QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, May 23, 2015

Nhớ người đã ra đi và liệt kê thành quả


 

                                                                                                           Giao Chi, San Jose

blank
Thăm viếng Nghĩa Trang Arlington
Những người đã ra đi, trong các năm qua
Đầu tháng 5, chúng tôi cũng nhau họp mặt tưởng nhớ một chiến hữu: Trung tá công binh chiến đấu Lệ Đình Vọng.

Bác Vọng là người hết sức hoạt động. Từ quân trường ra ngoài đơn vị, luôn luôn xông xáo. Những bác không chết trong 20 năm chiến tranh. Bác cũng không khuất phục trong 10 năm tù cải tạo. Qua Hoa Kỳ, bác tiếp tục làm công tác xã hội tình nguyện.

Khi thành lập trung tâm yểm trợ HO đầu tiên tại San Jose, chúng tôi mời 2 người cộng tác là bác Vũ Đức Nghiêm, giám đốc và bác Lê đình Vọng phụ tá. Quả thực là chọn người xứng đáng. Bác Vọng đem lại những thành quả vô cùng xuất sắc.

Mười hai năm trước, chúng tôi ăn với nhau trong một kỳ họp mặt cuối cùng. Bác Vọng đột ngột ra di, để lại công trình Huynh Đệ Chi Binh, yểm trợ Thương phế binh và Quả phụ tại Việt Nam đang phát triển đã trở thành dang dở. Chị Vọng hết lòng giúp chồng trong công tác nhưng nay cũng đành ngưng công việc.

Năm nay các gia đình được bác Vọng bảo trợ đã họp mặt tưởng nhớ người ân nhân hết lòng vì bà con đồng hương. Anh chị em nhớ bác Vọng hơn 10 năm trước, phần chúng tôi nhân dịp này, nhớ lại biết bao nhiêu là chiến hữu và bằng hữu.
blankThăm viếng Nghĩa Trang Arlington
Nhân dịp ghi lại thành quả 39 năm phục vụ với danh nghĩa của IRCC, chúng tôi làm bản liệt kê công tác trong lúc nhìn lại con đường 40 năm đã đi qua. Xin phép các bạn cho cơ quan được khoe thành tích một lần. Nhìn lại bản thành tích, quý vị sẽ hiểu rằng hoàn thành những công việc trong quá khứ, chúng tôi không cô đơn.

Cơ quan IRCC trải qua 4 thập niên không hề độc hành. Chúng tôi đã đi cùng đường với quý vị. Nhưng đặc biệt chúng ta cũng đã làm việc trực tiếp hay gián tiếp với biết bao nhiêu anh chị em. Đặc biệt là những người ta đã qua đi như bác Lê Đình Vọng.

Những người muôn năm cũ.
Chúng tôi không có danh sách các chiến hữu đã ra di, nhưng xin tự thách đố với trí óc già nua, nhớ đâu thì ghi lại đến đấy. Xin một lần gọi lại tên anh và gửi đến các bạn xa gần đôi lời tưởng niệm. Và xin bắt đầu bằng lời tưởng niệm rất cá nhân.
Cuối tháng tư 1975, trên chiếc phi cơ định mệnh chúng tôi có 5 sĩ quan ra đi từ Sài Gòn. Sứ mạng hết sức quan trọng, nhưng dường như cả vị Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên có lẽ cũng nghĩ rằng chẳng cách chi làm hoàn tất được. Chúng tôi thuộc bộ chỉ huy tiền phương của Tổng tham mưu ra Cam Ranh để tái tổ chức 2 quân đoàn I và II. Năm anh em gồm có tướng Pháo binh Nguyễn Xuân Trang, tướng Hải quân Diệp Quang Thủy, Đại tá Huy nhảy dù, Đại tá Trường phòng quân số và cá nhân tôi, đại tá Lộc của ngành tiếp vận TTM.
Những năm gần đây, anh Huy dù chết bên Texas. Anh Trường qua đời tại quận Cam. Mới đây tướng Thủy chết ở Bắc Cali. Nay chỉ còn tôi và tướng Trang ở miền tây bắc Hoa Kỳ.
Tuần trước phu nhân Trung tướng Thịnh có điện thoại cho tôi biết ông Trang sức khỏe suy yếu, cần gọi điện hỏi thăm. Tôi chưa kịp allo thì đã được tin ông qua đời. Như vậy là 5 người trong chuyến bay định mệnh đó, bây giờ chỉ còn lại mình tôi
.
IRCC và thân hữu, ai còn ai mất.
Xin thưa với các bạn rằng trong thành phần cố vấn làm việc chung từ ngày còn ở học khu San Jose chúng tôi đã giã từ Đại tá Mã Sanh Nhơn rồi đến Đại tá Trần Văn Trọng. Tôi còn nhớ phong cách và lời nói của từng người.

Trong phạm vi cơ quan IRCC chúng tôi ghi lại người ra đi gồm có cụ Tạ Văn Hào, cụ Nguyễn Xuân Hợp là hội trưởng cao niên đầu tiên của miền Bắc Cali. Giáo sư Nguyễn Xuân Kỳ và ông đốc phủ sứ Vũ Khiêm là những người bỏ cuộc chơi sớm nhất. Phải đến mấy chục năm sau, ông anh của bác Khiêm là đại tá Vũ Quang mới trở về San Jose để rồi lại đi luôn. Luật sư Phan Thế Ngọc thì qua đời tại San Jose và kịch tác gia Phan Tùng Mai thì qua đời khi trở lại Việt Nam.

Trong hội đồng quản trị chúng tôi không bao giao quên được bác Nguyễn Quang Huyến, con người lịch sự và duyên dáng nhất của chúng ta. Người chiến hữu ồn ào nhất của IRCC là bác Peter Trần Văn Nhơn, vai phụ xuất sắc của phím Chúng tôi muốn sống phải chờ đợi qua thể kỷ 21 mới lên đường.
Nhớ đến phía cộng đồng, khi mới đến miền Bắc Cali chúng tôi có dịp sinh hoạt với cụ Đào Đăng Vỹ, sau đó tiếp đến những nhân vật hết lòng với việc chung là cụ Trần hữu Phúc, cụ Phạm tài Đôn.

Về phía quân đội chúng ta không quên được Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn lạc bước qua đến Paris để tìm về nơi chín suối. Thiếu tướng Bùi Đình Đạm ra đi êm thấm nhẹ nhàng. Sau cùng, trí óc già nua cằn cỗi chẳng còn nhớ được nhiều tên tuổi quen thuộc trong canh khuya như đêm nay...
Xin ghi thêm hai tên tuổi các nhà báo hết sức khác biệt cùng nổi danh là các anh Cao Sơn và Nguyễn Xuân Hoàng. Nhà báo nhà văn. 

Như thường lệ đã quá nửa đêm lâu rồi, những người cùng làm việc bên nhau nay đã ra đi vẫn còn nhiều nhưng làm sao nhớ hết. Âm dương cách biệt, nhưng vẫn hiểu nhau. Thành quả 39 năm trong hành trình 40 năm nhìn lại, tuy rằng của một tổ chức nhưng thực ra là của tất cả anh em ta. Xin ghi lại với tấm lòng tưởng nhớ và tri ân. 39 năm trải qua bao nhiêu lãnh vực. Đọc một chương trình là nhớ đến bao nhiêu người. Các bằng hữu đi mất rồi hãy còn ở lại. Dù nhớ tên ghi lại hay đã chìm sâu trong vùng ký ức mờ nhạt, xin hiểu cho lòng nhau. 

Thiên hạ biết bao người, sao giờ này còn lại chỉ mình tôi. Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ!

Xin xem bản thành tích 39 năm để ở att.
Giao Chỉ San Jose.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 
__._,_.___

Posted by: Nhat Lung 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List