Sunday, January 5, 2014

Thông Báo số 1 v/v Rước Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ qua 4 quốc gia Âu Châu trong Tháng Tư Quốc Hận năm 2014.

 
ĐinhLâmThanh

Date: Sat, 4 Jan 2014 19:04:15 +0100
Subject: Thông Báo s
1 v/v Rước C Vàng Ba Sc Đ qua 4 quc gia Âu Châu trong Tháng Tư Quc Hn năm 2014.
From:
To: 

Thông Báo s 1
v/v Rước C Vàng Ba Sc Đ qua 4 quc gia Âu Châu trong Tháng Tư Quc Hn năm 2014 
Kính thưa quý đng hương, 
Đến Tháng Tư năm 2014 này, Min Nam Vit Nam b cng sn Bc Vit xua quân cưỡng chiếm va đúng 39 năm.
Đ Tưởng Nim Tháng Tư Quc Hn, Nhóm Vinh Danh C Vàng/Hòa Lan d tính s thc hin mt cuc đi b Rước C Vàng xuyên qua 4 quc gia Âu Châu trong Tháng Tư. 

Cuc đi b Rước C Vàng được d trù s khi hành t Vương Quc Hòa Lan, qua Cng Hòa Đc, đến Vương Quc B (d trù s đến tham d L Tưởng Nim Ngày Quc Hn ti Brussel) và cui cùng kết thúc ti Paris – Cng Hòa Pháp (d trù s tham d L Tưởng Nim Ngày Quc Hn ti Paris).

Nhóm Vinh Danh C Vàng nhn thc rt rõ, rng vic thc hin hành trình Rước C Vàng trong Tháng Tư Quc Hn vi mt không gian rng ln như vy tht là vô cùng khó khăn và chc chn s không th thc hin được, nếu như không có s h tr ca đng hương.
Vi tm lòng luôn luôn hướng v Tháng Tư Quc Hn, Nhóm Vinh Danh C Vàng thiết tha mi gi quý đng hương t các quc gia trên thế gii, có cùng suy tư, vui lòng liên lc vi Nhóm đ cùng nhau tho lun thêm mt s vic liên quan ti cuc đi b Rước C Vàng.
Nhóm Vinh Danh C Vàng s trang trng đón nhn và chân thành cám ơn tt c đóng góp ca đng hương, bt kỳ dưới hình thc nào.
Mi chi tiết đóng góp, kính mong quý đng hương liên lc vi Nhóm theo đa ch đin thư:


Và đ theo dõi din biến công vic t chc hành trình Rước C Vàng qua 4 quc gia Âu Châu trong Tháng Tư Quc Hn, kính mi quý đng hương ghé vào website ca Nhóm theo đa ch sau đây:


Hòa Lan, 30 tháng 12 năm 2013
t/m. Nhóm Vinh Danh C Vàng / Hòa lan
Trn Hu Sơn.

----------

Lch Vinh Danh C Vàng - Giáp Ng






Tội ác cộng sản Việt Nam.


phần 1. Linh mục Nguyễn Văn Khải chia xẻ về "Hiện tình đất nước VN" 12-8-2012


phần 2. Linh mục Nguyễn Văn Khải chia xẻ về "Hiện tình đất nước VN" 12-8-2012


Bùi Lộc (Danlambao) - Cộng sản cai trị Miền Bắc đã hơn nửa thế kỷ và chiếm Miền Nam hôm nay đang bước sang nắm thứ 39. Bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu nỗi oan khiên toàn dân cả hai Miền Nam Bắc đã phải gánh chịu. Giờ đây thì mọi người đã thấy rõ thế nào là cs và cũng chính vì thế mà nhiều cá nhân và những phong trào phản kháng ngày một nở rộ và lớn mạnh. Ngày tàn của cs đang đến gần và đến rất nhanh chúng ta không thể ngờ được. 

Môt yêu cầu cấp thiết là mỗi người trong khả năng hãy ghi lại những tội ác của cs như một bằng chứng lịch sử hầu giúp đất nước khỏi sa vào những hoàn cảnh tương tự trong tương lai. Một đài tượng niệm đã được dựng lên tại Washington, Thủ đô Hoa kỳ để kỳ niệm 100 triệu nạn nhân cs và được khánh thành vào ngày 12 tháng Sáu năm 2007. Bất cứ nơi nào có mặt cs, nơi đó có khủng bố, thanh trừng và thủ tiêu. Không kể những nước cs xa xôi, chỉ kể ngay Trung quốc trong những đợt cải cách ruộng đất. Bước nhẩy vọt, và Cách mạng Văn hoá, tổng cộng cũng hơn 60 triệu nạn nhân đã bị thanh trừng. Khemer Rouge của Pol Pot hơn 2 triệu và chiếm 1/3 dân số Miên. Còn riêng Việt nam, Chiến dịch cải cách ruộng đất hơn 200 ngàn nạn nhân. Vụ Nhân văn Giai phẩm 44 văn nghệ sĩ bị chù giập và tù tội với những tội danh:

- Kích thích chủ nghĩa cá nhân tư sản, bôi nhỏ chủ nghĩa xã hội.
- Xuyên tạc mâu thuẫn xã hội, khiêu khích nhân dân chống lại cách mạng xã hội và Đảng lãnh đạo. 
- Chống lại chuyên chính dân chủ nhân dân, chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Gieo rắc chủ nghĩa dân tộc tư sản, gãi vào đầu óc so-vanh chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Cs họ muốn một xã hội chỉ toàn những thành phần đúng với những tiêu chuẩn của họ và thanh toán tất cả những thành phần khác mà họ cho là cặn bã ngay trong cùng một dân tộc. Hitler chỉ thanh toán người Do thái. Chính quyền Đức quốc Xã luôn hô vang: “Người Đức là dân tộc xuất sắc nhất trên thế giới còn người Do thái là dân tộc kém cỏi nhất thế giới”. Sau khi Miền Nam sụp đổ, không kể số nạn nhân là những người cộng tác hay có liên quan xa gần với Chính quyền Miền Nam. Những ngưới sống trong các thành thị, những nhà tư sản, trí thức. Những người tìm cách trốn thoát ra khỏi nước bị thanh toán, chết dọc đường. Những nạn nhân chết trên biển cả vì bị săn đuổi, bệnh tật, đói khát thiếu thốn lương thực và nước uống, bị bão táp, sóng biển vùi giập, ghe đắm, hết nhiên liệu, trôi giạt, hải tặc… 

Có hàng ngàn lý người ta phải chết vì cs. Nhưng còn một lớp nạn nhân cũng rất đông đã có lần được nhắc tới, nhưng không biết ví lý do gì mà không được nơi nào phổ biến và cho tới hôm nay không có một tiếng nói nào nhắc đến. Họ đúng là những nạn nhân bị lãng quên. Và hôm này, ngày mất Miền Nam đang bước sang năm thứ 39, đề tài này xin lại được nêu lên hy vọng sẽ đón nhận được một vài tiếng vọng của những ai lưu tâm. 

Sau những trận chiến vang dội của Quân Dân Miền Nam đầy khí thế đẩy lùi những cuộc tấn công quy ước của vc vào Mùa Hè Đỏ lửa 1972. Chuẩn bị bước vào bàn Hội nghị Paris, hy vọng Miền Nam sẽ gặp được thuận lợi trong bàn hội nghị này. Nhưng không, Miền Nam không những bị sức ép ngoại giao của đồng minh và rồi ngay cả những khoản quân viện ngày một hạn chế. Sau khi Hiệp định được ký kết, Quân lực VNCH đang ở thế tiến công tiêu diệt địch phải chuyển sang phòng thủ. Hiệp định không cho phép mình có thể mở các cuộc hành quân, trong khi cộng quân không đếm xỉa gì những ràng buộc của bàn hiệp định, họ vẫn cứ thản nhiên mở rộng địa bàn hoạt động của họ; mặc sức chiếm đất giành dân không bị cản trở, không có một lực lượng nào đối kháng lại. Cho đến cao điểm, họ đã tiến chiếm Phước long vào ngày 6 tháng Giêng năm 1975. Nên nhớ là họ luôn mở những đợt tấn công vào dịp gần hay trong những ngày nghỉ truyền thống.

Trong suốt thời gian này cho tới ngày mất nước, số quân nhân bị thương vọng ngày một gia tăng. Quân y viện nào cũng quá tải, không còn đủ sức chứa. Nhiều thương binh đã phải nằm ngoài những chiếc lều dựng tạm. Nhiều thương binh đã phải lệ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của y tá ngay cả miếng ăn hay vệ sinh cá nhân. Có nghĩa là họ chỉ nằm một chỗ. Đây là nhũng nạn nhân khốn khổ nhất trong tất cả những nạn nhân của cs ngay sau khi Miền Nam VN bị sụp đổ, họ hoàn toàn bị lãng quên không một ai nhắc tới vì nhiều lý do. Có lẽ đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, nếu nó được công khai nhắc đến sẽ đụng chạm tới lương tâm của nhiều người vì họ cảm thấy chính mình cũng có một phần trách nhiệm nào đó.

Ba mươi tám năm đã trôi qua, giờ đây bình tĩnh ngồi hồi tưởng lại vào ngày 30 tháng Tư năm 75, khi tiếng nói “Buông súng đầu hàng” từ ông Dương văn Minh phát ra đến tai các bác sĩ, y tá và những người đang phục vụ trong các quân y viện và sau cùng đến tai những người thương bệnh binh đang nằm quàn quại với những vết thương đầy mình. Mỗi người trong họ sẽ phản ứng ra sao?Thực tình không một ai trong chúng ta có thể suy đoán những gì đã xẩy ra sau đó taị những nơi này. Bác sĩ, y tá, những người phục vụ trong bệnh viện đều có gia đình riêng nên thật khó có ai trong họ cao cả đến nước bỏ gia đình có khi gồm cha mẹ già, vợ hoặc chồng, con cái đang cần mình để có những quyết định thích hợp trong hoàn cảnh cùng cực bi đát lúc đó. Giả sử có ai đó trong họ tình nguyện ở lại phục vụ những thương bệnh binh này, liệu họ sẽ làm được gì hay chính họ lại là những nạn nhân đầu tiên của cs. 

Một khung cảnh sau đó có khả năng xảy ra là chỉ còn lại những thương bệnh binh không thể tự mình di chuyển được và đành nằm lại quàn quại trên giường lo âu chờ chết hay những tai hoạ khủng khiếp sắp giáng xuống. Nếu Miền Nam chiến thắng Miền Bắc, thì có lẽ tất cà mọi thương bệnh binh như thế của Miền Bắc đang nằm tại các quân y viện của quân đội nhân dân, chắc chắn sẽ được chăm sóc tận tình chu đáo. Điều này có rất nhiều cán binh cs bị trọng thương đã được quân lực VNCH chăm sóc làm chứng. Số phận những thương bệnh binh này sẽ ra sao? Thân nhân họ, cha mẹ hay vơ con họ trong cơn khốn cùng không hề có một tin tức nhỏ nào về họ. Nhiều người cứ nghĩ rằng họ đã tử trận hay chết trong lúc chạy loạn. Chạy loạn có nghĩa là ngưòi bên tây chạy sang bên đông, bên đông lại chạy sang bên tây, người phía bắc chạy xuống phía nam hay phía nam chạy ngược lên hướng bắc. Chằng còn định được hướng nào để tìm một nơi an toàn; nên cứ ra đường chạy sảng.

Vì sao họ hốt hoảng như vậy? Chính vị khi nghe cs đang đến gần, họ khiếp sợ quá. Sau này trong trại tù, có nhiều người trước đây rất ấm ớ về cs. Họ cứ nghĩ nếu cs có cai trị Miền Nam chắc cũng chẳng đến nỗi nào, nên đã trách những người 54: “Chúng mày rành cs thế sao không nói cho chúng tao rõ. để bây giờ khổ cá nút với nhau như thế này”. Và câu trả lời họ nhận được là: “Có nói mấy ông cũng chẳng tin. Thôi thì bây giờ nếm thử cho biết”. Những hậu quả có thể những người thương bệnh binh này phải hứng chịu; trước nhất là chết đói. Cũng có thể đau quá chịu không nổi mà chết và thê thảm và sợ hãi tột cùng là khi những chiếc nón cối xuất hiện. Đây đúng là giớ định mệnh, giờ phán xét đối với họ, giờ phút kinh hoàng nhất trong cả cuộc đời họ.

Cải cách ruộng đất, người cs không xót thương ngay cha mẹ, cô chú, bác mình, những người làm ơn cho mình. Họ thản nhiện cầm roi, gậy hay cuốc đập trên đầu thân nhân ruột thịt mình. Trong vụ Nhân Văn Giai phẩm, họ tống ngục và hành hạ đồng chí của họ. Chính ông hồ không hề hé răng khi Nguyễn hữu Đăng, người thân cận của ông từ những ngày đầu đã bị nhốt mãi đến cuối đời. Ồng Hồ hữu Tường, một trí thức trẻ đã tình nguyện trở về Bắc sau 1954 để hy vọng giúp xây dựng đất nước đã sống lầm than cơ cực chịu cảnh xã hội ngăn cách do chính lệnh của ông hồ. Họ hành hạ người khác để xây dựng lòng tin với đảng. Họ thực sự vô cảm và họ nghĩ mình càng có công lớn khi hành hạ được nhiều người không cùng phía với họ. 

Vậy một câu hỏi được đặt ra họ sẽ đối xừ thế nào với những người đã trực tiếp cầm súng chống lại họ và đã bị thương đang trước mặt họ đây. Chắc chắn có những nhân chứng sống trước thảm cảnh này dầu họ có thi hành trong đêm tối. 

Cũng giống như những nạn nhân ở Huế vào dịp Mậu thân, họ bị chôn sống hay đập chết trước khi chôn vì họ lý do bắn sẽ gây tiếng nổ làm lộ mục tiêu khiến họ có thể bị nguy hiểm trên đường rút lui. Những thương binh đáng thương này, không phải xử bắn, nhưng họ cũng sẽ không được chích thuốc giúp chết không đau vì không có loại thuốc này. Một khả năng có thể xẩy ra là họ sẽ được chở đi và đổ ra biển khơi, hay chôn sống tập thể trong một cánh rừng kín đáo nào đó để phi tang. Có rất nhiều người tham gia trong những vụ thanh toán (clean up) này; trước nhất là những tài xế trong vụ thủ tiêu này. Nhưng cho tới hôm nay không khí sợ hãi vẫn cón bao trùm, họ chưa thể cất lên tiếng nói được vì an toàn cá nhân. Nhưng xin mỗi người trong họ cố gắng bằng mọi cách ghi nhớ hay có thể viết thành tài liệu cất giấu kỹ đễ chờ cơ hội phổ biến. Không có gì có thể giữ kín dưới ánh mặt trời này mãi mãi. Vụ thủ tiêu những thương binh VNCH này rồi một ngày không xa cũng sẽ được đưa ra ánh sàng và quay thành phim giống như 20.000 quân nhân Balan đã bị Liên sô thủ tiêu tập thể trong rừng Katyn vào năm 1939 trước đây và luôn đổ thừa cho Đức quốc Xã. Nhưng tới năm 1989, những sự thật này đã được phơi bầy. Cuộc thảm sát này là do chính Staline ra lệnh (*). Số thương bệnh binh này nhiều cũng chẳng kém gì con số những quân nhân Balan bị Liên sô thanh toán tại Rừng Katyn trước đây. Việc cần làm bây giờ là gom góp tài liệu, thông tin, chứng cớ hầu đưa ra trước công luận để yên ủi phần nào linh hồn những nạn nhân xấu số này.



No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết