KHU HỒ SƠ MẬT ... (10)
Mỹ "bật đèn xanh" đảo chánh
( nguồn: Ngô Kỷ sưu tầm )
Tại Sài Gòn hàng trăm tăng ni biểu
tình và tuyệt thực 48 giờ trước Quốc Hội. Đại Sứ Mỹ Frederick E. Nolting vắng
mặt tại Sài Gòn, Bộ Ngoại Giao Mỹ Mỹ chỉ thị ông Phó Đại Sứ William C.
Trueheart (Deputy Chief of Mission ) giải quyết.
Ngày 02 tháng 06 năm 1963, tại Huế, 500
sinh viên biểu tình chống chính quyền kỳ thị. Biến thành bạo động, cảnh sát
dùng chó, lựu đạn cay tấn công đoàn biểu tình, 67 sinh viên bị thương phải vào
bệnh viện. Chính quyền ra lệnh giới nghiêm Huế và cho cảnh sát, công an kiểm
soát đường phố.
Để tránh đụng chạm, Tổng Thống Diệm thải
hồi 3 viên chức có trách nhiệm vụ bắn chết người biểu tình ngày 08 tháng 05 năm
1963, trong đó bị thải hồi có Thiếu Tá Đặng Sỹ. Chính quyền lên tiếng xin lỗi
Phật Giáo, nói là các nhân viên chính quyền đã thiếu tế nhị khi hành xữ công
tác và hứa sẽ cho một phái đoàn chính phủ tiếp xúc với Phật Giáo để bồi thường
các gia đình nạn nhân.
Ngày 04 tháng 06 năm 1963, Phó Đại Sứ
Trueheart gặp Ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống để yêu cầu giải
quyết. Phật Giáo có gặp nhưng hai bên bất đồng ý kiến.
Ngày 07 tháng 06 năm 1963, bà Ngô Đình Nhu
tức bà Trần Lệ Xuân ca ngợi tổ chức Phụ Nữ Liên Đới và lên án những vị lãnh tụ
Phật Giáo do Cộng Sản giật dây.
Sáng ngày 11 tháng 06 năm 1963, Phát ngôn
viên của Phật Giáo thông báo cho các phóng viên, ký giả Mỹ biết sẽ có một biến
cố quan trọng sẽ xảy ra tại ngã tư Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng thành phố
Sài Gòn.
Hàng ngàn tăng ni, phật tử đứng chung
quanh, HòaThượng Thích Quảng Đức 73 tuổi ngồi bình thản tự thiêu bằng xăng. Hòa
Thượng Thích Quảng Đức ngồi bình tỉnh là do bị chích ma túy nên không biết nóng.
Bà Ngô Đình Nhu tuyên bố về cái chết của
Hòa Thượng Thích Quảng Đức: "Tất cả cái mà các vị lãnh đạo Phật Giáo đóng
góp vào quốc gia này là đi nướng một vị tăng (barbecue)".. Chính quyền Tổng Thống Diệm cho rằng việc
tự thiêu là do Cộng Sản sắp đặt, và chính Đại Sứ Mỹ Nolting cũng ủng hộ lời
giải thích này, ông nói: "Theo tôi nghĩ, đây là do Việt Cộng. Động lực
thúc đẩy việc này là do chính trị chứ không phải do vấn đề tín ngưỡng".
Cái chết của Hòa Thượng Thích Quảng Đức là
ngọn lửa châm ngòi cho Phật Giáo đấu tranh kịch liệt và mạnh mẽ hơn. Hình ảnh
tự thiêu đã gây xúc động nhân dân, chính phủ Mỹ và toàn thế giới. Chính phủ Mỹ
lên án Tổng Thống Diệm. Bộ Ngoại Giao Mỹ chỉ thị Phó Đại Sứ Trueheart bí mật
tiếp xúc với Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ để báo tin cho biết là Mỹ sẽ ủng hộ
Phó Tổng Thống Thơ nếu Tổng Thống Diệm ra đi.
Vì thấy Đại Sứ Mỹ Nolting quá thân với
Tổng Thống Diệm, nên Tổng Thống Kennedy tuyên bố thay thế Đại Sứ Nolting bằng
tân Đại Sứ Henry Cabot Lodge trong khi Đại Sứ Nolting đang đi Âu Châu mà không
thông báo cho ông biết.
Đại Sứ Nolting chỉ được biết qua đài phát
thanh mà thôi. Tức bực, Đại Sứ Nolting phát biểu: "Tôi nói thẳng là tôi nghĩ có một số người
có thế lực tại Bộ Ngoại Giao, họ là những người rất vui mừng khi thấy tôi phải
ra đi bởi vì họ muốn cho ông Diệm thật nhiều sợi dây thừng để ông tự treo cổ
ông ta. Có một chiến dịch đạp đổ ông Diệm làm tôi nghĩ rằng nó phát xuất từ các
ông Thứ Trưởng Averrell Harriman, Roger Hilsman và một số viên chức trong Tòa
Bạch Ốc. Điều đó đi ngược lại sự cố vấn của CIA. Tôi muốn các điều tôi nói đây
được ghi vào hồ sơ".
Sau này, Tướng Maxwell D. Taylor, từng là
Chủ Tịch Liên Quân Hoa Kỳ (Tổng Tham Mưu Trưởng) thời đó kể lại là Ban Cố Vấn
của Tổng Thống Kennedy chia làm 2 phe: một phe thì muốn lật đổ Tổng Thống Diệm
vì nói là "không thể thắng Cộng Sản nếu còn Tổng Thống Diệm", còn
phía ủng hộ Tổng Thống Diệm mà trong đó có Tướng Taylor thì nói là "có thể
chúng ta không thể thắng Cộng Sản nếu đi với Tổng Thống Diệm, nhưng nếu không
đi với Diệm thì đi với ai?" Mọi người đều im lặng, không ai trả lời được
câu này.
Ngày 16 tháng 06 năm 1963, Ủy Ban Chính
Phủ và Phật Giáo ký bản Thông Cáo Chung, đồng ý thỏa mãn các đòi hỏi của Phật
Giáo, nhưng lại không nhận trách nhiệm. Báo chí Mỹ, đài VOA chỉ trích chính
quyền Tổng Thống Diệm. Phật Giáo thay thế Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết bằng
Thượng Tọa Thích Trí Quang lãnh đạo cuộc đấu tranh. Theo báo cáo của CIA,
Thượng Tọa Thích Trí Quang là người Bắc, sinh năm 1922, là "một người khôn
lanh, thâm hiểm, không tình cảm, có mưu đồ chính trị và đầy tham vọng lãnh tụ".
Ngày 25 tháng 06 năm 1963, Trưởng Phòng
CIA John Richardson tại Sài Gòn (CIA Chief Station) thất bại trong việc đứng ra
điều đình giữa chính quyền Tổng Thống Diệm và Phật Giáo. Ông Cố Vấn Nhu nói:
"Các lãnh tụ Phật Giáo không bao giờ tuyên bố và cũng không bao giờ chống
Cộng Sản cả". Ông Nhu cũng chỉ trích thái độ mềm dẽo của Tổng Thống Diệm
vì làm như vậy khiến cho chính quyền khó giải quyết vấn đề. Ông Nhu tuyên bố:
"Nếu chính phủ không áp dụng luật pháp thì chính phủ sẽ sụp đổ và tôi là
người đầu tiên nghĩ như thế". Ông Nhu hàm ý rằng trong tình trạng khẩn
trương của đất nước, nếu cần, ông sẽ đứng ra ngoài tình cảm gia đình, ông có
thể chống cả chính phủ và Tổng Thống Diệm.
Khi thấy phong trào đấu tranh của Phật
Giáo bùng nổ mạnh mẽ dưới sự chỉ đạo của Thượng Tọa Thích Trí Quang, Tổng Thống
Kennedy hỏi ông Phụ Tá Tổng Thống Michael Forrestal rằng: "Họ là ai? Tại
sao chúng ta không biết đến họ trước kia vậy?”
Những ngày cuối tháng 06 năm 1963, Phó Đại
Sứ Trueheart tiếp xúc Tổng Thống Diệm hàng ngày để đòi hỏi Tổng Thống Diệm
nhượng bộ Phật Giáo. Vì thấy Tổng Thống Diệm không nghe lời, Phó Đại Sứ
Trueheart đe dọa Mỹ sẽ không ủng hộ chính phủ Tổng Thống Diệm. Bị xúc phạm bởi những lời đe dọa của Mỹ,
kể từ đây Tổng Thống Diệm tỏ ra bất cần Mỹ, và kêu gọi dân chúng thắt lưng buộc
bụng để độc lập với Mỹ.
Ngày 04 tháng 07 năm 1963, tờ báo viết bằng Anh ngữ Times of Viet
Nam do ông Nhu tài trợ viết bài tấn công Mỹ và nói Hòa Thượng Thích Quảng Đức
tự thiêu vì bị chích ma túy.
Tại Hoa Thịnh Đốn, các giới chức cao cấp
Bộ Ngoại Giao phúc trình Tổng Thống Kennedy biết tình trạng bất ổn tại Việt Nam
và kết tội ông Nhu phá hoại bản Thông Cáo Chung ký ngày 16 tháng 06.
Tại Hoa Thịnh Đốn, bàn tán xôn xao về kế
hoạch loại ông Cố Vấn Nhu và bà Nhu ra khỏi chính quyền.. Đại Sứ Nolting được
gọi họp tại Tòa Bạch Ốc. Tại đây, ông Nolting khuyến cáo Tổng Thống Kennedy
rằng nếu đảo chánh sẽ tạo ra nội chiến, và ông Nolting hy vọng là ông có thể
thuyết phục được Tổng Thống Diệm. Mặc dù Tổng Thống Kennedy đã tuyên bố bổ
nhiệm ông Henry Cabot Lodge thay thế ông Nolting để làm đại sứ tại Việt Nam,
nhưng Tổng Thống Kennedy lại chỉ định ông Nolting qua Sài Gòn lần nữa để thuyết
phục Tổng Thống Diệm.
Ngày 11 tháng 07 năm 1963, Đại Sứ Nolting
trở lại Sài Gòn. Tuyên bố với báo chí, ông nói ông qua lần này nhằm thuyết phục
Tổng Thống Diệm thay đổi lập trường. Ông khuyến khích Tổng Thống Diệm lên đài
phát thanh để nhận lỗi về việc tranh chấp với Phật Giáo.
Ngày 18 tháng 07 năm 1963, Đại Sứ Nolting
dành cả ngày thuyết phục, khuyến khích, yêu cầu và ngay cả đe dọa Tổng Thống
Diệm, tuy nhiên không đạt được gì khả quan cả, trừ việc Tổng Thống Diệm đồng ý
lên đài phát thanh để hứa "cộng tác" chặt chẽ với Phật Giáo.
Ngày 19 tháng 07 năm 1963, Tổng Thống Diệm
nói trên đài phát thanh chỉ 2 phút. Với giọng nói lạnh lùng, Tổng Thống Diệm
hứa hẹn rất ít, yêu cầu mọi người kính trọng chức vụ Tổng Thống của ông, và hứa
sẽ chỉ định một Ủy Ban Chính Phủ khác điều tra các khiếu nại của Phật Giáo. Dù
vậy, cảnh sát vẫn tiếp tục bao vây các chùa chiền bằng dây kẽm gai.
Vì phong trào Phật Giáo đấu tranh mạnh tại
Huế và Nha Trang, nên chính quyền Tổng Thống Diệm ban tình trạng thiết quân
luật tại hai tỉnh này. Quân đội xao động, truyền đơn rải cùng các căn cứ lính.
Các quân nhân bắt đầu mang khăn quàng vào tay ủng hộ Phật Giáo đấu tranh.
Ngày 14 tháng 08 năm 1963, Đại Sứ Nolting
từ biệt Tổng Thống Diệm về Mỹ. Ông Nolting yêu cầu Tổng Thống Diệm thỏa hiệp
với Phật Giáo và muốn Tổng Thống Diệm lên tiếng phủ nhận lời tuyên bố "đổ
dầu vào lửa" của bà Nhu, cũng như muốn Tổng Thống Diệm cho biết ai là
người thực sự lãnh đạo đất nước. Nếu Tổng Thống Diệm không thực hiện các điều
kể trên thì "chính phủ Mỹ khó có thể tiếp tục giữ tình hữu nghị như hiện
tại".
Tổng Thống Diệm nói với Đại Sứ Nolting
rằng Hoa Kỳ phải nên hiểu rằng việc rối rắm này "không phải do Phật Giáo
mà cũng chẳng phải do gia đình ông tạo nên". Tuy nhiên, có lẽ vì chỗ thân
tình với ông Nolting nên Tổng Thống Diệm hứa là sẽ đưa ra một bản Thông Cáo.
Thế nhưng, trong buổi phỏng vấn ngày sau đó, Tổng Thống Diệm lại tuyên bố:
"Chính sách liên kết với Phật Giáo của tôi không thể thực hiện được".
Chính phủ Tổng Thống Diệm muốn đánh một
ván bài chót là đàn áp Phật Giáo thật mạnh mẽ, với hy vọng là nếu thành công
thì đây là món quà đón tiếp tân Đại Sứ Henry Cabot Lodge.. Mỹ cho đây là kế
hoạch của ông Cố Vấn Nhu.
Ngày 15 tháng 08 năm 1963, Đại Sứ Nolting
rời Sài Gòn. Ông Nhu cảnh giác cho các tướng lãnh Việt Nam biết chính sách Mỹ
thay đổi và có thể Mỹ sẽ bỏ rơi Việt Nam . Ông trưng dẫn bằng chứng là Mỹ vừa
ký thỏa hiệp cấm thử bom nguyên tử với Liên Sô, có nghĩa là Mỹ đi hòa hoãn với
Cộng Sản.
Ngày 20 tháng 08 năm 1963, mười vị tướng
lãnh yêu cầu Tổng Thống Diệm ban bố tình trạng thiết quân luật để quân đội có
thể đưa các vị tăng ni ngoài Sài Gòn trở về chùa. Tối đó, ông Nhu tự ý hành
động mà không thông báo cho các tướng lãnh. Tấn công chùa Xá Lợi, phá cửa chính
bằng súng, lựu đạn cay, bắt bớ lên xe. Tại Huế, lực lượng an ninh dùng súng
tiểu liên M1 bắn chùa Từ Đàm, bắn bể tượng Phật và tịch thu 30 ngàn mỹ kim của
chùa. Gần chùa Diệu Đế, đàn bà, đàn ông, trẻ em đương đầu với cảnh sát. Sau năm
tiếng đồng hồ xô xát cho đến khi có xe tăng tới, tại chùa có 30 người chết, 200
bị thương và chở giam 10 xe người.
Ngày 21 tháng 08 năm 1963, sau khi Tổng
Thống Diệm ban bố tình trạng thiết quân luật, ông Nhu ra lệnh Lực Lượng Đặc
Biệt (Special Forces) do Đại Tá Lê Quang Tung cầm đầu, và Cảnh Sát Dã Chiến
(Combat Police) tấn công chùa chiền. Có khoảng 2 ngàn chùa chiền bị bố ráp trên
toàn quốc và bắt giam hơn 1.400 vị tăng ni. Ít nhất có năm mươi đến hàng trăm
người bị chết. Sự kiện này đã làm cho Mỹ tại Sài Gòn cũng như Hoa Thịnh Đốn bực
tức và lên án Tổng Thống Diệm gắt gao. Tại Honolulu, ông Nolting gặp tân Đại Sứ
Lodge và một số giới chức Mỹ. Ông Nolting gởi cho Tổng Thống Diệm một điện thư:
"Đây là lần đầu tiên ông đã nuốt lời hứa với tôi". Hết sức chịu đựng,
và không còn nhẫn nại được nữa, Tổng Thống Kennedy quyết định giao cho CIA giải
quyết vấn đề.
Cũng trong ngày này, 6 giờ sáng, đài phát
thanh Sài Gòn phát thanh lời Tổng Thống Diệm nói rằng 3 tháng thương thảo với
Phật Giáo thất bại... Ông tuyên bố toàn nước đặt trong tình trạng thiết quân
luật. Binh sĩ tại Sài Gòn mặc áo giáp, mang tiểu liên, lựu đạn cay và canh gác
khắp các ngã đường, các cây cầu chính yếu. Xe Jeep trang bị súng lớn 30 caliber
tuần tiểu thành phố. Sinh viên xuống đường biểu tình bất tuân lệnh thiết quân
luật.
BộTrưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu từ chức,
cạo trọc đầu để phản đối Tổng Thống Diệm và xin đi Ấn Độ tu học. Tệ hại hơn là
Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ là ông Trần Văn Chương, thân sinh của bà
Trần Lệ Xuân (tức bà Nhu) từ chức và chỉ trích chính quyền Tổng Thống Diệm là
chế độ độc tài. Phái đoàn Mỹ cứu trợ phải quay trở lại Mỹ vì cảnh sát không cho
phép máy bay hạ cánh. Chính phủ Mỹ bị hiểu lầm là đứng sau vụ đàn áp Phật Giáo.
Ngày 22 tháng 08 năm 1963, lúc 9 giờ 30
tối, tân Đại Sứ Henry Cabot Lodge đến Tân Sơn Nhất, Sài Gòn.
Ngày 23 tháng 08 năm 1963, Tướng Trần Văn
Đôn mời ông CIA Lucien Conein đến Bộ Tổng Tham Mưu để nhận thư trao tận tay cho
tân Đại Sứ Lodge, nói là quân đội không có nhúng tay trong việc đàn áp Phật
Giáo vừa rồi. (Ông Lucien Conein, CIA Operative, giữ vai trò chính yếu trong
việc phối hợp với các tướng đảo chánh).
Tướng Lê Văn Kim là phụ tá của tướng Đôn
và là anh em rể của tướng Đôn đòi triệt hạ ông Nhu và yêu cầu chính phủ Mỹ lên
tiếng ủng hộ thì quân đội sẽ đứng lên lật đổ chính phủ Tổng Thống Diệm.
Bí thư của Tổng Thống Diệm là ông Võ Văn
Hải yêu cầu bảo toàn Tổng Thống Diệm nếu loại bỏ ông Nhu. Tân Đại Sứ Lodge báo
cáo về Hoa Thịnh Đốn tất cả sự kiện, nhưng ông Lodge không ủng hộ việc loại bỏ
ông Nhu. Ông Lodge khuyên nếu Mỹ ủng hộ đảo chánh thì nên núp trong bóng tối.
Bức điện văn tố cáo "ông Nhu đang bị
dân chúng chán ghét" được gởi đến bàn ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Roger
Hilsman. Ông Hilsman lên án ông Nhu và nói rằng nếu còn ông Nhu thì chẳng những
đưa miền Nam Việt Nam vào thảm họa, mà còn kéo theo Mỹ xuống bùn đen nữa. Ông
Thứ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Chính Trị Vụ Averell Harriman cũng đồng ý là Mỹ
không nên ủng hộ chính phủ Diệm-Nhu nữa.
Ngày 24 tháng 08 năm 1963, Đại Sứ Lodge
đánh điện văn cho Bộ Ngoại Giao. Phụ Tá Ngoại Trưởng Hilsman phúc đáp, chỉ thị
cho tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn tiếp xúc với các tướng lãnh để thực hiện đảo
chánh.
Trúng vào thứ bảy cuối tuần, Tổng Thống
Kennedy, Bộ Trưởng Ngoại Giao Dean Rusk, Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert S.
McNamara không có mặt tại Hoa Thịnh Đốn, nhưng các phụ tá của họ như ông Thứ
Trưởng Ngoại Giao Harriman, và ông Phụ Tá Tổng Thống Forrestal có mặt làm việc,
với sự hỗ trợ của Phụ Tá Ngoại Trưởng Hilsman. Các người này thảo một bức điện
văn để trả lời cấp tốc cho Đại Sứ Lodge. Bức điện văn "tối mật" ngày
24 tháng 8 năm 1963 này có nội dung như sau:
"Bộ Ngoại Giao gởi Tòa Đại Sứ Mỹ tại
Sài Gòn để thi hành ngay lập tức.
Tối Mật. Không được phép phổ biến.
Chỉ đích thân Đại Sứ Lodge mới được phép
đọc mà thôi. Đối với CINPAC/POLAD thì chỉ Đô Đốc Felt được phép đọc mà thôi.
Theo CAS Sài Gòn 0265 báo cáo về quan điểm
của Tướng Đôn; Saigon 320, Saigon 316, Saigon 329. (Các con số là những ký hiệu
mật mã).
Bây giờ thì rõ là hoặc quân đội đề nghị
lệnh thiết quân luật hoặc ông Nhu đã lừa họ. Ông Nhu đã lợi dụng tình trạng đó
để tấn công chùa chiền bằng cảnh sát và Lực Lượng Đặc Biệt của Đại Tá Tung
trung thành với ông ta, làm cho nhân dân Việt Nam và thế giới ngỡ lầm rằng quân
đội làm. Hơn nữa, cũng thật quá rõ là ông Nhu đã âm mưu sắp đặt ông ta vào vị
trí chỉ huy.
Chính phủ Hoa Kỳ không thể dung dưỡng tình
trạng mà quyền hành lại nằm trong tay ông Nhu. Ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu và
các thuộc hạ của ông để thay vào đó bằng quân đội tinh nhuệ và các chính trị
gia có tư cách.
Nếu ông (tức Đại Sứ Lodge) cố gắng hết
sức, nhưng ông Diệm vẫn ngoan cố và từ chối thì chúng ta phải đối đầu với một
điều có thể xảy ra, là ngay cả bản thân ông Diệm cũng không thể tồn tại được.
Ký tên: Hilsman, Forrestal, Ball,
W.Everell Hariman ".
Sau khi soạn bản điện văn này, ông
Forrestal gọi Tổng Thống Kennedy đang nghỉ cuối tuần tại Hyannis Port ,
Massachusetts và đọc cho nghe. Tổng Thống Kennedy hỏi lại: "Có thể chờ cho
đến thứ Hai để có đủ người họp được không?". Ông Harriman và Hilsman trả
lời là "phải cần gởi gấp ngay bây giờ". Nghe thế, Tổng Thống Kennedy
đồng ý và bảo "hãy gởi đi". Ông Hilsman cũng gọi báo cho Ngoại Trưởng
Rusk và cũng được đồng ý cho phép gởi đi. Ông Hilsman gởi ngay điện văn này qua
Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn, và được coi như Mỹ "bật đèn xanh" đảo
chánh.
Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara và Giám Đốc
CIA McCone chưa được đọc bức điện văn trước khi gởi đi nên rất bất mãn. Đại Sứ
Lodge nhận được điện văn và gởi ngay cho ông Xếp CIA William Colby, lúc đó đang
làm Giám Đốc CIA Vùng Viễn Đông (Chief of the CIA's Far East Division) trụ sở
tại Langley Virginia. Ông Xếp CIA Colby có quyền đọc tất cả điện văn tại trung
tâm chỉ huy CIA ở Virginia .
Ngày 25 tháng 08 năm 1963, Đại Sứ Lodge
báo cáo Bộ Ngoại Giao là ông đã nhận được bức điện văn, nhưng nói "căn bản
quyết định vẫn là từ Hoa Thịnh Đốn".
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết