Date: Tue, 10 Sep 2013 10:11:33 -0700
From: tranbadam
Subject: Re: Làm tái diễn lịch sử
From: tranbadam
Subject: Re: Làm tái diễn lịch sử
Nghe sao nói vậy:
Khi ở trong trại cải tạo vào giờ nghỉ, quản giáo cho phép nói chuyện nhưng không được phản tuyên truyền , bàn thảo chống quản giáo, trốn trại. Có anh trí nhớ tốt kể nguyên tác chuyện chưỡng của Kim Dung. Hấp dẫn là chuyện SEX cổ kim, khắc hình tượng trên đá, thờ trong đền , viết trên sách, điển hình tây phương có 36 kiểu. Còn Việt Nam ta đi vào văn chương : Đêm bẩy ngày ba vào ra không kể. Nhất Vợ Nhì Trời...
Có một anh cấp Trung úy nguyên công chức bộ Thông tin, kể trường hợp Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu có mật tiếp súc vói mặt trận giải phóng miền nam kể sau:
Chủ thuyết cộng sản duy vật tam vô - thế giới đại đồng, con người chỉ là công cụ. Chủ thuyết Quốc Gia NHÂN VỊ tự túc, tự cường, quốc kế dân sinh kinh tế tư bản, dân chủ tam quyền phân lập. Quốc phòng, quân đội: Chính Quy - Bảo An - Dân Vệ. Cán bộ chính trị cơ sở CÔNG DÂN VỤ. Dân vệ cấp xã phân loại ĐƯƠNG BAN - HẠ BAN, thay phiên một nửa bảo vệ xã, một nửa làm ruộng tăng gia sản xuất. Thành lập ẤP CHIẾN LƯỢC . QLVNCH góp đầu người môt ngàn đồng 1000$00 làm vốn đầu tư kinh tế đối phó Hoa kiều thao túng kinh tế Việt Nam.
Mỹ đã bác bỏ và bắt làm theo kiễu Mỷ " Ceux Qui Pay C'est Le Roi". Quân Đội lấy danh xưng: CHỦ LỰC QUÂN - ĐỊA PHƯƠNG QUÂN - NGHĨA QUÂN. Cán bộ CÔNG DÂN VỤ cải danh XÂY DỰNG NÔNG THÔN, nặng vế TÌNH BÁO hơn là tuyên truyền DÂN VẬN. Bãi bỏ tổ chức đầu tư kinh tế của quân đội. Hạn hẹp ngân khỏa dành cho ẤP CHIẾN LƯỢC và CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ. Đặc biệt đòi đổ quân tham chiến làm ảnh hưởng uy tín QUỐC GIA chống cộng. Do đó, nhận thức Mỹ gây chiến để chiếm ngôi vị siêu cường, viện trợ cho tay nọ lấy tay kia, khi xong việc thí bỏ đồng minh. Do đó, thấy luật sư Nguyễn Hữu Thọ khoa bảng Quốc gia, đứng lên tổ chức mặt trận giải phóng việt nam. Giàng buộc dù trường hợp nào đồng bào cũng thưong nhau, còn ngoại quốc chỉ lợi dụng và làm hại Việt Nam. Sự việc tiếp xúc do lòng ái quốc, không phải bắt tay cộng sản. CIA biết được làm đảo chánh và tàn nhẫn diệt cỏ tận rễ đã sát hại cả ba anh em: Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu - Ngô Đình Cẩn. Mấy tên tay sai Mỹ lưu sú vạn niên và gia đình phải trả quả, đời cha không hết đời con tiếp nô
Tổng Thống Ngô Đình Diệm mưu toan làm lịch sử và 3 anh em đã ái quốc hy sinh cho tổ quốc, Còn Vấn Đề Bắt Tay Cộng Sản đề nghị xem lại. Nghe sao nói vậy, không đồng ý Delite, còn bình dân cà phê vỉa hè trình độ hạn hẹp. Không dám thưa chuyện với quý vị ĐẠI TRÍ THỨC có vị trí thức Salon Dr ( ĐỒ RỞM) cho là mất miền nam Quốc gia là do Việt Nam Cộng Hòa. Còn tự kiêu ƯU THỜI MẪN THẾ , thầy bàn nếu làm cách này, cách nọ, thì không cứ giữ được miền nam và còn giải phóng được cả miền bắc. Tâm thần hoang tưởng!
From: danruong1975
Date: Wed, 4 Sep 2013 12:53:25 -0700
Subject: Làm tái diễn lịch sử
Date: Wed, 4 Sep 2013 12:53:25 -0700
Subject: Làm tái diễn lịch sử
LÀM TÁI DIỄN LỊCH SỬ: MƯU
TOAN THẤT BẠI
(phần 4 và hết)
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
3. TT Ngô Đình Diệm bắt tay với CS
3.1 Vén màn bí mật
Người viết xin ghi lại hai nguồn
tài liệu có thể nói là đáng tin cậy nhất để quí bạn đọc đánh giá xem vấn đề hư
thực như thế nào.
Tài
liệu thứ nhất là tiết lộ của ông Quách Tòng Đức, nguyên Đổng Lý Văn
Phòng Phủ Tổng Thống, người làm việc kề cận và trực tiếp với TT Ngô Đình Diệm,
trong cuộc mạn đàm với LS Lâm Lễ Trinh năm 2005 do LS Trinh ghi lại. Ông Quách
Tòng Đức nói: “Trong giai đoạn chót của chế độ, có tin đồn trong quần chúng và
báo giới Mỹ rằng cố vấn Ngô Đình Nhu đi đêm với CS kháng chiến để tìm ra giải
pháp giữa Nam, Bắc. Chính ông Nhu có đề cập đến chuyện này trong vài phiên nhóm
với tướng lãnh tại Bộ Quốc phòng và ngày 23.7.1963 taị suối Lồ Ồ khi nóí
chuyện với các cán bộ xây dựng Ấp Chiến lược khoá 13. Một nguồn tin khác cho
biết ông Nhu xử dụng trung gian cuả bốn đại sứ Roger Lalouette (Pháp),
d’Orlandi (Ý), Goburdhun (Ấn dộ) và Manelli (Ba Lan), (hai ông sau là thành
viên của Ủy ban Quốc tế kiểm soát đình chiến) cũng như Tổng lãnh sự Pháp
ở Bắc Việt Jacques de Buzon để liên lạc với Hànội.”
Trong cuộc mạn đàm, LS Lâm Lễ Trinh
còn ghi nhận thêm: Ông QTĐ nói có nghe dư luận này nhưng không biết rỏ chi
tiết. Ông cũng có nghe xầm xì rằng ông Nhu đã gặp một đại diện Văn phòng
Chính trị CS (Phạm Hùng?) trong lần đi săn tại Quận Tánh Linh, Bình Tuy. Ông
Đức nghĩ đây chỉ là một đòn chiến thuật của ông Nhu để dằn mặt Hoa kỳ, Tổng
thống Diệm không bao giờ chấp nhận giải pháp điều đình với Hồ Chí Minh. Hơn
nửa, Hiến pháp VNCH có ghi rỏ chủ trương của Miền Nam Việt Nam chống chủ nghĩa
vô thần. Ông Đức còn xác nhận: một Tết Nguyên Đán trước 1963, một cành
đào đỏ lộng lẩy được trưng bày nơi phòng khánh tiết Dinh Độc lập với tấm thiệp
in tặng của “Chủ tich Nhà nước Cọng hoà Xã hội Miền Bắc”.
Tài
liệu thứ hai là cuộc phỏng vấn cụ Cao Xuân Vỹ, nguyên thủ lãnh Thanh
Niên Cộng Hòa thời Đệ I VNCH, người hoạt động sát cánh bên cạnh ông Cố Vấn Ngô
Đình Nhu, do nhà biên Khảo Minh Võ thực hiện. Dưới đây là những câu hỏi và trả
lời quan trọng liên quan đến vấn đề chúng tôi trình bầy.
Minh Võ:
Khi ông cùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy, ông Nhu có cho ông biết hai
người họ bàn chuyện gì không?
| ||
|
Cao Xuân Vỹ:
Lúc ấy thì không. Chỉ biết chúng tôi cùng đến Quận Tánh Linh ở đây có một
vùng do Cộng quân kiểm sóat. Ban đầu cứ tưởng đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến
nơi ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét. Có Phạm Hùng chờ ở đó. Sau này về nhà tôi cũng
không tiện hỏi ông Nhu. Nhưng qua những gì ông tự ý nói ra vào một lúc nào đó thì,
nội dung câu chuyện trên một tiếng đồng hồ, gồm nhiều điều cho đến nay vẫn chưa
được tiết lộ. Có một điều mà phía họ rất quan ngại, nếu không bảo là sợ, rất sợ
chương trình Ấp Chiến Lược. Họ yêu cầu cho biết ai là người chủ trương và mục
đích để làm gì? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là một chủ trương của chính phủ nhằm
bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của
du kích các ông. ...Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì
chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59. Cán bộ các ông có thể về sống với dân lành tại các
ấp...
Về các điều kiện để hiệp thương thì nhiều lần Tổng Thống Diệm đã nói, phải có 6 giai đoạn:
– Bắt đầu bằng việc cho dân hai miền trao đổi thư tín tự do.
– Rồi cho dân qua lại tự do
– Thứ 3 là cho dân hai bên được tự do chọn đinh cư sang bên kia nếu muốn
– Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nama đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn.
– Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương .
– Và sau cùng là tổng tuyển cử.
Về các điều kiện để hiệp thương thì nhiều lần Tổng Thống Diệm đã nói, phải có 6 giai đoạn:
– Bắt đầu bằng việc cho dân hai miền trao đổi thư tín tự do.
– Rồi cho dân qua lại tự do
– Thứ 3 là cho dân hai bên được tự do chọn đinh cư sang bên kia nếu muốn
– Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nama đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn.
– Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương .
– Và sau cùng là tổng tuyển cử.
Có lần ông Nhu tính với chúng tôi: Ông dự đóan rằng, nếu cho
dân tự do chọn nơi định cư, thì căn cứ theo tình trạng về tự do dân chủ tồi tệ
và kinh tế kiệt quệ của miền Bắc lúc ấy, sẽ có khỏang 3 triệu người dân sẽ dần
dần vào định cư ở miền Nam. Vì vậy “mình” phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng
tính rằng hiện dân số miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số miền Nam chỉ
có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở miền Nam thì dân số 2
bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát của Quốc Tế thì chắc mình sẽ
thắng.20.
Minh
Võ: Lần ông tháp tùng ông Nhu đi dự lễ đăng quang của
quốc vương Marốc năm 1962, ông có cho biết là sau đó các ông đến Paris gặp ông
Pinay, đại diện Tổng Thống Charles De Gaulle, bàn chuyện hiệp thương với ông
Hồ. Lúc ấy có mặt giáo sư Bửu Hội không?
Cao
Xuân Vỹ: Dĩ nhiên là có. Vì giáo sư Bửu Hội là đại sứ của VNCH ở
Marốc, và là bạn học với ông Nhu ở bên Pháp. Ông Bửu Hội lại từng là cố vấn cho
Hồ Chí Minh. Nên trong việc này, có thể nói vai trò của ông Bửu Hội cũng quan
trọng không kém ông Nhu. Ông Nhu và chúng tôi ở khách sạn Grillon cả tháng.
Cuộc tiếp xúc xảy ra nhiều lần mà hầu như lần nào cũng có sự hiện diện của giáo
sư Bửu Hội. Ông Nhu cho biết lúc ấy ông Hồ Chí Minh đã nhờ ông Jean Sainteny
xin Tổng Thống De Gaulle giúp. Ông Hồ biết là ông De Gaulle đang có chủ trương
trung lập Đông Dương, lại hận Mỹ đã “hất cẳng” Pháp. Ông Hồ nhờ Sainteny xin
Tổng Thống De Gaulle can thiệp để tiếp xúc với Sài Gòn. Tổng Thống Pháp rất sốt
sắng trong việc này. Sau chuyến đi này ít tháng thì xảy ra vụ ông Nhu “đi săn
cọp” ở Tánh Linh.
Minh Võ:
Việc hai bên thù địch tính chuyện hòa giải thường phải có trung
gian, và khi thưong thuyết cũng cần có người chứng kiến. Ví dụ hiệp định Giơ Ne
Vơ trước khi Pháp và Việt Minh ký kết, thì đã có những cuộc thảo luận, bàn cãi,
mặc cả kéo dài nhiều tháng. Vậy trong việc ông Nhu tiếp xúc với đại diện của Hà
Nội, ngoài các nhà lãnh đạo Pháp quốc ra như Tổng Thống De Gaulle và ông Pinay
ra có còn nước nào biết không?
Cao Xuân Vỹ: Theo Tiến sĩ Ellen Hammer, tác giả cuốn A Death In November, thì trong buổi tiếp tân ra mắt của tân ngoại trưởng Trương Công Cừu vào cuối tháng 8 năm 1963, ông Nhu đã tiếp xúc với trưởng đoàn Ba Lan trong ủy hội Quốc Tế Kiểm Sóat Đình Chiến (ICC) là luật sư Mieczyslaw Maneli, lúc ấy có sự hiện diện của các đại sứ Ấn Độ, đại sứ Pháp, đại sứ Ý và đại diện Vatican. Đúng ra Maneli đã từ Hà Nội vào Saigon vào mùa xuân, trước đó khá lâu. Nhưng khi một số nhà ngoại giao, trong đó dĩ nhiên có đại sứ Pháp Lalouette, tiếp xúc được với Maneli để khuyên ông ta nên gặp ông Ngô Đình Nhu thì vụ Phật Giáo bùng nổ. Cho nên mãi đến cuối tháng 8 hai người mới có dịp gặp nhau tại buổi tiếp tân. Tiến Sĩ Hammer thuật lại rằng lúc ấy Maneli đang nói chuyện với đức Giám mục Asta, đại diện tòa thánh Vatican, thì thấy ông Ngô Đình Nhu cũng đứng đó không xa, đức Giám mục liền kéo Maneli đến giới thiệu với ông Nhu. Lập tức 3 nhà ngoại giao khác cùng tiến về phía họ. Đó là các ông Lalouette, đại sứ Pháp, D'Orlandi, đại sứ Ý và Goburdhun, đại sứ Ấn Độ, cũng là chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Sóat Đình Chiến. Tưởng cùng cần lưu ý là tân đại sứ Mỹ là ông Henry Cabot Lodge cũng có mặt trong cuộc tiếp tân này và cũng đứng cách đó không xa lắm.
Tiến Sĩ Hammer thuật lại nhiều điều trao đổi giữa hai người. Nhưng trong đó tôi chỉ chú ý tới việc ông Nhu nhấn mạnh đến mục đích đem lại hòa bình. Và trong lời đối thoại với Maneli, mà nhiều nghe được, ông Nhu thẳng thắn phê bình các chế độ thực dân, còn nhấn mạnh không chỉ phê bình người Tầu mà thôi, khiến nhiều nhà ngoại giao có mặt tự hỏi, không biết có phải ông nhắm gián tiếp đả kích cả Hoa Kỳ hay không. Còn Maneli thì hứa sẵn sàng giữ vai trò tích cực nhất. Sau đó Maneli nhận được giấy mời đến gặp ông Nhu tại dinh Gia Long vào ngày 02/09/1963. Về cuộc gặp gỡ này thì không thấy có tài liệu nào cho biết nội dung ra sao cả.
Minh Võ: Về phía nhà cầm quyền miền Bắc, phản ứng của họ ra sao, và những đìều kiện họ đưa ra là gì?
Cao Xuân Vỹ: Vẫn theo bà TS Hammer, tác giả cuốn A Death In November, thì khi ông Goburghun, đại sứ Ấn đi Hà Nội với tư cách chủ tịch Ủy Ban Kiểm Sóat Đình Chiến, đến gặp ông Hồ Chí Minh thì thấy ông ta chẳng những không thấy có gì ngăn cản cuộc hiệp thương với Saigon, ông ta còn bảo đại sứ Ấn: “Ngô Đình Diệm là người yêu nước theo cách của ông ta...hãy bắt tay ông ấy thay tôi, nếu gặp.“ Về ông đại sứ Ấn này, thì chính Maneli cũng cho rằng ông ta, cũng như dân Ấn đứng hẳn về phía anh em ông Diệm và sẽ rất buồn nếu “mất lá bài này“. Cho nên Goburghun, cũng như Lalouette, tìm mọi cách để tránh đảo chính. Nhất là ông Lalouette đã nhiều lần cố thuyết phục ông Cagot Lodge, nhưng không thành công.
Khi Maneli đến Hà Nội trình bày kế hoạch theo sự hướng dẫn của các ông Lalouette và Goburghun, thì chỉ hai ngày sau Hà Nội đã có đáp ứng: Hà Nội sẵn sàng khởi sự thương thuyết bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, bí mật hay công khai. Bộ trưởng ngoại giao Xuân Thủy, theo chỉ thị của chủ tịch và thủ tướng sẽ sẵn sàng trình lên một danh sách những hàng hóa có thể trao đổi giữa hai miền. Còn điều kiện, Hà Nội chỉ cần thấy Mỹ rút khỏi miền Nam, thì sẵn sàng bàn thảo về bất cứ vấn đề gì?
Minh Võ: Về nội dung các cuộc thương thuyết, ông có tài liệu nào về tin đồn hồi ấy rằng sẽ có một chính phủ liên hiệp quốc cộng, hay một thứ liên bang Đông Dương không?
Cao Xuân Vỹ: Theo tôi, có lẽ tin đồn này phát xuất từ báo cáo của Maneli. Trong cuốn sách nói trên, Maneli có viết rằng ông ta hỏi Phạm Văn Đồng trước mặt ông Hồ về một khả năng có một thứ chính phủ liên bang với miền Nam, hay một thứ chính phủ liên hiệp không, thì Phạm Văn Đồng trả lời là, mọi sự đều có thể thương lượng trên cơ sở nền độc lập và chủ quyền tối thượng của dân tộc. Mấy lời trên, tác giả Maneli đã trích dẫn báo cáo tối mật của ông ta chỉ gửi cho chính phủ CS Balan, và tòa đại sứ Liên Xô ngày 10/07/1963. (hết trích)
Cao Xuân Vỹ: Theo Tiến sĩ Ellen Hammer, tác giả cuốn A Death In November, thì trong buổi tiếp tân ra mắt của tân ngoại trưởng Trương Công Cừu vào cuối tháng 8 năm 1963, ông Nhu đã tiếp xúc với trưởng đoàn Ba Lan trong ủy hội Quốc Tế Kiểm Sóat Đình Chiến (ICC) là luật sư Mieczyslaw Maneli, lúc ấy có sự hiện diện của các đại sứ Ấn Độ, đại sứ Pháp, đại sứ Ý và đại diện Vatican. Đúng ra Maneli đã từ Hà Nội vào Saigon vào mùa xuân, trước đó khá lâu. Nhưng khi một số nhà ngoại giao, trong đó dĩ nhiên có đại sứ Pháp Lalouette, tiếp xúc được với Maneli để khuyên ông ta nên gặp ông Ngô Đình Nhu thì vụ Phật Giáo bùng nổ. Cho nên mãi đến cuối tháng 8 hai người mới có dịp gặp nhau tại buổi tiếp tân. Tiến Sĩ Hammer thuật lại rằng lúc ấy Maneli đang nói chuyện với đức Giám mục Asta, đại diện tòa thánh Vatican, thì thấy ông Ngô Đình Nhu cũng đứng đó không xa, đức Giám mục liền kéo Maneli đến giới thiệu với ông Nhu. Lập tức 3 nhà ngoại giao khác cùng tiến về phía họ. Đó là các ông Lalouette, đại sứ Pháp, D'Orlandi, đại sứ Ý và Goburdhun, đại sứ Ấn Độ, cũng là chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Sóat Đình Chiến. Tưởng cùng cần lưu ý là tân đại sứ Mỹ là ông Henry Cabot Lodge cũng có mặt trong cuộc tiếp tân này và cũng đứng cách đó không xa lắm.
Tiến Sĩ Hammer thuật lại nhiều điều trao đổi giữa hai người. Nhưng trong đó tôi chỉ chú ý tới việc ông Nhu nhấn mạnh đến mục đích đem lại hòa bình. Và trong lời đối thoại với Maneli, mà nhiều nghe được, ông Nhu thẳng thắn phê bình các chế độ thực dân, còn nhấn mạnh không chỉ phê bình người Tầu mà thôi, khiến nhiều nhà ngoại giao có mặt tự hỏi, không biết có phải ông nhắm gián tiếp đả kích cả Hoa Kỳ hay không. Còn Maneli thì hứa sẵn sàng giữ vai trò tích cực nhất. Sau đó Maneli nhận được giấy mời đến gặp ông Nhu tại dinh Gia Long vào ngày 02/09/1963. Về cuộc gặp gỡ này thì không thấy có tài liệu nào cho biết nội dung ra sao cả.
Minh Võ: Về phía nhà cầm quyền miền Bắc, phản ứng của họ ra sao, và những đìều kiện họ đưa ra là gì?
Cao Xuân Vỹ: Vẫn theo bà TS Hammer, tác giả cuốn A Death In November, thì khi ông Goburghun, đại sứ Ấn đi Hà Nội với tư cách chủ tịch Ủy Ban Kiểm Sóat Đình Chiến, đến gặp ông Hồ Chí Minh thì thấy ông ta chẳng những không thấy có gì ngăn cản cuộc hiệp thương với Saigon, ông ta còn bảo đại sứ Ấn: “Ngô Đình Diệm là người yêu nước theo cách của ông ta...hãy bắt tay ông ấy thay tôi, nếu gặp.“ Về ông đại sứ Ấn này, thì chính Maneli cũng cho rằng ông ta, cũng như dân Ấn đứng hẳn về phía anh em ông Diệm và sẽ rất buồn nếu “mất lá bài này“. Cho nên Goburghun, cũng như Lalouette, tìm mọi cách để tránh đảo chính. Nhất là ông Lalouette đã nhiều lần cố thuyết phục ông Cagot Lodge, nhưng không thành công.
Khi Maneli đến Hà Nội trình bày kế hoạch theo sự hướng dẫn của các ông Lalouette và Goburghun, thì chỉ hai ngày sau Hà Nội đã có đáp ứng: Hà Nội sẵn sàng khởi sự thương thuyết bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, bí mật hay công khai. Bộ trưởng ngoại giao Xuân Thủy, theo chỉ thị của chủ tịch và thủ tướng sẽ sẵn sàng trình lên một danh sách những hàng hóa có thể trao đổi giữa hai miền. Còn điều kiện, Hà Nội chỉ cần thấy Mỹ rút khỏi miền Nam, thì sẵn sàng bàn thảo về bất cứ vấn đề gì?
Minh Võ: Về nội dung các cuộc thương thuyết, ông có tài liệu nào về tin đồn hồi ấy rằng sẽ có một chính phủ liên hiệp quốc cộng, hay một thứ liên bang Đông Dương không?
Cao Xuân Vỹ: Theo tôi, có lẽ tin đồn này phát xuất từ báo cáo của Maneli. Trong cuốn sách nói trên, Maneli có viết rằng ông ta hỏi Phạm Văn Đồng trước mặt ông Hồ về một khả năng có một thứ chính phủ liên bang với miền Nam, hay một thứ chính phủ liên hiệp không, thì Phạm Văn Đồng trả lời là, mọi sự đều có thể thương lượng trên cơ sở nền độc lập và chủ quyền tối thượng của dân tộc. Mấy lời trên, tác giả Maneli đã trích dẫn báo cáo tối mật của ông ta chỉ gửi cho chính phủ CS Balan, và tòa đại sứ Liên Xô ngày 10/07/1963. (hết trích)
3.2 Nhận xét
Qua
cuộc mạn đàm với LS Lâm Lễ Trinh, ông Quách Tòng Đức cho thấy hiểu biết của ông
phần lớn cũng chỉ là nghe tin đồn. 2 sự kiện chính xác
ông Quách Tòng Đức xác nhận: một là ông
Nhu có đề cập đến chuyện này trong vài phiên nhóm với tướng lãnh tại Bộ
Quốc phòng và ngày 23.7.1963 taị suối Lồ Ồ khi nóí chuyện với các cán bộ
xây dựng Ấp Chiến lược khoá 13. Hai là một Tết Nguyên Đán trước 1963, một cành đào đỏ lộng lẩy được trưng bày
nơi phòng khánh tiết Dinh Độc lập với tấm thiệp in tặng của “Chủ tich
Nhà nước Cọng hoà Xã hội Miền Bắc”. Cành đào Hồ tặng TT Diệm có thể
coi là một xảo thuật chính trị, một hành động xã giao, một thông điệp kín đáo
muốn gởi gắm … cái đó không ai biết. Nhưng chuyện ông Nhu tiết lộ với giới
tướng lãnh và với cán bộ xây dựng ấp chiến lược được hiểu như thế nào? Tạo sao
chuyện chính trị quan trọng nhất của đất nước ông Nhu không bàn bạc với Quốc
Hội, với lãnh đạo đảng Cần Lao, Thanh Niên Cộng Hòa, Phong Trào Cách Mạng Quốc
Gia v.v. là những tổ chức chính trị nòng cốt hậu thuẫn cho chính quyền, mà lại
đem nói tùm lum cho quân nhân và công chức là hai giới chỉ biết thừa hành? Ông
Nhu có ẩn ý. Cái đó rõ ràng. Ông biết trong bọn tướng lãnh có đứa đang có ý
định làm phản nên ông muốn nó nói đến tai người Mỹ?
Còn
đối với cụ Cao Xuân Vỹ, những hiểu biết của cụ về vấn đề này xem ra cũng không
có gì sáng sủa. Có thể nói cụ Vỹ không biết tường tận về nội dung kế hoạch của
ông Nhu nếu có, mà cụ chỉ nói lại ý kiến của ông Nhu về vấn đề hiệp thương nếu
có xẩy ra. Cụ kể lại những chuyện tiếp xúc ngoại giao đưa đến suy đoán về vấn đề
này. Những tiết lộ trong cuốn sách A Death In November thì chỉ là những gì cụ đọc
được từ TS Hammer. Theo cụ Vỹ nhận xét thì TT Ngô Đình Diệm không
có đàn áp Phật Giáo. Ông Diệm bị Mỹ giết vì ông đã không đồng ý cho đem quân
đội Mỹ vào VN. Nếu hiệp thương Nam Bắc là một cái bẫy của Hồ Chí Minh thì ông
Diệm không phải là người dễ dàng lọt bẫy. Cụ Vỹ nêu bằng chứng, Các ông Hùynh
Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Phan Kế Toại đều nghe lời dụ dỗ của ông Hồ ra hợp
tác. Các đảng phái quốc gia như Việt Quốc, Việt Cách của các ông Nguyễn Tường
Tam, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần v.v... đều mắc bẫy tham gia chính phủ liên
hiệp và nhận 70 ghế ở quốc hội mà không được bầu. Nhưng như cụ từng viết thì
chỉ có ông Diệm không mắc bẫy. Hồ Chí Minh đã mời ông Diệm giữ chức bộ trưởng
Nội Vụ nhưng bị ông Diệm từ chối thẳng thừng, trong lúc nằm đang ở trong bàn
tay sinh sát của Hồ.
Có một
nghi vấn lớn. Đó là việc ông Nhu gặp Phạm Hùng tại rừng Tánh Linh như cụ
Cao Xuân Vỹ tiết lộ. Phạm Hùng Ủy viên BCT, Ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương
đảng, năm 1963 còn đang là Trưởng ban Thống nhất Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng
Chính phủ, kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Nông nghiệp, Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà
nước, Trưởng ban Tài mậu của Trung ương Đảng. Phạm Hùng ở Hànội giữ những chúc vụ này từ 1958 đến 1966. Mãi đến năm 1967 y
mới vô Nam làm Bí thư Trung ương Cục miền Nam,
Chính uỷ các lực lượng vũ trang miền nam. Như thế thì việc ông Nhu gặp Phạm Hùng tại rừng Tánh
Linh năm 1963 có đáng tin không?
Vấn đề gọi là “TT Diệm bắt tay với
CS” cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu chính thức nào xác nhận và tiết lộ nội
dung. Hồ sơ lưu trữ của VNCH nếu có để lại thì 50 năm qua đã không tránh khỏi
bị những thành phần thù ghét TT Diệm lôi ra để kết tội ông. Sự việc nếu thật sư
đã được định hình thì thiết tưởng cũng khó qua khỏi con mắt cú vọ của CIA Mỹ,
và người Mỹ cũng chẳng cần phải giấu diếm làm gì. Nó đã được giải mật rồi. Phía
CS miền Bắc, kẻ tham dự vào vấn đề (?) cũng chẳng cần ngâm tôm nếu việc này đã
trở thành nghị quyết của Bộ Chính Trị đảng, vì đây là một đề tài có lợi cho
chúng để tuyên truyền: “cả đến Ngô Đình Diệm cũng còn muốn hòa hợp hòa giải với
CS.” Xem như vậy thì vấn đề chỉ là “dư luận” và nếu có thì cũng mới chỉ là bước
thăm dò của đôi bên chứ chưa có gì chắc chắn.
Vấn đề quan trọng đáng bàn không
phải là chuyện có bắt tay hay không có bắt tay, mà là việc bắt tay có những
thuận lợi và trở ngại gì, lợi ích và nguy hại đối với Dân Tộc ra sao. Tuy nhiên
vấn đề này ngoài đề tài của bài viết nên xin được miễn bàn. Người viết chỉ đi
tìm thực hư của lời tố cáo “TT Diệm bắt tay với CS.” Sự thực như thế nào thì
đọc trên đây thiết tưởng quí bạn đọc đã nhận ra. Theo ngu ý thì nếu quả thật
chính quyền của TT Diệm VÀO THỜI ĐIỂM đó (xin nhấn mạnh thời gian) chủ trương
bắt tay với CS, trung lập hóa thành công hai miền Nam Bắc VN, được các cường
quốc và khối các Quốc Gia Không Liên Kết ủng hộ thì là một đại phúc cho Dân Tộc
VN. Nếu sự việc xẩy ra như thế thì có thể tin được rằng VN đã không mất Hoàng Sa,
Trường Sa và Biển. Ấn Quang và bọn trí thức trâu thiển cận không thấy được điều
đó, lại hồ đồ nêu lên một vấn đề không có cơ sở để kết án người vô tội là một
hành vi gian ác và thất đức.
IV. Kết luận
(chung cho toàn bài)
Quí bạn đọc không biết đã được nghe
giáo lý Từ Bi của đạo Phật Ấn Quang bao bao giờ chưa? Xin mời đọc qua lời
thuyết giảng của ngài HT Thích Đôn Hậu sau đây để biết:
- Có
người đến hỏi tôi : Bạch thầy, thầy dạy từ bi, tình yêu, xả kỷ để mang lại
hạnh phúc cho người khác. Nhưng nếu có một thằng vô lại, lười biếng và hư hỏng,
gặp cảnh khó khăn vì gạo tăng giá. Nó cầm dao đến nhà tôi bắt tôi phải đua gạo
cho nó. Nếu tôi nghe nó tức là tôi dồn vợ con tôi vào chỗ chết đói; không nghe
nó tức là để vợ con nó phải chết đói. Đàng nào thì cũng lỗi đạo từ bi. Thật là
lưỡng nan, xin thầy giải quyết dùm …… Vậy phải xử trí thế nào đối với thằng vô
loại đến nhà ăn cướp như thế ? Phải hành xử thế nào cho hợp đạo từ
bi ?
Tôi trả lời thế nầy: Người dân thường thì cầm gậy đánh thằng cướp năm trượng để
đuổi nó đi ; nhưng người phật tử, thấm nhuần đạo lý đức Phật thi tôi
khuyên đánh nó mười trượng. Bởi vì người thường lấy gậy đuổi trộm là chỉ để bảo
vệ hạnh phúc riêng. Nhưng là phật tử, sau khi khuyên anh ta không được thì còn
phải đánh thêm để cho nó thấm đòn tỉnh ngộ và để cứu các người khác ….. (hết
trích)
Ấn Quang đem áp dụng giáo lý từ bi của họ vào chính trị không sai một câu, một
chữ. Vì thế Đệ I VNCH mới bị xóa bỏ, và TT Ngô Đình Diệm mới bị chết thảm. Thế
nhưng thực tế cho thấy, đức từ bi nhường ấy của ông Đôn Hậu và đạo Phật Ấn
Quang đã không cứu được ai. Trái lại càng làm cho quốc nạn và pháp nạn của họ
trở thành trầm trọng thêm. Cái quốc nạn và pháp nạn tưởng tượng của họ ngày
nào, bây giờ đã trở thành hiện thực và càng ngày càng đi vào bế tắc thê thảm.
Thảm trạng của đất nước ngày nay và tình trạng đổ vỡ tanh banh của PG Ấn Quang
là minh chứng không thể phản biện được. Ngày xưa, đứng trước vấn đề khó giải
quyết của đất nước, ông hoàng Sihanouk của xứ Chùa Tháp thường làm nũng « em
chả, em chả » và thoái vị. Xong rồi, ông lại yên vị như trước. Ông HT Quảng Độ
ngày nay cũng muốn bắt chước Sihanouk để giải quyết các vấn đề của Ấn Quang?
Kết quả chưa biết ra sao, nhưng đem phương pháp « em chả, em chả » giải
quyết vấn đề chính trị để giải quyết vấn đề tôn giáo xem ra không mấy thích hợp
và hơi tréo cẳng ngỗng. Nếu ông Quảng Độ từ chức luôn, tìm người kế vị có mưu lược
và bản lãnh để giải quyết vấn đề thì hy vọng có kết quả hơn.
San Jose ngày 4
tháng 9 năm 2013
Duyên-Lãng Hà
Tiến Nhất
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết