Việt Nam Nhân Chứng
Hồi Ký của Trung tướng VNCH Trần Văn Đôn
Phó Thủ Tướng kiêm Thanh Tra Các Kế Hoạch Quốc
Gia 1974-1975
Chương : Những Năm Chót Của Nguyễn Văn Thiệu
Từ trang 435 => 444
Xuất bản tại Hoa Kỳ 1989
Kể từ sau khi ký Hiệp
Định Paris, suốt hai năm 1973-1974 chính phủ gặp nhiều khó khăn từ quốc ngoại
cho đến quốc nội, tình thế càng ngày càng bi đát. Việt Cộng mở cuộc đánh lớn
chiếm tỉnh Phước Long chỉ cách Sài Gòn 150 cây số để thử xem Mỹ có yểm trợ quân
đội Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm hay không.
Sau khi chiếm xong Phước
Long, Việt Cộng biết rõ ràng là Mỹ hoàn toàn bỏ rơi Miền Nam Việt Nam. Quốc tế
cũng im lặng không nước nào lên tiếng phản đối việc Bắc Việt vi phạm Hiệp Định
Paris.
Việt Nam Cộng Hòa mất
hẳn tỉnh Phước Long vào cuối năm 1974.
Tháng 03 năm 1975, ông
Thiệu phái tôi đi viếng thăm các nước phi liên kết ở Phi Châu. Sẳn dịp nầy tôi
cũng muốn tìm phương thức thi hành thuyết Dân Tộc Tự Tồn mà chúng tôi
đề ra năm 1969.
Tôi đến Zaire ngày 12
tháng 03 năm 1975 để nhờ Tổng Thống Mobutu vận động với các quốc gia Phi Châu
ủng hộ mình có một giải pháp chính trị sau khi giải thích tình hình cho họ rõ.
Ngày 23 tháng 03 năm
1975, khi Việt Nam Cộng Hòa đã mất Ban Mê Thuột rồi, ông Thiệu điện thoại qua
bảo tôi hủy bỏ chương trình đi Pháp và Mỹ. Tôi ghé lại Paris để lấy vé máy bay
về nước. Tại đây trong lúc chờ chuyến máy bay, tôi có gián tiếp liên lạc với
Thủ Tướng Pháp Chirac.
Ông Chirac nhắn với tôi
:
- Miền Nam hết rồi ! Phải lo di tản những người nào
không thể sống dưới chế độ cộng sản. Ba siêu cường quốc đã đồng tâm cho Hà Nội
thống nhứt Việt Nam, đó
là Mỹ, Nga và Trung Cộng. Chính phủ Pháp sẳn sàng làm
trung gian giữa Sài Gòn và Hà Nội để hai bên gặp nhau, chuyển giao cho Hà Nội
một cách ôn hòa. Tôi biết ông có mặt tại Paris nhưng không có nhiệm vụ liên lạc
với chính quyền Pháp về vấn đề nầy. Nếu ông trở lại với nhiệm vụ chính thức, chúng
tôi sẽ tiếp. Chúng tôi cần một người chính thức đại diện Sài Gòn để chúng tôi
làm trung gian giữa Sài Gòn và Hà Nội. Chúng tôi chờ đợi một tuần lễ. Lúc nào
Pháp cũng sẳn sàng, nhưng phải có lời yêu cầu của Sài Gòn, chứ Pháp không tự ý
đưa ra.
Nghe tin đó tôi vội bay qua Anh rồi lấy vé máy bay British
Airway bay về Sài Gòn qua ngã Hong Kong. Tôi nhờ Tòa Tổng Lãnh Sự Việt Nam ở
Hong Kong cho tôi điện đàm gấp với Tổng Thống Thiệu những điều quan trọng.
Ngày 03 tháng 04 năm 1975, ở Hong Kong tôi gặp Tổng Lãnh
sự Mỹ, Đại sứ Robert nên hiểu phần nào về tình hình và kế hoạch cũa Mỹ. Cấp bực
ông là Đại Sứ nhưng chức vụ là Tổng Lãnh Sự vì tất cả đại diện cho các quốc gia
ở Hong Kong đều là Tổng Lãnh Sự hoặc Lãnh Sự chứ không có Đại Sứ. Ông ta cho
biết tình hình tại Miền Nam khá trầm trọng.
Tôi về đến Sài Gòn lúc 12 giờ 30 ngày 05 tháng 04 năm
1975, nhân viên văn phòng tôi đón tại phi trường Tân Sơn Nhứt cho biết ông
Thiệu nhận được công điện, yêu cầu tôi đến gặp ông gấp, nên tôi đi thẳng đến
dinh Độc Lập. Đến nơi tôi thấy Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, Thủ Tướng Trần
Thiện Khiêm, Phó Thủ Tướng Phan Quang Đán, Phó Thủ Tướng Nguyễn Văn Hảo và Thủ
Tướng chỉ định Nguyễn Bá Cẩn. Họ vừa họp xong nên mời tôi qua phòng bên dùng
cơm trưa luôn.
Tôi khuyên Tổng Thống Thiệu nắm vững tình hình quân
sự, hành động cứng rắn, phải độc tài, cương quyết trừng phạt những người không
tuân lệnh, nếu cần giết năm ba người để cứu hàng vạn hàng triệu người !
Mọi người nghĩ rằng tôi đi xa mới về không rõ tình thế
trong nước nên mới nói cứng như vậy, nhưng không ai phê bình hay phản đối gì
hết, chỉ có ông Phan Quang Đán đặt câu hỏi :
- Anh đề nghị cứng rắn như vậy, anh dám xử tại chổ
những người phạm kỷ luật không ?
- Dám ! Tôi trả lời.
Sau bữa ăn trưa tôi xin gặp riêng để trình bày với ông
Thiệu về những lời của Thủ Tướng Pháp Chirac :
- Tôi không đủ phương tiện xác nhận lời Thủ Tướng Pháp
nói có đúng không. Tổng Thống có phương tiện thì tìm hiểu lại. Nếu đúng thì ta
xét xem nên phải làm gì.
Ông Thiệu nói :
-Xin Trung Tướng giữ bí mật những gì mà Trung Tướng
vừa nói, sợ dân chúng nghe được sẽ mất tinh thần. Tôi sẽ xác nhận lại cho rõ.
Nhưng tôi không tin Mỹ bỏ mình, năm 1973 thì đúng nhưng bây giờ thì không thể
được !
Lúc này khoảng 3 giờ trưa ngày 05 tháng 04 năm 1975.
Hôm sau tôi được biết chuyện Việt Cộng tấn công Ban Mê Thuột trong thời gian
tôi công du.
Thật ra những ngày trước đó Bộ Tham Mưu Quân Đoàn II
đã cảnh giác, vì đã mất Phước Long. Phối kiểm nhiều nguồn tin, Bộ Tham Mưu Quân
Đoàn II nghĩ thế nào cộng sản cũng tấn công Cao Nguyên, vì Cao Nguyên bao bọc
bởi núi rừng dễ bề cho Việt Cộng chuyển quân, tiếp tế. Chiếm được Cao Nguyên
xong, Việt Cộng dùng đó làm bàn đạp lan xuống đồng bằng.
Điện đài ở đó báo động Pleiku, nhưng Tham Mưu Trưởng
là Đại Tá Lê Khắc Lý nghĩ rằng Việt Cộng nghi binh để mình lầm, Việt Cộng sẽ giương
đông kích tây mà đánh Ban Mê Thuột. Tướng Phú có nguồn tin riêng nên không tin
Bộ Tham Mưu mà nghĩ rằng Việt Cộng sẽ đánh Pleiku nên cho phòng bị Pleiku.
Trong khi đó thì Việt Cộng chuẩn bị đột nhập Ban Mê Thuột
và đánh vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Ban Mê Thuột với hai xe tăng dẫn đầu, Không
quân đến ném bom xe tăng nhưng trái bom lại rớt ngay trên nóc Trung Tâm Hành
Quân cho nên Việt Cộng chiếm Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Ban Mê Thuột dễ dàng.
Sư Đoàn 23 do Tướng Lê Trung Tường điều khiển chia một
Trung đoàn từ Pleiku xuống để tái chiếm Ban Mê Thuột nhưng đến nơi thì nhiều cơ
quan đã bị mất. Tướng Tường đáng lẽ ra lịnh tiến chiếm lại các cơ quan quân sự
nhưng lại ra lịnh tiến về phía gần chợ Ban Mê Thuột để bảo vệ bãi đáp trực
thăng cho gia đình ông Tường di tản.
Tướng lãnh, sĩ quan lo cho gia đình chạy thoát thì binh
sĩ nào còn tinh thần mà chiến đấu. Vì vậy quân ngũ rã rời, tinh thần xuống dốc
và Việt Cộng nắm trọn Ban Mê Thuột.
Thật ra họ đánh thử, nhưng thấy chiếm Phước Long mà Mỹ
không phản đối, lấy Ban Mê Thuột dễ dàng nên Hà Nội ra lịnh tấn công them những
nơi khác.
Khi Việt Cộng vừa chiếm Ban Mê Thuột thì ông Thiệu rút
Sư Đoàn Nhảy Dù từ Đà Nẵng về Sài Gòn để bảo vệ Thủ Đô.
Ngày 12 tháng 03 năm 1975, Tướng Ngô Quang Trưởng ra
Huế họp Hội Đồng Thành Phố, tuyên bố cương quyết giữ Huế vì có tin đồn bỏ Huế.
Ngày 13 tháng 03 năm 1975, Tướng Trưởng vào Sài Gòn gặp
Tổng Thống Thiệu. Trong phiên họp tại Phòng Hành Quân ở dinh Độc Lập, có sự
hiện diện của Đại Tướng Trần Thiện Thanh Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng,
Đại Tướng Cao Văn Viên Tổng Tham Mưu Trưởng và Trung Tướng Đặng Văn Quang Phụ
Tá Quân Sự của Tổng Thống. Ông Thiệu lấy cây viết gạch trên bản đồ Việt Nam xóa
vùng Cao Nguyên và vùng Miền Trung và vẽ một đường từ Ban Mê Thuột đến Nha
Trang nói rằng chúng mình sẽ còn giữ phần đất dưới đường nầy. Còn từ Đèo Cả trở
ra Quảng Trị là phần đất dành cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Ông Thiệu nói
với Ông Trưởng :
- Đây là chỉ thị của tôi, phải thi hành nhưng đừng có
nói lại cho ai !
Xong hội nghị, Trung Tướng Trưởng theo Đại Tướng Cao
Văn Viên về văn phòng để trình bày thêm về vấn đề vừa rồi. Tai đây ông Trưởng
nói :
- Tôi không thể thi hành lệnh vừa rồi của Tổng Thống
vì tôi đã hứa với đồng bào Huế tôi sẽ giữ Huế . Tôi xin Đại Tướng chỉ
định một tướng khác để làm việc đó.
Đại Tướng Viên nói việc đó ngoài cái thẩm quyền của
ông ta và đề nghị ông Trưởng nên trình lại cho Tổng Thống vào ngày sau là 14
tháng 03 năm 1975, tại hội nghị Cam Ranh.
Trung Tướng Trưởng điện thoại cho Đại Tá Cầm, Chánh
Văn Phòng Tổng Thống xin được đến Cam Ranh sáng hôm sau để gặp Tổng Thống rồi ông
trở ra Đà Nẵng chờ trả lời của ông Thiệu. Trước khi từ giã Đại Tướng Cao Văn
Viên ông Trưởng nói :
- Nếu được, xin Đại Tướng trình lên Tổng Thống rằng tôi
không thể thi hành vì tôi coi như ruột thịt với đồng bào xứ Huế sau tám năm
sống với họ. Tôi không thể bỏ người Huế, nhất là gia đình quân nhân.
Ông Trưởng trở ra Huế chờ đợi điện thoại của Đại Tá
Cầm nhưng không có nên không thể vào Cam Ranh gặp ông Thiệu.
Ngày 15 tháng 03 năm 1975, Trung Tướng Trưởng vô Sài
Gòn gặp lại Tổng Thống và xin từ chức hoặc xin giữ Huế vì có đủ phương tiện giữ
Huế.
Ông Thiệu trả lời :
-Thôi thì giữ Huế !
Trung Tướng Trưởng qua gặp Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm,
Tổng Trưởng Quốc Phòng và cho biết quyết định chót của Tổng Thống về Huế và sẵn
hỏi :
- Phải chăng có lệnh rút Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến
ra khỏi Miền Trung ?
Đại Tướng Khiêm nói :
- Thằng Trưởng Phòng 3 Tổng Tham Mưu leak rồi ! Đúng !
Chiều đó Trung Tướng Trưởng trở ra Đà Nẵng để trình bày
cho Bộ Tham Mưu dầu có lệnh của Tổng Thống đừng có nói cho ai !
Nhưng tại Đà Nẵng chiều tối có một phái viên đặt biệt
của Đại Tướng Cao Văn Viên trao cho Trung Tướng Trưởng một văn thư khẩn đại ý
thừa lệnh Tổng Thống bỏ Huế.
Trung Tướng Trưởng điên đầu vì trong một ngày tại Sài
Gòn Tổng Thống đồng ý giữ Huế, tại Đà Nẵng thì có văn thư ra lệnh phải bỏ Huế !
Ông Trưởng điện thoại vô Sài Gòn để hỏi lại chỉ thị đó
là của Tổng Thống hay của Đại Tướng Thủ Tướng nhưng chỉ gặp Thủ Tướng, ông xin
Đại Tướng Khiêm ra Đà Nẵng để giải quyết vụ này vì tin bỏ Cao Nguyên làm cho
dân Miền Trung rất hoang mang lo sợ.
Ngày 16 tháng 03 năm 1975, Đài BBC loan tin quân đội
Việt Nam Cộng Hòa bỏ Cao Nguyên.
Ngày 18 tháng 03 năm 1975, Thủ Tướng và phái đoàn chính
phủ ra Đà Nẵng, sau khi họp cho phép gia đình công chức được tản cư vào Nam.
Chỉ thị nầy được lan ra ngoài làm cho tất cả dân Miền Trung hoảng hốt.
Chiều ngày đó ông Thiệu điện thoại cho Trung Tướng Ngô
Quang Trưởng :
-Tôi đã suy nghĩ kỹ, Cụ Hương là người không rành về
quân sự mà cũng nói nếu chúng ta quyết giữ Huế thì phải hy sinh 30.000 quân.
Thôi bỏ Huế, đừng có đánh !
Tướng Trưởng gạt nước mắt.
( Sau nầy gặp lại bên Mỹ, Đại Tá Lê Huy Lợi Tham Mưu
Trưởng Sư Đoàn 1 Bộ Binh tại Huế cho tôi biết, gạo và đạn dược còn có thể dung
cho quân đội trong sáu tháng kháng cự tại Huế )
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng chưa ra lệnh rút lui nhưng
Trung Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Tiền Phương phụ trách phía Bắc đèo Hải Vân đã
di tản rồi.
Quân đội bỏ Huế. Thủy Quân Lục Chiến rút lui. Quân nhân
và dân chúng ở Huế và Đà Nẵng rút chạy luôn tạo ra cảnh hỗn loạn ở hải
cảng. Tàu không đủ chuyên chở, dân chúng và một số gia đình binh sĩ sử dụng xe
nhà, xe đò, công xa chạy túa vào phía Nam. Vào đến Qui Nhơn có them một số dân
cũng lo thu xếp lên đường. Vào Tuy Hòa gặp đoàn quân xa chở gia đình binh sĩ, cứ
mỗi tỉnh
nhập thêm một số xe cùng nhau chạy về hướng Sài Gòn …Đến
Phan Thiết thì bị cắt đường vì trận đánh nhau giữa Việt Cộng và quân Việt Nam
Cộng Hòa tại Long Khánh, Xuân Lộc. Trận đánh ác liệt nầy kéo dài nhiều
ngày, thành ra một số xuống biển tìm tàu đánh cá bắt chở vào Vũng Tàu, một số mở
đường máu chạy về Sài Gòn.
*
* *
Ngày 14 tháng 03 năm 1975, ông Thiệu họp với Tư Lệnh
Quân Đoàn II Phạm Văn Phú, Thủ Tướng Trần Thiện khiêm, Tổng Tham Mưu Trưởng Cao
Văn Viên, Tướng Đặng Văn Quang cùng các sĩ quan tùy viên tại Nhà Trắng ở Cam
Ranh. Có lời đồn rằng ông Thiệu ra lịnh rút quân khỏi Cao Nguyên, nhưng tôi
phối kiểm lại thì trong phiên họp nầy ông Thiệu ra lệnh cho Tướng Phạm Văn Phú
phải lấy lại Ban Mê Thuột. Tướng Phú xin thêm quân thì ông Viên nói :
- Tôi hết quân trừ bị để cấp cho anh. Tôi chỉ có
phương tiện để yểm trợ hành quân mà thôi.
- Vậy thì lấy quân ở đâu ?
Họ bàn nhau chỉnh đốn lại quân ngũ của Quân Đoàn II,
lập một đoàn quân đặc nhiệm chiếm lại Ban Mê Thuột.
Vô chi tiết ông Thiệu hỏi Tướng Phú :
- Anh sẽ đi đường nào để đánh lấy lại Ban Mê Thuột ?
Ông Phú nói :
- Đường 14 đi thẳng từ Pleiku lên Ban Mê Thuột chắc
chắn sẽ bị phục kíchg 19 từ Pleiku đi Qui Nhơn cũng không được. Chỉ còn đường
số 7 từ Củng Sơn đi Tuy Hòa và Nha Trang rồi đánh lên Ban Mê Thuột, nhưng đường
số 7 là đường xấu ít khi sử dụng nên cần có phương tiện phá mìn và vượt sông.
Tướng Viên chấp thuận :
-Tôi sẽ cấp công binh vượt song, có máy bay yểm trợ để
di chuyển quân, ngoài ra không còn gì hết.
Tướng Phú xin thăng cấp cho Đại Tá Hoàng Văn Tất lên Chuẩn
Tướng để chỉ huy đoàn quân đó. Ông Thiệu xqua hỏi ý kiến ông Viên, ông Viên
đồng ý :
- Được, không có gì trở ngại.
Ông Thiệu nói :
- Cho mang một sao để đủ uy tín chỉ huy đoàn quân.
Sau đó Tướng Phú bay về Pleiku, họp lại các sĩ quan
tham mưu gồm có các Đại Tá Lý, Tất, Sang, Tường, Cẩm và cho biết :
- Tổng Thống Thiệu ra lịnh rút khỏi Pleiku, đem tất cả
lực lượng về Nha Trang để từ đó đánh lên Ban Mê Thuột.
Tướng Phú ra lịnh cho Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng
Quân Đoàn II nội trong ba ngày phả chuyển mọi cơ cấu về Nha Trang để Tướng Phú theo
dõi chỉ huy tái chiếm Ban Mê Thuột. Bộ chỉ huy nhẹ đi trước, bộ tham mưu đi
sau. Tất cả mọi cơ cấu của Quân Đoàn rất qui mô không thể nào thu xếp trong ba
ngày mà rút hết được. Việc làm gấp rút hối hả nầy làm náo động dân chúng Pleiku
vì vợ con quân nhân vội vàng rút theo chồng thì dân chúng cũng thu xếp ít vật dụng
của cài để chạy theo đoàn quân di tản.
Số quân xa chỉ đủ cho binh sĩ nhưng gia đình binh sĩ
đi theo quá đông nên nhiều người phải đeo bên hông xe hay ngồi trên mui. Phần
đường xấu, phần đói khát, mệt mỏi, ngủ gục, nhiều người rớt xuống dọc đường bị
xe chạy qua cán chết. Trên đường từ Pleiku rút về Nha Trang cũng bị Việt Cộng
phục kích. Thật ra các cuộc phục kích nầy không qui mô, nhưng vì binh sĩ mất tinh
thần, phần thì gia đình bận bịu nên bỏ chạy nhiều hơn là chiến đấu.
Đến Tuy Hòa thì đoàn quân đã tan rã nhiều, vào đến Nha
Trang chẳng còn quân ngũ nữa !
Trong khi đó thì các tỉnh khác Miền Cao Nguyên cũng lục
đục bỏ chạy, cả hành chánh, quân đội, dân chúng đều lo việc di tản. Tới việc
mất Quảng Trị, Huế, nhất là các sĩ quan, viên chức hành chánh lo cho vợ con
xuống tàu, lên máy bay v.v… vận dụng mọi phương tiện để chạy về Sài Gòn nên dân
chúng cũng chạy theo luôn. Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang là nơi có bến tàu, có
thể dung đường thủy nên lại càng hổn độn.
Trong khi đó thì Hà Nội dốc toàn lực đem tất cả binh lính
và xe tăng tiến vào Nam. Tình thần binh sĩ đã xuống dốc, một số Tướng Tá đưa vợ
con bay về Sài Gòn rồi ở lại không trở ra chỉ huy nên đoàn xe tăng và bộ đội
Bắc Việt mới vào ranh giới tỉnh thì đa số cấp chỉ huy và binh lính tháo chạy
trước !
Tối 26 tháng 03 năm 1975, Tướng Ngô Quang Trưởng, Tướng
Bùi Thế Lân, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại và một số sĩ quan còn nằm ở Sơn Trà
trong khi quân Bắc Việt đã chiếm Đà Nẵng. Ông Tướng nào cũng giao sĩ quan tùy
viên mang máy mật mã để gọi máy.
Sĩ quan tùy viên của ông Hồ Văn Kỳ Thoại hôm ấy đau
được phép đi trước nên ông Thoại muốn ở lại chờ Tướng Bùi Thế Lân đi chung, hai
ông Tướng nầy đi bộ qua rừng núi đang tìm tàu của Hồ Văn Kỳ Tường ( em ruột của
Hồ Văn Kỳ Thoại ) đang đậu ngoài khơi. ( Lúc ấy Hồ Văn Kỳ Tường là chỉ huy
trưởng Hải Khu Đà Nẵng. ) Qua khỏi núi tránh tầm pháo kích của Việt Cộng
rồi các ông ấy định gọi tàu thì sực nhớ ra là không có mật mã vì sĩ quan tùy
viên đi rồi nên không lien lạc được với tàu hải quân dù là thấy tàu trước mắt.
May mắn là một lúc sau có ca nô của Hồ Văn Kỳ Tường cho vào chạy dọc bờ tìm nên
ghé vào vớt hai ông Tướng ra tàu.
Mãi về sau Trung Tướng Ngô Quang Trưởng vẫn còn buồn.
Ông cho biết Quân Đoàn I có 200.000 quân ưu tú nhất
của quân đội, gạo, vũ khí, đạn dược có thể giữ được sáu tháng vậy mà ông được
lệnh bỏ Huế.
Bà Ngô Quang Trưởng cho tôi biết, trong trận Tết Mậu
Thân 1968, ông Trưởng đang ở Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn I tại Mang Cá trong Thành
Nội, bà Trưởng đang ở nhà số 14 đường Lê Thánh Tôn, bên này cầu Trường Tiền.
Khi tôi và Nguyễn Cao Kỳ ra gặp bà Trưởng ở Phú Bài, tôi hỏi :
- Trong khi Tướng Trưởng ở Mang Cá thì chị làm gì ?
- Tôi chạy theo đồng bào ra Phú Bài.
Ông Trưởng không phân tâm để nghĩ đến vợ con, chỉ lo
điều quân chiến đấu, ông còn ra ra lệnh Pháo Binh Sư Đoàn bắn xung quanh nhà
ông khi tin Việt Cộng đang bao vây nhà để tìm bắt ông và gia đình.
Trung tướng Ngô Quang Trưởng là Tướng trong sạch, không
tham nhũng nên người Mỹ rất quý, dân rất phục. Cũng vì vậy mà các ông Thiệu,
Khiêm, Viên, Quang không ưa.
Có lần tôi nói với ông Trưởng :
- Anh liêm khiết nhưng coi chừng người ta đưa tiền qua
tay vợ anh.
Ông Trưởng nói :
- Không ! Không ! Tôi đã nói với vợ tôi
rồi. Tôi cấm !
Năm 1972 khi Việt Cộng chiếm Quảng Trị, tôi vừa từ ngoại
quốc về nghe tin vội bay ngay ra Huế. Một số người hỏi tôi có nên tản cư không,
tôi trả lời :
- Không có gì phải đi ! Có ông Tướng chỉ huy
giỏi là ông Ngô Quang Trưởng mới về đây !
Tuy mất Huế và Đà Nẵng vào cuối tháng 03 năm 1975 nhưng
dân chúng biết là không phải ông Trưởng tự ý bỏ chạy, nên dư luận trong nước,
trong giới Mỹ, cũng như đồng bào di tản ra ngoại quốc không ai trách ông.
Trần Văn Đôn
If some one wishes expert view about blogging afterward i suggest him/her
ReplyDeleteto pay a quick visit this webpage, Keep up the nice work.
Good day! Would you mind if I share your blog with my myspace group?
ReplyDeleteThere's a lot of people that I think would really enjoy
your content. Please let me know. Thanks
I know this web site offers quality dependent articles or reviews and additional information, is there any other web page which offers
ReplyDeletesuch information in quality?
I always emailed this website post page to all my associates,
ReplyDeleteas if like to read it after that my friends will too.
The nation possesses wonderful historic heritage, excellent
ReplyDeletesurroundings, splendid folklore, and traditional industries like fishing, along with its pure beauty.
We rent Allion and Premio (Brand:-2002 to 2007) as like the
identical rate of Axio. But Allion (Brand:-2013 to 2016) physique rent 4000/ taka
and all of the gasoline cost similar. Home heating fuel -
More individuals are taking a take a look at Biodiesel as an alternative for heating their residence.
Fuel cost, toll and parking payment also will likely be paid by you.
Whenever you go away the automotive out of country of rental, this is named - international a method payment - at all
times included already in the web worth you see
on our site. Please word certain suppliers may additionally cost you for crossing border, it is known as
cross border payment. In addition, some suppliers might allow to journey abroad with rented car solely
with smaller automotive teams, more expensive autos won't
be permitted.If you are not sure, contact us and we will check
for you. If use extra after 10 hours so it's possible
you'll paid 500/ taka per hour. Some companies may be doing a promotional campaign to spice up patronage.
Why are people doing this, when they can go for a model
new luxurious automobile from the closest dealership?
Do you mind if I quote a few of your articles as long
ReplyDeleteas I provide credit and sources back to your website?
My blog is in the very same area of interest as yours and my users would definitely
benefit from a lot of the information you provide here. Please let me know
if this ok with you. Appreciate it!
Do you mind if I quote a few of your posts as long as I provide credit and sources back to your webpage?
ReplyDeleteMy website is in the exact same niche as yours and my users would really
benefit from some of the information you provide here.
Please let me know if this alright with you. Many thanks!
Also visit my webpage :: tin tuc the thao
hello!,I like your writing very much! proportion we keep up a
ReplyDeletecorrespondence more about your article on AOL?
I require an expert on this house to unravel my problem. Maybe that's you!
Having a look ahead to see you.
my blog :: tin bong da nam viet nam
Hey I know this is off topic but I was wondering if you knew of any
ReplyDeletewidgets I could add to my blog that automatically tweet
my newest twitter updates. I've been looking for
a plug-in like this for quite some time and was hoping maybe you would
have some experience with something like this. Please let me know
if you run into anything. I truly enjoy reading your
blog and I look forward to your new updates.
Take a look at my web site :: tin the thao doi tuyen viet nam
certainly like your web-site however you need
ReplyDeleteto test the spelling on several of your posts. Several of them are rife with spelling
issues and I in finding it very bothersome to inform the reality on the other hand I
will definitely come back again.
Also visit my blog post ... tin bong da luu tru
Nice post. I used to be checking continuously this weblog and I'm inspired!
ReplyDeleteExtremely useful info specifically the ultimate section :
) I deal with such info much. I used to be seeking this particular information for a very lengthy time.
Thanks and good luck.
My blog :: tin bong da thai lan moi nhat