Monday, October 13, 2014

“Vị thế” của báo Người Việt và SBTN



“Vị thế” của báo Người Việt và SBTN

Hải ngoại đã và đang phải đương đầu với một vấn nạn: đó là tình trạng tạm gọi là “hơi độc quyền”.  Tình trạng này đang áp dụng cho báo Người Việt và SBTN.

Báo Người Việt

Áp phích của một lần biểu tình chống báo Người Việt
Áp phích của một lần biểu tình chống báo Người Việt

Chào đời rất sớm tại CA nên Người Việt nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường độc giả. Rất nhiều báo khác, sinh sau đẻ muộn nên dù cũng có thực lực nhưng thị phần vẫn có vẻ kém hơn. Việt Báo, Sài Gòn Nhỏ không tước được địa vị này của báo Người Việt. Vì thế, báo NV sau này, “ngang nhiên” có một số hành động như vụ Tử Vi Nhân Quang, Vụ Chậu Rửa Chân, (Vũ Ánh) và cuối cùng vụ Vũ Quý Hạo Nhiên đăng bài của Sơn Hào, chửi tất cả quân, dân, cán, chính VNCH. Những lần trước, báo NV xin lỗi và vài “bồi bút” bênh vực. Lần thứ nhì, vụ chậu rửa chân hoàn toàn đốt cháy tên tuổi của Vũ Ánh. Tiếc thay, một cuộc đời ban đầu tử tế, ở tù cũng   vẫn tử tế, nhưng cuối đời lại sai lầm trầm trọng, đưa đến sự chán ghét, khinh bỉ, căm thù từ nhiều thành phần quốc gia. Vụ thứ ba, Vũ Quý Hạo Nhiên, chồng Ysa ( Giám Đốc Hội Valaa, cũng từng bị cộng đồng phản đối Ysa về vài hành động) là cú dứt điểm:

Bản Lên Tiếng với 140 tổ chức trên toàn thế giới mà nhiều nhất là ở  Hoa Kỳ, đồng ý tẩy chay báo NV

Tất nhiên, lác đác vẫn có vài “bồi bút”. Thật đáng tiếc, đó là những cây bút đã một thời chống cộng, được mọi người yêu mến, thì hôm nay, không biết vì lý do bí ẩn nào, vẫn tiếp tục binh vực báo NV và hậu quả là nhận sự chê trách, lánh xa, căm ghét của nhiều thành phần trong cộng đồng. Lai rai từ 2012 đến giờ là một số vụ, báo NV đến tham dự một sinh hoạt nào đó và bị phản đối, phải ra về. 

Tuy nhiên, số đồng bào ít hiểu biết đang làm  tiểu thương,  hoặc giới trí thức (nha, y, dược sĩ) nhưng “hơi thiếu tử tế”, vẫn đăng quảng cáo trên báo NV. Ngược lại, số 140 tổ chức, một số các Hội đoàn quốc gia, cựu quân nhân, đã hoàn toàn tẩy chay báo NV.

Tóm lại: chính vì nắm được đa số lượng độc giả, nghĩa là ở tình trạng có vẻ như “độc quyền” nên báo Người Việt đã “lộng hành”, coi người dân không ra gì, liên tục “trêu ngươi” cộng đồng. Đây cũng chính là lỗi ở chúng ta, đã vô tình tạo thế độc quyền cho báo NV. Bây giờ, giới tiểu thương, và giới trí thức hãy cố gắng một lần chót, đăng quảng cáo nơi khác để phá vỡ cái thế đó của báo NV.

SBTN - Trúc Hồ

SBTN của Trúc Hồ là một trường hợp tương tự. Khởi đầu từ Asia của nhạc sĩ Anh Bằng và con gái, nhờ may mắn, nhờ vài thứ khác của “đàn ông”, Trúc Hồ đã leo lên chức Giám Đốc Kỹ Thuật. Trúc Hồ tự nghĩ ra hay ai nghĩ hộ thì không biết: mở truyền hình SBTN. Công ty truyền thông Hoa Kỳ, ông chủ thật sự, ký kết với Trúc Hồ và thỏa thuận: cứ mỗi đầu người “register” xem SBTN thì Trúc Hồ sẽ được chia một tỷ lệ phần trăm nào đó. Để phát triển ở các tiểu bang, Trúc Hồ ký với người làm truyền thông ở địa phương. Hầu hết các thỏa thuận này đều có lợi cho Trúc Hồ. Ví dụ: chương trình của địa phương được Trúc Hồ cho chiếu ở hệ thống direct TV. Ngược lại, địa phương phải tự bỏ tiền túi ra làm chương trình. Nếu địa phương xin được quảng cáo ở vùng mình để chi cho những chi phí: thì tạm thời địa phương đó không lỗ. Một số địa phương, tuy ghi là SBTN thành phố XYZ nhưng thực tế chỉ là 2 nhân viên: một làm MC và một làm cameraman. Về nhà, dùng computer để edit chương trình và chuyển cho trung ương. Hết. Hoàn toàn không hề có văn phòng, nhân viên toàn thời gian, sân khấu v.v.

Đa số quý bà nội trợ, cựu quân nhân lớn tuổi, cựu quân nhân làm việc tại gia: là khán giả của các  đài phát thanh hay SBTN. Các thành phần khác (đi làm, còn trẻ: thì đọc net, lướt web): không hề coi SBTN. Tuy thế qua “loa phát thanh lại” của quý bà nội/ ngoại/vợ thì cũng có ảnh hưởng đôi chút đến những thành viên khác trong gia đình (chồng, con, cháu..).

Lợi dụng thế mạnh này, Trúc Hồ đã thành công trong việc quảng cáo các chương trình, các DVD của Asia.  Trúc Hồ đã trải qua nhiều năm “hiền lành” với các DVD mà chi phí rất ít vì dàn dựng thô sơ (một điều phải thừa nhận là chương trình ASIA thua xa Thúy Nga về kỹ thuật, dàn dựng) nhưng lại hốt bạc nhiều nhờ những “bà mẹ, bà vợ” của “những người lính” VNCH. Sau khi đã khá vững, nghĩa là đã chiếm được cảm tình của các phụ nữ VN nhờ các DVD người lính Cộng Hòa, Trúc Hồ bắt đầu … “không hiền lành”.

Cú đầu tiên: Trúc Hồ ngang nhiên cho phóng viên Thanh Toàn cầm micro SBTN đi từ Bắc chí Nam, làm phóng sự. Những “bồi bút” của Trúc Hồ lý luận rằng Thanh Toàn cũng như các phóng viên ngoại quốc khác mà thôi. Đôi khi chỉ cần chi 100MK là xong. Những bồi bút này quả là gạt được quý phụ nữ hiền lành đáng yêu của cộng đồng. Họ tin như vậy! Nhưng với người hiểu biết thì đó là ngụy biện.

Cộng sản luôn đánh giá rất cao sự tuyên truyền. Người ngu nhất thế giới cũng hiểu, cuộc chiến VN một phần theo chiều hướng này nọ, cũng do “bọn truyền thông thiên tả” của Mỹ lèo lái. Làm sao SBTN vừa làm DVD ca tụng người lính VNCH, lại vừa được phép “dung dăng, dung dẻ” ở VN?

Cú thứ nhì: Thử sức cộng đồng là vụ thỉnh nguyện thư. Thật ra, nếu không nhờ Nguyễn Đình Thắng thì Trúc Hồ cũng chỉ kêu gọi được dăm ngàn người ký cho vui. ( Bằng cớ ở TNT số 2 của Trúc Hồ). TNT thứ nhất có những lợi điểm sau đây: Tòa Bạch Ốc lần đầu tiên mở We The People và sẽ trả lời nếu TNT đạt con số 25.000 chữ ký/trong một tháng. Mở ngoặc: Thật ra, cái vụ này cũng chỉ là một trò mị dân của Obama. Lý do: không ai kiểm soát được chữ ký thực sự ra sao. Nói một cách khác, một người chịu khó ngồi register 100 account mail, rồi sẽ có 100 account We The People, và sẽ có 100 chữ ký ngon ơ! Đóng ngoặc.


Trúc Hồ đã tìm đến Nguyễn Đình Thắng và thời gian đầu ca tụng Thắng hết lời. Với sự giúp đỡ của “lực lượng trẻ” của Thắng, chỉ vài ngày mà TNT (Thắng cố vấn cho Trúc Hồ là xin cho các nhà tranh đấu nhân quyền chứ không phải chỉ xin riêng cho một mình Việt Khang) đạt con số tối thiểu là 150 chữ ký.

Sau đó, TNT mới “chễm chệ” xuất hiện ở We The People, để mọi người vào ký. Từ đó, SBTN rầm rộ mở bàn giúp đồng hương ghi danh. BPSOS của Nguyễn Đình Thắng, các tổ chức cộng đồng địa phương, cái đài phát thanh địa phương cũng tham gia giúp đỡ người dân ký TNT. Tại sao có sự tham gia càng ngày càng nao nức? Lý do: có tin là Tòa Bạch Ốc  sẽ tiếp xúc với cộng đồng VN. Tại sao có tin đó? -LS Tuyết Dương, nhân viên cũ của BPSOS, đang làm ở một bộ phận trong Tòa Bạch Ốc và quen thân với Eddie Lee. Ông Eddie Lee này là giám đốc Văn Phòng tiếp cận cộng đồng (White House Office Public Engagement) đã nhận lời “set up” một buổi gặp gỡ giữa vài viên chức của chính quyền với đại diện cộng đồng VN.

Trên thực tế, buổi gặp gỡ này, tương tự mọi buổi gặp gỡ khác giữa Tòa Bạch Ốc với một tổ chức của một sắc dân nào đó ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là: tìm hiểu những cơ hội hợp tác giữa sắc tộc đó với chính phủ Hoa Kỳ. Chính vì thế, một nữ viên chức đã hỏi thăm là sao không thấy đại diện ngành làm nails vì bà biết cộng đồng Việt  Nam làm nails rất nhiều và số thuế từ ngành này cũng có khá nhiều.

Trở lại vụ TNT: Ngay khi Nguyễn Đình Thắng tìm cách cho cộng đồng gặp gỡ các viên chức Hoa Kỳ, đôi bên hội họp đều có đủ 3 phía mà phía Trúc Hồ là đông nhân sự nhất (3 phía là: Trúc Hồ-BPSOS- Eddie Lee). 

Từ SBTN, cụ thể là Nam Lộc và Trúc Hồ, những tin tức sai lạc được tung ra nhằm “chiêu dụ” dân chúng ký tên như (Tòa Bạch Ốc xin gặp chúng ta; Obama muốn nghe Trúc Hồ hát nhạc Việt Khang…). Nguyễn Đình Thắng đã đính chính ở RFA nhưng tin đính chính không được SBTN loan tải. 

Đó là một sự tạm gọi là “khá lưu manh” của SBTN. Luật sư Đỗ Phủ của SBTN đòi lên thuyết trình trong ngày vào Tòa Bạch Ốc, Nguyễn Đình Thắng phải bác bỏ, thay bằng ca sĩ Quốc Khanh.

 Ngay sau khi vào Tòa Bạch Ốc (Trúc Hồ đã can thiệp để đưa cả vợ và con trai còn nhỏ vào Tòa Bạch Ốc), Trúc Hồ cùng Việt Dzũng bỏ ngang. Tiếp đó, buổi tối, tại nhà hàng, Việt Dzũng tuyên bố “Tòa Bạch Ốc vô lễ vì tiếp đón không tử tế, sẽ đem 200,000 chữ ký cho đối thủ của Obama”. Lời tuyên bố này của VDz đã bị nhiều người chỉ trích. Riêng Trúc Hồ, sau đó lên truyền hình SBTN của DC, tuyên bố từ nay sẽ gặp thẳng Tòa Bạch Ốc, vào thẳng, không qua ai (ám chỉ Nguyễn Đình Thắng). 

Sau đó, nguyệt san Bút Tre (AZ) đã phỏng vấn Nguyễn Đình Thắng và nhiều sự thật được phơi bầy. Bút Tre cũng xin phỏng vấn Trúc Hồ để có hai tiếng nói nhưng Trúc Hồ lặng thinh ( phỏng vấn qua mail, không phải phỏng vấn trực tiếp mà Trúc Hồ sợ rằng mình ú ớ không nói được). Điều đó cho thấy ai ngay, ai gian. Coi bài phỏng vấn tại đây:

                               Bút Tre phỏng vấn TS Nguyễn Đình Thắng về Thỉnh nguyện thư

Sau đó, Trúc Hồ bị khắp nơi chỉ trích dù đám bồi bút ra sức chụp mũ, vu khống. Nhưng với bài phỏng vấn của Bút Tre, youtube thu âm Trúc Hồ, Việt Dzũng, Đỗ Phủ, Nam Lộc…, cuối cùng thì SBTN phải ra một bản Thông Báo công nhận vài thành quả có được từ chuyến vào Tòa Bạch Ốc. Thế nhưng từ đó, niềm tin vào Trúc Hồ đã khiến nhiều người bắt đầu xét lại.

Tháng 9/2014, một tài liệu được Ngô Kỷ công bố: Năm 2009, cựu Tướng Lữ Lan được mời về CA hội luận nhưng Trúc Hồ nói như sau với Tướng Lữ Lan theo lời kể của cô Lữ Anh Thư : Tại một buổi họp ở đài SBTN, Trúc Hồ đã nói trước mặt cha mẹ tôi và đại sứ Bùi Diễm rằng "các bác phải nhớ là đài truyền hình SBTN là đài làm thương mại, không thể lên đây mà đòi lật đổ cộng sản.  Mấy bác phải đưa bài (nói chuyện) cho Hồ coi trước....". Cựu Tướng Lữ Lan đã bỏ về.

Tháng 10/2014 một người ký tên “Người lính VNCH” nêu nhận xét về Trúc Hồ và Ngô Kỷ. Nhà thơ Ngô Minh Hằng bày tỏ sự đồng ý của bà với bài viết của “Người lính VNCH”. Thế là một vài nicks, coi như “phe Trúc Hồ” đã ồn ào lên tiếng, chỉ trích, chụp mũ, lý luận quàng xiên.

Tóm lại: chính vì Trúc Hồ đã có nhiều chi nhánh SBTN ở nhiều tiểu bang, nên nhiều cựu chính trị gia, cựu quân nhân và cả một số người …vì “mê micro”, ham được nói, nên đã vuốt mặt, cúi đầu nín thinh. Họ thừa biết tất cả. Họ thừa hiểu con đường đi của Trúc Hồ, từ việc thực hiện DVD người lính VNCH đến những tuyên bố nhăng nhít, đến cả việc sánh vai cùng Việt Tân Hồng Thuận.... 

Riêng một số rất nhỏ khác thì đang “cộng tác” với Trúc Hồ nên cũng mất hết khí phách của một ngày nào, để ngày nay “cúc cung tận tụy” cho một kẻ ít học, trình độ không có mà lên lớp dạy dỗ cha ông, một kẻ mà không biết đang đu dây hay đang giăng dây?

Nhiều người tự hỏi:  lý lịch, data của rất nhiều cao niên cùng con cháu, “nhờ” SBTN trong vụ ký TNT, nay về đâu? Phải chăng đang nằm trong computer của SBTN và một bản ccopy được nằm trong Bộ Nội Vụ của CỘNG SẢN VIỆT NAM? 

Tóm lại: có lẽ là lỗi ở chúng ta! Đã vô tình tạo cho vài tờ báo, hay cơ quan truyền thông nào đó, cái thế gần như độc quyền, để khi họ “lỡ” vui vẻ với vc nên “vênh mặt” làm tàng, “bắt bí” cộng đồng thì cộng đồng vẫn không dám nói và đành chịu lép?

Bài học này có giải đáp hay không là tùy ở “trí” và “tâm” của mỗi người. Phải vậy không?

Hoàng Ngọc An 10/2014

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~



__._,_.___


Posted by: Nhat Lung <

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết