QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, February 13, 2016

Xây Trung Tâm Phục Vụ Cộng Đồng Việt tại San Jose




Xây Trung Tâm Phục Vụ Cộng Đồng Việt tại San Jose

Tối hôm Ngày 11 Tháng Hai, 2016, hơn 250 người tới Phòng Họp Hội Đồng Giám Sát để tham dự phiên họp tường trình bản kết quả và diễn tiến sắp tới về Việc Ngiên Cứu Thăm Dò và Định Lượng của Trung Tâm Phục Vụ Người Mỹ Gốc Việt.

 



Hơn một năm trước đó, bà Giám Sát Viên Cindy Chavez đã có ý định muốn thành lập một Trung Tâm Phục Vụ Công Đồng Người Việt tại San Jose để đáp ứng những nhu cầu của CĐ.    

 



Với tinh thần đó, vào đầu Tháng 8, năm 2015, GSV Cinhdy Chavez, GSV Dave Cortese và Hội Đồng Giám Sát đã chỉ định Văn Phòng Ban Chấp Hành Quận Hạt và các nhân viên từ các Cơ Quan Quận Hạt Santa Clara trực thuộc lo về việc nghiên cứu, thăm dò kiến và định lượng Trung Tâm Phục Vụ Người Mỹ Gốc Việt.
Có tất cả là 4 buổi hội thảo với CĐ và nhiều cuộc khảo sát để giúp chính quyền hiểu được ý muốn của CĐ.  Hơn 650 người tham gia cuộc chưng dò ý kiến này.


Kết quả khảo sát được công bố tại hội trường với những chi tiết chính để cho CĐ hiểu được viễn ảnh và mụch đích của Trung Tâm PVCĐ Người Việt.   Nguyện vọng của CĐ là muốn có những dịch vụ cần thiết đang thiếu thốn và cần được hỗ trợ bằng tiếng Việt để dễ dàng việc tiếp xúc.  Các dịch vụ ưu tiên cho CĐ theo như cuộc khảo sát là các dịch vụ về sức khỏe (tâm trí, y tế công cộng), gia đình (trẻ em và người cao nien), việc làm & huấn nghệ, dì dân và gia cư.

Sau phần trình bày kết quả thì giới chính quyền đã tuyên bố là Quận Hạt sẽ dự định xây một trung tâm mới có khoảng 30,000 sqft tại địa điểm gần khu Story Road/Senter Road hoặc là khu King Road/Tully Road.  Hội Đồng Giám Sát sẽ bổ quyết dự án này vào cuối Tháng Hai tới.

Đây là một dự án rất lớn, tôn kém cả chục triệu mỹ kim,  và cũng là một niềm hãnh diện cho CĐ.  Theo được biết sau khi nói chuyện với GSV, và các công chức của Quận Hạt thì dự án nếu được bố quyết thì sẽ bắt đầu thực hành vào đầu mùa hè, năm 2016.   Hiện giờ các cơ quan quận hạt vẫn còn khuyến khích CĐ nên tiếp tục đề nghị các mô hình cho trung tâm.   Bà GSV Cindy Chavez có hỏi là không biết có ai đã đề nghị  một cái bếp trong trung tâm để có thể nấu đồ ăn cho người cao niên vào buổi trưa, vì trung tâm cũng muốn có một phòng ăn để cho người cao niên tới ăn uống và có chỗ để tiếp xúc với nhau.  Nhiều người khác trong CĐ để nghị là nên có một chỗ để cho con em trẻ tới sau giờ học để đọc sách hoặc làm bài.  Người khác thì đề nghị nên có phòng giải trí.      

Sau buổi họp thì GSV Cindy Chavez and GSV Dave Cortese đã mời mọi người tới phóng ăn để coi múa lân, văn nghệ và dùng bữa ăn Tết do Quận Hạt   thết đãi.

Sau 40 mười năm trời, đây là lần đầu tiên Quận Hạt Santa Clara đã tiến hành một dự án lớn dành riêng cho CĐ người Việt, một CĐ có hơn 125,000 người cư ngụ tại vùng Santa Clara.   Sự tiến triển này là do sức mạnh của CĐ đã chọn lựa người đại diện họ xứng đáng.   GSV Cindy Chavez và GSV Dave Cortese là hai người bạn năng hoạt động với cộng đồng lâu năm.  Họ không những hiểu được nguyện vọng của CĐ mà họ còn có lòng và tinh thần giúp đỡ CĐ.  Đầu Mùa Xuân Năm Bính Thân đã tới với CĐ chúng ta với đầy hy vọng và nhiều niềm vui bất ngờ. 


Lời kết:  Ở dưới miền nam California, GSV Andrew Đỗ trong Hội Đồng Giám Sát Quận Cam đang tiến hành để xây một Trung Tâm Sinh Hoạt CĐ Người Việt chứa đựng được 2,000 người.  Đồng thời ông đang có kế hoặc mở mang Trung Tâm Phục Vụ CĐ cho lớn hơn để đáp ứng như cầu càng ngày càng tăng.
__._,_.___

Posted by: Linh <

Thursday, February 11, 2016

Bị tố 8 tội, luật sư – nghị viên Nguyễn Tâm từ bỏ bằng hành nghề luật sư

 Bị tố 8 tội, luật sư – nghị viên Nguyễn Tâm từ bỏ bằng hành nghề luật sư



 Xin chuyển đến quý vị bài lược dịch và tổng hợp các bài viết đăng trên San Jose Mercury News và Sanjose Inside.com ngày 10-2-2016 liên quan đến việc từ bỏ bằng hành nghề Luật sư.  của LS Nguyễn Tâm
Và cũng xin quý vị đón nghe buổi nói chuyện ngắn  về đề tài này  giữa nhà báo Nguyễn Xuân Nam và ô. Phạm Bằng Tường sẽ được phát thanh trên chương trình Phố  Đêm của hệ thống truyền thông Calitoday vào lúc 9:15 PM ngày 10-2-2016 trên băng tần 1500AM
Đính kèm hai bài báo đăng trên San Jose Mercury News và Sanjose inside.com
Cập nhật: 10/02/2016 20:09

Bị tố 8 tội, luật sư – nghị viên Nguyễn Tâm từ bỏ bằng hành nghề luật sư

Luật sư Nguyễn Tâm, đương kiêm nghị viên khu vực 7 đã từ bỏ hành nghề Luật sư sau khi bị cáo buộc liên quan đến 8 “counts” (cáo buộc) liên quan đến việc không trả tiền cho thân chủ trong các vụ bồi thường bảo hiểm về thương tích cá nhân.

Photo Courtesy: blogs.mercurynews.com

Cali Today News( Phạm Bằng Tường ) - Theo bản tin của nhật báo San Jose Mercury News ngày 10-2-2016 trong mục Internal Affairs của ký giả Ramona Gigarwis và Website SanJoseinside.com, cho biết Luật sư Nguyễn Tâm, đương kiêm nghị viên khu vực 7 đã từ bỏ hành nghề Luật sư sau khi bị cáo buộc liên quan đến 8 “counts” (cáo buộc) liên quan đến việc không trả tiền cho thân chủ trong các vụ bồi thường bảo hiểm về thương tích cá nhân.

Luật sư Nguyễn Tâm hành nghề luật sư từ năm 1992, đã nói với Internal Affairs (IA) rằng ông thà từ chức còn hơn chống lại các cáo buộc này. Ông tin rằng bà vợ cũ của ông đã trả tiền cho các thân chủ rồi, nhưng bà đã không trả.

"Bà ấy là người quản lý văn phòng và bà nên làm điều đó", Nghị viên Nguyễn Tâm nói thêm rằng số tiền khoảng $5,000 đã được chi trả. "Họ nói rằng tôi từ chối trả tiền, nhưng đó là không đúng sự thật, vì tiền đã luôn luôn nằm trong tài khoản tín thác."

Ls Nguyễn Tâm cũng bị cáo buộc là không báo cho thân chủ – Phil Trương và Justin Trương – biết là ông ta đã nhận tiền hai chi phiếu từ hãng bảo hiểm Mercury. Nguyễn Tâm đã bỏ hai tấm chi phiếu này vào trương mục tín thác của ngân hàng, nhưng đã không giữ được mức tiền đó trong tài khoản và đã không trả tiền cho thân chủ,

Theo tài liệu, khoảng vào ngày 23-3-2013, LS Nguyễn Tâm đã hoặc là không thành thật hoặc là bị bất cẩn dùng không đúng mục đích số tiền 5,078 Mỹ kim mà thân chủ của ông có quyền nhận. Ls Tâm nhận trách nhiệm về sự bất cẩn đó, nhưng không có dụng ý hay ác ý.

Chống lại những cáo buộc này có nghĩa là phải thuê một luật sư và lấy đi thời gian làm việc tại Toà Thị chính thành phố San Jose để đi đến một phiên tòa ở San Francisco.

"Tôi mệt mỏi và không có ý định chiến đấu với nó," ông nói.

Các tài liệu cũng nói thêm rằng ông Nguyễn Tâm đã không trả tiền bồi thường y tế $2,234 cho thân chủ được trả từ một vụ dàn xếp bảo hiểm khác, tính lệ phí cao cho một thân chủ vị thành niên mà không có sự đồng ý của tòa án và không hợp tác với ban điều tra của State Bar.

Các vụ này xảy ra trong thời điểm lộn xộn của ly thân và tranh cử nghị viên khu vực 7. 

Ông Tâm cũng cho biết là ông có thể nộp đơn xin lại bằng hành nghề luật sư trong tương lai.

Năm 2004, LS Nguyễn Tâm đã bị treo bằng hành nghề 45 ngày và 5 năm quản chế với các tội danh tương tự như viết chi phiếu không tiền bảo chứng từ các trương mục tín phiếu của khách hàng. Trong vụ đó, luật sư Tâm đã không bị kỷ luật trước đó và có hợp tác với ban điều tra của State Bar.

Tự mô tả là một luật sư nghèo nhất trong thành phố, cuối cùng ông đã chia tay với vợ của mình sau 20 năm chung sống. Để có đời sống an vui, ông rời bỏ căn nhà cũ và chuyển sang chỗ ở mới.

Năm 2014, LS Nguyễn Tâm ra tranh cử chức vụ nghị viên đơn vị 7 và đã đánh bại đối thủ của mình là bà Maya Esparza Một công việc mới, một mức lương tốt và một lịch trình làm việc không ngừng làm cho nó dễ dàng hơn để cắt đứt các quan hệ với quá khứ. Để bây giờ, trái tim của ông là trong công việc của mình trong chức vụ nghị viên đơn vị 7. 

Chiều hôm nay, nhà báo Nguyễn Xuân Nam có trao đổi với ông Nguyễn Tâm về chuyện này và có thể ông Nguyễn Tâm sẽ trả lời phỏng vấn (hay viết bài) nói về vấn đề này qua cái nhìn của ông. Chúng tôi hân hạnh chuyển đến qúy độc giả khi chúng tôi có tin tức mới.

Phạm Bằng Tường (Tổng hợp lược dịch từ San Jose Mercury News & SanJose Inside.com)


San Jose councilman resigns from State Bar amid charges

Tam Nguyen
San Jose Councilman Tam Nguyen resigned from the State Bar of California after being hit with eight charges for failing to pay a client an insurance settlement from a personal injury case.
Nguyen, who’s been an attorney since 1992, told IA on Monday he’d rather resign than fight the charges. Nguyen said he believed his estranged wife paid the clients, but she hadn’t.
“She was the office manager and she should have done it,” said Nguyen, adding that the sum — about $5,000 — is already paid. “They said I refused to pay, but that’s not true because the money has always been in the trust account.”
According to the notice of the charges, Nguyen is accused of failing to notify his clients, Phi Truong and Truong’s minor son, Justin, that he’d received two checks from their insurance company, Mercury Insurance. Nguyen deposited the money into his trust account, but failed to maintain the balance and didn’t pay the clients the money.
“On or about March 23, 2013, (Nguyen) dishonestly or grossly negligently misappropriated for respondent’s own purposes $5,078 that respondent’s clients were entitled to receive,” the documents said.
Nguyen says he accepts responsibility for the mishap, but it was not intentional or malicious. Fighting the charges would mean hiring an attorney and taking time away from City Hall to go to a trial in San Francisco.
“I’m exhausted and there’s no point in fighting it,” he said.
The documents also say Nguyen failed to pay his clients’ medical provider $2,234 from another insurance settlement, charged a higher fee for the minor client without court approval and failed to cooperate with the State Bar’s investigation.
Nguyen in 2004 was suspended for 45 days and placed on a 5-year probation for a similar charge — writing checks against insufficient funds from his client trust account. In that case, Nguyen, who had no prior record of discipline, cooperated with the bar’s investigation.


image





Author: Ramona Giwargis 1 San Jose councilman resigns from State Bar amid charges Posted on February 10, 2016 by Ramona Giwargis
Preview by Yahoo



District 7 Councilman Tam Nguyen Resigns from State Bar



image





Rather than fight a disciplinary action stemming from a client complaint, attorney-turned-Councilman Tam Nguyen resigned from the state bar.
Preview by Yahoo


By The Fly5 hours ago1
Councilman Tam Nguyen, pictured here at a Tet cook-off, has put his lawyering behind him. (Photo via Facebook)
Councilman Tam Nguyen, pictured here at a Tet cook-off, has put his lawyering behind him. (Photo via Facebook)
  
When Tam Nguyen began campaigning for San Jose City Council, his whole life was in flux. After years of trying, the self-described poorest attorney in town had finally separated from his wife of 20-some-odd years. To keep the peace, he left her the house they shared and moved into a bare-bones room. A fresh start on both sides, particularly for Nguyen, who beat out nonprofit director Maya Esparza for the District 7 seat that opened when Madison Nguyen termed out in 2014. A new job, a decent salary and a relentless schedule made it easier to cut ties with the past. But in breaking up, he left a few loose ends. Nguyen’s ex used to manage his law office, taking care of accounting and administration. In the chaos of their separation, they two let things lapse, including a $5,000 payout owed to former client Phil Truong. Truong notified the California Bar Association, which suspended Nguyen’s license to practice law. Since all this was happening in the thick of a divorce and his campaign, Nguyen chose not to fight it. “It’s all resolved now,” he tells Fly. “Whatever was left, I paid it off—I took immediate action.” A similar thing happened about a decade ago, he acknowledged. “My estranged wife, she managed the accounts,” he says. “But I don’t mean to put blame on anyone. I took full responsibility.” After accepting the disciplinary action, Nguyen went on to resign from the bar last fall. With his long days as an elected, he says, he’s too busy for lawyering anyway. He can apply for reinstatement in the future. For now, his heart is in his work and—as he demonstrated by serenading Fly shortly after he took office—in his name, too. Tam translates to “heart” in Vietnamese, according to his campaign theme song. “Heart it is my name/Passion is my soul/Hero’s sacrifice giving me freedom/Love is my song/I’m singing the song of my heart for you.”
Source : SanJose Inside.com
__._,_.___

Posted by: tuong pham 

MỒNG HAI TẾT NƠI MỘ PHẦN CỤ GB. NGÔ ĐÌNH DIỆM



Tôi: Matthew Trần, một nhân vật hoài Ngô, kính chuyễn đến moại độc zã “hoài Ngô” thân thương nội ngoại: buỗi lễ cũng như các hình ãnh cầu hồn  cho cố Tỗng Thống Ngô Đình Diệm cùng bào đệ Ngô Đình Nhu tại nghĩa trang Bình Dương.
MT

From: Thomas D. Tran <
Subject: Fwd: MỒNG HAI TẾT NƠI MỘ PHẦN CỤ GB. NGÔ ĐÌNH DIỆM  
 

Chuyển đọc và chuyển tiếp tối đa.
Riêng tôi vẫn kính trọng, vẫn ngưỡng mô cố TT Ngô Đình Diệm vì giản dị là sau Người không có ai bằng Người, sau chế độ VNCH I không có chế độ nào mà dân, nước vẻ vang với thế giới bằng chế độ VNCH I,

TDT


From: TRUNG LINH <
Date: 2016-02-10 7:39 GMT-06:00
Subject: MỒNG HAI TẾT NƠI MỘ PHẦN CỤ GB. NGÔ ĐÌNH DIỆM

MỒNG HAI TẾT NƠI MỘ PHẦN CỤ GB. NGÔ ĐÌNH DIỆM


GNsP – 9g00 sáng mồng Hai Tết, tại nghĩa trang Bình Dương, nơi có mộ phần của Cố Tổng Thống VNCH. GB. Ngô Đình Diệm, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, nguyên Giám mục Giáo Phận Kontum cùng với hai linh mục, Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, nguyên Giám Tỉnh DCCT. VN. và Cha Anton Lê Ngọc Thanh, Nguyên Thường trực Ban Truyền Thông DCCT. VN., cùng với khoảng 30 chục giáo dân và một số anh chị em khác tôn giáo, cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho Cụ GB. Ngô Đình Diệm, Bào Đệ Giacôbê Ngô Đình Nhu và các linh hồn thân nhân của hai cụ.
                                 Inline image 7
Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh dâng lễ ngay tại phần mộ Cụ Diệm trong ngày mồng Hai Tết: Kính Nhớ Tổ Tiên Ông Bà
Ngày Mồng Hai theo truyền thống của Giáo Hội Công giáo Việt Nam là ngày dành riêng để kính nhớ ông bà, cha mẹ, tổ tiên và các bậc tiền nhân, Thánh lễ được tổ chức để bày tỏ lòng biết ơn và tuyên dương công trạng của Cụ GB. Ngô Đình Diệm, một con người đã dành trọn cuộc đời hy sinh tân tụy lo cho dân cho nước, đã cống hiến cả mạng sống và sức lực của mình  để xây dựng một xã hội văn minh, tự do, ấm no và hạnh phúc.
12669817_1705630086370130_1655096315_o
                                       
Trong bài giảng, Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành triển khai bài đọc một lễ ngày Mồng Hai Tết trích trong sách Huấn Ca (44, 1. 10 -16) “Giờ đây, chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân, cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ.
Nhưng các vị sau đây là những người đạo hạnh, công đức của các ngài không chìm vào quên lãng. Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu đó là lũ cháu đàn con. Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước; nhờ các ngài, con cháu cũng một mực trung thành. Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại, vinh quang các ngài sẽ chẳng phai mờ. Các ngài được mồ yên mả đẹp và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế. Dân dân sẽ kể lại đức khôn ngoan của các ngài và cộng đoàn vang tiếng ngợi khen.”. Thời gian hơn 40 đủ để lịch sử trả lại cho sự thật về cuộc đời của con người Cụ Ngô Đình Diệm, đủ để ghi lại cho hậu thế công đức và đạo hạnh của cụ, những méo mó của các cá nhân và tập thể bóp méo lịch sự cũng đã được phơi bày. Chính Thiên Chúa của Tám mối phúc sẽ là Đấng lưu truyền lại cho con cháu danh thơn của Cụ và chính Thiên Chúa mới là Đấng dựng xây mồ yên mả đẹp của cụ trong lòng hậu thế.
                                      Inline image 6
Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành chia sẻ: “Chính Thiên Chúa của Tám mối phúc sẽ là Đấng lưu truyền lại cho con cháu danh thơn của Cụ và chính Thiên Chúa mới là Đấng dựng xây mồ yên mả đẹp của cụ trong lòng hậu thế”
Mình họa cho nhận định này, Cha Vinh Sơn kể lại cuôc trò chuyện với một gia đình tương đối thành đạt và khá giả, khi nhận định về cuộc sống và xã hội, họ không phủ nhận họ thành đạt và tương đối vững chắc về tài chính, nhưng điều họ cần là một xã hội ổn định và một không gian xã hội bình an, cái họ cần là sự an tâm về một trật tự xã hội, khi hôm nay họ ra công học tập và lao động, họ biết họ sẽ gặt được gì trong tương lai. Điều này xã hội hôm nay không có, nhưng xã hội miền nam dưới sự lãnh đạo của Cụ GB. thì có. Tạo dựng một không gian xã hội bình an là công đức của Cụ GB. Đã cống hiến cho dân tộc và đất nước này. Cầu nguyện cho Cụ GB. và quyết tâm gìn giữ những gì mà Cụ xây dựng đó là tâm tình hiếu thảo của chúng ta. Cha Vinh Sơn kết thúc bài chia sẻ như vậy.
12699056_1705630113036794_1456444027_o
                                        
Cuối Thánh lễ, trước khi kết thúc, Đức Cha Micae đã tâm tình với Cụ GB. và với mọi người. Đêm qua Đức Cha vừa trở về VN sau chuyến đi mục vụ thăm các anh chi em “di dân” VN ở Singapore. Những ngày ở Singapore, sống trên đảo quốc văn mình tiến bộ vượt bực, sánh ngang tầm các nước phương tây, Đức Cha nhớ đến ước mơ của ông Lý Quang Diệu. Vào cuối thập niên 60, Ông Lý Quang Diệu sang thăm VN. và được gặp Cụ GB. ra về Ông Lý Quang Diệu bộc lộ ước mơ 20 năm sau Singapore được như một góc nhỏ Saigon. Bây giờ thì Singapore đã không chỉ làm tròn ước mơ của Ông Lý Quang Diệu nhưng còn làm hơn thế nữa. Cụ mất đi để lại cho VN một gia sản vô cùng quý báu, đáng tiếc gia sản ấy đã bị tan tành. Sáu mươi mốt (61) năm trước, khi còn là một chú học sinh, Đức Cha đã được gặp Tổng thống Ngô Đình Diệm, 61 năm sau Đức Cha được gặp lại Cụ, cầu xin Cụ được bằng an trong Cháu, Cụ phù hộ cho đất nước và dân tộc này.
12699156_1705630109703461_829971118_o
                                                    
(10g00) Mọi người ra về sau khi được Đức Cha lì xì tiền mới đầu năm với lời chúc may mắn và bằng an.
Pv. GNsP
Thomas D. Tran

Không Nói, Không Viết, Không Làm
những gì có lợi cho cộng sản.

__._,_.___

Posted by: <vneagle_1


Wednesday, February 10, 2016

Hân hạnh giới thiệu hồi ký " Thời đại của tôi " của GS Vũ quốc Thúc


Hân hạnh giới thiệu hồi ký " Thời đại của tôi " của GS Vũ quốc Thúc , đã đuợc dịch ra tiếng Anh và vừa được NXB Institute for Vietnamese Studies ở Hoa kỳ phát hành. 
 Đây là một món quà Têt Bính Thân ý nghĩa và bổ ích cho các bạn nào, nhất là trong giới trẻ ở nước ngoài chưa sành sõi tiếng Việt, muốn ôn cố tri tân,tìm hiểu tình tiết cá nhân nhưng trung thực và lý thú (như một Saga, theo tôi) về lịch sử đất nước từ những năm 1940 đến 1975 và ngay cả sau đó.

GS Vũ Quốc Thúc,tuổi khá cao nhưng còn minh mẩn và sức khỏe là một trong những trí thức xuất sắc và một chính khách độc lập tầm cở quốc tế hiếm quí của Thời đại chúng ta với lập trường Vì Dân Tộc suôn xuyết ,không nhân nhượng, đáng phục !  

Giáo sư là một nhân chứng sáng giá và trung thực vì tập hồi ký của Giáo Sư được viết ra trước hết cho con cháu của chính mình,vi tất cả tâm tình và đạo lý dân tộc truyền thống Nhân,Tín,L,Nghĩa !

Kính xin  giới thiệu.

GS NGUYỄN Thái Sơn.
Kính Chúc Năm Mới Bính Thân An lành và hạnh phước ! 
* Bính thân : " Lủ khỉ ôm con ngồi mếu máo " (Sấm Trạng Trình)
http://huongduongtxd.com/docvuquocthuc.pdf


http://luatkhoavietnam.com/documents/NhandinhvegiaiphapGsVuquocThuc.pdf

Kinh chuyển để tường tri . VQT


__._,_.___

Posted by: Thaison Nguyen 

Tết Bính Thân không quên Mậu Thân Huế


Phạm Trần (Danlambao) - Cách nay 48 năm, truyền thống Tết của Dân tộc Việt Nam đã bị người Cộng sản nhuộm máu đỏ khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa với cuộc tấn công quân sự từ đêm Giao thừa (31/1/1968), sau đó biến thành chiến dịch quân sự kéo dài đến hết năm 1968. 

Người Cộng sản gọi đó là “cuộc tiến công nổi dậy và vận động quần chúng nổi dậy chiếm chính quyền”, nhưng không hề có cuộc nổi dậy nào của người dân miền Nam. Cũng không có bất cứ thị trấn hay thành phố nào của miền Nam bị quân Cộng sản chiếm đóng vĩnh viễn.


Quan trọng hơn, không có nhóm dân Việt Nam Cộng hòa (VNCH) nào đã bỏ đất, bỏ nhà để chạy về phía Cộng sản mỗi khi quân Cộng sản tràn đến.

Thương vong đôi bên, kể cả của Quân đồng Đồng minh của VNCH gồm Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, New Zealand, đã nằm yên trong quá khứ. Những con số không thể kiểm chứng chính xác cũng đã mục nát trong lòng đất.

Nhưng mỗi khi Tết đến, không người dân nào của VNCH lại không nhớ đến nỗi kinh hoàng của các vụ lính Cộng sản thảm sát và chôn tập thể người dân Huế, diễn ra từ sáng sớm ngày 31/01/1968. Sau đó tiếp tục kéo dài trong 26 ngày giao tranh giành quyền làm chủ Huế với Quân đội VNCH và Hoa Kỳ.

Cho đến năm 2012, qua 12 Tập phim “Mậu Thân 1968” của Đạo diễn (Bà) Lê Phong Lan, quá khứ tội ác chiến tranh ở Huế của người Cộng sản đã được che đậy cẩu thả để đạt mục tiêu duy nhất là: đổ tội cho phía VNCH và Hoa Kỳ đã gây ra phần lớn chết chóc cho dân lành.

Nhưng bộ phim được gọi là lịch sử lệch lạc này dù, khởi đầu do Lan bỏ tiền ra thực hiện, nhưng sau khi hoàn tất lại được Đài Truyền Hình Việt Nam mua chiếu độc quyền nhằm bạch hóa trách nhiệm cho quân Cộng sản là chính.

Vì vậy báo đài của Nhà nước đã nhanh chóng kết luận: “Cái gọi là "cuộc thảm sát đẫm máu” chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế Huế đã bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều thường dân chết cùng với quân giải phóng và lính Mỹ.”

Sự thật còn đó

Chuyên Mậu Thân 1968, trong nhiều năm được xếp vào loại “nhạy cảm” đối với nhân dân miền Bắc và phe Cộng sản trong Nam, thường gọi quen thuộc là Việt Cộng (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam).

Nhưng tại sao lại cho là “nhạy cảm”? Mời Độc giả đọc lại những gì tôi (Phạm Trần) viết Tháng 01 năm 2013: 

“Lê Phong Lan nói: “Vì sao mọi người phía ta tránh nhắc đến Mậu Thân, đó là vì sự tổn thất của quân đội nhân dân Việt Nam ở sự kiện này quá nhiều. Tâm sự với tôi khi trả lời phỏng vấn, nhiều chỉ huy các sư đoàn dạn dày chiến trận còn khóc nức lên vì thương lính. Đó là lý do duy nhất”.

Quả nhiên về phương diện quân sự thì cả quân miền Bắc và du kích trong Nam đã thiệt hại rất nặng. Theo các ước tính quân sự thì trong cuộc tấn công Mậu Thân, CSVN đã vận động từ 323,000 đến 595,000 quân chính quy và địa phương trong Nam để thực hiện kế hoạch chống lại khoảng 1 triệu 200 quân VNCH và Hoa Kỳ với dự kiến chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ của VNCH.

Tuy nhiên kế hoạch hồ hởi của Hà Nội đã bị quân và dân VNCH được sự yểm trợ của quân đội Hoa Kỳ đánh bại. Khoảng từ 85,000 đến 100,000 quân Cộng sản bị loai khỏi vòng chiến, so với thiệt hại của đồng minh có trên 6,000 tử thương, ngót 30,000 bị thương và trên 1,000 quân bị mất tích.

Thương vong thường dân, tính riêng tại Huế cũng đã có từ 5,000 đến 6,000 người chết và mất tích, đa số bị quân Cộng sản thảm sát bằng nhiều hình thức, kể cả chôn sống hay đập đầu cho chết vì muốn tiết kiệm đạn để chiến đấu.

Nhưng phía Cộng sản đã liên tiếp phủ nhận trách nhiệm và đổ lỗi cho bom đạn của Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa gây ra.

Vì vậy, theo tường thuật của báo chí Việt Nam thì bà Lê Phong Lan cho rằng: “Thấy trên mạng có quá nhiều thông tin sai lệch về sự kiện lịch sử này, tới nỗi các thế hệ sinh sau 1975 không còn biết đâu là thông tin sai, đâu là thông tin đúng vì vậy lại càng quyết tâm để làm phim.”

Báo Công an TP HCM ngày 25-01-013 cho biết: “Để hoàn tất bộ phim có đề tài khó này, đạo diễn đã gặp, phỏng vấn tại VN và Mỹ đến 200 nhân chứng cả ba phía Quân đội nhân dân VN, quân đội Mỹ và những người trong bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa để tìm ra sự thật. Ra mắt đúng vào dịp kỷ niệm 45 năm cuộc tổng tấn công Mậu Thân.”

Rồi bà Lê Phong Lan còn lý giải thêm rằng: “12 tập phim, tôi chỉ muốn tập trung đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao Mỹ - một cường quốc, lại can dự vào công việc của một nước nhỏ bé bằng cách phân tích bối cảnh, tình hình, lật lại hồ sơ tư liệu, tìm hiểu ý nghĩa thật sự của Mậu Thân 1968.” (Đài Truyền hình Việt Nam)

“Tôi đã gặp những nhà báo Mỹ, những người lính bên kia chiến tuyến, họ đã nói, tất cả những thông tin về vụ thảm sát năm 1968 tại Huế chỉ là sự vu cáo của Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa đổ lên đầu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Để khỏa lấp cho sự thất bại nặng nề, phía Mỹ và Việt Nam cộng hòa đã phát động những tin đồn nhảm gây nhiễu loạn như một cuộc chiến tranh tâm lý, và nó đã kéo dài trong một thời gian. Nhưng sự thật là sự thật. Chiến dịch Mậu Thân trải qua thời gian càng khẳng định là bản anh hùng ca vĩ đại của quân dân Việt Nam.”

Vẫn theo người đạo diễn này thì: “Nhiều câu chuyện lịch sử ít người biết được lật lại. Một trong số đó là sự kiện 26 ngày đêm tại Huế từng bị cho là "cuộc thảm sát đẫm máu” được mô tả trong cuốn sách Dải khăn sô cho Huế của nhà văn chế độ cũ - Nhã Ca.”

Báo Dân Việt (23-01-2013) trích lời bà này viết rằng: “Chị nói, nhiều người đã dựa vào cuốn sách “Vành khăn xô cho Huế” của tác giả Nhã Ca để dựng nên những chuyện vô cùng sai lệch về Mậu Thân 1968, làm oan uổng cho rất nhiều người. (Chú thích: Tên đúng là “Giải Khăn Sô Cho Huế”-Phạm Trần)

Trong cuốn sách đó, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị vu oan là dẫn đầu một cánh quân đi thảm sát các nhân viên công quyền và người dân Huế, thực tế, trong thời điểm ấy, ông Tường vẫn ở trên chiến khu. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cũng chịu một nỗi oan tương tự, ông chỉ dẫn đầu một toán học sinh, sinh viên nhưng Nhã Ca cũng viết ông dẫn quân đi thảm sát. Tất cả các nhân chứng mà đạo diễn Phong Lan gặp, trong đó có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã khẳng định không có một vụ thảm sát nào. Các nhà báo quốc tế yêu cầu được tiếp cận với những hố chôn người tập thể như cáo buộc của chính quyền Việt Nam cộng hòa nhưng họ cũng bị từ chối. Một nhân chứng đạo diễn Phong Lan đã gặp và phỏng vấn là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho biết, quân đội Bắc Việt Nam vô cùng nghiêm túc, kỷ luật, không hề có chuyện thảm sát.”

Tuy nhiên cũng chính Hoàng Phủ Ngọc Tường lại nói với Nhà văn Thụy Khuê trong cuộc phỏng vấn cho chương trình tiếng Việt đài Phát thanh Quốc tế Pháp (Radio France International, RFI) ngày 12/07/1977 rằng: “Trong cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế, của Nhã Ca in sau biến cố Mậu Thân, tác giả cũng nói rằng: Phủ (tức là tôi), không về Huế, và nếu có về thì chắc cũng không giết người. Tôi thành thật cảm ơn chị Nhã Ca đã dành cho tôi điều nhìn nhận khách quan rất quan trọng này, dù trong cảnh tượng máu lửa hỗn quan hỗn quân của Huế Mậu Thân.

Đã không có mặt ở Huế thì làm sao tôi -Hoàng Phủ Ngọc Tường- lại có thể làm cái việc ghê gớm gọi là "đồ tể" Mậu Thân ở Huế được?”

Như vậy thì bà đạo diễn Lê Phong Lan có nói và làm phim đúng không?

Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, thành viên của Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế đi theo Cộng sản trong vụ Mậu Thân, còn đối đáp như sau :

Thụy Khuê: Nhìn từ phía những dữ kiện lịch sử mà anh nắm bắt được, diễn biến Mậu Thân đã xảy ra trong một trình tự như thế nào?

HPNT: Huế Mậu Thân đã xảy ra cách đây gần 30 năm. Sách vở, tài liệu đã được công bố từ nhiều phía của cuộc chiến, khá đầy đủ, có thể làm cơ sở cho những phân tích khoa học để giải phẫu một cuộc chiến mà thật ra, không thể đơn giản tách riêng ra trong biến cố Mậu Thân. Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng.
Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế, chứ không phải một chính sách toàn cục của cách mạng. Bởi vì tình trạng giết chóc bừa bãi như vậy, đã không xẩy ra ở những địa phương khác trong Mậu Thân, ngay cả trên một địa bàn rộng lớn với tình trạng xen kẽ giữa những lực lượng đối địch rất phức tạp như ở Sài Gòn thời ấy.

Thụy Khuê: Vậy, theo anh, ai trách nhiệm những thảm sát ở Huế?

HPNT: “Tôi không đủ thẩm quyền để phán xét bất cứ cá nhân nào. Xin trích dẫn theo trí nhớ một ý tưởng trong hồi ký của chính ông Lê Minh, tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân: Dù bởi lý do nào đi nữa, thì trách nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi. Qua bài hồi ký tâm huyết này, đã được công bố trên tạp chí Sông Hương, Huế, và sau đó, nếu tôi không nhớ lầm, đã được dịch và in toàn bộ trên báo Mỹ Newsweek, tác giả, Lê Minh (lúc đó đã nghỉ hưu), còn nhắc nhở rằng, điều quan trọng có thể làm, và phải làm bây giờ, là những người lãnh đạo kế nhiệm ở Huế, phải thi hành chính sách minh oan cho những gia đình nạn nhân Mậu Thân, trả lại công bằng trong sáng và những quyền công dân chính đáng cho thân nhân của họ.”

Những tiếng nói khác

Ông Đinh Lâm Thanh, trong Bài thuyết trình trong dịp tưởng Niệm 40 năm biến cố Mậu Thân tổ chức tại Paris ngày 02.03.2008, nói: “Tại Huế, CS lùng bắt thành phần quân-cán-chính, tập trung dân để tổ chức đấu tố, bắn giết, chôn sống tại chỗ một số và dẫn những người còn lại theo làm tù dân - tôi nói tù dân, vì tù là những người dân vô tội - trước rút lui tháo chạy trước sức tấn công mãnh liệt của QLVNCH và Đồng Minh.

Nếu tính nạn nhân tại Huế, ngoài số quân nhân, cảnh sát, nhân viên cán bộ hành chánh về nghỉ Tết cũng như những người sống tại địa phương làm việc cho chính quyền Sài Gòn bị Cộng sản bắn ngay tại chỗ là 1.892 người. Ngoài ra người ta còn tìm được 2326 tử thi thường dân trong 22 hố chôn tập thể tại những địa điểm như Trường Gia Hội, Chùa Theravada, Bãi Dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng viện, Quận tả ngạn, Phía đông Huế, Lăng Tự Đức, Lăng Đồng Khánh, Cầu An Ninh, Cửa Đông Ba, Trường An, Ninh Hạ, Trường Vân Chí, Chợ Thông, Chùa Từ Quang, Chùa Từ Đàm, Lăng Gia Long, Đồng Di, Vịnh Thái, Phú Lương, Phú Xuân, Thượng Hòa, Thủy Thanh, Vĩnh Hưng và Khe Đá Mài.

Mỗi hố chôn tập thể từ 5, 7 người đến trên 400 nạn nhân như ở Khe Đá Mài. Những nạn nhân nầy bị thảm sát một cách dã man như: Cột chùm nạn nhân lại với nhau và đốt cháy bằng xăng, bắt ngồi trên mìn rồi cho nổ tan xác, chặt đầu, bắn vào ót, đập chết bằng bá súng, đóng cọc từ dưới bàn tọa lên đến cổ, trói tay chân thành từng chùm rồi xô xuống hố chôn sống. Nạn nhân là thường dân vô tội tuổi từ 15 trở lên, gồm có sinh viên học sinh, 6 linh mục là các cha Bửu Đồng, Hoàng Ngọc Bang, Lê Văn Hộ, cha Guy và cha Urbain (dòng Thiên An), và cha Cressonnier (Hội Thừa sai Paris), 5 thầy dòng gồm 3 sư huynh dòng Thánh Tâm là thầy Hec-Man, thầy Mai Thịnh và thầy Bá Long, 2 sư huynh dòng Lasan là thầy Agribert và thầy Sylvestre. Hai thầy dòng Lasan bị bắt và bị chôn sống chung một hố với linh mục Bửu Đồng tại Sư Lỗ, quận Phú Thứ. Ngoài ra Cộng sản còn giết các giáo sư đại học người nước ngoài trong lúc họ đang dạy ở đại học Y khoa Huế và thân nhân họ hàng của những người phục vụ dưới chế độ VNCH. Người ta ước lượng tại thành phố Huế có gần 5.000 người bị Cộng sản giết trong vòng mấy tuần lễ. 

Những người lớn tuổi còn sống tại Huế là những nhân chứng sống. Trong đó có hai thanh niên nguyên là học sinh trung học, nay đã 56 tuổi, trả lời phỏng vấn của các nhà báo ngoại quốc. Người thứ nhất tên Tuấn cùng với những học sinh khác đã bị CSBV bắt đào lỗ chôn sống 5 người tại Gia Hội ngay trong ngày đầu tiên khi CS vừa chiếm Huế. Học sinh thứ hai, xin giấu tên, ở Phủ Cam bị bắt đi theo đoàn tù dân đưa chôn sống ở Khe Đá Mài. Cả hai học sinh nầy nhờ một phép nhiệm mầu nào đó họ đã thoát được và sống sót đến ngày hôm nay.” (Khối 8406Tự do Dân chủ cho Việt Nam, 01-2009)

Hai Linh mục Phan Văn Lợi và Nguyễn Hữu Giải hiện còn sống ở Việt Nam kể lại như sau:

“…tại núi Ba Tầng (núi Bân), phía Nam thành phố Huế. Ngôi mộ này lưu giữ hơn 400 bộ hài cốt chủ yếu bốc từ Khe Đá Mài nhưng đã bị chính quyền cộng sản phá đổ trụ bia và để cho hoang phế suốt 32 năm trời…

“Trong toàn bộ biến cố Tết Mậu Thân, có lẽ những gì xảy ra tại Huế là đau thương và đánh động hơn cả, có lẽ cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài là rùng rợn, dã man và thê thảm nhất. Tiếc thay, theo sự am hiểu của chúng tôi, hình như người ta chỉ biết đến kết cục của nó là hàng trăm bộ hài cốt dồn lại một đống dưới khe sau khi thịt thối rữa bị nước cuốn đi lâu ngày, từ đó suy diễn ra sự việc hơn là biết rõ diễn tiến của toàn bộ sự việc kể từ lúc nạn nhân bắt đầu bị dẫn đi đến chỗ hành quyết”. (Đối Thoại online, 17-01-2008)

Hai linh mục Lợi và Giải cho biết họ họ gặp một nhân chứng sống lúc bấy giờ ông ta mới 17 tuổi cũng bị bắt theo đoàn người bị đưa đi giết ở Khe Đá Mài nhưng may mắn lợi dụng lúc đêm tối nên ông đã trốn thoát và hiện còn sống ở trong nước đã kể lại:

“Hồi ấy, tôi mới 17 tuổi, đang là học sinh trung học đệ nhị cấp. Vì tình hình bất an, gia đình tôi đã từ quê chạy về thành phố, cư ngụ tại giáo xứ Phủ Cam, thôn Phước Quả, xã Thủy Phước, tỉnh Thừa Thiên (nay gọi là phường Phước Vĩnh, thành phố Huế) từ mấy năm trước... Khuya mùng Một rạng mùng Hai Tết, tôi nghe tiếng súng nổ khắp nơi và được tin Việt Cộng đã chiếm nhiều nơi trong thành phố Huế... Cả gia đình tôi cũng như nhiều giáo dân ở Phủ Cam đều chạy đến ẩn núp trong nhà thờ để tránh bom đạn. Lính Nghĩa quân của xã và một số quân nhân về phép chiến đấu bên ngoài để bảo vệ đồng bào. Sau mấy ngày, không có tiếp viện nên chiều mùng 5 Tết (3 tháng 2 / 1968) phải rút chạy... Khuya mùng 5 Tết, Việt Cộng tràn vào nhà thờ bắt những người từ 15 tuổi đến ngoài 50 tuổi bất kể là học sinh hay thường dân... và tuyên bố ‘cho đi học tập trong vòng 3 ngày sẽ trở về’ trong đó có tôi... Sáng hôm sau, chúng tôi bị dẫn đi theo đường xe lửa từ Phủ Cam ra Bến Ngự và đến chùa Từ Đàm... Tại đây tôi thấy Việt Cộng rất đông vừa du kích địa phương vừa bộ đội miền Bắc... Ngôi nhà 5 gian thì 4 gian đã đầy người bị bắt từ mấy ngày trước, còn một gian để giam giữ những người mới bị bắt... Tôi gặp những người quen như ông Tín (thợ chụp ảnh), ông Hồ (thợ hớt tóc), anh Trị (con ông Ngọc người đánh đàn trong nhà thờ), ông Hoàng (Đông y sĩ ở Chợ Xép), hai người con trai ông Thắng (làm nghề nấu rượu nuôi heo), hai người con trai ông Vang (nhạc sĩ thổi kèn đồng), anh Thịnh (con ông Năm), hai anh em Bình và Minh (con ông Thục), anh Minh (16 tuổi, con ông Danh nhân viên Công Ty Thủy Điện Huế) đều là học sinh... Chúng tôi ngồi tại chùa Từ Đàm suốt cả một ngày từ sáng tới tối không được ăn uống gì cả... Họ đưa cho chúng tôi mỗi người một tờ giấy để viết bản ‘khai lý lịch’ tên, nghề nghiệp, tên cha mẹ, sinh quán ở đâu... Ai khai gian sẽ bị đem ra bắn... Tôi thấy một số người bị trói vào gốc cây bồ đề và bị đem ra bắn chôn ngay trong sân chùa, trong đó có anh Hoàng Sự (Cảnh Sát) mà tôi biết tên. Họ cho một vài người về nhắn với gia đình tiếp thế lương thực và quần áo, thuốc men cho những người đang bị giam giữ... Khi trời sẩm tối, họ bắt chúng tôi ra ngồi xếp hàng giữa sân chùa. Một anh cán bộ tuyên bố:

- Anh em yên tâm, Cách Mạng sẽ đưa anh em đi học tập trong 3 ngày rồi sẽ cho về với gia đình! Bây giờ chúng ta lên đường!.

Rồi họ dùng dây điện thoại trói tay chúng tôi ra phía sau lưng từng người một, rồi dùng dây kẽm gai nối 20 người làm một toán. Tôi đếm được trên 25 toán như thế (tất cả 500 người). Một người địa phương đi nhìn mặt anh em chúng tôi và nói với nhau:

- Không thấy Trọng Hê và Phú Rỗ trong số giáo dân Phủ Cam ở đây.

(Anh Trọng con ông Hê và anh Phú là hai thanh niên ở Phủ Cam có võ nghệ mà giới du đãng ở Huế biết tiếng. Hai anh đã chạy theo lính Nghĩa Quân xã rút lui khi Việt Cộng vào nhà thờ! Những người bị bắt đến đây đều là dân lành vô tội).

Họ dẫn chúng tôi đi vào đường bên trái Đàn Nam Giao, vòng qua Dòng Thiên An, đến lăng Khải Định, vòng phía sau trụ sở Quận Nam Hòa, ra đến bờ sông Tả Trạch (Thượng nguồn sông Hương)... Đến bờ sông, Việt Cộng cho chặt cây lồ ô (nứa) làm bè để tất cả đoàn người vượt qua sông (khu vực lăng Gia Long), thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc (vùng núi tranh). Từ đó, chúng tôi bắt đầu đi sâu vào rừng, ban đêm, trời lạnh lắm, khi lên đồi, lúc xuống lũng, lúc lội qua khe... Khoảng 30 bộ đội miền Bắc dẫn chúng tôi đi, họ dùng đèn pin hay đuốc để soi đường, chúng tôi đi trong rừng tre nứa và cây cổ thụ dày đặc... Khoảng nửa đêm, chúng tôi được dừng lại để nghỉ và mỗi người nhận được một vắt cơm. Chúng tôi đoán đã đi được trên 10 cây số rồi! Chúng tôi ngồi gục đầu dưới cơn mưa, cố gắng ngủ một chút để lấy sức còn phải đi tiếp... Bỗng như có linh tính báo trước, người tôi run lên bần bật... Tôi nghe hai tên bộ đội nói nhỏ với nhau:

- Trong vòng 15-20 phút nữa sẽ thủ tiêu hết bọn nầy!

Tôi liền ghé miệng vào tai thằng bạn bị trói ngay trước mặt:

- Tụi mình ráng mở dây trốn đi! Mười lăm phút nữa là bị bắn chết hết đó!

Trời mưa, dây điện trơn trợt, lát sau, chúng tôi mở được giây nhưng vẫn ngồi yên sợ chúng biết. Tôi nói nhỏ:

- Hễ tao vỗ nhẹ sau lưng là tụi mình chạy nghe!

Bọn Việt Cộng đánh thức chúng tôi dậy, một tên nói lớn cho mọi người nghe:

- Chúng ta sắp đến trại học tập rồi. Ai có vàng, tiền, đồng hồ, bật lửa... thì đem nộp, không được giữ trong người... Học tập xong sẽ được trả lại...”

Thế là bọn chúng lột sạch và cho tất cả vào mấy cái ba lô vải. Tên bộ đội đứng gần chúng tôi còn mang trên vai cả chục cái radio mà chúng đã cướp được của dân ở thành phố... Một tay mang súng, một tay mang các thứ vừa cướp được, hắn đi chậm lại cách xa mấy tên kia một quãng... Chúng tôi bắt đầu xuống dốc, nghe tiếng nước chảy róc rách... Tôi vỗ nhẹ vai thằng bạn và cả hai chúng tôi vung tay và nhanh nhẹn phóng ra khỏi hàng. Tôi đá mạnh và tên bộ đội mang nhiều radio... Hắn ngã nhào! Hai chúng tôi lao vào rừng...

Trời tối, rừng già chúng không giám đuổi theo... Khi nghe tiếng đoàn người đi khá xa, chúng tôi mới bò ra khỏi chỗ ẩn núp và đi ngược trở lại... Chừng 15-20 phút sau, chúng tôi bỗng nghe từ phía dưới vọng lên tiếng súng AK, rồi lựu đạn nổ vang rền... Một góc rừng rực sáng! Chen vào đó tiếng khóc la khủng khiếp... không hiểu sao lúc đó, tai tôi nghe rất rõ ràng... Lúc đó khoảng 12-12 giờ 30 khuya... đầu ngày 8 Tết (6/2/1968). Về sau tôi mới biết chỗ đó là Khe Đá Mài...” (Bài thuyết trình của cựu Dân biểu VNCH Nguyễn Lý Tưởng tại cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam tổ chức tại Việt Nam Center (Lubbock, Texas) từ ngày 13 đến 15/3/2008)

Đối diện sự thật

Ông Võ Văn Bằng, Trưởng Ban Cải táng Nạn nhân Cộng sản Tết Mậu Thân nói với đài Á Châu Tự Do (RFA) năm 2008: “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạc trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng…”

Vẫn theo RFA thì Nhà báo Vũ Ánh, nguyên phóng viên mặt trận hệ thống Truyền thanh quốc gia VNCH, đã có mặt tại Huế từ ngày 5 đến 29 Mậu Thân và đi theo nhiều nhóm tìm hầm chôn tập thể kể lại cảm giác của ông: “Vùng nhiều nhất là quận Phú Thứ và Dạ Lê Thượng có nhiều hầm chôn xác tập thể. Cảm giác của tôi lúc ấy rất lạ, như là bị tê liệt khi nhìn các hình ảnh đó…

“Ngay ở hầm Phú Thứ, chắc khoảng gần 1.000 người. Khui lên, đầu của họ phía sau sọ bị bể hết. Những thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại. Có những người không có vết thương, chứng tỏ bị chôn sống”. (RFA online ngày 1-2-2008)

Trong bài nói chuyện tại buổi 40 năm Tưởng niệm Tết Mậu Thân, Việt Báo Gallery, thứ Bảy 29-3-2008, Nhà văn Nhã Ca tác giả “Giải Khăn Sô Cho Huế” nói:

“Bốn mươi năm trước đây, đúng vào giờ trưa mùng Hai Tết, tại Cửa Đông Ba Huế, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi đột nhập, cộng sản khai diễn cuộc tàn sát. Toán nạn nhân đầu tiên gồm 5 thường dân-không hề có người lính Cộng Hòa nào. Tất cả bị trói, bắt đứng quay lưng vào tường thành. Dân chúng đứng coi. Súng AK nổ. Từng người gục chết. Sau cuộc hành hình, thân nhân những người bị bắn nhào ra muốn ôm xác. Họ bị đánh, bị đá, bị đuổi. Xác người bị phơi ngày phơi đêm. Nắng. Máu. Ròi bọ…

“Và cuộc tàn sát tiếp tục. Không bằng súng đạn mà bằng cách chôn sống. Những nạn nhân bị cột trói bằng dây điện dính chùm xếp hàng bên hố. Một vài người bị đập đầu. Cả dây người đang sống bị đạp xuống hố đè lên nhau. Cái đầu nào ngóc lên bị đập bằng cuốc. Cứ thế mà chôn hàng ngàn người. Bạn tôi, chị Tâm Túy cũng đã bị chôn sống. Khi xác đào lên, thấy hai tay chị vói lên như đang cố cào bới đất. Móng tay, móng chân mọc dài hơn. Tóc mọc dài hơn…Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống..”

“Huế Tết Mậu Thân. Hàng ngàn người đã bị chôn sống như thế”. (Việt Báo ngày 31-3-2008) 

Cư sĩ Trí Lực, người đã chôn cất những xác chết nằm lại sau biến cố Mậu Thân kể lại với RFA về nỗi kinh hoàng của ông:

“Hai mươi sáu ngày sau, sau khi Cố đô Huế bình định trở lại thì tôi tận mắt chứng kiến những hầm chôn tập thể được khai quật lên từ vùng Bãi Dâu Gia Hội, những người xấu số đã bị trói quật lại sau lưng và có những mảnh xương sọ bị vỡ nát. Cảnh kinh hoàng là cộng sản đã chon sống bao nhiêu người dân vô tội.

“Nhà văn Đinh Lâm Thanh, hiện sống ở Pháp, cũng là chứng nhân của biến cố Mậu Thân kể:

“Gia đình của tôi vùng Phủ Cam là một, vùng An Vân Thượng là hai, Gia Hội là ba. Bà con xa bà con gần của bên họ ngoại của tôi gồm cả thảy 12 người. Trong 12 người đó, có người bị chôn sống, có người bị bắn tại chỗ, có người bị chặt đầu, có người bị mổ bụng”. (RFA online ngày 7-2-2012)

Ông Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên Huế kể lại trong“cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam tổ chức tại Việt Nam Center (Lubbock, Texas) từ ngày 13 đến 15/3/2008”: “Mồ chôn tập thể: Các nạn nhân bị thảm sát tại Huế và Thừa Thiên được tìm thấy tại trường tiểu học Gia Hội, chùa Therevada, Bãi dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng Viện, khu vực phía Tây Huế gần lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh, cầu An Ninh Thượng, cửa Đông Ba, trường An Ninh Hạ, trường Văn Chí, Chợ Thông, Lang Xá Cồn, gần lăng Gia Long, gần chùa Tường Vân, Đông Gi (Di), Vinh Thái, Thủy Thanh, Lương Viện, Phù Lương, Phú Xuân (Phú Thứ), Thượng Hòa, Vinh Hưng, Khe Đá Mài... tất cả 23 địa điểm tại tổng cộng 2326 xác chết (sọ người). Còn khoảng trên 3,000 nạn nhân thuộc tỉnh Thừa Thiên và Huế đã được thân nhân xác nhận là chết hoặc bị bắt đi thủ tiêu, mất tích... không biết họ đã bị giết chết và chôn xác ở đâu?! 

Dã man nhất là tại Khe Đá Mài (thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc, quận Nam Hòa, tỉnh Thừa Thiên) Việt Cộng đã dùng súng trung liên, đại liên, lựu đạn và mìn giết tập thể các nạn nhân, vất xác xuống dưới khe, lâu ngày thịt thối rữa bị nước cuốn đi, chỉ còn 428 sọ người, xương người dồn lại một đống. Người ta đã dựa vào các dấu vết còn lại của nạn nhân như áo len, tượng ảnh, giấy căn cước bọc nhựa (ID)... để biết được thân nhân của mình đã chết ở trong đống sọ và xương lẫn lộn đó. Đa số những nạn nhân nầy là giáo dân bị bắt ở nhà thờ Phủ Cam vào đêm mùng 5 Tết (3 tháng 2/1968) Người ta cũng tìm thấy vết tích của hai ông Lê Hữu Bôi (chủ tịch sinh viên Phật tử năm 1963) và Lê Hữu Bá (sĩ quan Quân Cảnh) tại Khe Đá Mài. Các em học sinh như Bùi Kha (16 tuổi), Phan Minh (16 tuổi), Nguyễn Duyệt (17 tuổi) và nhiều bạn trẻ khác thuộc giáo xứ Phủ Cam cũng bị VC giết hại tại đây...”

Lê Phong Lan nói thật không?

Trái với những lời kể này, Bà Lê Phong Lan cho biết bà đã phỏng vấn ông Lê Khả Phiêu - người chỉ huy một trung đội trong sự kiện Mậu Thân 1968 tại Huế; lãnh đạo Thanh niên phật tử tranh đấu ở Huế theo Cộng sản nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân; nhà báo Mỹ Stanley Karnow, cựu phóng viên tờ Washington Post Don Lux; GS sử học Larry Berman, và cả những người lính từ hai phía. 

Bà nói: “Những dẫn chứng lịch sử cho thấy thông tin bị làm méo mó. Vào thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đã tìm hiểu và xác định không tìm thấy hố chôn người tập thể như phía Việt Nam Cộng hòa đưa ra. Câu chuyện của những nhân chứng có thẩm quyền đã làm sáng rõ: cái gọi là "cuộc thảm sát đẫm máu” chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế Huế đã bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều thường dân chết cùng với quân giải phóng và lính Mỹ.”

Nhưng, “ông Trương Như Tảng (cựu Bộ trưởng Tư pháp Cộng hòa miền Nam Việt Nam, về sau ly khai chính phủ và vượt biên sang sống lưu vong ở Pháp), thì trong cuộc chiếm đóng Huế, một số lớn người đã bị xử tử vì thuộc thành phần phục vụ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa (viên chức, cảnh sát, sĩ quan, chính trị gia, địa phương quân...) nhưng cũng có người bị giết mặc dù không tham gia chiến trận. Ông dẫn lời một người bạn rằng do kỷ luật kém ở một số đơn vị, một số thường dân cũng nhân dịp hỗn loạn để trả thù nhau nên đã có những vụ giết hại vô cớ. Một bản báo cáo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng bắt được ngày 25 tháng 4 năm 1968 ghi nhận, họ đã "diệt 1.892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, 790 tên ác ôn, sáu đại úy, 1 trung úy, 20 thiếu úy và nhiều sĩ quan trừ bị…" trong cuộc chiếm đóng Huế.” (Tài liệu trích theo Hồi ký của ông Trương Như Tảng trên Internet)

Ngoài ra, báo cáo chính thức sau Mậu Thân ở Huế còn cho biết: “Một vụ thảm sát gây phẫn nộ dư luận quốc tế là vụ giết 4 bác sĩ người Đức sang giảng dạy và làm việc tại trường Đại Học Y Khoa Huế. Trong bài viết “The Vietcong Massacre at Hue,” xuất bản năm 1976, một bác sĩ có tên Elje Vannema, kể rằng ông bà bác sĩ Horst Gunther Krainick và hai bác sĩ Raymund Discher cùng Alterkoster đã bị giết trong tháng Hai năm 1968 tại chùa Tường Vân hoặc một vùng đất nhiều cây cối cách chùa chừng nửa dặm, nơi người ta tìm thấy thi hài của các nạn nhân. Bác sĩ người Pháp, có tên Le Hir khám nghiệm tử thi các nạn nhân cho biết có dấu vết đạn xuyên qua đầu và ót.” 

Như vậy thì Đạo diễn Lê Phong Lan đã biết gì về Mậu Thân ở Huê?

Bài báo năm 2013 của tôi kết luận: “Chẳng nhẽ những người sống sót và nhân chứng đã bịa đặt ra chuyện thảm sát để vu oan cho quân Cộng sản hay bà Lê Phong Lan đã cố tình làm phim để chạy tội cho quân Cộng sản?

Dù cho thế nào thì cũng sẽ có ngày vụ giết thường dân vô tội ở Huế trong vụ Mậu Thân 1968 sẽ được bạch hóa vì lịch sử và những nạn nhân, hay con cháu của những người bị lính Cộng sản tàn sát ở Huế vẫn còn đó. Ngay cả những oan hồn do họng súng, dao găm, búa rìu hay dây nhợ cột vào thân nối nhau bị đẩy xuống hố vẫn còn vất vưởng ở khắp thành phố Huế và vùng phụ cận.

Từ bao nhiêu năm qua, người dân ở Huế đã cố quên đi nỗi đau buồn khi mỗi dịp Xuân về, nhưng năm nay thì bà Lê Phong Lan thay vì đem đến cho họ món quà Tết thì bà lại cố tình lấy dao cắt vào thớ thịt của mỗi người bằng bộ phim “Mậu Thân 1968” để nhắc cho dân Cố Đô biết rằng máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế."(hết trích)

Và Tết Bính Thân năm nay (2016) , tôi vẫn hình dung được máu của những người dân vô tội xứ Huế sẽ lại hiện lên. Bởi vì, trong khi sự thật vẫn đang ở trước mắt thì các sách giáo khoa Lịch Sử của Bộ Giáo dục Việt Nam, cho đến bây giờ, vẫn không dám nói đến thảm sát ở Cố Đô. -/-

(Tết Bính Thân)

__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List