Saturday, January 4, 2014

Kissinger Và Hoà Bình Giả Mạo Cho Chiến Tranh VN


--
Kính Chuyển
MG
Kissinger Và Hoà Bình Giả Mạo
Cho Chiến Tranh VN
Mường Giang


            Tỉnh Quảng Trị nằm ngay địa đầu giới tuyến ngăn đôi đất nước, bởi con sông Bến Hải. Ðây là một con sông nhỏ, phát nguyên từ dãy Trường Sơn, chảy ra Ðông Hải tại cửa Tùng. Tỉnh bắc giáp quận Vĩnh Linh phía bên kia giới tuyền, phía tây giáp nước Lào, phiá nam là tỉnh Thừa Thiên và phía đông là biển. Trước khi xãy ra trận mùa hè năm 1972, tỉnh Quảng Trị có diện tích 3966 km2, dân số 270.984 người. Sau khi kết thúc trận chiến mùa hè vào tháng 9-1972, diện tích Quảng Trị chỉ còn có 1649 km2, với ba quận Triệu Phong, Mai lĩnh và Hải Lăng nhưng dân số tới 202.338 người. Ðiều này cho thấy, Bắc Việt gây chiến tranh, chỉ chiếm được đất chứ không bao giờ thu phục được nhân tâm, bởi sự tàn ác dã man của bộ đội miền bắc, đi tới tâu, thì đồng bào đều phải bỏ của để chạy lấy mạng.

            Rừng núi Trường Sơn chiếm 2/3 lãnh thổ tỉnh, chạy dài từ bắc tới nam. Tỉnh có ba con sông chính là Bến Hải, Thạch Hản,Mỹ Chánh vô tình qua sự sắp xép của lịch sử, trở thành ba con sông biên giới, trong các giai đoạn chiến tranh VN . Tỉnh còn có hai quốc lộ 1 và 9, cũng là hai chứng tích lịch sử , về việc đồng bào chiến nạn tỉnh Quảng Trị bị VC thảm sát dã man.

            Quảng Trị du nhập vào Mẹ VN , từ năm 1069 khi vua Lý Thánh Tôn, thân chinh đánh Chiêm Thành,bắt được vua Chàm là Chế Củ. Ðể chuộc mạng, vua dâng ba châu Ðịa Lý, Ma Linh và Bố Chánh (tứ Quảng Bình và một phần Quảng Trị ngày nay ). Sau đó, vào năm 1306, Huyền Trân Công Chúa vì nước quên mình, chịu gã cho vua Chế Mân, để đem về cho Ðại Việt hai châu Ô và Lý. Hai châu này sau đó được vua Trần Nhân Tông, đổi thành đất Thuận-Hóa vào năm 1307. Các quận Triệu Phong, Mai Lĩnh và Hải Lặng ngày nay là đất Hóa thời nhà Trần. Quảng Trị cũng là đất khởi nghiệp của Họ Nguyễn, khi Chúa Nguyễn Hòang được vào trấn thủ Thuận Hóa , vào tháng 10 năm Mậu Ngọ (1588). Ông lập dinh ơ tại Ái Tử, quận Triệu Phong. Vì là đất cổ của Ðại Việt, nên Quảng Trị có nhiều di tích lịch sử như đền thờ Trần Nhật Duật, thành Tân Sở nơi vua Hàm Nghi xuất bôn xuống hịch Cần Vương chống Pháp vào năm 1885, Vương Cung Thánh Ðường La Vang (Mai Lĩnh), cổ thành Ðinh Công Tráng.

            Thành cổ Ðinh Cộng Tráng , được xây dựng từ năm 1823 đời vua Minh Mạng, thời nhà Nguyễn. Ðó là thành được đắp bằng đất. Năm 1838, thành được xây lại bằng đá gạch, với chu vi 481 trượng 6 thước, cao 1 trượng, dày 3 trượng. Thành có 4 cửa, chung quanh được bao bọc bởi vòng hào , rộng 4 thước, sâu 8 thước. Trước năm 1972, thành cổ là doanh trại của sư đoàn 101 không kỵ Hoa Kỳ. Vào năm 1972, trong cổ thành có Tiểu Khu Quảng Trị và Bộ Tư Lệnh của Sư đoàn 3 bộ binh.

            Sông Bến Hải phát nguồn từ rặng Trường Sơn chảy ngang qua tỉnh Quảng Trị tại vĩ tuyến 17. Phía trên nguồn có tên sông Bảo Thánh, còn khúc chảy ra biển ở cửa Tùng thì gọi là sông cửa Tùng. Cây cầu bắc ngang sông trên được gọi là Hiền Lương, phía bên Bắc Việt thuộc quân Vĩnh Linh còn phần VNCH nằm trong quận Trung Lương. Cầu gồm 7 nhịp dài 178m, được người Pháp làm năm 1950 trên quốc lộ số 1 tại cây số 735 tính từ bắc vào nam. Vì năm đó chiến tranh giữa Việt-Pháp bộc phát dữ dội, nên việc xây dựng cầu giao cho công binh làm theo kiểu dã chiến, bằng các vật liệu tạp nhạp như sắt của Anh, còn ván lót cầu nhập từ miền Virginia của Mỹ (894 miếng).

            Cầu được chia hai cho Nam và Bắc Việt mà vạch ngăn đôi bất khả xâm phạm nằm trong 6 miếng ván ép ở giữa, được hai phía tu bổ và sơn phết theo ý mình. Suốt cuộc chiến từ 1955-1975 cầu bị bom đạn tàn phá gảy đổ nhiều lần vào năm 1969 và tái thiết lại nhưng tới năm 1972 thị bị phá hủy hoàn toàn phải sử dụng cầu phao. Năm 1976 cầu sắt mới được xây dựng nằm cách cầu cũ chừng 50m. Từ năm 1995-2003 cầu mới được làm, trụ đúc bằng bê tông, gồm 7 nhịp thép lót ván, dài 182,97 m chỉ dành cho người đi bộ. Cuối sông Bến Hải gần cửa Tùng còn có một cầu mới bắc ngang sông nôi liền hai quân Vĩnh Linh và Gio Linh. Cầu khánh thành ngày 27-1-2007 dài 471m.

            Nhắc tới con sông Vĩ tuyến Bến Hải không ai quên đượccái chết tức tưởi của nhà văn kháng Pháp gốc Bình Thuận là Vũ Anh Khanh, đã bị CS Bắc Việt thủ tiêu bằng tên tẩm thuốc độc năm1956, khi ông trốn chạy thiên đường xã nghĩa miền bắc để về Nam tìm tự do. Nhạc sĩ Chung Quân trước niềm đau này đã sáng tác bản nhạc nổi tiếng ‘ Hận Bến Hải ‘ mà thế hệ trước 1975 ai cũng thuộc như bài ; Làng Tôi ; của ông.

            Ðây cũng là nơi mà hai phía đấu tranh dai dẳng từ 1954-1972 về sự hiện diện của Hai lá cờ tượng trưng cho chính nghĩa Quốc Gia VN và Chủ nghĩa Cộng sản đệ tam quốc tế. Hơn 75 năm qua, CSVN lúc nào cũng tìm đủ mọi cách để trương ngọn cờ máu trên lãnh thổ Hồng Lạc. Hiệp định Genève năm 1954 chia cắt VN thành hai miền riêng biệt tại vỹ tuyến 17, lấy con sông Bến Hải làm ranh giới. Theo quy định, mỗi một miền được đặt hai đồn canh, dọc theo bờ sông giới tuyến : Ðồn Hiền Lương và Cửa Tùng (Bắc Việt), Xuân Hòa và Cát Sơn (VNCH), cả hai phía đều có treo cờ hằng ngày. Và đó là nguyên nhân đã làm hai phía đổ máu nhiều lần vì ‘ Lá Cờ ‘ được treo ở hai đầu cầu Hiền Lương.

            Thời gian đầu thi hành Hiệp định (1954-1956) còn có sự hiện diện của các toán kiểm soát đình chiến, nên hai phía vẫn tôn trọng cở lá cờ được qui định 3,2x 4,8m. Nhưng từ sau năm 1956, phía VNCH bên đồn canh Xuân Hòa luôn thay đổi khổ lá cờ Vang ba Sọc Ðỏ , theo lệnh của các đơn vị trưởng trấn đóng miền giới tuyến. Thế là trận giặc ‘ Chọi Cờ ‘ bùng nổ hai bên bờ sông Bến Hải , mà phần thắng luôn về phía VNCH vì có đủ phương tiện và được tự do quyết định hơn phía CSBV. Theo các tài liệu còn lưu trữ cho biết suốt 20 năm chia cắt, cả hai phía đã thay đổi cở ‘ cờ ‘ tới 267 lần để ăn thua, trong đó nhiều lần cột cờ phía bắc bị máy bay oanh tạc mà nặng nhất vào năm 1967, cả cột cờ, đồn canh và cầu Hiền Lương về phía CS bị bom đánh xập

 - KISSINGER VÀ HIỆP ƯỚC HÒA BÌNH GIẢ MẠO :

            Cái khôi hài cười ra nước mắt của người Mỹ là ngay trong lúc một mặt đổ quân ào ạt vào nam VN năm 1965, cũng đồng thời bí mật đi đêm với Bắc Việt gọi là. mưu tìm một giải pháp hòa bình. Chính Pháp và Tòa Thánh La Mã khởi động đầu tiên dàn xếp để hai phiá ngồi vào bàn hội nghi bàn chuyện ngưng bắn theo kế hoạch Mayflower nhưng bất thành.

            Ngày 17-6-1965, Anh và Liên Xô nhập cuộc, mở hội nghị 4 nước Anh-Ghana-Nigeria-Tobago với sự ủng hộ công khai của hai nghị sĩ dân chủ là Mike Mansfield và Fullbright, muốn Mỹ ngưng oanh tạc Hà Nội và ngược lại Bắc Việt ngừng chuyển bộ đội vào nam nhưng bị cọng sản bác bỏ vì lập trường đối nghịch của hai đàn anh Nga-Tàu. Tháng 7/1965 tổng thư ký LHQ là U Thant muốn mở lại hội nghị Geneve 1954. Tháng 10/1965 ngoại trưởng Ý là Amintore Fanfani và Giáo Hoàng Paul VI cũng nhập cuộc, bằng cách liên lạc thẳng với Hà Nội , Mặt Trận GPMN và Tổng Thống Johnson nhưng cũng bất thành vì Hồ đòi công nhận Mặt trận GPMN là một chánh phủ giống như VNCH.

            Tóm lại những kế hoạch kể trên đều khởi động nhịp nhàng theo các phong trào phản chiến tại nội địa Mỹ do Luther King, Hoffman,Larson xách động, biến các trường đại học Mỹ thành căn cứ du kích Bắc Việt ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Chiến tranh dữ dội khắp VNCH nhịp nhàng với các biến động chính trị tại Huế-Sài Gòn. Hoa Kỳ tiếp tục oanh tạc miền bắc nhưng Hồ vẫn không nhượng bộ vì đang leo dây giữa Nga-Tàu, nên chỉ biết ậm ờ trước các đề nghị hòa bình. Tại Mỹ, ngày 20-2-1966, Robert F.Kennedy công khai đòi cho MT/GPMN tham gia chính phủ nhưng bị chống đối kịch liệt.

             U Thant và De Gaulle là hai nhân vật hung hăng nhất trong việc kêu gào phải hòa bình tức khắc tại VN bằng cách ngưng oanh tạc miền bắc, Mỹ rút quân và để MT/GPMN tham chính. Sở dĩ cả hai làm như vậy vì U Thant tuy là tổng thư ký LHQ nhưng lại thân cộng ra mặt, còn De Gaulle với dụng tâm đạo đức giả, thù Mỹ đã phỏng tay trên Ðông Dương, nên nhỏ mọn trả thù vặt. Rốt cục cả thế giới lẩn Vatican đều trúng kế Hồ Chí Minh, càng lúc càng chia rẽ và phân hóa trầm trọng.

             Năm 1967 phong trào phản chiến lên cao tại Hoa Kỳ làm phân hoá đảng dân chủ vì là mùa bầu cử, nên tổng thống Johnson tuyên bố trong cuộc hội nghi với TT Nguyễn văn Thiệu tại Guam, là sẽ thương thuyết thẳng với Bắc Việt .Tất cả chỉ là màn hỏa mù ngoại giao vì Mỹ và Hà Nội đã đi đêm từ cuối năm 1966, do sự dàn xếp của Thụy Ðiển nhưng phải đợi tới ngày 31/3/1968 khi Johnson tuyên bố không tái tranh cử và bộ đội của Bắc Việt cũng như VC bị tan nát tại miền nam trong trận Têt1 Mậu Thân (1968), cọng sản mới chính thức ngồi lại với Mỹ . Rồi Nixon thắng cử tống thống, Kissinger được giao trách nhiệm đi đêm với Lê Ðức Thọ, tự quyết định số phận của VNCH, mà không cần đếm xỉa gì tới chủ quyền của miền nam lúc đó.

            Theo giáo sư tiến sĩ Stephen Young, từng phục vụ nhiều năm trong bộ ngoại giao Hoa Kỳ thì Kissinger, trưởng phái đoàn thương thuyết Mỹ đã bán đứng VNCH cho Bắc Việt khi chấp thuận cho Hà Nội được lưu giữ đạo quân xâm lăng ở miên nam VN. Hậu quả tạo ưu thế quân sự cho địch cưỡng chiếm VNCH khi Hoa Kỳ rút toàn bộ quân lực về nước và cắt giảm quân viện năm 1973 rồi cắt đứt năm 1975. Tổng thống Nixon ngay khi làm TT năm 1969 đã tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh, đem hết quân Mỹ về bằng một kế hoạch bí mật.

            Vấn đề chính là NVN chẳng hề biết tới kế hoạch đó là gì và nói là VN hóa chiến tranh nhưng QLVNCH tới đầu năm 1972 mới được cải tiến trang bị, trong lúc bộ đội miền bắc đã sử dụng những vũ khí cá nhân và cộng đồng tối tân của khối cộng từ khi Mỹ còn hiện diện.Năm 1972 Nixon đả đạt được những thỏa uớc lịch sử với Nga lẫn Trung Cộng. Chính điểm này để Nixon thắng Mc.Govern làm TT nhiệm kỳ 2. Tuy nhiên việc oanh kích Hà Nội trong 12 ngày liên tiếp và thả mìn phong tỏa Hải Phòng, suýt làm Bắc Việt đầu hàng vô điều kiện, nếu không bị đảng dân chủ và phe phản chiến chống đối dữ dội.

             Giữa lúc TT Nixon trong tình thế khó xử, thì Kissinger đưa sáng kiến phản bội VNCH để đổi lấy sự ủng hộ của quốc hội Mỹ, trong việc làm thăng bằng cán cân chiến tranh lạnh, nói thẳng là giúp Do Thái đương đầu với khối Ả Rập. Do nhận thức sai lầm trên, đã khiến Kissinger thành kẻ chủ bại, hèn nhát, bất nhân đẩy VN vào định mệnh oan nghiệt. Thực tế còn gian ác hơn ta nghĩ, vì Kissinger chẳng những muốn Hoa Kỳ rút khỏi VN mà còn làm cho dân chúng Mỹ không còn nhớ tới cuộc chiến đó trong tiềm thức. Hậu quả cay nghiệt này khiến cho các quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại VN trở về bị đối xử tàn tệ, tẻ nhạt cho tới mấy năm sau này mới được hồi phục lại danh dự.

            Trong thâm tâm của Kissinger, đưa quân đội Mỹ về chưa đủ, mà phải làm sao thọc quốc hội cắt đứt mọi nguồn viện trợ cần thiết, thì mới chấm dứt được chế độ miền nam. Do trên ông ta tự đẻ ra sáng kiến riêng, chủ đích làm hỏng chương trình VN hoá của Nixon. Theo tài liệu của đại sứ Bunker, thì bí mật lớn nhất của Kissiger là sự xuống thang chiến tranh. Ðây là sáng kiến tàn nhẫn nhất vì để đổi một thắng lợi ngoại giao cho Mỹ và VNCH, Kissinger cho lại Bắc Việt MỘT CHIẾN THẮNG QUÂN SỰ, tức là Y đã tiết lộ bí mật quốc phòng cho địch. Nhưng sự kiện này không bao giờ Kissinger dám nhận và chính trong hồi ký của TT. Nixon đã viết là chẳng bao giờ ông cho phép làm chuyện đó khi thương thuyết với Hà Nội.

             Tóm lại để kết thúc chến tranh VN theo ý mình, kissinger không bao giờ trình bày sự thật khi thương thuyết với Hà Nội, cho TT.Nixon biết. Từ ngày 13-4-1971, Kissinger đã manh nha trò phản bội và lộng quyền, khi tự sử dụng đường dây nóng đặc biệt không qua Bộ Ngoại Giao và Tổng Thống Mỹ, để ra lệnh cho Ðại Sứ Bunker và Bắc Việt. Theo các tài liệu lịch sử đã giải mật, những lộ đồ đề nghị hòa bình VN của các giới chức Mỹ từ tổng thống Nixon tới đại sứ Baunker hoàn toàn trái ngược với ý riêng của Kissinger

             Theo bản dự thảo chiến lược chính thống, thì sự ký kết hòa bình chỉ xảy ra sau khi QLVNCH đạt được chiến thắng tại Hạ Lào qua cuộc hành quân Lam Sơn 719, phá vỡ toàn bộ các căn cứ hậu cần của Bắc Việt tại đây nhằm cắt đứt đường tiếp vận cho bộ đội miền bắc qua đường mòn Hồ chí Minh. Về rút quân thì bắt đầu năm 1971-1972, bộ binh về trước khi đã chứng thật rằng QLVNCH được VN hoá chiến tranh, đủ mạnh để thay thế quân lực Hoa Kỳ đương đầu với Bắc Việt. Riêng Không quân-Hải quân vẫn duy trì cho tới khi thấy Hà Nội thật sự tôn trọng hòa bình của Nam VN. Một điều quan trọng nhất mà đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn là Bunker, mong muốn Hoa Thịnh Ðốn phải chứng tỏ vai trò hợp hiên của CHÍNH PHỦ VNCH tại bàn hội nghị và cái sự Hoa Kỳ ngồi nói chuyện với Hà Nội đã là một nhượng bộ, vì rõ ràng lúc đó Bắc Việt đang thảm bại quân sự trên khắp các chiến trường , chiến dịch ở miền nam. Một sự kiện khác cũng không kém phần quan trọng tại Hoa Kỳ, là mặc dù bị đảng dân chủ đánh phá kịch liệt, đòi rút quân về tức khắc để đổi tù binh nhưng TT Nixon lúc đó, vẫn cương quyết không tiết lộ lộ trình triệt thoái và giữ nguyên ý định không giải kết với VNCH vì quyền lợi Mỹ.

            Theo các sử gia, nếu Kissinger thật sự là một nhà thương thuyết giỏi và có lương tâm, ông ta đã vượt qua được những sóng gío trùng trùng lúc đó, mang lại vinh dự cho nước Mỹ và công lý cho VNCH. Lịch sử đã chúng nhận điều này chỉ mới đây trong việc Tổng thống G.W.Bush trước khi tiến quân đánh Iraq. Nhưng Kissiger chỉ là một học giả chứ không phải là một nhà ngoại giao, một người Do Thái thuần tuý nên không hề biết tới quyền lợi và danh dự của Hoa Kỳ. Trước tiên, về việc cho phép BỘ ÐỘI BẮC VIỆT ở lại miền nam, Kampuchia, Lào.


             Ðây là điều kiện tiên quyết để quân Mỹ rút quân thế nhưng Kissinger nơi trang 1488 đã tự sửa lại la : “ người VN và các dân tộc khác ở Ðông Dương, sẽ tự thảo luận để tất cả quân đội ngoại nhập rút ra khỏi Ðông Dương “.Như vậy muốn Hoa Kỳ ngưng oanh kích rút quân, mà không có một đòi hỏi gì cho đối phương, thậm chí còn cho chúng ở lại để tiếp tục làm giặc, thì thương thuyết để làm gì, cho nên sau này Hà Nội và thế giới khinh khi, cười chê Hoa Kỳ là vậy. Ngoài ra chẳng bao giờ Kissinger coi VNCH là một quốc gia độc lập có chủ quyền, nên ông ta đã có cái nhìn là chỉ có Hà Nội mới đại diện để thương thuyết với Mỹ. Ðây là một sự phản bội trắng trợn của lời cam kết từ các chính quyền Hoa Kỳ như TT.Kennedy, Johnson,Nixon.. luôn tuyên bố tôn trọng nền độc lập của quốc gia đồng minh.

            Tóm lại với luận điệu lừng khừng, chủ bại, đầu óc lắt léo.. kissinger đi phó hội trong một tư thế hèn yếu, rẻ mạt, nên chỉ còn bán đứng VNCH mới mong lấy lại tù binh về. Ngày 25-5-1971, để tránh bị thưa gởi vào phút chót, Kissinger đã điện thoại gạt Bunker là chương trình nghị sự sẽ theo đúng bản dự thảo của TT.Nixon và tòa đại sứ Mỹ-Sài Gòn.

            Cũng do lòng tin tưởng trên, nên ngày 3-6-1971, Ðại sứ Bunker đã tường trình với TT.Nguyễn văn Thiệu có Kissiger hiện diện, kết quả thương thuyết theo bản dự thảo của TT.Nixon và Toà đại sứ. Trong khi trình bày, Bunker xác quyết là BỘ ÐỘI BẮC VIỆT cùng rút về Bắc khi Quân Mỹ Hoa Kỳ triệt thoái. Việc tréo cẳng ngổng này cho thấy, TT Thiệu và Chính phủ VNCH hoàn toàn không được Hoa Kỳ cũng như Kissiger hỏi han hay cho biết một chút gì về vận mệnh tương lai của xứ sở mình. Trước sự kiện trên, Kissinger chẵng những không đính chính mà còn lợi dụng sự không biết gì, để ép TT Thiệu không được tiếp tục đòi hỏi ông ta, khi việc BỘ ÐỘI MIỀN BẮC đã được giải quyết.

             Tháng 10/1972 giai đoạn cuối cùng trong bàn hội nghị, Kissinger thay vì cố gắng đạt được những ưu thế cho HoaKỳ và đồng minh Nam VN, Kissinger lại tấn công tới tấp TT Nguyễn văn Thiệu và gọi đó là lý do chính trở ngại cho cuộc hoà đàm. Ngày nay dựa vào những tài liệu mật và ngay chính hồi ký của Kissiger, chúng ta mới thấu hiệu sự dối trá và bất lương của ông ta đối với VNCH. Ðó là sự hiểu biết quá kém cỏi về lịch sử VN dù ông ta luôn tự hào về cái trường đại học luật khoa danh tiếng Havard nay chỉ còn là cái mốt thời thượng. Hèn nhát trước phong trào phản chiến do cọng sản quốc tế dàn dựng, Kissinger đã đánh mất sự thông minh của một nhà ngoại giao, qua mặt dân chúng và chính quyền Hoa Kỳ, phản bội đồng minh đang chiến đấu dũng liệt trước làn sóng đỏ.

             Ngày 1-8-1972, trong cuộc họp mật, Hà Nội bảo với Kissinger là ngoài việc BỘ ÐỘi Ở LẠI, TT Thiệu phải từ chức để thay thế bằng chính phủ liên hiệp. Từ tháng 8-1972, sự chống đối từ chính phủ VNCh đã lên tới cao điểm như không cần đếm xỉa tới thời hạn mà Kissinger ấn định, TT Thiệu không tiếp chuyện với TT.Nixon gọi từ Honolulu cũng như tuyên bố là sẽ không bao giờ từ chức, Chính phủ liên hiệp không bao giờ có.

            .20-9-1972 sau chuyến thanh sát tại Quảng Trị điêu tàn đổ nát, vừa được QLVNCH chiếm lại, TT Thiệu về Sài Gòn tuyên bố “ vận mệnh của DÂN TỘC VN phải do đồng bào VN quyết định “ và ông đả tố cáo Kissinger chỉ biết tự mình quyết định tất cả mà không coi VNCH ra gì.

            Ngày 19-10-1972, Kissinger, Bunker họp với TT Thiệu, PTT Hương và HD/ANQG. Theo các tài liệu ghi nhận, cuộc họp đầy căng thẳng và thái độ cuả TT.Thiệu khinh bỉ Kissinger ai cũng thấy rõ khi tuyên bố ông ta chỉ là một người trung gian không hơn không kém, quyết định hòa hay chiến là của Sài Gòn-Hà Nội, chứ không phải Hoa Kỳ . Phiên họp chấm dứt nhưng phút chót TT.Thiệu không biết vì một lý do nào đó, lại tin lời Kissinger là BỘ ÐỘI MIỀN BẮC phải rút nên ông ký nhận hiệp định.

             Một bí mật khác vô cùng quan trọng cũng vừa được đem ra ánh sáng, là khi biết được TT.Thiệu thà mất quyền chứ không để cho Hoa Kỳ qua Kissinger thao túng, uy tín chính phủ VNCH lại lên cao. Dân chúng miền nam hài lòng, Hạ Viện ủng hộ, các vị lãnh đạo Phật Giáo trong phong trào tranh đấu tuyên bố chấm dứt đem chính trị vào chùa chiền nhưng quan trọng nhất là tuyệt đại phật tử tuyên bố dù không đồng ý cá nhân TT.Thiệu, họ vẫn hợp tác với chính phủ để đạt được nền hòa bình thật sự cho miền nam độc lập, tự do. Tại Thượng Viện, ngoài 4 phiếu chống, số nghị sĩ còn lại ủng hộ kế hoạch hòa bình của chính phủ VNCH. Từ đó khắp nơi, kể cả Ðà Nẳng biểu tình ủng hộ, chống lại sự thống trị của cọng sản.

             Ngày 26-11-1972, Bunker chuyển một lá thơ của Nixon, cho biết nếu VNCH cưỡng lại Hoa Kỳ thì VIỆN TRỢ sẽ bị cúp ngay và tánh mạng tổng thống Thiệu nếu muốn giữ, phải KÝ KẾT.Ðể tấn tuồng kết thúc trọn vẹn, bất ngờ ngày 18-12-1972, Nixon ra lệnh oanh tạc THẬT Hà Nội-Hải Phòng và các căn cứ quân sự tại Bắc Việt một cách sấm sét dã man, bất chấp Dân Chủ và phản chiến kêu gào la ó. Ðến lúc này, thì TT Thiệu không tin cũng phải tin là Hoa Kỳ qua lời hứa của Nixon trong mấy chục bức thơ riêng, sẽ dội B52 và can thiệp ngay bằng quân sự nếu Hà Nội phản thùng, tấn công VNCH. Ngày 30-4-1975, Miền nam bị bức tử vì Kissinger, một tên trí thức xuẩn động ngây thơ, có đầu óc thực dân kiêu căng thời Trung cổ. Ông ta vì muốn thoả mãn nhu cầu cho bọn siêu quyền lực mà phần lớn gốc Do Thái đang thao túng nước Mỹ và thế giới, cho lũ phản chiến đa số bị bệnh tâm thần vì đồng tình luyến ái, hút sách, ảo vọng , nên đã hại không biết bao nhiêu mạng người đã chết, tan nhà, mất nước trong suốt mấy chục năm qua, tới nay càng điêu đứng khổ nhục hơn trước vì sự tàn bạo của đảng CSVN.

            Trước khi vào Sài Gòn trưa ngày 30-4-1975, Hà Nội đã soạn thảo một kế hoạch tấm máu VNCH như Polpot đã làm tại xứ Chùa Tháp, do Ðổ Mười cùng các cán bộ trung kiên miền bắc (không có thân nhân tại miền nam) phụ trách như sau : TQLC, BDQ (ám số VCA) tử hình không bịt mắt. Cán bộ xã ấp, XDNT, chiêu hồi (ám số VDA)tử hình ngay. Không quân, An ninh QD (ám số VAA) tử hình. Cảnh sát, tình báo, Nhảy Dù, cán bộ Phượng Hoàng ( ám số VBA) tử hình, tước đoạt quyền sống của luôn vợ con. SD trưởng, Trung Ðoàn , Tiểu Ðoàn (ám số VEA) tử hình. Tỉnh, quận, xã trưởng ( ám số VFA) tử hình. Trưởng Ty sở ( ám số VGA) lao động khổ sai chung thân. Tóm lại Quân, công, cán, cảnh VNCH các cấp nếu không tử hình thì chung thân, kể luôn vợ con, gia đình liên hệ.

            Tuy nhiên sau đó vì không dám làm càn trước khí thế miền nam, nên cọng sản thay đổi chính sách , thay vì tắm máu, VC đổi bằng thủ đoạn học tập cải tạo, để giết dần mòn quân dân miền nam. Cũng từ đó, cọng sản mở nhà tù khắp nước, 36 tỉnh và thành phố có 193 khám đường và trại lao động khổ sai., 17 khám mang bí số AOI-HT 150-166, 35 trại cải tạo nằm trong rừng sâu núi cao mang bí số B-15 HT 6321-6389. Tại miền bắc có 17 trại tù lao động khổ sai mang bí số A20HTZC7340-7372 tại Lai Châu, Sơn La, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn,Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh, Vĩnh Phú,Hà Sơn Bình, Hải Hưng,Hà Nam Ninh, Thanh Hoá,Nghệ Tĩnh và Bình trị Thiên.

            Cuộc chiến Ðông Dương lần thứ ba 1955-1975 kết thúc là thế đó, hơn 60.000 quân nhân Mỹ và Ðồng Minh bỏ mạng, nhiều người khác bị thương, một trăm năm mươi tỷ mỹ kim tiền thuế của dân chúng Mỹ , đổi lấy sự sụp đổ của VNCH bằng một hiệp định chẳng danh dự, do chính Kissinger đạt được. Trưa 30-4-1975 tên phản tặc nằm vùng VC Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh Sài Gòn ngạo nghễ đòi ‘ Nối Vòng Tay Lớn :

‘ .. Rừng núi dang tay nối lại biển xa
ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
từ bắc vô nam nối liền nắm atay.. ’ ’ ’

trong lúc cả Miền Nam đang chìm ngập trong máu lệ, trước gót sắt xâm lăng của đế quốc CS.


Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 1-2014
MG


No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết