Sunday, September 29, 2013

HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ ÔNG THIỆU LÀM


To:
From:
TranHo1
Date: Sat, 28 Sep 2013 20:35:26 -0700
Subject: [BTGVQHVN-2] HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ ÔNG THIỆU LÀM TRƯƠNG MINH HÒA

 

(Tùy nghi tùy trình đô và Kiến thức phán đoán?!)

 

HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ ÔNG THIỆU LÀM 

TRƯƠNG MINH HÒA


     Câu nói trở thành tục ngữ thời đại:" đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỷ những gì cộng sản làm" được một số người cho là của tổng thống đệ nhị Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, rõ ràng là ông nói trên hệ thống truyền thanh quốc gia từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau, tuy nhiên nếu đích thực ông Thiệu nghĩ ra câu đó, thì ông không phá nát quân đội, hứa hẹn ở lại chiến đấu, hay ít ra cũng khí tiết như cụ phó tổng thống Trần Văn Hương, là" hạ sĩ danh dự" như tác phong hơn cả trung tướng Nguyễn Văn Thiệu.

Cụ Hương từ chối làm công dân của cái gọi là" nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" và từ chối luôn 100 kí gạo cấp phát hàng tháng của giặc làm mặt đạo đức giả để che mắt thế giới, cụ Hương thà đói, cho gia đình bán từng bộ quần áo, cây nhân sâm (được một số nguyên thủ quốc gia tặng lúc còn làm phó tổng thống khi đi ngoại giao), cụ Hương nói thẳng với đám giặc cộng là:" tôi không thể no khi thấy anh em binh sĩ bị đói trong tù".

Chỉ nói về phong cách làm người thôi, thì ông trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, đại tướng Dương Văn Minh chỉ đáng" đánh giày" cho hạ sĩ danh dự Trần Văn Hương. Nếu ông Nguyễn Văn Thiệu động não, nghĩ và nói ra câu đó, thì không trở thành" chiến sĩ ra khơi" và sau nầy tiếp tục đón gió trở cờ sau nầy ở nước ngoài. Một số người cho là do thượng tá Tám Hà ( Trần Văn Đắc) hồi chánh viên cao cấp nhất trong hàng ngũ cộng sản, nói ra sau trận tổng công kích tết Mậu Thân 1968, trở vế với chánh nghĩa quốc sau và được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nghe hay, bèn dùng câu nầy cho vài diễn văn toàn quốc. Nhưng câu nói sau đây, chắc chắn là của ông Thiệu năm 1970: " địch dùng súng trường, ta dùng súng liên thanh, địch dùng liên thanh, ta dùng pháo binh và địch dùng pháo binh, ta sử dụng phi cơ dội lên đầu".

    Sau cuộc đảo chánh 1-11-1963, những tướng lãnh phản đã không đủ khả năng lãnh đạo đất nước và viễn kiến nên miền nam mất dần an ninh và cuối cùng lọt vào tay cộng sản chỉ trong 55 ngày. Nhiều nhà phân tích thời cuộc Tây Phương, kể cả những tướng lãnh Hoa Kỳ đều thán phục tinh thần chiến đấu kiên cường của quân đội VNCH, nhưng rất tiếc là giới lãnh đạo chóp bu đã làm thế giới tự do, nhứt là Hoa Kỳ thất vọng với những kẻ phản bội, lần lượt thay thế tổng thống Ngô Đình Diệm:

-Trung tướng Dương Văn Minh: tên nội tuyến nằm vùng, móc nối với siêu cục tình báo T-4 do tên Võ Văn Thời làm thủ trưởng, đã bí mật cho đứa em ruột của Dương Văn Minh là đại tá Dương Văn Nhựt, tự Mười Ty, chúng dàn dựng và điều nghiên tình hình từ năm 1960, chính thức hoạt động từ năm 1962, nên đảo chánh 1963, tên Dương Văn Minh là kẻ chủ mưu sát hại tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu. Nếu ông Diệm còn sống và lưu vong ở nước ngoài, thì tình hình thay đổi khác, nhưng cái chết của tổng thống Diệm là món quá vô giá mà tên Dương Văn Minh" lập công dâng đảng, bác" nên sau năm 1975 hắn được đảng đãi ngộ xứng đáng, ban quyền công dân đầu tiên, sau đó được đảng cho xuất ngoại và chết tại Hoa Kỳ. Tên Dương Văn Minh đã phá hủy mạng lưới an ninh qua việc giải tán 16,000 ấp chiến lược, thả nhiều tên cán bộ cộng sản vào bưng…Và cũng chính tên Dương Văn Minh, thi hành công tác sau cùng của cụm tình báo A-10, bàn giao miền nam vào ngày 30-4-1975, nếu không thì tình hình khả quan khi quân lực VNCH còn giữ 2 quân khu, Saigon…tên Minh lếu láo với giọng đạo đức giả:" tránh đổ máu cho dân"  nhưng thực sự thì hắn rất sợ các" đồng chí" của hắn khi tiến vào Saigòn, chắc chắn bị phản công mạnh, phải trả giá đắt về nhân mạng như trận tổng công kích tết Mậu Thân 1968.

-Trung tướng Nguyễn Khánh: làm cuộc chỉnh lý, đảo chánh không đổ máu năm 1964, nhưng Nguyễn Khách thiếu khả năng, lo sợ đám thầy chùa Ấn Quang, bị Thích Trí Quang áp lực nên đã hèn hạ giết người em út của tổng thống Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Cần. Vợ Nguyễn Khánh đưa vợ của Huỳnh Tấn Phát vào bưng, nên sau đó đã khám phá, đành phải bị lưu vong ở Pháp. Thời kỳ bàn thảo hiệp định Paris, tướng lưu vong, cựu quốc trưởng Nguyễn Khánh đã ủng hộ Việt Cộng, yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam…gần cuối đời, ông làm quốc trưởng dỏm của chính phủ bịp Nguyễn Hữu Chánh.

-Nguyễn Cao Kỳ: thay thế Nguyễn Khánh, ông tướng không quân nầy làm đến chức thủ tướng ( Chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương), thời kỳ có hai biến cố: biến loạn phật giáo miền trung năm 1966 với chiến dịch hy hữu chư từng có trong đạo phật suốt hơn 2500 năm là" mang bàn thờ phật xuống đường" và trận tổng công kích tết Mậu Thân 1968.
   
Sau đó hai ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ trong cuộc ép duyên, trở thành nguyên thủ quốc gia, chức tổng thống là trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, còn Nguyễn Cao Kỳ là phố tổng thống, ngồi chơi xơi nước. Sau đó, ông Thiệu loại bỏ Nguyễn Cao Kỳ, trở thành tổng thống đệ nhị cộng hòa với hiến pháp 1-4-1967 đến ngày miền nam bị mất, ông đã từ chức sau khi phá nát quân lực VNCH và đã di tản sang Đài Bắc, sau đó qua Anh và cuối cùng sang Hoa Kỳ, chết tại nơi đây.

    Miền nam sau cuộc đảo chánh 1-11-1963, là nguyên nhân sau xa đưa đến mất nước. Những phản tướng, nhứt là lãnh đạo như Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Cao kỳ, Nguyễn Văn Thiệu…làm cho miền nam suy yếu, mất dần uy tín quốc tế. Nhưng các tướng lãnh tỏ ra hèn nhát, vô trách nhiệm, cứ đổ thừa đảo chánh 1963 là do Mỹ gây ra. Tuy nhiên nếu Mỹ muốn thay đổi chính phủ miền nam, các tướng vẫn một lòng vì dân vì nước, đoàn kết và bắt tên Dương Văn Minh khi hắn móc nối đảo chánh, thì miền nam làm gì có cái gọi là" ngày cách mạng 1-11-1963?".

    Nọc độc tuyên truyền mà những tên lãnh đạo miền nam, đám phản tướng:" được làm vua, thua đổ thừa cho Mỹ", nhồi nhét vào quân đội, công chức, dân chúng miền nam, hóa ra là rơi đúng vào bẫy sập " chống Mỹ cứu nước" của Việt Cộng và Hồ chí Minh phát động từ sau hiệp định Geneve. Cho đến ngày hôm nay, vẫn còn có một số quân nhân, công chức, dân chúng tin là" Mỹ xấu" như Việt Cộng gọi là" đế quốc Mỹ". Thực tế, trước khi trách người, hãy nhìn lại mình. Nếu Mỹ vắt chanh bỏ vỏ như Việt Cộng, thì không có móng nào định cư ở Hoa Kỳ theo diện: "di tản, vượt biển, ODP" , và các đồng minh của Mỹ như Úc, các nước dân chủ như Canada, Âu Châu, cũng không nhận bất cứ ai sinh sống ở nước họ. Trơ trẽn hơn là có một số người được Mỹ giúp, cứu mà lại phấn khởi cho là:" nhờ Việt Cộng nên mới được sống ở nước ngoài, con cái học thành tài, tiền rủng rỉnh trong trương mục'" thành Việt kiều áo gấm về làng…Nếu Mỹ và các nước đồng minh không chi tiền cho các nước như Thái, Mã, Nam Dương…thì chắc chắn" cá mập mang ơn những người Việt Nam bỏ nước tìm tự do".

     So sánh các vị lãnh đạo miền nam sau cuộc đảo chánh 1-11-1963, thì Dương Văn Minh và Nguyễn Văn Thiệu là hai tên tội đồ dân tộc, với tác hại vô cùng lớn lao cho vận mạng đất nước. Còn Nguyễn Khánh không hại nhiều và Nguyễn Cao Kỳ dù đã có những việc làm không thể chấp nhận qua việc giúp cho đám sinh viên cộng sản như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi…cho mượn cơ sở để chống ông Thiệu trong cuộc bầu cử năm 1971 vì tranh giành quyền lực. Nhưng ông Kỳ bị nhiều người ghét nhứt, vì ông có cái phổi bò, lếu láo, đón gió gần cuối đời. Tuy nhiên kẻ làm hại miền nam nhiều nhứt là Nguyễn Văn Thiệu, lại ít người để ý, ngoài ra còn cho ông là tác giả câu nói:" đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm". Một số thuộc cấp trung thành với ông Thiệu như Hoàng Đức Nhã, Nguyễn Tiến Hưng…vẫn tung hỏa mù, chạy tội cho ông Thiệu. Những gì ông Thiệu làm đã đưa đến miền nam suy vong, được chứng minh qua lịch sử cận đại từ thuở ông đại tá tư lịnh sư đoàn 5, nhờ tham gia đảo chánh, nên thăng quan tiến chức nhanh, cuối cùng là tổng thống, kiêm tổng tư lịnh quân lực VNCH. Những gì mà ông Thiệu làm đã được nhìn thấy qua các điểm sau đây:

1-Ông Thiệu nổi tiếng là cấp sĩ quan" đánh giặc dở" hay không muốn đánh giặc cộng?.

Trong hàng ngũ sĩ quan cao cấp quân lực VNCH, Nguyễn Văn Thiệu được cho là đánh giặc dỡ, nhưng khi đảo chánh, sư đoàn 5 do ông Thiệu làm tư lịnh đã đánh" quân ta rất giỏi", đánh bật cả liên đoàn phòng vệ tổng thống phủ (đây là đơn vị thiện chiến, được giao trọng trách bảo vệ tổng thống và chính phủ). Trường hợp đại tá Nguyễn Văn Thiệu cũng giống như trung tá Phạm Ngọc Thảo, tên Việt Cộng" nằm vùng đơn tuyến" với tên Lê Duẫn. Số là thời kháng chiến, Phạm Ngọc Thảo là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 540, nhiệm vụ bảo vệ trung ương cục miền nam do Lê Duẫn cầm đầu; sau hiệp định Geneve, đáng lẽ Phạm Ngọc Thảo xuống tàu Ba Lan, cặp bến vùng vịnh Sông Ông Đốc ( Cà Mau) để tập kết ra bắc, nhưng hắn được Lê Duẫn bí mật bố trí cài lại miền nam, vì gốc đạo Thiên Chúa, sau đó được đức tổng giám mục Ngô Đình Thục nâng đỡ, lúc làm tỉnh trưởng Kiến Hòa, là ổ Việt Cộng ( quê hương cai tổng Cống, tức là Đồng Văn Cống, say nầy tập kết là trung đoàn trưởng trung đoàn 99, đóng ở Hòa Bình…đất của nữ tướng khăn rằn Nguyễn Thị Định).. Để tạo uy tín cho Phạm Ngọc Thảo, tổng bí thư Lê Duẫn ra lịnh đám Việt Cộng địa phương rút quân vào vùng trong, nên tổng thống Ngô Đình Diệm lầm tưởng là trung tá Phạm Ngọc Thảo có tài bình định nơi nổi tiếng là Việt Cộng. Trường hợp đại tá tư lịnh sư đoàn 5 Nguyễn Văn Thiệu cũng đáng nghi ngờ: có thể là vị tư lịnh nầy" không muốn đánh Việt Cộng" nên bị các sĩ quan chê là đánh giặc dỡ?. Cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 đã chứng minh là đại tá Nguyễn Văn Thiệu đánh quân ta một cách xuất sắc, khiến tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu đành phải di chuyển đến nhà thờ Cha Tam.

Theo tin tức của một số người quen với chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp, trong đó có tôi, được dịp liên lạc với gia đình chuẩn tướng Hiệp, thân tình gọi là" anh Hai". Tôi cũng có ý kiến là" anh Hai" viết lại những gì xảy ra, anh chị hứa cố gắng, nhưng không ngờ là anh Hai Pham Hòa Hiệp (vừa từ trần vào ngày 14-9-2013), dù anh Hai không được khả quan sức khỏe. Tuy nhiên, tôi được biết:  lúc đó anh Hai Phan Hòa Hiệp là trung úy thiết giáp, được đại tá Nguyễn Văn Thiệu phái sang đánh với quân phòng vệ phủ tổng thống, khi đoàn thiết giáp ( 20 chiếc) đến nơi, gặp thiếu tướng Tôn Thất Đính. Sau khi họp, hội đồng quân nhân cách mạng do trung tướng Dương Văn Minh chủ tọa, cùng nhau đồng ý:" chỉ giết ông Ngô Đình Nhu, còn Ngô Đình Diệm thì cho đi ngoại quốc lưu vong"…Nhưng khi đoàn thiết giáp do đại úy Nhung, là sát thủ của Dương Văn Minh sắp khởi hành, thì Dương Văn Minh ở cánh cửa sổ trên lầu, đưa 2 ngón tay, tức là" giết cả hai anh em". Như vậy, rõ ràng tên Dương Văn Minh chính là thủ phạm giết tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu…Trong cuộc đảo chánh nầy, trung úy Phan Hòa Hiệp chỉ là cấp thừa hành, chẳng đặng đừng, nếu có phản ứng gì, thì đám sát thủ của Dương Văn Minh là đại úy Nhung làm thịt ngay. Cả đại tá thiết giáp Dương Ngọc Lắm cũng bị đai úy Nhung chửi, đành bỏ đi, nếu không thì cũng bị giết như trung tá Lê Quang Tung, thiếu tá Lê Quang Triệu, đại tá Hồ Tấn Quyền ( do trung sĩ Trương Ngọc Lực, kẻ theo quân đảo chánh, bắn chết đại tá Quyền).

2-Ông Thiệu chủ trương tham nhũng, làm cho Hoa Kỳ chán ngán, tạo điều kiện cho phong trào phản chiến xuyên tạc: thời tổng thống Ngô Đình Diệm, luật pháp trừng trị rất nạn tham nhũng, theo đó, bất cứ ai thâm lạm công quỷ 5 triệu là bị tử hình, nên lúc ấy quan, công chức được tiếng là tốt trong bộ máy trong sạch. Nhưng khi ông trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm tổng thống, thì ông chủ trương tham nhũng" mua quan bán tước", dù không tệ hại như chế độ Việt Cộng ngày nay, nhưng cũng đủ để làm cho người Mỹ, chính phủ Mỹ chán ngán, đưa đến mất lòng tin và sau cùng là giảm viện trợ.

Nếu chính phủ ông Thiệu thanh liêm, một lòng bảo vệ đất nước, thì miền nam cũng như Nam Hàn, Đài Loan,…Mỹ không chán mà tiếp tục ủng hộ, nên ngày nay, không có hậu quả tại hại khôn lường nầy, nhứt là sau khi Liên Xô sụp đổ, không chừng chế độ cộng sản miền bắc sụp đổ và đất nước Việt Nam thống nhứt dưới thể chế dân chủ.

Việc ông Thiệu ngầm chủ trương tham nhũng, là giúp cho cộng sản thắng lợi, khi đồng minh chán ngán và sau cùng giảm viện trợ, kèm theo đòn bồi của phong trào phản chiến quốc tế ( trong đó nổi tiếng là thiền sư Thích Nhất Hạnh và Võ Văn Ái, là hai tên tội đồ dân tộc). Đúng ra thì anh em tổng thống Ngô Đình Diệm chưa bị giết, sau khi bỏ Dinh Độc Lập, tạm ẩn mình ở nhà thờ Cha Tam, không ai biết, nhưng tình cờ, đại úy Đổ Thọ, tùy viên tổng thống, lại là cháu ruột của tên thiếu tướng Đổ Mậu, vô tình điện thoại báo cho chú biết, nên quân đảo chánh mới biết địa điểm mà cho đoàn thiết giáp đến bắt và sát hại.

3-Nghi vấn về cụm tình báo chiến lược A-22: Sau trận tổng công kích tết Mậu Thân, cộng sản bị thiệt hại rất lớn, con số lên đến 100 ngàn tên, như sự thú nhận của trung tướng Trần Văn Trà. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là người tốt nghiệp Võ Bị, sĩ quan nhà nghề, từng giữ những chức vụ chỉ huy cao cấp ( tư lịnh sư đoàn), đương nhiên là ông không thể tuyển dụng người cố vấn chính trị chỉ qua sự giới thiệu của linh mục Hoàng Quỳnh, một tu sĩ giỏi thánh kinh, nhưng không chuyên về quân sự, chính trị, chỉ cuộc tiến cử đơn giản mà Việt Cộng đã cài trọn cụm tình báo chiến lược A-22 vào nằm trong Dinh Độc Lập, thật là vô lý với một người lãnh đạo quốc gia, quân nhân nhà nghề. Người ta có hể đặt nghi vấn: có thể ông Thiệu đã được móc nối từ phía bên kia để đưa cụm tình báo và dần dần bàn giao miền nam một cách êm thấm?. Do đó, có thể là linh mục Hoàng Quỳnh đã vô tình giúp cho ông Thiệu cài cả hệ cụm tình báo chiến lược để sau nầy điều hành cả guồng máy chính quyền miền nam hầu chiếm trọn nơi nầy mà không tốn máu. Theo kế hoạch, thì ông Thiệu có cái gọi là" cải tổ nội các" để đưa những tên Việt Cộng nắm trọn các chức vụ quan trọng:

-Thủ tướng hay phó thủ tướng đặc trách xây dựng và phát triển nông thôn: Huỳnh Văn Trọng.
-Vũ Ngọc Nhạ: Bộ trưởng nội vụ.
-Lê Hữu Thúy: tổng giám đốc cảnh sát quốc gia.
-Bùi Nhượng Thắng: bộ trưởng thông tin và chiêu hồi.
-Nguyễn Xuân Hòe: bộ trưởng kinh tế.
   

Nếu không có sự theo dõi và phát giác kịp thời của cảnh sát đặc biệt, thì miền nam đã lọt vào tay cộng sản từ năm 1970. Nhưng hai người có công là chuẩn tướng Trần Văn Hai, tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, đại tá Nguyễn Mâu, chỉ huy trưởng ngành cảnh sát đặc biệt lại bị ông Thiệu" trừng trị" bằng cách thay thế tướng Hai bằng thuộc cấp Nguyễn Khắc Bình ( có chị ruột lấy tên bí thư tỉnh ủy Bình Tuy), đại tá Nguyễn Mâu bị cho ngồi chơi xơi nước. Ông Thiệu viện lý do là: đại tá Nguyễn Mâu là người có tham vọng chính trị, có khả năng đảo chánh…thực ra đây chỉ là lý do, chớ chỉ huy cảnh sát đặc biệt, làm sao đảo chánh, vì công việc nầy cần đến những lực lượng quân sự và cấp cao trong quân đội. Đây là nghi vấn: có thể tướng Trần Văn Hai và đại tá Nguyễn Mâu đã" phá vở kế hoạch" bàn giao miền nam trong êm ái, không ai ngờ, nên ông Thiệu tức giận cách chức?

4-Trận tổng công kích tết Mậu Thân: lúc đó ông Thiệu là chủ tịch ủy ban lãnh đạo quốc gia, hình như ông ta đã" biết trước" Việt Cộng sẽ tấn công, nên né tránh bằng cách lấy lý do về quê vợ ở Mỹ Tho để ăn tết để cộng sản mở cuộc tổng tấn công, nhứt là địa bàn thủ đô Saigòn. Tình hình rất nghiêm trọng, vì quân VNCH, cảnh sát, công chức có một phần nghỉ phép. Tuy nhiên nhờ tài chỉ huy của thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, đánh bật cộng sản ra khỏi thủ đô Saigòn và các nơi phản công, gây thiệt hại nặng cho Việt Cộng. Khi tình hình tạm ổn, ông Thiệu mới về, nếu cộng sản thắng, không chừng ông Thiệu có thể giả vờ như bị địch bắt tại Mỹ Tho, với cương vị cao nhất nước, là người bàn giao miền nam với tư cách" chủ tịch ủy ban lãnh đạo quốc gia?".

Hình như sự chiến thắng của tướng Loan, các đơn vị đã làm cho ông Thiệu tức giận, nên vụ thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan bị ám sát hụt, bị thương nặng vào ngày 5-5-1968, khi ông mới vừa rời cục An Ninh Quân Đội, ở đường Nguyễn Bĩnh Khiêm ( gần đài phát thanh) là nơi xem như an ninh…Ngày 7-5-1968 đại tá không quân Lưu Kim Cương, chỉ huy trưởng căn cứ Tân Sơn Nhất bị bắn sẽ chết và 4 tuần lễ sau, ngày 2-6-1968 tại trường học Phước Đức, đường Khổng Tử ( Chợ lớn) có vụ được cho là" bắn lầm" vào bộ chỉ huy hành quân đầu não ở Saigòn. Vụ một chiếc trực thăng (được cho là của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ) bắn lầm, khi đang mở cuộc hành quâ tảo thanh một bộ chỉ huy cao cấp Việt Cộng đặt trong tư gia của thượng tọa Thích Trí Quang…Trái hỏa tiển bắn vào bộ chỉ huy cao cấp của quân VNCH ở Saigon đã sát hại nhiều cấp chủ huy ưu tú đã đánh Việt Cộng tả tơi vùng thủ đô Saigòn, gây tử thương: trung tá Nguyễn Văn Luận, giám đốc nha cảnh sát đô thành, Phó Quốc Trụ, giám đốc hải cảng, trung tá Đào Bá Phước, liên đoàn trưởng liên đoàn 5 Biệt Động Quân. Thiếu tá Lê Ngọc Trụ là trưởng ty cảnh sát. Thiếu tá Nguyễn Ngọc Xinh, ủy ban an ninh hổn hợp. Thiếu tá Nguyễn Bảo Thụy, chánh văn phòng tòa đô chánh Saigòn.  Riêng thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, thoát chết trong đường tơ kẻ tóc.

    Vụ nầy được tung hỏa mù là" sự tranh giành quyền lực giữa hai ông Thiệu-Kỳ" nên phe ông Thiệu thanh toán phe ông Kỳ?. Tuy nhiên, với một bộ chỉ huy quân sự, cảnh sát cao cấp, quan trọng như thế, thì việc trực thăng bắn lầm là điều vô lý, nhưng đây có thể là ông Thiệu muốn" trừng trị" những người làm hỏng cả mưu đồ đen tối có lợi cho phía bên kia.?.Một điểm khác là nếu ông Thiệu đích thực là người yêu nước, quyết tâm chống cộng, hiểu rõ cộng sản như câu nói:" đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỷ những gì cộng sản làm" thì ông Thiệu gạt bỏ tất cả tị hiềm, tranh quyền, trong lúc dầu sôi lữa bỏng, để cùng các chiến sĩ đánh đuổi bọn cộng sản ra khỏi lãnh thổ, chớ không có vụ bắn lầm nầy.

5-Hành quân Lam Sơn 719: sau trận thảm hại tết Mậu Thân, tinh thần quân lính VNCH lên rất cao, tình hình nông thôn khá ổn định, nhưng ông Thiệu cho mở cuộc hành quân Lam Sơn 719, bắt đầu vào ngày 25-3-1971, tấn công vào đường mòn Hồ Chí Minh. Lần nầy quân lực VNCH, nhứt là các đơn vị thiện chiến, tổng trừ bị là sư đoàn Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân..vì phóng đồ hành quân đã bị địch biết trước đến 6 tháng. Theo tin tức sau nầy kiểm chứng sau năm 1975 do một số cán binh Việt Cộng cho biết, thì chiến xa Việt Cộng T-54 đã nằm chờ trên đường 9 Nam Lào, đến nổi cây mọc chung quanh. Đây có phải là do ông Thiệu tiết lộ để cho cộng sản tiêu diệt tiềm năng chiến đấu của quân lực VNCH để cộng sản lấy đà, mở trận tấn công mùa hè đỏ lửa?

6-Mùa Hè Đỏ Lửa: năm 1971, sư đoàn 3 bộ binh thành lập, do chuẩn tướng Vũ Văn Giai làm tư lịnh. Đến năm 1972, đột nhiên tổng thống Thiệu ra lịnh rút khỏi Quảng Trị, hình như đây là cuộc" tập dượt" cho quân Bắc Việt vượt sông Bến Hải để sau cùng là trận chiến năm 1975?. Sau khi rút khỏi Quảng Trị ( do lịnh trên) và nhận được lịnh tái chiếm, nhưng đã quá trễ, nên chuẩn tướng Vũ Văn Giai trở thành vật tế thần của tổng thống Thiệu, bị tù 5 năm.

7- Vào năm 1974, nhận thấy tình hình lâm nguy, đạo Hòa Hảo thành lập lực lượng Bảo An Đoàn do các ông Lê Văn Tập, Lương Trọng Tường…lúc đó ông Thiệu đã thẳng tay đàn áp, dẹp luôn,  vì biết các lực lượng Hòa Hảo sẽ gây khó khăn cho Việt Cộng sau nầy.

8-Sự thảm bại ngày 30-4-1975: cũng chính ông tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người cô lập bộ tổng tham mưu, ông lập ra đường dây đỏ, trực tiếp với các tư lịnh quân đoàn, nên đại tướng tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên" ngồi chơi xơi nước".

-Ông Thiệu ra lịnh trung tướng Ngô Quang Trưởng rút khỏi quân khu 1, gọi là" tái phối trí lực lượng", đồng thời ông Thiệu làm tê liệt những đơn vị chủ lực, thiện chiến là Thủy Quân Lục Chiến, Dù bằng cách phân tác các đơn vị nhiều nơi khác nhau, nên khó điều động để phản công. Lịnh sáng rút, chiều tái chiếm đã làm mất quân khu 1, đưa đến đại lộ kinh hoàng, làm chết hàng chục ngàn người, hơn 2 triệu người di tản và để lại 70,000 tù binh, cùng 100 phi cơ. Cũng như lần trước với chuẩn tướng Vũ Văn Giai, lần nầy tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trút hết trách nhiệm cho trung tướng Lâm Quang Thi, tư lịnh phó quân khu 1, người chịu trách nhiệm các tỉnh phía nam.

-Cuộc di tản quân khu 2: trong cuộc họp ở Cam Ranh, ông Thiệu đề nghị rút quân bằng quốc lộ 7, thì thiếu tướng tư lịnh Phạm Văn Phú chống lại, vì quốc lộ 7 hoang phế từ thời chiến tranh Đông Dương, đường hư, nhiều cầu sập, bất lợi vô cùng. Tướng Phú đề nghị rút bằng quốc lộ 1, an toàn hơn. Lúc đó ông Thiệu móc lon chuẩn tướng gắn cho đại tá Phạm Duy Tất, chỉ huy trưởng Biệt Động quân vùng 2, chuẩn tướng Tất dẫn đoàn quân di tản, chết rất nhiều vì đói khát, chướng ngại và đạn pháo của Việt Cộng…như vậy, ông Thiệu lại muốn tiêu diệt hết tìm năng quân sự của quân khu 2 để sau nầy khó phản công? Nếu ông Thiệu là người" quốc gia" thì ông phải làm cách nào giảm số tử vong của quân lẫn dân. Đây là nghi vấn về ông Thiệu lần nữa tại quân khu 2, sau đó tướng Phú tự sát.

    Đoàn quân, dân di tản đến Tuy Hòa, tổng kế đã chết hơn 150,000 người, riêng quân khu 1, đã để lại cho Việt Cộng 70,000 tù binh và hơn 100 phi cơ….đây là tội ác của Nguyễn Văn Thiệu, rõ ràng như" đêm giữa ban ngày" nhưng tiếc thay là đến ngày hôm nay vẫn còn có một số người vẫn ca tụng ông Thiệu là người chống cộng với lập trường 4 không và câu nói của thượng tá Tám Hà được ông lập lại, trở thành tác giả.

Chính ông Thiệu đã phá nát quân lực VNCH để tạo thời cơ cho Việt Cộng" tiến vài Saigon như chỗ không người" sau lịnh bàn giao của tên nằm vùng Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Hạnh. Nếu không, đoàn quân viễn chinh bắc Việt và du kích tay sai miền nam phải nhận lấy thảm bại, hơn cả tổng công kích tết Mậu Thân 1968, vì miền nam còn có cả lực lượng Nhân Dân Tự Vệ, cùng với các đơn vị quân đội, cảnh sát, sẽ làm cho VC tiêu hao tiềm năng, chưa kể đế yếu tố tiếp liệu ở xa rất bất lợi, lương thực…Trên thế giới nầy, chưa có đạo quân hùng mạnh nào tồn tại nếu cấp chỉ huy muốn đầu hàng giặc hay làm nội ứng. Nhân vật rất thân cận với ông Thiệu là trung tướng Đặng Văn Quang, cố vấn an ninh cho tổng thống, đã bị Mỹ từ chối định cư, vì ông ta làm việc phối hợp với Hoa Kỳ, nhưng không báo cho Mỹ biết lịnh rút quân hổn độn của ông Thiệu. Điều nầy chứng tỏ là ông Thiệu đơn phương làm và tạo thời cơ vô cùng thuận lợi cho Việt Cộng" đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào".

     Sau khi trở thành" chiến sĩ ra khơi", ông Thiệu chả có đóng góp gì, ngoại trừ vài trăm Mỹ Kim cho cái bảo tàng viện ( thương mại) của đại tá tiếp liệu Vũ Văn Lộc, một trong các thuộc cấp của ông Thiệu. Thời điểm thuyền nhân cao, do tác hại ngày 30-4-1975, ông Thiệu không bao giờ đi thăm các trại tỵ nạn, đó là nạn nhân của ông ta. Tệ hại và vô trách nhiệm: thời đó, các nước tây phương đọng lòng, nên có cuộc họp tại Geneve về vấn đề thuyền nhân VN, vào tháng 11 năm 1979, một tuần báo ở Luân Đôn phỏng vấn, ông Thiệu tuyên bố:" tôi không mắc mớ gì đến họ".

     Ông Thiệu lại đón gió hay làm theo kế hoạch của Việt Cộng, vì dù sao đi nữa, ông vẫn là con bài sáng giá?. Năm 1979, ông Thiệu thành lập tổ chức mang tên rất là hòa hợp hòa giải theo định hướng xã hội chủ nghĩa " phong trào xây dựng dân chủ và tái thiết đất nước". May mắn là ông Thiệu chết đột ngột năm 2000, bằng không thì hải ngoại khó ổn, vì ông Thiệu có nhiều thuộc cấp trung thành, cũng như còn có một số người hãy còn tin ông Thiệu là người chống cộng số một.

     Trong suốt quá trình lịch sử miền nam sau đảo chánh ngày 1-11-1963, ông Nguyễn Văn Thiệu là một trong những nguyên nhân chánh gây sụp đổ miền nam qua những sự kiện nêu trên. Đừng tin những gì ông Thiệu nói, hãy nhìn kỷ những gì ông Thiệu làm. Những thuộc cấp thân tín của ông Thiệu đã và đang làm những việc có lợi cho Việt Cộng như đại tá Mai Viết Triết, thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình, đại tướng Trần Thiện Khiêm…đó là tàn dư của ông Thiệu di hại sau năm 1975 ở hải ngoại.
   
Dù đã thoát khỏi sự kiềm kẹp của đảng cộng sản, nhưng người Việt hải ngoại luôn gặp phải những thế lực nội thù, làm xáo trộn cộng đồng:


-Cánh Ấn Quang và Dương Văn Minh:
tìm cách biện minh, chạy tội cho Dương Văn Minh, đám Án Quang như Võ Văn Sáu ( Góp Gió, nay đã dẹp), Võ Văn Ái, với văn phòng thông tin phật giáo thế giới.

-Cánh của Nguyễn Văn Thiệu: gồm các thuộc cấp trung thành như Mai Viết Triết, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khác Bình, Vũ Quốc Thúc..

-Cánh Việt Tân là tay sai cộng sản.

-Thành phần Việt Cộng nằm vùng, chiêu mộ thêm đón gió.

     Trong nước, Việt Cộng đã vinh danh liệt sĩ Phạm Ngọc Thảo, đúc tượng Thích Quảng Đức…thì trong tương lai cũng có thể xuất hiện tượng liệt sĩ Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Thiệu. Hoặc là sau khi thiền sư Nhất Hạnh, cu sĩ Võ Văn Ái" tiêu diêu nơi miền nào đó" thì trong nước làm lễ truy điệu và phong liệt sĩ…có ai biết được chuyện gì có thể xảy ra?.


Trương Minh Hòa.
28/09/2013


*Ghi chú: những chi tiết trong bài viết nầy đã được viết trong quyển sách bằng Anh ngữ:" Good Evening Vietnam" của tác giả, nhằm vén bức màn về cuộc chiến Việt Nam, vốn đã bị quá nhiều hỏa hỏa mù che khuất sự thật./.

 

 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết