CÁI DẨY CHẾT CỦA MỘT TÔN GIÁO
LỚN (PHẬT GIÁO) HÀNG THỨ BA TRÊN THẾ GIỚI.
Vô Sắc Thiền Sư kỉnh bút.
Những người sinh từ năm 1925 đến 1945, chắc vẫn còn nhớ những chữ
không hay về giới tăng sĩ Phật Giáo như: “Sư Hổ Mang”, “Sư nói sư phải, vãi nói
vãi hay”, “Miệng Nam mô, bụng một bồ dao găm”… Điều đó chứng minh rằng Đạo Phật
đã trải qua nhiều giai đoạn trầm luân, các tu sĩ sống xa rời lời Phật dậy, mà
chỉ chiều theo nhục dục để biến thành môt loại gọi là “Sư Hổ Mang”, một loại
rắn độc, chuyên luồn sâu, núp lén để cắn người. Khi Vua Lý Công Uẩn lên ngôi,
việc đầu tiên của Ngài là thanh lọc thành phần tu sĩ. Ai không tu hành chân
chính, đều bị gọi đi lính. Sư nào gian dâm, nhũng nhiễu dân chúng thì bị đánh đòn,
đầy đi nước độc. Từ đó, đạo Phật mới khởi sắc được một thời gian. Nhưng đến thế
kỷ 20, những sa đà trầm trọng vẫn còn, nên mới có “nhu cầu chấn hưng Phật Giáo”
như trong bài viết của “Phật Giáo Nguyên Thủy” sau đây:
“Nhu cầu chấn hưng Phật giáo được coi là thống nhất trong giới trí
thức, sĩ phu yêu nước, không phải chỉ vì lợi ích của Phật giáo, mà trên hết là
vì lợi ích của đất nước, của dân tộc:
“Các bài viết của Huỳnh Thúc Kháng trên báo Viên Âm của Phan Khôi
trên báo Tràng An đầu những năm 1930 cũng có ý kiến tương tự với quan điểm của
Phan Chu Trinh khi cho rằng chấn hưng Phật giáo là một việc làm có lợi ích cho
quốc dân.
Như vậy, việc chấn hưng Phật giáo đã nhận được sự tán đồng của
nhiều chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX. Những hiện tượng được ghi nhận trong sách
Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924 - 1954) đến nay đối
với chúng ta không phải đã là chuyện dĩ vãng. Ở giới tu sĩ Phật giáo thì: “Nhiều
nhà sư đã trở thành người thầy cúng độ nhật qua ngày, quên đi vị trí dẫn
dắt tâm linh trí tuệ của mình. Chúng ta có thể thấy rõ hiện trạng này qua sự
phản ánh của nhiều người tâm huyết đối với sự nghiệp chấn hưng Phật giáo ở Việt
Nam những năm đầu thế kỷ XX.
Trong bài Hiện trạng Phật giáo ở xứ ta, Thanh Quang đau buồn trước
hiện trạng Phật giáo nước nhà. Ông viết: “Đau đớn thay ở
xứ ta những hạng người xuất gia vào chùa, phần nhiều chỉ học đặng vài bộ kinh,
lo nhịp hơi cho hay tập nhịp tán cho già, nay lãnh đám này, mai lãnh đám khác,
cũng tràng hạt, cũng cà sa, thử lật mặt trái mà xem thì có khác nào người trần
tục ở trong Phật giáo, họ tưởng học thế là đủ rồi, nói bậy nói càn quên mất giá
trị, hoặc có người hỏi đến Phật pháp là gì, ôi tuyệt nhiên không biết. Thật là
một điều tai hại rất lớn trong Phật giáo vậy””
Sách Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924 -
1954) cũng dẫn lại lời Dương Bá Trạc (báo Đuốc Tuệ, số 101, 1939): “Các
vị đại đức, các vị trưởng lão cũng chẳng có pháp lực gì đối với sư bác, sư ông.
Người có học lực, có giới hạnh với người không giới hạnh cũng chẳng hơn kém gì
nhau miễn ai khéo luồn lỏi, xu phụ thì được địa vị tốt, bổng lộc nhiều, mà ai
vụng luồn cạnh chiều lòng thì phải địa vị xấu, bổng lộc kém. Chữ thánh hiền
chúng vùi sâu xuống đất, nghĩa lục hòa lại biến ra tro, thậm đến nỗi giành chùa
giành chỗ, ghen ghét cùng nhau, khích bác cùng nhau, oán phẫn cùng nhau. Người
lớn không thương yêu người nhỏ, người dưới không kính nể người trên, người có
không giúp đỡ người không, người khôn không bảo ban người dại, người đắc thời
đắc vị không bênh vực người cô cùng hèn yếu, người lão thành tôn trưởng không
trông nom người nhỏ bé thơ ngây, đối đãi với nhau cũng bỉ thử nhân ngã quá kẻ
Việt người Tần, gặp sự khốn ách hoạn nạn của nhau cũng cái lối làng xóm cháy
nhà bằng chân như vại. Những xú kịch, thảm kịch đáng thương, đáng bỉ xảy ra
thường thường, không sao kể xiết…”.
Cùng với ý kiến của Dương Bá Trạc, quyển sách cũng trích dẫn nhân
định của Thiều Chửu: “… Chính vì vậy, một hệ quả tất yếu là xuất
hiện những nhà sư chất lượng kém, vi phạm giới luật. Họ lảng tránh việc hoằng
dương chính pháp, hoằng pháp lợi sinh, chủ yếu kiếm sống bằng việc thực hiện
những nghi lễ tôn giáo mang nặng tính chất mê tín, buôn Thần bán Phật, khiến
dân chúng phê bình Phật giáo là “Miệng Phật tâm xà”, “Miệng nam mô, bụng một bồ
dao găm”. Thực tế này khiến cho thế gian không mộ Phật, không kính Tăng”.
Tình trạng được ghi nhận ở trên, đến nay, sau gần một thế kỷ, rất
tiếc vẫn chưa phải là chuyện khó tìm, nhất là ở các chùa quê. Một bộ phận không
nhỏ Phật giáo Việt Nam vẫn mang nặng màu sắc mê tín, cúng bái, lễ lạy, người
Tăng sĩ vẫn là thầy tụng đám.
Nhìn lại lịch sử của Đạo Phật theo “giacngo.vn/lichsu/phatgiaovietnam”,
thì biết rằng Đạo Phật truyền đến Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ thứ Nhất. Đến
cuối thế kỷ thứ hai, Việt Nam đã thành lập được một trung tâm Phật Giáo quan
trọng trong vùng, thường được gọi là trung tâm Phật Giáo Luy Lâu, nay thuộc
tỉnh Bắc Ninh, phía bắc thành phố Hà Nội. Luy Lâu là thủ đô của xứ Giao Chỉ,
tên cũ của Việt Nam, và là một trạm nghỉ chân quen thuộc của các nhà truyền
giáo đạo Phật người Ấn Độ, trên hành trình sang Trung Hoa theo đường biển của
các thương gia Ấn đi từ bán đảo Ấn Độ. Một số kinh điển Đại Thừa và A-hàm đã được
dịch sang Hoa văn tại đó, chẳng hạn như kinh Tứ Thập Nhị Chương, An Ban Thủ Ý,
Kinh Bổn Sanh, Kinh Mi-lan-đa Vấn Đạo, v.v.
Trong 18 thế kỷ kế tiếp, vì điều kiện địa lý gần Trung Hoa và hai
lần lệ thuộc xứ nầy, Việt Nam và Trung Hoa có chung nhiều sắc thái di sản văn
hóa, triết học và tôn giáo. Phật Giáo VN phản ánh nhiều ảnh hưởng của các phát
triển hệ Đại Thừa tại Trung Hoa, với các tông phái Thiền, Tịnh và Mật.” Sau khi
đến Việt Nam, đạo Phật phát triển rất nhanh, vì hồi đó, Việt Nam chỉ có một số
người theo đao Lão, đạo Khổng, một số theo Mặc Tử là một thứ tôn giáo khắc
nghiệt, chú trọng vào hình phạt mà không dung thứ. Cho nên, đạo Phật được yêu
mến và chấp nhận trong hầu hết mọi gia đình,cho dù không quy y Tam Bảo, không
cạo đầu xuất gia. Các Vua Quan tuy có người không theo đạo Phật nhưng vẫn kính
trọng Tăng, Ni và chùa chiền. Đặc biệt là các triều vua Lý cho tu sửa rất nhiều
chùa, chiền, nên Phật Giáo thịnh hành từ Nam chí Bắc.
Lý do mà đạo Phật phát triển mạnh mẽ như vậy là vì tôn chỉ và giáo
huấn của Đức Phật đã dẫn con người sống hiền hòa, tự tu, tự tỉnh, tự giác, tự
ngộ. Trong Net của “loiphatday.org”, người ta thấy:
Phật bảo Thiện Sinh:
“Nếu trưởng giả hay con trưởng giả nào biết tránh bốn nghiệp kết
không làm ác theo bốn trường hợp và biết rõ sáu nghiệp hao tổn tài sản. Như
thế, này Thiện Sinh, nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả nào tránh được bốn
việc ác là lễ kính sáu phương”
Bốn nghiệp kết mà Phật dạy: Sát sinh, trộm cắp,
dâm dật, vọng ngữ, đây là bốn điều xấu ác mà bất cứ ai cũng nên tránh, hàng
ngày đọc báo chúng ta vẫn thường thấy nhan nhãn các tội phạm phạm bốn điều
trên: giết người, cướp của… gây cho xã hội những bất an thường nhật. Rõ thấy,
những điều mà Phật dạy chẳng có gì khác ngoài những chuyện thực thường ngày ở
thế gian.
Bốn trường hợp ác: tham dục, sân hận, sợ
hãi, ngu si. Về tham dục, không phải cứ tham dục là điều xấu, mà tham dục cần
phân biệt có hai loại, loại tham dục phục vụ ngũ dục (tài, sắc, danh, thực,
thùy) khiến cho tâm trí mê mờ, dẫn đến những vọng tưởng điên đảo, sân hận, sợ
hãi và ngu si… loại tham dục này thì cần phải loại bỏ, loại tham dục thứ hai
phục vụ cho chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp… cho sự học hành, phát triển
nhân cách, tinh thông trí tuệ, nâng cao dân trí, sự phồn thịnh xã hội, sự bình
an, sự hạnh phúc..thì cần thực hành và phát huy.
Mười bốn điều Phật dậy được loan truyền nhiều nhất là:
1.- Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
2.- Ngu dốt lớn nhất của
đời người là dối trá
3.- Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
4.- Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị
5.- Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
6.- Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
7.- Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti
8.- Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã
9.- Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
10.- Tài sản lớn nhất của đời người là đạo đức
11.- Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
12.- Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung
13.- Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
14.- An ủi lớn nhất của đời người là bố thí
Quan trọng hơn hết là Bát Chánh Đạo: Chánh kiến (quan niệm xác
đáng về Tứ Diệu đế), Chánh Tư duy (suy nghĩ đứng đắn), Chánh Ngữ (không nói láo
hay lời phù phiếm), Chánh Nghiệp (tránh phạm giới luật), Chánh tinh tiến ( Phát
triển nghiệp tốt, diệt nghiệp xấu), Chánh Mệnh (tránh các nghề nghiệp sát sinh,
buôn vũ khí), Chánh Niệm (Thần, Khẩu, Ý), Chánh Định (tư tưởng và hành động ổn
định).
Về tương giao giữa tu sĩ và cư sĩ. Phật dậy:
Ðáp lại, người tu sĩ vốn là vô sản, trọn ngày chỉ học Phật Pháp,
khất thực và hành Thiền định, chỉ có trao cho người cư sĩ tấm lòng từ mẫn, lân
mẫn, các hiểu biết về các pháp, và giới thiệu các cư sĩ con đường chân chính
đoạn khổ, xây dựng hạnh phúc ở đời. Tương hệ này là đầy tình đạo và tình người.
Vị tu sĩ chỉ trao truyền kiến thức và kinh nghiệm tu tập cho các
phật tử, cung cấp các kiến thức, trao truyền năm giới, mười giới, bát quan trai
giới, và khích lệ các phật tử giác tỉnh vô thường mà phát khởi tinh tấn tu tập.
Vậy mà, thực tế, thì sao? Các tăng ni thời nay thực hành đạo như
thế nào? Có theo lời Phật dậy hay đang “sát Phật” trong tâm tư?
Quay lại bối cảnh gần đây nhất từ năm 1963, những tăng sĩ đứng
hàng lãnh đạo Giáo Phẩm, như Thích Trí Quang, Thích Quảng Độ, Thích Huyền
Quang, Thích Minh Châu, Thích Tâm Châu, Thích Đôn Hậu… hành xử như thế nào
trong tấm áo cà sa: Thích Trí Quang tổ chức Phật Giáo Quyết Tử đi bắt người,
đánh người, giam người rồi ra lệnh kéo bàn thờ Phật xuống đường để chống chính
phủ, có nơi dựng bàn thờ Phật trên bãi rác. Hồi đó, Thích Quảng Độ còn là Đại
Đức thuộc nhóm Ấn Quang cũng chống chế độ tích cực. Nhóm Trần Quang Thuận thì
hô hào Thánh Chiến, chống chế độ, chích thuốc cho Thích Quảng Độ không chống
cự, rồi cho đổ xăng lên người và châm lửa. Có giai đoạn cho Phật Tử xuống đường
ở Saigon, phong bế các ngã tư, săn tìm thanh niên Công Giáo để đâm, đánh. Ở Đà
Nẵng thì cho Phật Tử Cứu Quốc ào vào Thanh Bồ, Đức Lợi giết người, đốt nhà.
Trong hàng ngũ Phật Giáo với nhau cũng thanh toán nhau ác liệt.
Thích Trí Quang và đệ tử có giai đoạn cho người săn bắt và giết
Thích Tâm Châu, khiến Thích Tâm Châu phải trốn vào một ngôi chùa nhỏ xíu ở Phan
Thanh Giản. Các lãnh tụ Phật Giáo tranh dành nhau Việt Nam Quốc Tự đến đánh
nhau đổ máu, đúng với lời Phật như sau:
“Có một số Sa-môn,
Cùng với Bà-la-môn,
Họ chấp trước, giành giật,
Trong các luận thuyết này,
Họ tranh luận tranh chấp,
Họ nhìn chỉ một phía.”
Ngoài ra, các sư còn có vợ con đùm đề. Thích Tâm Châu thì có vợ và
một bà bồ ở Vũng Tầu, được bà bồ nhí dựng cho một am ở ngay trên đầu một khách
sạn trên bãi trước, ngày ngày du hí với nhau. Thích Trí Dũng, chùa Nghĩa Trang
Bắc Việt có tới 2 bà vợ. Dân Saigon không ai không biết các Thầy luôn đi
Peugoet 404, 405 mới tinh láng cóng, trong xe trướng rủ, màn che, các Thầy ngồi
với các bà bảo trợ trong xe, chả ai biết làm cái gì. Sau khi giết chết Tổng
Thống và hai người em, Đại Tá Hồ Tấn Quyền,Tư Lệnh Không Quân, Đại Tá Tư Lệnh
bảo vệ Tổng Thống Phủ và người em vào năm 1963, các Thầy tung hoành quyền lực
vô số, nên ngang nhiên chứa gái trong Chùa. Đến chùa Ấn Quang, đi ra phía sau,
sẽ thấy có một hành lang dài, hai bên là hai dẫy phòng, có tường thấp vừa đủ che
đầu, và có cửa là tấm vải xanh lè, đằng sau tấm vải là những tiếng cười khoái
trí của các bà. “Đừng, Thầy ơi! Kỳ quá!.. hích hích…” Phạm Sát Giới, giết người
xong rồi cũng bỏ chay sắc dục luôn.
Nói qua về chính trị Phật Giáo hồi đó, nếu Thích Trí Quang là
người tu sĩ chân chính, sống chết vì đạo pháp, sao lại chạy vào tòa Đại Sứ Mỹ,
núp trong đó, để yêu cầu người Mỹ bảo vệ mình? Sau khi nhận được lời cam kết
của người Mỹ với trao đổi nào đó, thì Trí Quang ra ngoài tung hoành như lãnh
chúa. Ai không theo mình thì hạ luôn. Thích Đôn Hậu còn lộ nguyên hình là cán
bộ nằm vùng của Cộng Sản, khi bị lộ thì trốn luôn theo Việt Cộng, rồi giữ chức
Phó Chủ Tịch Quốc Hội, Phó Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc là hang ổ Cộng Sản.
Ngày nay, thì Phật giáo thê lương hơn. Ở Việt Nam, nếu không là
Thượng Tọa, Hòa Thượng Quốc Doanh, để nhận Huân chương Hồ Chí Minh thì bị diệt,
hoặc vô tù, hoặc bị giết chết trong tù. Còn ở hải ngoại thì có chiến dịch xây
Chùa, thi nhau xây Chùa lớn, Chùa to, khánh thành rực rỡ.
Chùa Khánh Anh ở Paris tốn khoảng 20 triệu đô la, ai cũng biết.
Chùa Viên Giác ở Tây Đức cũng xấp xỉ 18 triệu đô la, trong Chùa còn có khách
sạn dành riêng cho các công an giả dạng sư từ Việt Nam sang. Ở Quận Cam, tiểu
bang California cũng tưng bừng xây Chùa. Chùa Bảo Quang của Thầy Thi Sĩ Quảng
Thanh tốn sơ 5 triệu vì thuê thợ Tầu sang, mang gổ Thái Lan, gỗ Tầu sang. Chùa
của Thầy Minh Mẫn, xây sớm hơn, nên chỉ tốn hơn 3 triệu đô. Đặc biệt là Thầy sử
dụng một đội ngũ sư nữ để làm việc Chùa, không có Sư nam. Mỗi dịp Tết là Thầy
hốt bạc với chương trình ca vũ nhạc ngay trong Chùa. Lời Phật dậy:
"Trong đêm nay và ngày nay, ta nguyện sống tránh xa không
xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu
thoa và các thời trang..." (Tăng chi bộ, chương
Tám pháp).
Này các tỳ-khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga giáo pháp
theo âm điệu ca hát với sự kéo dài. Này các tỳ-khưu, không nên ngâm nga giáo
pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài; vị nào ngâm nga thì phạm tội dukkata
(tác ác) – (Luật tạng, Tiểu phẩm).
Nói chung, là không ca hát hoa hòe hoa sói, không diễn tuồng ngân
nga. Nhưng các Thầy vẫn tổ chức đều chi để kiếm lợi. Nhiều Thầy còn lên sân
khấu hát nhạc diễu nữa. Mới đây, một nhóm ni cô ở Việt nam mặc quẫn áo bộ đội,
cầm súng múa hát, sau khi đã thay đồ trang phục như điếm già múa quạt, lượn qua
lượn lại. Ổ Việt Nam, ai cũng biết vụ Đàm Vĩnh Hưng hôn môi Thầy Chùa say đắm!
Còn biêt bao vụ như Thích Pháp Châu, Chùa Việt Nam (nay thành chùa
Quán Âm) đi chơi gái bị gái thu băng đòi tiền! Chùa Việt Nam cũng là nơi ổ đài
phát thanh Cộng Sản do luật sư lỡ thời Phùng Tuệ Châu điều hành. Vụ Thích Trí
Tín mới đây ở với vợ 2 con, Vụ Thích Hộ Giác, Thích Chánh Lạc.. là những vụ nổi
tiếng về sự bê bối. Thích Viên Lý có phen phải ra hầu tòa…
Gần đây, trong buổi lễ gọi là Tưởng niệm Pháp Nạn 1963, để vinh
danh Thích Quảng Đức, thì cư sĩ Huỳnh Tấn Lê, chủ tịch Tổng Hội Cư sĩ, phát
biểu chửi chế độ Ngô Đình Diệm tơi bời, cho là Tổng Thống Diệm giết nội miền
Trung hơn 300,000 Phật Tử, chưa kể miền Nam. (Cũng y như vụ Thích Nhất Hạnh,
hồi còn là Thượng Tọa, đã bỏ ra một số tiền khổng lồ là 100,000 đô đăng báo,
chửi Mỹ Ngụy và vọng ngữ cho là Mỹ Ngụy đã bỏ bom giết chết hết 300,000 người
dân Bến Tre!) Vụ tưởng niệm Pháp Nạn này là một chuỗi dài nối tiếp với việc
Cộng Sản Việt Nam hiện đang cho xây đài tưởng niệm Thích Quảng Đức và chửi chể
độ Diệm. Các buổi lễ ở Việt Nam, California và Úc nằm trong một hệ thống làm
việc chặt chẽ, kẻ tung ở quốc nội, thì có người hứng ở hải ngoại.
Ăn uống thì sao? Thầy nào cũng có sư nữ
đứng hầu, chờ Thầy dùng xong một bát là đón lấy, xới cơm rồi dâng lên cho Thầy.
Đi xe thì đi xe láng, có tài xế, có cận vệ. Nói về nghi thức, các Thầy hay tổ
chức cầu cho “Cửu Huyền Thất Tổ”, Chín đời, tám tổ để lấy tiền Phật Tử. Đã chết
9 đời rồi, đã đầu thai đi khắp nơi rồi, có thể thành con bò, con trâu rồi, bây
giờ không lẽ chỉ vì vài tiếng kinh kệ, một mớ tiền dâng cúng, thì các tổ kia sẽ
được Ngọc Hoàng Thượng Đế thương tình mà cho tái sinh chăng? Trong nhiều buổi
lễ, nhất là tang lễ, Thầy Chủ Trì mặc áo như Đường Tam Tạng, múa gậy Phương
Trượng, đi vòng quanh quan tài, và rẩy nước Thánh, chẳng khác gì thầy bùa, thầy
pháp! Thiền Sư Nhất Hạnh thì chuyên môn tổ chức tu thiền để lấy tiền chúng
sinh, giao cho vợ thầy là Ni cô Cao Ngọc Phượng, tự là “Chân Không”, (chân
không nhưng túi đầy tiền), và còn tổ chức Thiền Ôm để móc túi dân Tây
nữa.
Như vậy, đạo Phật còn hay mất? Người ta không thể nào nói đạo Phật
còn, vì từ tăng ni xuống tới Cư sĩ, đều thể hiện “tham, sân, si”, tham dục,
vọng ngữ, ác ngữ, ác tâm, ác hạnh. Chưa kể một lô những kẻ xưng là Trần Chung
Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang thuộc nhóm Giao Điểm gồm có Đao Phủ Nguyễn Đắc Xuân, và
Hoàng Phủ Ngọc Tưởng, những kẻ giết người không gớm tay ở Huế. Dưới trướng của
chúng có Trần Quang Diệu, Trần Tiên Long (tức Trần Văn Quý), Hòa Bình (tên
chuyên viên chuyển thư chống Công Giáo), Giác Hạnh, và một danh sách dài những
tên đốn mạt chuyên chửi tục hơn hàng tôm, hàng cá trên diễn đàn, dưới danh
nghĩa là Phật Tử.
Đạo Phật, một tôn giáo lớn hàng thứ ba trên thế giới đã chết ở
Việt Nam và trong công đồng hải ngoại.
Nghiệp làm không chánh thiện,
Làm rồi sanh ăn năn,
Mặt nhuốm lệ, khóc than,
Lãnh chịu quả dị thục…..
Tỷ kheo, tát thuyền này,
Thuyền không, nhẹ đi mau.
Trừ tham, diệt sân hận,
Tất chứng đạt Niết Bàn.
Vô Sắc Thiền Sư.
Viết
trong mùa Pháp Nạn 1963-2013.
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết