--
Kính
Chuyển
MG/HD
MÁU VÀ NƯỚC MẮT CỦA QLVNCH TRÊN ÐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
TRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG DƯƠNG 1955-1975
MƯỜNG GIANG
Một năm sau ngày miền Nam bị cưởng chiếm, phái đoàn Bắc Việt do Trường Chinh đại
diện và Ðảng Bộ Việt Cộng miền Nam tức Mặt Trận Giải Phóng MN, dưới quyền Phạm Hùng,
đã chính thức họp tại Sài Gòn, để khai tử cái Mặt Trận “ MA “, được Hà Nội dàn
dựng và khai sinh từ ngày 20-12-1960, nhằm lường gạt dư luận thế giới và dân
chúng trong nước, qua âm mưu thôn tính VNCH. Cũng từ đó (1976), cái gọi là con
đường huyền thoại Hồ Chí Minh, tức đường mòn Trường Sơn với bí danh 559A, hành
lang để Hà Nội chuyển tiếp liệu, quân dụng và người vào Nam, từ năm 1959 tới
ngày 30-4-1975, cũng bị đảng nhận chìm trong quên lãng.
Bắt đầu từ năm 1989 tới 1991, đã có nhiều biến cố chính trị quan trọng xảy ra tại
Ðông Âu. Ðó là việc các nước chư hầu, lần lượt từ bỏ xã hội chủ nghĩa, kéo theo
sự sụp đổ và tan rã của Liên Bang Sô Viết. Ðể cứu đảng khi đã mất cái dù che của
Nga, Việt Cộng lại ngả về Tàu, đồng thời mở khẩu đổi mới, trải thảm đỏ, mời Hoa
Kỳ, Nhật và Tây Phương vào làm ăn buôn bán. Nhờ vậy lớp son phấn che kín bản mặt
thật của đảng, dần hồi bị xói mòn, bởi các tệ trạng tham nhũng, cướp bóc nơi cửa
quyền và nhất là sự kiện đảng công khai bán nước cho ngoại bang, hèn nhục để
cho dân mình bị Tàu Cộng bắn giết trên biển vào tháng 1-2005, đã làm cho cả nước
không còn hãi sợ và tin Việt Cộng, kể cả một số không ít trí thức khoa bảng
NamVN trước đây, từng tin đảng là chính nghĩa, làm cách mạng chỉ để giải phóng
đất nước bị Mỹ-Ngụy kềm kẹp bóc lột.
Ðể bảo vệ đảng cũng như quyền lợi của chóp bu đang hồi tiến nhanh tiến mạnh, Hà
Nội lai lùi một bước, quay về với chiến lược cũ rích năm nào. Ðó là dùng lịch sử
để lường gạt đồng bào và Việt kiều thêm lần nửa. Ðảng đem những huyền thoại
trên trời dưới biển năm nao, ra hâm nóng lại tinh thần yêu nước là “ yêu nước
xã hội chủ nghĩa “của cán bộ đảng viên, đang bị phân hoá lung lay niềm tin tới
tận gốc, vì dành ăn, tranh quyền và ganh tị lẫn nhau bởi “ trâu cột ghét trâu
ăn “.Ngoài ra, đảng cho trùng tu lại các di tích chiến tranh, như Ðịa đạo Vĩnh
Mốc (Vĩnh Linh-Quảng Trị), Củ Chi (Hậu Nghĩa), cũng như tái tạo lại con đường
mòn Hồ Chí Minh. Công tác trên vừa có tính cách xoa dịu tự ái của những đảng vỉên
bộ đội già bị vắt chanh bỏ võ, sau khi tàn chinh chiến. Ðồng thời lần nữa lừa bịp
cũng như móc túi bọn du khách ngoại quốc, trong đó có không ít Việt Kiều trí thức
Miền Nam ngày xưa trốn quân dịch, nên có bao giờ biết cũng như nếm được mùi chiến
tranh bom đạn, và đám da trắng giàu có đa sự. Bọn này rất muốn biết và nhìn tận
mắt con đường mà Hoa Kỳ, nói là đã oanh tạc một số bom đạn, nhiều hơn số lượng
đã xử dụng trong thời đệ nhi thế chiến nhưng vẫn không ngăn nổi người và quân dụng
Bắc Việt vào Nam.
Việc đẻ ra kế hoạch “ mười năm du lịch “ 1995-2005 “ của Võ văn Kiệt tại nghị định
số 307 ngày 24-5-1995, cũng là một trong những sự sao y bản chánh của Trung Cộng,
vì thấy Ðặng tiểu Bình đã thành công, khi xây dựng các khu du lịch và công nghiệp
tại Thẩm Quyến, Hải Nam, Thượng Hải.. Từ đó Hà Nội đã bất chấp thực tế, vẫn hồng
hơn chuyên, bỏ hằng tỷ bạc ngân sách quốc gia, để xây dựng nhà máy lọc dầu Dung
Quất và thành phố Vạn Tưởng, tại Quảng Tín-Quảng Ngãi, trước sự mai mỉa cười
chê của thế giới. Khắp nước nơi nào cũng tổ chức các tour du lịch, để hốt bạc
và tuyên truyền bộ mặt son phấn mới của VN xã nghĩa. Ngay chốn khỉ ho cò gáy
như miền giới tuyến năm nào trong tỉnh Quảng Trị, cũng có một tour du lịch, từ
Cửa Việt lên tới Khe Sanh, Tà Cơn, Cầu Treo DakRong, ngã ba QL9 và đường mòn
HCM, gọi là The Demilitarized zone tour, thường viết tắt là D.M.Z. Mục đích để
đảng quảng cáo các chiến lợi phẩm thời chiến tranh và cái gọi là nghĩa trang liệt
sĩ Trường Sơn, mà theo thân nhân của người quá cố, trong hòm chỉ có cát-đất, xương
thú vật mà thôi.
Có đọc trường thiên ký sự “ Ðường đi không tới “ của nhà văn VC hồi chánh là
Xuân Vũ, hay đã làm lính VNCH, mới cảm nhận được cái ý vị khổ nhục cùng tận của
cuộc chiến Ðông Dương lần 2 (1955-1975), do Ðệ tam quốc tế cọng sản chủ xướng,
qua vai trò tên lính tiền phương đánh mướn là Việt Cộng. Trong cuộc chiến vô
nghĩa phi lý này, mặt trận tại Trường Sơn, đã là mồ chôn hằng vạn tử sĩ của cả
hai phía. Những địa danh như Dốc pháo cụt, Ðồi không tên, Sông A-Vương, Lũng Giằng,
Khe Sanh, Dakto, A-Shau, Ia-Drang, Pleime, Ðức Cơ.. ra tận miền Bắc, càng lúc càng
trở nên khốc liệt, khi nó chính thức trở thành con đường chiến lược để Bắc Việt
xâm lăng VNCH. Suốt thời gian chiến tranh, Võ Nguyên Giáp qua tư cách Ðại Tướng
tổng tư lệnh quân đội VC, đã từng tuyên bố với báo chí quốc tế, là hắn sẽ đốt rụi
Trường Sơn, dù phải đem giết hết thanh niên nam nữ miền bắc. Cho nên không lạ
khi thấy Xuân Vũ nói “ mạng người lá rụng “, để viết về thảm kịch Ðường Ði
Không Tới, của một số cán binh bộ đội hồi kết năm nào.
Tháng 11-1997, Võ nguyên Giáp khoe thành tích Bát Quái Ðồ, tức là đường Trường
Sơn 559, do Ðinh Ðức Thiện và Ðồng Sĩ Nguyên lần lượt chỉ huy suốt cuộc chiến từ
1960-1975. Ngày xưa thế giới đui mù vì bị bọn trí thức khoa bảng, cha-sư miền Nam
tuyên truyền lật lọng, nên chẳng bao giờ thấy được hình ảnh bộ đội cọng sản “
sinh bắc tử nam “, khi ồ ạt vượt vĩ tuyến 17, vào đường mòn HCM, để tấn công cưỡng
chiếm Miền Nam thanh bình no ấm, như họ đã thấy tại bán đảo Triều Tiên, vào
tháng 6-1950, qua cuộc chiến Cao Ly. Nhưng biết sớm hay muộn cũng giống nhau,
vì ngày nay trên khắp nẻo đường Trường Sơn năm củ, từ Bắc Việt vào tới Phước-Bình
Long, hằng ngày đã có hằng vạn nguời Việt , đói rách bị chĩa súng có gắn mã tấu
sau lưng, để bắt họ làm nghĩa vụ lao động. Cũng qua cái hình ảnh đau thương này,
đã làm cho mọi người trong cuộc của cả hai phía, chợt nhớ tới những cô gái Trường
Sơn năm nào, luôn mỏi ngóng các chàng lính trận có lần đã đi vào con tim của họ.
Ðể rồi từ đó tới nay, tuổi xuân tháp cánh lưng trời, mà bóng ai vẫn biền biệt,
như cái huyền thoại Trường Sơn, thật sự đã chết trong tâm tư đồng bào sơn cước,
khi họ bị VC cướp đất, lừa bịp.. sau khi đất nước đã có hòa bình.
“ mai về quê mẹ, lên biên giới
thăm lại Trường Sơn thuở kiếm
cung
rừng núi vẫn xanh màu khát vọng
chỉ ta hờn tủi, kiếp tha
hương ..”
1- Bối cảnh lịch sử có liên quan tới chiến cuộc Ðông
Dương lần thứ 2 (1955-1975) :
Ngày 7-5-1954 Ðiện Biên Phủ thất thủ, nước VN tạm thời bị chia cắt thành 2 miền
riêng biệt, với 2 thể chê khác nhau, do cái gọi là tứ cường Liên Xô, Anh, Pháp
và Trung Cộng tự ý quyết định số phận của đất nước và dân tộc VN, tại bàn hội
nghị Genève ( Thụy Sĩ ). Hoa Kỳ lúc
đó là đồng chủ tịch nhưng vì một lý do gì đó, nên không ký vào biên bản. Từ đó,
Bắc Việt do Hồ Chí Minh lãnh đạo, công khai theo chế độ cọng sản và là chư hầu
của Nga-Tàu. Miền Nam chọn chính thể Cọng Hòa. Hai miền VN lấy vĩ tuyến 17,
cũng là con sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, làm ranh giới tạm chia. Theo tinh thần
hiệp ước đình chiến, quân viễn chinh Pháp phải rút hết về nước, còn VC trong mặt
trận Việt Minh tại miền Nam, cũng phải tập kết ra bắc.
Từ khi chính thức làm trùm nửa nước, Hồ Chí Minh và đảng VC, theo chân Mao Trạch
Ðông, phóng tay phát động phong trào cải cách ruộng đất năm 1956, làm cho hằng vạn
người dân vô tội tại miền bắc, bị đấu tố chết thảm thương, trong số này hầu hết
đều có công với nước hay với đảng trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Nội vụ
được giấu kín hay được bọn trí thức khoa bảng da trắng thân cộng như G.Kolko, tác
giả quyển “ VN Anatomy of wars 1940-1975 “ tuyên truyền hoàn toàn trái ngược với
sự thật. Trong khi đó, tình hình chính trị của miền Nam từ A - Z, bị bọn trí thức
thân cộng trong và ngoài nước, moi móc, bịa đặt đủ điều vơí mục đích làm mất
chính nghĩa quốc gia của người miền Nam, trong lúc đang chiến đấu chống lại sự
xâm lăng của cọng sản đệ tam quốc tế .
Tại VNCH, những năm đầu tiên, TT Ngô Ðình Diệm đã gặp rất nhiều khó khăn ,
trong việc đương đầu với với các Giáo phái và lực lượng Bình Xuyên. Lợi dụng giậu
đổ bìm leo, VC nằm vùng tại miền Nam đã phát động các cuộc nổi loạn võ trang, gọi
là đồng khởi tại Trà Bồng (Quảng Ngãi), Bắc Ruộng (Bình Thuận) và Mõ Cầy (Bến Tre),
song song với các vụ khủng bố, ám sát đồng bào và viên chức xã ấp khắp nơi nhưng
cuối cùng mọi hành động phá rối của VC đều thất bại. Theo hầu hết các nguồn sử
liệu còn lưu trữ, cho biết tình hình chính trị tại VNCH, vào những năm 1956,1957,
1958 rất khả quan từ Sài Gòn cũng như các tỉnh, nơi thị tứ cho tới chốn quê
làng, đâu cũng vui sống cảnh thanh bình no cơm áo ấm. Nhờ vậy TT Ngô Ðình Diệm
cũng như Chính Phủ Miền Nam, lúc đó đã gây được uy tín rất lớn trên thế giới.
Trước tình hình nguy ngập đó, Hồ Chí Minh đã phải gọi Lê Duẩn, lúc đó đang làm
xứ bộ trưởng, chỉ huy cán bộ nằm vùng tại miền Nam, trở ra Bắc, để duyệt xét lại
kế hoạch cưỡng chiếm VNCH bằng vũ lực, thay vì kỳ vọng vào cuộc tổng tuyển cử thống
nhất đất nước như Hiệp định Geneve 1954 đã qui định, mà VNCH không chịu thi
hành, vì không hề ký vào biên bản hiệp ước trên. Trong phiên họp lần thứ 15 của
Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng, khai diễn ở Hà Nội vào tháng 1-1959, quyết định thành
lập Lực Lượng Vũ Trang tại Miền Nam. Kế tiếp ngày 5-10-1960, đảng lại họp Ðại Hội
3 cũng tại Hà Nội, để thành lập Ðảng Bộ cọng sản Miền Nam, qua danh xưng “ Mặt
Trận Giải Phóng Miền Nam “,làm cánh tay nối dài, vừa là bình phong, vừa tạo
công cụ xâm lăng cho Bắc Việt. Ðúng như Lê Duẩn đã tuyên bố “ Ðó là chiến lược bảo
đảm thắng lợi hoàn toàn cho cuộc cưỡng chiếm miền Nam, dưới sự lãnh đạo của đảng
Mác-Lê và giai cấp công nông “.Tóm lại theo chủ trương của Hà Nội, Ðảng Bộ CS
miền Nam, tức MTGPMN , phải hành động theo ba mục tiêu chiến lược : 1- Ly gián
đồng bào và chính quyền VNCH 2- Ðánh lừa dư luận thế giới về cuộc xâm lăng của
miền Bắc, trở thành cuộc nội chiến tại miền Nam . 3- Tuyệt đối phải tuân theo
các chỉ thị của đảng, do miền Bắc lãnh đạo, Mặt trận miền Nam chỉ thừa hành,
theo đúng chính sách đề cương trong khối xã hội chủ nghĩa quốc tế.
Nên tới nay, dù được gọi bằng danh từ gì chăng nửa như Cục R, Ðảng bộ CS Miền
Nam, Mặt Trận GPMN.. thì cũng chỉ là “ Mặt trận mốc xì, đảng ta đó “ qua lời
tuyên bố trơ trẽn của Lê Ðức Thọ tại Ba Lê, sau khi vừa ký xong với Kissinger
trên tờ hiệp định ngưng bắn năm 1973. MTGPMN được hợp thức hóa vào cuối tháng
12-1960 tại một căn cứ của VC, nằm cách biên giới Việt-Miên chừng 7km. Ðây là
khu rừng già nằm kế cầu Cần Ðăng, trên con đường đá đỏ Trà Băng, Trại Bí, Xóm Mới,
Sóc Ông Trang.. thuộc tỉnh Tây Ninh. Buổi lễ được đặt dưới quyền chủ tọa của
Sáu Vi,bí danh của đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ủy viên bộ chính trị, bí thư
trung ương đảng, nguyên phụ trách vấn đề nông dân và thanh niên miền bắc. Mặt
trận có mười nhân vật khoa bảng miền Nam, đang đối lập chính trị với VNCH, gồm
Nguyễn Hữu Thọ (đang bị giam tại Cũng Sơn-Phú Yên, vì tội hiếp dâm, dược VC giải
thoát ), Trương Như Tảng, Dương Quỳnh Hoa, Phùng văn Cung, Ưng văn Kỳ.. Bọn này
hầu hết thuộc thành phần địa chủ, phú gia thời Pháp thuộc, được VC nằm vùng là
Huỳnh tấn Phát móc nối dụ dỗ. Tất cả được Hà Nội đem ra làm bung xung che mắt
thiên hạ nhưng đầu não lãnh đạo, vẫn do Lê Duẫn, Lê Ðức Thọ, Phạm Hùng, Trần
văn Trà, Nguyễn Chí Thanh.. quyết định theo đúng chính sách của Hà Nội đã nghị
quyết. Cũng từ đó, Nguyễn Hữu Thọ được phong hàm chủ tịch Mặt Trận, mở đầu cuộc
chiến xâm lăng Miền Nam bằng vũ lực. Tại Miền bắc, Hồ Chí Minh ban lệnh hồi kết,
hàng chục ngàn cán binh bộ đội trở về Nam, để thành lập “ Quân Giải Phóng “ do
Trần Văn Trà làm tư lệnh. Một số lớn Hoa kiều sống tại Hải Ninh, Hải Phòng, Hà
Nội, Thanh Hóa.. cũng được vào Nam, cùng một số Hoa Kiều thân cộng, đang do Tư
Méo, tức Trương Gia Triều, bí danh Trần Bạch Ðằng chỉ huy, để trà trộn, tuyên
truyền gây rối trong cộng đồng người Hoa miền Nam. Ðồng thời con đường mòn giao
liên cũ, từ miền bắc vào Liên Khu 5, do đại tá Nguyễn Thông, bí danh của trung
tá Nhật Ishitako, mở năm 1947, cũng được đảng giao cho Hai xe ngựa tức đại tá
Võ Bẳm nối lại, để trùng tu vào năm 1959. Ðây là con đường chiến lược Liên Việt,
tức là đường mòn Trường Sơn hay Hồ Chí Minh, mang bí danh 559A. Sau khi Pham
văn Ðồng nhân danh thủ tướng nước VNDCCH, theo chỉ thị của đảng và chủ tịch Hồ
Chí Minh, ký xác nhận quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thuộc Trung Cộng vào năm
1958, thì Hà Nội được Tàu Cộng, giúp phương tiện mở thêm một đường dây trên biển
Ðông với bí danh 559B hay 759, chuyển quân dụng và bộ đội từ bắc vào nam bằng
đường thủy. Theo Ðồng văn Cống, từng phụ trách đường dây 559B từ 1959-1968, thì
việc tổ chức hai con đường bí mật trên, chỉ có Hồ Chí Minh, Phạm văn Ðồng, Lê
Duẩn, Phạm Hùng, Lê Ðức Thọ, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng và Trần văn Trà, biết
mà thôi. Còn những người khác chỉ thừa hành theo lệnh, kể cả Nguyễn Chí Thanh, Trần
Ðộ, Trường Chinh..
2- Ðường Mòn Hồ Chí Minh :
Sự thật, những chuyện đã xảy ra hằng ngày trên đường mòn HCM, tức là hành lang
xâm nhập người và quân dụng, từ Bắc vào Nam của cong sản Hà Nội, đối với Hoa Kỳ
và VNCH, không phải là huyền thoại hay bí mật ghê gớm, vì những gì xảy ra ở đó,
qua phi cơ thám thính và các toán Biệt Kích hoạt động, họ gần như biết đủ. Có chăng là sự lạ lùng, vì ai cũng biết VC là kẻ chủ
mưu gây nên cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2, chứ không phải là nội chiến. Ngoài
ra cuộc xâm lược qui mô đều phát xuất từ đường mòn Trường Sơn, tiếp diễn liên tục
đêm ngày không bao giờ gián đọan. Thế nhưng quân lực Hoa Kỳ, Ðồng Minh và ngay
cả VNCH, cũng bị chính phủ Mỹ tại Hoa Thịnh Ðốn, ra lệnh giới hạn trong lúc chiến
đấu với VC, theo qui định tại nhiều điểm, được gọi là “ Luật Chiến Ðấu ố Rules
of Engagement “.Ngoài ra cũng không được tấn cộng hậu phương miền bắc, để tránh
sự đụng độ quân sự với Trung Cộng, như đã xảy ra năm 1950, tại chiến cuộc Cao
Ly.
Năm 1985, sau mười năm chấm dứt cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2, Bộ Quốc Phòng Mỹ
mới cho phép giảm độ mật, khi cho Congressssional Record phổ biến hạn chế, cái gọi
là “ Luật Chiến Ðấu tại VN “ qua 26 trang tóm tắt, trong đó có liên quan tới đường
mòn Hồ Chí Minh. Cũng nhờ vậy, ta mới biết được nhiều điều thật vô lý, chỉ có
siêu cường Mỹ mới có. Chẳng hạn nhu trong luật chiến đấu, có điều 3 cấm không
quân Mỹ giội bom các quân xa VC, nếu chúng ở cách đường mòn HCM 200m. Ðiều này
giúp cho quân xa Bắc Việt an toàn khi chúng lái xe trên đường mòn Trường Sơn,
lúc nghe máy bay Mỹ oanh tạc, chỉ cần lái x e ra khỏi vị trí 200m, là hết chuyện.
Còn điều 6 thì cấm quân Mỹ truy kích VC, nếu chúng rút qua biên giời Lào hay
Kampuchia. Biếy vậy, nên hầu hết các căn cứ của Bắc Việt, kể cả cục R đều đươc
lập sát hay bên kia biên giới, nên rất an toàn. Do trên các cuộc hành quân vượt
biên mang tên Toàn Thắng, vào năm 1970 tại Miên hay hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ
Lào, vào thời TT Nixon, đã bị đảng Dân Chủ Mỹ thân cộng, căn cứ vào luật chiến
đấu, la ó phản đối dữ dội. Cuối cùng tại Quốc Hội, cũng cái đám nghị sĩ-dân biểu
đảng Dân Chủ Hoa Kỳ, ra luật cấm quân lực Hoa Kỳ hành quân vượt biên khỏi Nam
VN. Những bí mật nhỏ nhoi trên, chỉ là một trong muôn ngàn điều bật mí sau này,
cũng là lý do, khiến cho Mỹ cũng như VNCH, dù đã nỗ lực và hao tốn không biết
bao nhiêu tiền bạc, xương máu nhưng cuối cùng vẫn không ngăn nổi cuộc tiến quân
của Bắc Việt, trên đường mòn HCM.
Theo Ðồng Sĩ Nguyên, phụ trách Binh Ðoàn 559A từ tháng 12/1966 tới tháng
4/1975, thì đơn vị này có gần 2000 xe vận tải và 4 binh trạm, với nhiệm vụ tải
người và quân dụng từ miền Bắc vào Nam. Quân số của Binh đoàn 559A trên 120.000
người, gồm 10.000 thanh niên xung phong, 1 sư đoàn cao xạ phòng không của Bộ
TTM/VC tăng phái và tám sư đoàn vận tải, chiến đấu trực thuộc. Sau ngày ký hiệp
định ngưng bắn 1973, cọng sản Bắc Việt bãi bỏ giai đoạn gùi thồ đường đất và
binh trạm, mà công khai chuyển quân từ bắc vào nam, mỗi lần cả sư đoàn tới binh
đoàn, kể cả tăng-pháo, trước sự bất lực của VNCH khi Hoa Kỳ đã phủi tay về nước.
Do trên cuộc hành trình chỉ mất 12 ngày, thay vì 4 tháng như trước, nên VC lúc
nào cũng đủ quân số và quân dụng, vì có cả một núi người sẵn sàng “ sinh bắc tử
nam “, cũng như các nước xã hội anh em, nhất là Trung Cộng, hết lòng chi viện.
Trong lúc đó, VNCH chiến đấu với cả khối cọng sản đệ tam quốc tế trong cô đơn
nơi chiến trường, đã vậy còn bị bọn cốt người mà óc khỉ tại hậu phương, công
khai đâm hùa trí mạng. Chiến đấu trong hoàn cảnh thê thiết như vậy, không mất
nước mới là chuyện lạ ?
A - ÐƯỜNG MÒN TRƯỜNG SƠN :
Hầu hết con đường chiến lược HCM đều nằm trên rặng Trường Sơn, kể cả tuyến xuất
phát tại Vinh (Nghệ An), cho tới đoạn cuối cùng rẽ vào Phước Long. Rặng Trường Sơn
là xương sống của Trung phần, khởi đầu từ sông Cả tới sông Bông (Quảng Nam), chạy
dọc theo biên giới Việt Lào. Từ bắc vào nam, có nhiều rặng núi cao trên 2500m,
như Pu-Sai-Lai-Leng ở Nghệ An cao 2711m, Vụ Quang tại Hà Tĩnh cao 2286m, A Tuất
ở Thừa Thiên cao 2550m.. Nhưng nhờ có nhiều đèo như Kéo Nưa trên núi Bà Mụ, đèo
Mụ Giạ ở Hà Tỉnh, đèo Lao Bảo trên quốc lộ 9, nên sự thông thương giữa Lào-Việt
rất thuận tiện. Từ năm 1960 về sau, Bắc Việt lợi dụng những đường đèo trên, để
nối liền nhánh Trường Sơn Ðông ở VN sang Trường Sơn Tây, hoàn toàn nằm trên đất
Lào.
Rặng Trường Sơn từ phía nam sông Bông tới Miền Ðông Nam Phần, được gọi là Cao
Nguyên Nam Trung Phần, vì độ cao chỉ còn trung bình 1000m, trừ phía bắc tỉnh
Kon Tum, cửa ngỏ của Bắc Việt xâm nhập vào Vùng 2 chiến thuật, lại có nhiều rặng
núi cao, rất đồ sộ và hiểm trở như Ngọc Lĩnh (2598m), Movia (2338m), Ngok Krin (2215m).
Tại tỉnh Pleiku, cao nguyên Nam Trung Phần, hơi cao ở mạn đông tại ranh giới
các tỉnh Phú Bổn, Bình Ðịnh nhưng lại thấp dần ở Miền Ba Biên Giới. Lợi dụng địa
thế thiên nhiên vùng này, Hà Nội đã làm một nhánh rẽ, từ Ðức Cơ-Pleime xuống miền
duyên hải Trung phần.
Khởi đầu từ năm 1959, đường mòn HCM do Hai xe ngựa (Võ Bẳm) sáng tạo, thật sự
chỉ là một tuyến đường gùi vô cùng bí mật, với “ đi không để dấu, nấu không để
khói và nói không thành tiếng “.Sau đó theo thời gian và nhu cầu chiến cuộc,
tuyến gùi phát triển dân thành tuyến đường thồ xe đap, rồi đường xe ô tô với đường
dây điện thoại cùng hệ thống ống dẫn dầu, chạy song song kế đường mòn. Có thể gọi
đây là một Bát Trận Ðồ cũng không ngoa chút nào vì con đường có tới hằng trăm,
hằng ngàn nhánh nhỏ, chạy chằng chịt dọc ngang, từ đông sang tây, khắp nam tới
bắc, chẳng biết đâu mà mò, kể cả VC, nếu không có giao liên hướng dẫn, vẫn bị lạc
chết đói, như Dương Thu Hương đã kể trong tiểu thuyết “ Vô Ðề “.Sau năm 1973 khi
hiệp định ngưng bắn ra đời, Kissinger cho phép quân Bắc Việt ở lại VNCH hợp pháp
như là một thực thể chính trị, giúp Hà Nội ngang nhiên xây dựng con đường chiến
lược trên, thành một xa lộ đất xe cộ xuôi ngược rộn rịp đêm ngày. Năm 1974, chủ
tịch cọng sản Cuba là Fidel Castro đã tặng cho Hà Nội, một dàn thiết bị máy
móc, làm cầu đường do Nhật chế và còn giúp một đơn vị công binh, tới tận Quảng
Trị hướng dẫn công binh Bắc Việt, làm chiếc cầu dây treo Dakrong, nằm trên ngã
tư Khe Sanh-Tchépone và đường mòn. Sau đó chính Fidel Castro tới tận chỗ để làm
lễ khánh thành cầu, còn được hướng dẫn đi thăm Ðông Hà, mà Bắc Việt khoe là
vùng giải phóng, từ sau trận Mùa Hè Ðỏ Lửa năm 1972.
Theo các tài liệu hiện hành của cả mọi phía, có trong thư viện và báo chí VC
sau này, thì hệ thống đường mòn HCM, chạy dài từ Trung Lào tới Cam Bốt, sự thật
là hoàn toàn nằm trên lãnh thổ Lào-Miên. Con đường này được xâm nhập vào lãnh
thổ VNCH bằng năm nhánh rẽ với 21 trục giao liên, có chiều dài tính theo đường
đất tổng cộng hơn 12.000 dặm Anh. Con đường được mang nhiều tên và chỉ có đọan
trên lãnh thổ Bắc Việt, mới được gọi là đường Hồ Chí Minh. Riêng khúc đường chạy
trong lãnh thổ Lào và Nam VN lại có nhiều tên như đường Thống Nhất, Dân Tộc Giải
Phóng và Cách Mạng. Còn đoạn cuối trên đất Miên là đường mòn Sihanouk. Ðể bảo toàn
bí mật, tất cả hàng hóa, quân dụng, vũ khí và bộ đội xuất phát từ ga Hàng Cỏ
(Hà Nội) hay Vinh (Nghệ An), đều được đưa tới cửa ngõ Tân Kỳ (Nghệ An) hay Quán
Trại (Ðức Tho-Hà Tĩnh), để vào Quảng Bình và Quảng Trị, rồi từ đó mới xuất tuyến
xâm nhập vào Nam. Nhưng đường đi, dù ở trong lãnh thổ Bắc Việt, vẫn vô cùng
nguy hiểm, vì bị phi cơ Hoa Kỳ oanh tạc hằng ngày, nhất là tại thung lũng tử thần
Ðồng Lộc. Ở đây, đường chạy giữa hai rặng núi cao, bên này là Rú Mòi, còn phía
kia mang tên Sọ Voi. Ðây chính là cửa ngỏ đầu tiên, của đường mòn HCM, nối liền
bắc VN tới lãnh thổ Lào. Từ đó đường mòn mang tên Trường Sơn Tây, tiếp tục tới
Khâm Muôn (Lào), thì gặp Ðường 20 Quyết Thắng, từ Phọng Nhạ (Quảng Bình) sang.
Khúc đường này dài hơn 127 km, chạy len lỏi giữa khu rừng già Kẽ Bàng và miền
hoang địa Bulapha của Lào.
Theo báo Aux Ecoutes du Monte, thì hải cảngVinh (Nghệ An), là yết hầu của đường
mòn HCM, vì gần như mọi thứ đều xuất phát ở đây, để xâm nhập vào Nam. Cũng từ
đây, đường được phân làm ba nhánh qua Lào, để tránh thiệt hại vì sự oanh tạc của
máy bay Mỹ. Riêng tổng hành dinh của Ðoàn 559A, thì đóng rải rác trong khu tam
giác các thị trấn Napé, Kamkeut,Kanmon.. nằm dọc theo con sông Nam Pao của Lào.
Ðây là một quân chủng đặc biệt của cọng sản Bắc Việt, gồm công binh, vận tải,
trách nhiệm bảo trì, sửa chữa con đường, đồng thời phân phối quản trị đoàn dân
công, xe tải chuyển vận bộ đội, vũ khí, tiếp liệu từ bắc vào chiến trường miền
Nam.
Tại ngã ba Khâm Muôn, giao điểm của hai nhánh Quyết Thắng 20 và Tân Kỳ, đường
mòn HCM, đi vào khu rừng già Hạ Lào, cặp kè với con sông Nam Cà Dinh, chạy tới
đỉnh dốc đứng 1001 trên núi Răng Cọp. Từ đây đường mòn đổi tên thành Trường
Sơn, sau khi vượt qua vĩ tuyến 17, để tới thị trấn Tchepone (Muang Xepon) nằm
trên quốc lộ 9. Ðây cũng là phân nhánh đầu tiên của đường mòn Trường Sơn, xâm
nhập lãnh thổ VNCH, để tấn công các căn cứ quân sự Lao Bảo, Khe Sanh, Làng Vei,
Cà Lu.. trong tỉnh Quảng Trị. Sau đó, đường mòn vẫn tiếp tục chạy trên đất Lào
tới núi Ấp Bia (937m), một địa danh nổi tiếng, trong cuộc chiến Ðông Dương lần
thứ hai (1960-1975), được một ký giả ngoại quốc, chứng kiến tận mắt cảnh hàng
ngàn xác bộ đội Bắc Việt, bị banh thây bỏ lại tại chiến trường, vì bom dạn phi
pháo, nên đã đặt là Hambuger Hill. Tại đây, đường lại được phân nhánh tới các
thung lũng A Lưới, Tà Bạt và A Shau. Ðậy là bàn đạp mà Hà Nội tập trung bộ đội,
để tấn công Thừa Thiên và Ðà Nẳng. Sau khi vượt qua cao nguyên Boloven gần ngã
ba biên giới Việt-Lào-Miên, đường mòn lại phân thành hai nhánh khác chạy vào
lãnh thổ VNCH, một nhánh phát xuất từ Savarane tới Dakto, Tân Cảnh, Kontum..
trước khi ngang qua các trại Lực Lượng Ðặc Biệt Benhet, Dakto.. Nhánh khác từ
Attopeu vào Pleiku, ngang qua Trại LLÐB Ðức Cơ, Pleime. Nằm giữa hai nhánh rẽ
này vẫn trên đất Lào, là mật khu 609 của Bắc Việt. Kể từ đây, đường mòn Trường
Sơn đổi thành đường mòn Sihanouk, với nhiều mật khu như 702,701,740,
203,351,350 và 400. Trên đất Miên, đường mòn có một nhánh rẽ vào Phước Long và
phần cuối cùng chạy xuống tận hải cảng Kampong Som (Sihanouk Ville) của Miên.
Chính tại đây, Bắc Việt nhận trực tiếp hàng hóa viện trợ của Nga,Tàu và Ðông
Âu, tới năm 1970 mới chấm dứt, khi Sihanouk bị Lonnol lật đổ. Nhờ đó Hoa Kỳ và
QLVNCH mới được phép hành quân sang đất Miên theo lời yêu câu của chính phủ mới,
nên mối tiêu diệt gần như tất cả các mật khu của Bắc Việt tại đây, qua các cuộc
hành quân Toàn Thắng và Cửu Long.
Tóm lại suốt cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai, ngoài số nạn nhân chết bởi bom
đạn, giao tranh, phần lớn bộ đội, cán binh cọng sản miền bắc, được ghi nhận là
ngã gục trên đường Trường Sơn, vì trăm ngàn nổi gian lao cực nhọc và bệnh tật,
đó là chưa kể tới chết khi đụng trận, bị bom đạn oanh tạc, mìn bẩy. Hàng vạn nấm
mồ hoang lạnh, được vùi lập vội vàng, trên con đường dài heo hút, chỉ một thời gian
ngắn, đã biến thành phân mục, bón xanh thêm cây lá rừng hoang, như Trần Xuân Lợi,
một bộ đội vượt tuyến đã viết :
“ Những hồi mưa ngớt
Tựa nghĩ gốc cây
Nhìn rừng không nói
Nhìn mây chẳng thấy
Chỉ có núi đèo
Kế nhau nối tiếp
Oại là khủng khiếp
Cho cảnh Trường Sơn ..”
Hay : “ Rải rác biên cương mồ
viễn xứ, chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, áo bào thay chiếu anh về đất,
sông nuí gầm vang khúc độc hành ố Quang Dũng “.Tất cả là sự thật, mà Ðại Tá Võ
Ðại Tôn, tức nhà thơ Hoàng Phong Linh, trong cuộc Ðông Tiến bất thành, khi trở
về VN để giải phóng quê hương sau năm 1975, đã ghi lại :
“ Ðỉnh núi cao mây vờn,
đá nghìn năm quên tuổi
ta lạc loài như dã thú không
tên
qua Tchépone, Boloven
về Hạ Lào thăm thẳm
Atopeu đường xa muôn dặm
Rừng tây nguyên heo hút
trong tim ..”
Con đường có rất nhiều đoạn dài, xuyên giữa rừng già bất tận, phi cơ quan sát
hay không ảnh cũng bó tay, ngoại trừ sự xâm nhập của các Toán Biệt Kích, thuộc
binh chủng LLDB/VNCH.
Ðể bảo vệ con đường chiến lược này, Bắc Việt thành lập Ðoàn 559A, gồm nhiều
binh trạm, mỗi nơi có quân số tương đượng một trung đoàn tác chiến. Giữa hai
khu vực, có các toán giao liên và các kho dã chiến. Vùng nào lo vùng nấy, không
ai biết gì tới các khu vực lân cận. Tóm lại, Ðoàn 559A chỉ có trách nhiệm từ vĩ
tuyến 17 đổ vào nam mà thôi. Riêng phía bên này vĩ tuyển ra tới Bắc Việt, bổn phận
tái tạo và giữ tốt, các tuyến đường giao thông, tiếp vận cho chiến trường, được
giao cho hàng vạn thanh niên nam nữ, trong ba tổng đội Thanh Niên Xung Phong.
Do trên đã có không biết bao nhiêu người tuổi trẻ, phải gục chết giữa bom đạn,
khi bị bắt buộc bám trụ tại chỗ, để mỗi lần phi cơ Mỹ oanh tạc vừa dứt, thì họ
với sức người và cuốc xẻng, ào ra chiến trường, để lấp hố bom trên mặt đường vừa
bị cầy nát. Bởi thế giao thông không bao giờ bị gián đoạn.
B - CÁN BINH, BỘ ÐỘI BẮC VIỆT
TRÊN ÐƯỜNG MÒN HCM :
Với mục đích lường gạt dư luận thế giới, đánh lận con đen, chối bỏ việc trắng
trợn xâm lăng VNCH, nên cọng sản Bắc Việt lúc nào cũng tổ chức cuộc chuyển quân
vào Nam, thật bí mật. Thêm vào đó là sự phụ họa rất ăn khớp nhịp nhàng của một
số báo chí theo VC tại miền Nam, nên Hà Nội gần như đâm mù cả nhân loại, khiến
ai cũng tin là cuộc chiến tại miền nam, là do chính người miền nam vì bất mãn chính
phủ độc tài tàn bạo, nên nỗi loạn chống phá, chứ miền bắc không hề can dự. Thời
gian đầu cuộc chiến, việc chuyển quân từ bắc vào nam, thật vô cùng khó khăn
nguy hiểm. Vì thế chỉ có bộ binh vượt tuyến mà thôi. Còn vũ khí quân dụng, được
chuyển vận bằng ghe thuyền tại tuyến đường 559B trên Ðông Hải, do Ðồng văn Cống
phụ trách. Trước tết Mậu Thân 1968, bộ đội Bắc Việt vào Nam, được bồi dưỡng và
huấn luyện trong thởi gian 8 tháng, với tiêu chuẩn 2 đồng 40 xu tiền Hồ/1 ngày.
Trước khi lên đường “ sanh bắc tử nam”, các cán binh bộ đội được cấp 5 ngày
phép về thăm gia đình. Vì chủ nghĩa xã hội miền bắc rất công bình, con trốn
quân dịch, cha mẹ dù có già 100 tuổi vẫn phải đi thế, ngoài ra tất cả tem phiếu,
sổ gia đình đều bị tịch thu. Nên trong một xứ mà tất cả nhu yếu phẩm đều phải
bó buộc mua tại cửa hàng quốc doanh, chợ nhà nước, thì đâu có ai dám không đi
lính, để vừa khổ thân lại làm liên lụy cho gia đình. Ở Bắc Việt, củng không có
chùa, nhà thờ và trường đại học, nên cũng không có chế độ hoãn dịch vì tu xuất
hay học hành. Còn du học hay xuất ngoại , thì chỉ dành ưu tiên cho con cái và
gia đình cán bự cỡ tổng bộ trưởng và hàng trung ưởng đảng, nên sau khi hết phép,
ai nấy đều trở lại để lên đường vào Nam theo lệnh đảng.
Trên đường tiến quân còn trong lãnh thổ Bắc Việt, các đơn vị chính quy hành
quân, vẫn sử dụng quân phục cố hữu bằng vải kaki Nam Ðịnh, với mũ bầu có bọc vải
dầu, màu xanh lá cây. . Quân xa sẽ chở bộ
đội tới Lào, qua một trong ba tuyến đường chiến lược, nối liền hai nhánh Trường
Sơn Ðông và Tây, tại Ðồng Lộc (Hà Tĩnh), Phong Nhạ (Quảng Bình) và Vĩnh Linh
(Quãng Trị), để tới biên giới VNCH. Tại đây, bộ đội cọng sản Bắc Việt, sẽ lột
xác hoàn toàn thành người “ Giải Phóng Quân “ trong MTGPMN của Anh Tho., chi
Bình, chị Ðịnh.Bến Tre lập ra. Tóm lại tất cả những gì có liên hệ tới cọng sản
miền Bắc, đều phải hoàn trả hết cho cán bộ chính trị đơn vị. Từ đây bộ đội
chính quy miền bắc là giải phóng quân miền nam, dù cả hai đều là đảng ta đó,
nên phải mặc đồ bà ba đen, khăn rằn quàng cổ, mang dép râu, đội mũ tai bèo, y
chang như VC tại Nam phần đã sắm tuồng từ năm 1960. Cả tới cờ hiệu, cũng phải dùng
cờ MTGPMN, nửa xanh nửa đỏ giữa có sao vàng. Còn bài hát thì đã có bản “ Giải
phóng miền nam “ của Nguyễn Minh Siêng tức Lưu Hữu Phước.
Trước khi hiệp định Ba Lê 1973 ký kết, nhằm hợp thức hóa cũng như cho phép bộ đội
chính quy Bắc Việt, được công khai đóng ngay trên lãnh thổ VNCH, thì sự di chuyển
trên đường mòn HCM rất khó khăn nguy hiểm, kể cả các tuyến giao thông chiến lược,
nối Bắc Việt với nhánh Trường Sơn Tây, nằm trong lãnh thổ Trung Lào, vì phi cơ
Hoa Kỳ oanh tạc ngày đêm liên tục. Nên chỉ riêng đoạn đường, từ điểm xuất phát
đầu tiên tại Tân Kỳ (Nghệ An), tới thi trấn Tchepone (Hạ Lào), cũng phải mất từ
2 -3 tháng. Sau đó các đơn vị bộ đội chính quy miền bắc, được các toán giao
liên hướng dẫn vượt tuyến và xâm nhập các trục vào lãnh thổ VNCH để hoạt động,
tuỳ theo nhiệm vụ được đảng giao phó. Sau tháng 2-1973, không quân Hoa Kỳ chính
thức rút khỏi cuộc chiến, còn VNCH thì không đủ phương tiện để ngăn chân, nên Bắc
Việt gần như công khai hoạt động, không cần che đậy để lừa bịp dư luận như trước.
Do trên, con đường mòn được tu bổ thành một xa lộ đất. Dọc đường, thiết lập nhiều
khu dưỡng quân, bệnh xá, kho tiếp liệu. Song song là một hệ thống ống dẫn dầu,
xăng cùng một đường dây điện thoại cao thế, do Liên Số và các nước Ðông Âu cung
cấp viện trợ, bom dầu từ các tàu nhiên liệu cập bến ở Nghệ An. Tại các mật khu
cũng như địa điểm trọng yếu, Bắc Việt cho bố trí một mạng lưới phòng không dầy
đặc, với đủ loại súng đại bác do Nga Sô, Ðông Ðức viện trợ như súng cao xạ, hỏa
tiễn loại 35 và 57 ly. Từ năm 1965 tới 1967, ước chừng 7000 bô đội chính quy
xâm nhập miền Nam hằng tháng. Trong đợt tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, quân
số cọng sản Bắc Việt, có mặt tại lãnh thổ VNCH hơn 100.000 người. Ðể chuyên chở
người, quân dụng và vũ khí vào Nam trên đường mòn Trường Sơn, Hà Nội đã huy động
một số quân xa, từ 1250 -1700 chiếc. Những quân xa này đều do TRung Cộng, Liên
Xô viện trợ, gồm các hiệu Zills, Molotova.. loại 130 bốn bánh và 157 sáu bánh,
có trọng tải từ 4-6 tấn. Ngoài ra có một đoàn dân công khổng lồ, thi hành theo
cái gọi là “ nghĩa vụ lao động “, từ 16-55 tuổi “, không phân biệt nam nữ, để
giữ hộ khẩu và được sống yên trong chế độ công an khu vực. Hàng hóa phần lớn được
chuyển vận vào Nam bằng sức người, xe đạp và voi.
Sau tháng 5-1975 chiến tranh chấm dứt, có rất nhiều bí mật được bất mí, phần lớn
nhằm làm sáng tỏ lý do thất bại của Quân Lực Ðồng Minh, Hoa Kỳ và VNCH trong cuộc
chiến Ðông Dương, mà nỗ lực chính là ngăn chận và phá vỡ hệ thống đường mòn Trường
Sơn, hành lang chính để cán binh bộ đội cọng sản Bắc Việt, xâm lăng Miền Nam. Ðồng
thời phơi bày ra ánh sáng, thảm trạng “ Mạng người lá rụng “ vì đường đi không
tới, của hằng trăm ngàn người “ sinh bắc tử nam “.Tất cả nạn nhân chiến tranh
trên, chẳng có ai vì nhiệt tình cách mang, ngu để phải chết thảm thê vì đụng độ,
máy bay oang tạc, hải pháo và bệnh tật không có thuốc men chửa trị. Và dù phía
VNCH không đạt được chiến thắng cuối cùng nhưng rõ ràng Họ đã tiêu diệt và phá
vỡ gần hết những mật khu quan trọng của Bắc Việt, trên đuờng mòn Trường Sơn,
như 604 tại yết hầu Tchépone-Hạ Lào và 611 trong thung lũng Ashau, gồm nhiều
binh trạm, hậu cần, ống dẫn dầu cùng các tổng kho tiếp tế. Tác giả Lane Rogers
cũng là Ðại Tá Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, từng tham dự nhiều trận chiến trên
đường mòn, đã viết :” Ðể bảo vệ và hoạt động được liên tục trên hành lang chuyển
quân, Bắc Bộ Phủ đã thí quân một cách vô nhân đạo. Ðó là lý do nhiều lần con đường
chính và năm nhánh rẽ vào Nam VN, tưởng như đã bị phá vỡ hoàn toàn. Nhưng rồi
đoàn kiến người cũng tìm đủ mọi ngõ ngách khác để xâm lăng miền Nam. Riêng Thống
Tướng Westmoreland,cựu Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ và Ðồng Minh, chiến đấu tại VN,
thì giải thích lý do thất bại của Mỹ, trong nỗ lực hủy diệt con đường này, phần
lớn do trở ngại thiên nhiên,là chốn ma thiêng nước độc, gây sự sợ hãi chết chóc
nhiều nhất trên thế giới.
3 - Máu Ðẵm Trường Sơn
(1960-1975) :
Hai mươi năm chiên cuộc VN, đã cướp mất đi hằng triệu thanh niên nam nữ hai miền
đất nước, cũng như đồng bào vô tội. Sự
tủi nhục và đau lòng nhất, riêng chỉ có kẽ trong cuộc và dân chúng xã nghĩa Bắc
Việt mới hiểu thấu. Riêng người miền Nam sống tại các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế,
Cần Thơ.. gần hết chỉ hiểu một cách đại khái, mù mờ, qua tài liệu, báo chí và sự
tuyên truyền của cả hai phía. Họ đâu có bao giờ biết rằng, trong suốt cuộc chiến,
Bắc Việt, Hoa Kỳ và QLVNCH, đã dành giựt từng thước đất trên đỉnh Trường Sơn,
vì một bên thì quyết lòng dùng máu xương người để xây huyết lộ, còn phía bên
kia cũng lấy mạng sống, bom để phá hủycho tận tuyệt. Nói chung cả hai phía đều
sử dụng tối đa mạng sống con người Việt, qua các khẩu hiệu hào nhoáng nhưng mặt
thật, cũng chỉ để phục vụ cho quyền lợi riêng tư của họ mà thôi.
A-VỀ PHIÁ CỌNG SẢN BẮC VIỆT
:
Sau khi Thủ Tướng Liên Xô Nikita Khrowshchev, phát pháo mở màn cuộc chiến giải phóng
toàn cầu vào ngày 6-1-1961, cũng là thời gian khởi đầu cho tới ngày 30-4-1975,
Bắc Việt xâm lăng cưỡng chiếm VNCH. Ngoại trừ các chóp bu ngồi tại Bắc Bộ Phủ,
không ai có thể biết rõ, đã có bao nhiêu cán binh, dân công và thanh niên xung
phong đã bị thương vong vì cuộc chiến. Phần thì cọng sản quen bưng bít sự thật,
hơn nửa trong chủ nghĩa thiên đàng, không có chế độ thương binh ngoài mặt trận.
Nên tất cả những điều Ðảng tuyên bố, gần như là tuyên truyền láo bịp, nên sự thật
đâu biết sao mà mò ? Nhưng chắc chắn có điều, gần hết các trận đánh khốc liệt ,
đều xảy ra trên hành lang chiến lược Trường Sơn, từ sự hủy diệt bằng bom mìn,
hàng rào điện tử, chiến tranh khí tượng, thuốc khai quang, không quân cho tới
những đụng độ trực tiếp giữa Bắc Việt với Hoa Kỳ và VNCH, mà cao điểm là cuộc
hành quân Lam Sơn 719, tại Hạ Lào-1971.
Trên lãnh thổ Bắc Việt, trực diện với bom đạn hằng ngày, là những nam nữ thanh
niên, trong các Tổng Ðội Thanh Niên Xung Phong. Nhiều người đã bị chết một cách
oan khiên tức tưởi, tại ngã ba Ðồng Lộc (Hà Tĩnh), Ðường 20 Quyết Thắng (Quảng Bình),
Hưng Hóa (Quảng Trị ).khi bị bắt buộc thi hành các công tác hiểm nguy như giao
liên đơn độc giữa rừng núi muôn trùng, làm mốc hướng dẫn đoàn xe đến các địa điểm
tránh bom Mỹ.. Trong muôn ngàn thảm kịch, được đưa lên phim quảng cáo, vẫn thảm
nhất là cái chết của 10 cô gái TNXP, thuộc Tiểu Ðội 4/Tổng Ðội 53 ố Hà Tĩnh, bị
bom đánh sập, chôn sống tập thể tại Ngã Ba Ðồng Lộc, vào sáng ngày 24-7-1968.
Hoặc chuyện bốn cặp TNXP và công binh, cũng bị chết ngạt trong một cái hang núi
tại Kẽ Bàng (Quảng Bình).. Nhưng đây cũng chỉ là một trong hằng triệu cái chết
vô danh của phận người xấu số trong chiến tranh, nếu đem so sánh với những cái
chết khác tại các tuyến đường rẽ vào lãnh thổ VNCH.
Không kể đến sự đụng độ thường xuyên giữa các Toán Biệt Kích Quân cảm tử, thuộc
Binh chủng LLDB/VNCH và cán binh Bắc Việt, trên mọi ngõ ngách của đường mòn Trường
Sơn, ngay cả trong lãnh thổạ Bắc Việt. Kể từ năm 1965 tới khi có Hiệp định Ba
Lê 1973, đã có không biết bao nhiêu trận đánh lớn giữa cọng sản miền bắc và
quân lực Ðồng Minh, Hoa Kỳ cũng như QLVNCH. Ðiển hình như các trận PLEIME
-1965, giữa Toán A217 biệt kích Mỹ-Việt, TÐ91BCD/LLDB, TD1/TrD45/SD23BB, TD21+22/BDQ,Chi
Ðoàn 3 Thiết kỵ/VNCH với 3 Trung Ðoàn 32,33,66 cong sản Bắc Việt. Ngày
27-10-1965, SD1kỵ binh không vận Hoa Kỳ, hành quân tại thung lủng IA-DRANG,
Pleiku, bẻ gãy âm mưu tập trung của 3 SD Bắc Việt, nhằm chia cắt VNCH thành hai
mãnh. Tháng 12-1965, Bắc Việt lại tấn công 2 Trại LLDB .Tà Bạt, A Lưới (Thừa
Thiên), một trận đụng độ đẵm máu giữa cọng và Mỹ+VNCH tại căn cừ Ashau, một tiền
đồn ngăn chận cán binh Hà Nội, tràn xuống miền duyên hải.
Mùa thu năm 1967, Bắc Việt tấn công đồng loạt nhiều tiền đồn VNCH trên đường rẽ
vào Chiến khu C (Phước-Bình Long) cũng như Kontum, vì 2 khu vực này là cửa ngõ chiến
lược quan trọng nhất trên hành lang xâm lăng VNCH của cọng sản Bắc Việt. Ðể giải
tỏa áp lực tại Tiền đồn Dakto, 16 tiểu đoàn thuộc SD4BB +SD.Dù/Hoa Kỳ và Lực lượng
Nhảy Dù VN, đã ác chiến với 1 SD.Bắc Việt, thương vong hai phía rất nặng.
Trên QL9 từ Hạ Lào vào Quảng Trị, có Tiền Ðồn Khe Sanh là căn cứ của Biệt kích
quân VNCH, thành lập từ tháng 7-1962. Ðây cũng là điểm xuất phát các Phi Vụ
Tiger Hound rải quân xâm nhập đường mòn HCM. Như các căn cứ Cồn Tiên, Gio Linh,
Caroll, Cam Lộ.. Khe Sanh là các tiền đồn, đối diện với vùng biên giới phía bắc
khu phi quân sự vỹ tuyến 17 lãnh thổ Bắc Việt. Bởi vậy cọng sản luôn tìm mọi cách
tiêu diệt cái gai nhọn Khe Sanh, đâm vào yết hầu đường mòn Trường Sơn. Cuối
năm1967, trưóc khi mở màn cuộc tấn công đẫm máu Tết Mậu Thân 1968, Võ Nguyên
Giáp đã mở một mặt trận Ðiện Biên Phủ thứ 2 tại thung lũng Khe Sanh, với ý muốn
dụ quân Mỹ vào rọ để tiêu diệt như đã từng xảy ra vào năm 1954 trên đất bắc.
Nhưng Giáp đã tính toán sai, vì Hoa Kỳ mạnh hơn Pháp cả 100 lần, lại có một lực
lượng hải pháo không quân hùng hậu, nên cuối cùng Bắc Việt phải chém vè về Hạ L2o,
bỏ lại tại Khe Sanh hơn 20.000 xác bộ đội, tỷ lệ 90% quân số tham dự trận chiến.
Cũng tại đây, ngoài quân Mỹ, còn có một đơn vị VNCH duy nhất được tăng phái, đó
là TD37 Biệt Ðộng Quân. Ðơn vị này dù quân số ít ỏi, lại bị nằm tiền đồn nhưng
suốt thời gian chiến cuộc, đã giữ vững được phòng tuyến phía nam của căn cứ Khe
Sanh, qua nhiều đợt tấn công biển người của SD304 Bắc Việt.
Trong cuộc tổn công kích Tết Mậu Thân 1968, cọng sản thất bại hoàn toàn trên
chiến trường, nên hầu hết tàn binh đều rút về phía bên kia biên giới Việt-Miên-Lào,
trên đường mòn Trường Sơn. Phía VNCH và Hoa Kỳ đã mở nhiều cuộc hành quân truy
quét. Tại Vùng 1 chiến thuật, ngày 16-4-1968 SD1ky binh Mỹ + TrD3/SD1BB/VN hành
quân Lam Sơn 216-Dela Ware tảo thanh vùng A Lưới. Kế tiếp hành quân Sonerset
Plain Lam Sơn 246 của SD101Dù Mỹ + TrD1/SD1BB/VN tại vùng A Lưới, Tà Bạt và mật
khu 609. Ðầu năm 1969, SD101Dù + TrÐ9/TQLC/HK + TrD3/SD1BB/VN tảo thanh thung
lũng A Shau. Vùng này có một ngọn núi cao trên 1000m, nằm ngay biên giới Lào-Việt,
như một bình phong án ngữ các căn cứ A Lưới, Tà Bạt, A Sha. Một trận đụng độ
kinh khiếp đã xảy ra tại đây giữa hai phía. Cùng tham chiến, không quân, pháo
binh và các pháo đài bay B52, đã giội xuống chiến trường hơn một triệu cân Anh
bom các loại, trong số này có 152.000 cân Anh bom lửa, khiến cho đồi núi, cỏ
cây, rừng xanh và xác cán binh bộ đội cọng sản Bắc Việt bỏ lại khi chém vè, đều
biến thành tro bụi. Cảm thương cho số phận con người vì tem phiếu, hộ khẩu, mà
phải sinh bắc tử nam, nên một ký giả Mỹ có mặt tại trận địa, viết bài trên báo,
đã ví von đặt tên núi Ấp Bia là Hamburger Hill. Sau này, báo chí VC hãnh diện
tuyên truyền với thế giới, vì Mỹ chết nhiều quá, nên mới có cái tên ngộ nghĩnh
trên.
Nhưng một biến cố cực kỳ quan trọng trên, gần như làm đảo lộn chiến lược xâm
lăng miền nam của Bắc Việt, cũng như chiến thắng gần kề của VNCH, nếu như Nixon-Kissinger
không bán đứng Miền Nam cho Bắc Việt, qua cai gọi là Hiệp định Ba Lê 1973. Ðó
là cuộc chính biến trên đất Miên vào năm 1970. Ai cũng biết Kampuchia từ năm
1960, là hậu cứ an toàn của cọng sản Bắc Việt, để nhận trực tiếp hàng hóa quân
dụng viện trợ của các nước XHCN, tại hải cảng Sihanouk Ville nằm trong vịnh
Thái Lan. Ðây cũng là tổng hành dinh của Cục R, đầu não chỉ huy của đảng bộ cọng
sản miền nam, qua ngụy danh MTGPMN. Ngày 18-3-1970, Lonnol lật đổ Sihanouk và
theo Mỹ. Quân Miên cũng được lệnh tấn công các mật khu của Bắc Việt trên đất
Miên. Chiến tranh đã nổ toàn diện trên đất chùa Tháp. Liên quân Khmer Ðỏ của
Polpot và VC phản công và bao vây thủ đô Nam Vang, đồng thời người Miên qua sự
xúi ngầm của tân chính phủ Lonnol, đã đồng loạt “ CÁP DUỒNG “ Việt Kiều khắp
nơi, gây thảm trạng thương đau cho hằng vạn người dân vô tội, bị vạ lây do Bắc
Việt gây ra từ mấy năm trước.
Ðể cưú đồng bào về nước, đồng thời mượn dịp thanh toán các căn cứ địa và cục R
tại biên giới Việt-Miên, theo yêu cầu của Lonnol. Do trên,QLVNCH đã tổ chức cac
cuộc hành quân rất qui mô, mang tên Toàn Thắng 41,42,43 do QD3 đảm trách. Song xong
QD2 cũng hành quân Bình Tây và QD4 có hành quân Cưu Long. Trừ cuộc hành quân
Toàn Thắng 43, do lưc lượng hỗn hợp Việt-Mỹ, gồm SD1 Không vận Hoa Kỳ + Lữ Ðoàn
3 Nhảy Dù và Thiết Ðoàn 2 kỵ binh/VN. Tất cả các cuộc hành quân khác, đều đo QLVNCH
đảm trách, đã giúp Lonnol chiếm lại thủ đo Nam Vang, hải cảng Sihanouk Ville, đồng
thời phá vỡ gần như toàn diện các mật khu của VC, trong đó có Trung Ương Cục R.
Trên biển Ðông, Hải quân Mỹ còn tổ chức cuộc Hành quân Market Timer, để truy đuổi
các tàu thuyền của Bắc Việt, trong việc chuyển vận quân trang dụng vào Nam, bằng
tuyến đường biển 559B.
Ðể cứu sống đoàn quân xâm lăng đông đảo, đang có mặt ở miền nam, trong lúc các
căn cứ tiếp vận tại Miên vừa bị phá hủy, nên cọng sản Bắc Việt đã gia tăng quân
lực, bằng mọi giá giữ vững cho được Huyết lộ HCM trên đất Lào, mà trọng điểm là
Thị trấn hoang tàn Tchépone. Ðây cũng lý do mà QLVNCH đã mở cuộc Hành quân Lam Sơn
719 tại Hạ Lào năm 1971, một trận chiếm đẫm máu nhất trong Ðông Dương thế chiến
2 (1960-1975). Phía VNCH có 17.000 quân tham dự, gồm các SD Nhảy Dù, SD TQLC,
SD1BB, Liên Ðoàn 1BDQ và Lữ Ðoàn 1 Thiết Giáp. Về phía cọng sản Bắc Việt có
Quân Ðoàn 70B, các SD2, 304,308, SD phòng không.. Quân Mỹ chỉ đóng bên kia biên
giới, yểm trợ không vận, hải pháo, pháo binh.. Cuộc hành quân kết thúc ngày
25-4-1971 sau khi Trung Ðoàn2/SD1BB/VNCH tiến vào thị trấn Tchépone. Dù bị thiệt
hại rất nặng nhưng QLVNCH đã phần nào đạt được mục tiêu chiên lược, là phá hủy
hoàn toàn nhiều căn cứ tiếp liệu của Bắc Việt, tại mật khu 609 và 611 trên đường
mòn HCM.
B-VỀ PHÍA VNCH :
Trong suốt cuộc chiến, hầu như tất cả mọi binh chủng của QLVNCH đều có mặt tại
đường mòn Trường Sơn, kể cả Cảnh Sát Dã Chiến, Xây Dựng Nông thôn, DPQ+NQ.. Tuy
nhiên đã có một Binh Chủng Ðặc Biệt, từ ngày thành lâp vào năm 1957, tới khi rã
ngũ tan hàng, đã đơn độc hoạt động âm thầm trong lòng địch , trên suốt đường
mòn HCM từ đông sang tây, ngay cả trong lãnh thổ của Miên và Lào. Họ là những
chiến sĩ “ BIỆT KI’CH-BIỆT CÁCH “, không có sự yểm trợ nào của đơn vị bạn và
hoàn toàn tụ lực cánh sinh để mà sống trong núi rừng, nhiều nơi chưa hề có dấu
chân người.
Binh chủng LLDB có cấp số sư đoàn, bao gồm các đơn vị như Sở liên lạc, Sở công
tác, Sở khai thác địa hình, các liên đoàn tác chiến 31, 77, 81 Biệt cách nhảy
dù và Trung tâm Huấn luyện LLDB.Ðông Ba Thìn tại Cam Lâm-Khánh Hòa.
Như Kinh Kha ngày xưa, các chiến sĩ Biệt Kích ra đi ít khi được trở về. Một số
ít đã bị bắt tại Bắc Việt và chịu kiếp tội đồ, tới nay nhiều người vẫn còn chưa
được thả. Vì họ chính là kẻ thù không đội trời chung và cũng là khắc tinh của cọng
sản, trên suốt đường mòn. Tóm lại nơi nào có VC thì nơi đó có LLDB. Hai bên đã trường
kỳ đấu trí trong suốt cuộc chiến , qua đủ mọi hình thức. Nhưng vì lý do bảo mật,
nên cả hai phía, đều không muốn nhắc tới.
C-VỀ PHÍA HOA KỲ :
Từ năm 1961, Lào trở thành một quốc gia trung lập, nên chính phủ Mỹ đã bị Quốc Hội,
nhất là tên thượng nghị sĩ đảng dân chủ thân cộng William Fullbright và cái gọi
là ủy ban ngoại giao, tìm đủ mọi cách ngăn chận cấm đoán quân Mỹ can thiệp vào
đất Lào. Trong lúc đó, cọng sản Bắc Việt không hề đếm xỉa tới cái gọi là hiệp định
Genève 1961, tự tác mở con đường Tây Trường Sơn ngay trên đất Lào, để làm hành
lang chuyển quân và tiếp vận xâm lăng miền nam. Cũng do Quốc Hội trói buộc, nên
từ đời TT Kennedy cho tới Johnson, cả hai đều dè dặt trong quyết định dùng vũ lực
tiêu diệt, ngăn chận sự xâm nhập của cán binh bộ đội, trên đường mòn HCM
Vì không thể sử dụng bộ binh, để tránh né khỏi bị công luận thế giới và quốc hội
chỉ trích, người Mỹ đã dùng các phương tiện chiến tranh khác như oanh tạc, khai
quang và dùng hàng rào điện tử. Ngay cả việc sử dụng không quân để oanh tạc cũng
vô cùng bí mật, lúc đầu đều do các phi công thuê của Thái Lan, Ðài Loan đảm trách.
Về sau vì Bắc Việt đã được Liên Xô giúp thiết trí một mạng lưới phòng không dày
đặc, với đủ các loại đại bác, hỏa tiễn tối tân 35,57 ly .. làm nhiều thám thính
cơ bị bắn hạ. Vì vậy để thích ứng với hoàn cảnh, Hoa Kỳ quyết định xử dụng những
phi cơ oanh tạc Thunderchiefs từ Thái Lan, cùng các phi cơ F105, pháo đài bay
B52.từ căn cứ Guam, cũng như các Hàng Không Mẫu Hạm bỏ neo trên Thái Bình
Dương, để oanh tạc liên tục con đường mòn HCM, trên đất Bắc, Lào-Miên và trong
lãnh thổ VNCH. Riêng chủ trương của Tướng Westmoreland, tư lệnh các lực lượng Mỹ
và Ðồng Minh tham chiến tại VN, thì luôn muốn dùng bộ binh, để cắt đứt đường
mòn HCM ngay trên đất Lào. Nhưng ông đã bị Quốc Hội Mỹ chống đối kịch liệt vì sợ
vi phạm hiệp định Geneve 1961. Ngoài ra Mỹ cũng luôn lo sợ va chạm quân sự với
Trung Cộng, khi tung quân vào Lào để hủy diệt con đường chiến lược HCM. Ðây
cũng là những bí ẩn trong cuộc chiến VN mới được bật mí. Năm 1968 kế hoạch vượt
biên đánh sang Lào để hủy diệt đường mòn HCM, mang tên EL-PASO sắp được Quốc Hội
Mỹ phê chuẩn, thì xảy ra trận Tết Mậu Thân 1968 nên chiến dịch trên đã bị hủy
diệt.
12 giờ trưa ngày 30-4-1975, nhờ Tổng thống Dương văn Minh với quyền hạn của Vị Tổng
Tư lệnh tối cao, ra lệnh cho QLVNCH lúc đó đang còn chiến đấu khắp các mặt trận,
buông súng đầu hàng giặc. Nhờ vậy mà đoàn xe tăng của Liên Xô, chở quân cọng sản
Bắc Việt, mới bon bon chạy được trên đoạn chót của đường mòn HCM, là đại lộ Thống
Nhất-Sài Gòn, rồi ủi sập hai cổng sắt để vào dinh Ðộc Lập, trống trơn không có
phòng thủ, lính gác.
Sài Gòn hai mươi năm dưới chế độ VNCH, gần như lúc nào cũng có biểu tình. Thế
nhưng trong ngày “ vinh quang của đảng-bác “, một cơ hội vàng ròng để người miền
nam tha hồ xuống đường hoan hô hòa bình, ăn mừng.Tuy nhiên mọi điều xảy ra lại
hoàn toàn trái ngược, chứng tỏ người miền nam không phải ai cũng hồ hởi tin hay
thân cộng, như một số báo chí thời đó đã xướng. Theo hằng trăm nhà báo ngoại quốc
có mặt hôm đó, trong số này có nhiều người thân cộng, cho biết : “ trưa
30-4-1975, khi quân Bắc Việt vào Sài Gòn, đã không có cảnh người thủ đô hàng
hàng lớp lớp, túa ra đường, miệng la cờ phất.. như họ từng làm qua nhiều biến cố
trong quá khứ. “.Nói chung chỉ có cán bộ đảng và SD304 khăn đỏ tân lập ra chào
đón quân ta về, còn dân chúng Sài đô lớp thì chạy trối chết theo chân Mỹ đi ngoại
quốc, số khác lo chôm đồ .. nên có ai rãnh để mà biểu tình, xuống đường như đảng
mong đợi.
Sau đó Hà Nội cho thu lượm hài cốt cán binh bộ đội đã chết trên đường mòn, tập trung
làm nghĩa trang Trường Sơn, tại xã Gio An, quận Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Còn Tỉnh
Uỷ Bình-Trị-Thiên thì tổ chức tour du lịch, để du khách trong và ngoài nước tới
thăm mấy cái xác xe tăng Mỹ, cây cầu treo Dakrong do công binh Cu Ba làm tặng
và đồi Hambuger Hill.. Riêng đường Trường Sơn tây thì bỏ hoang hoàn toàn và mới
đây Lào cho phép Trung Cộng trùng tu, nối liền xa lộ Vân-Nam-Bắc Trung Lào mà
tương lai con đường này sẽ thông tới hải cảng Kompong Som của Kampuchia, như
năm xưa Bắc Việt đã làm.
Nay ngồi ngẫm nghĩ , mới thấy nhà văn Xuân Vũ viết “ Ðường đi tới mà không tới
“ là đúng sự thật. Bổng thương nhớ biết bao cho bạn bè trong QLVNCH, đã ngã gục
;
‘ trăng chiến khu não nùng sầu vạn kỹ
núi nghìn năm quên tuổi đứng cô đơn
đoàn quân xưa hào khí ngút mây vờn
trời quái ác làm vỡ tan tận tuyệt
.. đây còn có nhiều bạn bè Phan Thiết
đã vùi thây trong rừng lạnh tây nguyên
họ bây giờ là những cánh chim đơn
hót ảo não nơi lũng đèo khe núi.. ’
’ ’
Xóm Cồn Hạ Uy Di
Cuối Năm 2013
Mường Giang
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết