Posted on June 7, 2013 by hoanghaithuy
Conex: Thùng chứa đồ tầu biển của VNCH. Sau 1975 bọn Bắc Cộng dùng
Conex nhốt người tù bị chúng bắt tù khổ sai không có án.
Hôm ấy, chỉ một ngày sau cái ngày tang thương của đất nước — Ngày
30 Tháng Tư Ðen — quang cảnh trong Tổng Y Viện Cộng Hoà xáo động thê thảm.
Những bọn người hung bạo với súng AK kéo vào Quân Y Viện lùng sục, đuổi xua các
thương binh đang nằm điều trị. Nhiều tràng đạn AK vang lên. Bọn xâm lược nổ súng
bắn đe dọa.
Nhiều tên la hét:
– Ðm chúng mày có cút ra ngay không? Chúng ông bắn chết cả
lũ bây giờ.
Nhiều thương binh VNCH vừa mới giải phẫu hôm qua hay vài ngày
trước đó còn đang mê man trong phòng hồi sinh đã bị lật nhào xuống sàn:
– Ðm, thằng này mày ngoan cố hả? Ði ra ngay! Cút!
Toàn là giọng Bắc, giọng miền Bắc CS, nghe khô khốc như những
tràng AK được chúng bắn để thị uy. Tiếng rên la vì đau đớn, tiếng ơi ới gọi
nhau tìm sự giúp đỡ của những người đồng cảnh ngộ vang lên khắp nơi. Từng toán
thương binh kẻ lê, người lết kéo nhau đi ra trong nỗi hoang mang lo sợ tột
cùng. Có người không chịu nổi đau đã chết ngay khi vừa bò ra tới gần cổng bệnh
viện. Máu mủ bông băng loang lổ đầy trên mặt đường.
Vào nằm trong Quân Y Viện Cộng Hoà đã mấy tháng nay, vết
thương nơi chân phải bị cưacòn mưng mủ và rỉ máu, Dương vội quơ lấy chiếc nạng
rồi cùng nhiều anh em dìu nhau lết ra phía cổng. Phía sau là bọn bộ đội CS điên
loạn như loài thú say mồi lớn tiếng la hét.
Một Thương Phế Binh Quốc Gia VNCH.
Những mũi súng lạnh đến rợn người được dí vào lưng những người bất
hạnh, cũng như những viên đạn sẵn sàng ghim vào lưng ai đó nếu có hành động
phản kháng. Khi ngang qua một khu điều trị, thấy một cái chân giả của ai, có
vết thương hơi giống Dương, có lẽ vì quá sợ hãi chân giả bị rớt ra mà
không dám dừng lại để gắn vào. Dương quơ vội cái chân giả gắn vào chân mình rồi
tiếp tục lê lết cà nhắc bước đi.
Ra đến cổng chính của Tổng Y Viện Cộng Hoà, một hình ảnh thật
thương tâm đập vào mắt Dương. Hàng ngàn anh em thương binh nằm la liệt trên lề
đường hoang mang không biết phải làm gì, đi đâu, về đâu trong tình trạng khốn
khổ như thế này? Nhưng một hình ảnh thật vô cùng cảm độngõ là cảnh những người
dân chung quanh Tổng Y Viện đến dìu cõng những anh em không đi nổi, săn
sóc băng bó lại vết thương cho những anh em đang chảy máu, uỷ lạo tinh thần an
hem qua những ly nước điếu thuốc, dốc những đồng tiền cuối cùng để anh em
có chút tiền đón xe về quê.
Bọn Việt Cộng sẽ phải trả lời trước lịch sử về hành động dã man khi
chúng đuổi anh em thương binh VNCH ra khỏi các quân y viện sau ngày Miền Nam bị
cưỡng chiếm.
Một cô gái dúi vội vào tay Dương một ít tiền,
– Anh cho em gởi ít tiền. Chúc anh về bình yên.
Chưa kịp có lời cám ơn thì cô đã chạy đi. Dương đứng tần ngần ngó
theo miệng lẩm bẩm lời cám ơn mà nước mắt trào ra. Ðang đứng thẫn thờ thì
một thanh niên tắp xe Honda vào hỏi,
– Anh về đâu? Em chở anh về.
Thôi thì “thắng về nội, thối về ngoại”, ý nghĩ nơi đầu tiên mà
chàng phải trở về đó là Chơn Thành nơi có người vợ chỉ vừa mới cưới được hơn
một tháng thì chàng bị thương,
– Tôi về Chơn Thành – Bình Long, anh cho tôi ra ngã tư Bình Phước.
Leo lên xe nhờ có chiếc chân giả lượm được nên Dương ngồi cũng
thăng bằng. Gia tài của chàng bây giờ chỉ còn có cặp nạng và thêm cái chân giả
hơi ngắn không đúng kích cỡ, cộng với số tiền cô gái dúi cho cuộn tròn trong
túi áo. Ðến ngã tư Bình Phước chàng móc tiền ra đưa người thanh niên chạy Honda
nhưng anh ta từ chối,
– Em tiếc không chở anh về Chơn Thành được vì quá xa. Thôi em phải
trở về Y Viện để chở các anh khác.
Nói xong anh ta quay ngoắt chiếc xe tống mạnh ga ngược về hướng
Sài Gòn. Thì ra cuộn tiền là năm tờ giấy hai trăm, một ngàn đồng số tiền gần
tương đương 1/10 tiền lương hạ sĩ của chàng. Ðối với cô gái thì đây là số tiền
khá lớn. Vậy mà cô ta dúi vào tay mình một cách thản nhiên. Có thể cô còn cho
tiền vài anh thương binh khác.
Ðường xá thật vắng, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe gắn máy đèo
hai ba người hay chở đầy đồ đạc chạy về hướng Bình Dương. Có lẽ mấy ngày trước
họ chạy giặc về Sà Gòn nay thấy cùng đường rồi nên lại quay về. Ðến gần tối mới
có một chiếc xe đò chở chật cứng người. Anh giơ tay ngoắc, người lơ xe vỗ vào thùng
xe ra dấu để tài xế ngừng xe lại, kéo Dương lên đứng phía đàng sau rồi la lên
cho tài xế chạy. Cú kéo quá mạnh làm Dương lạng quạng chút xíu nữa làm rớt cặp
nạng. Một vài người ngồi sau thấy Dương thương tật tỏ ý muốn nhường ghế nhưng
cũng không có chỗ để đứng dậy nên đành chịu.
Khi xe chạy qua Búng (Lái Thiêu), phố xá lạnh lùng buồn thảm lần
lượt hiện ra trước mắt Dương. Vào đến Bình Dương thì trời đã tối hẳn, xe vào
trong bến xe vắng lặng thả khách. Dương bước xuống xe ngơ ngác. Một vài người
xe ôm chạy tới mời chào nhưng khi nghe anh muốn đi Chơn Thành họ đều từ chối vì
đoạn đường trên 40 cây số chưa d0ưo075c khai thông. Một anh xe ôm hẹn Dương
sáng sớm mai sẽ trở lại để chở anh đi. Chỉ còn lại một mình trên bến xe, Dương
lủi vào một góc tối tìm chỗ ngả lưng qua đêm. Anh mong được chợp mắt vài giờ
sau cả một ngày vừa đau vừa mỏi mệt, nhưng đôi mắt cứ mở thao láo nhìn
vào khoảng trống đêm đen. Trong đêm đen dĩ vãng hiện về trước mắt Dương.
o
O o
Ngày ấy, đang từ một thanh niên chuyên nghề bốc vác gạo ở dưới
Miền Tây, nhân một chuyến theo xe chở gạo lên Sài Gòn khi xe chạy ngang một
trạm tuyển mộ nhập ngũ nằm trên đường Hùng Vương, anh chợt nảy sinh ý định đăng
lính. Anh kêu người tài xế ngừng xe và nhờ người bạn cùng bốc vác về nhắn với
gia đình là anh tình nguyện vào lính và sẽ tin cho gia đình biết sau. Khi đó
anh gần tròn 18 tuổi.
Tại trạm tuyển mộ, khi anh được hỏi muốn đăng lính nào, không chần
chừ anh nói xin đăng lính Biệt Ðộng Quân. Anh chọn lính này vì thực ra những
năm 70-71, ngoài Ðịa Phương Quân và Bộ Binh anh chỉ thấy có lính Biệt Ðộng Quân
ở Miền Tây. Thế là ngay buổi chiều anh được chở về trại Ðào Bá Phước nằm trên đường
Tô Hiến Thành, rồi vài ngày sau một chiếc C123 chở gần 150 tân binh bay ra Nha
Trang và được xe GMC đưa về Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Ðộng Quân Dục Mỹ. Anh
được cho biết người ta gọi đây là Trung Tâm Tàn Phá Sắc Ðẹp với tượng người
lính BÐQ Sát bằng đồng đen cầm súng có gắn lưỡi lê trong tư thế cận chiến với
quân thù. Sau ba tháng huấn luyện nếu người tân binh không đen như bức tượng
đồng thì sẽ không ra trường. Lời nói không sai, sau ba tháng dầm mưa dãi nắng
cộng thêm với thuốc TAB anh nào anh nấy mặt mày chân tay đen đủi bóng lưỡng vạm
vỡ khác xa lúc vừa mới vào quân trường.
Anh được đưa về Sài Gòn và phân bổ về Liên Ðoàn 3 Biệt Ðộng Quân.
Hai chiếc xe GMC chở gần 70 anh em tân binh về Trại Phan Hạnh, hậu cứ của LÐ3
BÐQ nằm tại Thanh Hóa, Hố Nai. Tại đây, anh được bổ sung về Tiểu Ðoàn 52 BÐQ và
nhận tờ giấy phép 7 ngày thăm gia đình.
Hết phép, anh cùng hơn hai mươi anh em được chở lên đơn vị đang
hành quân tại Suối Ðá Tây Ninh. Sau đó, cùng vài anh em nữa anh được bổ sung
cho ÐÐ4. Vài ngày sau tiểu đoàn nhảy vào Bình Long, anh tham dự trận đánh đầu
tiên và cũng là trận đánh lớn nhất trong đời quân ngũ của anh. Hai người bạn
cùng khóa la Báu bị thương, Sắc hy sinh vào những ngày giữa tháng Tư. Sau gần
ba tháng tử thủ và phản công, đại đội anh đã góp phần đập tan âm mưu bao vây
đánh chiếm An Lộc, Bình Long.
Sau đó tiểu đoàn lại được bốc về giải tỏa Phước Tuy, Dầu Giây Hưng
Lộc, Trảng Bom. Rồi trong trận giải toả Búng đụng với thằng D429 đặc công, bạn
Long cùng khóa hy sinh, như vậy là 4 tân binh cùng khóa về ÐÐ4/52 chỉ còn lại
mình anh.
Ngày theo tiểu đoàn xuống Chơn Thành vào đầu năm 1974, anh gặp một
người con gái tuy nhan sắc không sắc xảo mặn mà nhưng cũng dễ coi, chân quê
thuỳ mỵ. Sau vài tháng đi lại làm quen rồi yêu nhau, giữa năm hai người làm đám
cưới. Trong bữa tiệc mừng đông đủ họ hai bên, đàng trai gồm toàn những anh em
binh sĩ cùng đơn vị.
Hương lửa đang nồng thì tháng 10 trong một trận đánh tại phía nam
ấp Xóm Ruộng anh bị trúng đạn pháo cụt mất chân phải. Vì giao thông đường bộ
không có nên vợ anh chỉ hai lần được theo trực thăng về căn cứ Long Bình, Biên
Hoà để lên Tổng Y Viện Cộng Hòa thăm anh.
Rồi đầu tháng 4/75, anh đang nằm tại TYV Cộng Hòa thì Chơn Thành
đánh lớn. Ðơn vị di tản không biết ai còn ai mất? Người vợ yêu thương của anh
không biết bây giờ nàng và gia đình ra sao? Nghĩ đến đây tự dưng anh chắp tay
lên ngực thầm thì van xin “ Lạy trời cho vợ con được bình an” mà nước mắt tuôn
trào…
Sáng sớm hôm sau, y hẹn người lái xe ôm đến từ mờ sáng. Anh ta đảo
quanh một vòng và thấy Dương đang gắn chiếc chân giả vào. Anh ta chạy xe lại và
đưa cho Dương trái bắp luộc.
– Anh ăn đỡ rồi lên xe, phải anh là lính mình bị thương không?
Dương chỉ gật đầu vì miệng đang nhai bắp, cả ngày hôm qua cũng đã
có cái gì vào bụng đâu nên ăn ngấu nghiến. Thấy vậy anh chàng ta nói luôn,
– Em chỉ xin anh cho em một trăm tiền xăng thôi, hai ngày trước
khi “mấy ổng” vào thì anh em ở Bệnh Viện 3 Dã Chiến bị đuổi ra thật tội nghiệp.
Lúc đó Sài Gòn chưa bị chiếm nên họ đâu có cho ai đi ra khỏi tỉnh, vì thế anh
em phải lủi vào nhà dân xin ở nhờ. Nhưng lúc đó dân mình cũng sợ quá chỉ cho ăn
và biếu chút tiền chứ có ai dám chứa ở trong nhà. Họ mà bắt được thì toi mạng, nhất
là cái đám du kích ở miệt vườn bây giờ nó thò mặt ra cùng với đám cao bồi du
đãng đeo băng đỏ thấy mà phát ớn. Thôi anh lên xe mình đi chừng giờ sau là đến
à.
Xe chạy qua khỏi Lai Khê thì đường bắt đầu xấu loang lổ vì bom
đạn, đó đây những lỗ mìn chống chiến xa của quân ta gài ngăn cản chiến xa của
chúng tiến xuống đã được gỡ đi. Qua Rạch Bắp đến Bầu Bàng, xe chạy lạng qua
lạng lại tránh những hố bom đạn, vì thế anh phải ôm chặt lưng anh “tài” cho
khỏi té. Ngang qua chỗ anh bị thương, anh chỉ vào phía bên trái đường và nói,
– Chỗ này và ở sâu trong kia một chút là nơi tôi đã để lại khúc
cẳng này. Qua cái cầu cạn này là vào Xóm Ruộng, lên tới ngã ba Chơn Thành anh
quẹo phải chạy về hướng Ðồng Xoài, đến Nha Bích là nhà vợ tôi. Lạy Trời cho vợ
tôi được bình yên!
Nghe anh cầu xin anh chạy xe ôm lấy làm ngạc nhiên hỏi,
– Thế anh không có tin gì của vợ anh sao?
– Tôi bị thương, lần cuối vợ tôi lên Quân Y Viện thăm tôi
hôm tháng hai, rồi chiến sự nổ ra tại Chơn Thành, tôi đâu có được tin tức gì.
– Tôi tin là chị được bình yên, vì tôi là người Công Giáo, tôi tin
lời anh cầu xin được nhận.
Theo lời hướng dẫn của anh, xóm Nha Bích với gần ba chục nóc gia
nay chỉ còn hơn mười cái. Kia rồi ngôi nhà của cha mẹ vợ anh vẫn còn đó, Ngôi
nhà tranh vách đất nơi che nắng che mưa của ông bà cùng bốn người con trong đó
vợ anh là lớn nhất vẫn còn kia. Khi xe vừa ngừng anh muốn tung cặp nạng rồi
chạy túa vào, nhưng anh không chạy nổi vì cái chân giả không ăn khớp chân thấp
chân cao làm anh đau buốt. Nghe tiếng xe ngừng trước cửa, vợ anh chạy ra nhận
ra anh. Chị la lớn lên
“Má ơi! Anh hai, chồng con, về rồi.”
Chị ôm chầm lấy anh khóc thổn thức vì sung sướng, không nói được
nên lời.
Vợ chồng ôm nhau mừng mừng tủi tủi. Anh chạy xe ôm thấy cặp vợ
chồng đoàn tụ cũng sung sướng lây, anh chỉ nói một câu,
“Thấy chưa! Tôi nói đúng y chang mà! Anh co hạnh phúc nhe! Thôi
tôi dìa.”
Nói đoạn anh rồ máy xe rồi phóng nhanh ra đường.
Dương chưa kịp buông vợ ra thì anh xe ôm đã mất hút, nghĩ mình hơi
tệ, gặp lại vợ mừng quá quên cả trả tiền xe. Anh đâu biết rằng nhìn anh hạnh
phúc nên người chạy xe ôm cũng muốn tặng anh một món quà cho ngày đoàn tụ.
Vài ngày sau, hai vợ chồng thu xếp mang nhau về quê nội. Nhưng rồi
vì bên nội không có lấy một sào đất, mấy anh chị em trong nhà chỉ chuyên cày
thuê cuốc mướn nên vài tháng sau vợ chồng lại trở về Chơn Thành. Mấy năm đầu
anh cũng vào tận mãi bờ Sông Bé khai phá lấy hơn mẫu đất trồng trọt khoai mì
đậu phụng đắp đỗi qua ngày. Sau này, người ta bắt đầu khai thác lại cao su nên
hai vợ chồng xin làm phu cạo mủ cho đồn điền Minh Thạnh cho đến hôm nay.
Hai năm trước đây một người bạn thương binh cho một cái địa
chỉ của một tổ chức nhỏ yểm trợ thương phế binh, Dương gởi thư sang xin giúp
đỡ. Không ngờ người phụ trách tổ chức này lại là người đại đội trưởng cũ của
anh. Ôn gọi điện thoại về hỏi thăm và vận động anh em đơn vị cũ, cũng như bạn
bè của ông giúp cho Dương được vài trăm đô. Tuy số tiền chẳng lớn lắm nhưng
tình cảm của ông cũng như tình cảm của những cấp chỉ huy cũ làm cho anh cảm
động. Ông nào cũng đã bước vào cái tuổi xế chiều nhưng vẫn còn nghĩ đến những
thằng em bất hạnh sống ở quê nhà, hỏi làm sao không trân quý cho được. Mấy lần
ông gọi điện thoại về thăm, lần nào anh cũng cầu mong ông có sức khoẻ để thầy
trò còn có dịp gặp lại nhau.
Tháng 12 năm ngoái, anh được ông đại đội trưởng cũ báo cho biết số
anh em LÐ3 BÐQ tử trận tại An Lộc sẽ được an táng lại. Dương lo thu xếp để có
được vài ngày lên Bình Long cùng vài người có lòng nhân hậu làm cái công việc
này. Anh nâng niu từng lóng xương của anh em, chùi rửa sạch sẽ rồi bọc lại bỏ
vào quách mang đi chôn lại. Vừa làm vừa nghĩ đến thằng Sắc cùng một khóa Dục
Mỹ. Mấy ngày trước anh có hỏi ông đại đội trưởng cũ là sao không có thằng Sắc ở
đây. Ông cho biết nó được chuyển lên bệnh viện tiểu khu chắc là được chôn tập thể
ở khu đằng sau bệnh viện rồi. Tội nghiệp ba nó là ông Sáu đã gần sáu mươi làm
tuỳ phái ở Ty Xã Hội Biên Hoà, còn mẹ nó thì lại mù loà. Xương coat mấy anh em
thuộc đại đội 4 được chính tay anh chùi rửa, trong đó có trung sĩ An là tiểu
đội trưởng của anh.
Ít tháng sau, mấy anh em lại cùng rủ nhau đi đào bới gom góp được
44 hài cốt của anh em thuộc Sư Ðoàn 18, và 6 anh em TÐ31 BÐQ. Chân thấp chân
cao với đôi nạng gỗ, anh đã cùng anh em lên đỉnh Ðồi Gió, vào khu Quản Lợi, hay
lang thang trong những cánh rừng cao su đào bới tìm hài cốt anh em đã được chôn
vùi vội vàng trong những ngày sôi động của Mùa Hè Ðỏ Lửa 72. Ðôi khi anh nghĩ
anh em tử trận nhiều quá mà chỉ có mấy người thì làm sao mà làm hết nổi, nhưng không
làm thì ai làm cho bây giờ, thôi thì làm được tới đâu hay đến đó.
Có một lần ông đại đội trưởng cũ điện thoại về cám ơn anh về việc
làm này, anh nói với ông một câu từ tận đáy lòng anh,
– Tui nghĩ tui còn may mắn hơn nhiều anh em khác, nhất là những
anh em đã tử trận, nên nghỉ vài ngày cạo mủ để cùng mấy anh em đi đào bới cũng
vui lắm, ông thầy ơi. Sang năm, nếu rảnh bọn này lại làm nữa.
“Anh em tử trận nhiều quá mà chỉ có mấy người thì làm sao mà làm
hết nổi, nhưng không làm thì ai làm cho bây giờ ?…” cũng như câu nói của Dương,
“Tui còn may mắn hơn nhiều anh em khác.” làm tôi suy nghĩ nhiều. Một người
thương phế binh sống lam lũ nghèo khổ, mà còn có tấm lòng với anh em đồng đội
xưa kia. Còn tôi, một người may mắn hơn anh mọi mặt, vậy mà không có được cái
suy nghĩ như anh. Mỗi lần nói chuyện khi anh gọi tôi là “ông thầy” khiến tôi
xấu hổ. Tôi muốn nói với anh, “Trước kia, tao là ông thầy, còn bây giờ mày là
thầy tao.” nhưng ngượng ngùng không nói được.
Nhân đây, tôi muốn gởi đến quý độc giả tình cảm của những người
lính thủy chung nhân hậu, cho dù trong cảnh nghiệt ngã. Như: Trương văn Hùng bị
cụt hai chân, khi được tin bạn hy sinh, đã từ Huế lết vào Bình Ðịnh tìm
cho bằng được thân nhân gia đình bạn báo tin.
Sunday, October –, 2012 –:– PM
Trước đây tôi ở Ðại Ðội 3, TÐ52 BÐQ. Tình cờ đọc được tin của anh,
tôi mới biết được Tr/U Nguyễn ngọc Tỉnh, đại đội trưởng cũ của tôi và bạn cùng
đơn vị, tên Trần Hoài, đã hy sinh tại An Lộc, Bình Long. Tôi quá xúc động vì
gần 50 năm tôi mới biết được số phận của người chỉ huy, và thằng bạn thân
thương…
Hay của hai người bạn cùng đơn vị gặp lại nhau sau 40 năm, đặc
biệt là của cháu Phúc, lên nhận hài cốt của cha rồi tình nguyện ở lại tham gia
nhóm thiện nguyện trên. Anh còn giúp cho hai bạn đồng đội gặp lại nhau.
Friday, January 2-, 2012 –:– AM
Cháu xin chào bác,
Hôm mùng 3 tết, cháu có chở bác Dương, đến thăm sức khoẻ bác Vinh.
Bác ấy vẫn khoẻ và gửi lời thăm bác. Sau đó, cháu chở bác Dương đến thăm các
bác khác…
Bác Dương đã ở lại với bác Tiên một đêm mà vẫn chưa hết dòng tâm sự…..
Cháu Phúc.
Tố chất nào đã tạo nên những người lính tuyệt vời như vậy? Phải
chăng xuất phát từ lòng của người dân Miền Nam cộng với tinh thần “Biệt Ðộng
Quân một ngày là Biệt Ðộng Quân trọn đời.” Tôi tin chắc là như vậy.
Tái bút: Ðính kèm bài thơ xé ruột nát gan của Nguyễn Thanh Khiết
người đã góp phần trong việc cải táng 61 Tử sĩ Biệt Ðộng Quân
Một chân về chôn bạn
Tao một cẳng ôm mầy chôn lần nữa
giữa đất thù nơi mầy chết banh thây
An Lộc còn đây mà tao mất mầy
mất bè bạn cùng một thời xương máu
tây bắc Bình Long tụi mình hứng pháo
52 dàn ngang mình chận phía Ðồng Long
cây cỏ tan hoang máu chảy ngập đồng
vừa đánh giặc vừa chuyền bi-đông rượu
mầy chết – chết khi trời vừa hửng sáng
gom xác mầy chỉ một nắm trong tay
mầy chết – không có lấy tấm thẻ bài
tao đứt ruột gói mầy bằng áo trận
rồi tao đi những Bình Ba Bình Giã
Long Khánh, Bình Tuy, từ xa tới gần
trở lại Chơn Thành tao bỏ một chân
và tàn lụn sau cái ngày tan trận
ba mươi chín năm, tao – thằng mạt vận
về đây chôn mầy – chôn mấy miếng xương
mầy nằm đó – chẳng ai ngó, ai thương
tội tình chi mà phải nhiều lần chết
giữa đất thù nơi mầy chết banh thây
An Lộc còn đây mà tao mất mầy
mất bè bạn cùng một thời xương máu
tây bắc Bình Long tụi mình hứng pháo
52 dàn ngang mình chận phía Ðồng Long
cây cỏ tan hoang máu chảy ngập đồng
vừa đánh giặc vừa chuyền bi-đông rượu
mầy chết – chết khi trời vừa hửng sáng
gom xác mầy chỉ một nắm trong tay
mầy chết – không có lấy tấm thẻ bài
tao đứt ruột gói mầy bằng áo trận
rồi tao đi những Bình Ba Bình Giã
Long Khánh, Bình Tuy, từ xa tới gần
trở lại Chơn Thành tao bỏ một chân
và tàn lụn sau cái ngày tan trận
ba mươi chín năm, tao – thằng mạt vận
về đây chôn mầy – chôn mấy miếng xương
mầy nằm đó – chẳng ai ngó, ai thương
tội tình chi mà phải nhiều lần chết
tao cắn răng đưa mầy về với đất
chính chỗ mầy gác súng bỏ cuộc chơi
rót cho mầy rượu đế – một chung vơi
và nhắc mầy nhớ – tao còn ở lại
chính chỗ mầy gác súng bỏ cuộc chơi
rót cho mầy rượu đế – một chung vơi
và nhắc mầy nhớ – tao còn ở lại
06-12-2011 Viết thay Hạ sĩ Dương ÐÐ4, TÐ52 BÐQ
o
O o
CTHÐ: Viết ở Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Ðất Trích. Ngày 4
Tháng 5, 2013.
Tôi muốn gửi bài này đến ông Trí Siêu Lê Mạnh Thát, tu sĩ Phật
Giáo hiện ở Sài Gòn. Năm 1984 ông LM Thát bị bọn Việt Cộng bắt vì tội âm mưu
lật đổ Bàn Thờ Bác Hồ. Năm 1988 ông cùng một số vị sư trong tổ chức bị đưa ra
toà. Ông LM Thát bị kết án tử hình. Rồi án giảm xuống án tù 20 năm. Ông LM Thát
ở tù CS 14 năm mới được trở về chùa.
Năm 2005 bọn CS cho ông Tu sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát làm Phó Viện
Trưởng Viện Phật Học. Chúng lợi dụng thân danh của ông. Tháng 12, 2012 chúng
cho ông LM Thát sang Ðại Học Harvard, Hoa Kỳ, dự hội thảo về Ðức độ Khoan hoà
của Vua Trần Nhân Tông. Ðại Học Harvard mở Ban Nghiên Cứu về Vua Trần Nhân
Tông. Bọn Cộng VN cũng mở cái gọi là Viện Trần Nhân Tông.
Ai cũng có thể ca tụng Vua Trần Nhân Tông, riêng bọn Việt Cộng thì
không được. Bọn Việt Cộng giết nhiều người Việt nhất trong lịch sử dân tộc.
Việc bọn Việt Cộng mở Viện Trần Nhân Tông và ca tụng đức khoan hòa của Vua là
việc không chấp nhận được.
Tôi muốn nói với ông Trí Siêu Lê Mạnh Thát như thế.
When I initially commented I clicked the "Notify me when new comments are added" checkbox and now each time
ReplyDeletea comment is added I get several e-mails with the
same comment. Is there any way you can remove people from that service?
Thanks!
Having read this I thought it was rather informative.
ReplyDeleteI appreciate you taking the time and energy to put this article together.
I once again find myself personally spending way too much time both reading and
leaving comments. But so what, it was still worthwhile!
I could not resist commenting. Very well written!
ReplyDeleteAw, this was an incredibly good post. Spending some time and actual effort to produce a really
ReplyDeletegood article… but what can I say… I procrastinate a lot and never manage to get anything done.