QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, August 16, 2014

Đây là người phi công đầu tiên của VN (VNAF HISTORY)




---------- Forwarded message ----------
From: linda77snow
Date: 2014-08-16 2:07 GMT-05:00




  Đây là người phi công đầu tiên của VN (VNAF HISTORY)


lpk

  VNAF HISTORY

Đây là người phi công đầu tiên của VN , ông là con của Tổng Đốc Phương .

Đỗ Hữu Vị trên đất Picardie – Do Huu Vi sur la terre Picarde


Mời coi 1 Youtube ngắn (2 phút) về Đỗ Hữu Vị vừa được chiếu trên TV Pháp.
Năm nay Pháp kỷ niệm 100 năm Thế chiến 1 nên có nhiều hình ảnh đặc biệt.
Có lẽ ĐHV là người KQ VN đầu tiên !



Ảnh Đỗ Hữu Vị (1881-1916) trên máy bay Blériot:
alt
alt
Đây là địa điểm máy bay của Đỗ Hữu Vị bị rơi do bão cuốn năm 1915, làng  Laffaux vùng Picardie nước Pháp. Họ vinh danh Ông và đặt tên Do Huu Vi cho con đường mới mở chạy qua khu vực này.

Đỗ Hữu Vị trên đất Picardie

© Mathilde Tuyet Tran, France 2012 – http://mttuyet.wordpress.com/
Trong một buổi đi dạo tham khảo ở vùng Chemin des Dames, một chiến trận thảm khốc ác liệt của Đệ nhất thế chiến, tình cờ tôi thấy một tấm bảng quảng cáo có một con đường mang tên „Do Huu Vi“. Thế là chúng tôi vội vàng lái xe ngay đến con đường đó, cách khoảng mấy chục cây số.

Hai thế hệ trước tôi chắc còn nhớ nhiều và biết rõ về người mang tên Đỗ Hữu Vị. Dòng họ Đỗ Hữu làm quan dưới thời Pháp thuộc, là những cộng tác viên đắc lực, cao cấp của chính quyền thuộc địa. Đỗ Hữu Vị là con thứ năm trong số 11 người con của của tổng đốc Phương (Đỗ Hữu Phương) sinh 1881 (năm Tý), nên còn có tên là Đỗ Hữu Tý, tử năm 1916 tại khu vực vùng sông Somme, Pháp. (1)

Theo một tư liệu của đại tá Maurice Rives với tựa đề là « Les militaires indochinois en Europe (1914-1918) » thì khi Đức tuyên chiến với Pháp mở đầu trận Đệ nhất thế chiến khốc liệt, quân đội Đông Dương với lính bản xứ gồm có 23.930 người, trong đó có 13.373 lính đánh bộ, ngoài ra thành phần lính dự bị có 29.064 người, trong đó có 23.936 lính bản xứ.

 Tướng Joffre cho rằng người Đông Dương không đủ thể lực để đánh trận ở châu Âu. Nhưng đến năm 1915 khi lực lượng quân đội Pháp đã bị thiệt hại nặng nề trên các chiến trường châu Âu, chính quyền thực dân Pháp tại Đông Dương mới cung ứng nhân sự cho đại chiến thứ nhất.

 Từ năm 1915 cho đến 1918, Pháp đã huy động, chiêu mộ tổng cộng 93.411 người, trong đó có 43.430 lính chiến đấu, 9.019 y tá, 5.339 người phục dịch và hành chánh, 48.981 lính thợ chuyên nghiệp như thợ máy, thợ sơn, thợ da, thợ làm thuốc súng, vũ khí, lái xe, bác sĩ, kỹ sư, tải thương… và không chuyên nghiệp.

 Tính theo gốc tích, thì có 24% người miền Bắc (Tonkin), 32% người miền Trung (Annam), 22% người miền Nam (Cochinchine) và 22% người Cam Bốt. Ngân quỹ Đông Dương cũng đóng góp 541 triệu quan Pháp cho chi phí chiến tranh của Pháp.

 Thêm vào đó, 175 khẩu đại bác lên đường đi Marseille, hàng chục tấn hàng hóa các loại cũng được chuyển đi cung ứng cho chiến trường tại Pháp, thậm chí xe xích lô (pousse-pousse) cũng được gởi sang Pháp để tải thương. 

Nhân sự và vật liệu được chuyển qua đường châu Phi như Cameroune, Djibouti, Madagascar, Égypte…để sau đó đi tiếp về cảng Marseille. Đoạn đường di chuyển cực khổ đó đã làm cho một số người chết vì bệnh tật trước khi đặt chân lên đất Pháp. Chính phủ bảo hộ tỏ ra quan tâm đến thành phần lính Đông Dương, cấp phát quần áo mùa đông, may cho « cai quan » (cái quần) không có nút, chỉ có giây thắt, phân phát trầu, cau, ớt và thành lập một xưởng làm nước mắm trên đất Pháp.

Những người lính Đông Dương được các đồng đội « les poilus » 2) công nhận là dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh và biết tổ chức. Nhiều người được thưởng huân chương « thập giá chiến tranh » và được xem là « anh hùng » của nước Pháp trong đại chiến thứ nhất. Đa số hy sinh trong lãng quên, xương cốt của họ còn ở Đài kỷ niệm Douaumont (l’ossuaire de Douaumont), hay ở nghĩa trang Géré và d’Udonista ở Albanie.

Trong số những phi công đầu tiên của Pháp xuất xứ từ Đông Dương có Phan That Tao, Cao Đắc Minh, Felix Xuân Nha, Đỗ Hữu Vị, nhưng quan ba (đại úy), capitaine Đỗ Hữu Vị, được xem là anh hùng nổi tiếng nhất. Đến nỗi, nhà nước Pháp cho phát hành tem « Đỗ Hữu Vị ».

Sau bậc trung học tại trường Janson-de-Sailly, một trường nổi tiếng vào bậc nhất nằm trong quận 16 của Paris, Đỗ Hữu Vị nhập trường sĩ quan Saint-Cyr vào ngày 01.10.1904. Năm 1906 Đỗ Hữu Vị ra trường với quân hàm thiếu uý (sous-lieutenant) trong binh đoàn Lê dương số 1 (1er régiment Etranger).
Từ năm 1907 cho đến 1908, Đỗ Hữu Vị tham chiến tại Oujda Maroc, Casablanca và trong khu vực le Haut-Guir septentrional. Từ cuối năm 1908 cho đến 1910, ông tham chiến tại biên giới Maroc và Algérie.

Ngày 10.12.1910, Đỗ Hữu Vị vào trường quân sự lái máy bay (l’école militaire de pilotage) và 11 tháng sau tốt nghiệp với chức vị trung úy phi công (lieutenant-pilote) nhận văn bằng số 649 (brevet n°649) của hội Aéroclub de France, thành lập năm 1898. Đỗ Hữu Vị gặp trung úy Victor Ménard và trở thành bạn cùng lái trong chuyến du hành nước Pháp trên không năm 1911. Năm 1912 Đỗ Hữu Vị thuyên chuyển đến Maroc và phục vụ đến năm 1913. 

Một con đường được đặt tên « Do-Hu » tại Casablanca. Năm 1914, Đỗ Hữu Vị trở về Saigon để học thực hành về một loại thuyền lướt trên mặt nước, chạy bởi động cơ cánh quạt máy bay do Charles de Lambert chế tạo (l’hydroglisseur Lambert) trên sông Cửu Long và sông Hồng. 

Nhưng khi đại chiến thứ nhất bùng nổ, Đỗ Hữu Vị trở về đơn vị chiến đấu tại Pháp. Năm 1915, trên đường trở về đơn vị sau một trận đánh, máy bay của Đỗ Hữu Vị rớt vì bị bão cuốn, ông bị thương nặng gẫy cánh tay trái, hàm mặt và phần sọ bên dưới, hôn mê chín ngày, nhưng sống sót.
Không được lái máy bay nữa, Đỗ Hữu Vị, với quân hàm đại úy, xin trở về quân đội Lê dương số 1, được phong chỉ huy đội quân số 7 (7ème compagnie) có khoảng từ 100 đến 300 lính, chiến đấu trên mặt trận vùng Somme, là mặt trận khốc liệt nhất thời ấy. Ngày 9.07.1916 vào lúc 16 giờ, trong một cuộc tấn công quân Đức trên địa bàn giữa hai làng Belloy-en-Santerre và Estrée, Đỗ Hữu Vị xung phong, bị trúng nhiều phát đạn, chết ngay trên trận tuyến. Đỗ Hữu Vị được chôn cất tại làng Dompierre thuộc vùng Somme. Năm 1921 người anh cả là quan năm Đỗ Hữu Chấn chuyển hài cốt về an táng trong phần mộ gia đình tại Việt Nam. Từ đường dòng họ Đỗ Hữu hiện nằm trên đường Điện Biên Phủ, Quận 3, còn gọi là Đền Bà Lớn.
Ở Sài Gòn trước kia có một con đường mang tên Đỗ Hữu Vị, chạy từ bùng binh chợ Bến Thành đến chợ cũ, giáp đường Charner (nay là đường Nguyễn Huệ). Hiện nay, đường Đỗ Hữu Vị được đổi tên lại là đường Huỳnh Thúc Kháng ở quận 1. Tại Hà Nội, phố Đỗ Hữu Vị thời Pháp thuộc được đổi tên lại thành phố Cửa Bắc hiện nay. Một số trường học được mang tên Đỗ Hữu Vị, trong đó có trường Kỹ thuật Cao Thắng tại Saigon trước đây là trường máy Đỗ Hữu Vị.

Con đường mới mang tên Do Huu Vi thuộc làng Laffaux vùng Picardie, Pháp, nơi phong cảnh núi đồi chập chùng, không cao lắm, nhưng lên dốc xuống dốc cũng đủ mệt. Nằm trong một khu vực dân cư mới xây dựng, đường Do Huu Vi, tuy ngắn, nhưng có ý nghĩa, vì bên cạnh đó là một khu địa đạo, lô cốt cũ, chứng tích của chiến tranh đã qua.

 Quân Đức phải chọc thủng phòng tuyến ở vùng này để tiến về Paris, nên xương máu của cả hai bên Pháp – Đức đổ xuống rất nhiều.
alt
Đường Do Huu Vi tại làng Laffaux, Picardie Pháp
Đỗ Hữu Vị được nước Pháp vinh danh nhiều, cho đến hiện nay, vì trong thời điểm Đệ nhất thế chiến ngành hàng không, nhất là không quân, chỉ mới phôi thai, nên những người phi công đầu tiên rất được thán phục, ngưỡng mộ.

 Blériot lái máy bay cánh quạt vượt biển Manche năm 1909. Năm 1913 Rolland Garros vượt biển Địa Trung Hải bằng máy bay. Năm 1914 Pháp chế tạo máy bay cánh quạt quân đội đầu tiên và sử dụng ngay trong đại chiến thứ nhất. 

Cho nên sự kiện Đỗ Hữu Vị, một người „An nam mít“, có bằng lái máy bay từ năm 1911 là một điều rất mới mẻ thời ấy và trong lịch sử không quân Pháp. Làng Laffaux là nơi máy bay của Đỗ Hữu Vị rớt xuống, chấm dứt sự nghiệp phi công của ông. MTT

Do Huu Vi, France 1911 - Source Internet
Đại úy phi công Đỗ Hữu Vị, France 1911 (Người đứng thứ hai bên trái)- Source Internet
Loại máy bay Caudron G-3 trong Đại chiến thứ nhất, do Đỗ Hữu Vị lái. Nguồn: Internet
Loại máy bay Caudron G-3 trong Đại chiến thứ nhất, do Đỗ Hữu Vị lái. Nguồn: Internet
Phiếu ghi ngày và nơi tử trận của Đỗ Hữu Vị. Nguồn: Internet
Phiếu ghi nơi tử trận tại làng Dompierre (Picardie) năm 1915 của Đỗ Hữu Vị. 

Nguồn: Internet
Chú thích:
1. Theo „Tran Minh Canh” trên mạng.
2. “Les poilus” (Những người lông lá) ý chỉ quân lính trong thời đại chiến thứ nhất ngày đêm ăn ngủ chiến đấu trong các dãy địa đạo, chiến hào, không thể có điều kiện vệ sinh, nên râu tóc mọc bù xù, hôi hám, dơ bẩn.


Đây là người phi công đầu tiên của VN , ông là con của Tổng Đốc Phương .

Đỗ Hữu Vị trên đất Picardie – Do Huu Vi sur la terre Picarde


Mời coi 1 Youtube ngắn (2 phút) về Đỗ Hữu Vị vừa được chiếu trên TV Pháp.
Năm nay Pháp kỷ niệm 100 năm Thế chiến 1 nên có nhiều hình ảnh đặc biệt.
Có lẽ ĐHV là người KQ VN đầu tiên !



image





Preview by Yahoo




Ảnh Đỗ Hữu Vị (1881-1916) trên máy bay Blériot:
alt
alt
Đây là địa điểm máy bay của Đỗ Hữu Vị bị rơi do bão cuốn năm 1915, làng  Laffaux vùng Picardie nước Pháp. Họ vinh danh Ông và đặt tên Do Huu Vi cho con đường mới mở chạy qua khu vực này.

Đỗ Hữu Vị trên đất Picardie

© Mathilde Tuyet Tran, France 2012 – http://mttuyet.wordpress.com/
Trong một buổi đi dạo tham khảo ở vùng Chemin des Dames, một chiến trận thảm khốc ác liệt của Đệ nhất thế chiến, tình cờ tôi thấy một tấm bảng quảng cáo có một con đường mang tên „Do Huu Vi“. Thế là chúng tôi vội vàng lái xe ngay đến con đường đó, cách khoảng mấy chục cây số.

Hai thế hệ trước tôi chắc còn nhớ nhiều và biết rõ về người mang tên Đỗ Hữu Vị. Dòng họ Đỗ Hữu làm quan dưới thời Pháp thuộc, là những cộng tác viên đắc lực, cao cấp của chính quyền thuộc địa. Đỗ Hữu Vị là con thứ năm trong số 11 người con của của tổng đốc Phương (Đỗ Hữu Phương) sinh 1881 (năm Tý), nên còn có tên là Đỗ Hữu Tý, tử năm 1916 tại khu vực vùng sông Somme, Pháp. (1)

Theo một tư liệu của đại tá Maurice Rives với tựa đề là « Les militaires indochinois en Europe (1914-1918) » thì khi Đức tuyên chiến với Pháp mở đầu trận Đệ nhất thế chiến khốc liệt, quân đội Đông Dương với lính bản xứ gồm có 23.930 người, trong đó có 13.373 lính đánh bộ, ngoài ra thành phần lính dự bị có 29.064 người, trong đó có 23.936 lính bản xứ. Tướng Joffre cho rằng người Đông Dương không đủ thể lực để đánh trận ở châu Âu. 

Nhưng đến năm 1915 khi lực lượng quân đội Pháp đã bị thiệt hại nặng nề trên các chiến trường châu Âu, chính quyền thực dân Pháp tại Đông Dương mới cung ứng nhân sự cho đại chiến thứ nhất.

 Từ năm 1915 cho đến 1918, Pháp đã huy động, chiêu mộ tổng cộng 93.411 người, trong đó có 43.430 lính chiến đấu, 9.019 y tá, 5.339 người phục dịch và hành chánh, 48.981 lính thợ chuyên nghiệp như thợ máy, thợ sơn, thợ da, thợ làm thuốc súng, vũ khí, lái xe, bác sĩ, kỹ sư, tải thương… và không chuyên nghiệp. Tính theo gốc tích, thì có 24% người miền Bắc (Tonkin), 32% người miền Trung (Annam), 22% người miền Nam (Cochinchine) và 22% người Cam Bốt. Ngân quỹ Đông Dương cũng đóng góp 541 triệu quan Pháp cho chi phí chiến tranh của Pháp. 

Thêm vào đó, 175 khẩu đại bác lên đường đi Marseille, hàng chục tấn hàng hóa các loại cũng được chuyển đi cung ứng cho chiến trường tại Pháp, thậm chí xe xích lô (pousse-pousse) cũng được gởi sang Pháp để tải thương. 

Nhân sự và vật liệu được chuyển qua đường châu Phi như Cameroune, Djibouti, Madagascar, Égypte…để sau đó đi tiếp về cảng Marseille. Đoạn đường di chuyển cực khổ đó đã làm cho một số người chết vì bệnh tật trước khi đặt chân lên đất Pháp. 

Chính phủ bảo hộ tỏ ra quan tâm đến thành phần lính Đông Dương, cấp phát quần áo mùa đông, may cho « cai quan » (cái quần) không có nút, chỉ có giây thắt, phân phát trầu, cau, ớt và thành lập một xưởng làm nước mắm trên đất Pháp.

Những người lính Đông Dương được các đồng đội « les poilus » 2) công nhận là dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh và biết tổ chức. Nhiều người được thưởng huân chương « thập giá chiến tranh » và được xem là « anh hùng » của nước Pháp trong đại chiến thứ nhất. Đa số hy sinh trong lãng quên, xương cốt của họ còn ở Đài kỷ niệm Douaumont (l’ossuaire de Douaumont), hay ở nghĩa trang Géré và d’Udonista ở Albanie.

Trong số những phi công đầu tiên của Pháp xuất xứ từ Đông Dương có Phan That Tao, Cao Đắc Minh, Felix Xuân Nha, Đỗ Hữu Vị, nhưng quan ba (đại úy), capitaine Đỗ Hữu Vị, được xem là anh hùng nổi tiếng nhất. Đến nỗi, nhà nước Pháp cho phát hành tem « Đỗ Hữu Vị ».

Sau bậc trung học tại trường Janson-de-Sailly, một trường nổi tiếng vào bậc nhất nằm trong quận 16 của Paris, Đỗ Hữu Vị nhập trường sĩ quan Saint-Cyr vào ngày 01.10.1904. Năm 1906 Đỗ Hữu Vị ra trường với quân hàm thiếu uý (sous-lieutenant) trong binh đoàn Lê dương số 1 (1er régiment Etranger).

Từ năm 1907 cho đến 1908, Đỗ Hữu Vị tham chiến tại Oujda Maroc, Casablanca và trong khu vực le Haut-Guir septentrional. Từ cuối năm 1908 cho đến 1910, ông tham chiến tại biên giới Maroc và Algérie.

Ngày 10.12.1910, Đỗ Hữu Vị vào trường quân sự lái máy bay (l’école militaire de pilotage) và 11 tháng sau tốt nghiệp với chức vị trung úy phi công (lieutenant-pilote) nhận văn bằng số 649 (brevet n°649) của hội Aéroclub de France, thành lập năm 1898. Đỗ Hữu Vị gặp trung úy Victor Ménard và trở thành bạn cùng lái trong chuyến du hành nước Pháp trên không năm 1911. Năm 1912 Đỗ Hữu Vị thuyên chuyển đến Maroc và phục vụ đến năm 1913. Một con đường được đặt tên « Do-Hu » tại Casablanca. 

Năm 1914, Đỗ Hữu Vị trở về Saigon để học thực hành về một loại thuyền lướt trên mặt nước, chạy bởi động cơ cánh quạt máy bay do Charles de Lambert chế tạo (l’hydroglisseur Lambert) trên sông Cửu Long và sông Hồng. Nhưng khi đại chiến thứ nhất bùng nổ, Đỗ Hữu Vị trở về đơn vị chiến đấu tại Pháp.

 Năm 1915, trên đường trở về đơn vị sau một trận đánh, máy bay của Đỗ Hữu Vị rớt vì bị bão cuốn, ông bị thương nặng gẫy cánh tay trái, hàm mặt và phần sọ bên dưới, hôn mê chín ngày, nhưng sống sót.

Không được lái máy bay nữa, Đỗ Hữu Vị, với quân hàm đại úy, xin trở về quân đội Lê dương số 1, được phong chỉ huy đội quân số 7 (7ème compagnie) có khoảng từ 100 đến 300 lính, chiến đấu trên mặt trận vùng Somme, là mặt trận khốc liệt nhất thời ấy. 

Ngày 9.07.1916 vào lúc 16 giờ, trong một cuộc tấn công quân Đức trên địa bàn giữa hai làng Belloy-en-Santerre và Estrée, Đỗ Hữu Vị xung phong, bị trúng nhiều phát đạn, chết ngay trên trận tuyến. Đỗ Hữu Vị được chôn cất tại làng Dompierre thuộc vùng Somme. Năm 1921 người anh cả là quan năm Đỗ Hữu Chấn chuyển hài cốt về an táng trong phần mộ gia đình tại Việt Nam. Từ đường dòng họ Đỗ Hữu hiện nằm trên đường Điện Biên Phủ, Quận 3, còn gọi là Đền Bà Lớn.

Ở Sài Gòn trước kia có một con đường mang tên Đỗ Hữu Vị, chạy từ bùng binh chợ Bến Thành đến chợ cũ, giáp đường Charner (nay là đường Nguyễn Huệ). Hiện nay, đường Đỗ Hữu Vị được đổi tên lại là đường Huỳnh Thúc Kháng ở quận 1. Tại Hà Nội, phố Đỗ Hữu Vị thời Pháp thuộc được đổi tên lại thành phố Cửa Bắc hiện nay. Một số trường học được mang tên Đỗ Hữu Vị, trong đó có trường Kỹ thuật Cao Thắng tại Saigon trước đây là trường máy Đỗ Hữu Vị.

Con đường mới mang tên Do Huu Vi thuộc làng Laffaux vùng Picardie, Pháp, nơi phong cảnh núi đồi chập chùng, không cao lắm, nhưng lên dốc xuống dốc cũng đủ mệt. Nằm trong một khu vực dân cư mới xây dựng, đường Do Huu Vi, tuy ngắn, nhưng có ý nghĩa, vì bên cạnh đó là một khu địa đạo, lô cốt cũ, chứng tích của chiến tranh đã qua. Quân Đức phải chọc thủng phòng tuyến ở vùng này để tiến về Paris, nên xương máu của cả hai bên Pháp – Đức đổ xuống rất nhiều.
alt
Đường Do Huu Vi tại làng Laffaux, Picardie Pháp
Đỗ Hữu Vị được nước Pháp vinh danh nhiều, cho đến hiện nay, vì trong thời điểm Đệ nhất thế chiến ngành hàng không, nhất là không quân, chỉ mới phôi thai, nên những người phi công đầu tiên rất được thán phục, ngưỡng mộ. Blériot lái máy bay cánh quạt vượt biển Manche năm 1909. Năm 1913 Rolland Garros vượt biển Địa Trung Hải bằng máy bay.

 Năm 1914 Pháp chế tạo máy bay cánh quạt quân đội đầu tiên và sử dụng ngay trong đại chiến thứ nhất. Cho nên sự kiện Đỗ Hữu Vị, một người „An nam mít“, có bằng lái máy bay từ năm 1911 là một điều rất mới mẻ thời ấy và trong lịch sử không quân Pháp. Làng Laffaux là nơi máy bay của Đỗ Hữu Vị rớt xuống, chấm dứt sự nghiệp phi công của ông. MTT

Do Huu Vi, France 1911 - Source Internet
Đại úy phi công Đỗ Hữu Vị, France 1911 (Người đứng thứ hai bên trái)- Source Internet

Loại máy bay Caudron G-3 trong Đại chiến thứ nhất, do Đỗ Hữu Vị lái. Nguồn: Internet
Loại máy bay Caudron G-3 trong Đại chiến thứ nhất, do Đỗ Hữu Vị lái. Nguồn: Internet

Phiếu ghi ngày và nơi tử trận của Đỗ Hữu Vị. Nguồn: Internet
Phiếu ghi nơi tử trận tại làng Dompierre (Picardie) năm 1915 của Đỗ Hữu Vị. 

Nguồn: Internet
Chú thích:
1. Theo „Tran Minh Canh” trên mạng.
2. “Les poilus” (Những người lông lá) ý chỉ quân lính trong thời đại chiến thứ nhất ngày đêm ăn ngủ chiến đấu trong các dãy địa đạo, chiến hào, không thể có điều kiện vệ sinh, nên râu tóc mọc bù xù, hôi hám, dơ bẩn.



__._,_.___

Posted by: TRAN TRONG-NHAN 

Friday, August 15, 2014

Vụ thảm sát ‘thế giới chưa từng biết đến’

 

Nguyên tác tiếng Anh : The Massacre "Not Heard Around The World" <http://usdailyreview.com/the-massacre-not-heard-around-the-world/>. 

Tác giả James E. Zumwalt là trung tá hải quân, cháu nội đô đốc Zumwalt. Điều phải nói thêm : người đã ra lệnh bộ đội Việt Nam không được nổ súng ở Gạc Ma chính là Lê Đức Anh, lúc đó là Bộ trưởng Quốc phòng.

Vụ thảm sát ‘thế giới chưa từng biết đến’

Posted by adminbasam on 14/08/2014
US Daily Review

Bài viết của ông James Zumwalt, Trung tá Thủy quân Lục chiến Mỹ, nói về đoạn video Trung Quốc đã ra tay tàn sát những người lính Hải quân Việt Nam ngày 14-03-1988 ở đảo Gạc Ma.

Tác giả: James Zumwalt
Người dịch: Nguyễn Văn Phước
14-08-2014

Đây là một trong những tội ác trắng trợn nhất thời hiện đại.

Chẳng có gì ngạc nhiên khi thủ phạm đã không nói gì về nó, nhưng đáng ngạc nhiên là cả nạn nhân cũng im lặng. Người ta đã chọn cách làm như vậy, có lẽ là để sau này thiếu bằng chứng cho thế giới thấy, nó đã xảy ra.

Tháng 6 năm 2012, một đoạn video về vụ thảm sát đã được công bố. Thông thường, quốc gia phạm phải hành động tàn bạo như vậy sẽ giữ im lặng về nó. Tuy nhiên, video này đã được chính thủ phạm công bố, điều này làm dấy lên câu hỏi: “Tại sao?”
Vụ việc xảy ra vào tháng 3 năm 1988, giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Nó xảy ra ở vùng biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông – ND), nơi có tranh chấp giữa hai quốc gia về chủ quyền quần đảo Trường Sa, tranh chấp sau đó tiếp tục và hiện vẫn còn tồn tại.

Như kết quả sự im lặng của Việt Nam thời điểm đó, người dân Việt Nam không có cách nào để biết về vụ việc đã xảy ra cho đến khi Trung Quốc công bố đoạn video – sự giận dữ đã nổi lên vì vụ thảm sát và vì sự im lặng của chính phủ.

Quần đảo Trường Sa là một quần đảo gồm khoảng 750 đảo, đảo nhỏ, rạn san hô và đảo san hô.

Vụ việc liên quan đến ba rạn/đảo san hô rất gần nhau. Mỗi đảo san hô thấp đến mức nước biển đôi khi nhấn chìm một phần củachúng.

Dự đoán là phía Trung Quốc sẽ cố gắng chiếm các rạn san hô, hai tàu vận tải của Việt Nam, HQ-604 và HQ-605, chở 73 binh sĩ, đã được lệnh cho công binh đổ bộ để khởi công xây công sự.

Các quân nhân Việt Nam đã đổ bộ lên rạn san hô Gạc Ma, bản đồ phương Tây gọi là Johnson South Reef, vào tối ngày 13 tháng 3 năm 1988.

Hai tàu vận tải của Việt Nam được mô tả chỉ là có thể chống lại những đe dọa quân sự nhỏ. Chúng là những tàu thương mại được vũ trang để vận chuyển binh lính và vật liệu xây dựng, và như vậy, chúng là những tàu quân sự được trang bị rất nhẹ. Những tàu này phải tiếp cận mục tiêu trong phạm vi 500 m thì những khẩu súng của nó mới có hiệu lực.

Vụ việc đã diễn ra ở Gạc Ma.
Với lực lượng Việt Nam đã để lại đó, hai tàu vận tải đi về phía hai đảo san hô khác.
Sáng 14 tháng 3 năm 1988, tàu chiến Trung Quốc tiếp cận các rạn san hô. Họ không chỉ có lực lượng đổ bộ trên các tàu vận tải, họ còn có tàu khu trục đi kèm với hỏa lực mạnh để hỗ trợ lực lượng đổ bộ.
Rõ ràng, nếu cuộc đối đầu giữa các lực lượng hải quân Trung Quốc và Việt Nam xảy ra, lợi thế sẽ thuộc về phía Trung Quốc vì tầm bắn lớn hơn nhiều của các khẩu pháo.
Cờ Việt Nam đã được dựng lên trên đảo san hô Gạc Ma, và cùng lúc đó, trên một đảo san hô khác, Cô Lin.
Tại Gạc Ma, những người lính công binh, đội quân được trang bị nhẹ – có thể so sánh với một Seabee – một đơn vị thuộc Tiểu đoàn Xây dựng của Hải quân Hoa Kỳ – nằm dưới sự chỉ huy của phó chỉ huy trưởng, trung úy Trần Văn Phương. Mặc cho sự hiện diện của đội tàu Trung Quốc rình rập gần đó, những người lính Việt Nam vẫn tập trung vào các công trình xây dựng của mình.
Khoảng 6 giờ sáng, một số xuồng tấn công chở thủy quân lục chiến có vũ khí, đã xuất phát từ vận tải Trung Quốc và hướng đến Gạc Ma.
Phía Việt Nam ngay lập tức hình thành một vành đai phòng thủ 360 độ với cờ của họ ở trung tâm – họ tạo nên hình thể một”vòng tròn bất tử” – biểu thị quyết tâm bảo vệ rạn san hô bằng mọi giá.

Với số ít binh lính trên đảo san hô, những người lính công binhViệt Nam đã được lệnh cản trở để giữ vững đường vành đai. Các tàu tấn công đã đổ bộ, và trong trận chiến chủ yếu là cận chiến do phạm vi hạn hẹp, người Trung Quốc đã thất bại khi cố gắng xâm nhập vào vành đai.

Khi Trung úy Phương chụp lấy lá cờ Việt Nam, giành giật nó với kẻ thù, ông đã bị bắn vào đầu. Ngay lập tức lá cờ được giương lên bởi Nguyễn Văn Lanh – người ghì giữ nó cho đến khi ông liên tiếp bị đâm và bắn. Thật kỳ diệu, Lanh sống sót, và khi phía Trung Quốc rút lui, Lanh đã chứng kiến ông và những người sống sót khác phải chịu một cuộc oanh tạc dữ dội và hủy diệt bằng súng máy từ tàu Trung Quốc.

Cùng lúc đó, một cuộc oanh tạc khác nhắm vào tàu vận tải HQ-604 của Việt Nam – con tàu như dự kiến, đã cho thấy nó không có khả năng tấn công đáp trả tàu Trung Quốc nằm ngoài tầm bắn của mình. Bị nước xâm nhập, HQ-604 được khôn khéo làm mắc cạn trên Gạc Ma nhưng phát bắn trực tiếp vào phòng động cơ khiến nó nhanh chóng chìm xuống khi nhiều người vẫn còn trên tàu.

Tiếp đến phía Trung Quốc tấn công HQ-605. Nó nhanh chóng bốc cháy, buộc chỉ huy của nó phải ra lệnh bỏ tàu.

Điều đáng lo ngại nhất về video này là những gì đã xảy ra sau đó. Tại thời điểm đó, những người lính Việt Nam còn sống sót trên các rạn san hô hoàn toàn không phải là mối đe dọa cho quân Trung Quốc. Tuy nhiên, đoạn video cho thấy súng của hải quân Trung Quốc đang tập trung vào Gạc Ma nơi những người sống sót phía Việt Nam không có một chỗ trú ẩn. 

Những tiếng súng liên thanh cào rạn san hô khi đối phương không có vũ khí tự vệ, nhẫn nhịn đứng chịu trận, chờ đợi cuộc tấn công dữ dội cuối cùng – số phận của họ đã được định đoạt khi từng người một, họ ngã xuống để bảo vệ đất nước. Đối với những kẻ tấn công Trung Quốc, thách thức với họ chỉ là câu cách ngôn “bắt cá trong chậu”.

Video còn để lại một hoài nghi. Người Việt Nam dễ bị tấn công. Người ta chỉ có thể cảm nhận sự bất lực, họ cảm thấy điều đó khi người Trung Quốc bắt đầu nổ súng tàn sát không thương tiếc. Chín người Việt Nam sống sót sau đó bị giam giữ trong ba năm.
Hiện nay, Trung Quốc đang chiếm bãi đá ngầm, trên đó họ đã có căn cứ và đang xây dựng một sân bay. Việt Nam đã mất 64 chiến sĩ dũng cảm ngày hôm đó. Trong số những người sống sót, Lanh bị thương nặng.

Nhưng tại sao Trung Quốc, sau 24 năm im lặng, lại công bố video?

Câu trả lời nằm ở Haiyang Shiyou 981 của Trung Quốc, một giàn khoan nửa nổi nửa chìm được triển khai vào ngày 2 tháng 5 năm 2012 tại Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, nơi quyền sở hữu vẫn đang là tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Động thái này của Trung Quốc gây ra một số cuộc đối đầu trên biển.

Một tháng sau đó, Trung Quốc không hề nao núng đã phát hành video như là lời đe dọa ngấm ngầm rằng những gì đã xảy ra vào năm 1988 có thể xảy ra một lần nữa.
Rõ ràng Trung Quốc dự định sử dụng các mối đe dọa quân sự có thể – không bị thách thức bởi bất kỳ nước láng giềng nào trong khu vực,  hơn là ngoại giao để “đàm phán” giải quyết vấn đề chủ quyền.

Trong khi hành động tàn bạo năm 1988 của Trung Quốc tại Gạc Ma là vụ thảm sát “thế giới chưa từng biết đến”, thì việc Bắc Kinh công bố một cách trắng trợn video ghi lại vụ việc cung cấp cơ hội nữa để chắc chắn rằng lần này nó lại như vậy.
—-
Tác giả: Ông Zumwalt là Trung tá Thủy quân Lục chiến về hưu, đã từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, cuộc đổ bộ vào kênh đào Panama và cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất. Ông thường viết bài phê bình về những vấn đề chính sách đối ngoại và quốc phòng cho nhiều tờ báo. Ông cũng là tác giả của 3 cuốn sách: “Bare Feet, Iron Will—Stories from the Other Side of Vietnam’s Battlefields,” “Living the Juche Lie: North Korea’s Kim Dynasty” and “Doomsday: Iran—The Clock is Ticking” .

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Đèn Cù giải thiêng cách mạng cộng sản Việt nam


Đèn Cù giải thiêng cách mạng cộng sản Việt nam

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-08-14
  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
08142014-the-turning-lantern.mp3
Nhật báo Người Việt sẽ xuất bản quyển sách tư liệu mang tựa đề Đèn Cù của nhà văn, nhà báo Trần Đĩnh vào cuối tháng 8 này
RFA files
Điều mong mỏi nhất của người đọc khi cầm lên quyển sách tư liệu dày 600 trang của Trần Đĩnh có lẽ sẽ là những tiết lộ về những toan tính, những âm mưu chính trị bên trong đảng cộng sản Việt nam trong gần 70 năm qua từ khi đảng này bước lên thống lĩnh đời sống chính trị Việt nam. Mong mỏi đó ở người đọc không phải là điều gây ngạc nhiên vì chính nhân thân của tác giả, người làm việc nhiều năm tại cơ quan tuyên truyền của đảng là báo Nhân dân, và hơn thế nữa ông là người có cơ hội tiếp cận những nhân vật lớn của đảng như Hồ Chí Minh, Trường Chinh,…
600 trang sách dẫn độc giả đi từ những âm mưu nhỏ giành giật quyền lực ở cơ quan cho đến âm mưu mang tính toàn cầu, mà trong đó tác giả cũng phải mất nhiều thời gian để nhận ra. Và điều đáng buồn hơn hết chính là những âm mưu đó đã đưa đến cuộc chiến Việt nam tương tàn hơn hai mươi năm mà hệ lụy cho đến ngày nay dường như chưa chấm dứt.
Đó là chuyện ông vua không ngai Lê Đức Thọ, người chỉ giữ chức vụ khiêm tốn trưởng ban tổ chức trung ương, nhưng nắm trong tay quyền sinh quyền sát trên không những sinh mạng chính trị mà cả sinh mạng vật lý của hàng triệu đảng viên ĐCSVN và những người dân Việt nam
Những lời đồn đoán về nền chính trị bí ẩn của đảng cộng sản Việt nam được tác giả xác nhận một cách rõ ràng, hoặc bởi chính mắt mình trông thấy, hoặc bởi những người trong cuộc kể lại.
Giải Thánh
Đó là chuyện ông vua không ngai Lê Đức Thọ, người chỉ giữ chức vụ khiêm tốn trưởng ban tổ chức trung ương, nhưng nắm trong tay quyền sinh quyền sát trên không những sinh mạng chính trị mà cả sinh mạng vật lý của hàng triệu đảng viên đảng cộng sản Việt nam và những người dân Việt nam.
Lê Đức Thọ​,tên thật là: Phan Đình Khải ​sinh ngày 10/10/1911,mất 13/10/1990​
Đó là chuyện các anh hùng của cuộc chiến tranh cách mạng do đảng cộng sản lãnh đạo, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, thực chất đã không còn quyền lực gì từ những năm 60 của thế kỷ trước, mặc dù họ đã được đảng phong thánh.
Tác giả Trần Đĩnh đã giải thánh những anh hùng đó, giải thánh bằng những sự thật về cuộc sống bình thường của họ, mà tác giả mô tả một cách trần trụi nhất.
Hồ Chí Minh hóa ra không phải là một nhà cách mạng khắc kỷ bỏ hết mọi thứ riêng tư để hiến thân cho cách mạng và cho dân tộc. Qua lời kể của họa sĩ Phan Kế An, ông cũng có những đòi hỏi xác thịt bình thường nhất.
Hữu Thọ người đôi khi được báo chí chính thống hiện nay mô tả như một nhà báo đầy đạo dức và trách nhiệm nghề nghiệp, hóa ra là một kẻ bon chen, nhỏ nhen, làm tất cả để tiến thân trên những tầng nấc quyền lực của đảng.
Lê Duẩn, Tổng bí thư có quyền lực tuyệt đối của đảng cho đến chết, lại có những ý nghĩ rất ngộ nghĩnh về kinh tế quốc gia khi tuyên bố rằng cứ in tiền thoải mái vì nền kinh tế cộng sản của ông không hề có lạm phát. Cũng chính vị Tổng bí thư có vẻ bề ngoài điềm đạm ấy lại dùng vũ lực xốc cổ áo nhà triết học Trần Đức Thảo khi ông này nói rằng ông không hiểu những điều Tổng bí thư nói.
Qua việc giải thánh các nhân vật cách mạng, cuộc cách mạng cộng sản đã được giải thiêng, nó đơn giản trở thành một cuộc đấu tranh giành quyền lực của một nhóm người. Và cuộc đấu tranh quyền lực đó lại bị chi phối bởi một điều lạ lùng mang tên gọi Ý thức hệ.
Tác giả nói với chúng tôi về Ý thức hệ đó:
Mình không thể hiểu cái ràng buộc về ý thức hệ nó kinh khủng lắm. Con người ta không dám vượt khỏi cái  ranh giới của ý thức hệ  đã qui định được đâu. Anh phải có phe. Anh phải có đầu tàu, đầu tàu cách mạng ấy, Liên Xô lãnh đạo anh không được vi phạm không được phản bội. Anh nên nhớ ngày xưa trong đảng Cộng sản quốc tế, chi bộ của quốc tế là chi bộ của Liên Xô. Anh mà phản bội chi bộ ấy thì còn ra cái gì nữa, đúng không?
Đó là chuyện các anh hùng của cuộc chiến tranh cách mạng do đảng cộng sản lãnh đạo, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, thực chất đã không còn quyền lực gì từ những năm 60 của thế kỷ trước, mặc dù họ đã được đảng phong thánh.
Âm mưu lớn đằng sau cuộc chiến tranh Việt nam
Chính Ý thức hệ này đã tạo nên một âm mưu lớn hơn mang tầm vóc toàn cầu, của những đồng chí phương Bắc của đảng cộng sản Việt nam, đó là nước Trung hoa cộng sản. Đây dường như là lần đầu tiên, một người trong lòng hệ thống là Trần Đĩnh xác định rõ rằng chính Trung Quốc đã đứng đằng sau lưng đảng cộng sản Việt Nam để khuấy động cuộc chiến tranh Việt Nam, mà tác giả không ngần ngại gọi nó là một cuộc nội chiến. Theo tác giả thì Trung quốc đã khuấy động chiến tranh bằng máu người Việt nam để đưa Trung Quốc ra đấu trường tranh giành quyền lợi của thế giới.
Phân tích của tác giả cho thấy rằng đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập chưa bao giờ độc lập như họ thường tuyên bố. Trong cuộc chiến Việt nam huynh đệ tương tàn, đảng cộng sản Việt nam phụ thuộc vào Trung quốc. Chính vì lý do đó đã xảy ra vụ án Xét lại chống đảng mà những người được coi là thân Liên Xô như tác giả bị tống giam, thẩm tra bằng những bảng án miệng của Đảng. Rồi sau đó để làm vừa lòng Liên Xô, các nhân vật được xem là thân Trung quốc, đến phiên mình, lại bị tống giam không án.
Liên quan đến vụ án xét lại này, Trần Đĩnh cũng làm rõ rằng chính Lê Duẩn là người tôn vinh Mao Trạch Đông là lãnh tụ vô sản thế giới trong những năm 60, chứ không phải như dư luận từng xì xào trước đây rằng Trường Chinh là người thân Trung quốc vì ông chịu trách nhiệm những chết chóc đẫm máu của cuộc cải cách ruộng đất mà Trung quốc đứng đằng sau lưng.
Ông Võ Nguyên Giáp và lãnh tụ Hồ chí Minh năm 1945
Và đến phiên mình, khi Trường Chinh đã mất quyền lực thì ông cũng đánh đu theo dòng chính thống thân Trung quốc.
Trong những tư tưởng thân bên này thân bên nọ ấy đương nhiên quyền lợi dân tộc Việt nam bị quên đi, từ những năm cuối thập niên 50 những người cộng sản Việt nam đã tin rằng Trung quốc sẽ giữ giùm quần đảo Hoàng Sa!
Kinh hoàng cải cách ruộng đất
Và cuối cùng, trong những sự thật trần trụi mà tác giả mô tả, là sự thật chết chóc của cải cách ruộng đất dưới vỏ bọc mỹ miều đấu tranh giai cấp. Nếu trong Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức, những thảm cảnh trên đường vượt biển tìm tự do của người Việt sau năm 1975 được mô tả rõ ràng như chì đen trên giấy trắng không kèm theo lời bình luận, thì thảm sát cải cách ruộng đất lại được Trần Đĩnh cất lên đầy thê lương như những câu hờ tang tóc trên đồng bằng Bắc bộ.
Trong những tư tưởng thân bên này thân bên nọ ấy đương nhiên quyền lợi dân tộc Việt nam bị quên đi, từ những năm cuối thập niên 50 những người cộng sản Việt nam đã tin rằng Trung quốc sẽ giữ giùm quần đảo Hoàng Sa!
Và ai là người chịu trách nhiệm về cuộc giết chóc hoang tàn mà chính đảng cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng đó là sai lầm? Cái nhìn cận cảnh của tác giả về Hồ Chí Minh, lãnh tụ lớn nhất của đảng lúc ấy, sau những cái chết của những địa chủ có công với cách mạng như bà Nguyễn Thị Năm, Cụ Cử Cáp,… làm cho người đọc nghĩ rằng những giọt nước mắt của Hồ Chí Minh mà nhiều người thấy qua hình ảnh từ trước đến nay không hoàn toàn là những giọt nước mắt.

Một đặc trưng cơ bản của chế độ cộng sản là tính toàn trị của nó. Nó muốn kiểm soát hết mọi thứ, kể cả suy nghĩ của người dân. Đèn Cù của Trần Đĩnh miêu tả những náo loạn tinh thần mà chủ nghĩa cộng sản đem lại cho một xã hội bình thường vì sự mong muốn toàn trị của nó.
Trong sự mong muốn toàn trị ấy, chủ nghĩa cộng sản bỏ qua cá nhân con người. Trần Đĩnh viết rằng định nghĩa về con người dưới chế độ cộng sản là một tổng hòa các mối quan hệ xã hội, và vì thế chính bản thân con người là không quan trọng nữa.
Trong xã hội mà đảng lãnh đạo nổi lên như một tổ chức siêu quyền lực. Mọi quan hệ giữa người và người với nhau như tình bạn cũng không quan trọng cái mà Trần Đĩnh gọi là tình đảng, vì tình đảng ấy cho những người cảm tình của nó đủ thứ, bảo vệ và che chắn cho những người có tình đảng ấy.
Theo tác giả, chủ nghĩa cộng sản đã lợi dụng hai góc tối tăm nhất của con người là nỗi sợ và lòng tham để thống trị họ. Ông lấy bản thân làm ví dụ. Ông biết rằng ông viết theo chỉ thị của ai đó, của đảng là một việc không nên làm, và khi đã lờ mờ nhận thấy thì cũng khó lòng bứt khỏi nó.
Và tôi bắt đầu lờ mờ nhận thấy ngoài bồi bút, tôi mang hai bộ mặt lệch nhau: om xòm ở tư cách kẻ lên án và câm nín với vai tội phạm bị đàn áp man rợ của chính bản thân.
Mà không phải chỉ có ông, một nhà báo không có vai vế trong đảng. Một vị đại công thần là Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng sợ hãi những cố vấn Trung quốc, vị Đại tướng phải nhắn nhủ các người thân tín của mình là phải dè chừng sự sưu tra lý lịch của những viên cố vấn ấy. Guồng máy cộng sản nội địa và cộng sản quốc tế luôn đè nặng một nỗi sợ lên những thành viên của họ.
Một loại xã hội mới được mà đảng cộng sản xây dựng nên được Trần Đĩnh mô tả: Đảng tạo ra hẳn một xã hội mới toanh cho loài người bất cần loài người có bằng lòng hay không. Đọc đoạn này độc giả dễ dàng liên tưởng đến tác phẩm gây chấn động ý thức hệ cộng sản vào những năm 50 của thế kỷ trước của Milovan Djilas mang tên Giai cấp mới, trong đó nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam tư mô tả một giai cấp mới là gia cấp cộng sản lên ngôi nắm mọi quyền lực và quyền lợi. Nay Trần Đĩnh viết rằng trong sự bất cần loài người có đồng ý hay không ấy thì luật pháp chẳng có ý nghĩa gì cả.
Những nhân vật có thật trong Đèn Cù, từ những văn nghệ sĩ, trí giả như Đặng Thai Mai, Chế Lan Viên, đến những nhân vật chính trị đều hành xử trong một tình đảng và không pháp luật ấy. Mà ngay chính bản thân tác giả, ông cũng cho rằng có những lúc ông đã hành xử rất “cộng sản,” đó là khi ông đến gặp ông Trường Chinh, và được ông này khoe đứa cháu còn ẵm ngữa:
Bây giờ, ở trang giấy này, tôi thành thật xin lỗi người ông và người cháu đích tôn. Tôi đã phản ứng sặc mùi cộng sản: oán hận dai bền. Hôm ấy Trường Chinh có tình người hơn tôi. Nay tôi thật lòng xấu hổ. Nhất là khi đọc Cioran: “Hận thù có thể khiến con người dũng cảm nhưng chỉ bao dung mới làm cho con người có đạo đức.”
Mang những hận thù, oán hận ấy để đi giải phóng loài người như mục tiêu cao cả mà những nhà tư tưởng cộng sản đầu tiên đề ra thì quả là khó, Trần Đĩnh viết tiếp
Giải phóng con người là một thứ ngoa ngôn sặc mùi tâm thần. Giải phóng cho bản thân bình đẳng với dân còn làm không nổi, nói gì giải phóng loài người?
Và những mục đích cao đẹp đó chỉ đem vào cho chủ nghĩa cộng sản một đặc tính mà Trần Đĩnh dùng một danh từ của đầu thế kỷ 21 để miêu tả, đó là một loại thuốc lắc, ý thức hệ gây lắc, như những cơn điên lọan ở vũ trường.
Giải phóng con người là một thứ ngoa ngôn sặc mùi tâm thần. Giải phóng cho bản thân bình đẳng với dân còn làm không nổi, nói gì giải phóng loài người?
Trong cơn lắc say sưa đó, chế độ cộng sản trở nên, như Trần Đĩnh mô tả, là một chế độ hỗn hào, nó cho mình là đứng lên hết thảy mọi thứ. Điều này giải thích cho sự ngạc nhiên cách đây gần 40 năm khi những người dân miền Nam lần đầu tiên tiếp xúc với ngôn ngữ tuyên truyền từ những người cộng sản, khi họ gọi tất cả những nhân vật, những quốc gia không thuộc về phe của họ bằng những từ miệt thị, từ những viên tướng Mỹ, Pháp cho đến những nhà lãnh đạo chế độ Việt nam cộng hòa vừa sụp đổ.
Giữ mình và thoát cộng
Trong khung cảnh mờ mịch đầy kích động do đảng tạo ra ấy, vẫn còn có những con người bám víu được những mảnh lý lẽ, lương tri cuối cùng của mình.
Nguyễn Trung Thành, nhân vật đã giúp Lê Đức Thọ dựng nên vụ án xét lại chống đảng đã cố gắng đòi hỏi minh oan cho những nạn nhân. Vù là sự minh oan đó vẫn còn nằm dưới…công lý của Đảng.
Bản thân Trần Đĩnh cũng giải thích ông đã phải giữ mình như thế nào
Tôi đã giữ được y tứ với bản thân trước hết. May sao cái chất thú hoang nó đã giúp tôi giữ lấy nhân cách cho mình, cái nhân cách hết sức mong manh trong vòng vây của chủ nghĩa tập thể, cái chủ nghĩa nó không biết đến nhân cách. Cái gì dính đến nhân - con người - là nó ghét lắm.
Có lúc ông vẫn hy vọng là cứu giúp đảng cộng sản, mà ông đã tham gia vào thuở thanh niên hăng hái tưởng rằng đó là một lý tưởng sống. Cho đến sau khi cuộc chiến mà ông không ngần ngại gọi là cuộc nội chiến kết thúc. Khi bị khai trừ ra khỏi đảng cộng sản, ông trích lời bố ông rằng đó là một sự kiện vĩ đại của cuộc đời ông.
Cuốn sách được Trần Đĩnh hoàn thành vào năm 2014 của thế kỷ 21. Nhìn lại tư tưởng ủng hộ Liên Xô của ông và các đồng chí vào những năm chiến tranh lạnh, đối đầu với chủ nghĩa Mao, ông viết:
Có lẽ trong những người phản đối cộng sản, có một số rất ghét xét lại chúng tôi vì là “tay sai Liên Xô.” Họ nghe Ðảng nên không hiểu là do kiên trì phản đối nội chiến, chúng tôi đã bị khép tội chống Ðảng, phản động trong bóng tối bí mật bao la của Ðảng.
Lúc đó với chúng tôi, đào đâu ra Human Right Watch, ra Internet, ra Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết đòi Việt Nam tôn trọng nhân quyền, đào đâu ra các thứ blogs ngày ngày đòi thả chúng tôi v. v.?.
Điều này không khác những người cộng sản Đông Âu trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ cũng từng hy vọng rằng họ có thể làm cho chủ nghĩa cộng sản trở nên có một khuôn mặt mang tính người hơn.
Và trước khi hoàn tất quyển sách này, Trần Đĩnh vẫn còn đề đạt những gì ông cho là nên làm với chính quyền hiện tại, vẫn còn mang tên cộng sản, nhưng đã tiến hành một cuộc hôn nhân nhiều gai góc với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Thursday, August 14, 2014

HỘI NGHỊ BÁN NƯỚC THÀNH ĐÔ CỦA NHÓM CSVN THAM Ô/PHẢN QUỐC PHẢI BỊ NHÂN DÂN NGUYỀN RỦA


HI NGH BÁN NƯỚC THÀNH ĐÔ CA NHÓM CSVN THAM Ô/PHN QUC PHI B NHÂN DÂN NGUYN RA

Hội Nghị Thành Đô Bí Mật Ngày 4 tháng 8 năm 1990
 
(Trưng Triệu sưu tầm)
iên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành đô.

Thưa các đồng chí.

Trong mấy ngày qua, ta đã cùng nhau thảo luận nhiều vấn đề, đạt được đồng thuận về căn bản, tuy không khỏi có sự tranh biện về tiểu tiết. Khép lại, ta có thể hài lòng khẳng định hội nghị đã thắng lợi và thắng lợi lớn. Xin các đồng chí hoan hỉ cạn chén. Trong lời phát biểu kết thúc hội nghị, Lương Tư Lệnh nhấn mạnh: “Những gì được đưa ra bàn ở hội nghị chung quy chỉ là những điều đã được đề cập nhiều lần từ nhiều năm trong những cuộc gặp gỡ các cấp tham mưu và cả cao cấp.” Với tư cách Chính Ủy được đề cử ra chủ trì hội nghị tôi xin tóm tắt vài điều cần thiết.

Trước hết, hội nghị nhất trí cao về quan điểm không có và không hề có chuyện Trung Quốc thôn tính Việt Nam . Trung Quốc không có nhu cầu hôn tính nước nào. Các nước lân bang đều nghèo. Họ cần đến Trung Quốc hơn là Trung Quốc cần đến họ. Những cái họ có đều ở dạng tiềm năng dưới đất hoặc ngoài biển. Không có Trung Quốc giúp đỡ thì chẳng khai thác được. Trong giai đoạn phải dồn toàn lực cho phát triển kinh tế, mà Ðặng Tiểu Bình lãnh tụ đã vạch ra, mọi sự đèo bồng đều vô nghĩa. Chúng kiềm hãm bước tiến vĩ đại của Trung Quốc vĩ đại. Thế mà ở Việt Nam lại có những luồng dư luận như thế đấy. Nào là Trung Quốc bá quyền, nào là Trung Quốc bành trướng. Thối lắm, thưa các đồng chí, không ngửi được.

Bọn dân chủ ở Việt Nam đã hô hoán rầm rỉ rằng cuộc vạch lại biên cương giữa Trung Quốc và Việt Nam là tranh chấp biên giới. Trong khi đàm phán, tất nhiên có những điều hai bên phải nhân nhượng nhau. Có chỗ lồi ra, có chỗ lỏm vào, ở bên này hay bên kia. Nhưng, đó là kết quả của những thương thảo sòng phẳng, thuận mua vừa bán. Các đồng chí Việt Nam thấy chúng tôi nói thế, lại chỉ thanh minh mới chán. Như, Lê Thứ Trưởng (tức là ông Lê Công Phụng) trả lời phỏng vấn: “Thác Bản Giốc ta cứ tưởng là của ta, bạn cũng không bảo là của bạn. Ðo ra mới biết là của ta chỉ có một phần ba. Vì tình hữu nghị với ta, bạn cho ta hưởng một nửa.” Nói thế là tốt. Nhưng vẫn cứ là thanh minh.

Việc gì mà phải là thanh minh cơ chứ? Với bọn phản động chuyên gây rối à? Cứ thẳng tay trấn áp, bịt cái miệng chó của chúng lại. Cứ lừng chừng, thiếu kiên quyết. Cứ hữu khuynh nhân nhượng. Nhân nhượng là chết đấy. Phải quét cho bằng sạch, không thương xót bọn dân chủ. Không cho chúng được đàng chân lên đàng đầu. 

Vùi chúng xuống đất đen, không cho chúng ngóc đầu dậy. Nhưng, cái đó sẽ không còn là vấn đề trong tương lai. Việc tiêu diệt bọn dân chủ dòi bọ sẽ không còn là việc của riêng các đồng chí Việt Nam. Nó sẽ là nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta.

Thưa các đồng chí.

Hội nghị đã thành công là nhờ nó gạt được ra những chuyện lặt vặt vô bổ, đang là đề tài thời sự, để tập trung vào đại sự: bàn về chuyện hợp nhất hai quốc gia trong tương lai. Tương lai có thể chưa tới ngay, nhưng lại có thể rất gần. Vì thế, ta phải có viễn kiến và phải có sự chuẩn bị.

Hợp kết Trung Quốc Việt Nam có thể là một mốc lịch sử vĩ đại trên đường phát triển của tổ quốc. Với tư cách tham mưu cho cấp cao hai bên, trong hội nghị này chúng ta bàn thẳng vào những phương án phát thảo những bước tiến hành cụ thể, những công việc cụ thể trong công tác chuẩn bị.

Nào, xin cạn chén một lần nữa, mừng thắng lợi của hội nghị lịch sử này.

Trong tình thế hiện nay, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác, không còn con đường nào khác hơn là trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại.

Ði với Mỹ chăng? Thì các đồng chí chạy đi đâu? Trở về với tổ quốc thì các đồng chí mới tiếp tục tồn tại như những ông chủ duy nhất trước hiểm họa của bọn dòi bọ đang tích cực phản công nhằm tống cổ các đồng chí ra khỏi chỗ ngồi của mình. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, các đồng chí không được ngồi ở bàn giấy trong công thự, mà phải đi lang thang ngoài đường kiếm việc làm. Thật khủng khiếp. Vì thế, chúng ta phải chiến đấu hết mình cho sự tồn tại của chúng ta, cho con cháu chúng ta, tương lai của chúng ta, của con cháu chúng ta. Quyết không để lọt vào tay kẻ khác.

Lũ dân chủ dòi bọ ấy có cả ở Trung Quốc. Tôi thừa nhận điều đó. Nhưng chúng tôi thẳng thắn trấn áp chúng thắng lợi. Nhưng ở Việt Nam tình trạng có khác. Chúng hung hăng hơn, lì lợm hơn, là do các đồng chí thiếu kiên quyết.

Nếu ở Trung Quốc có một Thiên An Môn, thì tại sao Việt Nam không có một cái tương tự? Tôi xin bảo đảm với các đồng chí rằng, Trung quốc sẽ tận tình chi viện cho các đồng chí, một khi có sự biến đe dọa quyền lợi của đồng chí, để bảo vệ các đồng chí. Trung Quốc không thiếu xe tăng dĩ chí trong vài Thiên An Môn.. Các đồng chí cứ hỏi Nông đồng chí (tức ông Nông Ðức Mạnh) xem Hồ đồng chí (tức là Hồ Cẩm Ðào) đã hứa hẹn gì trong cuộc gặp gỡ cấp cao vừa rồi. Nhưng đó là trong tình huống hiện nay. Trong tương lai thì hai nước đã là một, thì sẽ không phải như vậy.

Việc Việt Nam trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại là việc trước sau sẽ phải đến. Không sớm thì muộn. Mà sớm thì hơn muộn. Trong lịch sử, Việt Nam từng là quận huyện của Trung Quốc, là một nhánh của cây đại thụ Trung Hoa. Trung Quốc và Việt Nam là một. Ðó là chân lý đời đời. Ðó cũng là lời của Hồ đồng chí (tức là ông Hồ Chí Minh) trong lễ tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc. 

Hồ đồng chí tôn kính còn dạy: “Trung Quốc, Việt Nam như môi với răng. Môi hở thì răng lạnh.” Có nghĩa là hai nước là hai bộ phận trong cùng một cơ thể. Nông đồng chí (tức là đồng chí Nông Ðức Mạnh) từng tự hào nhận mình là người Choang (Zhuang) trong cuộc gặp gỡ các đại biểu trong Quốc Vụ Viện. Mà dân tộc Choang là gì? Là một bộ phận của đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.

Trong thời đại hiện nay thì thế giới được tái phân chia sau đệ nhị thế chiến, thì Hoa Kỳ đã mất sự độc tôn trong sự trỗi dậy bất ngờ của tổ quốc chúng ta, thì sự sát nhập trở lại của Việt Nam và toàn bán đảo Ðông Dương tiếp theo là điều tất yếu. Thế nhưng chúng ta đều đã thấy, đã biết những biểu hiện lừng chừng, giao động lúc này lúc khác, trong ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam muốn người dựa lưng vào Trung Quốc, người dựa hơn con hổ giấy Hoa Kỳ. Bây giờ đã khác.

Sự lựa chọn chỉ còn có một. Và ở đây, các đồng chí Việt Nam tỏ ra có lựa chọn đúng.

Ngày nay, Trung Quốc vĩ đại phải dành lại vị trí đã có của mình. Có Việt Nam nhập vào, Trung Quốc đã vĩ đại lại càng thêm vĩ đại. Thế giới hôm nay chỉ còn lại hai siêu cường. Ðó là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Con hổ giấy Hoa Kỳ.

Những việc mà bây giờ chúng ta phải làm. Tôi xin nhấn mạnh lại lần nữa. Không phải bây giờ mới làm, nhưng làm chưa đúng, làm chưa đủ, thì nay cần phải đẩy mạnh hơn nữa.Phải triển khai rộng hơn nữa là đè bẹp và tiêu diệt luận điệu tinh thần dân tộc vẫn còn tồn tại dai dẳng trong bọn kiên trì lập trường độc lập dân tộc. Ðặc biệt trong đám trí thức và vài phần tử công thần chủ nghĩa trong tướng lĩnh. Cần phải tiêu diệt cả về tinh thần, cả về vật chất.

Trong tướng lĩnh, phần nhiều là người của ta, do ta đào tạo, cất nhắc. Công này là nguyên chủ tịch Lê (tức là Lê Ðức Anh) người rất biết nhìn xa trông rộng. Tuy nhiên, lẫn vào đấy cũng vẫn có vài phần tử lừng chừng, giao động, chủ yếu do kém hiểu biết. Các đồng chí cần đả thông, bồi dưỡng thêm cho họ về lập trường, quan điểm và trường đảng các cấp. Mấy anh già sắp chết hay nói ngang thì phải đe nẹt cho chúng biết rằng, một khi đã bị coi là chống đảng thì chúng sẽ bị tước hết mọi tiêu chuẩn cao đang được hưởng, tất chúng sẽ im mồm.

Ðám trí thức lèo tèo mới là đáng ngại. Tuy chẳng có trong tay cái gì, nhưng chúng có khả năng kích động tinh thần nhân dân để cản trở sự hợp nhất. Nhưng không lo. Mao chủ tịch đã dạy: “Trí thức khởi xướng được, nhưng không làm được. Chúng chỉ lép bép lỗ miệng. Thấy súng lên đạn là chúng rùng rùng bỏ chạy.” Ðáng ngại là ở chỗ ấy, chỗ khởi xướng. Nhưng không đáng sợ cũng ở chỗ ấy.

Ở chỗ bản tính trí thức, hãy lên đạn, hãy hô bắn thật to, đâu sẽ vào đấy. Lực lượng chủ yếu của chúng ta trong việc trấn áp bọn dân tộc chủ nghĩa là hai cánh quân. Về vật chất là công an, về tinh thần là truyền thông.

Công an sẽ được cung cấp mọi trang bị hiện đại nhất để đè bẹp mọi mưu toan đối kháng. Nhưng phải chú ý đến điểm này: Không được lạm dụng các phương tiện hiện đại. Chiếu cố những biện pháp truyền thống ít gây ồn ào, tránh những phản ứng quốc tế bất lợi. Truyền thông phải xừ dụng mọi phương tiện sẵn có. Tăng cường viết và nói hằng ngày hằng giờ, biện luận cho dân thấy cái lợi của việc sát nhập. Họ sẽ được hưởng mọi phúc lợi của người dân Trung Quốc hơn hẳn phúc lợi đang có. Họ sẽ không còn chuyện lủng củng vướng mắc về biên giới. Ngư dân được tha hồ đánh cá trên biển Ðông này cũng là của họ mà không còn phải lo lắng: vì xâm phạm lãnh hải, bị hải quân Trung Quốc trừng phạt.

Người dân khi xuất ngoại sẽ được cầm hộ chiếu của một nước lớn mà thế giới phải kiêng nể.

Tuy nhiên, tôi đặc biệt lưu ý các đồng chí là phải tiến hành kín đáo, để mọi việc chuẩn bị diễn ra như bình thường, không nhận thấy được. Trong khi chưa được hợp nhất, trung ương chính phủ, cũng như các tỉnh chính phủ, tuyệt đối không lộ ý đồ. Thỉnh thoảng cũng phải cho phát ngôn nhân trung ương chính phủ nói dăm ba câu phản đối về chủ quyền Tây Sa và Nam Sa. Và cho phép các báo đăng vài bài chiếu lệ về biên giới và hải đảo với mọi sự cố xảy ra trên biển như vừa rồi. Cứ tiếp tục ám chỉ một nước ngoài nào đó, hoặc một tàu lạ nào đó, không rõ quốc tịch là được.

Ðừng quên xem thường các nhà báo. Họ là công bộc trung thành của ta. Thiếu họ không được. Hiện nay đang nổi lên sự phản đối Trung Quốc khai thác Bauxite ở miền Trung, ồn ào lắm, có vẻ hung hăng lắm. Nhưng là bề ngoài thôi. Chứ bề ở trong, bọn phản đối cũng thừa biết mọi sự đã an bài. Tiền đã trao thì cháo phải được múc. Bộ Chính Trị quyết không bỏ kế hoạch này. Nhất là đồng chí Nông Ðức Mạnh. Là chuyện sinh tử của đồng chí Nông Ðức Mạnh nên đồng chí ấy rất cương quyết. Trong chuyện Bauxite, tôi thấy bên cạnh cái xấu lại có cái tốt đấy.

Các đồng chí ạ! Phải công bằng mà lập luận, một khi Việt Nam đã nhập vào Trung Quốc thì vùng Tây nguyên của Việt Nam là của chung nước ta. Chưa chừng, trên sẽ thay đổi kế hoạch. Ta không khai thác ở đấy nữa, mà chuyển sang khai thác, thực hiện ở Châu Phi. Bauxite của ta, ta để đấy dùng sau. Cũng như ta đâu có vội khai thác cả tỷ tấn Bauxite ở Quảng Tây. Nói để các đồng chí phấn khởi. Về thực chất, qua con đường ngoại thương, đầu tư, ta nắm Châu Phi trong nhiều năm nay rồi. Ta đã mua hết các chính quyền ở đấy. Cái đó gọi là quyền lực mềm. Trung Quốc đến sau phương Tây và Hoa Kỳ, vậy mà chỉ trong vòng một thập niên, ta đã quét sạch chúng khỏi đấy. Ta còn chuyển dân mình sang Châu Phi, làm thành những vùng đất Trung Quốc trên lục địa đen kia nữa. Người Trung Quốc bây giờ có quyền nói: “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất đai của tổ quốc.”

Phải trấn an các cán bộ các cấp, từ trung ương cho đến địa phương để họ thấy rằng sau hợp nhất, mọi vị trí quyền lợi, bổng lộc của họ không bị suy suyển. Các đơn vị hành chính sẽ được giữ nguyên trong một thời gian dài trước khi áp dụng mô hình hành chánh chung của toàn quốc. Việc này rất quan trọng.

Xin các đồng chí chớ coi thường. Lãnh đạo từ trung ương cho đến địa phương có thông thì dân mới thông. Nhân dân đã được giáo dục chu đáo trong nhiều năm, tinh thần tuyệt đối phục tùng lãnh đạo. Nhưng nếu họ thấy cấp trên của họ giao động, tư tưởng bất thông thì chính họ cũng sẽ giao động theo, trở thành mồi ngon cho những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.

Thưa các đồng chí. Còn lại việc cuối cùng là mô hình quản trị Việt Nam trong tổ quốc thống nhất. Tỉnh hay khu tự trị? Chuyện này xin các đồng chí về nghĩ thêm, bàn thêm. Tỉnh thì cũng như Quảng Ðông, Quảng Tây. Về diện tích hơn kém không nhiều. Khu tự trị kiểu như khu tự trị Choang trong tỉnh Quảng Tây thì lại quá nhỏ về vai vế. Nông đồng chí vốn rất e ngại sự chống đối trong nội bộ. Mà làm khu tự trị với ý nghĩa lớn hơn thì lại vướng chuyện Tây Tạng. Bọn chó Ðạt Lai Lạt Ma cũng đang xin tự trị đấy, mà trung ương không thuận. Còn mấy đồng chí Việt Nam nêu ý kiến, hay là tổ chức Trung Quốc thành liên bang, Việt Nam sẽ là một nước hay một bang trong liên bang ấy. Ý kiến này không mới. Nó đã từng được nêu lên. Nhưng các đồng chí thử nghĩ xem. Nếu như thế thì thống nhất làm sao được với bọn Tây Tạng, bọn Nội Mông, bọn Mãn Châu, bọn Hồi Bột.

Chính chúng nó đang muốn cái đó để xưng độc lập, hoặc tự trị trong liên bang. Trên nguyên tắc thì đúng, là cái gì cũng được. Danh chính thì ngôn thuận. Nhưng nội dung bất biến. Vùng nào cũng chỉ là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc. Có điều những danh hiệu độc lập, tự trị là cái rễ bị lồng vào đấy cái tinh thần dân tộc, mầm mống cho sự phận liệt.

Không được. Quyết không được.

Thưa các đồng chí. Vấn đề hình thức nhưng lại có tầm quan trọng. Xin các đồng chí phát huy tự do tư…

(hết phần trích và dịch đoạn băng ghi âm)
NHẬT KÝ ĐỐI NGOẠI CỦA LÝ BẰNG (Thủ tướng Trung Cộng từ 1987 - 1998)
Bình thường hoá quan hệ Trung Việt

Ngày 6/6- Thứ tư. Trời quang tạnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh hội kiến với Đại sứ Trương Đức Duy tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Nguyễn hy vọng thực hiện bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, hai Đảng.

Ngày 26/8- Chủ nhật. Trời mưa u ám.
Về chuyến đi của TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh và những người cùng đi đến Trung Quốc viếng thăm nội bộ, tôi đã hội báo với đồng chí Đặng Tiểu Bình. Xét vì Á vận hội sắp khai mạc ở Bắc Kinh, mà lần gặp này liên quan đến việc bình thường hoá quan hệ hai nước Việt Trung là sự việc trọng đại, để tiện cho việc bảo mật, địa điểm hội đàm quyết định bố trí ở Thành Đô.

Ngày 30/8-Thứ năm.Trời quang tạnh.
Về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đi Thành Đô hội đàm nội bộ với TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch HĐBT VN Đỗ Mười, đã gửi lời mời đến phía Việt Nam. Hiện còn phải chờ xem phúc đáp của phía Việt Nam thế nào?

Ngày 2/9 -Chủ nhật. Trời quang tạnh.
Buổi chiều, 3 giờ 30 tôi lên chuyên cơ khởi hành từ sân bay ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh. Khoảng gần 6 giờ đến sân bay Thành Đô. Tôi đi ô tô mất khoảng 20 phút đến Khách sạn Kim Ngưu. Bí thư Tỉnh uỷ Dương Nhữ Đại chờ đón tôi tại đó. Đồng chí Giang Trạch Dân đi một chuyên cơ khác, đến Thành Đô muộn hơn tôi 30 phút. Buổi tối từ 8 g30 đến 11g tôi và đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi ý kiến về phương châm hội đàm với phía Việt Nam ngày mai.

Ngày 3/9 Thứ hai. Thành Đô trời tạnh sáng.
Buổi sáng tôi đến chỗ đồng chí Giang Trạch Dân cùng đồng chí ấy tiếp tục nghiên cứu phương châm sẽ hội đàm với phía Việt Nam vào buổi chiều.
Khoảng gần 2g chiều, TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười và Cố vấn BCHTƯ ĐCSVN Phạm Văn Đồng đến khách sạn Kim Nguu, Thành Đô. Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đón tiếp họ ở sảnh tầng 1. Nguyễn Văn Linh mặc Âu phục màu cà phê, phần nào có phong độ như một học giả. Đỗ Mười thân thể tráng kiện, đầu tóc bạc trắng, vận âu phục xanh lam. Cả hai người đều vào khoảng 73-74 tuổi. Còn Phạm Văn Đồng cả hai mắt bị lòng trắng che, thị lực rất kém, mặc áo kiểu đại cán xanh lam, giống như một lão cán bộ Trung Quốc.
Buổi chiều, hội đàm bắt đầu. Nguyễn Văn Linh nói trước một thôi dài. Tuy nói nguyện vọng muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề Campuchia, đồng thời nói việc thành lập Họi đồng Tối cao Campuchia là việc cấp thiết trước mắt, không nên loại bỏ bất cứ một bên nào, nhưng lại tỏ ý không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Xem ra, vấn đề Campuchia Nguyễn Văn Linh chỉ muón tỏ một thái độ về nguyên tắc mà đặt trọng điểm vào việc bình thường hoá quan hệ Trung Việt.
Hội đàm diễn tiến đến tận 8g tối. 8g30 mới chiêu đãi cơm tối. Trên bàn ăn tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lại từng người làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh.

Ngày 4/9. Thứ ba. Trời âm u.
Buổi sáng chúng tôi tiếp tục họp với các đồng chí lãnh đạo Việt Nam. Đến lúc đó những vấn đề hội nghị đề xuất có thể nói là đã đạt được nhận thức chung một cách đầy đủ, quyết định khởi thảo một bản Kỷ yếu của Hội nghị.
Buổi chiều, 2g30 tại sảnh tầng 1 khách sạn Kim Ngưu hai bên Trung Việt cử hành nghi thức ký kết chính thức. Hai bên riêng biệt do Tổng Bí thư và Thủ tướng ký. Đây là bước ngoặt mang tính lịch sử của quan hệ hai nước Trung Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân đương diện tặng các đồng chí Việt Nam một câu thơ:
度尽劫波兄弟在,相逢一笑泯恩仇 (*)
Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu.
(Câu này trích thơ Lỗ Tấn)(*)
Về việc ấy, các đồng chí Việt Nam tỏ ý rất vui thích.(Hết trích)

Dịch: Sau kiếp nạn anh em còn đó, Trông nhau cười, thù oán sạch không !
Kiếp ba : (Thật ngữ Phật giáo), phiên âm Phạn ngữ Kapla có nghĩa là một thời kỳ rất dài (x. Từ điển Phật học Hán Việt. Kim Cương Tử Chủ biên.Tái bản có bổ sung. H.,Nxb.KHXH,1998), tr.609. Xem thêm
-------------
(theo RFA)

TIẾT LỘ TỪ WIKILEAKS: HỘI NGHỊ SÁP NHẬP VIỆT NAM VÀO CHINA

Việt Nam: Tỉnh hay Khu Tự Trị ?
(Ninh Cơ ghi lại. Trích tài liệu chép lại từ băng ghi âm cuộc họp mật giữa đại diện Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam và Tổng Cục 2 Việt Nam để lưu trữ, được bảo quản theo chế độ tuyệt mật.)

Cái gì chờ đợi cũng đã đến, khi tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam. Đó là b...iên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành đô.

Thưa các đồng chí.

Trong mấy ngày qua, ta đã cùng nhau thảo luận nhiều vấn đề, đạt được đồng thuận về căn bản, tuy không khỏi có sự tranh biện về tiểu tiết. Khép lại, ta có thể hài lòng khẳng định hội nghị đã thắng lợi và thắng lợi lớn. Xin các đồng chí hoan hỉ cạn chén. Trong lời phát biểu kết thúc hội nghị, Lương Tư Lệnh nhấn mạnh: “Những gì được đưa ra bàn ở hội nghị chung quy chỉ là những điều đã được đề cập nhiều lần từ nhiều năm trong những cuộc gặp gỡ các cấp tham mưu và cả cao cấp.” Với tư cách Chính Ủy được đề cử ra chủ trì hội nghị tôi xin tóm tắt vài điều cần thiết.

Trước hết, hội nghị nhất trí cao về quan điểm không có và không hề có chuyện Trung Quốc thôn tính Việt Nam . Trung Quốc không có nhu cầu hôn tính nước nào. Các nước lân bang đều nghèo. Họ cần đến Trung Quốc hơn là Trung Quốc cần đến họ. Những cái họ có đều ở dạng tiềm năng dưới đất hoặc ngoài biển. Không có Trung Quốc giúp đỡ thì chẳng khai thác được. Trong giai đoạn phải dồn toàn lực cho phát triển kinh tế, mà Ðặng Tiểu Bình lãnh tụ đã vạch ra, mọi sự đèo bồng đều vô nghĩa. Chúng kiềm hãm bước tiến vĩ đại của Trung Quốc vĩ đại. Thế mà ở Việt Nam lại có những luồng dư luận như thế đấy. Nào là Trung Quốc bá quyền, nào là Trung Quốc bành trướng. Thối lắm, thưa các đồng chí, không ngửi được.

Bọn dân chủ ở Việt Nam đã hô hoán rầm rỉ rằng cuộc vạch lại biên cương giữa Trung Quốc và Việt Nam là tranh chấp biên giới. Trong khi đàm phán, tất nhiên có những điều hai bên phải nhân nhượng nhau. Có chỗ lồi ra, có chỗ lỏm vào, ở bên này hay bên kia. Nhưng, đó là kết quả của những thương thảo sòng phẳng, thuận mua vừa bán. Các đồng chí Việt Nam thấy chúng tôi nói thế, lại chỉ thanh minh mới chán. Như, Lê Thứ Trưởng (tức là ông Lê Công Phụng) trả lời phỏng vấn: “Thác Bản Giốc ta cứ tưởng là của ta, bạn cũng không bảo là của bạn. Ðo ra mới biết là của ta chỉ có một phần ba. Vì tình hữu nghị với ta, bạn cho ta hưởng một nửa.” Nói thế là tốt. Nhưng vẫn cứ là thanh minh.

Việc gì mà phải là thanh minh cơ chứ? Với bọn phản động chuyên gây rối à? Cứ thẳng tay trấn áp, bịt cái miệng chó của chúng lại. Cứ lừng chừng, thiếu kiên quyết. Cứ hữu khuynh nhân nhượng. Nhân nhượng là chết đấy. Phải quét cho bằng sạch, không thương xót bọn dân chủ. Không cho chúng được đàng chân lên đàng đầu. Vùi chúng xuống đất đen, không cho chúng ngóc đầu dậy. Nhưng, cái đó sẽ không còn là vấn đề trong tương lai. Việc tiêu diệt bọn dân chủ dòi bọ sẽ không còn là việc của riêng các đồng chí Việt Nam. Nó sẽ là nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta.

Thưa các đồng chí.

Hội nghị đã thành công là nhờ nó gạt được ra những chuyện lặt vặt vô bổ, đang là đề tài thời sự, để tập trung vào đại sự: bàn về chuyện hợp nhất hai quốc gia trong tương lai. Tương lai có thể chưa tới ngay, nhưng lại có thể rất gần. Vì thế, ta phải có viễn kiến và phải có sự chuẩn bị.

Hợp kết Trung Quốc Việt Nam có thể là một mốc lịch sử vĩ đại trên đường phát triển của tổ quốc. Với tư cách tham mưu cho cấp cao hai bên, trong hội nghị này chúng ta bàn thẳng vào những phương án phát thảo những bước tiến hành cụ thể, những công việc cụ thể trong công tác chuẩn bị.

Nào, xin cạn chén một lần nữa, mừng thắng lợi của hội nghị lịch sử này.

Trong tình thế hiện nay, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác, không còn con đường nào khác hơn là trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại.

Ði với Mỹ chăng? Thì các đồng chí chạy đi đâu? Trở về với tổ quốc thì các đồng chí mới tiếp tục tồn tại như những ông chủ duy nhất trước hiểm họa của bọn dòi bọ đang tích cực phản công nhằm tống cổ các đồng chí ra khỏi chỗ ngồi của mình. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, các đồng chí không được ngồi ở bàn giấy trong công thự, mà phải đi lang thang ngoài đường kiếm việc làm. Thật khủng khiếp. Vì thế, chúng ta phải chiến đấu hết mình cho sự tồn tại của chúng ta, cho con cháu chúng ta, tương lai của chúng ta, của con cháu chúng ta. Quyết không để lọt vào tay kẻ khác.

Lũ dân chủ dòi bọ ấy có cả ở Trung Quốc. Tôi thừa nhận điều đó. Nhưng chúng tôi thẳng thắn trấn áp chúng thắng lợi. Nhưng ở Việt Nam tình trạng có khác. Chúng hung hăng hơn, lì lợm hơn, là do các đồng chí thiếu kiên quyết.

Nếu ở Trung Quốc có một Thiên An Môn, thì tại sao Việt Nam không có một cái tương tự? Tôi xin bảo đảm với các đồng chí rằng, Trung quốc sẽ tận tình chi viện cho các đồng chí, một khi có sự biến đe dọa quyền lợi của đồng chí, để bảo vệ các đồng chí. Trung Quốc không thiếu xe tăng dĩ chí trong vài Thiên An Môn.. Các đồng chí cứ hỏi Nông đồng chí (tức ông Nông Ðức Mạnh) xem Hồ đồng chí (tức là Hồ Cẩm Ðào) đã hứa hẹn gì trong cuộc gặp gỡ cấp cao vừa rồi. Nhưng đó là trong tình huống hiện nay. Trong tương lai thì hai nước đã là một, thì sẽ không phải như vậy.

Việc Việt Nam trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại là việc trước sau sẽ phải đến. Không sớm thì muộn. Mà sớm thì hơn muộn. Trong lịch sử, Việt Nam từng là quận huyện của Trung Quốc, là một nhánh của cây đại thụ Trung Hoa. Trung Quốc và Việt Nam là một. Ðó là chân lý đời đời. Ðó cũng là lời của Hồ đồng chí (tức là ông Hồ Chí Minh) trong lễ tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc. Hồ đồng chí tôn kính còn dạy: “Trung Quốc, Việt Nam như môi với răng. Môi hở thì răng lạnh.” Có nghĩa là hai nước là hai bộ phận trong cùng một cơ thể. Nông đồng chí (tức là đồng chí Nông Ðức Mạnh) từng tự hào nhận mình là người Choang (Zhuang) trong cuộc gặp gỡ các đại biểu trong Quốc Vụ Viện. Mà dân tộc Choang là gì? Là một bộ phận của đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.

Trong thời đại hiện nay thì thế giới được tái phân chia sau đệ nhị thế chiến, thì Hoa Kỳ đã mất sự độc tôn trong sự trỗi dậy bất ngờ của tổ quốc chúng ta, thì sự sát nhập trở lại của Việt Nam và toàn bán đảo Ðông Dương tiếp theo là điều tất yếu. Thế nhưng chúng ta đều đã thấy, đã biết những biểu hiện lừng chừng, giao động lúc này lúc khác, trong ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam muốn người dựa lưng vào Trung Quốc, người dựa hơn con hổ giấy Hoa Kỳ. Bây giờ đã khác.

Sự lựa chọn chỉ còn có một. Và ở đây, các đồng chí Việt Nam tỏ ra có lựa chọn đúng.

Ngày nay, Trung Quốc vĩ đại phải dành lại vị trí đã có của mình. Có Việt Nam nhập vào, Trung Quốc đã vĩ đại lại càng thêm vĩ đại. Thế giới hôm nay chỉ còn lại hai siêu cường. Ðó là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Con hổ giấy Hoa Kỳ.

Những việc mà bây giờ chúng ta phải làm. Tôi xin nhấn mạnh lại lần nữa. Không phải bây giờ mới làm, nhưng làm chưa đúng, làm chưa đủ, thì nay cần phải đẩy mạnh hơn nữa.Phải triển khai rộng hơn nữa là đè bẹp và tiêu diệt luận điệu tinh thần dân tộc vẫn còn tồn tại dai dẳng trong bọn kiên trì lập trường độc lập dân tộc. Ðặc biệt trong đám trí thức và vài phần tử công thần chủ nghĩa trong tướng lĩnh. Cần phải tiêu diệt cả về tinh thần, cả về vật chất.

Trong tướng lĩnh, phần nhiều là người của ta, do ta đào tạo, cất nhắc. Công này là nguyên chủ tịch Lê (tức là Lê Ðức Anh) người rất biết nhìn xa trông rộng. Tuy nhiên, lẫn vào đấy cũng vẫn có vài phần tử lừng chừng, giao động, chủ yếu do kém hiểu biết. Các đồng chí cần đả thông, bồi dưỡng thêm cho họ về lập trường, quan điểm và trường đảng các cấp. Mấy anh già sắp chết hay nói ngang thì phải đe nẹt cho chúng biết rằng, một khi đã bị coi là chống đảng thì chúng sẽ bị tước hết mọi tiêu chuẩn cao đang được hưởng, tất chúng sẽ im mồm.

Ðám trí thức lèo tèo mới là đáng ngại. Tuy chẳng có trong tay cái gì, nhưng chúng có khả năng kích động tinh thần nhân dân để cản trở sự hợp nhất. Nhưng không lo. Mao chủ tịch đã dạy: “Trí thức khởi xướng được, nhưng không làm được. Chúng chỉ lép bép lỗ miệng. Thấy súng lên đạn là chúng rùng rùng bỏ chạy.” Ðáng ngại là ở chỗ ấy, chỗ khởi xướng. Nhưng không đáng sợ cũng ở chỗ ấy.

Ở chỗ bản tính trí thức, hãy lên đạn, hãy hô bắn thật to, đâu sẽ vào đấy. Lực lượng chủ yếu của chúng ta trong việc trấn áp bọn dân tộc chủ nghĩa là hai cánh quân. Về vật chất là công an, về tinh thần là truyền thông.

Công an sẽ được cung cấp mọi trang bị hiện đại nhất để đè bẹp mọi mưu toan đối kháng. Nhưng phải chú ý đến điểm này: Không được lạm dụng các phương tiện hiện đại. Chiếu cố những biện pháp truyền thống ít gây ồn ào, tránh những phản ứng quốc tế bất lợi. Truyền thông phải xừ dụng mọi phương tiện sẵn có. Tăng cường viết và nói hằng ngày hằng giờ, biện luận cho dân thấy cái lợi của việc sát nhập. Họ sẽ được hưởng mọi phúc lợi của người dân Trung Quốc hơn hẳn phúc lợi đang có. Họ sẽ không còn chuyện lủng củng vướng mắc về biên giới. Ngư dân được tha hồ đánh cá trên biển Ðông này cũng là của họ mà không còn phải lo lắng: vì xâm phạm lãnh hải, bị hải quân Trung Quốc trừng phạt.

Người dân khi xuất ngoại sẽ được cầm hộ chiếu của một nước lớn mà thế giới phải kiêng nể.

Tuy nhiên, tôi đặc biệt lưu ý các đồng chí là phải tiến hành kín đáo, để mọi việc chuẩn bị diễn ra như bình thường, không nhận thấy được. Trong khi chưa được hợp nhất, trung ương chính phủ, cũng như các tỉnh chính phủ, tuyệt đối không lộ ý đồ. Thỉnh thoảng cũng phải cho phát ngôn nhân trung ương chính phủ nói dăm ba câu phản đối về chủ quyền Tây Sa và Nam Sa. Và cho phép các báo đăng vài bài chiếu lệ về biên giới và hải đảo với mọi sự cố xảy ra trên biển như vừa rồi. Cứ tiếp tục ám chỉ một nước ngoài nào đó, hoặc một tàu lạ nào đó, không rõ quốc tịch là được.

Ðừng quên xem thường các nhà báo. Họ là công bộc trung thành của ta. Thiếu họ không được. Hiện nay đang nổi lên sự phản đối Trung Quốc khai thác Bauxite ở miền Trung, ồn ào lắm, có vẻ hung hăng lắm. Nhưng là bề ngoài thôi. Chứ bề ở trong, bọn phản đối cũng thừa biết mọi sự đã an bài. Tiền đã trao thì cháo phải được múc. Bộ Chính Trị quyết không bỏ kế hoạch này. Nhất là đồng chí Nông Ðức Mạnh. Là chuyện sinh tử của đồng chí Nông Ðức Mạnh nên đồng chí ấy rất cương quyết. Trong chuyện Bauxite, tôi thấy bên cạnh cái xấu lại có cái tốt đấy.

Các đồng chí ạ! Phải công bằng mà lập luận, một khi Việt Nam đã nhập vào Trung Quốc thì vùng Tây nguyên của Việt Nam là của chung nước ta. Chưa chừng, trên sẽ thay đổi kế hoạch. Ta không khai thác ở đấy nữa, mà chuyển sang khai thác, thực hiện ở Châu Phi. Bauxite của ta, ta để đấy dùng sau. Cũng như ta đâu có vội khai thác cả tỷ tấn Bauxite ở Quảng Tây. Nói để các đồng chí phấn khởi. Về thực chất, qua con đường ngoại thương, đầu tư, ta nắm Châu Phi trong nhiều năm nay rồi. Ta đã mua hết các chính quyền ở đấy. Cái đó gọi là quyền lực mềm. Trung Quốc đến sau phương Tây và Hoa Kỳ, vậy mà chỉ trong vòng một thập niên, ta đã quét sạch chúng khỏi đấy. Ta còn chuyển dân mình sang Châu Phi, làm thành những vùng đất Trung Quốc trên lục địa đen kia nữa. Người Trung Quốc bây giờ có quyền nói: “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất đai của tổ quốc.”

Phải trấn an các cán bộ các cấp, từ trung ương cho đến địa phương để họ thấy rằng sau hợp nhất, mọi vị trí quyền lợi, bổng lộc của họ không bị suy suyển. Các đơn vị hành chính sẽ được giữ nguyên trong một thời gian dài trước khi áp dụng mô hình hành chánh chung của toàn quốc. Việc này rất quan trọng.

Xin các đồng chí chớ coi thường. Lãnh đạo từ trung ương cho đến địa phương có thông thì dân mới thông. Nhân dân đã được giáo dục chu đáo trong nhiều năm, tinh thần tuyệt đối phục tùng lãnh đạo. Nhưng nếu họ thấy cấp trên của họ giao động, tư tưởng bất thông thì chính họ cũng sẽ giao động theo, trở thành mồi ngon cho những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.

Thưa các đồng chí. Còn lại việc cuối cùng là mô hình quản trị Việt Nam trong tổ quốc thống nhất. Tỉnh hay khu tự trị? Chuyện này xin các đồng chí về nghĩ thêm, bàn thêm. Tỉnh thì cũng như Quảng Ðông, Quảng Tây. Về diện tích hơn kém không nhiều. Khu tự trị kiểu như khu tự trị Choang trong tỉnh Quảng Tây thì lại quá nhỏ về vai vế. Nông đồng chí vốn rất e ngại sự chống đối trong nội bộ. Mà làm khu tự trị với ý nghĩa lớn hơn thì lại vướng chuyện Tây Tạng. Bọn chó Ðạt Lai Lạt Ma cũng đang xin tự trị đấy, mà trung ương không thuận. Còn mấy đồng chí Việt Nam nêu ý kiến, hay là tổ chức Trung Quốc thành liên bang, Việt Nam sẽ là một nước hay một bang trong liên bang ấy. Ý kiến này không mới. Nó đã từng được nêu lên. Nhưng các đồng chí thử nghĩ xem. Nếu như thế thì thống nhất làm sao được với bọn Tây Tạng, bọn Nội Mông, bọn Mãn Châu, bọn Hồi Bột.

Chính chúng nó đang muốn cái đó để xưng độc lập, hoặc tự trị trong liên bang. Trên nguyên tắc thì đúng, là cái gì cũng được. Danh chính thì ngôn thuận. Nhưng nội dung bất biến. Vùng nào cũng chỉ là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc. Có điều những danh hiệu độc lập, tự trị là cái rễ bị lồng vào đấy cái tinh thần dân tộc, mầm mống cho sự phận liệt.

Không được. Quyết không được.

Thưa các đồng chí. Vấn đề hình thức nhưng lại có tầm quan trọng. Xin các đồng chí phát huy tự do tư…

(hết phần trích và dịch đoạn băng ghi âm) Xem thêm
Top of Form
Bottom of Form
Thiếu Tướng Lê Duy Mật – Nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận 1979-1984 (Hà Giang). Người đã viết đơn yêu cầu công khai thỏa hiệp Thành Đô.
Hình ảnh: Thiếu Tướng Lê Duy Mật  – Nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận 1979-1984 (Hà Giang). Người đã viết đơn yêu cầu công khai thỏa hiệp Thành Đô.

MỘT VỊ THIẾU TƯỚNG YÊU CẦU TÔNG KẾT CUỘC CHIẾN 1979 – 1984 VÀ CÔNG KHAI THỎA HIỆP THÀNH ĐÔ.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
Hà Nội ngày 20 tháng 07 năm 2014
Kính gửi : Đ/C Tổng Bí thư BCHTW Đảng
Các đ/c Uỷ viên Bộ Chính Trị
Các đ/c Uỷ viên Ban Bí thư TW Đảng
Cá...c đ/c ủy viên Trung ương Đảng khóa XI.
Tôi là: Lê Duy Mật – Thiếu tướng – Nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận 1979-1984 (Hà Giang) thay mặt một số đảng viên xin được nêu thắc mắc và kiến nghị như sau:

Cuộc chiến tranh biên giới 1979 – 1984 cũng là một trong những cuộc chiến đẫm máu vô cùng đau thương trong lịch sử nước ta. Đây là cuộc chiến tương tự các cuộc chiến Bạch Đằng,Chi Lăng, Đống Đa, nhưng tại sao đã qua 30 năm mà cuộc chiến này vẫn không được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm phục vụ cho mục tiêu bảo vệ Tổ quốc cấp thiết trước mắt, Việc tổng kết này vô cùng cần thiết và sẽ rất hữu ích khi mà đối tượng chiến đấu vẫn là một, khi mà quân xâm lựợc đang cận kề chứ không xa xôi như trong các cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bên cạnh đó các chính sách đối với gia đình liệt sĩ và những người chống xâm lược năm 1979 – 1984, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị nhưng vẫn không được giải quyết ,mà chỉ có những lời hứa hẹn xuông.

Phải chăng có một nguyên nhân mà chúng tôi săp nêu lên sau đây.

Chúng ta đều biết mọi tiêu cực trong xã hội hiện nay từ Trung Quốc gây ra, khiến cho nước ta sản xuất lẹt đẹt, lạc hậu, đã thế, họ lại còn có những lời sỉ nhục đôi với cả dân tộc ta: “Việt Nam là con hoang, loại vô liêm sỉ, phải cho thêm vài bài học”. Vậy mà, lãnh đạo ta không hề có một phản ứng nào!

Rồi khi bọn xấu trà trộn trong đám biểu tình được xúi giục phá phách gần 1000 nhà máy của Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, thì công an lúc đó làm ngơ, sau đó mới xuất hiện, chỉ xử lý qua loa và xin lỗi xin đền bù thiệt hại cho họ. Trong khi đó Tung Quốc đâm phá gần 30 tàu, thuyền của chúng ta thì không quyết liệt đòi bồi thường, mà chỉ “nhẹ nhàng” lên án.
Khi có hiện tượng bất thường nho nhỏ về dân sự thì lập tức nửa đêm đại sứ của Việt Nam ở Bắc Kinh bị gọi đến để nhận thư phản kháng, còn khi Trung Quốc gây hại cho ta thì chỉ có cán bộ Bộ Ngoại giao Việt Nam đến gặp cơ quan Lãnh sự Trung Quốc tại Hà Nội để giao công hàm phản kháng .

Lạ lùng nhất là tỉnh ủy Quảng Đông mà lại ngang nhiên gửi công văn cho Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phải thực hiện 16 việc phải làm. Một thái đọ trịch thượng ,coi thường nước ta rất vô lễ mà ta vẫn chịu đựng.

Trung Quốc tự tiện cho giàn khoan vào xâm nhập lãnh hải Việt Nam bất chấp mọi ý kiến phản đối của nhân dân ta và dư luận các nước lên án. Khi rút đi, họ tuyên bố là do họ đã xong việc. Trung Quốc làm như vậy mà ta vẫn khen Trung Quốc là bạn tốt,16 chữ vàng và 4 tốt. Đến nỗi dư luận thế giới cũng phải ngạc nhiên về thái độ quá ư nhu nhược của chúng ta.

Ngạc nhiên hơn là Nhà nước đàn áp những người biểu tình chống xâm lược ở trong nước mà chỉ khuyến khích biểu tình ở nước ngoài.

Chẳng lẽ một dân tộc Việt Nam anh hùng đã ba lần chiến thắng Nguyên Mông, đã có Điện Biên phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu mà nay lại hèn kém như vậy sao! Chúng tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa là ở Thỏa hiệp Thành Đô ngày 4/9/1990 của một số vị lãnh đạo. Chúng tôi chưa rõ thực hư thế nào mà chỉ biết sau này những hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thể hiện nội dung của bản Thỏa hiệp đó. Xin trích một đoạn Thỏa hiệp Thành Đô: “ Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh , như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….

Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên , và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”. (Hết trích) (1) .

Vì vậy, chúng tôi yêu cầu trong hội nghị TW này Bộ chính trị , Ban Bí thư cần công bố các văn bản của Thỏa hiệp Thành Đô, để chứng minh thực hư thế nào. Nếu Thỏa hiệp Thành Đô là đúng như vậy thì rõ ràng là một bản thỏa hiệp rất nguy hiểm cho đất nước như là phản bội Tổ Quốc. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Hội nghị TW xem xét và ra tuyên bố phản bác bản thỏa hiệp đó, chấn chỉnh lại tổ chức, kỷ luật những người đã ký và những người thực hiện sau này. Có như vậy Đảng ta mới thực sự là một Đảng chân chính, dám nhận khuyết điểm, dám công khai khuyết điểm như Bác Hồ đã nói: “Một Đảng mà không dám nhận khuyết điểm, công khai khuyết điểm là một Đảng hỏng”.
Theo điều lệ Đảng (điều 3 khoản 3), Đảng là của nhân dân lao động, Đảng của toàn thể đảng viên vì vậy chúng tôi có quyền yêu cầu phải công khai các hoạt động của những người lãnh đạo để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra như trong các Nghị quyết TW đã đề ra .

Trên đây là những kiến nghị tâm huyết và bức xúc của đảng viên. Tôi mong rằng: Bộ chính trị, Ban bí thư nên tôn trọng ý kiến của các đảng viên cơ sở và thực hiện các việc nói trên .Tóm lại là :

1- Tổng kết cuộc chiến tranh chống quân xâm lược năm 1979, thực hiện chính sách qui tập mồ mả ghi công các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược cũng như bao cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc trước đây của dân tộc ta, tổ chức kỷ niệm trọng thể hàng năm.

2- Công khai bản Thỏa hiệp Thành Đô tháng 9/1990 để toàn dân, toàn Đảng biết được thực hư và ra tuyên bố để giải thích các hiện tượng tiêu cực. Thỏa hiệp Thành Đô là thứ ung nhọt đang di căn khắp cơ thể đất nước ta .

Nguy cơ mất nước đang là sự thật, mong các đồng chí có lương tâm, vì sự nghiệp của tổ quốc mà thực hiện cho được. Nếu ở Hội nghị Trung ương X này không ra được bản tuyên bố thì yêu cầu đưa vào chương trình Đại hội Đảng bất thường hoặc Đại hội 12 .

Chúng tôi chờ mong hồi đáp của các đồng chí.

Kính

Thiếu tướng Lê Duy Mật

-----------
(1)Theo tin của Tân hoa xã Trung Quốc và báo Hoàn cầu Trung Quốc Xem thêm
Biên bản buổi họp kín giữa Nguyễn Văn Linh , Tổng Bí Thư đảng CSVN, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, đại diện phía Việt Nam, và Giang Trạch Dân, TBT/CSTQ, Lý Bằng, Thủ tướng, đã họp 2 ngày từ 3 và 4-9-1990, tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc như sau:

“Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản, đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối b...ất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung Ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây”.

“Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN “giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. (Hết trích) Xem thêm
Top of Form
Bottom of Form
Hình ảnh

TIẾT LỘ TỪ WIKILEAKS:
HỘI NGHỊ SÁP NHẬP VIỆT NAM
VÀO CHINA

Việt Nam: Tỉnh hay Khu Tự Trị ?
(Ninh Cơ ghi lại. Trích tài liệu chép lại từ băng ghi âm cuộc họp mật giữa đại diện Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam và Tổng Cục 2 Việt Nam để lưu trữ, được bảo quản theo chế độ tuyệt mật.)

Cái gì chờ đợi cũng đã đến, khi tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam. Đó là b...iên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành đô.

Thưa các đồng chí.

Trong mấy ngày qua, ta đã cùng nhau thảo luận nhiều vấn đề, đạt được đồng thuận về căn bản, tuy không khỏi có sự tranh biện về tiểu tiết. Khép lại, ta có thể hài lòng khẳng định hội nghị đã thắng lợi và thắng lợi lớn. Xin các đồng chí hoan hỉ cạn chén. Trong lời phát biểu kết thúc hội nghị, Lương Tư Lệnh nhấn mạnh: “Những gì được đưa ra bàn ở hội nghị chung quy chỉ là những điều đã được đề cập nhiều lần từ nhiều năm trong những cuộc gặp gỡ các cấp tham mưu và cả cao cấp.” Với tư cách Chính Ủy được đề cử ra chủ trì hội nghị tôi xin tóm tắt vài điều cần thiết.

Trước hết, hội nghị nhất trí cao về quan điểm không có và không hề có chuyện Trung Quốc thôn tính Việt Nam . Trung Quốc không có nhu cầu hôn tính nước nào. Các nước lân bang đều nghèo. Họ cần đến Trung Quốc hơn là Trung Quốc cần đến họ. Những cái họ có đều ở dạng tiềm năng dưới đất hoặc ngoài biển. Không có Trung Quốc giúp đỡ thì chẳng khai thác được. Trong giai đoạn phải dồn toàn lực cho phát triển kinh tế, mà Ðặng Tiểu Bình lãnh tụ đã vạch ra, mọi sự đèo bồng đều vô nghĩa. Chúng kiềm hãm bước tiến vĩ đại của Trung Quốc vĩ đại. Thế mà ở Việt Nam lại có những luồng dư luận như thế đấy. Nào là Trung Quốc bá quyền, nào là Trung Quốc bành trướng. Thối lắm, thưa các đồng chí, không ngửi được.

Bọn dân chủ ở Việt Nam đã hô hoán rầm rỉ rằng cuộc vạch lại biên cương giữa Trung Quốc và Việt Nam là tranh chấp biên giới. Trong khi đàm phán, tất nhiên có những điều hai bên phải nhân nhượng nhau. Có chỗ lồi ra, có chỗ lỏm vào, ở bên này hay bên kia. Nhưng, đó là kết quả của những thương thảo sòng phẳng, thuận mua vừa bán. Các đồng chí Việt Nam thấy chúng tôi nói thế, lại chỉ thanh minh mới chán. Như, Lê Thứ Trưởng (tức là ông Lê Công Phụng) trả lời phỏng vấn: “Thác Bản Giốc ta cứ tưởng là của ta, bạn cũng không bảo là của bạn. Ðo ra mới biết là của ta chỉ có một phần ba. Vì tình hữu nghị với ta, bạn cho ta hưởng một nửa.” Nói thế là tốt. Nhưng vẫn cứ là thanh minh.

Việc gì mà phải là thanh minh cơ chứ? Với bọn phản động chuyên gây rối à? Cứ thẳng tay trấn áp, bịt cái miệng chó của chúng lại. Cứ lừng chừng, thiếu kiên quyết. Cứ hữu khuynh nhân nhượng. Nhân nhượng là chết đấy. Phải quét cho bằng sạch, không thương xót bọn dân chủ. Không cho chúng được đàng chân lên đàng đầu. Vùi chúng xuống đất đen, không cho chúng ngóc đầu dậy. Nhưng, cái đó sẽ không còn là vấn đề trong tương lai. Việc tiêu diệt bọn dân chủ dòi bọ sẽ không còn là việc của riêng các đồng chí Việt Nam. Nó sẽ là nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta.

Thưa các đồng chí.

Hội nghị đã thành công là nhờ nó gạt được ra những chuyện lặt vặt vô bổ, đang là đề tài thời sự, để tập trung vào đại sự: bàn về chuyện hợp nhất hai quốc gia trong tương lai. Tương lai có thể chưa tới ngay, nhưng lại có thể rất gần. Vì thế, ta phải có viễn kiến và phải có sự chuẩn bị.

Hợp kết Trung Quốc Việt Nam có thể là một mốc lịch sử vĩ đại trên đường phát triển của tổ quốc. Với tư cách tham mưu cho cấp cao hai bên, trong hội nghị này chúng ta bàn thẳng vào những phương án phát thảo những bước tiến hành cụ thể, những công việc cụ thể trong công tác chuẩn bị.

Nào, xin cạn chén một lần nữa, mừng thắng lợi của hội nghị lịch sử này.

Trong tình thế hiện nay, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác, không còn con đường nào khác hơn là trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại.

Ði với Mỹ chăng? Thì các đồng chí chạy đi đâu? Trở về với tổ quốc thì các đồng chí mới tiếp tục tồn tại như những ông chủ duy nhất trước hiểm họa của bọn dòi bọ đang tích cực phản công nhằm tống cổ các đồng chí ra khỏi chỗ ngồi của mình. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, các đồng chí không được ngồi ở bàn giấy trong công thự, mà phải đi lang thang ngoài đường kiếm việc làm. Thật khủng khiếp. Vì thế, chúng ta phải chiến đấu hết mình cho sự tồn tại của chúng ta, cho con cháu chúng ta, tương lai của chúng ta, của con cháu chúng ta. Quyết không để lọt vào tay kẻ khác.

Lũ dân chủ dòi bọ ấy có cả ở Trung Quốc. Tôi thừa nhận điều đó. Nhưng chúng tôi thẳng thắn trấn áp chúng thắng lợi. Nhưng ở Việt Nam tình trạng có khác. Chúng hung hăng hơn, lì lợm hơn, là do các đồng chí thiếu kiên quyết.

Nếu ở Trung Quốc có một Thiên An Môn, thì tại sao Việt Nam không có một cái tương tự? Tôi xin bảo đảm với các đồng chí rằng, Trung quốc sẽ tận tình chi viện cho các đồng chí, một khi có sự biến đe dọa quyền lợi của đồng chí, để bảo vệ các đồng chí. Trung Quốc không thiếu xe tăng dĩ chí trong vài Thiên An Môn.. Các đồng chí cứ hỏi Nông đồng chí (tức ông Nông Ðức Mạnh) xem Hồ đồng chí (tức là Hồ Cẩm Ðào) đã hứa hẹn gì trong cuộc gặp gỡ cấp cao vừa rồi. Nhưng đó là trong tình huống hiện nay. Trong tương lai thì hai nước đã là một, thì sẽ không phải như vậy.

Việc Việt Nam trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại là việc trước sau sẽ phải đến. Không sớm thì muộn. Mà sớm thì hơn muộn. Trong lịch sử, Việt Nam từng là quận huyện của Trung Quốc, là một nhánh của cây đại thụ Trung Hoa. Trung Quốc và Việt Nam là một. Ðó là chân lý đời đời. Ðó cũng là lời của Hồ đồng chí (tức là ông Hồ Chí Minh) trong lễ tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc. Hồ đồng chí tôn kính còn dạy: “Trung Quốc, Việt Nam như môi với răng. Môi hở thì răng lạnh.” Có nghĩa là hai nước là hai bộ phận trong cùng một cơ thể. Nông đồng chí (tức là đồng chí Nông Ðức Mạnh) từng tự hào nhận mình là người Choang (Zhuang) trong cuộc gặp gỡ các đại biểu trong Quốc Vụ Viện. Mà dân tộc Choang là gì? Là một bộ phận của đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.

Trong thời đại hiện nay thì thế giới được tái phân chia sau đệ nhị thế chiến, thì Hoa Kỳ đã mất sự độc tôn trong sự trỗi dậy bất ngờ của tổ quốc chúng ta, thì sự sát nhập trở lại của Việt Nam và toàn bán đảo Ðông Dương tiếp theo là điều tất yếu. Thế nhưng chúng ta đều đã thấy, đã biết những biểu hiện lừng chừng, giao động lúc này lúc khác, trong ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam muốn người dựa lưng vào Trung Quốc, người dựa hơn con hổ giấy Hoa Kỳ. Bây giờ đã khác.

Sự lựa chọn chỉ còn có một. Và ở đây, các đồng chí Việt Nam tỏ ra có lựa chọn đúng.

Ngày nay, Trung Quốc vĩ đại phải dành lại vị trí đã có của mình. Có Việt Nam nhập vào, Trung Quốc đã vĩ đại lại càng thêm vĩ đại. Thế giới hôm nay chỉ còn lại hai siêu cường. Ðó là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Con hổ giấy Hoa Kỳ.

Những việc mà bây giờ chúng ta phải làm. Tôi xin nhấn mạnh lại lần nữa. Không phải bây giờ mới làm, nhưng làm chưa đúng, làm chưa đủ, thì nay cần phải đẩy mạnh hơn nữa.Phải triển khai rộng hơn nữa là đè bẹp và tiêu diệt luận điệu tinh thần dân tộc vẫn còn tồn tại dai dẳng trong bọn kiên trì lập trường độc lập dân tộc. Ðặc biệt trong đám trí thức và vài phần tử công thần chủ nghĩa trong tướng lĩnh. Cần phải tiêu diệt cả về tinh thần, cả về vật chất.

Trong tướng lĩnh, phần nhiều là người của ta, do ta đào tạo, cất nhắc. Công này là nguyên chủ tịch Lê (tức là Lê Ðức Anh) người rất biết nhìn xa trông rộng. Tuy nhiên, lẫn vào đấy cũng vẫn có vài phần tử lừng chừng, giao động, chủ yếu do kém hiểu biết. Các đồng chí cần đả thông, bồi dưỡng thêm cho họ về lập trường, quan điểm và trường đảng các cấp. Mấy anh già sắp chết hay nói ngang thì phải đe nẹt cho chúng biết rằng, một khi đã bị coi là chống đảng thì chúng sẽ bị tước hết mọi tiêu chuẩn cao đang được hưởng, tất chúng sẽ im mồm.

Ðám trí thức lèo tèo mới là đáng ngại. Tuy chẳng có trong tay cái gì, nhưng chúng có khả năng kích động tinh thần nhân dân để cản trở sự hợp nhất. Nhưng không lo. Mao chủ tịch đã dạy: “Trí thức khởi xướng được, nhưng không làm được. Chúng chỉ lép bép lỗ miệng. Thấy súng lên đạn là chúng rùng rùng bỏ chạy.” Ðáng ngại là ở chỗ ấy, chỗ khởi xướng. Nhưng không đáng sợ cũng ở chỗ ấy.

Ở chỗ bản tính trí thức, hãy lên đạn, hãy hô bắn thật to, đâu sẽ vào đấy. Lực lượng chủ yếu của chúng ta trong việc trấn áp bọn dân tộc chủ nghĩa là hai cánh quân. Về vật chất là công an, về tinh thần là truyền thông.

Công an sẽ được cung cấp mọi trang bị hiện đại nhất để đè bẹp mọi mưu toan đối kháng. Nhưng phải chú ý đến điểm này: Không được lạm dụng các phương tiện hiện đại. Chiếu cố những biện pháp truyền thống ít gây ồn ào, tránh những phản ứng quốc tế bất lợi. Truyền thông phải xừ dụng mọi phương tiện sẵn có. Tăng cường viết và nói hằng ngày hằng giờ, biện luận cho dân thấy cái lợi của việc sát nhập. Họ sẽ được hưởng mọi phúc lợi của người dân Trung Quốc hơn hẳn phúc lợi đang có. Họ sẽ không còn chuyện lủng củng vướng mắc về biên giới. Ngư dân được tha hồ đánh cá trên biển Ðông này cũng là của họ mà không còn phải lo lắng: vì xâm phạm lãnh hải, bị hải quân Trung Quốc trừng phạt.

Người dân khi xuất ngoại sẽ được cầm hộ chiếu của một nước lớn mà thế giới phải kiêng nể.

Tuy nhiên, tôi đặc biệt lưu ý các đồng chí là phải tiến hành kín đáo, để mọi việc chuẩn bị diễn ra như bình thường, không nhận thấy được. Trong khi chưa được hợp nhất, trung ương chính phủ, cũng như các tỉnh chính phủ, tuyệt đối không lộ ý đồ. Thỉnh thoảng cũng phải cho phát ngôn nhân trung ương chính phủ nói dăm ba câu phản đối về chủ quyền Tây Sa và Nam Sa. Và cho phép các báo đăng vài bài chiếu lệ về biên giới và hải đảo với mọi sự cố xảy ra trên biển như vừa rồi. Cứ tiếp tục ám chỉ một nước ngoài nào đó, hoặc một tàu lạ nào đó, không rõ quốc tịch là được.

Ðừng quên xem thường các nhà báo. Họ là công bộc trung thành của ta. Thiếu họ không được. Hiện nay đang nổi lên sự phản đối Trung Quốc khai thác Bauxite ở miền Trung, ồn ào lắm, có vẻ hung hăng lắm. Nhưng là bề ngoài thôi. Chứ bề ở trong, bọn phản đối cũng thừa biết mọi sự đã an bài. Tiền đã trao thì cháo phải được múc. Bộ Chính Trị quyết không bỏ kế hoạch này. Nhất là đồng chí Nông Ðức Mạnh. Là chuyện sinh tử của đồng chí Nông Ðức Mạnh nên đồng chí ấy rất cương quyết. Trong chuyện Bauxite, tôi thấy bên cạnh cái xấu lại có cái tốt đấy.

Các đồng chí ạ! Phải công bằng mà lập luận, một khi Việt Nam đã nhập vào Trung Quốc thì vùng Tây nguyên của Việt Nam là của chung nước ta. Chưa chừng, trên sẽ thay đổi kế hoạch. Ta không khai thác ở đấy nữa, mà chuyển sang khai thác, thực hiện ở Châu Phi. Bauxite của ta, ta để đấy dùng sau. Cũng như ta đâu có vội khai thác cả tỷ tấn Bauxite ở Quảng Tây. Nói để các đồng chí phấn khởi. Về thực chất, qua con đường ngoại thương, đầu tư, ta nắm Châu Phi trong nhiều năm nay rồi. Ta đã mua hết các chính quyền ở đấy. Cái đó gọi là quyền lực mềm. Trung Quốc đến sau phương Tây và Hoa Kỳ, vậy mà chỉ trong vòng một thập niên, ta đã quét sạch chúng khỏi đấy. Ta còn chuyển dân mình sang Châu Phi, làm thành những vùng đất Trung Quốc trên lục địa đen kia nữa. Người Trung Quốc bây giờ có quyền nói: “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất đai của tổ quốc.”

Phải trấn an các cán bộ các cấp, từ trung ương cho đến địa phương để họ thấy rằng sau hợp nhất, mọi vị trí quyền lợi, bổng lộc của họ không bị suy suyển. Các đơn vị hành chính sẽ được giữ nguyên trong một thời gian dài trước khi áp dụng mô hình hành chánh chung của toàn quốc. Việc này rất quan trọng.

Xin các đồng chí chớ coi thường. Lãnh đạo từ trung ương cho đến địa phương có thông thì dân mới thông. Nhân dân đã được giáo dục chu đáo trong nhiều năm, tinh thần tuyệt đối phục tùng lãnh đạo. Nhưng nếu họ thấy cấp trên của họ giao động, tư tưởng bất thông thì chính họ cũng sẽ giao động theo, trở thành mồi ngon cho những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.

Thưa các đồng chí. Còn lại việc cuối cùng là mô hình quản trị Việt Nam trong tổ quốc thống nhất. Tỉnh hay khu tự trị? Chuyện này xin các đồng chí về nghĩ thêm, bàn thêm. Tỉnh thì cũng như Quảng Ðông, Quảng Tây. Về diện tích hơn kém không nhiều. Khu tự trị kiểu như khu tự trị Choang trong tỉnh Quảng Tây thì lại quá nhỏ về vai vế. Nông đồng chí vốn rất e ngại sự chống đối trong nội bộ. Mà làm khu tự trị với ý nghĩa lớn hơn thì lại vướng chuyện Tây Tạng. Bọn chó Ðạt Lai Lạt Ma cũng đang xin tự trị đấy, mà trung ương không thuận. Còn mấy đồng chí Việt Nam nêu ý kiến, hay là tổ chức Trung Quốc thành liên bang, Việt Nam sẽ là một nước hay một bang trong liên bang ấy. Ý kiến này không mới. Nó đã từng được nêu lên. Nhưng các đồng chí thử nghĩ xem. Nếu như thế thì thống nhất làm sao được với bọn Tây Tạng, bọn Nội Mông, bọn Mãn Châu, bọn Hồi Bột.

Chính chúng nó đang muốn cái đó để xưng độc lập, hoặc tự trị trong liên bang. Trên nguyên tắc thì đúng, là cái gì cũng được. Danh chính thì ngôn thuận. Nhưng nội dung bất biến. Vùng nào cũng chỉ là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc. Có điều những danh hiệu độc lập, tự trị là cái rễ bị lồng vào đấy cái tinh thần dân tộc, mầm mống cho sự phận liệt.

Không được. Quyết không được.

Thưa các đồng chí. Vấn đề hình thức nhưng lại có tầm quan trọng. Xin các đồng chí phát huy tự do tư…

(hết phần trích và dịch đoạn băng ghi âm) Xem thêm



__._,_.___

Posted by: Nguyen Thi Thanh 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List