Một
bài Điểm Sách của Nguyễn Tường Lâm có giá trị cho người đọc “Quê Nam Một Cõi”
của Hồ Trường An.
----- Forwarded Message -----
ĐIỂM
SÁCH
"QUÊ
NAM MỘT CÕI"
Nguyễn
Tường Lâm
Hình
như Hồ Trường An, đằng sau tâm hồn chân chính của một nhà chuyên viết bút khảo
là tất cả những giao tiếp, những biểu tượng hiển thị có tính lệch lạc, không
trong sáng trên quan điểm nhận định về tác phẩm hay tác giả.
Nó lẩn khuất đâu
đó một cảm tính cục bộ, chủ quan sau những việc tâng bốc các tác giả thuộc thế
hệ đi sau, và cố nâng thế hệ cầm bút này trong quỹ đạo của ông lên ngang
hàng với lớp nhà văn thành danh đi trước, bằng phương thức so sánh và chỉ trích
các nhà văn đã thành danh, rằng họ không có chút nghệ thuật miêu tả nào trong
tác phẩm của họ.
Đọc
qua rất nhiều sách bút khảo của nhà văn Hồ Trường An, khởi đầu từ cuốn “Giai
Thoại Hồng” xuất bản năm 1989 đến “Giai Thoại Văn Chương” xuất bản năm 2006.
Người đọc cho rằng nhà văn Hồ Trường An còn có tính trung thực của một nhà nhận
định về thơ- văn, bởi tâm hồn của ông vẫn chưa đục có lẽ vì ít khi có
những cuộc giao tiếp bằng những ngôn từ kích động và tâng bốc bên tai,
nên sự lệch lạc đã ít thấy xảy ra.
Tuy nhiên kể từ quyển “Quê Nam Một Cõi” ra
đời vào năm 2007, người ta thấy tính trung thực ở ông không còn nữa, mà
nó đã biến tính. Sự biến tính một cách lạ lùng và đã tạo cho những người trong
giới làm văn học nghi hoặc về giá trị chính xác những bài bút khảo của ông!
Trong
quyển “Quê Nam Một Cõi” ông viết nhận định về 13 tác giả trong số này có những
tác giả hiện nay không còn trên trần thế như: Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Sơn Nam,
Xuân Vũ… còn lại là các tác giả thuộc thế hệ sinh vào những thập niên 30 đến
50, hiện đang sống nơi hải ngoại như Phương Triều, Tiểu Thu, Hoàng Xuyên Anh,
Dư Thị Diễm Buồn, Ngọc An, và Vũ Nam…
Trong
số những tác giả còn sống trên cõi trần và còn đang ngụp lặn trong thơ-văn như
Hoàng Xuyên Anh, Dư Thị Diễm Buồn, Ngọc An và Vũ Nam… mà Hồ Trường An khi nhận
định về văn thơ của họ, ông lại đưa họ ngang hàng với những nhà văn, nhà thơ
lớn của Pháp và Hoa Kỳ, hoặc những cây cổ thu trong làng văn học Việt Nam, như
Sơn Nam, Hồ Biểu Chánh…
Đó là một điều nghịch lý. Có lẽ hơn ai hết Hồ
Trường An khi viết sẽ thấy điều mâu thuẩn này: một sự tỉ sánh đáng lẽ không thể
xảy ra đối với một nhà viết bút khảo tên tuổi như ông.
Cái
nghịch lý đầu tiên nằm ở chỗ: một câu chuyện tưởng rằng ai ai cũng biết, chỉ có
Hồ Trường An là không biết. Khi có người đưa cho thi sĩ Hoàng Xuyên Anh một bản
in về niêm, luật của thơ Đường khi nghiên cứu và so sánh các niêm luật trong
bản với các bài thơ Đường mà HXA đã sáng tác, nhà thơ bèn thốt lên
rằng: “trời ơi niêm luật của thơ Đường như đám rừng , tôi không thể nào biết
được, và nếu như vậy là những bài thơ của tôi làm trước đây đã hỏng hết rồi”.
Thi sĩ Hoàng Xuyên Anh đã thú nhận như thế mà Nhà văn Hồ Trường An
dám nhận định về việc sáng tác thơ Đường của Hoàng Xuyên Anh như sau: “Ở
cái thế hệ của Hoàng Xuyên Anh,
thử hỏi có mấy ai làm thơ Đường Luật vững vàng niêm luật như Hoàng Xuyên Anh?”
(tr 313). Và Hồ Trường An cũng chưa dừng lại với cái nhìn
có vẻ chủ quan của mình, về khả năng thi phú của Thi sĩ Hoàng Xuyên Anh, ông
lại tiếp tục đưa người thi sĩ này như là một vị thánh nữ trong thánh điện của cõi
thơ nguy nga.
Hồ Trường An viết: “Trên bước đường hành hương đưa về thế giới
thi ca, chị đi chậm rãi, ai hô hào cổ võ cái đổi mới, cái trào lưu tiếp diễn
không ngừng của thi ca thì mặc ai.
Chị có cõi thơ nguy
nga và tráng lệ riêng, như một tòa thánh điện được kiến trúc đồ sộ dành cho một
vị thánh nữ giữ ngôi vị chưởng môn coi sóc”.
Khi đọc qua phần nhận định của Hồ Trường An, một nhà thơ lão thành chuyên viết
thể thơ Đường Luật trong 50 mươi năm qua hiện ngụ tại San Jose nói:
“nhà văn Hồ Trường An viết về HXA như thế này, thật quá cảm tính chứ
không có chút nào trên quan điểm phê bình trung thực , và từ quyển bút khảo
(Quê Nam Một Cõi) có lẽ không còn ai tin được vào khả năng nhận định của ông là
chính xác nữa. Ngòi bút của ông sẽ bị cùn, bởi nhiều cảm tính phát sinh gần
đây.”
Đối với nhà thơ Ngọc An, ông đã không hết lời
ca tụng toàn thể thơ của nhà thơ này “ là một thế giới trử tình” và ông
nói thêm: “Dường như chị sinh ra để làm loại thơ này”…
Hồ Trường An đã đi quá xa trong thế giới cảm tính và tâng bốc về khía
cạnh văn thơ, ông đóng vai của một thầy cúng trong những bộ lạc
thiểu số trên miền cao nguyên Việt Nam, tòan quyền quyết định và ban phát cho
bất cứ ai, trong điều kiện lạc hậu. Đôi khi ông trở thành một nhà tướng
số nhìn ảnh người thôi mà thấy được tâm hồn bên trong của người khác.
“Tôi chưa hề diện kiến Ngọc An, chỉ được ngắm chân dung chị qua nhiều tấm ảnh,
đặc biệt là hai tấm ảnh in trên bìa trước và bìa sau quyển “Từ Miền Biển
Sóng”.
Ở tấm ảnh in bìa trước, chị có mái tóc cắt ngắn chảy bảy ba như
mái tóc nữ thần điện ảnh Greta Garbo vào thập niên 30 của thế kỷ 20. Chị mặc áo
ngắn tay và chiếc maxi jupe màu đen đứng bên ghềnh đá ven biển gợn sóng màu
xanh thẳm. Nét mặt chị buồn bã đăm chiêu. Ở tấm ảnh in trên bìa sau, chị có mái
tóc rối rắm một cách nghệ thuật. Chị mặc áo hở cổ màu đen hình tròn màu lam
ngọc, khóac bên ngòai chiếc áo veste màu đỏ của hoa phượng vỹ, hoa vông đồng.
Cặp môi chị tô son màu hồng rực rỡ. Miệng chị vẫn khép kín nụ cười. Dưới đôi
chân mày cong như viền trăng mỏng, cặp mắt của chị cũng lộ vẻ đăm chiêu, như
chìm đắm vào giấc mộng xa xăm, như không còn liên hệ với thực tại trong cuộc
sống.
Đây là chân dung của nhà thơ nữ kiều diễm không tuổi tác và có thể
là người đẹp gợi hứng cho các thi nhân (une inspiratrice) như bà Récamier dưới
triều đại Hòang Đế Nả- phá- luân Đệ nhất”. (tr 538). Thật là sự đoán mò
quá quắt!
Từ
một nhà viết bút khảo, như vai trò của một thầy cúng, ông đổi nghề trở thành
nhà tướng số chuyên bói ảnh, để bắt hình dong, không cần phải gặp đối tượng để
coi mặt coi mày mà phán đóan được bên trong quả thật là tài ba hơn người xưa.
Vì người xưa phải xem tận mặt mới bắt được hình dong, thế mà đôi khi còn đóan
sai bét. Hồ Trường An không cần, chỉ nhìn ảnh là đủ đóan ra cuộc đời của
người rồi. Thật là nhà tướng số vĩ đại của thế kỷ 21.
Một
điều, trong giới nhận định văn học không nên sai phạm, vì nhiều lý do tế nhị,
đó là việc dùng tỉ sánh nhân vật để tạo sự nổi bật trong văn chương. Hồ
Trường An muốn đưa Vũ Nam một nhà văn thế hệ sau, hiện đang lặn ngụp trong vườn
văn thơ hải ngoại lên một chỗ đứng cao hơn trong giới cầm bút.
Ông đã dùng
phương pháp so sánh, bằng cách là chê bai những nhà văn đàn anh đã thành danh
với thái độ khinh rẻ thậm tệ, cốt ý để làm nổi bật nhân vật Vũ Nam mà ông đang
lăng xê. “Trong tác phẩm “Một Đêm Ở Genève” Vũ Nam tuy không chăm chút ở nghệ
thuật miêu tả (tả cảnh, tả người, tả vật, tả tâm trạng nhân vật) nhưng
anh đã không bỏ xót vấn đề này. Có nhiều nhà văn mang
tiếng đã thành danh (như Nguyễn Xuân
Hoàng) hay nhà văn lớn như
Nguyễn Mộng Giác) mà lại viết những truyện ngắn cóc cần miêu tả. Trong truyện
ngắn “Một Người Ngồi Trong Ghế Bành”, anh Hoàng không dựng được khung cảnh xung
quanh chiếc ghế bành. Trong truyện ngắn “Giếng Ước”, anh Giác kể chuyện tuồn
tuột ở quán nước về đứa con gái của ông ta. Như thế, hai ông rơi vào cái lối
làm văn chương bằng cách kể chuyện mà Nguyễn Ngọc Ngạn, Võ Kỳ Điền đã từng làm”
(tr 401).
Thử
hỏi các bậc trí giả, những người đã từng viết biên khảo, bút khảo… nghĩ gì về
lối viết bút khảo chuyên ca tụng của Hồ Trường An?
Hồ
Trường An cứ tưởng mình như là một phù thủy văn chương, có sức hiểu biết sâu
rộng và biến hóa mọi người trong quỹ đạo của ông, từ một người vô danh trở
thành một người nổi tiếng , từ một kẻ bé lùn trở thành người không lồ trong những
truyện thần thoại , nên ông cảm thấy khoái cảm và kiêu ngạo trong lãnh
vực bút khảo và tiến mãi trên con đường một chiều.
Ông không thèm hiểu thế nào
là ranh giới mà các nhà văn , nhà thơ xưa bao thời gian vẫn đứng như một thần
tượng trong lòng người đọc, và ngược lại một số tác giả mới hiện nay không thể
có một vị thế như vậy được.
Ông
là người sáng tạo ra những dòng bút khảo với nhiều tác giả, nhưng lại là người
chơi trò chơi của người sáng tạo, cuối cùng lại hình thành một quan niệm, một ý
tưởng riêng tư của vai trò một quân vương có toàn quyền ban phát ân
sũng cho thần dân trong hoàng thành của mình. Ông quên rằng cuộc đời là một ván
cờ, và văn chương hóa ra cũng chẳng khác. Thực chất, đọc qua 13 tác giả
ông viết về họ, người đọc không tìm thấy những điểm nào ông phê bình một cách
trung thực . Hầu hết ông nhận định một chiều , có đôi lúc vinh danh quá trớn về
những cái mà đáng lẽ ra ông không cần phải tâng bốc. Ông nắm độc quyền sáng tạo
trong ngòi bút của ông, nhưng nhận định theo kiểu này thì sự sáng tạo của
ông sẽ mất giá trị bởi cách sô “kiến thức”, lắp ghép nhiều mảng gượng gạo
nếu không muốn nói là trơ trẻn.
Trong hầu hết bài viết của ông (đối với các nhà
văn, nhà thơ thế hệ đi sau), ông cố tình đưa ra nhiều nhân vật có tầm cỡ trong
văn học, cả Âu lẫn Á để cố so sánh về cái hay, cái tuyệt nhà thơ, văn ông
nhận định. Đó cũng là một cách kích thích độc giả, nhưng điều đó cũng tạo cho
độc giả lòng chán ghét và khinh thường người viết.
Chẳng có trò chơi nào không nghiêm túc, và không có sự nghiêm túc giá trị nếu người viết không “cao cờ”. Quan niệm văn chương là cuộc chơi cần được hiểu một cách nghiêm túc, cũng chính từ đó…
Nếu
Hồ Trường An là một tài tử, người đọc không thể thắc mắc vì ông muốn làm nhẹ
nhàng cuộc sống trong đời thi ca của bao tác giả, ông muốn cùng họ đi trên con
đường bằng phẳng không xuống dốc, luôn đem sự vừa lòng cho mọi người. Đằng này,
ông là một nhà nhận định thi văn.
Cái nghiệp này không thể cho phép ông lơ là
hay vì cảm tính. Trong vai trò nhận định thi văn cần phải có một phong cách,
cũng ngầm ý mtự nhắc: viết cũng là một cách “luyện cờ”, muốn thành một nhà nhận
định “cao cờ” ắt cần tạo những cuộc chơi cần có phong cách và nghiêm túc, phải
đứng trên quan điểm phê bình khách quan. Và muốn người đọc tôn quí mình, chính
Hồ Trường An bản thân ông nên tránh những mâu thuẫn nội tại. Những nghề
nghiệp của ông không nên chồng lên nhau, hoặc đi song song nhau, những thế giới
khác nhau trong một thế giới.
Hơn nữa ông cần xác định chính mình với nghề gì
trong lúc viết bút khảo. Không thể là một kẻ khác nhà nhận định thì mới mong
tránh khỏi nghịch lý và sự phán xét của độc giả.
NGUYỄN
TƯỜNG LÂM
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết