Wednesday, April 30, 2014

Nhân ngày 30. 04: Nhìn lại quá trình thông nhất đất nước của Việt nam và Đức


Nhân ngày 30. 04: Nhìn lại quá trình thông nhất đất nước của Việt nam và Đức

Hoa Hướng Nam (Danlambao) - Vào hậu bán thế kỷ 20, thế giới đã chứng kiến hai biến cố lịch sử: Ngày 30-04-1975 Quân đội Nhân dân Việt Nam (Bắc Việt) tiến vào Sài gòn, kết thúc cuộc chiến ủy nhiệm và mở đầu cho tiến trình thống nhất đất nước dưới một chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo. Ngày 09-11-1989 bức tường Bá linh sụp đổ, kéo theo sự tan rã của chế độ cộng sản Đông Đức và khai thông cho sự thống nhất nước Đức trong hòa bình, tự do, dân chủ.

Hai quốc gia Việt - Đức cùng mang số phận lãnh thổ bị phân chia sau chiến tranh vì mâu thuẫn ngoại bang và sự khác biệt chính kiến về mô hình xây dựng xã hội giữa các thành phần dân tộc, nhưng cả hai lại theo đuổi mục đích tái thống nhất đất nước bằng phương thức khác biệt.

Việt nam: Thống nhất đất nước bằng chiến tranh

Sau cuộc chiến chống Pháp (1945-1954) Việt Nam lẽ ra phải được độc lập, tự do, nhưng dưới sự dàn xếp của ngoại bang (Mỹ, Pháp, Trung Hoa và Liên xô) dân tộc đã phải chấp nhận chia đôi lãnh thổ tại hội nghị Geneve (Thụy sĩ).

Hiệp định Geneve (21-07-1954) quy định các bên tham chiến phải ngừng bắn, giải giáp vũ khí. Việt Nam chia ra thành hai khu vực tập kết tạm thời cho hai bên đối địch. Vĩ tuyến 17 được xem là ranh giới, và một khu phi quân sự tạm thời được lập dọc theo hai bờ sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Tri. Ngay sau ngày hiệp đinh được công bố có 892. 876 thường dân di cư từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, trong khi 140. 000 người khác từ miền Nam tập kết ra Bắc.

Chính quyền Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do, dự trù thực hiện vào năm 1956, với lý do mà Thủ tướng Ngô Đình Diệm đưa ra là “nghi ngờ về việc có thể đảm bảo những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc”. Tuy nhiên Việt Nam Cộng hòa (VNCH) tuyên bố sẽ “không bỏ qua một cơ hội nào để thống nhất Việt Nam trong tự do và hòa bình”.

Vì VNCH không thực hiện tuyển cử, Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Hồ chí Minh quyết định phát động chiến tranh thống nhất đất nước bằng mọi giá.

Đối với các nhà lãnh đạo VNDCCH đây là cuộc chiến tranh nhằm thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất hoàn toàn cho đất nước, để cả nước tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mục tiêu vẫn còn dang dở sau 9 nămkháng chiến chống Pháp (1945-1954).

Tháng 8/1956, Lê Duẩn soạn “Đề cương cách mạng miền Nam” nhưng đến Hội nghị TƯ 15 năm 1959 mới được thông qua. Đề cương xác định rõ: “Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là trực tiếp đánh đổ chính quyền độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách đế quốc, phong kiến, thiết lập ở miền Nam một chính quyền liên hiệp có tính chất dân tộc, dân chủ để cùng với miền Bắc thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ nhân dân...”

Về phía các nhà lãnh đạo của Mỹ và VNCH, thì xem cuộc chiến thống nhất do VNDCCH chủ trương là cuộc chiến tranh giữa hai hệ tư tưởng: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Chính phủ Mỹ can thiệp vì muốn ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á(Thuyết Domino) và bảo vệ nhân dân Nam Việt Nam được sống trong hòa bình và tự do..

Ngày 20 tháng 12 năm 1960 thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam(MTDTGPMNVN) do những người cộng sản lãnh đạo.

Từ năm 1961 chiến tranh bùng nổ khốc liệt. Với chủ trương “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội” của đảng Lao động việt nam (công sản) quân đội VNDCCH dưới danh nghĩa quân giải phóng cách mạng đã phát động liên tiếp các đợt tiến công quy mô kết hợp đấu tranh quân sự, khủng bố, phá hoại với đấu tranh tình báo chính trị. Từ chiến tranh du kích Tết Mậu thân (1968) chuyển qua chiến tranh quy ước Mùa hè đỏ lửa (1972). Và trong giai đoạn 1965-1973 Mỹ đã phải trực tiếp chiến đấu trên chiến trường VN.

Vì áp lực của tỉnh hình nội chính và dư luận quốc tế, các phe tham chiến đã đi đến nhận thức phải đàm phán hòa bình. Hội đàm được chọn tại Paris (Pháp) kéo dài từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973.

Hiệp định Paris về Việt Nam là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa KỳViệt Nam Dân chủ Cộng hòaCộng hòa miền Nam Việt Nam vàViệt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm1973.

Hòa bình chưa được bao lâu, cơ quan tham mưu của đảng Lao động và VNDCCH lập kế hoạch tiến công đã phân cuộc tiến công này thành các chiến dịch nối tiếp nhau họ gọi là chiến dịch Tây Nguyênchiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng và, cuối cùng, chiến dịch Hồ Chí Minh. Cuộc tấn công cuối cùng diễn ra từ ngày 5 tháng 3 cho đến ngày 30 tháng 4 năm1975 khi Tổng thốngDương Văn Minh của VNCH đầu hàng vô điều kiện.

Để nhanh chóng thông nhất, thuận lợi cho việc xây dựng chế độ độc đảng xã hội chủ nghĩa trên toàn quốc, ban lãnh đạo đảng lao động (cộng sản) ban hành các biện pháp:

- Giải tán guồng máy chính trị, hành chánh của VNCH, giải thể các đoàn thể, hiệp hội chính tri, kinh tế, văn hóa của xã hội dân sự.

- Lùng bắt các thành phần lãnh đạo đảng phái chính trị, tôn giáo, văn hóa và xã hội miền Nam.

- Lập các trung tâm học tập cải tạo để giam giữ hàng trăm ngàn quân nhân, viên chức dân sự, văn nghệ sĩ của VNCH.

- Thực hiện đổi tiền.

- Di tản hàng triệu người dân thành thị về các vùng kinh tế mới.

- Cải tạo tư sản, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.

-Quốc hữu hóa và chuyển thành xí nghiệp quốc doanh đối với các xí nghiệp công quản và xí nghiệp tư nhân.

- Hợp tác hóa toàn bộ nông nghiệp.

- Đổi tên Sài gòn thành thành phố Hồ chí Minh.

- Giải thể MTDTGPMNVN và chính phủ của mặt trận.

- Đổi tên đảng lao động thành đảng cộng sản việt nam, lập quốc hội mới và đặt quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).

Song song, lãnh đạo đảng CSVN áp dụng những biện pháp kinh tế, chính trị rập khuôn theo mô hình Trung quốc và Liên Xô lại càng đưa đất nước vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng hơn. Nạn nghèo đói và khủng bố bắt bớ diễn ra khắp nơi đã lảm cho người dân miền Nam luôn sống trong lo sợ và tuyệt vọng. Đó là lý do cho gần 2 triệu ngươi phải vượt biên ra đi.

Trong suốt 20 năm nội chiến hay còn được quốc tế gọi là cuộc chiến ủy nhiệm, dân tộc đã phải trả giá quá cao cho chiến thắng của đảng cộng sản: 2 triệu quân nhân hai miền thiệt mạng trên chiến trường và 300. 000 người mất tích, từ 4 đến 5 triệu thương dân tử vong vì bom đạn. Hơn một triệu góa phụ, trên 900. 000 trẻ em mồ côi Các cơ sở hạ tầng bị phá hủy, đồng ruộng và thiên nhiên bị nhiễm độc. Phí tổn cho cuộc chiến đầy tang thương này ước chừng 167 tỷ Dollar.

Hòa bình chưa lâu Việt Nam lại bước vào hai cuộc chiến tranh mới với hai quốc gia cộng sản anh em Trung quốc và Cam bốt.

Đức: Thống nhất đất nước bằng thương thảo và ngoại giao

Sau khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt (5. 1945), nước Đức bị chia thành bốn vùng chiếm đóng theo Hội nghị Yalta (4-11. 2. 1945) và Postdam (17. 7 -2. 8. 1945), do các nước Đồng Minh(MỹLiên XôAnh và Pháp) kiểm soát và quản lý. Berlin cũng bị chia làm bốn khu vực tương tự như nước Đức. Cùng lúc đó cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Đông (Xã hôi chủ nghĩa) và Tây (Tư bản chủ nghĩa) cũng đã bắt đầu trên nhiều phương diện khác nhau. Berlin trở thành trung tâm của cuộc chiến giữa hai phe.


Bức tường Berlin, từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là “Tường thành bảo vệ chống phát xít” và bị người dân Cộng Hòa Liên Bang Đức gọi là “Bức tường ô nhục” là một phần của biên giới nội địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đến ngày 9 tháng 11 năm 1989. Trong những năm từ 1949 đến 1961 đã có khoảng 3 triệu người dân rời bỏ nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Nhằm để ngăn chận việc này, nước Cộng hòa Dân chủ Đức đã khóa ranh giới với Tây Berlin bằng cách xây Bức tường Berlin.

Cộng hòa liên bang Đức

23 tháng 5 năm 1949 Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) được thành lập từ 3 khu vực chiếm đóng của Anh, Mỹ và Pháp, lấy thảnh phố Bonn làm thủ đô.

Cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang Đức đầu tiên được tiến hành vào ngày 14 tháng 8 năm 1949.Konrad Adenauer của Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo Đức (CDU) được bầu làm Thủ tướng Liên bang Đức. Chính quyền Adenauer chú tâm phát triển nền kinh tế thị trường xã hội, đẩy mạnh việc hội nhập phương Tây qua việc: gia nhập khối NATO, đồng thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu sau này cũng như. thành lập quân đội liên bang. . Đối với Đông Đức, Tây Đức khẳng định quyền đơn phương đại diện cho nước Đức và cắt đứt quan hệ với các quốc gia công nhận nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Thuyết Hallstein). Mặc dù vậy Adenauer cũng đã ký kết một hiệp định với Liên bang Xô viết vào năm 1955 để đưa tù binh chiến tranh Đức hồi hương.

Adenauer từ chức vào ngày 15 tháng 10. 1963. Những người kế nhiệm Ludwig Erhard, Kurt Georg Kiesinger tiếp tục đường lối nội, ngoại trước đây của Adenauer. Trong tháng 10. 1969 sau cuộc bầu cử Quốc hội, Đảng Dân chủ Xã Hội Đức (SPD) và Đảng Dân chủ Tự Do Đức(FDP) thành lập chính quyền liên hiệp dưới quyền của Thủ tướng Willy Brandt. Brandt công bố Ostpolitik, một chính sách chủ trương tiếp cận và đối thoại với các nước thuộc khối Đông thay thế cho học thuyết Hallstein. Ostpolitik, được đưa ra nhằm cải thiện quan hệ với Đông ĐứcBa Lan và Liên bang Xô Viết. Chính sách này của Brandt đã gây ra tranh cãi tại Tây Đức nhưng lại giúp ông giành được giải Nobel hòa bình năm 1971. Willi Brandt từ chức nhượng quyền choHelmut Schmidt sau vụ khám phá ra người tùy viên thân cận của ông, Günter Guillaume, là một điệp viên đông đức. Rồi Helmut Kohl trở thành thủ tướng năm 1982. Kohl tiếp tục chích sách hòa hoãn Đông –Tây của Brandt khi đón tiếp Chủ tịch nhả nước Đông Đức Erich Honecker lần đầu tiên tới Tây Đức vào năm 1987. Sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989, việc giải quyết các vấn đề Đông Đức của Kohl đã trở thành điểm mấu chốt trong thời kỳ cầm quyền của ông. Tận dụng ưu thế những thay đổi chính trị mang tính lịch sử đang xảy ra ở Đông Đức, Kohl đã thương thảo thảnh công với tứ cường cho tiến trình thố nhất nước Đức. Ông làm thủ tướng lâu hơn những người đi trước và được coi là thủ tướng thống nhất.

Cộng hòa Dân chủ Đức

Nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) được ra đời từ khu vực chiếm đóng của Liên Xô vào ngày 7 tháng 10 năm 1949 và thủ đô là Đông Bá linh.

Trong Quốc hội mới được thành lập Wilhelm Pieck là Chủ tịch nước và Otto Grotewohl là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Cho đến năm 1971 Walter Ulbricht với cương vị là Tổng bí thư củaĐảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức nắm giữ quyền lực quyết định trong nước Cộng hòa Dân chủ Đức...

Tháng 5 năm 1953 Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống Nhất Đức quyết định tăng chỉ tiêu lao động, việc đã gây ra nhiều chống đối và đã dẫn đến cuộc nổi dậy của quần chúng vào ngày 17 tháng 6..

Tháng 5 năm 1971 Walter Ulbricht bị tước quyền lực, Erich Honecker trở thành người kế nhiệm chức vụ Tổng bí thư Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức.

Hai nước Đông và Tây Đức gia nhập Liên Hiệp Quốc trong năm 1973. Tháng 5 năm 1974 cơ quan đại diện thường trực của hai quốc gia Đức được thành lập tại Bonn và Đông Berlin. Hai quốc gia Đức ký kết Hiệp ước Helsinki vào ngày 1 tháng 8 năm 1975.

Cuộc thay đổi chính quyền ở Liên Xô dẫn đến chính sách mở cửa, và cách mạng các nước Đông Âu Thêm vào đó tình trạng kinh tế ngày càng xấu đi và thất vọng không có cải cách chính trị nên đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối với rất nhiều người tham gia.

Vào ngày 18 tháng 10 Honecker từ chức. Chỉ ít ngày sau đó toàn bộ chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức đều nối gót ông. Bức tường Berlin bị đập phá vào ngày 9 tháng 11. Cuộc phản kháng ôn hòa của nhân dân Đông Đức dưới hình thức các cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai cuối cùng đã làm sụp đổ chính quyền nước Cộng hòa Dân chủ Đức.

Đức thống nhất trong hòa bình và tự do

Vào ngày 3 tháng 10 năm 1990, dựa vào Hiệp ước Thống nhất (Đức), việc nước Cộng hòa Dân chủ Đức gia nhập vào nước Cộng hòa Liên bang Đức theo chương 23 Hiến Pháp được hoàn thành. Và cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên sau khi tái thống nhất được tiến hành trong tháng 12 năm 1990.

Thành phố Bá Linh từ đây trở lại là thủ đô của cả nước.

Sau ngày thống nhất chính quyền liên bang đã đưa ra nhiều chương trình phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng hạ tầng cơ sở trên toàn lãnh thổ Đông Đức. Người dân Đông Đức đều được đối xử bình đẳng trên mọi phương diện, không phải trình diện học tập cải tạo, không phải lo sợ bị bắt bớ vì chính trị, không bị tước đoạt tài sản qua các vụ đổi tiến, không phải rời bỏ đất nước di tị nạn... Sự thống nhất đất nước qua phương thức thương lượng và ngoại giao của Đức là một mô hình đáng được thế giới khen ngợi.



Cảnh đời tan tác sau 30/4/1975!

Thiên Kim (Danlambao) - Sài Gòn trong những ngày của tháng Ba năm 1975! Dân chúng xôn xao vì những trận đánh thốc tháo của VC, những khuôn mặt dân chúng đầy lo âu, những bàn tán rì rào thầm thì hoặc trong bạn bè tranh luận sôi nổi về tình hình chính trị và quân sự Việt Nam, đã tạo nên sự căng thẳng trên thành phố, trên khuôn mặt từng người.

Mọi người ngược xuôi tất tả, mua sắm dự trữ gạo và nhu yếu phẩm cho những ngày sắp tới, các bà nội trợ đã cảm thấy được nguy cơ có thể sẽ đến!

Tháng Ba đầu tuần, Phước Long bị CSVN chiếm đóng. Tổng Thống VNCH lập tức tố cáo đảng CSVN đã vi phạm Hiệp định Paris 1973, ký sắc lệnh treo cờ rũ 3 ngày Quốc tang cho Phước Long, và cho ra thông báo đóng cửa các hộp đêm, vũ trường, rạp chớp bóng, cải lương.

Ban Mê Thuột cũng đã bị mất vào trung tuần tháng Ba, rồi Khánh HÒa Nha Trang Thượng tuần tháng Tư bắt đầu bị tấn công!

Thảm cảnh đau lòng đã xảy ra, Quân đội VNCH buộc phải buông súng bởi lệnh TT Thiệu phải triệt thoái Cao Nguyên từng phần. Đài phát thanh đã thông tin chiến sự một cách cầm chừng, dân chúng nhốn nháo, lo âu...!

Căn nhà của Mẹ và chúng tôi nằm trên con đường dẫn đến Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội VNCH, đến Phi Trường Tân sơn Nhất những ngày từ trung tuần đến cuối tháng Tư, chúng tôi chứng kiến những xe du lịch chạy qua nhà chúng tôi, chạy về hướng Tân Sơn Nhất, với những va ly hành lý nhẹ chất trên mui xe cho thấy một cuộc di tản bắt đầu bởi những người có phương tiện ra đi.

Thấy hiện tình đất nước lúc đó cũng như đồng bào, lòng tôi như dầu sôi lửa bỏng!

Rồi một ngày 30 của tháng Tư cũng đã đến!

Tôi đau buồn thấy sự sụp đổ của nền Cộng Hòa Việt Nam, tôi thương cảm bao nhiêu khi nghĩ đến các chiến sĩ VNCH đang gục ngã, các anh đang tức tưởi vì bị trói tay khi thấy rằng mình còn đủ sức chiến đấu, đang căm phẫn cho hiện tình đất nước đầy nghiệt ngã, vận nước đau thương!

Những chiến xa phủ lá cây rừng trưng cờ tay sai MTGPVN đã thực hiện mưu đồ của CSBV ngang nhiên tiến vào xâm chiếm các thành phố thân yêu của người dân Miền Nam VN yêu chuộng tự do, trên những xe tăng chễm chệ những bộ đội đã cả tin vào lời tuyên truyền xảo quyệt của đảng CSBV gian manh mà với chiêu bài phải “giải phóng” cho miền Nam đang bị nghèo khổ khốn cùng?!

Thấy cảnh mất nước nhà tan này tinh thần tôi đã bị suy sụp và rất đau lòng mà khóc thảm thiết!

Sự thật thì chỉ một thời gian rất ngắn là đã trả lời thật rõ ràng cho người dân miền Bắc và quân đội CSVN thấy là chính CSBV đã vào cướp tiền tài, của cải, vàng và châu báu của miền Nam giàu có phồn thịnh. và chính vàng bạc, của cải miền Nam đã giải phóng sự đói nghèo cho miền Bắc.

Rất nhanh và có kế hoạch cướp của giết người từ những kinh nghiệm học được của Nga Hoa nên CSVN đã thực hiện từ thập niên 40 trở đi một cách rành rọt khi tiến chiếm miền Nam, việc cướp bóc miền Nam đã trở nên nhuần nhuyễn!

Đảng CSVN đã vào miền Nam để cướp tiền vàng tại NHQGVN, các cơ sở doanh thương, các tiệm vàng, các căn nhà to lớn, ăn cướp bằng cách đổi tiền nhưng chính ra là cướp cạn, vơ vét không chừa một chút nào để cho người dân có thể sống được!

Ngày 30 tháng Tư 1975 - Ai đã giải phóng Ai?

Miền Nam đã giải phóng cảnh đói nghèo rách rưới của miền Bắc, đảng CSVN đã vơ vét cho đảng một số vàng to lớn, tiền QGVN trong NHQGVN và số tiền dollar khổng lồ, bao nhà máy sản xuất tân tiến, lúa gạo dự trữ đầy kho, lúa đầy đồng, mà trong mơ đảng CSVN cũng không dám nghĩ tới!

Đảng Cộng Sản = Đảng Cướp Sạch (CS), cướp Sạch Sành Sanh (CS3), làm đói nghèo dân chúng mỗi lúc chúng càn quét qua bất cứ nơi nào!

Người dân miền Nam chúng tôi cùng chung số phận đói nghèo với nhau sau 30 tháng Tư từ khi đảng VC tới xăm lăng miền Nam!

Cuộc sống của gia đình chúng tôi cũng theo mệnh nước suy vong mà trở nên khốn khó, quán cà phê của gia đình tôi phải tự đóng cửa và phải tìm cách làm cho quán trở nên tồi tàn, trang trí gỡ hết, cái tủ đựng bánh ngọt kéo ra ngoài trước cửa bán album có hình nhấp nháy, bán cắt móng tay, bán thuốc lá, sau lưng tủ treo trên vách cửa nhà, bán cả quần áo của chúng tôi dư thừa ngày trước chưa mặc chưa hết, để bán lại cho những bộ đội cần mua về cho người nhà đang rách nát ngoài Bắc vì đảng CSVN có chính sách làm cho dân chúng luôn trở thành người vô sản đói nghèo như ngoài Bắc để dễ trị bằng chính sách kiểm soát dân bằng bao tử cho dễ bề kiểm soát và cai trị. 

Sau 30-4-1975 trong miền Nam cũng đang phải chịu cảnh khổ này, khổ vì chính sách khắc nghiệt của Hồ chí Minh và đảng Cộng sản mà HCM đem cái chủ thuyết bất nhân độc ác Cộng Sản vào Quê hương Việt Nam!

Một buổi chiều tối, tôi đang ngồi sau tủ bán hàng, mấy chú bộ đội mặt mày còn non trẻ ghé đến thăm “nhân dân” miền Nam. Các chú nhìn tôi và hỏi:

- Chị ơi, có phải các chị khổ lắm vì bị bọn Mỹ ngụy hành hạ hãm hiếm, các chị phải xuống hầm lánh bọn chúng phải không? Thấy chị xanh xao quá! Bộ đội chúng tôi đến giải phóng nhân dân miền Nam đây, chị có vui không?

Tôi muốn hét lên thật lớn rằng:” Chính các người mới là kẻ vào cướp lẽ sống và tiền của miền Nam chúng tôi, ai cần các người giải phóng?”!! Nhưng tôi cũng kịp giữ lại những tức tưởi không nên có trong lúc này trước mặt những con người vô tri và vô cảm đã bị đảng VC lừa gạt!

Rồi họ lại hỏi: “Có phải đồng bào mình nghèo đói cả xóm “nhà mình” chỉ có một cái nồi phải chung nhau mà nấu và đói khát lắm phải không chị? Những “Có phải?, Có phải” cứ dồn dập của bộ đội hỏi tôi!

Tôi cũng đành chậm rãi giải thích rằng: “Chúng tôi không hề bị ai hãm hiếp cả, chúng tôi cũng chẳng phải trốn ai cả và các anh nghĩ sao khi nhìn nhà cửa khang trang, thành phố xinh đẹp thế này mà chúng tôi lại không có cái chén ăn cơm, không có cái nồi để nấu?”

Đó cũng là điều nói lên sự tuyên truyền với đồng bào miền Bắc là sự tận cùng xảo trá của đảng CSVN! Những tháng ngày sau đó người dân chúng tôi càng ngày càng bị nghèo khó bởi sự vơ vét tận cùng của đảng cộng sản Việt Nam. 

Tôi học đi buôn bán đủ mọi cách, nghe nói buôn bán gì có tiền để kiếm sống là tôi theo bạn bè, người quen để đi. Tôi lần mò đi tới Tây Ninh và các tỉnh khác để đi buôn nào thịt heo, hột vịt, gạo, ngũ cốc, linh tinh đủ thứ, thừ hàng thực phẩm nào ở quê sẵn thành phố thiếu là tôi mua để bán. 

Nghe tôi kể chắc người nghe sẽ vừa thương cảm vừa tức cười, thịt phải tìm cách cột vào bắp chân sau lớp nylon hoặc cột vào bụng. Tôi vì gầy yếu nên cũng chẳng thấy kềnh càng thấm gì mà bị lộ với ít cân thịt heo quấn quanh chân, gạo quấn quanh bụng (có ai còn nhớ mỗi người chỉ mua được 200 gam thịt mỗi tháng, cơm toàn độn bobo?). 

Lúc trước, tôi chưa bao giờ được đi xa khỏi nhà mà bây giờ cũng phải “thân gái dậm trường” tìm cách lần mò mua bán hàng nơi các tỉnh xa mà kiếm ra đồng tiền thật vất vả để có bữa cơm phụ gánh nặng với Mẹ tôi. Rồi cũng có lúc bị bắt, bị tịch thu hết hàng hóa nên lại xoay xở cách khác.

Tôi chuyển qua buôn bán chợ trời, lúc đầu các hàng như va ly Samsonite và các vật dụng hàng ngoại quốc của chồng tôi mới mang ở Mỹ về sau khóa huấn luyện Phi công của anh. Trong nhà có gì đẹp thì mang ra bán để kiếm miếng ăn. Thế rồi sau khi bán đồ nhà lại mua đi và bán lại hàng hóa của người khác trong chợ trời. 

Lạ một việc là bộ đội VC ghét Mỹ bao nhiêu lại “Yêu” đồng (hồ) đài (radio) đạp (xe) bấy nhiêu! Cứ hỏi hàng Mỹ có không? Chăn áo mùng mền made in USA là mua “tuốt tuồn tuột”, nghĩ cũng thương và tội cho họ! Có một công việc mua bán khá gian khổ là đến năm sau đó, từ Pháp hàng hóa đã được cho phép gửi về cho thân nhân bên Việt nam. Tôi lại theo chân các bạn hàng chỉ dẫn.

Từ những sáng sớm tinh sương, 5giờ sáng đến địa điểm hẹn để được xe ca đón những người đi vào phi trường Tân Sơn Nhất lãnh quà, tôi phải năn nỉ xin được nhận làm người nhà mấy người có giấy lãnh hàng để lên xe ca đi vào Tân sơn Nhất tôi cũng luôn được các bác lớn tuổi thương tình cho đi theo và tôi hứa cho mượn tiền đóng thuế hoặc hứa mua hàng giá cao.

Đâu đã xong, lên xe phải đội nón che mặt mình đi vì đã quá quen thuộc với mấy tên công an phi trường rồi, vào phi trường ngồi trà trộn với mọi người trong sân chờ mua hàng họ lãnh. Mấy tên công an đâu có vừa nó chắc thấy mình cứ lụp xụp đội nón che mặt hoài có lúc nó đến lật nón mình ra và la hét bô bô làm cho tôi một cô gái còn quá trẻ, chưa kinh nghiệm trường đời cũng đã rất xấu hổ:”Con này, mày vào đây làm gì, vào trong kia cho tao hỏi tội” Tôi cũng sợ xanh xám mặt mày chứ có gan dạ gì đâu, vừa khóc vừa đi theo tên công an. Bọn công an gặp nhau chửi thề râm ran rất tục tĩu, chúng dọa tôi” Tao cho mày vào tù”-”Tôi tội gì?”-”Còn tội gì hả, con buôn còn cãi hả, tao cho cái tát bây giờ”, có người chắc hiền hơn nói “Thôi tha cho nó”. Thằng đó vẫn dữ như quỷ”Cái con Tây lai này nó cứ luẩn quẩn vào đây mấy lần rồi”- “Tôi là người Việt Nam không phải tây lai”. Tôi oan, vì tôi cao, tóc đi nắng nên vàng hoe, mặt chắc cũng hơi như người lai (tôi sẽ kể đoạn sau, đó chính là sự may mắn cho tôi được thoát khỏi Quê hương tù ngục bởi đảng CSVN).

Bọn họ nhốt tôi vào một cái lều được cất tạm ở giữa sân để nhốt mấy người đi buôn như tôi. Bọn công an này rất là lưu manh khi nghĩ kế dựng lều.

Chúng dựng cái lều để gián tiếp tịch thu hàng hóa của chúng tôi, trong cái lều vách bằng gỗ chung quanh tường bọn họ ghép những tấm carton tôi chắc chắn là để những ai mua được hàng từ ngoại quốc gửi về sợ hãi sẽ bị chúng khám xétngười nên phải nhét hàng vào sau những tấm carton quây chung quanh tường hòng phi tang món hàng mới mua được, sau đó bọn công an sẽ vào lấy và bỏ túi! 

Tôi đã mua được vài hộp thuốc tây nhưng quyết không để chúng ăn cướp của tôi, tôi cứ cất giấu trong người, từ trưa đến chiều bọn công an thả tôi ra, thế là từ sáng đến chiều con bé đói lả. Tôi đành dẹp nghề đi buôn phi trường! Lại phải đi buôn cách khác chứ không lấy gì mà ăn!

Tiền thì đã phải đổi từ quân ăn cướp sạch mỗi người chỉ đổi được 200 đồng tiền “già Hồ” thì ăn được mấy ngày? Bà ngoại chồng tôi đã phải cột tiền hàng triệu vào đá thả trôi sông sau khi cầm 200 đồng tiền Hồ đổi được, bà ngoại có ruộng đồng dưới miền Hậu giang.

Tôi lại đi buôn bánh ngọt biscuit Chợ lớn họ làm rất ngon, thấy trên chợ Bến thành có mấy xe hàng bánh bán đắt hàng nên lại bắt trước, cũng khó yên thân với bọn công an, những thùng bánh cân bán cũng tạm đắt khách mấy tay công an cứ đến làm khó dễ, ý bọn họ muốn dân mình chết đói cũng mặc xác mình!

Có lần tên công an đuổi tôi và rút súng nạt nộ dọa bắn, tôi chán nản chẳng còn thiết sống cái trong kiếp đọa đày CS này nữa nên gào lên: “Bắn đi, cứ bắn đi chán sống như thế này lắm rồi, có biết không?”. Thế mà nó lại không làm dữ, buông mấy câu chửi rồi bỏ đi mất. Cứ thế, cứ thế mà lết cuộc sống cho qua ngày. Dân chúng miền Nam thời đó buôn quanh bán quẩn ăn bữa no bữa đói là như thế, có gì làm căn bản cho cuộc sống đâu!

Chồng tôi thì mới từ Mỹ về tháng hai 75, chúng tôi quen biết nhau hai năm trước đến khi anh về lại Việt Nam chúng tôi trở thành thân nhau hơn và thương yêu nhau nên đã cưới nhau giữa tháng tư năm 75, lo giấy tờ cưới chạy giặc y như chạy tang, cái tang của dân tộc có gì khác? Lúc đó gần thấy mất miền Nam nên người dân rất lo sợ nhiều điều, nên tôi cũng sợ sẽ bị lấy chồng bộ đội mà làm giấy tờ cho mau, nhờ người em rể đóng quân dưới quận sát cạnh Sài Gòn!

Người lính thất thế VNCH dưới sự cai trị của đảng VC thì làm sao mà không khổ cho được, chồng tôi cũng phải đi mua việc. Được giới thiệu để mua việc, phải trả tiền để có giấy đi làm để khỏi bị khó dễ. Đã trả tiền cho chủ (bọn cán bộ nhà nước) lại còn bị làm những công việc nặng nề và hôi hám, chồng tôi về cứ tắm rồi xịt nước hoa vì ám ảnh mùi hôi!

Ít lâu mua giấy làm việc chỗ khác, không đi làm nhưng cứ sáng phải ra khỏi nhà giả bộ như đi làm, đến nhà Mẹ tôi hoặc đến chợ trời hùng hạp với anh bạn không quân bán tủ đồng hồ Thụy sĩ đắt tiền cho những người có tiền sắp đi diện chính thức mua.

Rồi cũng cố sống qua ngày với những trăm ngàn khốn khổ kể chẳng hết! Năm 1977, có bà hàng xóm có mấy đứa con lai có quốc tịch Pháp đã đi năm 1976. Bà thường đến tủ hàng xén của tôi trò chuyện đỡ buồn, một bữa bà nói “Này cô, ở trên bộ nội vụ tôi thấy họ đang cho những người con lai đi Pháp tìm cha đó cô thử coi”-” Nhưng cháu đâu có lai Pháp và đâu có cha Pháp mà tìm?”-”Cô thử đi, cô giống lắm”.

Tôi cũng cho qua câu chuyện này vì cho là chuyện không tưởng. Chồng tôi thì đã thử đi vượt biên vài lần nhưng không thành công. Tôi chẳng dám đi vì lúc 1977 đang mang bầu và cũng chẳng dư dả gì mà tính chuyện vượt biên, cốt ý cho những người đàn ông là chồng tôi và em trai tôi được ưu tiên đi trước.

Bất ngờ, một hôm tôi đi xe buýt lên Sài Gòn, tôi xuống xe vào nhà thờ Đức Bà cầu nguyện, lúc ra ngoài tự nhiên nhìn ngược về phía bên kia đường thấy có người bu đen bu đỏ trước một công thự. Như có Đức Mẹ chỉ bảo tôi tò mò xem chuyện gì, đi băng qua đường và thấy đó là Bộ Nội Vụ nơi đang thâu nạp đơn của những người con lai Pháp, thấy tôi đến mấy người tại đó tỏ ra rất nhiệt tình hỏi:” Chị có xin đi con lai Pháp không?”-” Tôi đâu có giấy tờ gì đâu mà xin đi”

Họ nói “Hôm nay là ngày chót Bộ nhận đơn, ngày mai phải về quận mình nộp sẽ bị khó dễ à nha”. Rồi họ cho tôi tờ giấy trắng, đưa bút hỏi có tấm hình nào không? Trời ơi, sao may mắn quá trong bóp tôi có một tấm hình làm thẻ căn cước nhỏ. Thế là xong lá đơn xin đi tìm cha! Thật sự cha tôi đã chết năm 68, tôi xin vong linh người tha tội vì khi tôi làm đơn viết là tên cha trong khai sinh là cha nuôi và đi tìm cha Tây (Tôi lấy đại một nhân vật tên Lambert trong sách học).

Chồng tôi chờ đến năm 80 cũng chẳng thấy tôi được kêu đi Pháp bèn đi vượt biên lần nữa và thành công đã đến Đức vì tàu Cap Anamur vớt, nếu anh xin đi Mỹ cũng dễ dàng vì anh là lính VNCH và đã được tu nghiệp hai năm bên Mỹ. Nhưng anh sợ tôi không đi được con lai, nên anh không xin đi Mỹ vì còn tính chuyện bảo lãnh từ Đức cho tôi và con tôi. Hồi đó Mỹ và Việt Nam không bang giao, chỉ Đức và Pháp thì có thể bảo lãnh vợ con mau hơn nên chồng tôi đã chọn ở Đức. Nỗi vui mừng khi biết tin chồng tôi đã đến bến bờ Tự do, còn bao đồng bào tôi khi đi vượt biển số phận một nửa đã chìm sâu trong đại dương mênh mông, trong số đó có vợ chồng cô em họ bên chồng và đứa con đã mất tích cùng con tàu giữa biển cả hãi hùng! 

Chồng tôi vượt biển được ít tháng thì mẹ con tôi cũng được kêu làm giấy tờ cho đi Pháp, nộp đơn khi cháu còn trong bụng ba tháng đến khi cháu ba tuổi tôi và cháu mới được đi. Tôi tin là Đức Mẹ đã phù hộ cho tôi vì những ngày tháng đó tôi cầu nguyện rất nhiều xin cho tôi gặp may mắn để ra đi và tới được xứ Dân chủ Tự do.
Rời bỏ Quê hương, bỏ lại Mẹ già và các em tôi như đứt từng đoạn ruột, nhất là xa Mẹ và đứa em trai út ngoan ngoãn hiền lành ở tuổi 16, tuổi thanh niên sẽ sống ra sao dưới chế độ độc tài bạo tàn CSVN này. Nghĩ thế chuyến đi của tôi đã đẫm lệ ly biệt gia đình!

Từ sau ngày 30 tháng Tư 1975, nhiều đoạn đời còn đau thương gấp mười lần cảnh khổ của tôi và đến ngày hôm nay đây, đồng bào của tôi vẫn bị cướp bóc do đảng Cướp Sạch Cộng Sản VN này gây ra đau thương cho quê hương tôi cho đồng bào tôi! 

Cảnh đời tại Quê hương tôi kẻ giầu có sống trong những tòa lâu đài, nhà cao cửa rộng ăn tiêu phung phí như các nhà tỉ phú đảng viên đỏ, con cháu phè phỡn con vua lại được làm vua!

Cảnh đời sau lưng thành phố, sau lưng những biệt thự lâu đài này là những học sinh đi học phải đu dây qua suối, lội qua suối, ngồi vào trong bọc nylon để “bác tài” bơi đưa qua sông cho khỏi ướt nếu không có tiền thì lội rồ đi bộ đến trường cả chục cây số vào trường với quần áo còn ẩm ướt;

Cảnh đời sau lưng những xa hoa lộng lẫy của thành phố phục vụ khách du lịch ngoại quốc, phục vụ các quan “áo gấm về làng”, là những bà Mẹ Việt Nam đã gần tám chục tuổi già mà còn phải lội xuống sông, xuống suối năm sáu giờ một ngày để bắt những con cua, con tôm để đổi lấy gạo hẩm nuôi đàn cháu phụ đỡ với con.
Những bà mẹ Việt Nam già còng lưng tóc bạc còn gánh những gánh hàng nặng nề, còn ngồi ngủ gục bên quang gánh đoạn trường!

Dân oan ngày nay bị nhà cướp đất như ngày trước bị cướp nhà đuổi lên “kinh tế mới”. Vẫn cảnh màn trời chiếu đất, đói khổ cơ hàn!

Từ 1975 đến 2014. Cảnh đời đau khổ của dân chúng có gì thay đổi? Gần bốn mươi năm sau ngày cái gọi là “Giải phóng” từ những bọn người tự mệnh danh là “đỉnh cao trí tuệ” là “văn minh loài người” đã đưa dân tộc “xuống hố cả nút” và chỉ có một thay đổi duy nhất là những đảng viên cao cấp được “giải phóng rất huy hoàng” từ vô sản chuyên chính đã tự giải phóng để trở thành những triệu phú, tỉ phú dollar!

Bao giờ cho hết đảng ác gian CSVN độc tài toàn trị trên Quê hương Việt Nam ?
Chỉ có sự tranh đấu quyết liệt từ toàn dân mới giải trừ được đảng CSVN mà thôi!

Viết cho ngày 30-04-2014



Hình nh Biu Tình chng Cng, nhân Tưởng Nim Quc Hn ln th 39, ti Frankfurt am Main, CHLB Đc. 
Vài hình ảnh Biểu Tình chống Cộng, nhân Tưởng Niệm Quốc Hận lần thứ 39, tại Frankfurt am Main, CHLB Đức. Thứ Bảy, 26 tháng 4 năm 2014. 
Biểu Tình trước Tổng Lãnh Sự cuả bè lũ Việt gian Cộng sản, Kennedy Allee 46, 60596 Frankfurt am Main, Germany.
Tuần Hành đi vào phố chính và Meeting tại Hauptwache (downtown).







No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết