On Friday, 1 August 2014 10:01
PM, Xet Vo <>
wrote:
From: Lam vien
Date: 2014-07-31 22:36 GMT-07:00
Subject: [apchienluoc] Võ Bị xuống đường !
To:
Nguoi Linh Viet Nam Cong Hoa Part 1
[Sign in to Yahoo from
tai le included below]
Kính thưa quý Niên
Trưởng và các Bạn,
Tiếp tục cuộc hành
trình "Những Người Vợ Lính Xuống Đường... "bán vé cứu trợ
người Thương Binh VNCH. Cuối tuần vừa qua những tà áo dài xanh VB lại
tung bay trên đường phố Bolsa thành phố Westminster, California.
Ngoài ba tỷ muội:
Minh Nguyệt K17, Tường Vi K29 và Sao Linh K30 tuần này còn có các phu
nhân của niên trưởng Nguyễn Văn Ức K16, Phan Văn Thuận K18 và Nguyễn
Hồng Miên K19.
Với
tấm lòng thương mến người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa và bản tính
chịu khó chịu khổ của người vợ lính, các chị đã bán được 240 vé
trong 2 ngày thứ bảy cuối tuần, tính chung cùng với sự "dày dạn
kinh nghiệm" trong công tác bán vé của cựu SVSQ Nguyễn Phán K24
và cựu SVSQ Nguyễn Hàm K25, Tổng Hội Cựu SVSQ/TVBQGVN chúng ta đã đóng
góp trong công cuộc này, chỉ riêng về số vé tiêu thụ được là một ngàn
(1.000) vé.
Về tài chánh, chưa có tổng kết chính xác nhưng chúng tôi
có ước lượng sơ khởi về tổng số quyên góp được vào khoảng $35,000.00
(ba mươi lăm nghìn dollars) một con số được gom góp từ tấm lòng nhân
ái của những sĩ quan xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam,
con số này chúng tôi tin rằng không có một hội đoàn quân đội nào tại
hải ngoại đạt được. Đó là một niềm vinh dự và tự hào cho Tổng Hội
Cựu SVSQ/TVBQGVN.
Về những người vợ
Lính xuống đường bán vé cứu trợ TPB tôi thường hỏi các chị:
- Tại sao các chị
lại chọn áo dài đồng phục màu xanh?
Một nàng dâu VB trả
lời:
- Tôi gặp anh ấy
(chàng trai VB) lúc tôi tuổi còn xanh, tại ngôi trường VB mà các anh
thường gọi là ngọn đồi 1515, ngọn đồi quân trường ấy được bao bọc
bởi những cánh rừng thông xanh ngát bên cạnh hồ Than Thở bình yên
quanh năm mặt nước trong vắt màu xanh, Đà lạt thuở ấy nhuốm cả bầu
trời màu xanh mơ ước một thời con gái. Và đặc biệt
lần đầu tiên tôi đến thăm anh một chiều thứ bảy , từ vọng gác trực
chiến trên đồi Bắc anh xuống đón thăm tôi , bộ quân phục treillis của
người lính chiến, bên trong có chiếc khăn quàng cổ màu xanh. Màu xanh
ấy theo tôi suốt cả quãng đời con gái cho đến ngày hôm nay. Các chị
nàng dâu VB chọn màu xanh ấy làm đồng phục áo dài cho đoàn Phụ Nữ
Lâm Viên. Tôi yêu màu xanh kỷ niệm ấy.
Trong chuổi hình ảnh
sinh hoạt dưới đây tôi xin đề cập đến tấm lòng người vợ lính VB với
những tà áo xanh, màu xanh kỷ niệm, họ là những người Vợ Lính,
những người đã từng một thời là vợ ông quan VB, một thời lên xe
xuống ngựa, họ là những người phụ nữ từ Nam ra Bắc hoặc tìm đến
những trại tù xa xăm gánh gạo nuôi chồng nuôi chồng ở tù cộng sản và
bây giờ là ngưởi bán vé... bên đưởng với tấm lòng nhân ái thương cho
người Thương Binh xấu số năm nào...
Những tà áo xanh
này, những tà áo xanh vợ lính bao la ấp ủ tấm lòng thương người
chồng lính chiến gãy súng tháng tư bảy lăm còn thương tưởng đến
những chiến hữu, đồng đội của chồng đã bỏ lại một phần thân thể
cho quê hương, những người Thương Binh đã tửng chung lưng chiến đấu cùng
chồng trên cùng chiến tuyến, còn thương nghĩ đến
những chiến hữu, đồng đội của chồng những người đã bỏ lại một
phần thân thể cho quê hương, chồng may mắn nguyên vẹn hình hài còn
họ thân xác suốt đời tàn phế...
Tà áo xanh, màu anh trót yêu
Dạo Phố mùa đông những buổi chiều
Trải bao năm tháng đời dâu bể
Tình vẫn xanh, em vẫn yêu kiều
Sao Linh
Nào ai biết, những tà áo xanh này, với hoàn cảnh hiện tại có chị sẵn lòng ký cho từ thiện $500 hoặc $1,000 dễ dàng mà tôi thấy được trên danh sách những ân nhân cứu giúp TPB/VNCH nhưng các chị vẫn bỏ thì giờ cuối tuần ra đứng ở một góc chợ đời nào đó để năn nỉ từng người khách qua lại: "thưa ông đi qua thưa bà đi lại" hãy thương xót đến những người Thương Phế Binh VNCH đang sống lây lất tại quê nhà, những người Thương Binh đang sống để chờ từng đồng tiền tình thương từ đồng bào hải ngoại, họ đang sống và họ đang chết trong đau đớn tật nguyền dưới ách cai trị của kẻ cầm quyền cộng sản tại Việt Nam
Nào ai biết những tà áo xanh này, một thời là những thân cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuội chồng tiếng khóc nỉ non, những tà áo xanh một thời gánh gạo lặn lội trên con đường gian nan từ Nam ra Bắc hoặc tìm đến những trại tù xa xôi thăm chồng bị cộng sản giam giữ trong các nhà tù mà chúng gọi là "trại học tập cải tạo"
Xin được thay lời
người Thương Binh VNCH trân trọng gởi đến các chị những người vợ lính
VB lòng biết ơn sâu xa của chúng tôi.
Nhìn hình ảnh các
chị năn nỉ bán từng tấm vé thể hiện từ con tim
của người vợ lính, lòng tôi xúc động vô cùng. Cũng còn một chút gì
đó để an ủi cho những chiến hữu đồng đội của tôi những người đã bỏ
lại một phần thân thể trong cuộc chiến và là cũng là một niềm an
ủi cho chính bản thân tôi.
Xin được thay lời
người Thương Binh VNCH trân trọng gởi đến các chị, những người vợ
lính VB, lòng biết ơn sâu xa của chúng tôi.
Nguyên Hàm K25
Bài viết này chỉ là câu
chuyện nhỏ trong vô số những câu chuyện về các mẹ, vợ lính VNCH. Xin được dùng bài viết như một món quà gởi đến mẹ tôi trong ngày lễ Hiền Mẫu (Mother Day) của năm 2014. Xin cám ơn mẹ cho tất cả những gì mẹ đã đem
lại cho ba và anh em tụi con. Qua bài viết này,
tôi xin gởi một thông điệp đến các em tôi, các bạn tôi và các thế trẻ về hình ảnh của một người mẹ trong
vô số những người mẹ, vợ lính VNCH, đã hy sinh cả cuộc đời cho chồng con. Cuộc đời của mẹ tôi đã gắn liền với thời chinh chiến ly loạn của dân tộc Việt Nam.
***
Mẹ sinh ra tại làng Tân Phú Thượng, quận Đức Hòa, tỉnh Hậu Nghĩa (nay thuộc tỉnh Long An) vào năm 1945. Theo lời bà ngoại tôi kể, ngôi làng nằm ngoài vùng kiểm soát của thực dân Pháp và trong vùng mà Việt Minh Cộng Sản (VMCS) hàng đêm đến cướp bóc. Quân Pháp thường xuyên mở các cuộc hành quân bố ráp, đốt nhà, và tàn phá mọi thứ. Ba, Mẹ, Tôi (Biên) và em gái kế (Thùy).
Mỗi lần như thế, ông bà ngoại phải dẫn mẹ và các dì chạy trốn trong lằn tên lửa đạn. Người dân trong làng bám đất không vì yêu
thích Cộng Sản (CS), mà vì là nơi chôn nhau cắt rốn và đất đai mồ mả ông bà bao đời để lại. Nhiều người đã bỏ làng, trốn ra ngoài vùng Pháp kiểm soát, thì bị VMCS ban đêm tìm bắt, giết và treo cổ ở đầu làng để răn đe thị chúng. VMCS sợ dân bỏ làng đi hết thì bọn chúng sẽ đói vì không còn gì để cướp. Không thể sống trong cảnh bất an, ông bà ngoại tôi đã dẫn gia đình chạy trốn, đi thật xa, và lên lập nghiệp tại vùng Gia Định, thành đô.
Mẹ tôi đã trưởng thành trong nền giáo dục nhân bản của Miền Nam Việt Nam (MNVN). Sau khi
hoàn tất trung học, mẹ đã vào làm thư ký cho hãng tàu thủy xuất nhập cảng hàng hóa. Đó là công ty Khánh
Phát tại Sài Gòn. Mẹ, cũng như các thanh thiếu nữ khác, đã trải qua tuổi thanh xuân đẹp đẽ của mình với những tình bạn và tình yêu chân thành.
Nhưng chiến tranh khốc liệt ngày một lan tràn khắp nơi trên quê hương Miền Nam, bao lớp trai
trẻ phải xếp bút nghiên, rời bỏ công sở và gạt qua những ước mơ riêng, lên đường nhập ngũ, cầm súng bảo vệ sự thanh bình và tự do của MNVN. Mẹ đã chứng kiến những cảnh chia tay của những người bạn, người yêu, và người thân. Thiếu nữ thời mẹ đã sớm trở thành những người bạn, người yêu, và người vợ của lính. Mẹ cũng thế.
Theo lời mẹ kể, vào một ngày thứ bảy của năm 1966, mẹ và người bạn gái tên Xuyến vào Tổng Y Viện Cộng Hòa thăm một người bạn đang nằm trị thương. Đến nơi, mẹ và dì Xuyến được biết là người bạn đã ra ngoài bệnh viện dạo phố. Mẹ và dì đang cất bước ra về thì cơn mưa ào xuống để níu chân mẹ và dì ở lại. Hai người chạy vô tránh mưa ở hàng hiên, bên trong là dãy phòng trị thương.
Bên trong phòng, một thương binh lên tiếng:
- Ê tụi bây, bên ngoài có hai thiếu nữ đang đứng tránh mưa kìa.
- Để tao ra mời các cô ấy vào đây nói chuyện cho vui. Một người thương binh khác lên tiếng.
Mẹ kể, một người thương binh băng bó ở cổ đã bước ra khỏi phòng trị thương, mời mẹ và dì bước vào trong phòng. Khi bước vào trong thì mẹ gặp thêm hai thương binh nữa, một người bị thương băng bó ở tay và người kia thì băng bó ở chân. Mẹ và dì đã có dịp trò chuyện vui vẻ với họ, nhưng với mẹ tôi thì nhớ nhất câu trả lời, khi bà hỏi:
- Làm sao các anh bị thương vậy?
Người sĩ quan trẻ bị thương băng ở cổ trả lời:
- Anh đi hành quân thì bị trâu chém.
Trước khi chia tay ra về, mẹ và dì đã trao đ
ổi địa chỉ với ba thương binh, có tên là: Đường, Đăng và Quyền, để liên lạc sau
này trong tình quân dân: em hậu phương anh tiền tuyến.
Nào ngờ, ngày Chủ Nhật hôm sau, một chiếc xích lô máy đậu bên ngoài nhà ông bà ngoại. Bước trên xe xuống là ba thương binh chống nạng dìu nhau. Mẹ kể, tiếng nổ inh ỏi của xe xích lô máy cộng với hình ảnh của các thương binh khoác trên người những áo trận hoa rừng đã thu hút sự chú ý của khu xóm, vốn thường ngày yên tĩnh. Sau lần gặp lại đó, mẹ thường gặp lại người chiến binh bị thương ở cổ khi ông về phép.
Tình yêu của mẹ từ từ chớm nở với người lính trận này, có họ tên là Nguyễn minh Đường, sĩ quan của binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt, QLVNCH. Mẹ đã trở thành người yêu của lính. Ba năm sau, mẹ trở thành người vợ lính. Sau khi lập gia đình, ba mẹ tôi mua nhà ra ở tại quận 8 một thời gian.
Nhưng vì ba tôi là lính tác
chiến qua các binh chủng thiện chiến: Lực Lượng Đặc Biệt rồi Biệt Động Quân của QLVNCH, quanh năm hành
quân ở biên thùy, một mình mẹ phải sống quạnh hiu với đàn con nhỏ, nên ba mẹ đồng ý bán căn nhà và mẹ dọn về ở với ông bà ngoại.
Như các người yêu và các người vợ lính khác, mẹ đã sống trong nỗi thấp thỏm lo âu về sự an nguy của chồng, trong niềm thương nhớ, và mong chờ cho ngày chồng về phép. Mẹ thay ba tôi, chăm sóc và
nuôi dạy anh em tôi. Mẹ lặn lội lên những tiền đồn xa xôi thăm chồng và có khi mẹ dẫn tôi đi cùng.
Có những lần đi thăm, mẹ phải lo âu chờ đợi trong tiền đồn, khi chồng vẫn còn đang hành quân giao tranh với quân thù. Mẹ đã hòa nhịp thở của mình với nỗi thăng trầm của cuộc chiến VN. Mẹ vui với những tin vui chiến thắng và được biết chồng bình an trở về sau một trận đánh và mẹ lo sợ khi biết chồng mình bị thương.
Mẹ đã là chỗ dựa cho ba tôi trong việc quán xuyến gia đình, để ông an tâm, kìm chắc tay súng chống lại xâm lăng của CSBV. Ngoài chăm sóc gia đình, mẹ thay ba làm bổn phận người con đến song thân của hai bên.
Trong thời chiến, hạnh phúc
của người vợ lính quá mong manh và nhỏ bé, nhưng sự hy sinh của người vợ lính cho chồng con và người thân thì vô cùng to lớn. Sau khi CS xâm chiếm MN, sự hy sinh đó còn tăng lên gấp bội.
Sau ngày đen tối 30-4-1975 của dân tộc VN chừng một tháng, mẹ tôi hạ sanh đứa em gái út. Khi em vừa tròn 1 tháng tuổi thì ba tôi phải ra trình diện đi tù CS. Ba đi tù, để lại cho mẹ năm đứa con thơ: 5, 4, 3, 1 tuổi và một bé sơ sinh. Trong cảnh nước mất nhà tan, gia đình ly tán, ba tôi, các bác tôi, anh
họ tôi lần lượt đi tù CS, và cậu tôi tử trận trong những ngày cuối của cuộc chiến. Còn cảnh thương tâm nào hơn, già khóc và trẻ khóc cho một viễn cảnh đen tối của người dân MN, chết chóc và chia lìa. Vì
quá thương con, thương cháu trong ngục tù CS, bà nội tôi lâm bệnh và mất vài tháng sau đó. Trong đám tang nội, không có người con ruột nào có mặt để đưa tang. Từ một phụ nữ chân yếu tay mềm, mẹ đã nén những đau thương, bước ra ngoài xã hội bương chải để kiếm sống cho gia đình.
Cú lừa lịch sử, việt cộng sau khi cho hạ sĩ quan, binh sĩ miền nam học tập xong 3 ngày rồi về, kế đến là sĩ quan chuẩn bị lương thực cho 10 ngày học tập cải tạo… để rồi một số vị chỉ về lại nhà sau khi học tập cải tạo 17 năm, hay
nhiều người đã
bỏ mình trên những nơi rừng thiêng, nước độc và không bao giờ trở về nữa.
Sau khi cưỡng chiếm MN, CSBV đã vơ vét, tịch thu tài sản và cơ sở làm ăn của người dân. Mọi công việc, hãng xưởng lớn nhỏ điều tùy thuộc vào sự ban phát của chúng. Chúng thi hành chính sách kỳ thị và phân biệt đối xử lên người dân MN, nhất là với những gia đình có dính líu đến chế độ VNCH.
Mẹ tôi đã không thể xin được một công việc hãng xưởng, vì bị liệt kê có chồng là sĩ quan cao cấp của QLVNCH. Mẹ đã làm nhiều công việc buôn bán như xe trái cây, xe thuốc lá, bán bánh kẹo, khoai, bán củi bó… vv và vv. Mẹ phải làm nhiều việc ngõ hầu kiếm đủ tiền lo ăn mặc và những nhu cầu học đường cho anh em chúng tôi. Có những lúc mẹ đi sớm về khua, anh em chúng tôi côi cút trong sự thiếu vắng cả cha lẫn mẹ. Có những lúc buôn bán ế ẩm, mẹ phải bán đi những vật dụng có giá trị trong nhà và ngay cả những nữ trang của mẹ để có tiền trang trải gia đình. Mẹ tần tiện từng ngày để đủ tiền mua quà gởi cho ba tôi, nơi ngục tù CS. Tuổi ấu thơ, anh em tôi quá quen thuộc với những món quà, mẹ gởi cho ba, như: mắm ruốc, muối đậu, thịt chà bông, đường, và khô.
Hình ảnh đi thăm nuôi tù
Vào một ngày của năm 1979, mẹ cho tôi biết là mẹ và tôi sẽ đi thăm ba tôi ở trại tù ngoài Bắc. Với tôi, đó là một tin vui không sau tả nổi.
Mẹ phải làm nhiều hơn và phải bán đi chiếc Honda Dam hầu có đủ tiền mua vé xe lửa, mua thực phẩm để đóng quà, và làm lộ phí dọc đường. Hành trình đi thăm tù thật là gian nan, với nhiều bất trắc và nguy hiểm. Sau 3 ngày 3
đêm ngồi trên xe lửa, gần một ngày đứng trên xe đò, và gần một buổi đi bộ, mẹ với những gói quà trĩu nặng đôi tay dẫn tôi tới căn nhà trọ thăm tù, nằm chơi vơi giữa vùng đất hoang vắng với những ngọn núi cao bao quanh. Ba tôi bị nhốt tại trại tù K3, Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh.
Qua chuyến thăm ba này, rất nhiều hình ảnh, nhiều kỷ niệm và nhiều nhận thức đã ghi lại trong tôi, một đứa bé 9 tuổi, về nỗi nhục nhằn của người tù khổ sai, về sự vất vả của vợ con thăm tù, về sự nghèo nàn lạc hậu và bần cùng của người dân miền Bắc, và về sự dối trá và dốt nát của chế độ CS.
Những nhận xét ấy đã mãi theo tôi, đã làm động lực thúc đẩy tôi tìm hiểu về thể chế Quốc Gia và Cộng Sản và giúp tôi tự vươn lên sau này.Ba mẹ dự lễ tôi (đứng thứ hai từ trái) nhận học bổng Từ Thống Đốc Gary Locke
(đứng thứ ba từ trái), tại thủ phủ tiểu bang Washington
Sau khi thăm ba về, mẹ tôi lại tiếp tục buôn bán và làm nhiều hơn mới có thể sống được trong xã hội mà CS chỉ biết lo cho riêng chúng ăn no, mặc ấm, bằng cách cướp bóc và đàn áp người dân, mặc kệ cho sự nghèo khó và lam lũ của người dân. Người dân thì bị thiếu ăn nhất là bị chúng bắt ăn độn khoai và bo bo.
Một năm, trừ ba ngày Tết, mẹ làm đủ 362 ngày. Làm việc quá cơ cực, ngày một mẹ càng gầy hơn. Đến một hôm mẹ tôi ngã bệnh vì lao phổi, do lao lực mà ra. Dù bệnh, mẹ không nghỉ, vẫn phải tiếp tục buôn bán hàng ngày. Không biết còn có bao gia đình khác vì quá nghèo khổ, khiến con cái phải bỏ học đi làm hoặc phụ giúp buôn bán để sinh nhai? Còn mẹ tôi, dù cơ cực đến mấy, vẫn gồng gánh, tần tảo làm việc sớm hôm cho chúng tôi được cắp sách đến trường.
Ngoài việc thay chồng, nuôi dạy một đàn con nhỏ, mẹ còn phụng dưỡng ông bà ngoại và giúp đỡ anh chị em và những người thân thương của mẹ.
Anh em chúng tôi ngày một khôn lớn trong vòng tay yêu thương và chăm sóc của mẹ và thiếu vắng hình bóng của ba. Chúng tôi sớm phụ giúp mẹ trong công việc bếp núc và buôn bán. Thương mẹ, anh em chúng tôi sống cần kiệm với những gì mẹ cho, dẹp qua những khao khát mơ ước của tuổi thơ và vươn lên trong học đường. Từ buôn bán nhỏ, mẹ hùn vốn với gia đình anh họ, mở gian hàng bán quần áo may sẵn tại chợ Bà Chiểu.
Người học tập may mắn trở về, tóc râu bạc trắng.
Sau 10 năm tù, ba tôi được thả về sum họp với gia đình. Ngày ba về là ngày ngạc nhiên và vui mừng nhất cho mẹ và anh em chúng tôi, vì
là ngày gia đình tôi mòn mỏi mong chờ và không được biết trước. Từ ngày đó, anh em chúng tôi thật sự biết và sống bên cạnh tình yêu thương và dạy dỗ của ba. Mẹ đã chu tất lo cho ba mọi thứ và nhất là lo cho ba điều trị những căn bệnh hậu chứng của những năm tù CS như: phù thũng, đau bao tử, và gai xương sống. Mẹ còn an ủi và tạo điều kiện cho ba vui với gia đình, bạn tù, và người thân. Ba tôi đã phụ giúp mẹ trong việc buôn bán như đi bổ hàng từ các chợ lớn, như chợ Tân Bình hoăc chợ An Đông. Ngoài ra, ba
tôi còn làm thêm việc bán lẻ và bỏ mối bia và nước ngọt đến các tiệm và quán ăn.
Không có sự hy sinh của mẹ, chắc tôi đã không đạt được những thành quả trong học vấn. Năm 1988, tôi thi đậu vào khoa cơ khí, Đại Học Bách Khoa Sài Gòn, trong tổng số 140 thí sinh đậu “chính quy” (hệ A) bên cạnh 310 thí sinh đậu hệ mở rộng (hệ B, phải đóng học phí).
Khi nhập học, tôi mới biết là số sinh viên có cha là cựu tù CS
như tôi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong hệ thống thi cử vào đại học (ĐH) của chế độ CS, chúng tôi bị phân loại vào nhóm 4, nhóm chót, nhóm cho những gia đình có dính líu đến chế độ VNCH, có cha mẹ đang bị tù chính trị, hoặc người thân vượt biên. Vì thế, chúng tôi phải đậu điểm thật cao và chỉ được nhận đậu với con số nhỏ, tượng trưng.
CS nhận chúng tôi vào ĐH cũng nằm trong mưu đồ chiến lược của họ, nhằm chứng tỏ với thế giới bên ngoài là họ có thay đổi trong chiều hướng mở cửa kinh tế, để qua đó, họ đón nhận trợ cấp và đầu tư từ các nước, nhất là các nước tư bản giàu có, mà chế độ CS luôn tuyên truyền chê bai. Việc thi đậu ĐH của chúng tôi đã ít nhiều đem lại niềm vui và hãnh diện cho ba mẹ, cho thế hệ chúng tôi, thế hệ con em của chế độ VNCH. Chúng tôi đã đạt những điểm cao và xếp hạng cao sau các kỳ thi ở ĐH, cho dù tình trạng lộ đề cho “con ông cháu cha” của CS xảy ra ở mỗi kỳ thi.
Để đỡ bớt gánh nặng cho mẹ, tôi đã đăng quảng cáo trên báo nhận dạy kèm và luyện thi ĐH qua các môn toán, lý và hoá. Tôi đã
đi dạy học tại gia từ năm 1989 đến khi gia đình đi tỵ nạn CS vào năm 1995. Tôi rất vui là đã làm ra tiền phụ giúp mẹ và đã giới thiệu nhiều mối dạy học cho các bạn sinh viên đồng cảnh.
Ngày gia đình tôi rời VN đi tỵ nạn CS là ngày vui lớn vì từ ngày hôm đó gia đình tôi sẽ thoát khỏi ngục tù lớn của CS, thoát khỏi cái chủ nghĩa xã hội (vốn là chủ nghĩa cộng sản, được đổi tên hầu lường gạt những người nhẹ dạ) đầy hận thù, phân biệt giai cấp, và kỳ thị. Hơn hết, tôi mừng là ba mẹ sẽ không còn phải vất vả bương chải trong cuộc sống và anh em tôi sẽ có điều kiện thăng tiến trong xã hội mới, tự do và dân chủ.
Trong những năm dài tha phương nơi đất khách, mẹ vẫn luôn là chỗ dựa chính cho ba và anh em tôi. Ngoài việc quán xuyến gia đình, mẹ luôn đi bên
cạnh ba tôi trong các sinh hoạt Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia (CĐNVQG).
Mẹ song hành với ba trong các buổi tiệc vui cưới hỏi, các buổi họp mặt hội đoàn và đồng hương, các buổi lễ tưởng niệm của VNCH và các Đại Hội Biệt Động Quân hàng năm. Mẹ góp phần công sức cho các lễ hội và tưởng niệm của các hội đoàn và CĐNVQG. Mẹ luôn ở bên cạnh chăm sóc cho ba qua những cuộc giải phẩu, luôn thương yêu và chăm lo một đàn cháu nội ngoại.
Cuộc đời của mẹ tôi là một trong vô số những cảnh đời bi thương của người mẹ, vợ lính VNCH. Đó là những cảnh đời của những người vợ lính: là góa phụ trong cuộc chiến, là vợ thương binh VNCH, hay là vợ người tù “cải tạo”. Cho dù ở cảnh đời nào, các mẹ đã son sắt thủy chung với chồng, thương yêu và chăm sóc chồng con, thay chồng tần tảo sớm hôm nuôi dạy các con và trang bị cho các con một hành trang vào đời. Không biết có bao nhiêu người mẹ đã ngã xuống trên đường đi thăm chồng trong ngục tù CS, trên đường vượt biên tìm tự do, hoặc ngay trên quê hương VN khi mòn mỏi trông chờ ngày đoàn tụ chồng về từ các trại tù CS? Thương quá các mẹ, vợ lính VNCH.
Dòng lịch sử VN sẽ sang trang, ngoài những trang sử nói lên hào khí anh dũng của cả dân tộc VN và nhất là Quân-Dân-Cán-Chính
MNVN đã, đang, và sẽ còn tiếp tục đứng lên chống lại chế độ vô thần phi nhân CS, tôi
tin chắc rằng sẽ có nhiều trang sử ghi đậm những nét hy sinh cao quý của các mẹ, vợ lính VNCH.
Một vài hình ảnh tiêu biểu các bà mẹ, những người vợ lính của QL -VNCH.
Bà quả phụ Nguyễn Thị Cảnh, vợ của cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Link
tham khảo. Hình dưới: Bà
Trương Thị Sen, vợ cố trung úy phi
công Nguyễn Diếu, người sau 41 năm không có tin tức của chồng, trong năm 2013 từ Việt Nam đến Mỹ để nhận lại tro cốt, hình ngày cưới Trung Úy Nguyễn Diếu 1968. Link
tham khảo
Bà Mai Thy và hồi ký của người vợ có chồng thuộc binh chủng “Người Nhái”. Link
Sự hy sinh của mẹ tôi cũng như vô số các mẹ, vợ lính VNCH, đã là tấm gương tiêu biểu cho thế hệ chúng tôi và hậu thế noi theo, đó là sự thủy chung, sự cam chịu những bất công, vượt lên những gian truân, tần tảo làm việc, chăm lo cho chồng con và nuôi dạy con cháu nên người.
Không có sự hy sinh của mẹ, anh em tôi đã không có những gì mình có được ngày nay. Con xin đại diện các em cảm ơn mẹ.
Không có sự hy sinh của các mẹ, vợ lính VNCH, thế hệ chúng tôi sẽ không có được những thành đạt ngày nay trên đất khách quê người, đó là những kỷ sư, bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, nhà giáo,
khoa học gia, chính trị gia, thương gia, nghiệp chủ… vv và vv. Nếu được, xin các bạn trẻ đồng cảnh hãy cùng tôi, nghiêng mình cảm kích và tri ân đến mẹ mình và tất cả các mẹ, vợ lính VNCH. Chúng ta hãy cùng hoài niệm về những hy sinh của mẹ, để càng yêu thương và chăm sóc mẹ trong tuổi xế chiều, bạn nhé!
Atlanta, 03/14/2014
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.
Links: Blog
Mười Sáu
On Friday, August 1, 2014
7:24 AM, Viet Nam Cong Hoa <> wrote:
MỘT HỘI-NGHỊ ĐI TÌM “SỰ THẬT QUA CÁC
SỰ-KIỆN” VỀ VIỆT-NAM
Tâm Việt
Một
hội-nghị của cựu-chiến-binh Mỹ đã từng chiến-đấu ở Việt-nam đi tìm “sự thật qua
các sự-kiện” (“Vietnam Veterans for Factual History”) sẽ diễn ra vào ngày thứ
Ba, mồng 5 tháng 8 tới đây, ở Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia (National Press Club)
trên đường 14, gần Tòa Bạch Ốc, ở DC.
Đây
là một biến-cố rất đáng chú ý bởi, cũng như cuốn Black April (“Tháng
Tư Đen”) mới ra mắt gần đây ở Hội Cao Niên vùng Hoa Thịnh Đốn, nó nằm trong nỗ
lực đi tìm sự thật về chiến-tranh Việt-nam “qua các sự-kiện” (“factual
history”) có thật chứ không phải chỉ nhìn vào cuộc chiến ấy bằng con mắt
định-kiến.
Tổ-chức “Vietnam Veterans for Factual History”
Đứng
ra tổ-chức hội-nghị này là tổ-chức “Cựu-chiến-binh VN tìm sự thật qua các
sự-kiện lịch-sử” (tạm dịch từ tên tiếng Anh “Vietnam Veterans for Factual
History”). Theo thông tin từ ban tổ-chức thì tổ-chức này là sản-phẩm
của một hội-nghị diễn ra vào năm 2004 nhằm sửa lại những huyền-thoại sai quấy
về cuộc chiến ở VN. Những người về dự hội-nghị này tự gọi mình là
“Vietnam Veterans to Correct the Myths,” họ tung ra bản
“Tuyên-ngôn Boston” (“The Boston Manifesto”) với một chương-trình làm việc
rất cẩn mật. Hai người trong nhóm này, RJ Del Vecchio và Bill
Laurie, đã cộng-tác để viết ra cuốn sáchWhitewash/Blackwash – Myths of the
Vietnam War” (“Chiêu hắc/Chiêu tuyết – Các huyền-thoại về Chiến-tranh
VN”), có thể mua được trên Amazon Books, trong đó các huyền-thoại dối gian về
VN được liệt-kê ra rồi phân-tích cặn kẽ để thấy là chúng sai hay đúng ở chỗ
nào.
Cũng
trong nỗ lực đó, gần đây tác-giả Roger Canfield có cuốn sách dầy gần 2 nghìn
trang mang tên Comrades in Arms: How the Ameri-Cong won the Vietnam War nói
về phong trào phản chiến ở Mỹ, cuốn sách đã được dịch sang tiếng Việt bởi ông
Lê Bá Hùng để giúp ai muốn đi tìm sự thực biết những liên-hệ giữa phong trào
phản chiến Mỹ và Cộng-sản VN, làm cho cuộc chiến bị thua ở ngay Washington.
Nhưng
sự thực là thế nào?
Dựa
vào những tiết-lộ ngày càng được giải mật từ các văn-khố không chỉ của Mỹ mà
còn của cả Liên-Xô và Trung-quốc, Việt-nam, người ta càng ngày càng thấy rõ
điều Lê Duẩn nói không sai: “Ta (nghĩa là Bắc-Việt) đánh miền Nam là đánh cho
Liên Xô, cho Trung Quốc,” một khẳng-định để ngay chình ình ở cổng tam quan dẫn
vào đền kỷ-niệm Lê Duẩn ở Hà-tĩnh. Tóm lại, một sự công-nhận Quân-đội
Nhân-dân của Miền Bắc chỉ là một quân-đội lính đánh thuê, đem xương máu VN ra
hầu hai quan thầy ở Mạc-tư-khoa và Bắc-kinh--một sự phản-bội hoàn-toàn đảo
ngược mục-đích của cách mạng toàn-quốc vào năm 1945.
Các diễn-giả
Trong
các diễn-giả lần này ở Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia người ta thấy có Giáo-sư Bob
Turner, một học-giả có nhiều uy-tín về phong trào Cộng-sản ở VN và hiện đang
dạy về môn Chính-trị-học Đông-Á và Đông-nam Á-châu ở Universityof Virginia. Là
tác-giả của cuốn Vietnamese Communism: Its Origin and Development (Stanford,
CA: Hoover Institution Press, 1975) và khoảng 15 tác-phẩm khác, ông
đã bỏ một đời ra tranh đấu cho lẽ phải ở Việt-nam. Vì thế nên ông
được yêu-cầu phân-tích và trả đáp một trong ba lời chỉ-trích chính-yếu về
chiến-tranh VN, là nó “bất hợp pháp, vô đạo đức và không thể thắng được”
(“illegal, immoral and unwinnable”).
Diễn-giả
thứ hai là một người Việt, ông Nguyễn Ngọc Bích. Được biết như một
nhà văn-hóa là chính-yếu, ông Bích cũng còn là giám-đốc tiên-khởi của Ban
Việt-ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA hay Radio Free Asia) từ 1997 đến 2003. Ông
Bích cho biết lả để chứng minh tính-cách đạo-đức cao-độ của quân dân miền Nam,
tức của Việt-nam Cộng-hòa, ông sẽ chủ-yếu dựa vào ngay những lời thú nhận của
người Cộng-sản VN để chứng minh sự hợp hiến hợp pháp và tính chính-thống của
chính-quyền Miền Nam, ngay cả trong một vụ tranh-chấp rất thời-sự là giàn khoan
981 của Trung-Cộng ở gần Hoàng-sa của VN. Tính chính-thống này ngày
càng tỏ ra rạng ngời khi những chiến-sĩ như Trung-tá Hải-quân Ngụy Văn Thà và
73 chiến-sĩ tử vong trong trận Hoàng-sa chống Trung-Cộng vào tháng 1/1974 giờ
này được xem là anh-hùng dân-tộc mà người dân cầm hình và tên tuổi đi ngay trên
đường phố Hà-nội. Nhân dịp này, ông Bích cũng cho biết, ông sẽ
phân-phát “Bản phản-biện Tài-liệu của Trung-quốc về sự hiện diện của giàn khoan
HYSY 981 trong vùng biển VN” nhân danh Ủy-ban Lâm-thời VNCH đi kèm với
Tuyên-ngôn của Ủy-ban nhằm tranh-đấu cho chính-nghĩa của Miền Nam Tự Do.
Diễn-giả
thứ ba là Đại-tá TQLC hồi-hưu Andrew R. Finlayson, một sĩ-quan chiến-đấu ở VN
ngay sau khi ông ra trường vào năm 1966. Ông cũng là tác-giả cuốn Killer
Kane: A Marine Long-Range Recon Leader in Vietnam, 1967-1968, nói về
một sĩ-quan thám kích Thủy Quân Lục Chiến ở VN, làm việc tay trong tay với các
đối-tác người Việt của ông.
Được
biết là nhiều thành-phần phản-chiến cũ của Mỹ đã được mời đến để tranh-luận với
ba diễn-giả. Một vài người trong số đó cũng đã nhận lời nên ta có
thể trông chờ đây sẽ là một cuộc đụng độ có thể nẩy lửa.
Hội-nghị
sẽ diễn ra ở Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia, số 529 đường 14 NW, Washington, DC
20045, bắt đầu từ 1 giờ trưa ngày thứ Ba, 5 tháng 8.
Chiến tranh biên giới
Việt Trung năm 1979
http://www.youtube.com/watch?v=eEBkpsCwsDY
Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy
http://www.youtube.com/watch?v=eQdFGr7NQ4o&list=PLCABD020D6B200061
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC
CỘNG SẢN (P1)
https://www.youtube.com/watch?v=NTZGFJyF2pQ
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC
CỘNG SẢN (P2)
https://www.youtube.com/watch?v=LSpiyHxlK5I
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC
CỘNG SẢN (P3)
https://www.youtube.com/watch?v=P2Zbrz4iJbc
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết