Thursday, April 24, 2014

VỤ THẢM SÁT THANH BỒ & ĐỨC LỢI

From: trucgiang0
To: trucgiang0
Subject: FW: Ls LE DUY SAN: VỤ THẢM SÁT THANH BỒ & ĐỨC LỢI
Date: Wed, 23 Apr 2014 18:23:12 -0700

KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG (KVVNNCVC)
MUON CHONG TAU CONG PHAI DIET VIET CONG (MCTCPDVC)
MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN (MDVCPDVG)

Xin gửi phần 1/2
Nhớ Lại Cuộc Thảm Sát Thanh Bồ-Đức Lợi, Đà Nẵng: 24-8-1964
(1/2)

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 


Kể từ khi nước Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay cộng sản, thì người Việt tỵ nạn chúng ta chỉ còn biết và tưởng niệm ngày 30/4/1975, là ngày Quốc Hận. Nhưng ngược thời gian trở về cuối thập niên 1950, và đầu năm 1960. Khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Người đã khai sinh ra nền Cộng Hòa Việt Nam, thì người dân miền Nam đã từng tưởng niệm Ngày Quốc Hận là ngày 20/7/1954. 

Ngày ấy, theo hiệp định Genève, đất nước đã bị cộng sản Bắc Việt và Pháp chia cắt thành hai miền bởi giòng sông Bến Hải. Miền Bắc do Hồ Chí Minh cai trị, với những cuộc “cách mạng” máu đổ đầu rơi, con tố cha mẹ, vợ tố chồng. Rồi “cách mạng văn hóa” làm cho không biết bao nhiêu người đã phải chết thảm, hoặc bị tù đày, tàn hại đến cả một đời người!

Trong khi đó, tại miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đầy lòng nhân áí, Người đã quên mình, tận hiến cho Quốc Gia và Dân tộc, vì không phải chỉ ưu tư riêng cho người dân miền Nam, mà là toàn dân Việt;  trong đó, có cả đồng bào đang phải sống dưới chế độ cộng sản ở bên kia vĩ tuyến. 

Thời kỳ ấy, Nền Cộng Hòa Việt Nam còn non trẻ, không được đồng minh và quốc tế viện trợ như Việt Nam cộng sản hiện tại. Nhưng Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã xây dựng được một nước Việt Nam Cộng Hòa tự do, phồn thịnh. Từ thành thị cho đến thôn quê, nơi đâu cũng được sống trong cảnh thanh bình. Ngày đó, ở quê tôi mỗi đêm về, tôi thường được nghe những tiếng sáo trúc và tiếng đàn Mandoline, qua nhiều bài ca mà tôi vẫn còn nhớ, như bài: “Khúc hát ân tình” sau đây:

“Người từ (là) từ phương Bắc, đã qua giòng sông, sông dài, tìm đến phương này, một nhà thân ái. Ơi! ... Tình Bắc duyên Nam tình chung muôn đời ta đắp xây.

Gặp nàng, nàng là thôn nữ, mắt duyên cười say môi hồng, tình thắm đôi lòng, mộng vàng chung bóng. Ơi ... Mạch sống dâng hương (là hương) cần lao chung đời vai sánh vai.

Cùng góp bàn tay, thương yêu nhau rồi, ngô khoai hai mùa ngát một niềm vui, cho thơm hương đời lúa vàng tình ơi. Ngày mai hạnh phúc nơi nơi reo cười, quê hương thôi đau sầu ngăn sông núi cách chia, ta đem yêu thương về cho phương Bắc.

Tìm về mãnh vườn hoa thắm, hái bông tầm xuân trao nàng lời hát ân tình hồng hồng đôi má. Ơi ... đời sống yên vui. Dìu nhau đi vào chung bóng mơ”.


Tuy nhiên, dẫu rằng được sống trong an bình, no ấm. Nhưng người dân miền Nam tự do vẫn biết, và hướng vọng đến những đồng bào ruột thịt, đang phải gánh chịu những khổ đau ở bên kia vĩ tuyến, như lời của con sông Bến Hải:

“... Con sông Bến Hải từ độ chia hai,
 Đêm đêm nó khóc than hoài
Hờn căm cộng sản chia hai nhịp cầu
Lớn lên từng đợt u sầu
Bao giờ Nam-Bắc nhịp cầu sang ngang
Bên đây đời sống thênh thang
Bên kia kiếp sống điêu tàn xác xơ
Ruộng đồng lúa mọc lơ thơ
Máu pha nước mắt ngập bờ tre xanh. ......”

Chính vì thế, mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có chủ trương Bắc Tiến. Nhưng tiếc rằng, con đường Bắc Tiến chỉ mới ở bước đầu, thì vị Tổng Thống đã có công nghiệp khai sinh ra Nền Cộng Hòa Việt Nam đã đi vào lịch sử.


 Đôi Dòng Về Đồng Bào Miền Bắc Di Cư Tỵ Nạn Cộng Sản.

Nhưng có phải tất cả người dân Việt sống trên mãnh đất miền Nam, cũng đều được sống trong yên lành như đã kể hay không? Tôi xin thưa ngay là KHÔNG. Và những người dân ấy là ai? Tôi cũng xin thưa: Họ là đồng bào miền Bắc, họ đã từng đứt ruột, nuốt nước mắt rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn lên đường vào Nam để trốn chạy cộng sản. Trong hơn một triệu người di cư đó, không phải tất cả đều là người Công Giáo, mà còn có Phật giáo, hoặc chỉ theo “đạo” thờ cúng ông bà. Họ đã vào Nam với đôi bàn tay trắng. 

Nếu so với sự giúp đỡ của các nước Âu-Mỹ đối với người Việt tỵ nạn cộng sản sau 30/4/1975, thì vào thời ấy, vì đất nước còn nghèo, nên Tổng Thống Ngô Đình Diệm chẳng giúp đỡ cho người Bắc di cư được bao nhiêu. Ngay cả nước Pháp, mà ngày xưa người Việt đã từng gọi họ là thực dân, từng chiến đấu chống họ. Nhưng những người Việt tỵ nạn tại Pháp, vẫn được hưởng những quyền lợi không kém người bản xứ. Vì thế, làm cho họ bực bội không ít. Tôi chỉ nói qua đôi chút khi người Việt mới đến Pháp như sau:

 Khi đặt chân đến nước Pháp, bốn tháng đầu tiên, người Việt tỵ nạn cộng sản ở tại trung tâm tiếp nhận người tỵ nạn, được trợ cấp tiền bạc, nhà ở, điện, nước miễn phí. Sau bốn tháng, văn phòng xã hội phải lo tìm thuê nhà, rồi còn dắt người mình đi xem nhà, được chọn lựa, khi nào vừa ý, mình chấp nhận. Lúc đó họ phải lo mua sắm giường, tủ, bàn, ghế ... Nói chung, là họ trang bị tất cả các vật dụng cần thiết, mà là đồ mới. 

Khi ấy, người tỵ nạn mới chịu đến ở. Những người có mức thu nhập thấp bị bệnh tật, đôi khi có trực thăng chở đi cấp cứu, nằm bệnh viện, kể cả bệnh viện tư, hoặc bác sĩ đến tận nhà khám bệnh, chính phủ cũng trả tiền trăm phần trăm. Người già trên bảy mươi tuổi, nếu không tự lo cho bản thân được, thì văn phòng xã hội cho người hàng ngày đến tận nhà chích thuốc, tắm rửa, nấu nướng, rồi múc thức ăn đưa tận miệng, cho ăn, uống ... ...Chính phủ cũng trả tất cả các chi phí.

 Như vậy, so với đồng bào miền Bắc di cư vào Nam vào thời điểm 1954. Họ không được Tổng Thống Ngô Đình Diệm ưu đãi quá nhiều, như một số người đã cố ý tuyên truyền. Như đã nói, họ vào Nam với khối óc và đôi bàn tay trắng, họ bắt đầu xây dựng lại tất cả. Trong đoàn người di cư ấy. Một số đông đã dừng chân tại thành phố Đà Nẵng. Vì mới vào vùng đất mới, họ đã tìm đến những khu đất rộng, thưa dân, để dựng lên những căn chòi cùng chung sống với người dân xứ Quảng. 

Rồi sau đó là những mái tranh, những căn nhà lợp ngói khang trang bởi óc sáng tạo, kèm theo sự chịu đựng khó nhọc, tảo tần như họ vẫn thường nói: “Buôn tàu bán bè, không bằng ăn dè hà tiện.” Và tại thành phố Đà Nẵng đã có nhiều khu định cư của đồng bào miền Bắc như: Thanh Bồ, Đức Lợi, Thanh Bình, Tam Tòa, Phước Tường và Sơn Trà. Trong những khu này không phải chỉ có người Bắc Công Giáo, mà có người Bắc Phật giáo, và cả người Quảng Nam cùng sống chung trong tình thân ái.

 Nhưng ác hại thay, các ông thầy chùa vốn lòng dạ bất nhân, nên cứ thường xuyên tìm mọi cách để tuyên truyền, xuyên tạc, bịa đặt ra những điều mà đến Trời cũng phải sợ, nên tôi chẳng dám viết lên bất cứ ở nơi đâu. Trên đời này, ai cũng biết miệng người, đôi khi cũng độc hại chẳng kém miệng rắn. Nhưng miệng rắn hay độc dược, đôi khi cũng không độc hại bằng miệng của thầy chùa.

 Để chứng minh, tôi xin tường thuật và nêu lên đầy đủ những sự kiện và nhân chứng về cuộc thảm sát tại Thanh Bồ-Đức Lợi, Đà Nẵng vào ngày 24/8/1964.


 Nguyên Nhân Của Cuộc Thảm Sát Thanh Bồ-Đức Lợi:

 Thực ra, những nguyên nhân mà các “thầy” đưa ra đều không đúng với mục đích chính. Vì tất cả không hề có một chút gì dính dáng đến đồng bào miền Bắc di cư cả. Như tất cả quý vị, những ai có đọc sách, báo, hay đã từng theo dõi qua các biến cố trước ngày mất nước, đều đã biết đến cái nguyên nhân của cuộc tấn công Thanh Bồ-Đức Lợi là bởi cái “Hiến chương Vũng Tàu”. Do tướng Nguyễn Khánh công bố. 

Nhưng thật vô cùng tàn ác, vì Phật giáo đã mượn cái “Hiến Chương Vũng Tàu” để đánh giết và tiêu trừ đồng bào miền Bắc di cư. Vì đồng bào miền Bắc nói chung, và đồng bào Thanh Bồ-Đức Lợi nói riêng KHÔNG hề dính dáng,và cũng KHÔNG ủng hộ tướng Nguyễn Khánh hay cái “Hiến Chương Vũng Tàu”. Nhưng cũng thật vô cùng phi lý, khi Phật giáo thành lập “Hội đồng Nhân dân Cứu quốc”, tại Đà Nẵng do Thích Đôn Hậu “lãnh đạo”. Và nói là để “phản đối Hiến Chương Vũng Tàu”; nhưng rồi sau đó lại tấn công, đánh, giết ông Trần Sô và đồng bào miền Bắc di cư. Đồng thời đốt sạch nhà cửa của họ. Tôi cũng xin nói thêm, là cũng cùng thời gian. Phật giáo cũng đồng loạt phong tỏa các khu định cư của đồng bào miền Bắc như: Thanh Bình, Tam Tòa, Phước Tường và Sơn Trà. Để chuẩn bị tấn công như Thanh Bồ-Đức Lợi. 

Nhưng, như người dân Đà Nẵng đã từng nói với nhau rằng: Có lẽ những tiếng kêu cầu đầy nước mắt, đau thương, tang tóc của đồng bào trong cơn máu lửa, đã thấu đến tận Trời cao. Nên ông Trời đã nhủ lòng xót thương, mà cứu vớt những đồng bào trong các khu dân cư còn lại.

Trở lại với cái gọi là “Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc”. Tại Đà Nẵng: Ngày 24/8/1964, Thích Đôn Hậu, Chánh đại diện Phật giáo miền Vạn Hạnh (miền Trung) đã đưa “Lực lượng Phật giáo Cứu quốc” từ Huế vào Đà Nẵng. Trong đó, có những tên quen thuộc như sau:

 Bác sĩ Lê Khắc Huyến: Chủ tịch Trung ương Hội đồng Nhân dân Cứu quốc, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Tuyên, Tôn Thất Dương Kỵ, Tôn Thất Hanh ... Và khoảng hai ngàn “Thanh niên Phật tử Cứu quốc” vào Đà Nẵng, kết hợp với “Lực lượng Phật giáo Cứu quốc Đà Nẵng” với những tên cầm đầu như: Phan Xuân Huy, La Thành Tỵ, Hà Xuân Kỳ, Phan Chánh Dinh, Vĩnh Kha, Vĩnh Linh, Hồ Công Lộ, Nguyễn Văn Lương, Lê Văn Tương, Nguyễn Văn Côn, Nguyễn Văn Tổng ...

 Phía thầy chùa gồm có:  -Thích Minh Chiếu, Thiếu tá Trưởng phòng Tuyên úy Phật giáo Vùng 1 Chiến thuật, kiêm Chánh Đại diện Tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng. (Hiện nay, là Hòa thượng viện chủ “Chùa Phật giáo Việt nam” tại Hoa Kỳ, như tôi đã viết trong bài Những Mùa Xuân Qua ở số Báo Xuân Đinh Hợi.

- Thích Hạnh Đạo, Đại úy Tuyên úy phó Đại diện Tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng. Thích Hạnh Đạo hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ.

- Thích Minh Tuấn: Ngày 30/4/1975, là Hiệu trưởng trường Trung học Bồ Đề, Đà Nẵng, đã đích thân dẫn đầu “Lực lượng Hòa hợp-Hòa giải Phật giáo” đã đưa cả đoàn xe ra tận đèo Phú Gia để đón bộ đội Bắc Việt của Nguyễn Chơn tướng Việt cộng, vào thành phố Đà Nẵng mà tôi đã viết qua bài 30/4/1975: Máu và Nước Mắt. ( Hiện nay, là Hòa thượng, qua Đại hội ngày 01/10/2003, đã được “Suy cử” vào “Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống GHPGVNTN”.

- Thích Long Trí, Chánh Đại điện Tỉnh hội Quảng Nam.

- Thích Như Huệ, Đại úy Tuyên úy, phó Đại diện Tỉnh hội Quảng Nam. Hiện nay, là Hòa thượng, qua Đại hội ngày 01/10/2003, Thích Như Huệ đã được “Suy cử” vào “Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống kiêm Chủ tịch Giáo hội Phật Giáo tại Úc và Tân Tây Lan”.

 - Thích Thiện Duyên, Chánh Đại diện Tỉnh hội Quảng Tín.


Khủng Bố và Giết Người:

Từ sáng sớm ngày 24/8/1964, Các khuôn hội Quảng Nam-Đà Nẵng, đã ra lênh cho Phật tử tập trung về chùa Pháp Lâm ở số 500, đường Ông Ích Khiêm ĐN, để đi biểu tình. Mặt khác, các thầy ra lệnh cho “Lực lượng Thanh niên Phật tử Cứu quốc” tay cầm gậy gộc, gạch, đá xông vào các chợ buộc đồng bào phải bãi thị để đi biểu tình. Điều này, trong “Mùa Biển Động, tập 1” nhà văn Nguyễn Mộng Giác có viết, tôi xin được trích nguyên văn như sau:

“Ban chủ biên tờ Lập Trường, Giáo hội Phật giáo miền Trung, cử cán bộ đi vào, đi ra đèo Hải Vân như thoi dệt cửi. Trong các địa phương, Mặt trận hy vọng tổ chức được các chi nhánh hùng hậu. Đà Nẵng là chỗ có nhiều hy vọng nhất. Còn Quảng Nam, Quảng Ngãi ư ? Thế lực Quốc Dân Đảng cực đoan mạnh quá, trong khi Phật giáo lại yếu kém rời rã ... Tường đích thân vào Đà Nẵng lo phát động phong trào là do vậy. Chàng không bao giờ xem thường thế lực Công Giáo ở đây, là các khu giáo dân bao quanh thành phố ... Đà Nẵng không phải là chỗ dễ bác sĩ Chủ tịch đã vỗ vai cẩn thận dặn dò Tường... “ Và “ Không thể chấp nhận được rằng: Trong lúc mình thao thức với tình hình đất nước, lại có những người dân Đà Nẵng thản nhiên ngồi quán phở, thản nhiên ngồi quán chờ từng giọt cà phê rơi xuống cái ly sữa, thảnh thơi đi chợ, thảnh thơi đi bát phố. Họ cũng không chấp nhận cả những kẻ bỏ Đà Nẵng tất bật rối rít lên sân ga, bến xe, bến phà để đi làm ăn nơi khác ... Cho nên trước cuộc biểu dương thành hình. Nhiều toán học sinh lực lưỡng cầm gậy, đến các chợ buộc bạn hàng bãi thị, lên bến xe buộc tài xế, lơ xe nghỉ việc. Giới chợ búa đâu có chịu nhượng bộ dễ dàng ...”

 Quý độc giả đã đọc qua bài 30/4/1975: Máu Và Nước Mắt và Cuộc Bạo Loạn Miền Trung: Mùa Hè 1966. Bây giờ lại đọc những dòng của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã viết. Chắc quý vị đã biết qua các biến cố ấy, đã có rất nhiều người Bị đi biểu tình, Bị đi diễn hành chứ không phải do tự nguyện.

 Và người viết tự thấy, phải cần nói đến những hành vi khủng bố của “Thanh niên Phật tử Cứu quốc”. Khi đám này dùng gậy gộc lùa được một số đồng bào từ các chợ đến “chùa” Pháp Lâm, thì tại sân chùa cũng đã đủ mặt “Lực Lượng Phật Tử Cứu Quốc”. Những tên côn đồ này là tự nguyện, vì đã đi theo tiếng gọi của ... thầy chùa. Tại “chùa” Pháp Lâm.

Người cầm đầu “Lực lượng Phật giáo Cứu quốc” là Thích Minh Chiếu với chức Thiếu tá Trưởng phòng Tuyên Úy Phật giáo Vùng 1 Chiến thuật. Y đã trang bị vũ khí cho “Thanh niên Phật tử Cứu quốc”. Thích Minh Chiếu đã ra lệnh cho đoàn biểu tình phải đi đến sân vận động Chi Lăng, tại đường Đông Kinh Nghĩa Thục để dự “mít-tinh”. Nhưng một điều đã làm cho người dân cả thanh phố Đà Nẵng, đều phải kinh hoàng, khủng khiếp. Đó là lúc đoàn biểu tình đang đi từ “chùa” Pháp Lâm đến trước phòng mạch của Bác Sĩ Thái Can (tức thi sĩ Thái Can), ở ngã ba đường Hùng Vương-Triệu Nữ Vương, nhìn xéo sang rạp hát Chợ Cồn. Thì cũng là lúc ông Trần Sô một Hạ sĩ quan thuộc chi khu Điện Bàn, Quảng Nam vừa dắt đứa con trai mười tuổi đi khám bệnh ở phòng mạch của Bác Sĩ Thái Can. Lúc ông Trần Sô vừa ra khỏi phòng mạch, một tay ông dắt chiếc xe đạp, tay kia dắt đứa con nhỏ. Vừa ra đến cổng, thì trong đoàn biểu tình bỗng có nhiều tiếng la lớn:

“A... Cái thằng Cần Lao ác ôn... Nó là thằng Cần lao ác ôn... Bắt nó đi... Đánh cho chết nó đi... .”

 Đứa con nhỏ của ông Trần Sô sợ quá, nên chui vào phía trong cổng, và đã được cứu sống. Còn ông Trần Sô không sao thoát được, vì lũ côn đồ này quá đông. Chúng liền xông vào, túm lấy ông rồi dùng gậy gộc, gạch, đá, nắm đấm, chân giày, chúng thi nhau đánh, đấm, đạp cho đến khi ông đã chết hẳn, toàn thân và áo quần ông nhuộm đầy máu. Nhưng chúng vẫn chưa tha. Chúng còn xúm nhau bê một tảng đá lớn, đem giáng thẳng xuống mặt của ông, làm cho đầu ông bẹp dí sát mặt đường, máu và óc của ông hòa lẫn thành một bãi bầy nhầy trắng, đỏ, hồng, chẳng ai còn thấy mặt mũi của ông nữa cả.

Sau đó, khi đoàn biểu tình bỏ đi, nhờ những giấy tờ tùy thân trong túi áo của ông, đồng bào đã xác định tên họ của ông, nên họ đã cho người nhắn tin cho thân nhân đi nhận xác. Nhận được hung tin, một người nỗi tiếng tại Quảng Nam đó là Học giả Trần Thuyên, ông là con trai út của nhà cách mạng Trần Quý Cáp, đã đến nhận xác ông Trần Sô là cháu gọi ông Trần Thuyên là chú. Khi nhận xác ông Trần Sô ông đã thốt lên: Thật vô cùng dã ma.”.

Trước cảnh thương tâm ấy, chính Bác Sĩ Thái Can đã giúp hai ngàn đồng (tiền VNCH), để chôn cái xác không đầu của ông Trần Sô. Điều này, trước đây khi Bác Sĩ Thái Can còn khỏe tôi đã có viết qua trên Văn Nghệ Tiền Phong. Song, không phải là một bài viết về cuộc thảm sát Thanh Bồ-Đức Lợi, nên không đầy đủ. Học giả Trần Thuyên hiện đang có mặt tai Hoa Kỳ. Cụ đã cho xuất bản cuốn sách “Tôi Đã Chọn” Cụ đã chọn con đường vác Thánh Giá. Cái chết của ông Trần Sô, một quân nhân gương mẫu, một người hiền lương. Còn ông có phải Cần Lao hay không, chẳng ai biết được. Nhưng nếu là Cần Lao thì phải chết thảm như thế hay sao? Vì thế, cái chết đau thương của ông Trần Sô, thì cho đến hôm nay, và mãi mãi không thể phai mờ trong tâm trí người dân Đà Nẵng.

Sau khi giết chết ông Trần Sô. Thích Minh Chiếu ra lệnh cho đoàn biểu tình tiếp tục đi đến sân vận động Chi Lăng dự “mít-tinh”. Với khẩu hiệu: “Đả đảo Mỹ-Khánh”. Đến cuối cuộc “mít-tinh”, số đồng bào đã bị lùa ở các chợ đi biểu tình cứ tưởng rằng sẽ được cho về. Không ngờ, Thích Minh Chiếu lại ra lệnh tất cả phải xuống Tòa Thị Chính Đà Nẵng. Khi đến trước Tòa Thị Chính ở đường Bạch Đằng, “Lực Lượng Phật Giáo Cứu Quốc” đã dùng loa phóng thanh kêu gọi Hải quân Đại tá Lê Quang Mỹ, Thị trưởng Đà Nẵng phải ra trình diện, và phải bàn giao chức Thị trưởng Đà Nẵng cho Phan Xuân Huy. Đại tá Lê Quang Mỹ không chấp nhận, nên ông đã trốn ra cửa sau, rồi chạy ra Duyên Khu Hải Quân Tiên Sa, để tỵ nạn Phật giáo.

 Sau cả giờ gào thét rã hơi, mà vẫn không thấy bóng dáng của Đại tá Lê Quang Mỹ ở đâu cả, bọn Tăng Phỉ như: Thích Minh Chiếu, Thích Như Huệ, Thích Hạnh Đạo, Thích Long Trí, Thích Thiện Duyên, Thích Từ Mẫn, Thích Minh Tuấn ... cùng Phan Xuân Huy, La Thành Tỵ... là những tên Hạ Bộ của thầy chùa, đã ra lệnh cho “Lực Lượng Phật Giáo Cứu Quốc” xông vào Tòa Thị Chính lục soát. Chúng đã lùng xét từng phòng, nhưng không tìm thấy Đại tá Lê Quang Mỹ, nên lũ lục lâm này tưởng rằng Đại tá Lê Quang Mỹ đang trốn một chỗ bí mật nào đó, chứ không thể chạy ra ngoài được. Vì vậy,  chúng đã đập phá hết các vật dụng, rồi dùng xăng tưới vào các phòng và châm lửa đốt cháy Tòa Thị Chính. Duy có một điều đã khiến mọi người dân Đà Nẵng đều phải khiếp sợ Phật giáo Ấn Quang. Ấy là tất cả các cuộc biểu tình, các “thầy” đều ra lệnh cho “Phật tử ruột” khi đi “biểu tình” phải đem theo đầy đủ gậy gộc, gạch, đá... và bắt buộc phải mang xăng theo. Vì thế, tất cả những cuộc “biểu tình” cũng đều có lửa và máu!!!

image
(Bài 2/2)
Preview by Yahoo


On Wednesday, April 23, 2014 10:30 AM, Colleen Ha <colleenha@yahoo.com> wrote:
Bài nầy quá đầy đủ ,không hiểu sao lại được đánh dấu là 2/2 .
Nếu LS có bài 1/2 xin vui lòng cho tôi đọc với .
Cám ơn LS .
TM
From: San Le D. <sanduyle@yahoo.com>
To: KVVNNCVC Dien Dan <kvvnncvc@yahoogroups.com>
Sent: Tuesday, April 22, 2014 3:15 PM
Subject: [PhungSuXaHoi] Nhớ lại cuộc thảm sát Thanh Bồ - Đức Lợi, Đà Nẵng

 


 
KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG (KVVNNCVC)
MUON CHONG TAU CONG PHAI DIET VIET CONG (MCTCPDVC)
MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN (MDVCPDVG)
Nhớ lại cuộc thảm sát Thanh Bồ - Đức Lợi, Đà Nẵng
24-8-1964
(Bài 2/2)
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Xin Bấm PLAY để nghe âm thanh
Cuộc Thảm Sát Bắt Đầu :


Khi nói đến Thanh Bồ, thì nhiều người đều có kèm theo Đức Lợi. Vì phường Thanh Bồ nằm phía mặt tiền, cổng quay mặt ra đường Đống Đa, còn phường Đức Lợi lại nằm phía sau Thanh Bồ sát bờ biển. Ngoài chiếc cổng nhỏ ở góc đường Bạch Đằng, người dân Đức Lợi và Thanh Bồ thường ra vào thành phố cùng một cánh cổng chính dẫn ra đường Đống Đa. Ngoài ra, hai khu này đa số là đồng bào miền Bắc di cư. Bởi thế, mọi người đều gọi chung là Thanh Bồ-Đức Lợi.

Sau khi đốt cháy tòa Thị Chính Đà Nẵng, các thầy chùa như: Thích Minh Chiếu, Thích Như Huệ, Thích Hạnh Đạo ... và những hạ bộ như : Phan Xuân Huy, La Thành Tỵ ... là đám cầm đầu ra lệnh cho đoàn biểu tình đi thẳng xuống Thanh Bồ- Đức Lợi.

Lúc Lực Lượng Phật Giáo Cứu Quốc đến trước một cao ốc cho Mỹ thuê, phía trái cánh cổng Thanh Bồ, quay mặt ra đường Đống Đa. Đám này đã kiếm chuyện gây hấn với các nữ công nhân tại cao ốc này, chúng hét to bằng những lời lẽ hạ cấp, tục tỉu, vô giáo dục nhưng tôi chỉ ghi lại một câu thôi, nguyên văn như sau :

Ê ! Mấy con đĩ Mỹ ... Mấy con đĩ Mỹ ...

Lúc đó, các nữ công nhân đang lau nhà ở lầu 01. Bỗng nghe những lời lẽ ấy. Tự ái và danh dự bị tổn thương. Nên trong số người đó, có chị Phạm Thị Liễu quê ở xã Kỳ Hà, Quảng Tín, ra Đà Nẵng làm công. Vì uất ức nên chị Liễu đã bưng nguyên xô nước bẩn đang lau nhà đem tạt thẳng xuống đầu đám “ Phật giáo Cứu quốc”.

Việc làm này của chị Liễu, nếu bình tâm mà suy xét, thì không thể trách chị được. Bởi các chị ấy, là những người dân từ các làng quê đã bị Việt cộng đánh chiếm, hoặc đã mất an ninh vì sợ bị VC bắt đưa lên rừng núi làm du kích, nên họ đã chạy về thành phố, nhưng chính quyền lại vô trách nhiệm, chẳng hề giúp đỡ một chút gì cả. Nên họ phải tự tìm cách để mưu sinh. Họ là những phụ nữ thật đáng thương. Ngược lại, “Phật giáo cứu quốc” chẳng những không hề thương xót mà lại còn buông những lời hạ nhục họ nữa ? !!!

Nhưng, mọi chuyện chưa kết thúc ở đó. Vì sau khi bị tạt nước lau nhà, Lực Lượng Phật Giáo Cứu Quốc đã dùng gạch, đá ném lên tòa cao ốc này, làm mấy cánh cửa kiếng vỡ tan. Thấy vậy, một người Hoa Kỳ mới dọa bằng cách lấy súng tùy thân bắn mấy phát chỉ thiên. Rồi bảo công nhân vào nhà đóng cửa lại.

Không làm gì được chị Liễu. “ Lực lượng Phật giáo Cứu quốc” bèn kéo nhau tới trước cổng Thanh Bồ. Tay múa gậy, mồm la hét :

Cần Lao ác ôn ! Chúng mầy ở trong nầy ! Chúng mầy ra đây ! Chúng mầy không ra, thì chúng tao cũng vô lôi cổ chúng mầy ra mà đánh cho chết hết.”

Tiếp theo là những tiếng hét to hơn :

Bọn Cần Lao ác ôn, chúng nó ở trong nầy ! Vô đi ! Vô đi ! Giết sạch hết đi !

Nghe những tiếng la hét như thế, đồng bào có mặt ở đó cứ tưởng là chúng la cho đỡ tức, vì bị tạt nước bẩn. Không ai ngờ là chúng giết người thật.


Thanh Bồ-Đức Lợi Máu Lửa :

Khi nghe những tiếng la hét vang dậy của lũ lục lâm. Và thấy đồng bào hoảng hốt. Vì Thanh Bồ-Đức Lợi cũng là khu Tổng kho, trong đó gồm có : Kho gạo, kho lương thực … Nên các chủ kho là những người đã có sáng kiến xây dựng lên chiếc cổng, mục đích để bảo vệ an ninh và tài sản của các kho. Họ thấy lo sợ nên đã bảo hai thiếu niên Phòng Vệ Dân Sự (PVDS) ra đóng cổng lại.

Thấy vậy, “Lực Lượng Phật Giáo Cứu Quốc” liền xúm nhau xông vào phá cổng và túm lấy hai thiếu niên, rồi dùng gậy gộc, gạch., đá, nắm đấm, chân giày. Chúng cũng đã xúm nhau vào đấm, đá, đánh, đạp vào tấm thân gầy yếu của hai em, cho đến khi cả hai đếu gục chết.

Thương xót hai em, một Hạ sĩ quan Không quân không biết từ đâu chạy ra tìm lời phân giải. Thì lập tức lũ côn đồ này liền vồ lấy vị quân nhân, rồi cũng dùng gậy gộc, gạch, đá, đánh anh cho đến khi chết hẳn.

Nhưng “Phật Giáo Cứu Quốc” cũng chưa chịu buông tha. Mà chúng cùng nhau bẻ dây kẽm gai ở bờ tường rào, đem cột vào cổ hai thiếu niên và vị quân nhân. Rồi chúng xúm nhau đem treo cả ba cái xác chết này lên cổng Thanh Bồ mới hả dạ.

Trước mắt mọi người lúc ấy. Xác chết của hai em bé, bị treo lơ lửng trên cổng Thanh Bồ. Hai cái cổ của hai em bị gãy nơi bị cột dây thép, máu ứa ra từ những chổ có mắt kẽm gai đâm vào. Đầu ngã sang một bên. Áo quần đẫm máu. Cả khuôn mặt đã biến dạng, sưng vù. Bốn dòng máu đỏ sẫm ứa ra từ hai chiếc miệng của hai em dù đã chết. Nhưng bốn con mắt ngây thơ của hai em đều mở to nhìn xuống đám “ người” đã nhân danh là “ Lực Lượng Phật Giáo Cứu Quốc”!!!

Nhưng chưa hết đâu. Bởi trong cơn say máu người “Phật Giáo Cứu Quốc” đã ồ ạt xông vào khu dân cư Thanh Bồ-Đức Lợi. Tay vung gậy gộc, gạch, đá mồm la hét :

“Cần lao ác ôn đâu ! …Giết hết …! ”

Rồi có những tiêng la to :

“Hãy đốt nhà chúng nó ! Đốt hết ! Đốt sạch đi ! ”

Chúng cũng đã dùng loa phóng thanh kêu gọi :

“Yêu cầu đồng bào Quảng Nam, hãy mau mau tách rời khỏi dân Bắc cầy, và gia nhập vào Lực lượng Phật giáo Cứu quốc, thì nhà sẽ được chừa ra không bị đốt.”

Nhưng đồng bào Quảng Nam chẳng có một người nào chịu nghe lời của chúng cả. Vì chỉ có người ngu tới tin là “ Gia nhập LLPGCQ, thì nhà sẽ được chừa ra không bị đốt”. Vì lửa đâu có biết phân biệt cái nhà nào là của người Quảng hay người Bắc. Bởi nhà cửa liền nhau, hể đốt một cái là nó sẽ lan ra cháy sạch hết cả Thanh Bồ-Đức Lợi.

Vả lại, qua những năm dài chung sống với người Bắc di cư, người Quảng Nam đâu có thấy “ Cần Lao ác ôn” ở chổ nào, mà họ chỉ thấy đồng bào miền Bắc với những tấm lòng đầy nhân ái. Vì thế, máu của đồng bào Quảng Nam đã hòa lẫn với máu của đồng bào miền Bắc trong cuộc thảm sát Thanh Bồ-Đức Lợi !

Sau một hồi la hét, chẳng thấy bóng dáng ai cả. Chúng đã dùng xăng tưới vào mấy căn nhà nhà của đồng bào ở đầu con đường chính dẫn vào Thanh Bồ-Đức Lợi và châm lửa đốt.

Lúc này, dân Thanh Bồ-Đức Lợi đa số là ngư dân nên đàn ông đã ra biển. Chỉ còn đa số là phụ nữ và trẻ em.

Khi ngọn lửa bốc cháy, thì những người không ra biển hôm ấy đã kêu gọi mọi người chạy ra phường Đức Lợi ở ven biển phía sau Thanh Bồ. Rồi tất cả đồng bào Thanh Bồ- Đức Lợi đều bồng bế nhau lên thuyền cùng chạy ra khơi để tỵ nạn Phật giáo.

Trừ bốn nạn nhân đã bị chết thảm trước mắt đồng bào, đó là : Ông Trần Sô sau khi bị đánh chết, đã bị dập đầu, hai em bé và vị Hạ sĩ quan Không quân sau khi bị đánh chết đã bị treo cổ trên cổng Thanh Bồ bằng dây kẽm gai. Ngoài ra, không ai biết chính xác được về con số thương vong, trong cuộc thảm sát này. Vì ngay cả chính quyền lúc ấy đã làm ngơ, không hề để tâm đến, không hề giúp đở đồng bào lâm nạn. Nhưng người ta đều biết đã có những cụ già, em bé, phụ nữ mang thai không chạy kịp, nên sau đó người thân chỉ còn tìm lại được nắm xương khô trong đống lửa đã tàn, vì cả hai phường Thanh Bồ-Đức Lợi đã bị cháy sạch.

Riêng số đồng bào chạy thoát được lên thuyền, cũng lâm vào cảnh rất thương tâm:

Bởi, khi cố chạy từ trong đám cháy để thoát thân, nên rất nhiều người lớn, bé đã bị bỏng, bị thương, mà họ không hề mang theo được một thứ gì để cứu thương cả. Vì thế, có những phụ nữ mang thai đã sinh non trên thuyền, đã chết cả mẹ lẫn con. Đến lúc các thuyền tìm cách đưa những người bị thương đến các bệnh viện, thì có người đã chết. Còn các bệnh viện lúc ấy đã chứa đầy bệnh nhân và cũng là nạn nhân của Phật giáo tại Thanh Bồ-Đức Lợi.

Cũng trong “ Mùa Biển Động- tập 1” Nhà văn Nguyễn Mộng Giác có viết về cuộc thảm sát này như sau :

Cháy, cháy. Chúa ơi ! Chúng nó đốt nhà. Cứu tôi với ! ... Khói ngùn ngụt bốc lên, cùng với tiếng nỗ gỗ và tre nỗ lốp bốp ... Thanh niên cầm sẵn Garant vẫn được phát cho Nhân dân tự vệ khu từ trước. Toán thanh niên ô hợp cầm biểu ngữ truy lùng Cần Lao vừa hiện ra thì tất cả chuông nhà thờ đều rung lên liên hồi. Cuộc thánh chiến bắt đầu.”

Những điều nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã viết ở trên. Tôi chắc chắn chỉ đúng với chuyện đốt nhà, và cái đám “truy lùng Cần Lao”. Nhưng “Thánh chiến” thì KHÔNG. Vì “Phật giáo Cứu quốc” đánh, giết người, đốt nhà, còn đồng bào Thanh Bồ-Đức Lợi chỉ biết bồng bế nhau chạy lên thuyền ra khơi để trốn. Chứ không có vũ khí, không chống trả lại PGCQ, nên không có thánh chiến. Và tôi cũng khẳng định là dân Thanh Bồ-Đức Lợi không có “cầm sẵn Garant” không có nhân dân tự vệ, mà chỉ có Phòng Vệ Dân Sự (PVDS). Lúc đó, chỉ được phát gậy để phòng gian. Mà PVDS cũng chỉ toàn là thiếu niên vì các thanh niên từ 18 tuổi trở lên đều đã lên đường nhập ngũ.

Về Lực Lượng Nhân Dân Tự Vệ, ( LLNDTV) thì ai cũng biết là sau tết Mậu Thân 1968, chính phủ mới cho thành lập lực lượng NDTV có vũ trang. Nhưng đa số là nữ và những người ngoài hạn tuổi quân dịch. Đều được phát súng Carbine M.1 hoặc M. 2. Còn súng Garant thì có phát nhưng vì NDTV đa số là thiếu nữ, nên nhiều người khi bắn không kềm giữ súng được nên lúc bắn thường hay bị giật mạnh, khiến báng súng dộng vào ngực rất đau. Một điều khó nữa là súng Garant lúc đó khó tìm được đạn, vì loại súng nầy vốn là của lực lượng Dân Vệ rồi chuyễn sang cho Nghĩa Quân để lại, khi họ đem giao nộp để nhận súng R.15. Thêm nữa là súng Garant cồng kềnh, và nặng các thiếu nữ và những người già thuộc LLNDTV không chịu nhận. Tôi dám chắc là nhà vãn Nguyễn Mộng Giác không rành về các loại súng và bắn súng như tôi đâu, dù tôi là phái yếu.

Tuy nhiên, tôi cảm thông được là nhà văn Nguyễn Mộng Giác, vừa viết vừa run. Vừa sợ không bán được sách. Bởi mười năm trước đây. Chính ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ nhiệm Bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong và tôi cũng từng bị lũ lục lâm hăm dọa, khi ông chấp nhận đăng những bài viết của tôi trên báo. Ông đã hỏi tôi: “Có dám bất chấp mọi thứ hay không ?“ Và tôi đã trả lời với ông rằng tôi đã sẵn sàng trước khi viết. Dù bây giờ ông đã ra đi, nhưng cho đến giờ nầy và mãi mãi tôi vẫn giữ bút hiệu Hàn Giang kèm theo tên thật để nhớ về ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng.

Vậy, từ nay nếu có viết về các biến cố “Tranh Đấu” của các thầy chùa tôi dám mong nhà văn Nguyễn Mộng Giác hãy viết những gì thật trung thực và đầy đủ. Đó là điều mà những người cầm bút phải luôn luôn tâm niệm.

Trở lại với cuộc thảm sát Thanh Bồ-Đức Lợi. Tôi muốn nhắc đến một người dù đã chết. Đó là tướng Nguyễn Chánh Thi.

Ấy là, sau khi nhà cửa của đồng bào bị “Phật giáo Cứu quốc” đốt cháy sạch sẽ, Thanh Bồ-Đức Lợi chỉ còn một bãi cháy, với từng đống cột, kèo và từng vật dụng đã trở thành những đống than, tro. Thì không biết tại sao tướng Nguyễn Chánh Thi lại ngồi trên một chiếc xe tăng thiết giáp. Chỉ huy một đoàn thiết kỵ, trang bị vũ khí đủ loại ầm ầm tiến về phía Thanh Bồ-Đức Lợi.

Khi đến trước cổng Thanh Bồ, tướng Thi đã dùng loa phóng thanh kêu gọi như sau:

Yêu cầu tất cả Cần Lao hãy mau mau ra đầu hàng trong vòng bốn tiếng. Nếu sau bốn tiếng đồng hồ mà không ra đầu hàng tôi sẽ cho san bằng tất cả “.

Sau bốn tiếng đồng hồ, không thấy động tĩnh. Tướng Thi đã ra lệnh cho đoàn xe tăng thiết giáp tiến sâu vào Thanh Bồ-Đức Lợi. Lúc đó, tướng Thi thấy được toàn cảnh chỉ là một bãi cháy. Ông bèn dùng loa phóng thanh hỏi có ai trong khu này không , Thì bỗng có mấy cụ bà xuất hiện. Hỏi ra, các cụ vừa khóc vừa cho biết là con cháu chưa đứa nào dám trở về cả. Nên các cụ liều thân về trước xem thử tình hình ra sao, không ngờ tất cả đều cháy sạch sẽ.


Nguyễn Chánh Thi

Người ta thấy khuôn mặt tướng Thi lúc ấy có vẻ như đang suy nghĩ điều gì ? Rồi ông buột miệng nói :

“Đ. M. Cái thằng Minh Chiếu nó bịp tao mà. Chỉ có mấy bà già. Cần Lao đâu ?

Sau đó, tướng Thi đã ra lệnh cho “Lực lượng Phật Giáo Cứu Quốc” phải rút khỏi các khu của đồng bào miền Bắc di cư.

Qua những sự kiện đã kể ở trên, tướng Thi bây giờ đã chết. Nhưng Hòa thượng Thích Minh Chiếu, Hòa thượng Thích Như Huệ, Hòa thượng Thích Hạnh Đạo, Hòa thượng Thích Minh Tuấn... hiện còn sống, đang có mặt tại Hoa Kỳ và Úc Châu. Ngày 1/10/2003, đã được đại hội Phật giáo “Suy cử” vào “Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất”. Tất nhiên, phải biết rõ hết tất cả mọi căn nguyên.



Thích Như Huệ


HT Thích Hạnh Đạo

 
Đại đức Thích Minh Tuấn

 
TT Thích Minh Chiếu Trưởng Ban HDPT tỉnh phát biểu khai mạc


Cảnh Ngộ Của Đồng Bào Thanh Bồ- Đức Lợi Sau Cuộc Thảm Sát.

Sau cơn máu lữa, quay thuyền trở lại, thì đồng bào Thanh Bồ-Đức Lợi đã bàng hoàng trước một bãi than, tro tàn rộng lớn, trãi dài theo ven biển. Những tiếng khóc ngất, kẻ lịm đi trước nắm xương tàn khô của người thân vừa tìm được trong sân nhà cũ !!!

Nhưng cái khó khăn nhất trước mắt. Là mọi người phải đối diện với cảnh màn Trời chiếu đất! Tất cả đều bị cháy sạch. Không có bộ áo quần thứ hai, không còn một chiếc đũa ãn cơm!

Trước cảnh Trời sầu đất thảm ấy. Các vị đã chứng kiến cuộc thảm sát. Trước hết là các vị Linh Mục của các giáo xứ như: Linh Mục Nguyễn Quang Xuyên, Quản nhiệm Nhà thờ Chính Tòa, Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Linh Mục Hoàng Hồ, Linh Mục Đinh Văn Lợi, Linh Mục Lê Như Hảo, Linh Mục Lê Như Hào...

Kế đến là các tôn giáo như : Mục Sư Minh (xin lỗi tôi quên họ). Mục Sư Dương Thạnh, và các tín hữu Hội Thánh Tin Lành ĐN. Mục Sư Dương Thạnh hiện nay là Chủ tịch Tổng Liên Hội Tin Lành Viêt Nam. Quản nhiệm ngôi nhà thờ Tiên khởi của Hội Thánh TLVN tại số 164, đường Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng.

Giáo Sĩ Trần Văn Quế, Chánh Phối Sư Cao Đài Miền Trung, Giáo sĩ Trần Thanh Thuyền, Phụ tá Chánh phối sư, Đặc trách ngoại giao Cao Đài Miền Trung và Hội Thánh Cao Đài thuộc “ Trung Hưng Bửu Tòa Cơ Quan Truyền Giáo Cao Đài Miền Trung ” ở số 35, đường Nguyễn Hoàng, Đà Nẵng. Tôi xin nói thêm là Cao Đài Miền Trung không trực thuộc Cao Đài Tây Ninh.

Và các vị nhân sĩ tại Đà Nẵng đã kêu gọi đồng bào đóng góp giúp đỡ như : Bác sĩ Trần Đình Nam, Bác sĩ Thái Cang, Bác sĩ Huỳnh Tấn Đối, Bác sĩ Lê Nguyên Các, Giáo sư Trịnh Thể, Giáo sư Nguyễn Văn Xuân, Luật Sư Vũ Đăng Dung, Luật Sư Đặng Vũ Niết, Luật Sư Trương Thị Thúy và các Đoàn thể chính trị tại ĐN ..

Sau khi được sự giúp đỡ. Đồng bào Thanh Bồ-Đức Lợi đã tự dựng lên những chiếc lều bằng vải bạt, hoặc bằng lá. Rồi họ phải làm lại từ đầu như mười năm trước. Khi phải đứt ruột để rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn nơi cố lý của miền Bắc thân yêu, để vào miền Nam chạy trốn cộng sản.

Về phía chính quyền. Cũng có một số người muốn giúp đỡ, nhưng họ nói họ rất sợ tướng Nguyễn Chánh Thi. Bởi lúc ấy, sau khi tướng Tôn Thất Xứng vì sợ Phật giáo nên đã vào Sài Gòn tránh mặt. Vì vậy, tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Tiền Phương đã xử lý Thường vụ Tư lệnh Quân Đoàn 1, kiêm Tư lệnh Quân khu 1, kiêm xử lý Đại Biểu Chính Phủ tại Vùng 1 Chiến Thuật. Mà ác hại thay, tướng Thi lại có vai trò quan trọng trong cuộc thảm sát Thanh Bồ-Đức Lợi. Vì thế, như đã nói là các viên chức chính quyền tại ĐN, rất sợ tướng Thi và thầy chùa. Mà trước mắt là cái chết thảm khốc của ông Trần Sô và hai em bé và vị quân nhân Không quân đã làm mọi người khiếp đảm, nên không có ai dám ra mặt giúp đỡ đồng bào. Ngay khi Phật giáo tưới xăng và đốt nhà của đồng bào Thanh Bồ-Đức Lợi mà sở cứu hỏa cũng đành ngồi nhìn ngọn lữa đốt sống đồng bào, trong đó có những cụ già, em bé, những phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, cùng lúc với nhà cửa và tài sản do mồ hôi nước mắt của họ đã bao năm gầy dựng bởi “Ăn dè hà tiện”.

Và cũng chính vì những điều đã nói ở trên. Bởi, những kẻ cầm đầu của cuộc thảm sát này, không hề bị xét xử theo luật pháp nghiêm minh. Nên nó đã di hại cho đến các cuộc Bạo loạn miền Trung: Mùa hè 1966- Cuộc thảm sát Mậu Thân 1968- và 30/4/1975: Ngày nước Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay cộng sản. Và không biết nó sẽ còn di họa cho đến bao giờ--? !!!



Thay Cho Lời Kết.

Như cả nước Việt Nam đều biết. Mấy chục năm qua Phật giáo đã từng đẻ ra rất nhiều những tổ chức ngoại vi. Từ danh xưng “Gia đình Phật tử” do Bác sĩ Lê Đình Thám, một đảng viên cộng sản kỳ cựu thành lập. Thực ra, cũng là một cách “Đoàn ngũ hóa nhân dân”.


 

Cho đến những tổ chức sau này. Nhưng có những tổ chức đã gây ra máu lữa nhiều nhất mà ai cũng biết, nó được dán lên những nhãn hiệu khác nhau như sau :


*- Lực lượng Phật giáo cứu quốc, Lực lượng Thanh niên Phật tử cứu quốc: Cuộc thảm sát Thanh Bồ-Đức Lợi : 24/8/1964.

*- Phật Giáo Xã Hội Đảng, Quân đoàn Vạn Hạnh , Lực lượng Tranh thủ Cách mạng, Đoàn Thanh niên Phật tử Quyết tử: Cuộc bạo loạn miền Trung: Mùa hè 1966. Và Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân: 1968.

*- Lực lượng Phật giáo Hòa hợp, Hòa giải : 30/4/1975, Đưa xe ra tận núi rừng để rước bộ đội cộng sản Bắc Việt vào các thành phố, trên khắp lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa.

Nhưng lịch sữ đã chứng minh. Trên mặt địa cầu này. Tất cả những cuộc chiến chinh, đều có căn nguyên, có mục đích. Riêng những cuộc “Đấu tranh” của Phật giáo tại Việt Nam với những lý do mà họ đã nêu ra đều không phải là thật.

Theo tôi, với khối óc và cặp mắt bình thường. Tôi khẳng định rằng: Sỡ dĩ bao nhiêu năm qua, Phật giáo cứ liên tục gây ra không biết bao nhiêu máu lữa. Không biết bao nhiêu người đã chết thảm dưới bàn tay của những tên Tăng Phỉ và lũ Hạ Bộ. Ấy chính bởi cái cuồng vọng là muốn tái lập triều Lý. Phật giáo luôn luôn mơ màng về một triều đại Phật giáo là quốc giáo, và chỉ còn có Phật giáo.

Chính vì vậy, để đạt được cái cuồng vọng ấy. Phật giáo đã chủ trương phải tiêu trừ, tận diệt hết tất cả các tôn giáo khác. Đồng thời, cũng phải tận diệt hết tất cả các đảng phái chính trị . Để cuối cùng, chỉ còn duy nhất Phật giáo là tôn giáo và cũng là Phật đảng. Tất cả phải thần phục Phật giáo.

Tôi nghĩ rằng, trong tương lai, dù không còn cộng sản. Dù bất cứ một đảng phái nào, một vị nào dù tài cao đức trọng có đứng ra lãnh đạo đất nước. Thì Phật giáo cũng cứ ca những bài : Độc tài, Gia Đình trị, Pháp nạn... Rồi cũng lại, Tranh đấu, Biểu tình, Xúi dục người khờ dại tự thiêu, nếu không có ai chịu tự thiêu, thì bức tử, rồi đem ra đốt, có khi đem xác chết ra để đốt, rồi hô hoán là họ “tự thiêu”. Tôi sẽ chứng minh những điều đã nói, bằng những tài liệu và hình ảnh làm giặc của thầy chùa thật chính xác trong thời gian tới.

Nghĩa là, ngày nào chưa thành lập được một Việt Nam Phật Quốc. Thì ngày đó, Phật giáo còn “tranh đấu”.

Nhưng ở đời “Mưu sự tại nhân, Thành sự tại Thiên“. Theo tôi, Phật giáo nên theo lời Đức Phật đã dạy mà hãy “Tự đốt đuốc tìm đường mà đi”. Bởi PG qua bao nhiêu năm vẫn còn ngủ mê trong đêm dài tăm tối.

Tuy nhiên, nếu vẫn cứ ôm hoài cái cuồng vọng tái lập Lý triều. Thì hãy cứ mơ, cứ tưởng, cứ phiêu lưu mãi trên con đường đầy chông gai và đầy bất trắc. Nhưng cũng phải nên nhớ kỹ rằng :

“Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ”.

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
----------------------------------------------------------

* Lưu ý: Tất cả những bài viết của tác giả Hàn Giang Trần Lệ Tuyền, nếu quý vị nào muốn tiếp tay chuyển tiếp lên các Diễn Đàn Điện Tử, các trang Web trên mạng lưới toàn cầu thì không có điều gì trở ngại, chúng tôi chân thành cám ơn.

Tuy nhiên, nếu quý vị nào muốn in vào sách, báo có tính cách thương mại, xin vui lòng liên lạc để có sự đồng ý của tác giả trước, qua địa chỉ email: hangiangletuyen@gmail.com .

================================
PHỤ CHÚ:
 
Chú Ý: Phần tài liệu dưới đây để nhìn rõ bộ mặt của Nguyễn Đắc Xuân và những tên Cộng Sản phật giáo, trí thức dính máu đồng bào vô tội. Xin đừng quên những nạn nhân vô tội đã chết oan ức .
 
Ai gây ra vụ đốt phá
Thanh Bồ Đức Lợi ở Đà Nẵng 45 năm trước ?
NguyenDacXuan

Nguyễn Đắc Xuân
tác giả gửi ngày 27 tháng 1, 2009
Bốn mươi lăm năm trước, ai gây ra vụ đốt phá xóm đạo Thanh Bồ Đức Lợi ở Đà Nẵng vào ngày 25-8-1964 ? Đây là một câu hỏi những người trong cuộc hiện còn tại thế cần phải trả lời cho lịch sử Phong trào đấu tranh đô thị ở miền Nam Việt Nam.
Ông Lê Công Cơ - một người lãnh đạo bí mật thanh niên sinh viên học sinh Giải phóng ở các đô thị Đà Nẵng-Huế trong hồi ký Năm Tháng Dâng Người (Nxb Phụ Nữ, 2006) kể lại rằng:
Tiếp sức với Huế (đấu tranh chống Nguyễn Khánh với Hiến Chương Vũng Tàu do Khánh nặn ra), lực lượng của ta tại Đà Nẵng đã chủ động tổ chức bãi khóa và xuống đường. Hàng vạn học sinh Đà Nẵng giương cao biểu ngữ:
- Đả đảo Hiến chương Vũng Tàu !
- Đả đảo Nguyễn Khánh!
[...]

Dòng biểu tình cứ kéo qua các phố chính tại Đà Nẵng không dứt, càng về trưa dòng người càng đông nghịt, ngăn tất cả các lối đi trong thành phố. Sơn Hải và Cẩm Nhung cùng một số cốt cán của ta dẫn đòan biểu tình đến thẳng khách sạn Đà Nẵng, nơi mà các gia đình cố vấn Mỹ ở.
Đòan biểu tình vừa đến thì một số lính Mỹ đứng trên tầng cao khách sạn ném chai lọ xuống và to mồm chửi tục. Lập tức, dòng người biểu tình ào vào xông lên khách sạn, lính Mỹ nổ súng, cuộc ẩu đả xảy ra mỗi lúc một ác liệt. Cuộc biểu tình lui về phía Thanh Bồ Đức Lợi để tránh đạn, thì từ phía sau nhiều tóan thanh niên được trang bị gậy gộc xông vào đánh túi bụi đám đông đang cố thủ dọc đường rầy xe lửa. Thế là một cuộc đánh nhau đã diễn ra giữa đòan biểu tình với khu Thanh Bồ Đức Lội, cho mãi tới xế chiều đòan người được tăng viện mỗi lúc một đông hơn và cơn giận đã biến thành ngọn lửa đốt rụi nhiều nhà tại đây.
Tôi đến tận nơi lúc trời gần tối, gặp Sơn Hải và anh Đồng đang gào thét :“đả đảo Mỹ” với hàng ngàn người biểu tình. Tôi kéo anh Đồng lại và nói ngay:
- Hãy hướng dẫn đòan biểu tình về ngay Tòa Thị chính Đà Nẵng bên bờ sông Hàn.
Hàng vạn người tràn qua đường Bạch Đằng nối theo không dứt và tràn vào chiếm tòa Thị chính”. (tr. 208-209).

Qua đọan trích trên chứng tỏ ông Lê Công Cơ (CS) đã lãnh đạo các cơ sở Giải phóng ở Đà Nẵng mà chủ chốt là Sơn Hải, Cẩm Nhung và sau đó có thêm anh Đồng hô hào quần chúng Đà Nẵng chủ động đến khách sạn Đà Nẵng chống Mỹ, chủ động chống lại thanh niên Thanh Bồ Đức Lợi và cũng chủ động gây lên cuộc đốt phá khu Thanh Bồ Đức Lợi và chủ động hô hào đồng bào rút khỏi Thanh Bồ Đức Lợi để về chiếm tòa thị chính Đà Nẵng.

Có đúng như vậy không ?

Trong lúc đó, Phạm Văn Liễu, trước năm 1966, từng đứng đầu ngành công an cảnh sát Việt Nam Cộng Hòa , trong hồi ký Trả Ta Sông Núi lại cho rằng cuộc bạo động ở Thanh Bồ Đức Lợi do sự hiềm khích giữa Phật tử và thanh niên Thiên chúa giáo Đà Nẵng gây ra:
Ngày 25-8, bạo động đổ máu ở xã Thanh Bồ, Đà Nẵng. Khi một đòan biểu tình đi ngang qua trạm tự vệ của xã Thanh Bồ, một số tự vệ có thái độ khiêu khích. Những người đi biểu tình bèn tấn công trạm tự vệ trên. Tự vệ Thiên chúa giáo nổ súng khiến 11 người chết, 42 người khác bị thương. Hàng ngàn Phật tử bèn tràn vào đốt phá xã Thiên chúa giáo nầy. Khỏang 500 căn nhà trong xã chỉ còn ít chục căn nguyên vẹn”. (Phạm Văn Liễu, Trả Ta Sông Núi tập 2, Nxb Văn Hóa tại Hoa Kỳ, 2003, tr.143).

Cái dư luận “Phật tử gây ra vụ đốt phá khu Thanh Bồ Đức Lợi” đã qui trách nhiệm cho ông Hòang Văn Giàu - người đứng đầu đòan Sinh viên Phật tử Huế lúc ấy. Nhiều người hỏi tôi (một Sinh viên Phật tử của Hòang Văn Giàu những năm 1963-1964) dư luận ấy có đúng không ? Tôi đã kể lại rằng:
- Lần đầu tôi nghe chuyện Thanh Bồ Đức Lợi bị đốt phá ở phòng riêng ông Hòang Văn Giàu (Đòan trưởng đòan SVPT Huế), trên dãy lầu sau Morin. Hôm ấy ông tiếp sinh viên ban sử địa Đại học Văn khoa Lê Đình Cai. Không biết hai người đã trao đổi với nhau trước đó những gì, tôi đến sau chỉ nghe ông Giàu phê bình Lê Đình Cai đã gây ra vụ đốt phá Thanh Bồ Đức Lợi trái với đường lối bất bạo động của Phật giáo. Lê Đình Cai ngồi chống cằm nghe rất buồn. Lê Đình Cai vốn có họat động với Đòan SVPT nhưng từ sau ngày bị ông Giàu phê bình như thế Lê Đình Cai xa dần chúng tôi. Có người giải thích rằng Lê Đình Cai bị SVPT bỏ rơi nên mới chuyển qua họat động cho đảng Đại Việt. Người khác lại bảo Lê Đình Cai đã là đảng viên Đại Việt trà trộn vào họat động với Phật tử sau khi bị khuyết điểm với Phật giáo Lê Đình Cai ra mặt họat động cho Đại Việt thế thôi. Lê Đình Cai có thời là bạn học sử với tôi nhưng chưa bao giờ tôi hỏi chuyện ấy thực hư như thế nào.

Biết chắc Phật tử không gây ra vụ Thanh Bồ Đức Lợi cho nên trong Nhật ký của tôi viết ngày 25-8-1964, (do Nhận Thức xuất bản tháng 11-1964), có đọan:
“Ngày hôm qua đã nói hình như có đến ba bốn người chết và mấy người bị thương. Máu đã chảy thì không có nước sông biển nào rửa sạch. Máu của những người yêu nước chỉ có lịch sử mới đánh giá được. Người ta đã tự tạo ra những đối lực dùng người VN trị người VN những người VN ở Đànẵng và ở Thanh Bồ ơi, ai là người VN của người VN ai là người VN không phải của người VN?
Dù sao mình cũng phải nhận rằng: đó là một bài học của những người thiếu kỹ thuật và ít sành tâm lý. Con người vốn có mặc cảm có tội dù cái mặc cảm không phải do con người thời đại đã tạo nên mà do khúc quanh của lịch sử.

Chúng ta phải đổ máu để tranh đấu cho nước VN nhưng chúng ta đừng làm vấy máu của người VN”. (Nguyễn Đắc Xuân, Chứng Nhân Của Miền Trung Tranh Đấu, Nxb Nhận Thức, Huế 11-1964, tr. 38 và 39)
Mới đây trên Website tại địa chỉ www.giaodiemonline.com/thuvien/mluc/ mluc_II06/606_khaiphong- hvg.htm-63k”Thêm một nạn nhân của nạn lộng quyền ở trại tị nạn Songkhla: Hoàng Văn Giàu” của Trường Giang. đăng lại tờ Khai Phóng - một tạp chí của cư sĩ Phật giáo đầu tiên trên đất Mỹ, xuất bản năm 1981, mở đường cho tiếng nói giải hoặc lịch sử, trong số 4, tháng 6/81 có đề cập đến tai ương chính trị mà ông Hòang Văn Giàu đã gặp phải trên bước đường “lưu đày” trong bài mang tựa đề :
Trong bài viết ấy có một đọan đề cập đến vụ Thanh Bồ Đức Lợi như sau:
Biến cố này xảy ra năm 1964, và khởi sự từ một cuộc biểu tình do Đảng Đại Việt Cách Mạng tổ chức để phản đối Thủ tướng Nguyễn Khánh trong việc tranh chấp quyền lực giữa lãnh tụ đảng này với Thủ tướng Nguyễn Khánh.
Kẻ tổ chức cuộc biểu tình này là Lê Đình Cai, đặc trách Thanh niên, Sinh viên Học sinh của Đảng này tại miền Trung vì thiếu tổ chức và lãnh đạo cho nên sự việc đã xảy ra như sau : Đám biểu tình được hướng dẫn qua một khu dân cư, một bên kia là khu các bar, các room-for-rent cho lính Mỹ thuê ở. Đám biểu tình bị các cô bán bar trêu ghẹo diễu cợt. Một số người biểu tình phản đối, đấu khẩu, một số lấy đá ném các cô. Các cô ấy hoảng hốt kêu cứu các ông bạn Mỹ. Những người Mỹ này tưởng lầm bị biểu tình tấn công, lấy súng bắn. Dân biểu tình hoảng hốt dạt về phía bên làng Công giáo. Vốn sẳn mặc cảm bị đàn áp sau khi chế độ Ngô Đình Diệm đổ, nhưng người dân nơi đây tưởng là đám biểu tình tấn công, nên họ đã nổ súng vào đám biểu tình khiến có người chết và người bị thương. Quân đội và Cảnh sát phải đến can thiệp và đòi giải giới dân Thanh Bồ Đức Lợi. Họ không chịu. Quân đội phải nổ súng thị uy và tiến vào. Trong lúc đó, một số nhà bị cháy, một số do chính dân trong khu đốt để vu cáo cho quân đội theo phe biểu tình đàn áp họ. Tướng Nguyễn Chánh Thi là người biết rõ vụ này. Ngoài ra, một nạn nhân khác của vụ Thanh Bồ Đức Lợi đã viết sách có nói đến vụ này, đó là nhà văn Lệ Hằng và quyển “Bản Tango Cuối Cùng”, sách đã được tái bản ở Hoa Kỳ. Tác giả là người Công giáo và ở Thanh Bồ Đức Lợi. Phật tử Huế cũng như Hoàng Văn Giàu không dính líu gì đến vụ này” .

Tiến sĩ Quán Như Phạm Văn Minh tại Úc châu, trực tiếp hỏi chuyện lịch sử Hòang Nguyên Nhuận (tức Hòang Văn Giàu), còn lưu lại trên Website tại địa chỉ
www.giaodiem.com/doithoai/phongvanhvg.htm, đã đặt câu hỏi :
Có những điều không sáng tỏ và đã trở thành mục tiêu để người ta công kích anh như vụ đem bàn thờ Phật xuống đường, vụ Thanh Bồ, các hành động chống Mỹ như đốt xe, đốt phòng thông tin, thư viện, đòi Mỹ rút quân... Hypothetically nếu làm lại thì theo anh nên làm thế nào?”
Hòang Nguyên Nhuận (tức Hòang Văn Giàu) đáp:
[...] Thanh Bồ Đức Lợi ở Đà Nẵng là một biến cố xảy ra ngoài ý muốn của chúng tôi và cũng không do chúng tôi tự ý gây ra trước. Sự việc xảy ra là vì giáo dân trong vùng đã bị tẩy não nên quá lo sợ sẽ bị trả thù. Họ đã phản ứng quá đáng rồi gây đổ máu vì trong tay họ sẵn súng đạn mà họ đã thủ đắc một cách hợp pháp qua chính sách Ấp Chiến Lược và âm mưu thành lập các đặc khu yễm trợ cho chiến dịch xâm nhập Miền Bắc của Mỹ. Giáo dân trong vùng đã nổ súng và ném lựu đạn vào đoàn biểu tình tay không. Lệ Hằng đã nói lý do nào gây ra vụ này trong quyển Bản Tango Cuối Cùng. Lệ Hằng là người Thanh Bồ Đức Lợi và đã sống ở đó trong thời gian xảy ra vụ nầy. Tướng Thi lúc đó là Tư Lệnh Khu XI Chiến Thuật hẳn cũng còn nhớ vụ này khi ông cho lệnh tước khí giới của những toán dân quân tự vệ trong Thanh Bồ.[...]”
Hòang Văn Giàu đề cập đến “giáo dân Thanh Bồ Đức Lợi có sẵn súng đạn” và tướng Nguyễn Chánh Thi “cho lệnh tước khí giới” các giáo dân.
Vậy tướng Nguyễn Chánh Thi còn nhớ vụ Thanh Bồ Đức Lợi như thế nào ?
Trong hồi ký Việt Nam Một Trời Tâm Sự, Nguyễn Chánh Thi viết:
Đòan biểu tình được một số người quá khích và Cộng sản xúi giục có ý định đốt phá các làng di cư Tam Tòa, Thanh Bồ và Đức Lợi. Tôi nhận được kêu cứu của vị tham mưu trưởng Quân đòan, cho biết là tình trạng rất nguy hiểm mà thiếu tướng Tôn Thất Xứng và ông Thị trưởng Đà Nẵng là Lê Quang Mỹ vắng mặt (Tin cho biết, tướng Xứng đi sài Gòn, còn Lê Quang Mỹ lánh mặt vì được tin dân chúng có ý định đốt tòa Thị chính và bắt ông ta làm con tin). (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam Một Trời Tâm Sự, Anh Thư xuất bản tại California, 1987, tr.245).
Qua các tư liệu hiện có ta có thể khái quát sự kiện Thanh Bồ Đức Lợi như sau:

Nhân kỷ niệm một năm Pháp nạn, (21.8.1963-21-8-1964) Sinh viên học sinh và đồng bào Phật tử xuống đường tranh đấu chống độc tài Nguyễn Khánh và Hiến chương Vũng tàu. Không khí tranh đấu ở Huế lan vào các tỉnh miền Trung. Lê Đình Cai - đặc trách Thanh niên, Sinh viên Học sinh của Đảng Đại Việt, mượn danh nghĩa Sinh viên Phật tử Huế vận động quần chúng Đà Nẵng (trong đó có nhiều người là Phật tử), đi biểu tình “phản đối Thủ tướng Nguyễn Khánh”, một phần vì mục đích chống độc tài của quần chúng và một phần thể hiện “việc tranh chấp quyền lực giữa lãnh tụ đảng này với Thủ tướng Nguyễn Khánh”. Thấy quần chúng Đà Nẵng xuống đường tranh đấu chống Nguyễn Khánh và Hiến chương Vũng Tàu, ông Lê Công Cơ-người lãnh đạo bí mật thanh niên sinh viên học sinh Giải phóng, chưa biết đó là cuộc xuống đường do đảng Đại Việt giật dây cũng vận động cơ sở hợp pháp tham gia. Đoàn biểu tình diễu qua khách sạn Đà Nẵng - nơi có các bar, các room-for-rent cho Cố vấn quân sự Mỹ thuê ở. Đoàn biểu tình bị các cô bán bar diễu cợt. Một số người biểu tình phản đối, đấu khẩu, một số lấy đá ném các cô. Các cô ấy sợ hãi bèn kêu cứu với “cố vấn” Mỹ. “Cố vấn” Mỹ tưởng lầm là mình bị biểu tình tấn công nên xách súng ra bắn tứ tung. Đoàn biểu tình tay không hoảng hốt chạy dạt vào các làng Thiên chúa giáo di cư Thanh Bồ, Đức Lợi ở bên kia đường sắt. Thanh niên Thiên chúa giáo trong các làng di cư nầy, vốn có mặc cảm là người của chế độ Ngô Đình Diệm vừa bị lật đổ, nghĩ rằng họ bị Phật tử tấn công, nên sẵn vũ khí đã thủ đắc một cách hợp pháp qua chính sách Ấp Chiến Lược và âm mưu thành lập các đặc khu yễm trợ cho chiến dịch xâm nhập Miền Bắc của Mỹ, đã nổ súng và ném lựu đạn vào đoàn biểu tình tay không.
Thông tin đồng bào và Phật tử bị giết phát tán khẩn cấp khắp thành phố Đà Nẵng, dân chúng các nơi đổ về, một cuộc xung đột đốt phá đẫm máu diễn ra ở Thanh Bồ Đức Lợi. Cuối cùng ông Nguyễn Chánh Thi -tư lịnh khu 11 chiến thuật của Quân đội VNCH phải đưa một tiểu đòan Biệt động quân và một Tiểu đòan bộ binh đi kèm theo đến tước khí giới của những toán dân quân tự vệ trong Thanh Bồ mới dẹp yên được. Theo Đòan Thêm (1945-1964, Việc từng Ngày, Nam Chi Tùng Thư, 1966, tr. 402) cuộc xung đột ấy đã có “11 người chết, 42 bị thương, nhiều nhà bị đốt”. Những con số của Đòan Thêm ghi được nhỏ hơn con số thực tế nhiều lần.
Sự kiện gọi là “vụ Thanh Bồ Đức Lợi” là một việc đáng tiếc do sự hiểu lầm từ nhiều phía (“Cố vấn” Mỹ, Thanh niên tự vệ Thiên chúa giáo ở Thanh Bồ Đức Lợi, quần chúng trong tay những người thiếu kinh nghiệm tổ chức đấu tranh). Nguyên nhân gây ra sự kiện nầy do tâm lý bất ổn của các thành phần tham gia, không một ai muốn nó xảy ra như thế cả.
Đính chính sự kiện nầy để cho nó đúng với thực tế đã xảy ra, đồng thời ghi lại một sự kiện không vui trong lịch sử đấu tranh chống Mỹ và chống các chính quyền tay sai ngọai bang ở các đô thị miền Nam 45 năm trước.
Gác Thọ Lộc, đầu năm 2009

Nguồn: Tạp chí Lịch sử Quân sự Việt Nam (CSVN), số Xuân 205 (1-2009) từ tr.51 đến tr.54


Vào lúc : 10:55 - 20/10/2008

Những ai từng quen biết tôi (đặc biệt là từ sau năm 1975 đến nay), từng đọc bài “Hậu quả của cái chết của tôi” trên Đông Dương Thời Báo và Nghiên Cứu Huế (số 1, năm 2000) gần mười năm nay, đọc Nhã Ca hồi ký vừa xuất bản ở Hoa Kỳ chắc họ đã có ý kiến, đã thấy Nhã Ca dựng thêm một hình tượng “Nguyễn Đắc Xuân lớ ngớ đi tìm thăm Nhã Ca” như thế nào rồi. Hình tượng nầy ngược với hình tượng “Nguyễn Đắc Xuân khát máu ngồi xử án chôn người, bắn một người bạn có mâu thuẫn với mình” trong Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca xuất bản 1969. Đối với tôi, đoạn hồi ký Nhã Ca viết về tôi quá lạ.


NguyenDacXuanNgười cầm bút xứ Huế
Sinh ngày 15-7-1937 tại Huế.
Ba tuổi theo gia đình sống ở Đà Lạt, Đà Nẵng, Quang Ngãi cho đến năm mười bảy tuổi mới về lại Huế.
Cựu học sinh Quốc Học Huế (1956-1961), Cựu sinh viên Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm Huế. Từ năm còn ngồi trên ghế trường Trung học đã bắt đầu làm thơ, có thơ in từ năm 1959. Tham gia các Phong trào đấu tranh chống Mỹ ở đô thị, đến năm 1966 (học xong Đại học Sư phạm Việt Hán) theo bạn Hoàng Phủ Ngọc Tường ra vùng kháng chiến, làm thơ viết báo. Năm 1974, ra Hà Nội đi dự Đại hội Sinh viên Quốc tế lần thứ 11 tại Hungary, sau đó đi Trung Quốc chữa bệnh gan đến sau 30-4-1975 mới trở về lại Huế. Từ đó đến năm hưu trí (1998), đã từng công tác ở Hội Văn nghệ Thừa thiên Huế, Tuyên huấn Thành ủy Huế, Hội Văn nghệ TP Huế (Chủ tịch Hội), tạp chí Sông Hương (Phó TBT kiêm thư ký Tòa soạn), báo Lao Động (Trưởng VP Miền Trung và Tây Nguyên). Bên cạnh cuộc đời làm cán bộ công chức, NĐX có một đam mê sưu tầm tư liệu và nghiên cứu Huế và triều Nguyễn. Đã xuất bản trên 50 đầu sách, tham dự hàng chục Hội thảo khoa học về văn hoá lịch sử Triều Nguyễn và Huế.
 


HẬU QUẢ CỦA “ CÁI CHẾT ” CỦA TÔI
Nguyễn Đắc Xuân

Một ngày vào năm 1970, cơ sở của Thành uỷ ở Huế gởi báo cáo ra cho biết Chánh phủ Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn vừa trao cho nhà văn nữ Nhã Ca một giải thưởng lớn dành cho cuốn Bút ký Giải Khăn Sô Cho Huế - cuốn sách nói xấu lực lượng cách mạng trong tết Mậu thân. Đặc biệt chương 7 Chuyện Từ Thành Nội viết xuyên tạc các hoạt động cách mạng của anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường - Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, và các vị nhân sĩ trí thức trong Liên minh các LLDTDC và HB Thành phố Huế .v.v. Anh Tống Hoàng Nguyên-phụ trách an ninh của Thành uỷ cho tôi mượn cuốn sách, tôi đọc thấy ở Chương 7 viết về nhân vật Đắc “là một sinh viên trẻ trung, hăng hái..Thời trước Đắc làm thơ, Đắc tranh đấu, rồi bỏ ra khu. Để rồi trở lại Huế lập những phiên tòa nhân dân, kêu án tù hình hàng loạt người, rồi đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích từ trước ra đứng bên hố để xử tội”. Bài ghi chép xem Đắc như một dẫn chứng về tội ác nhồi sọ trí thức của Cộng sản.

Biết Nhã Ca viết ám chỉ mình, nhưng đọc xong chương sách tôi không hề giận tác giả, chuyện phục vụ tâm lý chiến rẻ tiền, cặp vợ chồng Trần Dạ Từ - Nhã Ca phụ trách nguyên cả một chương trình của đời Tự Do của Mỹ tôi còn lạ gì. Chỉ buồn cười thôi. Các hoạt động của tôi ở Huế dân Huế biết, các đồng chí đồng sự của tôi hiện còn đang sống đều biết rất rõ. Giữa một cuộc chiến đấu lớn lao, đông đảo như thế, tôi xử ai và tôi giết ai tôi không thể làm một mình và chắc chắn 30 năm qua những đối tượng ấy không thể làm thinh trước dư luận báo chí trong và ngoài nước. Tôi đã mở toà án ở đâu và xử ai ? Đến nay ở nước ngoài có lẽ Nhã Ca có thể viết rõ ra để chứng minh tính chân thực của cuốn sách được Nguyễn Văn Thiệu trao giải năm nào. Còn tôi,-một sinh viên Phật tử mới thoát ly chưa đầy một năm rưởi, không có quyền hành gì, nếu tôi muốn làm những việc như Nhã Ca viết thì cũng không thể làm được. Không ai cho tôi làm. Nếu tôi tự ý làm, làm sao tôi có thể thoát được sự phê phán của đồng chí đồng sự của tôi, đặc biệt là những người sau nầy không còn đứng trong hàng ngũ kháng chiến nữa. Những chuyện Nhã Ca bóp méo sự thật vẽ rắn thêm chân chẳng quan hệ gì với tôi.

Nhã Ca hay Trần Thy Nhã Ca là bút hiệu của cô Thu Vân. Thu Vân học một lớp với bà chị họ Nguyễn Thị Xuyến của tôi. Tôi gặp Thu Vân ở nhà chị tôi ở đường Chi Lăng nhiều lần. Cô không đẹp, khuôn mặt hơi nặng nên bọn em trai của chị tôi cùng thế hệ với cô lúc ấy ít người để ý đến cô. Năm cô đang học đệ Tam hay đệ Nhị gì đó ở trường Đồng Khánh cô có làm một bài thơ nhan đề Quê ngoại (hay Quê mẹ ?) và gởi cho báo Văn nghệ Tiền Phong- một tờ báo lá cải ở Sài Gòn lúc ấy. Bài thơ chưa được đăng thì cô nhận được thư của một người mang tên Hoài Nam - nhân danh một người có quyền ở báo Văn Nghệ Tiền Phong, báo cho cô biết bài thơ cô đã bị vứt sọt rác, nhưng may mắn Hoài Nam nhặt được, đọc thơ thấy tác giả là một cô gái Huế có tâm hồn nên đã đưa bài thơ lên báo. Hoài Nam trở thành ân nhân của Thu Vân. Từ đó Thu Vân và Hoài Nam có quan hệ tình cảm với nhau. Tôi không nhớ rõ vào năm 1959 hay 1960 gì đó, Thu Vân hồ hỡi lên ga Huế đón bạn Hoài Nam ra thăm người yêu ở Huế. Tàu đến, cô hồi hộp vô cùng. Nhưng quái lạ, trong những khách đi tàu xuống ga cô không thấy có người nào để cô có thể nhầm đó là Hoài Nam được cả. Cô nữ sinh Thu Vân thất vọng đứng nép mình bên sân ga. Bỗng nhiên cô thấy có người đàn ông đi sau cùng, tay xách cái túi con, mặt rỗ, tóc đỏ bù xù trước mặt. Thấy Thu Vân, người đó hỏi:” Cô có phải là Thu Vân không ?”. Vượt quá sức tưởng tượng của mình, Thu Vân đáp :” Không. Tôi không phải là Thu Vân”.

Hai người lặng lẽ ra ga, mỗi người đi về mỗi ngã. Thu Vân về nhà ở Bến Ngự. Người khách chính là Hoài Nam về nhà Ngô Đức Chương-một người làm thơ ở với mẹ già tại một ngỏ hẹp của đường Ngô Đức Kế trong Thành Nội. Như chợt có khách thơ, Chương mượn tôi[1] cái giường bố cho Hoài Nam nằm. Hằng ngày Hoài Nam viết truyện ngắn hay làm thơ đăng trên nhật báo Công Dân của Lê Trọng Quát kiếm tiền độ nhựt. Về sau, có lẽ hối hận về hành động phủ phàng của mình, Thu Vân đã tìm đến với Hoài Nam và hai người đã yêu nhau thật sự ngay trong nhà Ngô Đức Chương. Sau đó Thu Vân bỏ học vào nam với Hoài Nam và hai người có hai bút hiệu mới là Trần Dạ Từ và Trần Thy Nhã Ca.

Trong những năm Huế luôn có những phong trào đấu tranh chống Mỹ Thiệu Kỳ, ở Sài Gòn Trần Dạ Từ viết cho mấy tờ báo của Chu Tử thân chính quyền Sài Gòn và có quan điểm chống Cộng rất gay gắt. Trần Dạ Từ có nhiều bài viết xuyên tạc phong trào đấu tranh ở miền Trung, xúc phạm đến nhiều bậc đáng tôn kính ở Huế. Do đó mùa hè năm 1966, Trần Dạ Từ ra Huế tiếp tục nói xấu phong trào miền Trung đã bị anh em Sinh viên Quyết tử chiến lại tại sân bay Phú Bài và buộc anh phải rời miền Trung. Sau đó tôi quá bận với việc đối phó với những lời đe doạ “ làm cỏ” phong trào miền Trung của Thiệu Kỳ, tôi không theo dõi được những bài viết của Trần Dạ Từ về miền Trung nên không rõ anh đã có ý nghĩ về tôi như thế nào. Còn tôi, lúc ấy chuyện quan điểm đấu tranh bất bình với nhau là chuyện bình thường. Không riêng gì những người tay sai Mỹ-Thiệu Kỳ có quan điểm khác chúng tôi, ngay trong hàng ngũ sinh viên tranh đấu chúng tôi vẫn có những chuyện không chịu nhau và sát phạt nhau. Nhưng khi hết tranh đấu rồi lại chơi với nhau bằng tình bè bạn. Những quan điểm trái ngược nhau trong lúc đấu tranh trở thành những kỷ niệm. (Dĩ nhiên những người tôi nói đây thuần túy sinh viên, trí thức, không thuộc phe nhóm đảng phái chính trị nào). Tôi đã nghĩ và đã sống suốt những năm sinh viên như thế.

Sau 1975 về lại Huế, trong các chiến dịch “chống văn hoá độc hại của Mỹ ngụy” (3.1976) nhiều người đặt bài cho tôi viết lên án Nhã Ca. Tôi từ chối. Lý do: Thứ nhất, sách của Nhã Ca có nêu đích danh tôi đâu mà tôi phải lên tiếng. Thứ hai, dù sao Nhã Ca cũng là bạn của chị tôi, nỡ nào tôi lại “đánh” người dưới ngựa bạn của chị mình. Nếu sau giải phóng tôi viết bài đả kích Nhã Ca, ngành nội chính sẽ có thêm căng cứ để kéo dài thời gian học tập của cô lâu hơn. Như vậy nó trái với con người của tôi. Tôi không viết.

Bẵng đi mấy năm không còn có dịp nhắc đến Nhã Ca nữa. Rồi đến một dạo trước năm 1980 (tôi không còn nhớ đích xác năm nào) tôi vào Saigon, được anh Phương H
ở báo Đại Đoàn Kết cho mượn một chiếc xe đạp để đi tìm mua tài liệu cũ về Huế xưa. Nhà anh ở trên tầng cao của cái Building ngay ngã tư Đồng Khởi-Lê Thánh Tôn. Khi gởi xe cho người giữ ở tầng trệt xong, tôi thả bộ dọc đường Đồng Khởi tìm mua cho con anh Phương H một gói bánh. Cách đó khoảng năm sáu gian phố gì đó tôi thấy có cái quán giải khát vắng vẻ, bên ngoài kê một cái tủ kính bên trên có mấy thẩu bánh (ga-tô hay bánh thuẫn ? ). Nhìn vào trong không thấy khách chỉ có một người đàn bà với nét mặt nặng và buồn, mái tóc thề tóc cắt ngắn ngang vai. Tôi hỏi:” Chị làm ơn bán cho mấy cái bánh!”. Người đàn bà đến mở nắp thẩu lấy bánh cho tôi. Khi tay cô vừa chạm vào mấy cái bánh trong thẩu thì như bị điện giật cô rút tay ra và chụp cái nắp nhôm xuống miệng thẩu kêu một cái cốp rồi quay lưng vô nhà. Tự nhiên tôi kêu lên :
-” Thu Vân ! Tại sao thấy moa, toa lại bỏ đi ?”.
Người đàn bà quay lại nét mặt thảng thốt:
-” Tôi nghe người ta nói anh đang tìm tôi để giết tôi nên sợ quá ...!”.
-” Vì chuyện nhân vật Đắc toa viết trong giải Giải Khăn Sô Cho Huế phải không ?” Tôi hỏi và nói tiếp-” Chuyện của nhân vật Đắc có liên quan gì đến moa mà moa tìm giết toa ! Mà làm sao moa có thể giết toa dễ dàng đến vậy !”

Nghe thế có lẽ Nhã Ca thấy đúng là con người thật của tôi khác với con người cô tưởng tượng sau khi tôi tham gia kháng chiến, cô lấy lại tư thế bình thường. Cô không mời nhưng tôi vẫn vào kéo ghế ngồi. Nhã Ca miễn cưỡng ngồi vào ghế đối diện tiếp tôi. Tôi không gọi cô là Nhã Ca, không nói chuyện sách vở mà gọi cô là Thu Vân và chỉ nói về chuyện chị Xuyến tôi vừa vượt biên qua Úc.

Thu Vân cho biết Hoài Nam đang còn học tập chưa về, cô được về sớm để chăm sóc các con. Hoàn cảnh cô đang rất khó khăn. Khó nhất là không ai có sổ gạo. Đến khi câu chuyện trở nên thân tình tôi hỏi thật cô:
- Vì sao năm 1968 Thu Vân lại viết về nhân vật Đắc để ám chỉ tôi như thế?
Thu Vân trả lời rất thành thật :
- Lúc đó ai cũng nói anh chết rồi, chớ ai ngờ ...
- Sao Thu Vân lại nỡ dựng chuyện ác cho em của một người bạn mình như thế ? Tôi hỏi với giọng trách móc.
- Như anh biết đó - Thu Vân giải thích- viết ký thì phải có những con người bằng xương bằng thịt mình biết rõ ràng mới hay, chứ anh nghĩ lính giải phóng ở miền Bắc vào tôi nào có biết ai đâu ?
- Té ra như vậy.

Sở dĩ có chuyện không tốt ấy xảy ra là vì nhiều người tin tôi đã chết. Hồi tháng 10.1996, trong một bữa cơm thân mật ở nhà chị Tr
My-anh Phạm Doãn Để ở quận 18 Thủ đô Paris tôi kể lại chuyện gặp lại Nhã Ca trên đường Đồng Khởi trên đây, hai anh chị cười vang :
- “Thế mà bao năm nay anh chị cứ trách Xuân !”.
- Vâng, không phải chỉ có anh chị trách mà còn nhiều người nữa.

Người ta nói tôi đã chết không phải vì ghét tôi hay bịa ra để có chuyện nói với những người thích bày chuyện. Ngay những người rất thương tôi “đã có đầy đủ chứng cứ về cái chết” của tôi.

Sau ngày giải phóng 1975, tôi vào Nha Trang thăm một người bạn vong niên ở 12 Bến Chợ - nhà thơ cổ điển Quách Tấn. Lúc đó mắt anh đã yếu, tôi bước vào nhà rồi mà anh vẫn không nhìn ra tôi. Thấy anh ngồi bên cạnh cái bàn thờ kê giữa nhà, tôi mừng quá gọi lớn :
- “Thưa anh, anh vẫn khoẻ chứ ?”.
Quách Tấn ngước mắt nhìn tôi đầy vẻ kinh ngạc :
- “ Ai mà nghe quen quen đó ?”.
-“ Em đây ! Nguyễn ...- người được anh hướng dẫn để nghiên cứu về Bích Khê và Đào Tấn thuở nào đây !”.
Quách Tấn hốt hoảng:
-” Chú Xuân, chú là người hay là ma hiện về đó ?”
Tôi đâm ngạc nhiên :
- ” Em là Xuân đây chứ sao lại là ma !”.
Giọng đoan chắc, Quách Tấn nói tiếp:
-“ Chú chết rồi mà! Tôi đã cúng cơm cho chú nhiều lần rồi mà! “

Tự nhiên tôi khóc. Quách Tấn cũng khóc. Hai anh em ôm nhau. Quách Tấn nói trong nước mắt:
- “Chú chết rồi làm sao chú có thể sống lại và về thăm tôi đây ! Tôi không thể nào hiểu được”.

Sau cái phút bàng hoàng đó, Quách Tấn kể chuyện anh đã nhận được tin tôi đã chết như thế nào :
Năm ấy, sau khi lực lượng giải phóng rút ra khỏi Huế, một người học trò cũ của anh là sĩ quan, trong lúc chỉ huy quân đội dọn dẹp những đổ nát trong Thành Nội, thì phát hiện trong một ngôi nhà sập ở đường Âm Hồn có mấy xác chết đã sình thối, bên cạnh có một tay nải may bằng vải dù bọc cái ví da đựng 200$ bạc Sài Gòn, một Thẻ Sinh viên mang tên Nguyễn Đắc Xuân, một số thư từ, trong đó có thư của l.m.N.N.L. gởi cho Nguyễn Đắc Xuân từ tháng 7.1966 và một xấp nhật ký. Anh sĩ quan nầy vốn là học trò cũ của Quách Tấn nghĩ cái tay nải nầy là của một trong những người đang nằm chết đây. Người sĩ quan liền giấu cái ví và đem về Nha Trang bí mật khoe với thầy. Biết chuyện ấy Quách Tấn đã khóc và không dám nói với người học trò cái tay nải nầy là của chính một người bạn vong niên của mình. Quách Tấn giấu gia đình dẹp một góc bàn thờ bên cạnh chỗ anh đang ngồi hôm nay đặt một chén cơm cúng tôi. Kể đến đó anh lại ôm tôi :
-“ Không ngờ chú vẫn sống và nhớ vào thăm tôi. Đời sao mà có chuyện lạ kỳ đến vậy ! Làm sao chú có thể sống được, chú kể cho anh nghe coi !”.

Nghe đến đó tôi hiểu ra ngay. Chuyện thật đơn giản.
Hôm đó có lẽ quân giải phóng đã chiếm Huế trên mười ngày rồi. Suốt ngày làm việc, đêm ngủ dưới hầm đất, thân thể chúng tôi đứa nào cũng bẩn như hủi. Nhân một buổi trưa vắng tiếng súng tôi theo chân cô Đoan Trinh - con cụ Nguyễn Đoá, về nhà cô ở đầu kiệt 2 đường Âm Hồn xin nước giếng tắm. Tôi mới vào phòng tắm, vừa cởi cái tay nải ra khỏi thắc lưng treo lên cửa thì pháo Mỹ rót ầm ầm xuống khu vực chúng tôi đang có mặt. 

Nhà cụ Đoá sập, một vài bộ đội tự vệ đang trú trong nhà chết và bị thương nặng. Tôi hoảng hốt chui ra khỏi nhà chạy thụt mạng vào phía Đại Nội. Và từ đó chiến trường quá ác liệt, tôi không còn có dịp trở lại kiệt 2 Âm Hồn để tìm cái tay nải nữa. Không ngờ nó đã văng đến cạnh một người nào đó đã chết và cuối cùng lọt vào tay người sĩ quan học trò cũ của anh Quách Tấn.

Quách Tấn ở tận Nha Trang Khánh Hòa mà còn biết chuyện tôi đã “chết “ cụ thể đến thế huống chi Nhã Ca lúc đó đang ở Huế ? Và không riêng gì Nhã Ca, có một sinh viên lúc ấy tưởng tôi “chết” thật đã ung dung “mượn” cái luận văn tốt nghiệp của tôi ở Đại học Sư phạm Huế về Hát Bội để chế biến lại làm luận văn Cao học của mình và vẫn được chấm đậu như thường. Sau 1975, gặp tôi ở trường Âm nhạc Huế, anh Hoàng Hữu Pha- người anh con ông bác ruột của Hoàng Phủ Ngọc Tường, báo cho tôi biết chuyện ấy, không những tôi không buồn mà ngược lại tôi đã bảo anh Pha :
-” Tôi không còn cần cái luận văn ấy nữa, có người đã biết sử dụng nó như thế cái công làm luận văn của tôi không đến nỗi không có ích”.
Cuộc đời tưởng đã chết mà lại sống, ôi có gì quý hơn nữa đâu !

Nhân đây tôi cũng ghi lại chuyện anh T.M.T. gặp tôi trong Tết Mậu thân. T.M.T. là một sinh viên hoạt động rất tích cực khi thành lập Đoàn sinh viên Quyết tử. Trong 3 đại đội của Đoàn, T.M.T. làm đại đội trưởng Đại đội 1. Đại đội nầy vừa “ra trường Văn Thánh” là vào Đà Nẵng hoạt động ngay. Tôi phụ trách đoàn nên phải ở lại Huế tiếp tục huấn luyện cho Đại đội 2 và 3. Đại đội 1 có một tiểu đội “tác động tinh thần” phụ trách phát thanh, báo chí. Phần lớn những ngưòi trong tiểu đội là bạn thân tôi và về sau tôi được biết nhiều người trong tiểu đội là cơ sở của giải phóng.

Một buổi chiều đang ở Đông H
tôi được anh Lý Văn Nghiên (sinh viên Hán Học) điện thoại gọi tôi vào để giải quyết khó khăn của Đại đội. Tôi vào ngay Đà Nẵng, tôi đến “bản doanh” của Đại đội tại trường Bồ Đề, T. đi vắng, anh em phản ảnh cho biết mấy hôm nay không hiểu sao chiều nào T. cũng say và có nhiều hành vi khó hiểu. Ví dụ như trong một đêm anh em đang ngủ, T. cho người lăn một cái thùng phuy rỗng trên đường Quang Trung ầm ầm, rồi hô hoán là “xe tăng địch”, gọi anh em dậy xả súng bắn tơi bời, làm náo động cả Thành phố Đà Nẵng. Lực lượng ly khai ở Đà Nẵng (do đại tá Đàm Quang Yêu, thiếu tá Tôn Thất Tương, thiếu tá Tôn Thất Trai đứng đầu) lên án sinh viên Quyết tử làm loạn, đòi giải giới sinh viên. Tôi mời họp Đại đội ở cái phòng đầu tiên của dãy lầu xây thẳng góc với đường Quang Trung. Họp được một lúc thì T. chân thấp chân cao về. Thấy tôi đang ngồi ở bàn thầy giáo chủ trì cuộc họp, T. rút dao găm đeo bên hông ném thẳng vào mặt tôi, anh em đội viên hét lên, tôi cúi đầu kịp và cây dao oan nghiệt cắm sâu vào cái bảng đen sau lưng tôi. Anh em bắt T. giam lại và bầu Lý Văn Nghiên thay T. làm Đại đội trưởng. Sau đó Lý Văn Nghiên đưa Đại đội vào Tam Kỳ rồi Quảng Ngãi hoạt động. Hôm Đại đội từ Quảng Ngãi về, T. đến Tổng hội sinh viên đòi phục chức Đại đội trưởng. T. doạ sẽ bắn chết những ai không nghe lời T. Dĩ nhiên là chẳng có ai sợ và cũng chẳng có ai nghe theo lời T. Từ đó T. trở thành một người đối lập với sinh viên tranh đấu, sinh viên làm gì T. cũng tìm cách quậy phá. Một buổi tối sinh viên tuyệt thực ở bùng binh Morin, để bớt căng thẳng chúng tôi tổ chức hát và ngâm thơ. Tôi đọc một bài thơ mới. Khi mới đọc đến câu:
“ Đã bảy lần tham gia tranh đấu
Bảy lần phải đổ máu, mồ hôi
Dân tộc nầy chưa có hòa bình,
tôi vẫn còn tranh đấu mãi không thôi ...”

Đang nằm với anh em sinh viên tuyệt thực, T.liền đứng dậy rút súng lục chĩa sau lưng tôi:
-” Không tranh đấu nữa, câm mồm ngay không thôi tau bắn nát óc !”.

Thật kinh khủng. Nhưng cho đến lúc đó tôi vẫn cho rằng T. không được làm Đại đội trưởng nên bất mãn, uống rượu say làm bậy thôi. Khi cuộc tranh đấu bị đàn áp, T. ở lại không bị hề hấn gì trong lúc nhiều sinh viên chỉ tham gia tranh đấu sơ sơ cũng đều bị tù đày. Thế mới biết T. là người của ai. Những người am hiểu tình hình đảng phái ở Huế lúc đó cho tôi biết T. là đảng viên đảng Đại Việt, anh ta được chỉ đạo tham gia tranh đấu để loại trừ ảnh hưởng của Giải phóng và lái phong trào theo đường lối chính trị của đảng Đại Việt.

 Đến khi không lái được thì quay qua phá hoại. Chuyện đó cũng dễ hiểu. Trong những năm trước đã xảy ra một số trường hợp tương tự như thế rồi. Sau khi chúng tôi lên rừng, T. bộc lộ rõ ý đồ chính trị của mình, anh lên án chúng tôi là “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”.

Đến tết Mậu thân, hình như đến ngày mồng ba mồng bốn gì đó, đội công tác thanh niên chúng tôi đang đào hầm trú ẩn cá nhân trước sân một ngôi nhà ở kiệt 1 đường Âm Hồn, vào lúc xế chiều, có người dẫn độ T. vào gặp tôi. Thấy tôi đang đứng trước thềm nhà, T. hồ hỡi phấn khởi giang hai tay đến ôm tôi và nói:
- “ Bọn tự vệ bắt mình, mình nói là bạn với X. nên họ đưa mình qua đây !”

Nghe T. nói như vậy anh tự vệ dẫn độ T. giang ra. T. đặt tôi vào một hoàn cảnh rất khó xử. Giả như tôi không giận T. mà sau lưng tôi là anh Hoàng Minh Loan- Thành ủy viên, chính trị viên của đội công tác thanh niên, một người rất am hiểu tình hình tranh đấu ở nội thành và chung quanh tôi có nhiều sinh viên đã biết rất rõ hành vi chống đối sinh viên tranh đấu của T., tôi cũng không thể tỏ ý thân thiện với T. 
lúc nầy được. 

Nếu tôi không thể hiện rõ về lập trường quan điểm chính trị của mình tôi sẽ bị tình nghi “quan hệ với địch” và sẽ bị tống cổ lên rừng ngay, hậu quả sẽ không lường hết được. Bản năng tự vệ trong tôi buột tôi phải la lên :
- “ Tao mà là bạn của mày được sao !”- Tôi chỉ cái hầm cá nhân đang đào dang dở trước sân nói tiếp- “ Chuyện chi còn có đó. Xuồng ngồi dưới cái hầm cá nhân đó !’.

Trong cuộc chiến tranh nhân dân vừa qua, đảng viên của những đảng phái chống Cộng nếu họ bị bắt giữa lúc giao tranh thì họ khó lòng sống được. Trường hợp của T.M.T. dễ chết như không. Nhưng không hiểu sao, anh Hoàng Minh Loan lại giao T. cho tôi quản lý giống như các anh đã giao hoạ sĩ Lê Văn T
i cho Đội công tác thanh niên ngay lúc lực lượng giải phóng mới chiếm được Huế. Các anh muốn thử thách người quần chúng Phậ tử nầy chăng ? Thật khó cho tôi.

Cuối cùng tôi đã có một giải pháp. Bên cạnh chỗ tôi đóng quân có nhà của ông nhạc nhà báo Vĩnh Tháp. Vĩnh Tháp ở Vỹ Dạ lên nhà vợ ăn tết gặp lúc chiến sự xảy ra anh tham gia với chúng tôi. Tôi đưa cho T.M.T. một xấp giấy manh và bảo qua nhà anh Vĩnh Tháp ngồi tường thuật những hành động phá hoại phong trào sinh viên của T. T.vâng lời. 

Chúng tôi gởi cho Vĩnh Tháp một ít tiền lo chuyện ăn uống cho T. Nhưng sau đó chúng tôi bị căn cứ Mang Cá rót đạn cối vào nhà, phải di chuyển ngay chỗ ở. Và tôi cũng không còn có dịp gặp lại T. nữa. Sau Tết Mậu thân nhiều tháng, chúng tôi bị Mỹ rượt chạy lên tận miền tây ở biên giới Lào, mất hẵn liên lạc với Huế cho nên tôi cũng không biết tình hình Huế sau khi chúng tôi trở lại rừng xanh ra sao. Hơn một năm sau tôi mới nghe tin T. đã chết trong tết Mậu thân.
Những khi gặp những người quen biết T., chúng tôi thường đưa ra mấy giả thiết về trường hợp T. chết như sau: Một : sau khi khu vực nhà ông nhạc của anh Vĩnh Tháp bị bom đạn, T. đã trốn ra bên ngoài rồi bị bom đạn lạc giết chết ở dọc đường, hai : T. ra ngoài chạy loạng quạng bị tự vệ hay bộ đội bắn chết; ba: cũng có thể, sau khi T.được tôi gởi qua nhà anh Vĩnh Tháp, những người lãnh đạo lực lượng vũ trang trong Thành nội lúc ấy cho bắt lại và “giải quyết” theo lời phán xét của ông thần chiến tranh. Rất tiếc sau nầy có nhiều lần gặp lại anh Vĩnh Tháp, tôi hỏi anh lúc ấy T. đã chết như thế nào, anh bảo : “Lúc đó ác liệt quá mình mình cũng không còn nhớ.” (Hiện nay anh Vĩnh Tháp còn khoẻ mạnh ở Vỹ Dạ Huế).

Tôi thoát ly đúng vào lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ diễn ra ác liệt nhất. Có biết bao đồng chí đồng đội của tôi đã ngã xuống nhưng ít có cơ hội để tôi viết về họ. Cái chết của T. cũng thế. Nhưng vì Nhã Ca đã viết không đúng với sự thực, nếu tôi không viết thêm đoạn nầy thì người đọc trong các thế hệ sau sẽ khó có được một tư duy đúng đắn về sự kiện nầy.

Lịch sử rất khách quan, không ai vu khống được và cũng không xuyên tạc được. Những ai cố tình xuyên tạc, vu khống lịch sử là tự mình gởi lại tương lai một tội lỗi không thể bào chữa được.
Nguyễn Đắc Xuân

ĐDTB, ngày 17/6/06
Trích ĐDTB
NDVN, ngày 28/9/06


Lời bàn:
Giả tỷ như lời ông Nguyễn Đắc Xuân là thật, là bà Nhã Ca gán tội giết đồng bào ở Huế năm Mậu Thân cho ông là "sai người, sai tên", nhưng ông vẫn cố tảng lờ không trả lời vậy ai là thủ phạm thật giết đồng bào vô tội ở Huế ? nếu không phải là ông thì phải là đoàn ngũ cán bộ csvn khác chứ! Chưa kể chuyện của "ông T." mắc mớ chi với đề bài đánh trống chạy tội "giết người" của ông đây?

Đã thế trong bài nầy ông Xuân viết giải thích như là ông là người tốt, không nhớ thù dai, không quên tình nghĩa bạn bè? Xin lỗi nghe, láo quá đi! Láo như vẹm chính tông.

Người tốt, người khôn, người hiểu chuyện, người hai mang, và đã từng tiếp xúc và sống tại Miền Nam và trong bộ đội, cả 2 bên, thì làm gì mà không biết bọn cs tuyên tuyền xảo trá mà theo


No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết