Tuesday, October 6, 2015

NHỮNG DỮ KIỆN CÔNG DÂN MỸ GỐC VIỆT CẦN BIẾT


         NHỮNG DỮ KIỆN CÔNG DÂN MỸ GỐC VIỆT CẦN BIẾT
                                                         Tài liệu từ Gs Nguyễn Văn Canh UBBVSTV Lãnh Thổ.

 Bài Báo có nhan đề là “Buying Influence” tại Hoa Thịnh Đốn có liên hệ đến  chímh sách của Hoa Thịnh Đốn đối vớii VC. Tôi đính kèm Bài này.

Ở đây, tôi chỉ giới hạn đến một vấn đề là Civil Rights  ở Hoa Kỳ mà thôi.

TÓM LƯỢC SỰ KIỆN: Vào  ngày 8 tháng 7, Nguyễn phú Trọng nói chuyện ở trụ sở của CSIS (Center For Strategic and International Studies)  ở Hoa Thịnh Đốn, ngay sau ngày gặp Obama.

Buổi nói chuyện chỉ dành cho khán thính giả là khách mời của CSIS ở Hoa thịnh Đốn.  BS Nguyễn thế Bình là một trong những người đó.


Sau khi được an ninh khám xét, BS Bình được lên phòng họp ở trên lầu cùng với các khách khác và có một học giả của CSIS đón tiếp. Murray Hiebert, một viên chức của CSIS, có nhân viên an ninh của CSIS đi kèm, đòi BS Bình phải rời khỏi nơi  họp. Murray lộ rõ  không được thoả mái khi phải cắt nghĩa điều đáng tiếc đã xảy ra, nhưng an  ninh tại chỗ của VC chỉ không muốn cho BS Bình vào nghe Nguyễn phú Trọng nói. Murray  với cung cách hối lỗi đã cắt nghĩa cho BS Bình rằng ông ta đã hết sức cố gắng thuyết phục các viên chức an ninh VC về việc này, nhưng không có hiệu quả. Họ không muốn thương lượng, và quan điểm của  họ dứt khoát  là BS Bình không được phép vào nghe Trọng nói chuyện…

CHÚNG TA LÀM GÌ?
Sơ qua sự kiện trên, tôi thấy VC đã dùng tiền ( xem phần sau của bài tường thuật của Rushford) để gây tác động ( hoành hành) tại Hoa Thịnh Đốn. Sự kiện tóm lược trên  cho thấy  VC, chúng là những người nước ngoài, ngang nhiên vị phạm nghiêm trọng quyền của người Mỹ trên đất Hoa kỳ  mà Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo vệ.

Chúng vi phạm gì?

CSIS và VC là đồng phạm đã vi phạm 2 quyền căn bản của công dân Hoa Kỳ do Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo đảm cho họ.

 Đó là :
1) Equal protection Clause do Tu Chính Án HP 14 bảo vệ. Đây là điều khoản bảo vệ quyền bình đẳng của công dân Mỹ,  không ai được ban cấp quyền phân biệt đối sử với người khác. Thường ngày người dân Mỹ  hay nói đến kỳ thị.  Đó là vấn đề được nêu ra ở đây. Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã có những phán quyết về vấn đề này trong các lãnh vực như: chủng tộc, tôn giáo, chính kiến, giầu nghèo, tuổi tác… Cũng thấy có cả áp dụng đối với các hội viên trong một hội đánh golf….      Ở đây,  BS Bình bị ngăn cản, không cho vào phòng họp trong khi đó các người khác cũng cùng trường hợp  như BS Bình là khách mời được  ân cần chào đón; ngoài ra, an ninh còn ‘áp tải’ nạn nhân ra khỏi khu vực họp;
2) Freedom of Expression do Tu Chính Án thứ Nhất (TCA 1) bảo vệ. Đây là quyền được tự do phát biểu tư tưởng.  Tối Cao Pháp Viện đã áp dụng rộng rãi: các tuyên bố và hành vi của công dân dù chống lại nước Mỹ như trường Jane Fonda trước đây ở Hà nội ( có người  còn thấy hành vi của y thị ở  mức quá đáng nên gọi y thị là phản quốc), các cuộc biểu tình dầm dộ do Jane Fonda dẫn đầu ở California vào thời kỳ Sinh Viên Mỹ chống chiến tranh VN; như các vụ sinh viên xé cờ Mỹ, đốt cờ Mỹ, trương hay cầm cờ như cờ VC , hình ảnh cả các lãnh tụ CS, hô to chống Mỹ ( dĩ nhiên là không được bạo động) …. Các hành vi đó được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ.

Áp dụng vào trường hợp BS Bình, qua tài liệu đính kèm, chúng ta biết rằng tìmh báo VC  đã biết rõ các hoạt động chống lại VC trong nhiều năm qua của nạn nhân trong nhiều trường hợp,  ở cả mọi nơi kể cả trong Quốc Hội Hoa Kỳ. BS Bình  luôn lớn tiếng tố cáo chế độ vi phạm nhân quyền  tại Việt nam. Ngay ngày hôm trước buổi nói chuyện của Nguyễn phú Trọng tại CSIS, BS Bình đã tham dự biểu tình tại công viên La Fayette chống Trọng gặp Obama  trong toà Bạch Ốc. Nạn nhân đã bị cấm vào hội trường do lệnh của các công an VC hiện diện tai chỗ dù ” Murray đã cố gắng thuyết phục” mà các cán bộ công an VC  không chấp thuận. Mục đích của VCV là ngăn ngừa BS Bình phát biểu tố cáo vi phạm nhận quyền của VC  tại Việt nam khi Trọng hiện diện tại đó . Như vậy  đây là hành vi ngăn chặn quyền hành sử Tự Do Phát Biểu Tư Tưởng của nạn nhân được Tu Chính Án thứ Nhất bảo vệ.

Hai quyền này được coi là quyền căn bản, quan trọng vào bậc nhất của con người trong hệ thống tư pháp của xứ này. Các vi phạm này hoàn toàn không thể được tha thứ.
Người Việt tị nạn không thể làm ngơ vụ này.


Người Việt tị nạn trong trường hợp này có thể hành động trong lãnh vực sau:

a) Lãnh vực tư p;háp:
Đưa vấn đề này ra trước toà án: Chỉ có BS Bình, nạn nhân của các vị phạm trên  có ‘danh nghĩa” đưa vấn đê ra trước Toà án vì quyền lợi  của nạn nhân bị xâm phạm, dựa trên nguyên tắc “có lợi ích có tố quyền”. Vì sự xâm phạm quyền căn bản ấy của công dân, công tố quyền sẽ được phát động để truy tố các ‘can phạm’. Trường hợp này là CSIS và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam. Chúng là hai đồng phạm. 

Chúng phải trả lời về các hành vi của chúng trước Toà Án. Các án lệ cùa Tối Cao Pháp Viện trong trường hợp này cho thấy các vị phạm ấy bị trừng phạt là tội đại hình và đối với nạn nhân các can phạm, còn phải bồi thường thiệt hại ( lãnh vực dân sự) nữa.

b) Đòi hỏi Đại biểu ở Quốc Hội điều tra vị phạm này và phải có  hành động với các vi phạm ấy.
*Người tị nạn tại Mỹ có thể hành sử quyền này. Trước hết cần phải xác định danh xưng ‘người tị nạn’ ở đây.
-Đó là một cá nhân, có quốc tịch hay chỉ là thường trú nhân có thể đòi hỏi đại diện của mình điều tra vụ vi pham quyền con người quan trọng này.
-Đó là cũng là một đoàn thể. Có thể là một tập hợp có tổ chức chính thức hay  một nhóm người, -không nhất thiết được hành lập hợp lệ ( có giấy phép) và đây là một  tổ chức thục tại ( de facto), có quyền nêu vấn đề này với đại diện của họ tai quốc hội liên bang.  Họ là 2  Thượng Nghị Sĩ Liên Bang của Tiểu Bang người tị nạn cư ngụ. Và  là Dân Biểu Liên Bang trong khu vự cư ngụ.
* Nên trình bày vấn đề trong một văn thư: tóm lược sự kiện, mình muốn gì như theo mẫu đính kèm ( Tôi edited lại thư mà tôi đã gủi cho hai Chủ tich và Phó Chủ Tịch Uỷ Ban Tư Pháp, Thượng và Hạ Viện). Mục đích là đòi điều tra và truy tố các kẻ phạm pháp: CSIS và An Ninh VC ( cả Đại diện CHXHCNVN/Đảng CSVN nữa). Gửi thư ấy đến Văn phòng địa phương của Thượng Nghị sĩ và dân biểu.
*Tiếp xúc trực tiếp là quan trọng. Sau khi gủi thư đi, nên gọi điện thoại xin một cái hẹn gặp Đại Biểu liên hệ (là Dân Biểu hay Nghị sĩ), có thể gặp chuyên viện của họ cũng được tại văn phòng địa phương để bàn với họ xem cách hành động nào tốt nhất. Có thể họ đồng ý về đề nghị  trong thư và cũng có thể họ cho ý kiến khác.  Khi găp Đại Biểu, nên kêu gọi vài chục đồng hương cùng  đi. Nhớ là  đòi họ  cho biết kết quả. Cần phải theo dõi.

·       Một thí dụ về đòi hỏi Quốc Hội điều tra.
Vụ Nguyễn văn Hảo móc nối với Bộ trưởng Thương mại của Clinton là Brown để VC xin được bang giao ( vài tháng ngay sau khi Clinton nhậm chức vào tháng 1 năm 1992 ). Tin này do tờ Spirit, một tờ báo nhỏ, hình như ở Northern Carolina ( tôi không nhớ rõ) phổ biến. 

Ông Lý thanh Bình ở Florida biết tôi đòi Quốc Hội điều tra vụ này. Ông ta cho tôi biết rất nhiều chi tiết về vụ này. Ngoài ra còn các tài liệu tôi thu thập được, có cả liên hệ của Lê quang Uyển, cựu Thống Đốc Ngân  Hàng  thời kỳ cuối của VNCH  vào vụ này về vấn đề tiền  chuyển qua Indosuez Bank ở Tân Gia Ba; văn thư của chính quyền Nam Dương vận động cho VC v.v.

Và giải pháp đưa ra là chính quyền Hoa Kỳ đã cử một cựu chánh án ở Florida làm Independent Counsel ( tôi không nhớ tên) đièu tra vụ này. Spirit cho biết, Nguyễn văn Hảo thấy âm mưu này bị lộ , nên đã gủi 2 faxes cho Sáu Dân ở Sài gòn. Spirit phổ biên hai faxes ấy: dặn Sáu Dân sắp xếp lại công ty của bọn họ vì Hảo cho biết có thể bị bắt giam về vụ phạm pháp này. Khi được tin này, tôi có kêu gọi chính quyền ra lệnh cho câu lưu ngay nghi can vì sợ y trốn qua Mễ Tây Cơ để chạy về VN.

 Tuy nhiên, trong khi còn đang chuẩn bị cho công tác điều tra của Independent Counsel, thì Brown trong chuyến đi công tác ở Âu Châu về, máy bay đâm vào núi và Brown tử nạn. Vậy Independent Counsel là môt đề nghị Quốc hội cần để cử người đó là đủ.

·         Một thí dụ về quyền tư do phát biểu tư tưởng: Vụ Trần Trường.
Treo hình Hồ là một hành vi  của Trần Trường biểu hiện quyền hành sử quyền phát biểu tự do tư tưởng do TCA 1 bảo vệ. Không ai có quyền ngăn cản, nếu là bất bạo động.
Cuộc biểu tình  bất bạo động chố vụ treo hình Hồ của gần 50,000 người tị nạn ( theo NBC) là quyền hành sử quyền  phát biểu tự do tư tưởng của người tị nạn. Không ai có quyền cấm  đoán. Vì có sự chống đối hợp pháp kéo dài của người tị nạn, các cố vấn của Trần Trường đã chuyển cuọc đấu tranh của chúng sang mặt trận pháp lý. Trần Trường đã được đưa tới một văn phòng Luật sư  ‘có thế giá’ ở Los Angeles chuyên lo về vấn đề Hiến pháp. Văn phòng Luật sư này nằm trong một hệ thống có truyền thống bảo vệ những người có lập trường như Jane Fonda và hệ thống này có một ngân khoản hơn 1 tỉ MK vào thời kỳ thập niên 1980. Vụ việc được  văn phòng luật sư này đưa ra toà. Chánh án là một phụ nữ, cũng xuât than từ “lò”này mà ra. Binh thường  ( không kể các yếu tố vừa nếu) thì bản án sẽ được ban hành tất nhiên là quyền treo hình Hồ của Trần Trường được bảo vệ. Tuy nhiên trong quá trình xét sử vụ án, cần phải có một thời gian để Toà án làm thủ tục. Chính trong tòi gian này, ‘vật cbứng’ hay nói khác đi là hình Hồ, công cụ để hành sử quyền  được tự do phát biểu tư tưởng của Trấn Trường bị biến mất, nên Toà không còn lý do tiếp tục xử vụ kiện.
Nếu ‘vật chứng’ không biến mất, thì tình trang sẽ ra sao?
Sẽ có một bản án có lợi cho Trần Trường: bảo vê quyền hành sử quyền tụ do tư tưởng của y. Như thế, các người biểu tình là các kẻ ngăn cản y hành sử quyền hiến định này. Nếu họ không chấm dứt các hành động ( biểu tinh) của họ,  họ sẽ bị bắt và  bị truy tố., nghĩa là bị trừng phạt. Hình Hồ trong tiệm được công lực bảo vệ. Và nhiều hình Hồ và cờ VC sẽ tràn lan khắp nơi ở Miền Nam Ca, trước khi lan toả đến các nơi khác.
Câu hỏi là làm sao hình Hồ biến mất. Hình ấy treo trong tiệm  của Trần Trường. Cửa tiệm luôn  khoá chặt. Chỉ có Trần Trường có chìa khoá. Ngày đêm người tị nạn biểu tình canh giữ ở  cửa tiệm. Khi Trần Trường đến tiệm, y  luôn có cảnh sát đi theo để bảo vệ. Y mở cửa vào, cảnh sát đứng bên ngoài. Một hôm, y tới , rồi hô hoán rằng hÌnh Hồ biến mất. Chính vì hình này ‘bị mất’, nên vụ án bị đình chỉ. Người tị nạn thắng cuộc. Phản chiến bảo trợ và VC đại bại. Có người đoán rằng cuộc biểu tình đả kéo dài (cả thảy tới 52 ngày), Trần Trường không thấy Tòa Tổng Lãnh Sự VC ở San Francisco đưa cho y $500,000 đã hứa, nên đã làm ra chuyện này?

Cước chú: Tôi  đã gửi  thư cho Chủ Tịch và Phó Chu tịch Uỷ Ban Tư Pháp Thượng và Hạ viện về vấn đề này.
Các anh chị sử dụng thư đính kèm làm Mẫu: thay tên 2 Dân Biểu bằng tên  các Nghị sĩ và  Dân biểu, rồi rôi in ra,  kèm cả  Bài Báo, rồi gửi đi qua Bưu Điện vào chỗ người nhận.
Còn phần cuối, thay tên của anh chị vào chỗ tên của tôi.
Còn nếu muốn gửi thêm cho UB Tư Pháp, thì chỉ cần để tên Chũ Tịch và Phó như trong Mẫu thư.
Liên lạc với tôi, để toi cung cấp tên của 2 Nghị Sĩ, UB Tư Pháp Thươg Viện.
__._,_.___

Posted by: Gia Cao 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết