Ông
Lê Hiếu Đằng qua đời
Cập nhật: 16:09 GMT - thứ tư, 22 tháng 1, 2014
Ông Đằng phải nhập viện giữa tháng 12/2013 trong "tình
trạng sức khỏe nguy kịch khi đó.
Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời ở Bệnh viện
115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
Một người bạn, giáo sư Tương Lai, nói ông được báo tin này lúc
khoảng 10 giờ tối 22/1 từ Giáo sư Hoàng Dũng, người đã vào viện để đưa ông Đằng
vào "nhà lạnh" cùng gia đình và bạn bè.
Các bài liên quan
- Ông Lê Hiếu Đằng 'đau đáu' về
đất nướcNghe06:24
- 'Từ nay tôi là người tự do'Nghe06:19
- 'Luật VN không cấm lập đảng mới'Nghe12:30
Chủ đề liên quan
Ông Tương Lai nói các bác sỹ cũng đã báo cho gia đình và bạn bè
biết về khả năng ông Đằng sẽ sớm ra đi.
"Ông ấy đau quá và các bác sỹ cũng chỉ có thể tiêm thuốc
giảm đau thôi.
"Ông cũng muốn về nhà nhưng gia đình muốn ông ở bệnh viện
để còn nước còn tát."
Ông Đằng đã phải nhập viện hồi giữa tháng 12/2013 và khi đó
người ta đã nói ông ở trong "tình trạng sức khỏe nguy kịch".
Tuy nhiên sau đó sức khỏe ông có những lúc hồi phục
'Tình nghĩa'
Nói chuyện với BBC lúc hơn 11h tối 22/1, Giáo sư Hoàng Dũng xác
nhận:
"Anh Lê Hiếu Đằng mất lúc 10h tối nay tại bệnh viện 115 và
bây giờ đã đưa về Trung tâm Pháp y thành phố, số 336 đường Trần Phú, quận 5 ...
vì trung tâm pháp y có phòng lạnh để đưa xác vào đó.
"Theo dự định của gia đình thì nếu không có gì thay đổi thì
đúng 3h sáng mai sẽ làm lễ khâm liệm.
"Mọi chuyện tiếp theo thì chưa bàn được vì mới mất cách đây
mấy giờ."
Ông Dũng cũng nói lúc 3h chiều nay ông còn ngồi với ông Đằng
trong bệnh viện nhưng lúc đó ông Đằng cũng mệt, "dịch trong màng phổi ứa
nước" và không thể nói chuyện được.
Vị giáo sư cũng cho biết ngoài ông và gia đình ông Đằng, có mặt
tại khu vực phòng lạnh còn có những người bạn khác của ông Đằng trong đó có các
ông Bùi Văn Nam Sơn, Huỳnh Kim Báu, Huỳnh Tấn Mẫm, Kha Lương Ngãi, Tô Liên Sơn
và Nguyễn Quốc Thái.
Giáo sư Dũng nói mọi người thấy "hụt hẫng vì anh Đằng sống
với anh em rất là tình nghĩa."
'Dân chủ hơn'
"Chế độ này đã quá tệ, mọi lĩnh vực đều xuống cấp không thể nào
cứu vãn được, mà các ông ấy vẫn chỉ đặt lợi ích của các tập đoàn, của gia đình
và bản thân chứ không còn đặt lợi ích của đất nước lên trên"
Lê Hiếu Đằng
Trước khi qua đời, ông Đằng là người thẳng thắn chỉ trích chính
sách mà ông coi là trấn áp quyền con người của chính quyền Việt Nam.
Ông cũng cho rằng chính phủ ở Hà Nội không đủ dũng khí trước
Trung Quốc.
Tháng 12 năm ngoái, ông tuyên bố rút khỏi Đảng Cộng sản.
“Chế độ này đã quá tệ, mọi lĩnh vực đều xuống cấp không thể nào
cứu vãn được, mà các ông ấy vẫn chỉ đặt lợi ích của các tập đoàn, của gia đình
và bản thân chứ không còn đặt lợi ích của đất nước lên trên.”
“Vì thế tôi thấy không còn có thể chịu đựng được nữa,” ông Đằng
khi đó nói với trang mạng Bauxite Việt Nam.
Giáo sư Hoàng Dũng nói ông Đằng vẫn giữ quan điểm đấu tranh của
ông trong cả những ngày nằm viện:
"Cái tư tưởng của anh vẫn là tư tưởng đấu tranh sao cho dân
chủ hơn.
"Cái hướng đó anh ấy không đổi.
"Chúng tôi thường đến thăm anh và khi nào anh ít mệt, trò
chuyện được, anh cũng nói quanh mấy chuyện đấy thôi.
"Anh đau ốm cũng vào loại nặng như thế mà gần như tới những
phút cuối anh vẫn đau đáu về những chuyện không phải là bệnh tật của anh mà là
những chuyện khác, những chuyện của đất nước."
Đảng vẫn chưa
trưởng thành'
LS Nguyễn Văn Đài
Gửi tới BBC từ Hà Nội
Cập nhật: 09:16 GMT - thứ tư, 22 tháng 1, 2014
Việt Nam đã nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn
diện của Đảng hơn nửa thế kỷ
Mùa Xuân năm 2014 đang đến với đất nước và dân tộc Việt Nam và
cũng là lúc kỷ niệm lần thứ 84 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ở
Quảng Châu, Trung Quốc.
Bạo lực và nhà tù
Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời được 84 năm, với hơn nửa thế
kỷ nắm quyền lãnh đạo đất nước, đã trải qua hai cuộc chiến tranh. Nhưng tới
nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn như một đứa trẻ chậm hiểu, chưa trưởng
thành, chưa biết tự bảo vệ quyền lực của mình bằng bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức,
uy tín. Sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải dựa vào nòng súng,
bạo lực và nhà tù của quân đội và công an. Đảng Cộng sản Việt Nam chưa thể
duy trì hoạt động của mình bằng sự đóng góp đảng phí của các đảng viên, mà vẫn
phải dựa vào tiền thuế của nhân dân để tồn tại.
Các bài liên quan
- Lê Thăng Long muốn ‘chuyển
hóa Đảng’
- Nỗi đau cuối đời của ông Lê
Hiếu Đằng
- 'Tôi đang muốn vào Đảng Cộng
sản'
Chủ đề liên quan
Những năm trước đây, để duy trì quyền cai trị tuyệt đối của
mình, các lực lượng bảo vệ Đảng Cộng sản thường bắt giữ và cầm tù nhiều năm
đối với những người hoạt động nhân quyền, những người đối lập. Trước áp lực của
cộng đồng quốc tế, nỗ lực đấu tranh của người Việt ở trong và ngoài nước, gần
đây việc bắt giữ, cầm tù đã giảm. Nhưng những lực lượng bảo vệ Đảng lại có những
hành động theo kiểu lưu manh, côn đồ như cướp tài sản, tài liệu nhân quyền,
đánh người, ném chất bẩn vào người, vào nhà của những người hoạt động nhân
quyền và đối lập.
Trong một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh thì các quyền
con người phải được tôn trọng và thực thi trong thực tiễn, đặt biệt phải tôn
trọng những người hoạt động nhân quyền và những lực lượng đối lập. Những người
hoạt động nhân quyền sẽ bảo vệ và nói lên tiếng nói của những nhóm thiểu số mà
bị phân biệt đối xử trong xã hội, làm cho chính quyền phải quan tâm đến họ và
giải quyết các bất công trong xã hội. Từ đó mọi người sẽ được đối xử bình đẳng,
xã hội sẽ phát triển hài hòa và tiến bộ.
'Tư tưởng không tiến
bộ'
Đảng giữ quyền lực bằng bạo lực và tuyên truyền?
Còn những lực lượng đối lập sẽ giám sát đảng cầm quyền, tạo nên
sự cân bằng quyền lực, tránh tình trạng lạm dụng quyền lực để tư lợi. Những lực
lượng đối lập sẵn sàng thay thế đảng cầm quyền khi đảng cầm quyền không còn
năng lực và uy tín để lãnh đạo đất nước.
Nguyên tắc của một chế độ dân chủ văn minh là phải có đa đảng,
các đảng phái chính trị hoạt động bình đẳng với nhau, được cạnh tranh tự do và
công bằng trong các cuộc bầu cử.
Rất rõ ràng là Đảng Cộng sản Việt Nam chưa đủ bản lĩnh, trí
tuệ, đạo đức, lương tâm và hệ tư tưởng dân chủ tiến bộ để lãnh đạo đất nước xây
dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Ngoài ra cái mà Đảng Cộng sản
Việt Nam đang thiếu đó là văn hóa dân chủ, thiếu đạo đức chính trị để ứng xử
với những công dân và tổ chức đối lập.
Một đất nước, xã hội muốn có được dân chủ, công bằng, văn minh
thì phải do một tổ chức, đảng chính trị có tư tưởng dân chủ tiến bộ, có trí tuệ
và đạo đức lãnh đạo.
Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam lại có tư tưởng độc quyền, phi
dân chủ, lạc hậu và tham nhũng thì làm sao lãnh đạo và dẫn dắt nhân dân và đất
nước xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh được.
Tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy rất rõ ràng là bản chất và
hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là đối lập với bản chất xã hội dân
chủ, công bằng và văn minh.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả,
một luật sư sống ở Hà Nội
Thêm về tin này
Các bài liên quan
25.12.13
,
17.12.13
,
11.12.13
,
09.12.13
,
06.12.13
,
02.12.13
,
29.11.13
,
Nga tạm ngưng nhập khẩu cá tra từ VN
Cập nhật: 08:30 GMT -
thứ tư, 22 tháng 1, 2014
Liên bang Nga từng nhiều lần áp đặt lệnh tạm ngưng nhập khẩu mặt hàng thủy sản từ Việt Nam
Nga vừa có lệnh tạm ngưng nhập khẩu một số mặt hàng thủy sản, trong có cá tra, từ Việt Nam với lý do không bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quyết định này, có hiệu lực từ ngày 31/1/2014, được đưa ra dựa trên kết quả kiểm tra của bác sỹ thú y Nga tại Việt Nam hồi tháng 12 năm
ngoái, theo thông cáo từ cơ quan giám sát
nông nghiệp Nga Rosselkhoznadzor.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 22/1,
ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xác
nhận thông tin trên, đồng thời cho biết lệnh tạm ngưng nhập khẩu được áp dụng đối với 5 doanh nghiệp trong nước, trong đó có 4
doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và một doanh nghiệp xuất khẩu tôm.
'Chỉ tạm ngưng, không nghiêm cấm'
Kết quả kiểm tra 8 nhà máy chế biến, hai trang trại nuôi cá tra và
hai phòng thí nghiệm tại Việt Nam được phía Nga công bố cho thấy một số cơ sở của Việt Nam "không kiểm soát việc áp dụng kháng khuẩn" và "sử dụng chế phẩm kích thích tố", theo Rosselkhoznadzor.
"Về mặt nguyên tắc thì đây là một hoạt động thường xuyên của các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và các vấn đề liên quan,"
ông Hòe cho biết.
Ông cũng nhấn mạnh thông báo từ phía Nga
"ghi rõ rằng đây chỉ là lệnh 'tạm ngưng' (temporary
restriction)" và nói việc một số báo sử dụng từ 'lệnh cấm nhập khẩu' khi đưa tin về vụ việc là "hơi vội vàng".
"Trước đây thì cũng có một số các doanh nghiệp bị tạm ngưng và phải sửa chữa lại các khuyết điểm, sau đó lại được tiếp tục xuất khẩu trở lại vào Liên bang
Nga," ông cho biết.
"Đây là một vấn đề liên quan đến thủ tục, nên không có lựa chọn nào khác là phải cải tiến, sửa chữa lỗi".
'Không phải lỗi hệ thống'
Vấn đề của cá nhân doanh nghiệp
Tổng Thư ký VASEP nói việc cá tra xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm là vấn đề thuộc về "từng doanh nghiệp, từng lô hàng".
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Giải thích về việc các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhiều lần phải nhận quyết định tạm ngưng xuất khẩu sang thị trường Nga, ông Hòe
nói :
"Thực tế mà nói thì do có
nhiều khâu, từ nguyên liệu, chế biến đến xuất khẩu nên cũng có nhiều vấn đề".
"Qua đợt lần này thì chúng
tôi cũng sẽ cùng các doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan thẩm quyền của Việt Nam để kiểm tra lại các vấn đề chưa đạt ... để có biện pháp khắc phục những sai sót theo
yêu cầu của phía Liên bang Nga để dỡ bỏ lệnh tạm ngưng nhập khẩu mặt hàng cá tra Việt Nam vào
Nga".
Ông cũng cho biết hiện nay, do Việt Nam đã gia nhập WTO nên những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng khá đồng nhất so với Nga cũng như thế giới.
"Cái chính yếu là vấn đề xảy ra đối với từng doanh nghiệp, từng lô hàng khác
nhau, vì thế không thể từ việc này mà có thể quy kết cho cả hệ thống được," ông nói.
"Các hoạt động về quản lý, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng đã được tăng cường trong nhiều năm trở lại đây, trong bối cảnh nhu cầu đối với cá tra tăng
nhanh."
"Đối với các thị trường khác, chúng ta
vẫn được công nhận là đạt yêu cầu và được tiêu thụ bình thường".
Nhiều lần ngưng nhập khẩu
Ông Trương Đình Hòe khẳng định lệnh ngưng nhập khẩu chỉ có giá trị tạm thời
Trong các năm 2008, 2012, 2013, Nga đều có lệnh tạm ngưng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam vì lý do an
toàn vệ sinh thực phẩm.
Nga hiện vẫn không phải là một thị trường lớn của Việt Nam về mặt hàng thủy sản xuất khẩu.
Theo số liệu từ VASEP, trong năm
2013, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Nga chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, đạt trên 100 triệu đôla.
Hồi tháng 4 năm 2013, Mexico cũng công
bố quyết định ngưng nhập khẩu tôm từ Việt Nam để bảo vệ ngành nuôi tôm
trong nước khỏi loại bệnh được gọi là Hội chứng chết sớm.
Trước đó một năm, vào năm
2012, Trung Quốc cũng ngưng nhập khẩu tôm từ Việt Nam do phát hiện một loại virus hoại tử cơ quan tạo máu và tế bào biểu mô.
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết