Tuesday, June 17, 2014

Ngô Ðình Diệm


On Monday, June 16, 2014 2:11 PM, Huy-Hung Nguyen <> wrote:

Kính chuyển Qúy Vị và Qúy Bạn xem cho biết và tùy nghi.
Chào kính mến. NGUYỄN-HUY HÙNG.

-------- Original Message --------
Subject:
Ngô Đình Diệm.
Date:
Mon, 16 Jun 2014 10:58:14 +1000
From:
Reply-To:
To:
'undisclosed recipients:'

 Luận Công Ngô Ðình Diệm

Ngô Ðình Diệm


 http://hon-viet.co.uk/NhiLang_LuanCongNgoDinhDiem.htm


Nếu con đường hoan lộ của Cụ cứ lặng lẽ trôi xuôi theo dòng hưởng thụ như bao nhiêu kẻ khác, thì bất quá người đời sau cũng chỉ biết tấm tắc khen ngợi Cụ là một con người quá may mắn sớm đạt công danh tột đỉnh khi chưa tới trình độ tuổi tác "tam thập nhi lập".

Ai cũng biết Ngô Ðình Diệm xuất thân từ một gia đình khoa bảng rất có thế lực tại đất Thần Kinh dưới thời Pháp thuộc. Gia thế Cụ dĩ nhiên đã đưa Cụ ra làm quan cho chính phủ Nam Triều và Cụ đã tiến thân một cách lạ lùng nhanh chóng, không tiến thân bằng nịnh bợ đút lót, mà bằng tài năng và sự liêm trực của riêng mình. Thậm chí vào tuổi 30, Cụ đã lãnh chức Thượng Thư Bộ Lại, một chức vụ ngang hàng với chức Thủ Tướng chính Phủ ngày nay.

Người ta không quên là dưới triều đại nhà Nguyễn ngày xưa có những tay khoa bảng lỗi lạc, lận đận suốt cả một cuộc đời, rút cục cũng chỉ leo tới chức Tri Phủ, Án Sát là cùng, rồi về hưu mở trường dậy học. Như thế đã đủ hiểu trường hợp Ngô Ðình Diệm quả là một rtường hợp phi thường mà những ai nặng óc công hầu khanh tướng đều phải khao khát thèm muốn và lấy làm ganh tị.

Thế nhưng, bản thân Ngô Ðình Diệm lại chẳng biết tiếc rẻ cái ngôi vị của mình, mà đã phũ phàng rũ áo từ quan, bất chấp các hậu quả sẽ đến trong tương lai. Ấy chỉ vìông Thượng Thư trẻ tuổi kia không chịu ngoan ngõan cúi đầu làm tay sai cho bọn thực dân đô hộ, không muốn đồng lõa với người bề trên là Bảo Ðại, một ông vua bù nhìn do Pháp lập nên để thi hành các chánh sách đàn áp bóc lột của họ.

 
Hành động kia của Ngô Ðình Diệm là hành động gì? Nếu không phải là một hành động Cách Mạng đáng cho đời khâm phục? Vì rằng đột ngột từ bỏ ngôi cao là một hình thức hy sinh quyền lợi cá nhân ít người sánh kịp. Và công khai chống báng Vua trên, chống họ buổi đương thời là đã mặc nhiên biểu lộ cái tư cách hiên ngang cứng cỏi của một nhà ái quốc thực thụ, của một phần tử cách mạng tích cực, sẵn sàng đổi áo mão ngựa xe để nhận lấy gông xiềng.

Với mọi xét đoán vô tư, chúng ta không thể không thán phục ông Thượng Thư trẻ tuổi họ Ngô ngay giữa cái thời đại mà bọn thanh niên tân học chỉ ước ao làm được chức quan nho nhỏ trên miền rừng núi cũng lấy làm điều hãnh diện với đời! Trớ trêu thay, chính "Ông Quan" Ngô Ðình Diệm đã làm nổi bật "con người cách mạng" Ngô Ðình Diệm! Có kẻ hẹp hòi đã nghĩ rằng Ngô Ðình Diệm chỉ là một ông quan cứng đầu cứng cổ, hành động xốc nổi trước Triều Ðình vì giây phút tự ái, mà cố tình quên đi cái phong độ đấu tranh, cái bản ngã bất khuất của nhà cách mạng Ngô Ðình Diệm.

Thật ra, nếu ông cựu Thượng Thư họ Ngô, sau khi chống lại triều đình, mà lại về nhà nằm đọc sách, hưởng thú điền viên, bỏ mặc thế sự ngoài tai, thì có lẽ nhận xét trên cũng có phần nào đúng. Nhưng trái lại, họ Ngô không nằm đọc sách, không hưởng thú điền viên, mà đã âm thầm dấn thân vào con đường đấu tranh, nhằm tiến tới xây dựng một chính quyền Việt Nam độc lập.

 Kể từ đầu thập niên 1940, dư luận đất Thần Kinh đã xôn xao bàn tán về một hiện tượng rất mới mẻ mệnh danh là "Phong Trào Ngô Ðình Diệm." Chính kẻ viết bài này đã có tiếp xúc với nhiều nhân vật đứng trong Phong Trào đó, điển hình là Giáo Sư Lương Duy Ủy, người được coi như là cán bộ tiền phong của Phong Trào Ngô Ðình Diệm. Trong một quán nước bên sông Bến Ngự vào một ngày mùa đông năm 1943, nhà giáo họ Lương đã nồng nhiệt bàn bạc với tác giả về các chương trình kế hoạch cứu nước của cụ Ngô, gián tiếp cho hay Ngô Ðình Diệm không ngủ yên trong cái hào quang "từ Chức Thượng Thư Bộ Lại", mà thật sự là đang tích cực hoạt động cho một Việt Nam tương lai tươi sáng.


Ông Lương Duy Ủy - Ảnh gia đình

Thế rồi Việt-Minh lên cướp chính quyền hồi mùa thu năm 1945. Tên cộng sản Hồ Chí Minh gấp rút mời Ngô Ðình Diệm tham chính, với cái ý đồ lưu manh đen tối là lợi dụng tên tuổi họ Ngô để lừa bịp dư luận rằng tập đoàn "Minh Ðồng Giáp" cũng là người quốc gia như ai vậy. Nhưng Ngô Ðình Diệm đã cứng cỏi chối từ và còn mắng thẳng vào mặt Hồ Chí Minh rằng:

"Ông đã sát hại bào huynh tôi, thì còn mặt mũi 
nào tôi hợp tác với những kẻ "sát nhân"?

 Sở dĩ Hồ Chí Minh không dám đụng đến Ngô Ðình Diệm vì biết đối phương chẳng những là một phần tử quốc gia hiên ngang khí phách, mà sau lưng người ấy còn cả mọt tổ chứ đầu tranh đáng kính nể.

Thật vậy, tổ chức kia tức là Phòng Trào Ngô Ðình Diệm, vẫn tiếp tục bành trướng mạnh trong thời gian kế tiếp mặc dù có những năm Ngô Ðình Diệm phải sống lưu vong nơi hải ngoại. Ðó chính là cái nền tảng, cái lý do khiến chính quyền Eisenhower phải nhìn tới cá nhân Ngô Ðình Diệm mà sẵn sàng ra tay ủng hộ, và cũng khiến Bảo Ðại phải "gạt nước mắt" tức tối giận dữ miễn cưỡng trao quyền cho Ngô Ðình Diệm về nước chấp chính hồi tháng 7 năm 1954, vừa vặn hai tuần lễ trước ngày Việt Nam bị Thực Dân và Cộng Sản chia đôi. Dư luận từng cho rằng Ngô Ðình Diệm là "người của Mỹ" ấy chẳng qua là một xét đoán sai lầm. Vì qua nhiều năm sống trên đất Mỹ, mọi người đều biết người Mỹ không dễ dàng nhắm mắt ủng hộ một cá nhân nào. Nếu Ngô Ðình Diệm không có tư cách lãnh tụ quốc gia và nếu Ngô Ðình Diệm không có hậu thuẫn vững chắc bên trong, thì không bao giờ Eisenhower dám hy sinh mối bang giao với nước Pháp để tống tiễn Ngô Ðình Diệm về nước cầm quyền.

Trong 9 năm lãnh đạo miền Nam Ngô Ðình Diệm đã thi thố được những gì cho quê hương xứ sở? Mới đầu hôm sớm mai thành lập xong nội các đầu tiên, Ngô Ðình Diệm đã phải đương đầu ngay với một biến cố quốc gia vô tiền khoáng hậu: Việt Nam bị chia đôi nơi giòng sông Bến Hải! Ngô Ðình Diệm không ngồi than vắn thở dài, mà cứng cỏi bắt tay vào một công tác vĩ đại là di chuyển một triệu đồng bào đất Bắc vào Nam, lo ăn, lo mặc, lo chỗ ở tạm thời, rồi lo định cư vĩnh viễn cho số người khổng lồ đó bằng một chính sách khôn ngoan sáng suốt, một chính sách chưa hề thấy có tiền lệ nào trong lịch sử nhân loại. Ngô Ðình Diệm cũng đã thành công trong nỗ lực tập trung quyền hành, xây dựng một quân đội quốc gia hùng mạnh, tạo cho miền Nam một bộ mặt "quốc gia" thực thụ, làm lu mờ hẳn ngụy quyền Hồ Chí Minh nơi đất Bắc và khiến dư luận thế giới đã có lúc nhìn nhận miền Nam mới là đại diện chính thức của Việt Nam, còn ngụy quyền Hà-Nội chỉ là quân phiến loạn.

 Nhưng trên tất cả các thành công vừa kể, Ngô Ðình Diệm đã có một hành động lịch sử phi thường làm thế giới phải kính nể cá nhân ông và kính nể cả dân tộc Việt Nam. Bằng cuộc trưng cầu dân ý ngày 26 tháng 10 năm 1955, Ngô Ðình Diệm đã xóa bỏ hẳn cái quốc hiệu mập mờ "Quốc Gia Việt Nam" dưới thời Bảo Ðại để cải đổi miền Nam thành một nước "Việt Nam Cộng Hòa" có Hiến Pháp, có Quốc Hội dân cử . Ðồng thời Ngô Ðình Diệm cũng đã xóa bỏ hẳn cái tước hiệu "Quốc Trưởng" vô căn vô cứ, vô thể chế của Bảo Ðại, để nhận lãnh cái tước hiệu chính thức "Tổng Thống" đầu tiên của nền Ðệ I Cộng Hòa, mở cả một kỷ nguyên mới trong chương trình lập quốc.

 
Sự thành công quá ngoạn mục và quá nhanh chóng của Ngô Ðình Diệm đã khiến dư luận quốc tế không muốn chờ đợi lâu hơn nữa mà vội vàng đưa danh vọng ông lên ngang hàng với Lý Thừa Vãn của Ðại Hàn và Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc. Một "tam giác lãnh tụ" Á Châu mệnh danh là tam giác "Lý - Tưởng - Ngô", đã thành hình trong thập niên 1950, làm cho Á Châu có bộ mặt sáng sủa hơn bao giờ hết.

Có lẽ cái hào quang kể trên của Ngô Ðình Diệm đã làm nẩy sinh lòng đố kỵ trong hàng ngũ đối lập. Cho nên để làm lu mờ bớt phần nào sự nghiệp lãnh đạo của Ngô Ðình Diệm, người ta đã chỉ trích chính quyền Ðệ I Cộng Hòa là "Chính quyền Gia đình trị".

Với 36 năm năm nước chảy qua cầu, ngày nay chúng ta thử nhìn lại quá khứ để xét xem chính quyền Ngô Ðình Diệm có phải là "chính quyền gia đình trị" không? Sự tình cờ lịch sử đã khiến cho Ngô Ðình Diệm nắm quyền lãnh đạo miền Nam trong lúc TT Kennedy nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ. Vừa đắc cử Tổng Thống, Kennedy đã tức khắc bổ nhiệm người em ruột của mình là TNS. Robert Kennedy làm Bộ Trưởng Tư Pháp, đem các bạn thân như McNamara, Dean Rusk vào chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng và Ngọai Giao. Trắng trợn như thế mà TT Kennedy chưa bao giờ mang tiếng "gia đình trị", vậy thì về phần Ngô Ðình Diệm với người em ruột chỉ ở ngôi Cố Vân hậu trường, với cô em dâu làm Dân Biểu Quốc Hội mà thôi, thì hãy còn chưa đủ cân lượng để mang cái án "gia đình trị". (Không nói đâu xa, TT Clinton cũng đã để bà vợ là Hillary lộng hành ngay trong Tòa Bạch Ốc bằng cách sa thải nhiều nhân viên lo việc du lịch và trong cả nội các để đề nghị bạn bè thân làm các chức Bộ Trưởng, Thứ Trưởng. Ấy thế mà dân Mỹ cũng chưa gán cho TT Clinton cái tội "gia đình trị"). 

Tóm lại đối với Tổ Quốc, đối với giống nòi, Ngô Ðình Diệm chỉ có công mà không hề có tội. Công là công to, sự nghiệp là sự nghiệp sáng chói. Nhưng cái chết lại là một cái chết oan uổng đáng hận ngàn đời. Lịch sử càng lùi xa, tên tuổi Ngô Ðình Diệm càng được tôn sùng. Người Việt Nam vốn trọn đạo nghĩa luân thường, luôn luôn nhớ tới ân công của các bậc nghĩa sĩ tiền bối. Ngô Ðình Diệm không may bỏ mình vì bọn tôi tớ phản nghịch, nhưng hương khói tri ân trong lòng dân Việt trong cũng như ngoài nước đối với Người vẫn nghìn thu ngát tỏa.

Nhị Lang



No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết