Friday, June 26, 2015

Unforgotten Cú Lừa Ngoạn Mục “Không Bao Giờ Quên”

 
Unforgotten Cú Lừa Ngoạn Mục “Không Bao Giờ Quên”

Lê Bình

Trong dân gian Việt Nam có câu thành ngữ “Nhà báo nói láo ăn tiền” nghe qua câu nầy chắc hẳn không nhà báo nào không cảm thấy xót xa, và không ít người còn chau mày: “Tại sao có câu nói nầy?”.

Nói láo ăn tiền? Có thật không? Hãy nhìn vào thế giới truyền thông báo chí Hoa Kỳ vào những năm trước 1975. Cuộc chiến chống cộng giữ gìn tự do cho miền Nam đã gãy đổ do “miệng lằn lưỡi mối” của đám “nhà báo” nói láo, vu cáo, hạ nhục…cuộc chiến đấu chính nghĩa của quân dân Miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa.

 Trong một phương diện nào đó, truyền thông “nói láo ăn tiền” không phải ít; nhưng ngược lại, truyền thông báo chí, thông tin là vũ khí lợi hại trong mặt trận đấu tranh (ngày xưa) và hôm nay.

Vừa qua, ngày 19/6/2015 Đại Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực tại San Jose diễn ra long trọng và quy mô hơn bao giờ hết, vô tình hay cố ý, cuốn phim tài liệu mang tên Unforgotten (Không Bao Giờ Quên) của đạo diễn Diễm Thúy từ Ohio đã đến San Jose trình chiếu cho đồng bào Việt Nam cũng trong cùng một ngày với ngày Đại Lễ Quân Lực-20/6/2015 tại rạp hát trường trung học Mt. Pleasant, San Jose.

Nội dung được gọi là cuốn phim tài liệu là những mẩu chuyện nhỏ về những người lính QL/VNCH bị tù cộng sản sau năm 1975. Những người lính chiến kể lại những chuyện xảy ra cho cá nhân họ.  

Trong đó có những nhân vật có tiếng tăm hoạt động trong cộng đồng tại Nam California như: TQLC Trần Vệ, CSQG Phan Tấn Ngưu, Phan Kỳ Nhơn, cựu phóng viên chiến trường, nhà thơ Cao Mỵ Nhân…v.v.

Mới nghe qua thật hấp dẫn. Đọc bài giới thiệu của phóng viên Thanh Trúc trên RFA càng thấm thía hơn. Tất cả đều mang ý nghĩa cao đẹp “Để lại cho đời sau” những tội ác của cộng sản…v.v.
Tuy nhiên, đến giờ chiếu phim, BTC cứ kéo dài thời gian, trần tình, xin được thông cảm…(cuối cùng vỡ lẻ ra vì phim quá dỡ, quá tệ từ nội dung đến hình thức cho nên chẳng đặng đừng lỡ mời đến thì phải chiếu.)

Sau lễ chào cờ khai mạc, đạo diễn Diễm Thúy được mời lên chào khán giả. Bắt đầu bằng những lời tâm tình thấm đẫm nước mắt. Đạo diễn đã nói về bộ phim, về ước vọng được đưa đi trình chiếu khắp nơi…cảm ơn đồng hương đã đến dự…v.v. 

Kèm theo những lời tình tự là những giọt nước mắt. Diễm Thúy đã khóc trong từng câu nói, sụt sùi vì những “cảnh đời đau khổ”, bị hành hạ của những người sĩ quan, công chức, nhân viên…v.v. đã làm việc cho chính phủ VNCH bị đưa vào trại tập trung, gọi là trại cải tạo, sau ngày 30/4/1975. Cô còn kể ra câu chuyện: “Lúc Thúy còn nhỏ, mẹ chở Thúy từ Sài Gòn về quê nội là Hậu Nghĩa.

 Về ngày 29 thì trưa hôm sau, ngày 30 tháng Tư, có lịnh đầu hàng. Chiều 30 tháng Tư , khoảng năm sáu giờ chiều, có một người lính Việt Nam Cộng Hòa từ ngoài đường chạy vô cửa ngỏ nhà bà nội Thúy, chạy vô cái bồ lúa để trốn. Nội với bác của Thúy mới lấy những cái tấm che lại để mà dấu ông ta.

Khi những người cộng sản rượt tới, tìm hoài không được, thấy cái bồ lúa thì chạy vô bồ lúa rồi lôi ông ta ra. Khi lôi ông ta ra, họ bắt bà nội với bác của Thúy quì xuống, bắt người lính quì xuống, hỏi là “bây giờ một trong hai người chết cho cái thằng này hay là cái thằng này chết cho hai người này?” Thì ông lính đó tội nghiệp cho bác với bà nội Thúy, ông nói là do ông chứ hai người này không dính líu gì hết. 

Lúc đó nó lôi người lính này ra xử bắn.

Dù còn nhỏ nhưng Thúy nghĩ ngày đó là ngày người ta được, theo lời của mấy ông, là được hưởng sự hòa bình, ngày đó là không ai được giết ai. Nhưng mà họ vẫn giết một người oan ức như vậy thì Thúy nghĩ những người đi tù cải tạo, họ đưa vô rừng sâu, thì họ có thể giết bằng bất cứ giá nào mà họ muốn. 

Thành ra Thúy mới quyết tâm, dù là bất cứ giá nào, nếu được thì Thúy phải làm cho được cái phim này.

Thúy chỉ muốn thế hệ sau biết được những gì người cộng sản làm mà họ không bao giờ nhận. Thúy muốn giới trẻ ở Việt Nam hay ở hải ngoại hãy tìm hiểu vấn đề và thông qua phim của Thúy thì họ thấy được bằng chứng xác thực.”

Sau đó, phóng viên Thanh Trúc bước lên sân khấu cũng hết lời ca ngợi cuốn phim với những lời lẻ đã được viết ra trong bài tường thuật trên báo RFA.

Qua bài báo đó có những người được phỏng vấn và cho biết ý kiến của họ.  Ủy viên Giáo Dục Học Khu East Side: “Học khu East Side học sinh Việt Nam chiếm hàng nhì học khu. Vừa rồi Cẩm Vân được hân hạnh đem cuốn phim The Last Days In Vietnam của KQED vào trong học khu. Lần này , biết chị Diễm Thúy và phim Unforgotten, Cẩm Vân cũng muốn đem phim đến với trường học trong học khu East Side. Mục đích là cho các em hiểu được lịch sử, điều thứ nhất. Thứ hai là hiểu được làm sao các em qua được bên Mỹ để có một nền tự do cũng như nền học vấn tốt hơn là ở Việt Nam.” (Cẩm Vân)

Cô Chi Hoàng, giám đốc Công Ty Dược Mỹ Phẩm LaBelle ở thành phố San Jose, người đầu tiên không do dự đứng ra bảo trợ cho buổi trình chiếu Không Bao Giờ Quên, đã trả lời PV Thanh Trúc:
“Chính ba của Chi đã từng bị đi tù cộng sản, những người chú ruột của Chi cũng chết ở ngoài Bắc. Khi mà nói tới cái này thì giống như một phần của gia đình mình mà được nhắc nhở tới. 

Chi còn nhớ lúc đó Chi mới có 8 tuổi thôi, Chi phải theo mẹ 3 giờ sáng lên một chiếc xe chạy bằng than đi ra thăm bố ở ngoài Bắc. Mất hai ngày để đi thăm bố nhưng thời gian thăm chỉ được 3 tiếng thôi và mẹ con lại lầm lũi đi về, rất buồn, nước mắt cứ chảy ra.” (Hoàng Chi có lẽ chưa được xem phim)

Và LS Nguyễn Quốc Lân, Ủy viên giáo dục học khu ở nam CA nói: “Về phương diện giáo dục thì phim Unforgotten đóng một vai trò rất tốt rất quan trọng để cho thế hệ trẻ cũng như thế hệ tương lai hiểu được những gì xảy ra sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc.” LS Nguyễn Quốc Lân.

Không hiểu những lời phát biểu hay đẹp về Unforgotten của những người có trách nhiệm đã xem qua cuốn phim hay chưa? Riêng cô Hoàng Mộng Thu, người tổ chức buổi chiếu, muốn xem cuốn phim trước khi đứng ra tổ chức; nhưng, cô Thu cho biết “Đạo diễn nhất định không cho xem phim, chỉ cho xem 10 phút vài ba đoạn…với lý do nhà sản xuất không cho phép.” 

Với suy nghĩ rằng nói về quân đội, nói về những người cha bị đày ải trong các trại tập trung …và qua những nhân vật được phỏng vấn, Hoàng Mộng Thu suy diễn “Rất thích hợp trong hoàn cảnh nầy-Vừa là ngày Quân Lực vừa trong dịp lễ Father’s Day.” Dù không biết rõ nội dung nhưng bằng lòng bảo trợ tổ chức.

Tất cả đều lầm, kể cả 5 đài Phát Thanh, Truyền Hình tại San Jose do BTC là cô Hoàng Mộng Thu đưa đến giới thiệu đã vui vẻ nghe qua ý nghĩa và cho cô Diễm Thúy quảng cáo về cuốn phim. Và hầu như tất cả dường như chưa xem qua, không biết nội dung…v.v. đều tiếp tục cho phép cô Đạo Diễn rót vào tai thính giả những ý nghĩa hay đẹp. Đã thu hút khoảng 150 khán giả đến xem, có người đã mang theo cả gia đình, có nhiều em bé vào rạp đã ngủ gục. Và sau đó đã bỏ ra về chỉ còn lại 30 người.

Nhưng thực chất như thế nào. Xin đọc ý kiến của cô Hoàng Mộng Thu, người tổ chức. Sau khi xem xong.

“Theo điện thư thông báo toàn cầu của Bác đã gởi ra, con không ngần ngại đứng ra nhận lãnh tìm Bảo Trợ và Tổ Chức một cách hoàn toàn miễn phí trong khoảng thời gian của ngày 19/6 bằng mọi giá
theo bài báo giới thiệu trên báo Người Việt, lời giới thiệu của phóng viên Thanh Trúc, lời dẫn giải của Ông Lân Uỷ Viên học Khu miền Nam CA, và tài tử Kiều Chinh kêu gọi, con đã đánh giá trị đoạn phim tự thuật này quá cao.
Con cũng đã mời một Uỷ Viên của Học Khu và yêu cầu có mời Ông Tổng Giám Thị của Học Khu East Side đến xem và hy vọng sẽ chiếu như đã chiếu phim The Last Day of Việt Nam.

Nhưng những xét của con sau đây:

1/ Về kỹ thuật quá ư là ấu trĩ .
2/ Về chuyển ngữ phụ đề không đủ khả năng Anh - Việt
3/ Cốt lõi của câu chuyện, Diễm Thúy Không đặt vấn đề và hướng dẫn những nhân vật nói hết, lột tả xác thật hơn nữa. Ví dụ như:
1/ Cô Cao Thị Mỵ Nhân nói khi bị bắt đi còn chạy theo với bình sữa trong tay chưa diễn đạt hết cảm xúc này cho khán thính giá; một vị khác kể tiếp cũng vậy.
Kết Luận:
-Để giới thiệu cho thế hệ trẻ thì bộ phim nầy qua đơn thuần và dễ dàng với chế độ Cộng Sản trong sự trả thù tàn độc của nó.
Về cô Diễm Thúy:

1/  Ban Tổ Chức chính con là người yêu cầu chiếu thử cho xem, nhưng cô từ chối với lý do vì những người trong đoàn phim không cho phép. BTC đã thông cảm với tinh thần hy sinh của những người được phỏng vấn trong phim, dù sao ít nhiều cũng là sự thật.
2/  BTC đã trả toàn bộ cho mọi việc tổ chức tại địa phương nầy mà không được nhắc nhở  trong khi BTC đưa đến các đài truyền hình, phát thanh để có những cuộc phỏng vấn cho buổi chiếu.
3/  Một điều “đáng khen” Diễm Thúy đóng kịch rất giỏi, phủ đầu khán thính giả với màn nước mắt.  Phim rất chán (boring) nhưng vì quần chúng còn yêu thương quân đội và chính thể VNCH nên được phổ biến rộng rãi.

Kết Luận:
Con không cản trở những ai đang muốn tài trợ-bảo trợ cho buổi chiếu phim các nơi. Nhưng xin hãy  xem trước để không phải thất vọng như chính con (bản thân) rất ư là thất vọng.
Kính Bác
Hoàng Mộng Thu
Niên Trưởng Cố Vấn Biệt Doàn Văn Nghệ Lam Sơn”

Cũng theo cô Hoàng Mộng Thu, đạo diễn đã yêu cầu cho trải thảm đỏ, và cho 2 Quân Cảnh đứng gát hai bên cửa ra vào để đón tiếp Đạo Diễn, để một cái thùng quyên tiền. (Rất may là) Hoàng Mộng Thu đã không đáp ứng yêu cầu nầy.

Một người trong Công Ty Dược Mỹ Phẩm LaBelle, bảo trợ toàn bộ chi phí cho buổi chiếu, sau khi xem xong đã phát biểu: “Dỡ quá! Dỡ tệ!. Chẳng nói lên được điều gì. Chúng tôi chỉ vì nghe Thanh Trúc nói hay quá, nên khi cô Hoàng Mộng Thu kêu gọi là đồng ý ngay.” Người nầy còn cho biết thêm “Còn thua những người quay Video.“

Những nhận xét trên đây nói lên giá trị thực của phim. Về kỹ thuật: Hình ảnh không rõ, phụ đề Anh Ngữ không rõ ràng, màu sắc khó xem, và không chính xác. Người dẫn chương trình nói tiếng Anh chưa thông, người nghe không hiểu ông ta nói gì. Về nội dung và cách dàn dựng như học trò trả bài: Xưng tên họ, cấp bậc, đơn vị cuối cùng, và hiện nay ở đâu. 

Chưa nói hết được cảnh khổ, tàn ác, thâm độc của cộng sản qua cái gọi là “cải tạo”. Ngoài ra còn có người không phải là lính. Ông ta là một thương gia tại miền Đông, chưa có ngày nào vào trại “cải tạo” của CS. Nhiều người khi biết được tin nầy đã đặt nghi vấn.

Sau buổi chiếu có phần tiếp xúc với đạo diễn. Đạo Diễn Diễm Thúy đã hành xử vô ý thức (nếu không muốn nói là thất học) trong khi tiếp xúc với khán giả: Thái độ kẻ cả, chỉ tay năm ngón, kiêu căng, tự đắc. Người tổ chức là Cô Hoàng Mộng Thu đã đứng trước khán giả, để nói lời xin lỗi một phóng viên khi đạo diễn đã vô ý thức không theo đúng thủ tục thông thường “thứ tự trước sau” khi người phóng viên nầy cũng theo tuần tự đưa tay đặt câu hỏi, và đã bị “cướp” micro 3 lần.“ Họ là những người bỏ tiền ra bảo trợ họ được ưu tiên.”  Người ta đã trả lời phóng viên như thế.

Người ta có thể phải đặt dấu hỏi, nghi ngờ những người giới thiệu về phim như LS Nguyễn Quốc Lân, Thanh Trúc đã có xem phim trước khi cho trình chiếu? Và mục đích của việc chiếu phim? 

Những người được phỏng vấn trong phim như: Ông Trần Vệ, Phan Kỳ Nhơn, Phan Tấn Ngưu, Cao Mỵ Nhân…v.v. đã có xem qua cuốn phim chưa? Và họ nghĩ thế nào? Riêng BTC và khán giả San Jose đã bị báo chí, truyền thông lừa một cú ngoạn mục. Đúng là Không Bao Giờ Quên –Unforgotten.

 Xin trích lời cô Hoàng Mộng Thu trong lá thư gửi nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc: “Con không cản trở những ai đang muốn tài trợ-bảo trợ cho buổi chiếu phim các nơi . Nhưng xin hãy xem trước để không phải thất vọng như chính con (bản thân) rất ư là thất vọng.”


Lê Bình
Editor-in-Chief
 Nang The Ky 21
"The News is changing the life"
__._,_.___

Posted by: Nang Magazine 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết