/Bình Thuận Bắn Cháy Xe Tăng CSBV : Theo Thiếu Uý Ðỗ Văn Khuyến (Ðại Ðội Phó ÐÐ4/Tiểu Ðoàn 212 ÐP) và Thiếu Uý Bùi Ðảo (ÐÐ Phó/ÐÐ3/TÐ212) đã xác nhận các sự kiện lịch sử có liên quân tới ‘ Trận Phục Kích Bắn Cháy Chiến Xa Của CSBV tại Lương Sơn ‘ vào đêm 16-4-1975 Lúc đó Tiểu Ðoàn 212 ÐP được phối trí như sau :
- Ðại Ðội 1 do Ðại Uý Vĩnh (Hiện ở Hoa Kỳ) chỉ huy, bố trí tại Ðồi Cát Ðỏ trước mặt Xóm Nùng. Vị trí này nằm gần Dốc Bà Chá và Xóm Ruộng, có một Bến Phà vượt sông Lũy ra QL1 (Ðoạn đường Sông Lũy, Suối Nhum, Lương Sơn). Do trên Ðại Uý Vĩnh đã cho bố trí một hàng rào Mìn Chống Chiến Xa từ Xóm Nùng tới Xóm Ruộng để phòng thủ vị trí đóng quân.

            Ðêm 16 rạng ngày 17-4-1975, quân CS Bắc Việt sau khi vượt qua các quận Tuy Phong, Hòa Ða, Phan Lý Chàm .. tiến tới Xóm Nùng Lương Sơn (không phải Xóm Nùng tại Suối Nhum Sông Lũy) thì vướng Bãi Mìn Chống Chiến Xa của Ðại Ðội 1/TÐ229 ÐP khiến nhiều chiếc bốc cháy. Những Tank còn lại bắn trả dữ dội tứ phía. Do đó Ðại Ðội I phải nằm yên tại vị trí cũ ở trên đồi cát nên dù VC pha đèn sáng trưng tìm kiếm vẫn không phát hiện được tung tích của ta. Cuối cùng chúng cho một bộ phận nhỏ tiếp tục tiến về hướng Lương Sơn. Số còn lại quay về hướng Phan Rí.
- BCH Tiểu Ðoàn 212 đóng chung với BCH Liên Ðoàn 925 ÐP của Ðại Tá Khuy trong Căn Cứ Lương Sơn, có Ðại Ðội 2 + 3 /212 do Thiếu Tá Quân chỉ huy. Khi nhận được báo cáo của ÐÐ1/212 ÐP phát hiện xe tank CSBV đang di chuyên trên QL1 gần Lương Sơn, nên các đơn vị trú đóng tại các căn cứ, được lệnh phải di-tản ra khỏi đồn để tránh pháo rồi sáng trở về chỉ để lại một bộ-phận nhỏ phòng-thủ đồn mà thôi. Ðoàn quân di chuyển về hướng Bắc kéo theo 2 khẩu Ðại-bác 105 ly và toàn bộ đạn pháo vượt sông Lũy đến vị-trí mới (đồn Lương-sơn cũ) bố trí quân.chờ trời sáng.

             Tiếng nổ vang trời bùng lên một vùng sáng chói đồng-thời tiếng xích tiếng xe ngưng bặt . Bảy chiếc T54 trong đoàn xe của chúng đã cán phải bãi mìn chống chiến-xa của ÐÐ1/212 và bốc cháy tại cua dốc Bà Chá. Lúc đó đồng-hồ đúng 3 giờ sáng rạng ngày 17 tháng 4-1975. Do tổn thất quá nặng nên CSBV phải mất một thời-gian khá dài để tải thương dọn xác và ổn định lại hàng ngũ mới tiếp-tục lên đường. Chiếc T54 khác dẫn đường đoàn xe đến trước đồn Lương-sơn lúc trời chưa sáng.

            Tối 17-4-1975, các cánh quân còn lại của Liên Ðoàn 925 có Ðại Ðội 1/212 của Ðại Uý Vĩnh qua sông Lũy tới Suối Nhum, băng qua mật khu Lê Hồng Phong ngang Bàu Trắng để ra bãi biển chờ chiến hạm HQ tới cứu. Sáng ngày 18-4 quân ta tới Hòn Rơm thì đụng trận với VC dữ dội nên mãi tới chiều 18-4 mới tới được Hòn Hồng, Hòn Nghệ gần Mũi Né và bố trí quân trong đêm. Trong cuộc đụng độ này, tuy ÐÐ3/212 mở đường nhưng ÐÐ2/212 lại chạm địch nặng. Ngoài ra Ðại Uý Bá (Tiểu Ðoàn Phó TÐ212/ÐP) đã dẫn một cánh quân đi ngược đường về Lương Sơn và mất tích luôn từ đó đến nay.

            Sáng ngày 19-4-1975 tại bờ biển Hòn Rơm, Ðại Uý Vĩnh đi với một Hiệu Thính Viên trên một chiếc thuyên nhỏ ra biển và tìm được 3 thuyền đánh cá lớn. Nhờ vậy đã chuyển được sô quân nhân còn lại của TĐ212 vào Vũng Tàu. Trên biển khi đoàn ghe tới Bình Tuy thì gặp được Chiến Hạm HQ nên tất cả chuyển qua tàu lớn về Nam.
            Còn Ðại Ðội 4/212 của Trung Uý Thê lúc đó đang đóng tại Cây Táo. Sau khi nhận được tin Tiểu Ðoàn đã rút ra Hòn Rơm nên cũng bỏ vị trí rút theo. Sau đó Ðại Ðội này liên lạc được với Chi Khu Hải Long, cho biết vào lúc 9 giờ sáng ngày 18-4-1975, Thiếu Tá Hàng Phong Cao sẽ di tản. Nhờ vậy Ðơn Vị này cũng tháp tùng theo Chi Khu về Vũng Tàu.

            Trong cuộc lui quân của BCH Liên Ðoàn 925 và TÐ212/ÐP, theo lời kể của các quân nhân dưới quyền, thì chính Ðại Uý Vĩnh ngoài việc chỉ huy Trận Phục Kích Bắn Cháy Tank của CSBV tại Lương Sơn, ông còn đưa đưọc Tiểu Ðoàn vào Vũng Tàu an toàn. Tóm lại theo tất cả nhân chứng có mặt tại chiến trường trong đêm 16 rạng ngày 17/4/1975, thì Ðại Ðội 1 thuộc Tiểu Ðoàn 212 , Liên Ðoàn 925 ÐP, dưới quyền chỉ huy của Ðại Uý Vĩnh, đã dùng Mìn Chống Chiến Xa làm cháy 7 tank của CSBV tại Dốc Bà Chá, nằm giữa Hai Xóm Ruộng và Xóm Nùng gần Lương Sơn, trên Quốc Lộ 1, đoạn từ Suối Nhum đi Lương Sơn (Hòa Ða, Bình Thuận).

            Sau ngày 1-5-1975, các sĩ quan thuộc Tiêu Khu Bình Thuận, khi di chuyển từ trại Tù Kà Tót về Tổng Trại 8 Sông Mao, đi lao tác tại Nông Trường Bông Vải gần Ðập Ðồng Mới (Lương Sơn) , vẫn còn thấy xác 3 chiếc tank của CSBV bị cháy gồm 2 PT-76 và T-54. Còn 4 chiếc khác có lẽ sửa chữa được nên chúng đã kéo đi mất dạng.

            Ðó là tất cả những chiến tích oai hùng của các chiến sĩ Ðia Phương Quân + Nghĩa Quân thuộc Tiêu Khu Bình Thuận, đến giờ phút cuối cùng, từ binh sĩ tới các cấp chỉ huy đơn vị vẫn ở lại chiến đấu với kẻ thù tại mặt trận. Nhân chứng còn đó, lịch sử tuy sang trang nhưng cũng không thể nào bôi xóa được sự thật dù Việt Cộng hay bất cứ ai cứ ngậm máu phun hay được sống thêm 37 năm để khóc cho những người đã nằm xuống, xin hãy tội nghiệp cho Họ mà ‘thức tỉnh lương tri’ để sám hối trong những ngày tàn của kiếp người.

Mường Giang


*** 

QUÊ HƯƠNG NIỀM ĐAU VÀ NỖI NHỚ



Hân-hạnh giới-thiệu với Quý Vị
Hai tác-phẩm Anh & Việt
của
VŨ HUY THÁM


A DANGEROUS JOURNEY
FROM VIETNAM TO AMERICA
FOR FREEDOM


Với tác-phẩm này, Tham Huy Vu nhằm mục-đích giúp cho các thế-hệ tương-lai của Người Việt ở hải-ngoại biết rõ về
những giai-đoạn khó-khăn mà mình phải trải qua, những hoàn-cảnh khắc-nghiệt mà mình phải đương-đầu, và những sự-việc khủng-khiếp mà mình phải chứng-kiến suốt những năm dài mình sống dưới chế-độ bạo-tàn của Cộng-Sản Việt-Nam.
Sách dày 270 trang, khổ khổ 5x8”, có nhiều phụ bản, do Phạm Bá Hân trình bày và thực hiện bìa, là một ấn phẩm của nhà xuất bản
Library of Congress Control Number: 2013904721
ISBN 978-0-9763498-9-1
***
Tác-phẩm này được ra đời tiếp theo sau
tuyển tập
 
QUÊ HƯƠNG
 
NIỀM ĐAU VÀ NỖI NHỚ
 
của
HUY VŨ
   
 
Huy Vũ là bút danh của ông Vũ Huy Thám, tác giả nhiều bài viết đã được đăng trên nhiều tờ báo ở Hải Ngoại.
Tác giả quê ở Phú Thọ, di cư vào Nam, học đỗ Cử Nhân Luật, ra trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Ủy Ban Bình Định & Phát Triển Nông Thôn từ Trung Ương về Châu Đốc, bị tù “cải tạo”, vượt biển đến Nam Dương rồi qua Hoa Kỳ, làm Thông Dịch Viên & Cán Sự Xã Hội cho Hội Thiện Nguyện, cộng tác với Hãng Home Depot, và hiện vui sống tuổi già cùng vợ con tại Florida.
Tâm tình của Huy Vũ, người tự nhận chỉ là “một nhà văn nghiệp dư”, được gói ghém trong trích đoạn dưới đây trong “Lời Tựa”:  
 
Trong thời gian sống lưu vong trên đất Mỹ, QUÊ HƯƠNG đối với tôi không chỉ là “nỗi nhớ khôn nguôi”, mà còn là “niềm đau khó dứt”. Nơi đây chẳng những đã cho tôi những ngày hạnh phúc tuyệt vời, mà còn cho tôi cả những nỗi khổ đau cùng cực. Có lẽ vì thế mà hai chữ QUÊ HƯƠNG thường khắc khoải trong tôi...
 
Độc giả đọc “Quê Hương Niềm Đau và Nỗi Nhớ” không chỉ cảm thông với Huy Vũ mà còn tìm thấy trong đó phần nào tâm tình của chính mình cùng với hình ảnh thấp thoáng của chính quê hương mình.  
Sách dày 310 trang, khổ 5x8”, có nhiều phụ bản, do Phạm Bá Hân trình bày và thực hiện bìa, cũng là một ấn phẩm của nhà xuất bản
Library of Congress Control Number: 2010902536
ISBN 978-0-9763498-4-6
 
US$15.00 (trong Hoa Kỳ miễn bưu phí)
Địa chỉ liên lạc:
THỨC HUY VŨ
5719 Barren Drive
Lansing, MI 48911

hoặc thonghv03@aol.com

ĐT: (517) 394-6426

 

 

Đoàn Văn-Nghệ & Nhà Xuất-Bản XÂY-DỰNG

Cảnh-Sát-Hóa, Quốc-Sách Yểu-Tử của VNCH

Biến-Loạn Miền Trung



Những ngày cuối cùng của các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa


On Wednesday, 16 April 2014 9:12 PM, binh an <> wrote:

 
Những ngày cuối cùng của các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa
Nam Phong


 

Những Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn chiến đấu trong ngày cuối cùng.
Ngày 28 tháng 4 năm 1975 những Chiến Sĩ Biệt Động Quân VNCH vừa đánh vừa rút dần vào trong thành phố.

 

Trên cầu Văn Thánh cửa ngõ vào Sài Gòn trưa ngày 30 - 4 - 1975


 






Lính VNCH và phóng viên ngoại quốc đang tìm chỗ núp khi đạn cối của cộng sản
xuống cầu Tân cảng ngày 28 - 4 - 1975






 

Trưa 30 - 4 - 1975, Người Chiến Sĩ Biệt Động Quân vẫn còn cố gắng liên lạc với cấp chỉ huy của mình



 
NGÀY QUỐC HẬN 30-4-1975
 
1 GIỜ TRƯA NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975. Các anh Biệt Động Quân vẫn chiến đấu đến giờ thứ 25 dù Dương Văn Minh đã tuyên bô đầu hàng
 










NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, người lính bị bẻ gãy súng.

 
Nhiều vị Tướng Lãnh VNCH đã tự sát .

Bảy Người Lính Dù mà trưởng toán là Thiếu Úy Hoàng Văn Thái tụ họp tại một bùng binh trong Chợ Lớn, và họ chọn lựa sự buông súng trong danh dự khi tự kết liễu đời mình sau khi hát xong bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa .

Họ xếp thành vòng tròn, mỗi người tay trong tay một quả lựu đạn, mở chốt một lượt. Một tiếng nổ chát chúa tiễn biệt họ ra đi vì danh dự. Sự tự sát tập thể của 9 Quân Nhân Nhảy Dù .

Theo lời tường thuật của anh Trung úy Cảnh sát Nguyễn Văn Đình định cư ở Houston chứng kiến tại hiện trường sự tự sát tập thể của 9 Quân Nhân Nhảy Dù họ nằm trong toán bảo vệ Đài Phát Thanh và Đài Truyền Hình. Khi lệnh buông súng ban ra toán quân nhân này đã xã súng bắn vào nhau, xác thân họ tan nát .
 

Sự ra đi nhuốm Màu Máu Anh Hùng nhất, đáng kính nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa!
 

Những người đại diện cho nước Mỹ


Graham Martin - Đại Sứ của Mỹ tại Việt Nam Cộng Hòa



Đại Sứ Mỹ Graham Martin trên Chiến Hạm Blue Ridge, Ông ta nói :
"This is how I saw American honor"...

Danh Dự nước My đâu phai vầy!!!
Bởi còn danh dự gì nữa khi bán đưng đồng minh chống công cua thế giới Tự Do cho công sản.





Henry Kissenger đặc phái viên của Tổng thống Mỹ ký tắt Hiệp định Paris - hiệp định bán đứng Việt Nam Cộng Hòa




TT Richard Nixon



TT Gerald Ford



Ngày 25-3-1975 , cuộc họp của Graham Martin, Frederick Weyand, Henry Kissinger , Gerald Ford (xem theo chiều thuận kim đồng hồ)


Bốn ông đang họp về Việt Nam Cộng Hòa ... Để bỏ rơi, bán đứng một người bạn đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của Thế Giới Tự Do cho cộng sản .
 

 Cuộc đời của các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại Việt Nam sau 30/4/1975

Sau ngày 30-4-1975, Cộng sản trả thù, hàng ngàn trại tù của cộng sản giam giữ hàng trăm ngàn và giết chết vô số những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa!











 


















 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List