Monday, August 3, 2015

Cố Tổng Thống Ronald Reagan Và… H.O.



Cố Tổng Thống Ronald Reagan Và… H.O.

Phan Đức Minh
Untitled-1
Từ ngày đặt chân tới đất Mỹ, năm 1992, sau hơn 12 năm đi tù cải tạo trên núi trên rừng, tôi có cơ hội lập lại cái “tủ sách gia đình” đã bị mất trong biến cố đau thương: Tháng 4-1975. Tôi tìm kiếm mọi thứ sách viết về nước Mỹ, nơi tôi chọn làm quê hương thứ hai, sách viết về những vị Tổng Thống Mỹ, những cuộc chiến tranh mà nước Mỹ đã có mặt… Có khi tôi mua ở tiệm sách Mỹ vào lúc “Big Sale – Sale 50% off ” hay tìm kiếm ở mấy cái chỗ “Garage Sale – Moving Sale”. Nhờ cái tủ sách này, ngay từ hồi đó, tôi có dịp biết và coi cựu Tổng Thống Ronald Reagan là một trong những vị Tổng Thống Hoa Kỳ mà tôi mến mộ nhất.

Ông Ronald W. Reagan sinh ngày 6 tháng 2 năm 1911 tại Tampico, Bang Illinois. Sách vở và người đời thông thường chỉ viết tên Ông là Ronald Reagan, ít viết hay nóí đến chữ đệm W. (Wilson) ở giữa. Ông thuộc Đảng Cộng Hòa và làm Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 40 với 2 nhiệm kỳ, kể từ ngày 20 tháng 1 năm 1981 đến hết ngày 19 tháng 1 năm 1989. Lịch sử Hoa Kỳ có ghi rằng: “Vị Tổng Thống già nhất là Ronald Reagan. Ông 77 tuổi khi rời nhiệm sở, sau khi đã phục vụ 2 nhiệm kỳ – The oldest president was Ronald Reagan, who was 77 when he left office after serving 2 terms”.

Ông Reagan là con trai của người thư ký làm cho một tiệm bán giầy dép. Ông có bà mẹ rất yêu thích nghệ thuật sân khấu. Từ thời trung học, Dutch – tên thân mật của Reagan – đã xuất hiện trên sân khấu nhà trường trong nhiều vở kịch. Ngoài ra, cậu Dutch này còn rất ham chơi môn football, baseball (đã có lần gẫy chân, phải chống nạng, đi cà nhắc), từng làm toán trưởng toán bơi lội chuyên môn của trường. Khi lên Đại Học, chàng thanh niên Ronald luôn luôn đảm nhiệm các vai chính trong những vở kịch do nhà trường tổ chức trình diễn. 

Sau khi ra trường, Ông làm công việc “Xướng ngôn viên thể thao trên đài phát thanh – Radio Sports Announcer “. Năm 1937, nghề nghiệp tài tử điện ảnh của Ông bắt đầu khi hãng phim Warner Brothers mời ông đóng thử một vai trong “Love is on the air”, sau đó là nhiều cuốn phim nổi tiếng như phim: Santa Fe Trail – 1940, The Bad Man – 1941, Juke Girl – 1942, That Hagen Girl – 1947, John Loves Mary – 1949 vv… Trong môi trường điện ảnh này, ông Reagan có dịp đóng chung với nữ tài tử đã nổi tiếng, Jane Wyman trong một phim vui vẻ mang tên “Brother Rat”, và hai người thương yêu nhau, kết thành vợ chồng trong 8 năm, từ 1940 đến 1948.
51uL0NFLAaL
Năm 1952, Ronald Reagan kết hôn với nữ tài tử Nancy Davis sau ba năm quen biết. Sau này, nữ tài tử Nancy có cho một người bạn coi cái danh sách nàng liệt kê những chàng độc thân lúc đó, của vùng trời Hollywood và cái tên Reagan lại đứng đầu danh sách. Nancy, nữ tài tử 28 tuổi, đã có lúc nói với nhà sản xuất điện ảnh nổi danh đương thời Dore Schary, nếu có thể thì xếp đặt sao cho Cô gặp và chuyện trò với Reagan một lần. Do đó, bà vợ của Schary là Miriam mới đứng ra tổ chức một cái “Dinner party” nho nhỏ gồm một số bạn bè thân thiết. Bà Miriam xếp đặt cho Nancy và Reagan ngồi đối diện với nhau. Thế là chàng và nàng tha hồ chuyện trò tâm sự. Bà Miriam quan sát thấy rằng suốt bữa tiệc, nàng Nancy luôn luôn tươi cười chuyện trò tâm sự và sau đó còn tìm đủ cách gặp lại chàng Reagan.

Cuối cùng, vài tháng sau, chiều tối ngày 15 tháng 11 – 1949, điện thoại nhà Nancy reo vang. Nancy bắt phôn. Người ở đầu dây bên kia chính là chàng Reagan mời nàng Nancy đi ăn tối. Bữa ăn xong chàng dẫn nàng đi coi buổi trình diễn tuyệt vời của Sophie Tucker tại Ciro’s nightclub. Hồi ký Reagan về sau có kể lại: One night, over dinner as we sat at a table for two, I said, “Let’s get married… she put her hand in mine, looked into my eye and said, “Let’s!” Rồi một đám cưới đơn giản đã diễn ra ngày 4 tháng 3 năm 1952 tại nhà thờ Little Brown Church, khách mời chỉ có duy nhất cặp vợ chồng tài tử William Holden và Ardis, kiêm luôn phù dâu, phù rể. Kể từ giờ phút đó, Ronald Reagan và Nancy Reagan trở nên vợ chồng và sống với nhau cho đến trọn đời.

757px-The_Reagans_with_Bill_and_Ardis_Holden_1952
đám cưới của Ronald Reagan và Nancy Reagan
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/42/Ronald_Reagan_and_Nancy_Reagan_aboard_a_boat_in_California_1964.jpg
Ronald và Nancy Reagan trên một chiếc thuyền tại California năm 1964
http://images.politico.com/global/click/110130_ronald_nancy_reagan_ap_283_regular.jpg
Ronald và Nancy Reagan năm 1986
Là một tài tử điện ảnh, Ông Reagan luôn luôn tích cực hoạt động và đã phục vụ 6 năm với tư cách là Chủ Tịch của Nghiệp Đoàn Công Nhân Điện Ảnh – Truyền Hình. Năm 1948, Ronald Reagan tham gia cuộc vận động tranh cử Tổng Thống cho ứng cử viên Đảng Dân Chủ: Harry Truman. Nhưng sang thập niên 1950, quan điểm chính trị của ông nghiêng dần sang khuynh hướng bảo thủ truyền thống, ông chuyển đổi sang Đảng Cộng Hòa và tích cực vận động ủng hộ các ứng cử viên Tổng Thống của Cộng Hòa như Dwight Eisenhower, Richard Nixon v.v…

Sau này, có người khuyến khích ông ứng cử vào chức vụ Thống Đốc Tiểu Bang California, ông cười lớn “Tui mà làm Thống Đốc à?” Vậy mà năm 1966, ông đánh bại ứng cử viên Dân Chủ để vào dinh Thống Đốc California ở luôn hai nhiệm kỳ, phục vụ cho tới 1975. Năm sau, được đà, Ronald Reagan vận động Đảng Cộng Hòa để được đề cử ra dự tranh chức vụ Tổng Thống. Thời cơ chưa đến, ông bị thua vị Tổng Thống đương nhiệm thứ 38 là Gerald Rudolph Ford, tái ứng cử, có nhiều lợi thế hơn theo lẽ thông thường. Kết quả, ông Ford bị ông Jimmy Carter đánh bại.

Bốn năm sau, khi giành được sự đề cử của Đảng Cộng Hòa, cựu tài tử điện ảnh Ronald Reagan, cựu Thống Đốc Bang Cali đã hạ đo ván ngài Jimmy Carter, đương kim Tổng Thống tái tranh cử và triều đại Reagan bắt đầu. Ông chính thức làm chủ Tòa Bạch Ốc ngày 20 tháng 01 năm 1981, sau Lễ Tuyên Thệ nhậm chức với sự chứng kiến của Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện Warren Burger và Nữ Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện đầu tiên của nước Mỹ Sandra Day O’Connor.
Tổng Thống Reagan mới nhậm chức được hơn 2 tháng thì bị ám sát hụt do tay súng John Hinkley thực hiện ngày 30-3-1981, nhưng ông không chùn bước.
http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/aolnpvp/2015_04_20/Zing_My__Am_sat_Reagan_4.jpg
Nhân viên mật vụ vội vã đưa Tổng thống Reagan (giữa) vào xe limousine sau khi ông bị bắn vào ngực. Ảnh: AP

Với những phụ tá cự phách, thi hành những biện pháp thích hợp và quyết liệt, TT Reagan đã đem lại cho Đất Nước một luồng sinh khí mới, dân chúng sôi động tinh thần yêu nước, Hoa Kỳ dần dần trở lại với vị trí xứng đáng của một “Siêu cường”. Những đường lối, chính sách kinh tế có hiệu quả mạnh mẽ, rõ ràng của thời đại Ronald Reagan đã được người ta đặt cho cái tên gọi là “Reaganomics”. Đối đầu với một địch thủ đáng nể là Liên Bang Sô Viết, Ông Reagan thấy rõ là muốn giữ vững hòa bình thế giới, Hoa Kỳ phải có một lực lượng quân sự thật mạnh, vượt trội đối phương. Ông kêu gọi Quốc Hội chấp thuận những ngân khoản cần thiết cho việc phát triển các loại hỏa tiễn, oanh tạc cơ siêu đẳng và những loại vũ khí có thể trấn áp đối phương ngay từ phút lâm trận đầu tiên.

 Những nhân vật chính trị chưa biết nhiều về “Sách lược – Policies & Strategies” của cộng sản thì la làng về sự chi tiêu quá đáng cho việc tối tân hóa quân đội, chiến tranh trên không gian, theo đường lối lãnh đạo của Ông Reagan. Nhiều nhân vật cho rằng cứ đà… đổ tiền xuống biển kiểu này thì Ông Reagan chỉ giữ được Tòa Bạch Ốc giỏi lắm là một nhiệm kỳ thôi. Kết quả khác hẳn, việc ông bắt buộc Liên Sô phải chạy đua võ trang với Hoa Kỳ để giành thế “Thượng phong về hỏa lực – Superiority of firepower” đã đẩy Liên Sô tới cảnh… bị thương nặng, tạo nên một trong những yếu tố đưa Liên Sô đi dần đến chỗ sụp đổ.
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4c/Reagan_signs_Martin_Luther_King_bill.jpg
Ngay đầu năm 1984, tức là đầu năm thứ 3 của nhiệm kỳ 1, Ronald Reagan tuyên bố “Công việc chúng ta theo đuổi chưa hoàn tất” và Ông loan báo sẽ ra tái ứng cử nhiệm kỳ 2. Sự loan báo này được tung ra không lâu trước khi kỷ niệm sinh nhật thứ 73 của Ông được tổ chức tại Tòa Bạch Ốc. Ông đánh bại đối thủ Walter Mondale để tái đắc cử nhiệm kỳ 2. Ronald Reagan là vị Tổng Thống Hoa Kỳ đầu tiên đã đạt được những hiệp ước với Liên Sô về kiểm soát vũ khí nguyên tử, cũng như thỏa ước 1987 về việc giải trừ các loại hỏa tiễn có gắn đầu đạn nguyên tử đang nhắm vào các mục tiêu là những quốc gia quan trọng của khối NATO (North Atlantic Treaty Organization).

Tháng 6-1987, qua làn sóng truyền thanh, ông Reagan đọc một bài diễn văn lịch sử tại “bức tường ô nhục,” ngăn đôi nước Đức tại Berlin, thách đố Ông Gorbachev, lãnh tụ Liên Sô, hãy cho thế giới thấy ông là người thế nào, bằng cách cho phá bỏ bức tường ô nhục đó đi. Bài diễn văn làm rung động thế giới cộng sản và toàn thể nhân loại. Kết quả, mong ước của Ông Reagan đã thành sự thực: Nhân dân Đông Đức với sự “bật đèn xanh” của lãnh tụ cộng sản thế giới Gorbachev, đã ào ạt xông lên phá tan “Bức tường ô nhục”. Biến cố này tạo ra sự sụp đổ dây chuyền của cả khối cộng sản. Và chính Gorbachev sau này cũng đã hết lời ngợi ca Ronald Reagan là một Tổng Thống vĩ đại.
Ronald Reagan speaks in front of Brandenburg Gate
ông Reagan đọc một bài diễn văn lịch sử tại “bức tường ô nhục,” ngăn đôi nước Đức tại Berlin, thách đố Ông Gorbachev phá bỏ bức tường này
Một điều ít người để ý là chính Ronald Reagan là người đã nhận ra trách nhiệm của nước Mỹ với những chiến sĩ đồng minh tại chiến trường Việt Nam, đang bị đày đoạ tại các trại tù cải tạo ghê rợn của cộng sản Việt Nam nơi rừng sâu, núi thẳm. Nhờ nhận thức này mà chương trình H.O. được xúc tiến. Năm 1984, TT Reagan phái vị Tướng hồi hưu Vessy sang gặp chính quyền Hà Nội để bàn thảo cách giải quyết vụ này. Sau nhiều màn kỳ kèo do phía cộng sản Việt Nam tạo ra, năm 1986, chương trình H.O. thành hình. 

Nguyễn Văn Linh với chức vụ Tổng Bí Thư Đảng, theo chân sư phụ Gorbachev, lãnh tụ Liên Sô, cũng bắt chước “Đổi mới, cải tổ” một tí cho “quả bom nhân dân” khỏi nổ tung. Nhờ vậy, loại tù cải tạo cỡ như kẻ viết bài này, từ năm 1987 trở về sau mới được thả về với sự đe doạ bị tống đi vùng kinh tế mới. Năm 1988 chuyện tù cải tạo trên 3 năm có thể lập hồ sơ H.O. mới chính thức được loan báo trên đài phát thanh Hà Nội cũng như các đài VOA, BBC, vv…

Ngày ông Ronald Reagan qua đời tại Cali, hàng trăm ngàn dân chúng đã tới thăm và chào vĩnh biệt ông.
http://www.mikelynaugh.com/ReaganFuneral/Images/IMG_5424.jpg
tang lễ TT Ronald Reagan
Chiếc quan tài phủ lá cờ Hoa Kỳ được đưa lên máy bay cùng với cựu Đệ Nhất Phu Nhân Nancy Reagan, người vợ thương yêu, săn sóc, bên cạnh Ông trọn đời, cùng thân nhân, về Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn để tại đây, nước Mỹ, chính quyền và nhân dân cử hành Lễ Quốc Táng cho vị Tổng Thống vĩ đại Ronald Reagan. Sau đó quan tài được đưa trở lại California để Ronald Reagan vĩnh viễn an nghỉ ngay tại khu vực “Ronald Reagan Presidential Library” được khánh thành ngày 4 tháng 11-1991 với sự hiện diện của đương kim Tổng Thống George H. Bush (Ngài Bush lớn, Bush cha) cùng 3 vị cựu Tổng Thống Jimmy Carter, Gerald Ford và Richard Nixon là những vị cựu Tổng Thống còn tại thế lúc bấy giờ.

Viết những dòng này, tôi không bao giờ quên được nhân vật vĩ đại Ronald Reagan, người đã cứu nước Mỹ ra khỏi cảnh đen tối của những năm cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980, người đã góp phần công sức lớn lao vào việc làm sụp đổ hệ thống cộng sản quốc tế từ Đông Âu, Đông Đức rồi chính ngay tại thành trì cộng sản thế giới là Liên Sô, giải thoát bao nhiêu triệu người khỏi gông cùm cộng sản.

Bản thân kẻ viết bài này hiểu rằng chính là nhờ TT Reagan mà mình đã có cơ hội thoát khỏi cảnh sống kinh hoàng trong hơn 12 năm, trải qua 5 trại tù cải tạo nơi rừng sâu nước độc, nơi bạn bè thân thiết thỉnh thoảng lại một người gục ngã vì kiệt sức, bệnh hoạn, rồi ra nằm yên nghỉ tại các nấm mồ ở vùng núi đồi quanh quanh các trại tù. Cũng là nhờ Tổng Thống Reagan, mà biết bao cuộc đời tù ngục khác đã có cơ hội tái sinh dưới bầu trời Tự Do, con cháu được sống với ý nghiã đích thực của phẩm giá con người…

Tổng Thống Ronald W. Reagan từ trần vào trưa Thứ Bảy, ngày 5 tháng 6 – 2004 tại nhà riêng ở California, thọ 93 tuổi (1911 – 2004). Hôm nay, với lòng biết ơn, xin trân trọng tưởng niệm ông, nhân vật vĩ đại của lịch sử nhân loại: Cố Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald W. Reagan.

Phan Đức Minh
Ghi chú:
(*): Tôi viết “Liên sô” chứ không viết “Liên xô” như ta thường thấy xuất hiện khá nhiều trên báo chí, báo in cũng như báo điện tử, vì lẽ: người Việt Nam chúng ta làm quen với 2 chữ “Liên sô” từ sau Thế chiến thứ 2 (1945). Hồi đó, Pháp ngữ (French language) là ngoại ngữ còn gần gũi với người Việt Nam chúng ta hơn cả, mà theo Pháp ngữ thì: Liên sô từ “Union République Socialiste Soviétique’ mà ra. Người Việt mình dịch là: Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Sô-viết. 

Ta lấy chữ đầu là Liên và chữ cuối là Sô. Hai chữ Sô-viết chỉ là 1 chữ do “Soviet / Soviétique” mà ra. Trong nhóm chữ Pháp cũng như chữ Việt, chữ đầu và chữ cuối, chúng ta không hề thấy chữ X ở đâu cả, mà chỉ có chữ S thôi. Kể cả trong Anh-Mỹ ngữ ngày nay cũng là: Liên bang Cộng hòa xã hội Sô-viết/Union of Soviet Socialist Republics”. Ta chỉ thấy có chữ Sô thôi, chứ không hề thấy chữ Xô ở đâu cả. Vậy, chúng ta nên viết: Liên Sô thay vì viết Liên Xô. – P.Đ.M.
_




__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết