Saturday, May 6, 2017

Tai sao không giử lời hứa vơi me tôi


---------- Forwarded message ----------
From: Li
Date: 2017-05-05 23:51 GMT+10:00
Subject: Người Ở Lại Charlie, Đại Tá Nguyễn Đình Bảo
To:



Tai sao không giử lời hứa vơi me tôi




(Click attached link với nhạc phẩm “ người ở lại Charlie”)



TẠI SAO KHÔNG GIỮ LỜI HỨA VỚI MẸ TÔI?
 
LTS - Rất đông độc giả liên lạc tòa soạn, hỏi về gia cảnh cố Ðại Tá Nguyễn Ðình Bảo, người mà chúng ta đã quá quen thuộc qua nhạc phẩm “Người Ở Lại Charlie,” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết gia đình bà quả phụ Nguyễn Ðình Bảo hiện sinh sống tại Sài Gòn. Bà Nguyễn Ðình Bảo nay 76 tuổi, vẫn minh mẫn và khỏe mạnh. Hai ông bà có ba người con. Trưởng nam, Nguyễn Bảo Tường, là một bác sĩ Nhi Khoa. Thứ nữ, Nguyễn Bảo Tú, làm việc tại Tòa Lãnh Sự Anh Quốc tại Sài Gòn. Con trai út, Nguyễn Bảo Tuấn, kiến trúc sư và đang giảng dạy tại một đại học ở Sài Gòn. Dưới đây là bài viết hồi năm 2012 của anh Nguyễn Bảo Tuấn, về thân phụ mình. Tòa soạn tìm thấy bài viết này trên trang Facebook riêng của Nguyễn Bảo Tuấn, xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.


 *******
Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích. Riêng tôi thì tôi lại chọn một đối tượng khác mà hình như tôi thấy chưa một ai chọn giống như tôi: Một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi.


 Tôi sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đầy phong ba bão táp. Cả nhà 6 người mà chỉ có một chiếc xe đạp thay phiên nhau đi, gạo thì chạy ăn từng bữa, anh trai tôi ngày ngày cứ 5 giờ sáng phải chạy lên Gò Vấp để lấy bánh đậu xanh về đi bỏ cho các tiệm bánh rồi mới về đi học trong suốt 7 năm trời, từ năm học lớp 11 đến hết năm thứ 6 Y Khoa. Khó khăn là vậy nhưng tôi vẫn trưởng thành một cách đầy kiêu hãnh. Ðôi khi nhìn lại tôi tự hỏi là điều gì đã giúp tôi mạnh mẽ mỗi khi đương đầu với những khó khăn? Và câu trả lời là do trong huyết quản tôi vẫn đang mang một dòng máu nóng trong mình và tôi đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ người đã cho tôi dòng máu ấy: Một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi.
 

Tôi cũng không biết tại sao tôi và người đó chỉ gặp gỡ và tiếp xúc trong có vài chục ngày, chính xác là từ ngày 6 tháng 1, 1972 đến ngày 25 tháng 3, 1972, mà tôi lại luôn luôn thương mến, cảm phục, tự hào và luôn lấy người làm tấm gương soi để tôi có đủ nghị lực vượt qua mọi khó khăn. Có lẽ là do cuộc sống của người quá vĩ đại và tôi đã được thừa hưởng một phần của nó. Mặc dù khi ra đi người đã không thực hiện được một lời hứa với mẹ tôi mà cho tới bây giờ tôi vẫn hỏi: “Tại sao?”

 
Charlie, tên nghe quá lạ!
“Toàn thể những địa danh nơi hốc núi, đầu rừng, cuối khe suối, tận con đường, tất cả đều bốc cháy, cháy hừng hực, cháy cực độ... Mùa Hè 1972, trên thôn xóm và thị trấn của ba miền đồng bốc cháy một thứ lửa nhân tạo, nóng hơn, mạnh hơn, tàn khốc gấp ngàn lần, vạn lần khối lửa mặt trời sát mặt...
Kinh khiếp hơn Ất Dậu, tàn khốc hơn Mậu Thân, cao hơn bão tố, phá nát hơn hồng thủy.
 

Mùa Hè năm 1972 - Mùa Hè máu. Mùa Hè của sự chết và tan vỡ toàn diện.
Nếu không có trận chiến mùa Hè năm 1972 thì cũng chẳng ai biết đến Charlie, vì đây chỉ là tên quân sự dùng để gọi một cao độ nằm trong chuỗi cao độ chập chùng vùng Tân Cảnh, Kontum.
Charlie, “Cải Cách,” hay “C,” đỉnh núi cao không quá 900 thước trông xuống thung lũng sông Pô-Kơ và Ðường 14, đông-bắc là Tân Cảnh với mười hai cây số đường chim bay, đông-nam là Kontum, thị trấn cực bắc vùng Tây Nguyên.”
(Trích trong “Mùa Hè Ðỏ Lửa” của Phan Nhật Nam)

"Charlie bỗng trở thành một địa danh được nhắc nhớ từ sau 4,000 quả đạn pháo tới trong một ngày, từ sau người mũ đỏ Nguyễn Ðình Bảo nằm lại với Charlie." 
(Trích lời giới thiệu trong CD Chiến Tranh và Hòa Bình của Nhật Trường Trần Thiện Thanh)

 

Cho đến bây giờ cũng ít người biết rằng tôi chính là “đứa bé thơ” với “tấm khăn sô bơ vơ “ trong bài hát “Người Ở Lại Charlie” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Và tôi lớn lên cùng với ký ức về một người Cha hào hùng như vậy.
 

Tôi không thần tượng Cha tôi từ một bài hát viết về người, cũng không thần tượng từ một hai trận đánh trong cuộc đời binh nghiệp của người, mà tôi thần tượng Cha mình từ chính cuộc đời của Người. 

Trải qua biết bao thăng trầm đời binh nghiệp và cuối cùng người đã được giao làm tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn “Song Kiếm Trấn Ải” (biệt danh của Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù), một trong những tiểu đoàn được xem là thiện chiến nhất của quân lực Việt Nam Cộng Hòa thời bấy giờ. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Cha tôi là một người khát máu hung tàn, mà ngược lại hoàn toàn, mọi người đều nhớ về hình ảnh Cha tôi như là một võ sĩ đạo đúng nghĩa: Giỏi võ, dũng cảm và cao thượng.

 Thời bấy giờ có mấy ai dám đánh một sĩ quan của Mỹ, vậy mà Cha tôi đã làm điều đó khi người sĩ quan đó dám làm nhục một người lính Việt Nam (chuyện này tôi được nghe bác ruột tôi kể lại). Có tiểu đoàn nào trong quân đội mà luôn gọi Tiểu Ðoàn Trưởng bằng tên thân mật “Anh Năm”?, nhất là trong binh chủng Nhảy Dù, việc phân chia cấp bậc luôn được tôn trọng và đặt lên hàng đầu. Vậy mà trong Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù, tất cả mọi người, từ lính đến sĩ quan, chẳng ai gọi Cha tôi là Trung Tá cả, mà luôn gọi là Anh Năm, và “Anh Năm” thường hay nói với mọi người trong tiểu đoàn rằng: “Tụi mày thì chẳng biết mẹ gì, nhưng tất cả tụi mày tao đều coi là em tao hết.”

 

“Anh Năm,
“Ngoài đời anh sống hào sảng, phóng khoáng và thật ‘giang hồ’ với bằng hữu anh em, còn trong quân ngũ, anh như một cây tùng ngạo nghễ giữa bão táp phong ba, Anh không nịnh cấp trên đè cấp dưới, anh chia sẻ vinh quang buồn thảm với sĩ quan và binh sĩ thuộc cấp.
“Anh sống hùng và đẹp như thế mà sao lúc ra đi lại quá phũ phàng!?

“Tôi về lại vườn Tao Ðàn, vẫn những hoa nắng tròn tròn xuyên qua khe lá, lấp loáng trên bộ đồ hoa ngụy trang theo mỗi bước chân. Cây vẫn xanh, chim vẫn hót, ông lão làm vườn vẫn lom khom cầm kéo tỉa những chùm hoa loa kèn, những cụm hoa móng rồng và những bụi hồng đầy màu sắc. Bên gốc cây cạnh căn lều chỉ huy của anh hồi tháng trước khi còn đóng quân ở đây, tôi thấy có bó hồng nhung đỏ điểm vài cánh hoa loa kèn trắng. Chống đôi nạng gỗ xuống xe, tiếng gõ khô cứng của đôi nạng trên mặt đường khiến ông lão ngẩng đầu và nhận ra tôi. Siết chặt tay ông cụ, trong ánh mắt già nua chùng xuống nỗi tiếc thương, chòm râu bạc lưa thưa phất phơ trước gió. Ông cụ đọc báo, nghe đài phát thanh nên biết anh đã ra đi, nên sáng nào cũng để một bó hoa tưởng nhớ và tiễn đưa anh.

 Cụ mời tôi điếu thuốc Quân Tiếp Vụ, rồi ngồi xuống cạnh gốc cây, tay vuốt nhẹ trên những cánh hồng, sợi khói mỏng manh của điếu thuốc nhà binh quện trong tiếng nói:
“- Thuốc lá ông Quan Năm cho, tôi vẫn còn đủ dùng cho đến cuối năm. Mấy chục năm nay tôi mới gặp một ông quan nói chuyện thân mật và tốt bụng với những người dân như tôi. Người tốt mà sao ông Trời bắt đi sớm như vậy!?”
(Trích trong “Máu Lửa Charlie” của Ðoàn Phương Hải)

 

Cha tôi đã sống như thế nào mà những người ít ỏi còn sống sót trở về sau trận chiến tại đồi Charlie đều nói là họ thật hối tiếc khi không được nằm xuống cùng Cha tôi ở đó.
“Tô Phạm Liệu cảm thấy lẻ loi ở cái đại hội y sĩ có nhiều những người ‘mặc quần mới áo đẹp’ và ‘ăn to nói lớn,’ thích ‘nhảy đầm’ và ‘xếp hàng để lên hát’... Trong cơn say, anh nói là phải chi trước kia, mười mấy năm trước kia, anh được ‘ở lại Charlie’ với Trung Tá Nguyễn Ðình Bảo, với các bạn nhảy dù thì ‘sướng hơn nhiều.’”
(Trích trong “Tô Phạm Liệu: Người trở lại Charlie” của Phạm Anh Dũng)

 

Viên sĩ quan cố vấn Mỹ Duffy cho tới tận bây giờ vẫn còn luôn mang trong người những hoài niệm về Cha tôi và trận chiến tại Charlie. Mỗi lần tham gia các cuộc gặp gỡ của Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam (trong đó có một số hiện đang là tướng lãnh cao cấp trong quân đội Mỹ) ông ta đều hỏi mọi người, “Tụi mày có từng tham gia trận Charlie không, tụi mày có ai từng chiến đấu cạnh Colonel Bao (Trung Tá Bảo) chưa? Thế thì tụi mày còn xoàng lắm. Và hàng năm cứ mỗi lần sinh nhật của mình, ông ta đều đặt một ổ bánh kem làm hình một ngọn đồi và ghi chữ Charlie lên đó. (Chuyện này do chú Ðoàn Phương Hải khi về Việt Nam năm 2011 thuật lại cho tôi nghe).
Cha tôi đã sống như thế nào để một người Mỹ phải luôn khắc trong tâm khảm những hoài niệm như vậy?
Tôi chỉ có thể kết luận một câu: “Cuộc đời của Cha thật vĩ đại.”

Ngày hôm nay khi viết về Cha, tôi không biết viết gì hơn, chỉ xin dâng về hương hồn Cha một vài câu thơ nói về khí phách của Người và nơi mà Cha đã gửi lại thân xác vĩnh viễn cho núi rừng Charlie. Ở đây tôi xin dùng từ “Cởi áo trần gian” vì tôi tin rằng Cha vẫn đang khoác một chiếc áo khác và vẫn đang nhìn tôi từ một nơi rất xa...

Lặng lẽ ngàn năm chẳng danh xưng
Bỗng chốc một hôm hóa lẫy lừng
Charlie gầm thét trong lửa đạn
Gọi mãi tên người nước mắt rưng

Trai thời nỗi chết tựa trên lưng
Khí phách hiên ngang bước chẳng dừng
Charlie vẫy gọi người ở lại
Cởi áo trần gian tặng núi rừng
(Kính dâng tặng hương hồn Cha)

 
Sinh nhật mẹ tôi ngày 11 tháng 4. Trước khi hành quân vào Charlie ngày 25 tháng 3, Cha tôi đã đặt một chiếc bánh sinh nhật cho mẹ với lời hứa là sẽ về dự sinh nhật mẹ. Ðến ngày sinh nhật, mẹ đã không tổ chức mà vẫn chờ Cha về, và cho đến tận bây giờ mẹ vẫn chờ...


Tuy nhiên Cha đã thất hứa với mẹ vì ngày 12 tháng 4 Cha đã cởi áo trần gian và nằm lại vĩnh viễn với Charlie. Còn tôi, tôi chỉ biết hỏi là tại sao Cha lại không giữ lời hứa với mẹ tôi? Tại sao và tại sao...?





Posted by: Bich Huyen 

Cứ tới 30/04 lại nhắc chuyện Hòa Giải Hòa Hợp Dân tộc



....Nhưng trong chánh trị, xưa nay, chưa bao giờ có bạn muôn thuở, thù muôn đời . Nên sau đó, Mỹ đã bán đứng trọn vẹn Miền nam Việt nam cho cộng sản Bắc việt . Và Hà nội đã vứt bỏ từ lâu đề nghị do chính họ đưa ra, áp dụng triệt để chánh sách trả thù giai cấp lên toàn dân Miền nam bởi “Người quét đường cũng có tôi với Cách mạng” (dạy trong học tập ở khu phố)


 
Cứ tới 30/04
lại nhắc chuyện Hòa Giải Hòa Hợp Dân tộc

Nguyễn thị Cỏ May

 

Gần tới tháng tư, những người việt nam lớn tuổi, tức những người đã từng trải qua tháng tư năm 1975, đều nhớ lại biến cố mất Miền nam do Lê Duẩn, dựa vào sự yểm trợ tích cực của Trung cộng, cả quyết dùng chiến dịch biển người xua quân cưởng chiếm cho bằng được Miền nam . Khi dép râu dẩm lên Miền nam thì xã hội bắt đầu đảo lộn . Gia đình bắt đầu ly tán Nhà cửa, của cải của người dân lần lược trao qua tay kẻ chiến thắng để chuộc tội tư sản .

Có người hỏi về số phận những viên chức của Chánh quyền Sài gòn, Lê Duẩn trả lời bằng cử chỉ đưa bàn tay cứa ngang cổ . Võ văn Kiệt “nhơn từ” đề nghị cho đi tập trung cải tạo để khai thác sức lao động của họ phục vụ lợi ích xã hội chủ nghĩa cho tới kiệt sức sẽ thả ra về cho gia đình chăm sóc . Chết sống sẽ do khả năng sanh tồn trong cải tạo định đoạt.
Những người may mắn thoát được ra nước ngoài, với hai bàn tay trắng, bắt đầu làm lại cuộc đời . Gian khổ nhưng được tự do . Với họ, ngày 30/04 không gì khác hơn là kỷ niệm đau thương .

Ở lại hay ra đi, cả hai đều chỉ thấy mình là người dân bị mất nước, mất tất cả, chớ không ai thấy Miền nam được giải phóng, đất nước được thống nhứt . Trong những người cộng sản, có thể có triệu người vui thật sự vì có điều kiện chiếm đoạt tài sản của dân Miền nam làm giàu, còn trìệu người kia, có lương tâm trong sáng, khi vào thấy Miền nam không như họ hiểu do bị chế độ tuyên truyền, bắt đầu đau buồn, ân hận đã cống hiến mạng sống, tuổi trẻ sai lầm, thật hoang phí . Họ là nhũng kẻ đã trao thân nhằm tướng cướp .

Khi Hà nội áp đặt chánh sách xã hội chủ nghĩa cai trị Miền nam thì xã hội Miền nam ngày càng thêm tan nát, những giá trị xã hội, đạo đức bị bứng gốc và đảo ngược . Hệ quả là thực tế ngày nay ở Việt nam .

Thực tế sau 42 năm

Rồi sự phấn khởi chiến thắng cũng lần lần lắng dịu, nhà cầm quyền bắt đầu thấy chiến thắng chỉ có nghĩa là chiếm được Mìền nam, chỉ thống nhứt về mặt hành chánh, nhân tâm ngày càng phân tán, sự bất mản chế độ ngày càng thể hiện khắp nơi trong dân chúng. Hà nội bắt đầu thay đổi thái độ, đưa ra kêu gọi “Đại đoàn kết toàn dân”, ban hành chánh sách “Hòa hợp dân tộc”. Chủ trương của nhà cầm quyền cộng sản là “Hòa hợp dân tộc”. Họ chưa bao giờ nói “Hòa giải, Hòa hợp dân tộc”.

Ngay sau Hiệp định Paris năm 1973, Hà nội đã đưa ra đề nghị “Hội Đồng Hòa giải, Hòa hợp dân tộc” gổm ba thành phần để lo tổ chức tổng tuyển cử, tái lập hòa bình . Nhưng cái “ Hội Đồng Hòa giải Hòa hợp dân tộc” kia chết chưa kịp khai tử vì họ đã dùng võ lực chiếm trọn Miền nam . Sau những năm “đổi mới”, họ thấy rỏ chỉ khi người dân nhìn nhận chánh quyền và hợp tác mới là quan trọng cho đất nước phát triển, nhứt là khối người Việt nam Hải ngoại vừa có khoa học kỷ thuật, vừa có vốn, nên nhà cầm quyền cộng sản quan tâm hơn đến vấn đề “Đại đoàn kết toàn dân”

Nhưng sau 42 năm kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược, vấn đề hoà hợp hoà giải dân tộc được nhà nước Hà nội nhắc đến nhiều lần, trong các cuộc họp Đại hội đảng cộng sản, Hội Nghị Trung ương hay bất cứ nơi nào có những người cầm quyền phát biểu, nhưng thực tế vẩn chưa  đạt dưọc kết quả mà họ mong đợi .

Sốt ruột, Hà nội ban hành nào Nghị Quyết 36 ngày 26 tháng 03 năm 2004, nào Nghị quyết 23 ngày 16 tháng 01 năm 2008, những chương trình giao lưu họp mặt do Ủy Ban nhà nước về người Việt nam ở nước ngoài tổ chức để thúc đẩy thực hiện Hòa hợp dân tộc . Thế nhưng 42 năm dài vẩn chưa đủ để cho dân tộc có thể quên đi những tổn thương quá nặng nề do chánh sách cộng sản tạo ra và để lại

Người cộng sản vẫn còn suy nghĩ ta/địch, cách mạng/ngụy . Họ kêu gọi hòa hợp dân tộc, chớ chưa bao giờ họ nói “Hòa giải” bởi họ cho rằng họ nắm trọn chánh nghĩa . Hòa hợp là mọi người xếp hàng về dưới trướng của đảng cộng sản vì đảng cộng sản đã mở rộng vòng tay đón nhận những “người con hoang” trở về . Tức không hề có chuyện Hòa giải, hai bên nhìn lại để thấy đúng/sai mà thật lòng sửa đổi vì một tiêu chung là quyền lợi đất nước, dân tộc . Có hòa giải thật lòng tự nhiên có ngay hòa hợp .

Hòa giải, Hòa hợp dân tộc


Hiệp định Paris qui định “Hội Đồng Quốc gia Hòa giải Hòa hợp dân tộc” gồm ba thành phần ngang nhau, và công nhận hai thực thể chánh trị ngang nhau ở Miền nam là Chánh quyền Sai gòn và Chính phủ Cách mạng Lâm thời ; hai chính thể này phải tiến đến một giải pháp chính trị trong tình trạng có đầy đủ các quyền dân chủ và không có sự can thiệp của Mỹ . Có một điều khoản qui định “tất cả tù chính trị đều phải được thả trên tinh thân “hòa giải và hòa hợp dân tộc, nhằm chấm dứt thù hằn, giảm bớt đau khổ và đoàn tụ các gia đình”.
Nguyên văn như sau :

Ngay sau khi ngưng bắn, hai bên Miền nam Việt nam sẽ :

Thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;

– Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh. ...” .

Nhưng ba ngày trước khi ký Hiệp Định Paris, Kissinger còn tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng chính sách của chính phủ Mỹ là không “áp đặt một chính phủ liên hiệp hay một chính phủ liên hiệp trá hình trên nhân dân Việt Nam”. Ngày 23 tháng Giêng năm 1973 Nixon tuyên bố trên các đài truyền thanh và truyền hình Mỹ rằng Hoa Kỳ “vẫn tiếp tục công nhận chính phủ Cộng Hòa Việt Nam như là chính phủ chính danh độc nhất ”. 

Nhưng trong chánh trị, xưa nay, chưa bao giờ có bạn muôn thuở, thù muôn đời . Nên sau đó, Mỹ đã bán đứng trọn vẹn Miền nam Việt nam cho cộng sản Bắc việt . Và Hà nội đã vứt bỏ từ lâu đề nghị do chính họ đưa ra, áp dụng triệt để chánh sách trả thù giai cấp lên toàn dân Miền nam bởi “Người quét đường cũng có tôi với Cách mạng” (dạy trong học tập ở khu phố) .

Không thể có “Hòa giải và Hòa hợp” với cộng sản

Khi nói “Hòa giải và Hòa hợp” với cộng sản không có gì khác hơn nói “ Hòa giải và Hòa hợp” với Thiện và Ác . Hoặc nói “tư tưởng Dân chủ Tự do Nhơn quyền” có thê hòa giải và hòa hợp với “Chủ nghĩa lý luận không có con người và chủ nghĩa vô nhơn bản” được không ?
Hồ Chí Minh tin tưởng tuyệt đối ở bác Xít và bác Mao là hai người không thể sai lầm nên đã học tập nhuần nhuyễn tư tưởng của Mao . Xin trích vài nét nổi bậc trong tư tưởng chánh trị của Mao :
“ Làm chánh trị như làm chiến tranh . Không thể có xây dựng nếu không có phá bỏ, hủy diệt .
Trước hết, và căn bản, Mao chủ trương phá bỏ, hủy diệt Quốc tế cộng sản . Vì có làm như thế thì Trung quốc mới bình đẳng với Nga, Mỹ và xây dựng thế giới mới 3 cực
Tần Thỷ Hoàng không có gì ghê gớm cho lắm vì hắn chỉ chôn sống có 460 nho sĩ . Chúng ta sẽ chôn sống ít lắm cũng phải 46 000 trí thức tiểu tư sản

Phải thực hiện vườn không, nhà trống triệt để về vật chất và tinh thần . Mỗi người phải như một tờ giấy trắng, không được quyền sở hữu tài sản, nhà đất, và không được có kiến thức, tri thức.Tất cả phải thành“không”,sạch bách ! Những người dân như vậy mới thông minh” (M.H.Bernard, Mao Tsé-toung , 1893-1976 , VOIX , Paris 2003) .

Mao chủ trương chánh trị độc tài tuyệt đối như vậy để duy trì chế độ lâu dài . Bởi Lê-nin dạy rỏ “Một chế độ sẵn sàng thực thi khủng bố vô giới hạn thì không thể nào bị lật đổ (Simon LEYS , Essais sur la Chine , Robert Laffont , Paris 1998, trg 4.)

Nhơn đây tưởng cũng nên nhắc lại một chuyện xưa thời còn biên giới Thạch hản để thấy cộng sản không chỉ xem Chánh quyền là kẻ thù (Ngụy quân, Ngụy quyền), mà cả người dân bình thường cũng là kẻ thù cần phải tiêu diệt . Trần Đĩnh kể trong Đèn Cù II (trang 461-462) : “Sông đã lấp thành tên , mà báo cứ ca ngợi cô Lý oằn lưng chèo lái . Hầu hết nghe đều cười . Tự giễu và rộng lượng . Nhưng khi Sinh nói ở Vĩnh Linh , anh đã chứng kiến những người ở phía bên Nam kia bị ta bắt sang chôn sống kêu rất lâu dưới huyệt , tôi lại thấy mọi người lạnh mặt lại . Sẵn sàng bao dung với ta và hóa đá với địch” . Phải chăng việc tàn sát tập thể ở Huế năm Mậu thân 1968 chỉ là tiếp nối truyền thống man rợ này của Quân đội nhân dân ?

Phải có Dân chủ mới hòa giải và hòa hợp

Cho tới nay, Hà nội chỉ kêu gọi mọi người về dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản nên trong vài tháng qua đã xảy ra lắm chuyện ỏ Việt nam nói rỏ không thể có “Hoà hợp, Hòa giải dân tộc” nếu không có Dân chủ .
Những bài hát tinh cảm đang hát bổng bị cấm . Sách vở biên khảo về lịch sử đã phát hành bị thu hồi vô cớ (về Trương Vĩng Ký của Nguyễn Đình Đấu) .

Về lịch sử, văn hóa, những kiến trúc cổ ở Sài gòn bị phá để bán địa điểm cho doanh nhơn ngoại quốc xây cơ sở mới . Hà nội không cần thấy người dân Sài gòn thương tiếc  đó là một phần ký ức đời sống của họ bị Hà nội thêm một lần nữa cướp mất . Họ không thể thấy đó là chương trình phát triển đô thị . Không chỉ riêng với Miền nam nơi bị cưởng chiếm 30/04/75, mà với cả Miền Bắc, người cộng sản cũng chủ trương biến đầu óc mọi người phải sạch như tờ giấy trắng để họ nhồi nhét đìều họ muốn . 

Những trận đánh Gạc Ma, chiến tranh biên giới hoàn toàn không tồn tại trong sách giáo khoa lịch sử thời Xã hội chủ nghĩa. Người trẻ chỉ còn tìm kiếm qua thông tin trên mạng, để họ kêu gọi nhau trân trọng những gì vốn dĩ thuộc về sự thật và lịch sử dân tộc .

Không thừa nhận lịch sử thì làm sao hòa giải và hòa hợp dân tộc được ?

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, trả lời đài BBC, cho rằng một trong những yếu tố quan trọng để dẫn đến hoà hợp hoà giải dân tộc, đó là thừa nhận vai trò của Việt Nam Cộng Hoà :“Theo tôi bất cứ một giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò của nó. Nếu thừa nhận vai trò đó, của hai bên, nó sẽ dễ dàng hoà hợp .Các nhà nghiên cứu, làm sử đặt ra vấn đề là phải thừa nhận Việt Nam Cộng hoà là một thực thể. Trong giai đoạn đó có một thực thể, trong đó có vấn đề đối nội đối ngoại, có những điểm tốt, không tốt, lịch sử phải khách quan. Ví dụ như trong vấn đề Hoàng Sa, phải chấp nhận là Việt Nam Cộng hoà đã có trách nhiệm, và Hoa Kỳ cũng đã có phản ứng. Mà khi có phản ứng tức là Trung Quốc đã xâm lược. Đó là một điều phải khẳng định” .
Nên thấy bất cứ một giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò của nó. Nếu thừa nhận vai trò đó, của hai bên, thì mới có thể hoài giải và hoà hợp được
  
Khi chỉ có người Bắc mới thông minh, mới có lý luận nên mới lãnh đạo đảng được, như Nguyễn Phú Trọng nói, thì mọi người chỉ còn biết phải đặt mình dưới trướng đảng độc tài thối nát mà thôi .

Nguyễn thị Cỏ May
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Friday, May 5, 2017

NỖI NIỀM QUÔC HẬN 30/4/1975

Kính chuyển ,
Một bài nhận xét đã làm cho mọi người phải xúc động.
On Sunday, April 30, 2017 5:31 AM, "TonNuHoangHoa [Daploisongnui]" <> wrote:

 
NỖI NIỀM QUÔC HẬN 30/4/1975
Tôn Nữ Hoàng Hoa

Tuy hôm nay nhà không bị cúp điện nhưng tôi lại thích thắp đèn sáp thay vì bật điện lên. Chồng tôi thường cằn nhằn :" Em cứ thích toàn chuyện độc hại không ?" tôi hỏi:” thắp đèn sáp chứ có gì độc hại ?” “ Ngủ quên thì cháy nhà đó không độc hại là gì?”
Không biết tại sao tôi lại không bật đèn mà cứ nhìn lặng lẽ vào những gịọt lệ sáp rơi và nhìn bóng mình xiêu đổ trên tường
Đêm khuya dần dần, nhìn bóng xiêu đổ mà liên tưởng về đất nước đã mờ xa. Liên tưởng đến viễn ảnh ngày mai khi bóng dáng của Cộng Sản không còn hiện hữu trên đất nước mình

Tôi mở vội bài ca "Đêm Chôn Dầu Vượt Biển" của nhac sĩ Châu Đình An . Bài hát mà tôi ưa thích nhất vì mỗi lần nghe là mỗi lần xúc cảm tràn về

Theo tôi, đây là một ca khúc nói lên sự chết của một xã hội chủ nghĩa hung tàn, người dân uất hận mỗi ngày muốn "giải phóng" đời mình ra khỏi sự sống như vậy họ sẽ không còn luân chuyển dưới những luật lệ của rừng hoang với sự rình rập ngày đêm của thú dữ.
Do đó họ phải tìm sự chết để hy vọng trong sự chết có được một sự sống . Bổi vì chết là không còn luân chuyển, không còn di động và sẽ không còn phải chịu đựng những nín nhịn nhục nhã. Chính những nín nhịn nghiệt ngã đó đi từ tâm thức mà hầu như mọi người VN lúc bấy giờ đều muốn giải phóng tâm thừc ra khỏi những nín nhịn nghiệt ngả đau thương đó để họ giải phóng được sự thật ra khỏi sự giả dối và giải phóng thể hiện ra khỏi ước mơ .

 Vì thế:
"Đêm nay anh gánh dầu ra biển anh chôn
Anh chôn, chôn hết cả những gì của yêu thương
Anh chôn, chôn mối tình chúng mình
Gửi lại em trăm nhớ ngàn thương
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non…”
(Đêm Chôn Dầu Vượt Biển-NS Châu Đình An)

Cũng chính vì những cái nín nhịn nghiệt ngã vô cùng ấy đã khiến con người Việt Nam đang sống dưới chế đô Cộng sản đành phải vứt bỏ mọi tương giao, chôn đi những thương yêu cao qúi nhất của đời mình. Chính nỗi đau uất hận trong những cái nín nhịn nghiệt ngã đó mà con người mới mời gọi những tương phản vào sự sống của mình "Anh chôn, chôn hết cả những gì của yêu thương"

Đây không những là lời trăn trối của riêng  tác giả trước khi ra đi tìm sự sống trong sự chết mà là hàng triệu lời trăn trối của người Việt Nam khi vượt thoát hiễm hoạ cộng sản tại đất nước mình.
Tuy vậy, trong sự chết họ vẫn còn hy vọng :
"Anh phải bỏ đi thắp lên ngọn lửa hy vọng
Anh phải bỏ đi để em còn sống
Anh phải rời xa mẹ Việt Nam đau đớn
Quê mình rồi đây em có đợi chờ
Anh tạm rời xa nước non mình yêu kiều.."
(Đêm Chôn Dầu Vượt Biển-NS Châu Đình An)

Hy vọng đó của họ là thoát ra khỏi một đất nước độc tài đảng trị. Cho dù phải hy sinh cá nhân mình để cho tha nhân còn được sống “Anh phải bỏ đi để em còn sống”
 Chúng ta đang thấy rõ một tinh thần nhân bản lồng lộng trong con người Việt Nam. Lấy cá thể phục vụ xã hội , hy sinh cá thể để giữ vững căn bản gia đình. Ở VN có không biết bao nhiêu hình ảnh đau thương khi "cha đi bán máu cho con còn được sống" khi Mẹ phải đứng đường bán thân xác để nuôi chồng trong trại tù VC và đàn con nheo nhóc mà trước đây được bảo bọc dưới hình bóng cha

Ngày 30/4/75 là ngày của nhà tan, cửa nát, ngày của bài ca đầy nước mắt của trẻ thơ bơ vơ trên những vĩa hè của đất nước Việt Nam. Vì thế người dân phải tìm đường vượt biển . Vượt biển để em được sống, để con còn có cơm ăn, có chăn đắp trong những đêm rét mướt cơ hàn

Chôn dầu vượt biển trong đêm như đang đi vào sự chết. Sự chết chập chờn theo từng thùng dầu chôn cất . Con người lúc bấy giờ không thể nào nhìn ngắm được sư sống, không cần biết màu sắc sự sống ra sao khi chiếc thuyền bấp bênh trước sóng dữ mưa gào nhưng vẫn còn níu kéo hình ảnh quê hương trên những núi đồi mờ khuất
Trong biển cả mênh mông như chân trời đang tiếp nối biển khơi . Người vượt biển đã thấu đạt từ sự chết qua sự sống, từ khi khởi đến thành, đi đến nơi, đến chốn chỉ trong một cái nhìn.

Trong cái nhìn từ khi đi đến, không khí đã toả ra , trời đất tan rơi vũ trụ như thu hình lại trước sự sống của con người chết đuối . Cuộc hành trình trong sự chết  đã xoay vần định mệnh biến cải tất cả. Con người đi qua sự chết trở lại trần gian và sự sống tự nơi đâu chứa chan trở về khi sự chết cúi đầu  lủi thủi ra đi
“Đêm nay trên bản đồ có một thuyền ra đi
Hiên ngang trên sóng gào tự do đón chào
Xin chào tự do với nỗi niềm cay đắng
Nhìn lại bên bờ nước non mình muối mặn
Khóc nghẹn ngào !!!
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non”
((Đêm Chôn Dầu Vượt Biển-NS Châu Đình An)

Ôi tự do với nỗi niềm cay đắng, Ôi quê hương với bao nhiêu tủi nhục đắng cay . Ấy vậy mà VC vẫn ăn mừng chiến thắng trong khi biển là mồ chôn của hàng trăm ngàn sinh linh người dân Việt không chấp nhận chế độ hung tàn của VC
Nước mắt rơi khi đến được bờ tự do họ đã "khóc nghẹn ngào" Sự sống đã thật sự trở về nguy nga trong tiếng khóc nghẹn ngào

Ai là người khi nghe bài ca này lại không khóc. Ai là người lại nhẫn tâm ăn mừng trên xác chết của con người? Ai là kẽ phi nhân phi nghĩa khi cho NGÀY QUỐC HẬN LÀ NGÀY QUỐC CƯỜNG, QUỐC CÁN. Chỉ có loài ác thú cười sặc sở trước khi ăn xác người
Tôi không quen với NS Châu Đình An và chưa bao giờ tiếp xúc. Tôi cảm nhận bài ca qua thân phận lưu vong của mình, nỗi niềm về quê cha đất tổ và khóc thương cho một mảnh dư đồ đang bị bọn VC vô thần vẽ dọc, vẽ ngang.

Trong khi đó, cũng có một số người đã quên đi nỗi niềm của đêm chôn dầu vượt biển, đã trở về vui chơi trong ngày tang lễ của hàng triệu oan hồn của người dân Việt đã bị sát hại bởi VC vô thần

Trong ngày Quốc hận 30/4/2017 chủ nghĩa CS phải ra đi để trả lại cho dân tộc VN một truyền thống dân tộc nhân bản mà cha ông đã dày công gây dựng.
Những nét phát hoạ đầy lừa bịp và giả dối như những vòng tròn ngu xuẩn mà VC lập đi lập lại đôi khi tưởng là cả vùng ánh sáng nhưng thực chất là không có gì hết của một lớp người và của một xã hội chủ nghĩa không còn cách thoát thân.
 Phải dừng ngay lại bởi vì không thể loay hoay mãi trên quá nhiều đổ vở đau thương và đây bi hận của người dân Việt./.

Trong nỗi niềm QUỐC HẬN 30/4/2017
Tôn Nữ Hoàng Hoa


__._,_.___

Posted by: Dan Vo 

Lối Cũ Chẳng Sao Quên

Hôm nay, ngày 30 tháng Tư/ 2017, một ngày tháng đau thương của đất nước và là ngày với lối cũ chẳng sao quên của đời tôi.
Mời các bạn cùng đọc.
****

                                          Lối Cũ Chẳng Sao Quên
                                                  Bích Huyền.

Ðường trần quên lối cũ
Người đời xa cách mãi
Tình trần khôn hàn gắn
thương lòng...
(Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay – Ðoàn Chuẩn-Từ Linh)

*** Vĩnh Phú, địa danh tôi muốn quên mà không thể nào quên. Trong suốt hơn mười năm qua và trong cả cuộc đời . K1, K2, K3, K4…những chữ số ký hiệu kinh hoàng. Của tôi. Của những người tù và gia đình họ. Ở rồi, đến rồi, đi rồi…mấy ai muốn quay trở lại? Vậy mà hôm nay tôi vẫn phải trở về đây. Cảnh vật không khác xưa là bao nhiêu dù thời gian trôi qua bốn năm rồi…

Những khẩu hiệu:”Chào mừng thành công Ðại Hội Ðảng 5″ ,”Ðảng Cộng sản Việt Nam – Người lãnh đạo tài tình”, “Ðảng Cộng sản Việt Nam muôn năm…” lem luốc màu đỏ vì nước mưa, chảy dài xuống như những dòng nước mắt pha máu ngoằn ngoèo trên từng bờ tường loang lổ, cũ kỹ. Ngay phía dưới lại có hàng chữ mang tính “pháp lệnh” bằng những lời thô tục “Cấm ỉa đái” . Có cả những nét chữ nguệch ngoạc chửi thề. Hình như không một ai để ý.
Ở cái ga xép èo uột gần tận cùng của đất nước này, những con người lam lũ, ngác ngơ, còn đang loay hoay với ký trà, bao gạo, rổ rá nhựa, nồi niêu xoong chảo, xấp vải Chợ Lớn hoa xanh, hoa đỏ…Che che, giấu giấu, tránh con mắt dòm ngó của bọn Công an kinh tế. Chính sách của Ðảng đổi mới rồi, tự do buôn bán nhưng người dân lại khổ vì sưu cao thuế nặng.

Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi không đến trại Tân Lập bằng đường sông nữa.
Ðạp xe trên bờ đê. Dắt xe đi bộ qua bãi cát lổn nhổn những vỏ sò, vỏ ốc. Băng ngang qua những thửa ruộng khô cằn của vùng đất miền trung du. Cái hình ảnh “quê em miền trung du, đồng chiêm lúa xanh rì…”của một thời hoàng kim nào xa lắm, nay ở đâu? Giặc tràn về đốt phá thôn làng. Gia đình ly tán. “Vườn không nhà trống tàn hoang” còn trong trí óc non nớt của tuổi thơ tôi. Giờ đây, giặc nào đã làm cho miền Bắc điêu tàn?
Ðảng Cộng Sản Việt Nam, đỉnh cao của trí tuệ loài người! Ôi, mỉa mai thay những khẩu hiệu kêu to như những chiếc thùng rỗng! Ðảng lãnh đạo tài tình làm sao để bao nhiêu năm đời ta có Ðảng, bấy nhiêu năm Ðảng phá nát tan? Ðể những người dân quê hiền hoà cởi mở trở nên ngu ngơ câm lặng đến thế kia sao?

Dân cư ở đây rất thưa thớt. Họ sống trong những mái nhà lụp xụp, vách đất, mái tranh. Mảnh vườn. Rào thưa. Khoảng sân đất. Giếng nước. Chiếc gầu..., tất cả đều quá nhỏ bé, trơ trụi, xa lạ. Trẻ con gầy còm, ốm yếu. Quần đùi vá víu miếng nọ miếng kia. Cởi trần, ngồi nghịch đất. Không tiếng nô đùa. Không tiếng hát. Không tiếng nhạc của máy thu thanh. Không cả tiếng chim hót. Như một vùng đất chết.

Ba người anh cùng đi với tôi chuyến này đều là những thanh niên đầy nhiệt huyết của hơn ba mươi năm về trước. Thoát ly gia đình, mang tuổi trẻ của mình cống hiến cho đất nước . Ðể rồi khi biết mình bị lừa thì đã muộn. Cũng dòng sông Lô nắng vàng lấp lánh nhưng còn đâu tiếng hát rộn ràng? Cũng con đê này của những buổi chiều vai đeo ba lô từ chiến khu về, rầm rập bước chân.
Trong không gian, tưởng như xa xa thoáng một âm thanh "hồi chuông ngân nga trong chiều thu lộng gió", ba người anh tôi ôn lại một vài kỷ niệm xưa. Tiếc nuối...
Tôi làm các anh tỉnh giấc mơ: ”Phải chi ngày ấy các anh không đi theo phong trào Thanh Niên Cứu Quốc thì nay em đâu phải đi bốc mộ chồng ở một nơi đèo heo hút gió này!”
Ba người anh im lặng. Họ như muốn quên đi những năm tháng sục sôi khí thế cách mạng. Yêu tự do. Yêu tổ quốc. Ðánh đuổi giặc Pháp ra khỏi đất nước . Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, ngày trở về giải phóng thủ đô Hà Nội. Những người bộ độ với tuổi hai mươi. Trẻ trung. Học thức. Hà Nội như đã bừng lên một sức sống mới.
Hà Nội rực rỡ cờ hoa. Hà Nội tưng bừng tiếng hát.

Không bao lâu, những cuộc đấu tố dã man diễn ra khắp nơi. Ông bác tôi bị đấu tố, dù có năm người con đi kháng chiến. Nghe tin dữ, các anh về quê xin Ðảng khoan hồng. Không những không tha, họ còn xúi giục các anh tôi: phải giác ngộ cách mạng, phải đứng vào hàng ngũ nhân dân, cùng vạch tội, chỉ tên địa chủ cường hào ác bá. Ông bác tôi bị tù. Khổ sai lao động. Thất vọng, đớn đau nhìn bố vác cây, đào đất, khiêng đá, trộn hồ…Những người tù già này làm việc suốt ngày đêm để đạt chỉ tiêu biến khu đất hoang quanh hồ Bảy Mẫu, Hà Nội, thành một công viên mang tên Thống Nhất. Ðến thập niên 1980 đổi thành công viên Lê Nin.

Cũng vì sự khổ nhục của người bác thân yêu mà bao lần ra Hà Nội là bấy nhiêu lần tôi không đặt chân vào công viên này. Cũng như tôi đã không đến vui chơi khu K4 Long Khánh, một địa điểm du lịch mới lạ của miền Nam. Vì nơi đây được tạo nên bởi những bàn tay của cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bị Cộng sản tù đầy, hành hạ.
Các anh tôi, vài năm đầu “Sài Gòn giải phóng”, vì đường lối của Ðảng, hay vì muốn các em của mình ở miền Nam sớm “giác ngộ” để hoà nhập ngay với cuộc sống mới, đã có những lần tranh luận. Bao giờ cũng trở thành lớn tiếng cãi nhau. Tôi đã làm các anh nhức đầu không ít.
Lần cuối cùng, tôi không cãi lại các anh nữa. “Ðảng đã cho các anh tôi sáng mắt sáng lòng”. Ðó là một lần anh nói với tôi:”Người em không yêu làm em khổ, em đâu có đau bằng anh? Anh đã yêu, anh đã dâng hiến cả cuộc đời mà ngày nay anh bị phụ bạc, anh bị lừa dối…”. Một anh khác:”Viên gạch đã trót để vào xây tường, giờ có rút ra cũng bị vỡ tan. Thôi em ạ, không còn con đường nào khác!” Trên con đê này, giữa khung cảnh hoang vắng của buổi chiều trung du, bốn anh em đi bên nhau. Thương cho thân mình. Thương cho các anh. Lý tưởng sụp đổ tan tành. Ngày mai đen tối.

Trời chạng vạng. Tôi đã bắt đầu đi những bước thấp bước cao. Quãng đường này làm tôi nhớ lại những lần dắt theo Uyển Diễm -khi đó 5 tuổi - vượt biên, cùng gia đình chị Dung Lê Đình Điểu., với bé Hào, Y Sa, Ti trong lứa tuổi bé thơ ngây . Xuống ghe tại Nhà Bè khi thành phố còn chìm trong màn đêm. Lên bờ đi bộ băng qua bao nhiêu là thửa ruộng. Vấp ngã bao lần mà không cảm thấy đau đớn vì thần kinh đang trong tình trạng căng thẳng: hồi hộp, lo sợ.

Lần này trên cánh đồng: mệt mỏi, chán chường…
Cũng phải vài giờ nữa mới tới trụ sở Ban Chỉ Huy. Tiếng dế nỉ non. Xa xa ánh đèn leo lét. Cố lê bước tới đó để xin ngủ nhờ qua đêm. Nhìn một căn nhà tương đối khang trang, chúng tôi vào gặp chủ nhà xin ngủ đỡ ngoài mái hiên. Nhưng cũng bị từ chối. Ðang lo lắng không biết tôi có đủ sức đi tiếp hay không, thì như có phép lạ, một người đàn bà gánh lúa từ xa đi tới. Bà ta dừng lại:”Các bác tìm nhà ai thế?” Khi biết ý, bà ta mời chúng tôi về nhà. Bốn anh em mừng rỡ như người sắp chết đuối vớ được chiếc phao. Dù gánh lúa nặng trĩu trên vai, bà ta vẫn bước đi thoăn thoắt. Trong khi tôi lẽo đẽo theo sau.
Khi bà đẩy cánh cổng tre, bóng tối làm tôi không thể nhìn rõ một người đàn ông đang xếp lúa ngay đầu nhà. Ông ta không quay lại và cũng không lên tiếng đáp lại lời chào của các anh tôi. Trước thái độ lạnh nhạt đó, chúng tôi hơi e ngại. Trong lòng vẫn mừng thầm không bị đuổi ra.

Một gian nhà ba gian bằng tre sơ sài nhưng gọn ghẽ. Nhìn cách trang trí nhà cửa, nhìn bức tượng Chúa nho nhỏ trên bàn thờ cao, tôi có thể đoán chủ nhân không phải là người quê mùa. Tôi ôm bộ quần áo ra giếng. Những giọt nước mát lạnh làm tôi tỉnh táo lại. Trăng bắt đầu lên. Tôi đã nhìn rõ khung cảnh chung quanh. Mảnh sân hình chữ nhật. Khu vườn nhỏ. Chái bếp cuối sân. Ánh lửa bập bùng. Hàng cây cau vươn cao đón ánh trăng. Tôi liên tưởng tới hàng cau của khu vườn trước nhà tôi ở quê hương. Ngày còn nhỏ, tôi vẫn thường trèo lên nhanh như một chú mèo con để hái quả cau cho mẹ tôi têm trầu đãi khách. Trong không gian thoang thoảng mùi hương hoa thiên lý. Âm thanh tiếng đàn mandoline bản Valse Favorite vui tươi, tiếng hát chan chứa tình quê “Làng tôi xanh bóng tre. Hồn lắng tiếng chuông ngân. Tiếng chuông nhà thờ rung…” chợt khua động trong tôi ngày tháng êm đềm thời thơ ấu.
Tôi thở thật sâu để nén xúc cảm. Ðêm yên lặng. Ðêm mờ ảo. Tất cả đều rất mong manh. Một tiếng động nhỏ cũng đủ làm tan vỡ giấc mơ xưa thoáng đến với tôi, đưa tôi về thực tại. Tôi phải vào nhà để bàn chuyện ngày mai.

Tiếng cười nói làm tôi ngạc nhiên. Ông chủ nhà cùng ba anh tôi đang vui vẻ quây quần bên khay trà bốc khói. Thấy tôi vào, ông kéo ghế trịnh trọng mời ngồi. Tôi còn đang ngơ ngác trước thái độ thay đổi nhanh chóng thì một anh đã giải thích: “Ban đầu ông Tuyển tưởng anh em mình đi thăm nuôi tù. Bây giờ ở đây có tù hình sự (những thanh thiếu niên can tội cướp của giết người ). Tù chính trị chuyển đi từ lâu rồi. Một số về trại Hà Nam Ninh. Ða số vào Nam.”
Ông Tuyển đặt ly trà thơm phức trước mặt tôi: “Ðược biết cô từ trong Nam ra, về đây bốc mộ cho chồng, chúng tôi vô cùng cảm kích. Gia đình chúng tôi xin hết sức giúp đỡ cô và các ông anh đây.”

Vầng trán cao. Khuôn mặt chữ điền. Cách nói chuyện lưu loát cùng dáng điệu từ tốn, cử chỉ lịch sự, chứng tỏ ông Tuyển là một người có một số vốn kiến thức về học vấn cũng như về xã hội. Ông cho biết có một người anh là linh mục trong một ngôi nhà thờ vùng đất đỏ Long Khánh.
Ông Tuyển đã sắp xếp chỗ ngủ cho chúng tôi. Ðể khách được tự do, ông Tuyển dặn dò vợ con và đi vào thôn tìm người quen chuyên việc cải táng.
Gian phòng khách rộng, sơ sài nhưng ngăn nắp. Giường tre, bàn gỗ mộc mạc, thô kệch, được hình thành có lẽ do bàn tay của chủ nhà. Tượng Chúa và tượng Ðức Mẹ trên cao là một hình ảnh cảm động hiếm có trong những ngôi nhà tại miền Bắc. Theo như lời ông Tuyển, đời sống gia đình ông bắt đầu khá hơn kể từ khi hợp tác xã nhà nước tan vỡ. Lối làm ăn tập thể nhường lại cho lối khoán sản phẩm. Tuy nhiên, vẫn phải nộp đủ cho nhà nước , cả nhà xúm nhau cày cấy mới có gạo ăn.

Dưới nhà ngang, các con ông bà Tuyển đang đập lúa, giã gạo, sàng sẩy…Mọi người chăm chú làm việc, không tò mò để ý khách phương xa. Tôi mệt mỏi nằm thiếp đi trong chốc lát.
Khi tôi tỉnh dậy, trăng đã lên cao. Ông Tuyển vừa về tới. Tay cầm hai chai rượu và một bó hoa tươi. Ông cho biết đã tìm được một người rất thành thạo trong việc bốc mộ. Chai rượu này để rửa hài cốt. Tìm mua được rượu ở miền núi không phải là chuyện dễ dàng.
Bà Tuyển bưng mâm cơm từ nhà bếp lên. Chúng tôi trải chiếu ngoài hiên, ngồi ăn cơm dưới ánh trăng. Ðĩa thịt gà luộc thơm mùi lá chanh thái chỉ rắc lên trên. Tô canh rau “tập tàng”- đủ mọi loại rau hái ngoài vườn – mát ngọt. Tôi không ngờ anh em chúng tôi được đối xử như một thượng khách ở nơi đây. Thế mới biết ở một nơi tưởng chừng như không có, ta vẫn tìm thấy một tấm lòng.

Qua một đêm ngủ với nhiều mộng mị, sáng sớm hôm sau, tôi và các anh đến Bộ Chỉ Huy. Có quãng đường đi được bằng xe đạp. Có quãng đường đá lởm chởm phải dắt bộ. Chỉ huy trại là người mới. Không phải Thiếu Tá Nguyễn Huy Thùy tôi gặp lần trước. Hắn vồn vã thái quá, khiến tôi chỉ im lặng ngồi nghe. Hắn kể chuyện, có một người nước ngoài, cách đây không lâu, về đây bốc mộ bố. Cầm bình hài cốt lên xe, xe không nổ máy. Gọi xe ngựa đến kéo, con ngựa nhảy quớ lên không chịu chạy.
Nhìn hắn ba hoa, ngồi bỏ cả hai chân lên ghế, tôi hơi khó chịu. Nhất là cặp mắt hắn thỉnh thoảng lại nhìn vào mấy bao thuốc lá “555” anh tôi nhắc mua mang đến làm quà. “Ba con năm vừa nằm vừa ký”, cho nên bọn tôi mới được chấp thuận một cách dễ dàng.
Những chuyện hắn nói có thể xảy ra ở đâu, hắn nghe được. Hắn muốn nói đến đời sống tâm linh. Anh em tôi thì có rất ít thời gian. Cũng có thể sau một thời gian quá dài bị đè nén, những con người triệt để chống chủ nghĩa duy tâm ngày nay bắt đầu duy tâm hơn ai hết.

Xe Volga cọc cạch chở chúng tôi đi lên ngọn đồi, nơi an nghỉ của những quân nhân chế độ cũ. Ít ra từ ngày Việt Cộng muốn bang giao với Mỹ, đã có lúc họ bỏ được từ ngữ “ngụy quân ngụy quyền”. Nhưng tiếc tay những tên gọi này vẫn là vết hằn trong lòng người Việt.

Tôi ngồi đợi trong một căn nhà nhỏ dựng sơ sài bằng tre nứa. Nền đất lồi lõm. Trên vách nhỏ treo đủ thứ khẩu hiệu, kế hoạch công tác hàng tháng, tuần… Hình ảnh các lãnh tụ Cộng Sản thế giới và trong nước quá khổ so với bức vách, treo xộc xệch như sắp rơi. Ðây là nơi làm việc của toán công an canh gác.
Cách đây bốn năm, khi tôi đến nơi đây nhận mộ chồng, cảnh vật chung quanh gọn ghẽ hơn. Hàng ngày còn có bàn tay bạn tù săn sóc. Giờ đây cỏ cây, dây leo chằng chịt, không nhìn thấy lối đi. Hơn một giờ đồng hồ trôi qua, tên công an cầm bản đồ nghĩa trang và các anh tôi trở lại trụ sở với gương mặt thất vọng. Không tìm thấy mộ vì cỏ cây che lấp cả một vùng rộng lớn. Tim tôi như muốn ngừng lại. Chẳng lẽ lại về không?
Tôi xin mọi người hãy cho tôi đến tìm. Tôi thầm cầu nguyện cũng như ở Sài Gòn, mẹ tôi và các em tôi đã cầu nguyện cho chuyến đi của tôi được tốt đẹp.

Kỳ lạ thay! Tôi chỉ vạch lá chui vào đúng một quãng ngắn là tìm ra mộ. Tôi reo to lên. Các anh tôi đứng ngoài không tin. Ngôi mộ có hai bia đá. Tôi lầm thế nào được. Một tấm bia tôi mang từ Hà Nội lên. Một tấm bia nữa của anh em bạn tù đẽo gọt bằng tay. Nét chữ khắc vào đá mờ đi vì rêu phủ.

Trong khi người thợ cải táng chặt cây cối chung quanh, tôi thắp nhang lui cui cắm trên từng ngôi mộ. Ðêm mưa, cỏ ướt, ngửi thấy có hơi người, những con vắt nhảy ra, bám lấy chúng tôi. Máu chảy ròng ròng. Tôi muốn ngất người đi vì sợ. Cây cối quang dần. Dầu nóng tôi bôi đầy mặt, mũi, chân, tay, khiến những chú dế bé xíu cũng không dám nhảy ra đột kích nữa.
Một ít trái cây mua vội dọc đường, bó hoa ông Tuyển mua dùm, chúng tôi chỉ có những tấm lòng thành trước linh hồn người đã khuất. Người anh lớn nhất của tôi khấn thật lâu. Những cây nhang cháy rất nhanh, tàn cong vòng…khói nhang thơm toả ngát. Nhát cuốc đầu tiên bổ xuống đất, lòng tôi đau buốt. Tiếng cuốc, xẻng đều đều vang vọng giữa miền rừng núi hoang vu. Từng tảng đất bật lên, tâm hồn tôi như vỡ vụn. Cho tới lúc lưỡi cuốc đụng vào quan tài. Tôi hồi hộp. Các anh tôi nôn nóng.

Khi tôi ra đến Hà Nội, các bậc lão thành có trấn an:”Ðất miền núi khô ráo, xương cốt lâu ngày sẽ tan đi. Phải chuẩn bị tinh thần: có thể đứng trước một cái hòm chỉ có đầy cát bụi!”
Thế cho nên khi những nhát búa đầu tiên bổ xuống để nạy nắp quan tài, tôi cứ giật thót mình. Một cảm giác đớn đau như lần đầu tiên nghe thấy tiếng đóng đinh vào quan tài bố tôi lúc liệm quan…

Gỗ áo quan dầy và chắc. Khi chiếc nắp bật lên, tôi lạnh người: chiếc chăn len màu đỏ! Suốt đêm qua, người anh lớn của tôi cứ chợp mắt là nằm mơ thấy xác chồng tôi quấn bằng mảnh vải màu đỏ. Gương mặt các anh tôi xúc động. Bóc lượt chăn len ra là quần áo. Hết lớp áo này đến lớp quần khác. Bàn bè đã dồn tất cả cho người chết mang đi. Nước mắt tôi ràn rụa. Màu xanh lá cây đậm của chiếc áo len mẹ tôi mua tặng, gửi trong năm ký lô quà đầu tiên ra Bắc. Chiếc sơ-mi trắng ngà có từng sợi chỉ xanh xanh, hồng nhạt, mang về Sài Gòn sau chuyến du học tại Mỹ năm 1971. Chai dầu gió, đôi giày ba ta…tất cả tôi đã tự tay xếp vào ba lô trước ngày anh đi trình diện “học tập cải tạo”.

Không còn lầm được. Không còn ảo tưởng:”Ðã trốn trại, còn đang ẩn trốn tại một nơi nào.” Tôi mất anh thật rồi! Thế là hết. Tôi khóc nức lên. Trời như nổi gió. Cỏ cây chao đảo. Ðồi núi quay cuồng. Quanh tôi cảnh vật mờ đi…

Lâu lắm, khi tôi tỉnh dậy, đống tro tàn của áo quần vừa đốt còn âm ỉ cháy. Trong một cái sanh to bằng gang dùng thổi cơm cho trại tù đã gẫy tay cầm, các anh tôi đã đổ bột nhang thơm với rượu trắng để ngâm xương cốt. Người thợ cải táng cùng các anh tôi quấn giấy bao từng lóng xương, đặt từng mảnh vào trong nhiều túi ni-lông …
Không gian mênh mông yên lặng. Tôi lặng lẽ theo các anh tôi bước nhanh cho kịp chuyến đò cuối cùng…

(Chuyến bốc mộ vào năm 1985)
Trích tập truyện Lối Cũ Chẳng Sao Quên (The Trail I Never Forget)
Bích Huyền

*Tranh : Lê Thúy Vinh Vinh Thuy Le
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng



__._,_.___

Posted by: Bich Huyen