Sunday, December 1, 2013

NHỮNG MÙA LỄ TẠ ƠN ĐỊNH MỆNH CHO LỊCH SỬ VIỆT-MỸ


NHỮNG MÙA LỄ TẠ ƠN ĐỊNH MỆNH CHO LỊCH SỬ VIỆT-MỸ



Nguyễn Việt Nữ

Nói đến Việt Nam trước, vì lịch sử Lễ Tạ Ơn của người Việt Nam vượt đại dương tìm tự do mới xảy ra từ khi vùng Việt Bắc quê hương Cách Mạng mùa thu 1945 có loại thực vật mọc ken kít, có mùi hôi như Con bọ xít mà cụ Phan Khôi gọi nó là “Cỏ cụ Hồ” hay “Cây Cộng Sản”.

 Từ  núi đồi Việt Bắc tràn vào đồng bằng Nam Việt khiến người Việt Nam đã không tìm được nơi nào để sống trên chính quê hương mình, họ sống như một tên tù dù không phạm tội gì. Lúc nào cũng sợ hãi, đề phòng, che giấu ý nghĩ, tư tưởng của mình.  Cuối cùng họ đành phải bỏ lại nhà cửa, tài sản, người thân để liều mình vượt ngục ra khơi trên con tàu gỗ đi tìm vùng đất tự do. Quê hương thứ hai bên kia bờ Thái Bình Dương đã cho họ hơn là một nơi để sinh sống.

 

Còn gì quí hơn khi mình bơ vơ thân phận người tị nạn Cộng Sản, đất nước nầy đã mở rộng vòng tay đùm bọc cho gia đình mình hưởng nền tự do dân chủ như người dân bản xứ; trong khi Quỷ Đỏ Mác-Lê nơi chôn nhao cắt rốn cùng da Vàng mắt đen mũi tẹt lại muốn giết chết và còn đày đọa dân tộc cho tới chết! Muôn vàn Tạ Ơn!

 

Những người Mỹ gốc Việt xem Thanksgiving Day là ngày,  ngoài việc sum họp ăn uống vui vẻ bên cạnh thân quyến trong gia đình, không quên  bày tỏ lòng  biết ơn với quê hương thứ hai Hoa Kỳ.

 

Lịch sử Lễ Tạ Ơn của người Mỹ gốc Việt chỉ ngắn ngủi từ thế kỷ XX như  trên thôi. Nhưng cũng  có động lực “Tự do tư tưởng và tôn giáo” giống nhau; xử dụng phương tiện hiểm nguy như nhau: Con tàu vượt sóng trùng dương phong ba bão táp!

Rồi lại có những lãnh đạo bị ám sát như nhau…..

 

 

                                                          XXXXX

Lịch sử Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ,  theo truyền thống  là  từ kỷ 16 - 17, một tộc người Pilgrim ở Anh bị hoàng đế lúc đó bắt cải đạo để theo tôn giáo của ông ta. 

Những người này không chấp nhận và bị giam vào tù nhiều năm, sau đó hoàng đế ép họ phải rời khỏi nước Anh.

 

Đoàn người chỉ vì muốn được tự do tôn giáo cũng bắt đầu từ lúc con tàu May Flower chở di dân Thanh Giáo từ Anh quốc theo hải trình mà các nhà thám hiểm tiền phong đã mở đường từ trước, vượt Ðại Tây Dương 65 ngày để đến miền bờ biển miền Ðông Hoa Kỳ. Khi đến miền đất mới, đám di dân đã trải qua một mùa đông đầu tiên vô cùng khắc nghiệt làm chết 47 người trong số hơn 100 thành viên của con tàu Hoa Tháng Năm (May Flower).

 

Qua mùa Xuân, với sự giúp đỡ của thổ dân da đỏ thuộc một bộ lạc hiền lành kế cận, di dân bắt đầu canh tác và vị thống đốc là William Bradford tổ chức Lễ Tạ Ơn vào năm 1621. Di dân và thổ dân đã có một lễ Thanksgiving đầu tiên tại Hoa Kỳ với các món gà rừng, đậu, bắp của năm đầu gặt hái được mùa. Tất cả các thực đơn chế biến pha trộn theo kinh nghiệm từ các món ăn quê hương Âu Châu phối hợp với các thức ăn của thổ dân da đỏ ở Mỹ châu.

 

 Còn người Á Châu ta vượt biển Thái Bình Dương tới Mỹ châu để hưởng Lễ Tạ Ơn cũng có nguyên nhân lịch sử giong giống người Âu châu là, trớ trêu thay, cũng bị Chúa Hồ “bắt cải đạo” tổ tiên để thờ  Ngọc Hoàng Mác-Lê, nếu không, cũng bị vào tù nên họ phải lao đầu đi vượt biên, vượt biển làm thuyền nhân hay di dân…!

 

 Rồi cũng có những vụ để rơi vào vòng Định Mệnh,  bị ám sát đau thương…

Tóm lại, ngày Quốc Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ ngày nay đã trải qua 4 giai đoạn tóm tắt như sau:

 

1.—Cũng là “Thuyền nhân” trên con tàu May Flower vượt Đại Dương đi tìm tự do, may mắn được sống sót tạo dựng cuộc sống càng ngày càng tiến bộ trong tình người. Lễ Tạ Ơn Thanksgiving đầu tiên tại Hoa Kỳ vào năm 1621. Di dân và thổ dân đã có các món gà rừng, đậu, bắp của năm đầu gặt hái được mùa (Harvest Festival)

2.--Để tạo dựng tinh thần đoàn kết giữa các di dân chống lại ngoại xâm, tháng 10 năm 1789, Tổng Thống George Washington đã công bố Ngày Lễ Tạ Ơn toàn quốc đầu tiên vào ngày 26 tháng 11. Điều nầy xác định được tính chất đặc thù của Ngày Lễ Tạ Ơn trong khi dân Mỹ đang phát động cuộc cách mạng để giải phóng dân tộc ra khỏi sự đô hộ của Anh Quốc.

3.-- Trong cuộc nội chiến Nam Bắc ác liệt, tình hình nước Mỹ bắt đầu bị chia rẽ, và các tiểu bang Miền Nam đòi ly khai. Mãi đến năm 1863, Tổng thống Abraham Lincoln nhận thấy chiến tranh đã đến hồi kết thúc nên chỉ định ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11 làm ngày Lễ Tạ Ơn các tử sĩ cả hai bên cho toàn quốc. Chẳng may ông bị ám sát, Andrew Johnson lên làm Tổng Thống, tiếp tục truyền thống cũ, nhưng đổi lại ngày thứ năm tuần lễ thứ 4 của tháng 11 làm Lễ Tạ Ơn.

4.---Rồi đến Thế chiến thứ Hai từ 1939 mãi đến  năm 1941, Quốc Hội Hoa Kỳ mới biểu quyết chọn ngày Thứ Năm trong tuần thứ 4 của tháng 11 hàng năm là Ngày Lễ Tạ Ơn. Cuối cùng  Tổng Thống Franklin Roosevelt chuẩn thuận, trở thành ngày quốc lễ của toàn liên bang Hoa Kỳ để Tạ Ơn những người hi sinh bảo vệ Tổ Quốc mãi cho đến ngày hôm nay.

Cũng vì Ngày Lễ Tạ Ơn vào ngày Thứ Năm trong tuần, nên hầu hết dân Mỹ đều được nghỉ luôn ngày Thứ Sáu và có một cuối tuần dài. Người ta thường tổ chức những cuộc liên hoan lớn sau ngày lễ và đi mua sắm đồ đại hạ giá trong ngày “Black Friday” (Thứ Sáu Đen.) Nếu khách du lịch nước ngoài đến các trung tâm thương mại của các thành phố lớn tại Hoa Kỳ chắc không khỏi ngạc nhiên vì thấy nhiều người sắp hàng từ sáng sớm trước các cửa tiệm để làm hai việc không thấy xảy ra tại các quốc gia khác:  Một, họ trả lại quà tặng đã nhận hôm lễ Tạ Ơn mà không thích. Hai, là chờ mua hàng bách hoá hay điện tử với giá rẻ nhất trong năm.

Đó là chuyện người dân bình thường. Còn chuyện  ông Tổng Thống bị ám sát như Tổng thống Abraham Lincoln của Lễ Tạ Ơn ở thế kỷ XIX,  đến thế kỷ XX cũng có  ông Tổng Thống Ki -Tô giáo bị ám sát khiến một ông Tổng Thống cũng thờ Chúa Jesus, tức cùng tin con người chỉ một kiếp sống: hoặc lên Thiên Đàng hay xuống Địa Ngục đời đời. 

Nhưng vì thảm nạn ám sát, ông Tổng Thống đạo Tin Lành nầy tuyên bố rằng ông tin vào thuyết Định Mệnh, nghĩa là có luân hồi nhiều kiếp!

JFKennedy bị Giết, Nixon tin vào thuyết Định Mệnh

Ngày 22 tháng 11 năm 2013 dân Mỹ đội mưa tưởng niệm 50 năm ngày cựu Tổng Thống thứ 35 của nước Mỹ là JFKennedy bị ám sát tại Dallas, Texas lúc mới 46 tuổi (1917--1963), làm chủ tòa Bạch ốc  mới ba năm.

Mộ của ông Kennedy và ngọn lửa vĩnh hằng (Eternal Flame)

nằm ở Nghĩa trang quốc gia Arlington, ngay bên ngoài Washington, nằm trên một ngọn đồi với khu vực quanh mộ được lát đá granite Cape Cod, lấy từ một mỏ đá gần nhà của gia tộc Kennedy ở Massachusetts. 

 

Ngọn lửa vĩnh hằng được vợ ông Kennedy, bà Jacqueline Kennedy thắp sáng trong đám tang ông hồi năm 1963. Bà đã được mai táng cạnh chồng, sau khi qua đời vào năm 1994.

Lee Harvey Oswald là kẻ duy nhất đã lên kế hoạch và ra tay ám sát Kennedy.

 

 

  Cựu Tổng Thống Richard Nixon chào đời năm 1913, (trước JFKennedy chỉ bốn năm)  là người được đảng Cộng Hòa đề cử chạy đua vào tòa Bạch ốc  với ứng cử viên đảng Dân Chủ JFKennedy năm 1960  định mệnh ấy.

Năm 1960 lại cũng là năm  định mệnh cho Việt Nam, vì Hồ Chí Minh thò bàn tay XHCN Mác-Lê  từ Bắc vào Nam lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ngày 20 tháng 12 năm 1960 mà cả hai ông Tổng Thống JFKennedy và Nixon phải đối phó.

 Cho nên chúng tôi mới nhắc lại chủ đề ít ai bàn tới nhân mùa Lễ Tạ Ơn nầy, vì cho là chuyện riêng nội bộ của nước Mỹ.

Thưa không, chỉ cần đơn cử một sự kiện lịch sử là thấy nó ảnh hưởng trực tiếp: hơn 5 tháng trước khi chết, Tổng Thống  JFKennedy đã bật đèn xanh lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Nên năm 2013 không phải chỉ có Mỹ làm lễ tưởng nhớ 50 năm thảm nạn JFKennedy mà quốc gia đồng minh VNCH cũng làm lễ tưởng niệm nửa thế kỷ nền Cộng Hòa bị sụp đổ!

JFKennedy tức Đảng Dân Chủ là người xoay cho Mỹ chú ý tới 3 nước Đông Dương, lúc đầu đem ít quân đội, với Cố Vấn Quân sự tới huấn luyện binh sĩ; rồi khi bị giết, phó Tổng Thống LB Johnson lên thay, ồ ạt đem quân Mỹ vào Miền Nam Việt Nam.  Còn Richard  Nixon là Cộng Hòa cuối cùng lại rút quân Mỹ ra khỏi Đông Dương và bị trách là bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa vào tay Cộng Sản.

 Cho nên việc của hai nhân vật cựu Tổng Thống Mỹ nầy cần mổ xẻ để rút được bài học lịch sử, dứt khoát không phải vạch ra để trách ai lỗi, ai phải gi cả, luôn cả nếu phải nhắc lại thời cố Tổng Thống  Ngô Đình Diệm nữa. 

Chỉ mục đích tìm sự thật lịch sử cho nhiều thế hệ, nên xin trở lại thời tranh ghế Tổng Thống Mỹ giữa hai ứng cử viên JF Kennedy và Richard Nixon năm 1960.

Tuy chuyện cũ, nhưng xin nêu lại vài lập luận điển hình của Richard Nixon trong các buổi tranh luận để hiểu những chiến thuật của người một thời giải quyết chuyện Việt Nam mà (Phần VNCH) kẻ khen thì ít, chê lại nhiều;  còn VNCS như hai anh em  Mai Chí Thọ, Lê Đức Thọ thì rất thán phục, có lúc khen Nixon là một vĩ nhân, còn Hồ Chí Minh là Ác Quỷ (Sẽ bàn ở bài khác).

Nhưng trước hết hãy nhìn lại cảnh ám sát và nghe người Mật vụ được giao trách nhiệm bảo vệ Đệ Nhất phu nhân Jacqueline Kennedy hiện còn sống kể lại chuyện cảm động mà Võ Nguyên Giáp, danh tướng “muốn thắng bằng mọi giá”  thành Hèn tướng không làm được.

Cánh tay mặt của  Hồ Chí Minh là Hèn tướng Giáp dù cũng mới xuống mồ vào mùa thu tháng 10-2013, người chờ viếng tang cũng khóc lóc, xếp hàng dài nhưng Sách Giáo Khoa Lịch sử lại thiếu tên!

Rồi đọc quyển hồi ký Richard Nixon viết về cuộc tranh cử Tổng Thống Lịch sử năm 1960 với ứng cử viên John F Kennedy và  FBI nói gì về lời khai của hung thủ Lee Harvey Oswald là kẻ ra tay ám sát Kennedy để biết tại sao ứng cử viên Nixon thất cử lại tự…cải đạo tâm linh? Cùng những mấu chốt JFKennedy làm trong quá khứ nhưng còn di hại tới Việt Nam hiện giờ!

                                                      XXXXX



TPO - Cùng nhìn lại những hình ảnh lịch sử về ngày cuối cùng của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy trước khi ông bị ám sát trên đường tới thăm Dallas, bang Texas hôm 22/11/1963. Tổng thống John F. Kennedy cùng Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy được người dân nồng nhiệt chào đón khi tới Dallas, bang Texas hôm 22/11/1963. Chiếc xe limousine chở vợ chồng Tổng thống Kennedy đi vào thành phố Dallas, Texas. Chiếc xe theo sau chở nhân viên mật vụ đi theo bảo vệ Tổng thống Kennydy. Khoảnh khắc Tổng thống Kennedy vài phút trước khi bị bắn . Tổng thống Kennedy ngả đầu vào người vợ khi trúng đạn ở đầu.


 

Tổng thống John F. Kennedy cùng Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy được người dân nồng nhiệt chào đón khi tới Dallas, bang Texas hôm 22/11/1963.

 

Chiếc xe limousine chở vợ chồng Tổng thống Kennedy đi vào thành phố Dallas, Texas. Chiếc xe theo sau chở nhân viên mật vụ đi theo bảo vệ Tổng thống Kennydy.

 

Ông Clint Hill đã nhảy lên tổng thống sau khi Kennedy bị bắn.

Nhân viên mật vụ xoài người trên chiếc xe sau khi xảy ra vụ ám sát tổng thống . Đoàn xe nhanh chóng chạy dọc theo phố Elm, đi về phía xa lộ Stemmons. Người dân Mỹ bật khóc khi hay tin Tổng thống Kennedy bị ám sát. Ảnh chụp bên ngoài Bệnh viện Parkland. Chiếc xe chở thi hài Tổng thống Kennedy rời khỏi bệnh viện Parkland

Sát thủ Lee Harvey Oswald bị cảnh sát bắt giữ ngay sau đó. Nhân viên Nhà Trắng đến viếng linh cữu Tổng thống Kennedy . Người dân Mỹ xếp hàng dài trong đêm để được vào viếng linh cữu tổng thống Kennedy. Linh cữu Tổng thống Kennedy được đưa ra khỏi Nhà thờ St Matthew tại Washington, hôm 25/11/1963. Con trai 3 tuổi của Tổng thống Kennedy đi cùng mẹ giơ tay chào linh cữu phụ thân . Cựu Đệ nhất Phu nhân Jacqueline Kennedy đi về phía mộ của chồng, cố Tổng thống Kennedy tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington.

 

Thứ Năm, 21/11/2013 - 14:49

Dân Trí

 Mật vụ từng nhảy lên xe Kennedy kể chuyện tổng thống bị ám sát

 (Dân trí) - Khi những tiếng súng bị bắn đi tại Dallas 50 năm trước, chỉ có một nhân viên Mật vụ Mỹ cố gắng tiếp cận Tổng thống John F. Kennedy. Clint Hill nay đã 81 tuổi nhưng vẫn nhớ như in giây phút kinh hoàng khi Kennedy bị ám sát. 

 

Sự kiện lớn đầu tiên của lịch sử tranh cử Tổng Thống Mỹ là năm 1960

Theo quyển “Hồi ký Richard  Nixon” (The Memoirs of  Richard  Nixon, NXB Warner Books, N.Y xuất bản năm 1978. Trích từ tiểu tựa “1960 CAMPAIGN”, từ P. 264),

Tác giả viết rằng, việc tranh ghế Tổng Thống  giữa JFKennedy và  Richard  Nixon  năm 1960 là  lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ đặt ra cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên trên hệ thống truyền hình mà hiện vẫn còn tiếp tục. Trước năm 1960, cử tri chỉ nghe trên truyền thanh nên 5, 6 lần ít hơn thấy trên truyền hình. 

 

Ngày cử tri chính thức  cầm lá phiếu “chọn mặt gởi vàng”  là tuần lễ đầu của tháng 11,  thì  4 buổi tranh luận của hai ứng cử viên phải bắt đầu từ tháng 9 tới cuối tháng 10 về chính sách đối nội lẫn đối ngoại, có buổi trả lời các câu hỏi của các nhà báo nửa.  Nixon  gọi đó là “Sự kiện lớn” đầu tiên của Hoa Kỳ mà cả trên thế giới nữa.

 

Vì đã có kinh nghiệm 8 năm là Phó Tổng Thống bên cạnh Tổng Thống Eisenhower (1951-1959) nên năm 1960 ứng cử viên Phó Tổng Thống Richard  Nixon  không thấy khó khăn gì để thắng đối thủ Thượng Nghị sĩ JFKennedy. Nhưng rủi ro do một tai nạn ở đầu gối Nixon phải nằm bệnh viện 15 ngày,  rồi có lẽ vì quá kiệt sức trong những chiến dịch dồn dập vận động tranh cử suốt 50 tiểu bang trước đó.

 

Kế tiếp, hai tháng sau còn lo dự đoán, ghi chép những vấn nạn để chống trả những cuộc tấn công truyền hình có 60 triệu người nghe thấy đối thủ JFKennedy chỉa vào những chính sách nào của Tổng Thống Eisenhower mà ông ta cho là không  hữu hiệu, Nixon cần phải bênh vực những việc Eisenhower đã làm mà vẫn bày tỏ được lập trường mới của mình là ứng cử viên; và còn bảo vệ được bí mật quốc gia nữa.

 

Cho nên ông mệt nhoài về thể xác lẫn tinh thần, buổi tranh luận truyền hình đầu tiên là tối 26 tháng 9 năm 1960 tại Chicago, Nixon sút mất 5 cân, cổ áo thành cỡ quá khổ nó phơ phất quanh cổ ông trông xốt xếch.

 

Cố vấn về truyền hình Ted Rogers khuyên hóa trang chút phấn trên cằm và hai má để có lợi trên màn hình, nhưng Nixon từ chối. Trong khi JFKennedy xuất hiện chậm hơn vài phút, sảng khoái, nước da rám nắng, tươi tắn…

 

Đó là bất lợi cho Nixon trong buổi tranh luận truyền hình đầu tiên. Không phải thua phiếu do nội dung cuộc tranh luận mà do ngoại hình như già, trẻ. Sau buổi ấy ứng cử viên đương kiêm Phó Tổng Thống nhận được nhiều cú điện thoại, trong đó có bà mẹ của Nixon, hỏi có phải con bà bị bệnh không mà bộ mặt có vẻ khó coi?

 

Cũng theo hồi ký, Nixon viết, cuộc  tranh luận thứ nhì là ngày 7 tháng 10 tại Washington-DC, tức  mười một ngày sau.  Ông dành 4 ngày bồi bổ cơ thể bằng sữa giàu chất dinh dưỡng  và bằng lòng hóa trang vì biết rằng cần phải sửa lại cảm tưởng do hình ảnh của buổi tranh luận đầu tiên gây ra.

 

Nixon lập tức tấn công vào những điểm yếu của đối thủ. Thí dụ vào tháng 5/1960, sau khi Liên Xô bắn hạ máy bay do thám U2 của Hoa Kỳ, JFKennedy lại lên tiếng khuyên Eisenhower xin lỗi Tổng Bí Thư Liên Xô Khrouchtchev. Nixon khẳng định rằng một Tổng Thống Mỹ không bao giờ phải xin lỗi về một hành động phải tiến hành để bảo vệ nền an ninh của đất nước mình. Kế tiếp Nixon tấn công bên Dân Chủ về sự hờ hững đối với việc bảo vệ những hòn đảo ở bờ biển Quemoy và Matsu do lực lượng quân sự của Tưởng Giới Thạch chiếm giữ.

 

Lần thứ hai nầy mọi người đồng ý là Nixon ở thế thắng. Báo The New York Times và các báo khác viết rằng Richard Nixon có sự hồi phục rõ ràng, rằng  đã dẫn đầu.  Nhưng số khán giả lần nhì nầy ít hơn lần đầu tới 20 triệu người.

 

Buổi tranh luận lần ba ngày 13 tháng 10 Nixon có mặt tại xưởng quay ở Los Angeles, còn Kennedy nói tại New York. Nixon xoáy mạnh vào  Quemoy và Matsu nữa vì Kennedy để lộ khuynh hướng bỏ những hòn đảo nầy cho Cộng Sản dưới sự đe dọa chiến tranh chẳng khác nào một sự đầu hàng trước sự dọa dẫm…

 

Tranh luận lần thứ tư, lần cuối cùng là ngày 21 tháng 10.

Ngày hôm trước, các tờ báo đăng đầu đề chữ lớn: “Kennedy tán thành việc can thiệp vào Cuba, ông ta khuyên nên ủng hộ những cuộc nổi loạn ở Cuba.”

Nixon biết rằng Kennedy được C.I.A cho biết đây là chính sách của Eisenhower đối với Cuba, ông ta cũng biết là một kế hoạch viện trợ  cho những người Cuba lưu vong đã chuẩn bị trong quá trình chuẩn bị trong sự bí mật tuyệt đối.

Trong cuộc tranh luận trước 60 triệu người, Kennedy tạo cảm giác rằng ông ta kiên quyết hơn Nixon về  Castro  và chủ nghĩa Cộng Sản.

Để bảo vệ sự bí mật của đề án và sự an toàn của hàng nghìn đàn ông và đàn bà kéo theo đó, Nixon phải tỏ lập trường hoàn toàn chống đối  và qui kết trách nhiệm vào Kennedy xét về việc can thiệp công khai. (Ngưng trích)

Chính vì trong hồi ký của Tổng Bí Thư Liên Xô là Khrouschev và  Võ Nguyên Giáp, đều “khoe” rằng họ theo dõi những tranh luận của các chính khách trong các kỳ bầu cử của các quốc gia Tây phương, nhất là Mỹ, rất kỷ. Nên ở đây ta thấy, ứng cử viên Richard Nixon bị khó xử và trả lời rất tế nhị vụ Vịnh Con Heo.

Và sau khi đắc cử, Tổng Thống Kennedy vì quá hăng say quên rằng “Castro  cao tay ấn hơn” đề phòng từ khi tranh cử nên Kennedy bị  thất bại trong vụ Vịnh Con Heo…Còn chuyện Kennedy thắng cử là nhờ thị trưởng Daley ở Chicago gian lận phiếu  bầu như Nixon viết tiếp dưới đây:

 

Nhìn lại phiếu bầu cử giữa Harrison-Cleveland năm 1888

The 1960 election was the closest presidential contest since Harrison-Cleveland in 1888 (P. 277)

 

 Khi những chiếc lá vàng cuối cùng rơi và khí trời càng trở lạnh cũng là lúc cả đất nước Hoa Kỳ đang chuẩn bị bước vào những ngày lễ trọng đại và thiêng liêng. Một trong những ngày lễ quan trọng đó là Lễ Tạ Ơn.

Ngày 28 tháng 11 năm 2013 

 

Nguyễn Việt Nữ

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết