Thursday, November 5, 2015

NHÌN LẠI GIAI ĐOẠN NGÔ ĐÌNH DIỆM






NHÌN LẠI GIAI ĐOẠN NGÔ ĐÌNH DIỆM

Nguyễn Gia Kiểng



LGT – Từ hơn 10 năm nay, hàng năm, cứ đến đầu tháng 11 thì một số tín đồ Công giáo Việt Nam tóc đã điểm sương lại rũ rê vài nhóm cựu quân nhân Việt Nam Cọng Hòa lố lăng trong bộ quân phục mới toanh, để viết bài và tổ chức vinh danh ông Ngô Đình Diệm. Các buổi lễ đó không quên nhập nhằng mượn kèm thêm câu “… và để tưởng niệm Quân Dân Cán Chính VNCH đã bỏ mình vì lý tưỏng Tự Do” dù trong số những quân nhân “đã bỏ mình vì lý tưởng Tự Do” đó, không thiếu người đã từng là nạn nhân khốn khổ của chế độ Ngô Đình Diệm. 
Năm nay, 2015, trong số các bài viết tẻ nhạt và một chiều để tâng bốc “Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống muôn năm” đó, có một bài hơi “lạ”. Đó là bài “Nhìn Lại Giai Đoạn Ngô Đình Diệm” của ông Nguyễn Gia Kiểng. Tác giả là cha đẻ và là linh hồn của nhóm Thông Luận và Tập hợp Dân chủ Đa nguyên (Paris, Pháp). Riêng cho “trường hợp” Ngô Đình Diệm, tác giả là một người Công giáo, gốc Thái Bình, nhưng thân phụ lại bị chính quyền Diệm khủng bố vì tội theo Việt Nam Quốc Dân Đảng đối lập quyết liệt với chế độ.
Bài viết, về cơ bản, đối với những người nghiên cứu một cách khác quan toàn bộ chế độ Diệm thì  không có gì … mới, nhưng chắc sẽ gây sốc cho đám sử gia hoài-Ngô:
(1) Căn cứ chủ yếu trên 2 lá thư của một viên chức Pháp trao đổi với ông bà Ngô Đình Nhu, tác giả cho rằng chính “người Pháp đưa ông Diệm lên cầm quyền” chứ “không phải do Mỹ đưa lên”. Lẽ dĩ nhiên khẳng định “không thể chối cải” nầy còn cần phải thảo luận nhưng dù đúng hay sai thì về mặt lịch sử, nó cũng không thay đổi được sự thực căn bản là ông Diệm đã được (một hay nhiều) ngoại bang “bồng” về chứ không phải vì một quá trình đấu tranh cho độc lập dân tộc.
(2) Tác giả đánh giá chế độ và một số chính sách:  
- Việc tìm kiếm thỏa hiệp với Hà Nội “chắc chắn là nó rất trái ngược lập trường "diệt cộng" chính thức của chính quyền Ngô Đình Diệm”.
Việc “chính quyền Ngô Đình Diệm thiên vị Công giáo là có thật nhưng việc đàn áp Phật Giáo chỉ là lý cớ dàn dựng của người Mỹ để lật đổ ông Diệm”.
- Người “có quyền lực lớn nhất trong chế độ là ông Ngô Đình Nhu” chứ không phải ông Tổng thống hiến định và dân cử Ngô Đình Diệm. Đó là “dân chủ” kiểu Đệ Nhất Cọng hòa!
- Chính quyền Ngô Đình Diệm là “một sự tiếp nối quá lộ liễu của chính quyền  bảo hộ Pháp”.
- Các “đảng phái chống Pháp bị đàn áp, dù được nhân dân tôn kính, như Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt”.
- Các ông Diêm và Nhu là “những người thuộc môi trường quan lại sống tách biệt với xã hội Việt Nam”.
- Chính sách “tiêu diệt các lực lượng giáo phái như hai ông Diệm – Nhu đã làm là không đúng”. - Chủ nghĩa Nhân Vị mà ông Nhu đề cao “trên thực tế chỉ là một chủ nghĩa cá nhân lúng túng không dám tự xác nhận”.
- “Sai lầm và trách nhiệm lớn nhất của chế độ Ngô Đình Diệm là đã đàn áp các đảng quốc phái quốc gia... Họ có sự chính đáng hơn hẳn ông Ngô Đình Diệm”.
(3) Tác giả đánh giá hai ông Nhu và Diệm:
- Ông Nhu đã “ra lệnh giết Đại tá Hoàng Thụy Nam (Trưởng đoàn Việt Nam trong Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến - ICSC) vào tháng 10/1961.
- Ông Diệm “không thể là một biểu tượng cho Việt Nam trong thời đại độc lập”.
- Ông Diệm “đã hợp tác tận tình với chế độ Pháp thuộc và đã tiếp tay đàn áp những người đấu tranh giành chủ quyền dân tộc”.
- Hai ông Diệm và Nhu không xây dựng lực lượng đấu tranh mà “chỉ vận động hành lang để được một thế lực ngoại bang đưa lên cầm quyền”.
- Các ông Diêm và Nhu là “những người thuộc môi trường quan lại sống tách biệt với xã hội Việt Nam”.
- Ông Nhu “không có bản lĩnh chính trị cao… chưa có khả năng chính trị phải có ở tầm mức quốc gia”.
- Một tuần trước khi bị đảo chính “hai ông Diệm và Nhu cũng đã có ý định đào thoát ra nước ngoài nhưng ý định này không được thực hiện vì sự chống đối dữ dội của bà Ngô Đình Nhu”.
- Ông Diệm và ông Nhu “không tuẫn quốc như nhiều người nghĩ. Họ đã lãnh đạo đất nước, đã không thành công và bị giết, sau khi chính họ cũng đã thủ tiêu nhiều người khác”.
- Tác giả khẳng định dứt khoát một lần nữa là “ông Ngô Đinh Nhu không liên quan gì tới cuốn Chính Đề Việt Nam. Tác giả cuốn sách này là ông Lê Văn Đồng một cựu công sự viên của hai ông Diệm và Nhu nhưng đã chia tay ngay từ năm 1957 vì bất đồng quan điểm”.


Dưới đây là bài viết “Nhìn lại Giai Đoạn Ngô Đình Diệm” của tác giả Nguyễn Gia Kiểng, được đăng trên trang nhà ethongluan ngày 2 tháng 11 năm 2015. NamGiao nhấn mạnh và thêm hình minh họa. - NG

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 52 ngày chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ và hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị thảm sát – sau đó ít lâu ông Ngô Đình Cẩn cũng bị xử tử - tôi đã đề nghị ban biên tập Thông Luận cho đăng lại hai bài tôi viết trước đây. Đó là bài"Kinh nghiêm Ngô Đình Diệm" viết năm 2004 và bài "Ông Ngô Đình Diệm đã lên cầm quyền như thế nào?" viết năm 2005. Tôi giữ nguyên những ý kiến trong cả hai bài này dù trong khoảng thời gian giữa hai bài đã xảy ra một sự kiện quan trọng: đó là tôi có được hai tài liệu cho thấy rõ một cách không thể chối cãi tiến trình đã đưa ông Diệm lên cầm quyền và cũng giải thích tại sao chính quyền Ngô Đình Điệm đã hành động như họ đã làm.
Lần này tôi công bố toàn bộ hai tài liệu này mà mười năm trước khi viết bài "Ông Ngô Đình Diệm đã lên cầm quyền như thế nào?"tôi đã không có thì giờ để đánh máy và dịch sang tiếng Việt. Đó là một thư của ông Ngô Đình Nhu viết cho ông Jacques Bénet ngày 20 tháng 4 năm 1954 và một thư của ông Jacques Bénet viết cho bà Ngô Đình Nhu ngày 18 tháng 10 năm 2004. Tôi xin nhắc lại một điều đã viết trong bài này là ngay từ trước, khi được ông Ngô Đình Luyện (có sinh hoạt một thời gian trong nhóm Thông Luận, tiền thân của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, trước khi qua đời) giải thích rằng ông Diệm lên cầm quyền là do ý muốn của Bảo Đại tôi đã thấy giải thích này không hợp lý.
Thư của ông Jacques Bénet gửi bà Nhu trình bày một cách chi tiết tiến trình trong đó người Pháp đưa ông Diệm lên cầm quyền và làm áp lực để buộc Bảo Đại phải chấp nhận giải pháp này. Thư của ông Nhu gửi ông Jacques Bénet cho thấy rõ là chính quyền Pháp đã có cả một kế hoạch ngầm để giúp ông Ngô Đình Diệm loại tướng Nguyễn Văn Hinh, dẹp quân Bình Xuyên và các giáo phái để thu tóm quyền lực về một mối. Thư này cũng nói đến "trận chung kết" là tổ chức bầu cử. Đó là cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 10 năm 1955 lật đổ Bảo Đại. Sau đó chế độ Việt Nam Cộng Hòa được chính thức công bố ngày 26/10/1955. Ông Nhu cũng nhấn mạnh về sự cần thiết của một chính sách của Pháp tại Đông Dương.
Hai lá thư này cho phép kết luận rằng ông Ngô Đình Diệm không phải do Mỹ đưa lên cũng không phải do ông Bảo Đại chọn lựa mà là một giải pháp của chính quyền Pháp để triệt thoái một cách êm thấm khỏi Việt Nam đồng thời giữ được tối đa ảnh hưởng chính trị và văn hóa cũng như các quyền lợi kinh tế. Như vậy phải hiểu rằng chính sách hợp tác với Mỹ và chống Pháp trong những năm đâu của chính quyền Ngô Đình Diệm chỉ là bề ngoài. Bên trong thực sự là đi đêm với Pháp và lợi dụng Mỹ.
Cũng theo chủ trương của Pháp mà chính quyền Ngô Đình Diệm đã ngấm ngầm tiếp xúc với phe cộng sản để tìm cách thỏa hiệp. Theo hồi ký của ông Nguyễn Phú Đức, cựu bộ truởng VNCH, việc này bị Mỹ phát giác vì đại tá Hoàng Thụy Năm đã thông báo cho tình báo Mỹ cuộc tiếp xúc giữa ông Ngô Đình Nhu và ông Phạm Hùng trên sông Sài Gòn. Ông Nhu đã ra lệnh giết ông Hoàng Thụy Năm và đổ tội cho cộng sản ám sát. Ông Nguyễn Phú Đức đã liên tục giữ những chức vụ rất quan trọng trong chế độ VNCH nên những điều ông tiết lộ có mọi khả năng là đúng. Hơn nữa tiết lộ của ông Nguyễn Phú Đức cũng rất phù hợp với một chuỗi sự kiện:
-  Đầu tháng 3/1961 ông Ngô Đình Nhu thay mặt chính quyền VNCH đi Maroc dự lệ tấn phong vua Hassan II. Tại sao ông Nhu, một người không có chức vụ chính thức nào lại thay mặt cho chính quyền VNCH trong một nghi lễ chính thức và long trọng như vậy mà không phải là tổng thống Ngô Đình Diệm, hay phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ hay ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu?
-  Sau đó, như một sự tình cờ, ông Ngô Đình Nhu được tiếp đón rất long trọng tại Pháp và ở lại Pháp vài ngày dù lúc đó bề ngoài Việt Nam đang rất lạnh nhạt với Pháp. Việc đi Maroc dự lễ đăng quang vua Hassan II có thể chỉ là một lý cớ để ông Nhu hội ý với chính quyền Pháp.
-  Sau đó vài tháng là cuộc tiếp xúc Ngô Đình Nhu - Phạm Hùng. Người ta có thể hiểu rằng cuộc tiếp xúc này đã do Pháp dàn xếp sau khi thuyết phục ông Nhu. Nhiều tài liệu còn cho hay là ông Nhu còn gặp lại Phạm Hùng đầu năm 1963.
-  Ngày 01 tháng 10 năm 1961 đại tá Hoàng Thụy Năm bị bắt cóc và bị giết. Sau này người ta được biết ông Hoàng Thụy Năm không bị cộng sản ám sát mà do ông Nhu ra lệnh giết.
Việc tìm kiếm một thỏa hiệp với Hà Nội có đúng hay không là một vấn đề có thể bàn cãi. Điều chắc chắn là nó rất trái ngược lập trường "diệt cộng" chính thức của chính quyền Ngô Đình Diệm; nó đã khiến Hoa Kỳ cảm thấy bị phản bội và quyết tâm lật đổ chế độ, nhất là sau khi hai ông Diệm và Nhu giết ông Hoàng Thụy Năm. Việc chính quyền Ngô Đình Diệm thiên vị Công giáo là có thậtnhưng việc đàn áp Phật Giáo chỉ là lý cớ dàn dựng của người Mỹ để lật đổ ông Diệm. Việc Dương Văn Minh giết hai ông Diệm và Nhu sau khi họ đã đầu hàng rất có thể là theo chỉ thị của Mỹ. Khó có thể tưởng tượng Mỹ chấp nhận để hai ông sang Pháp và chống đối lại chính sách của họ tại Việt Nam.
Đây cũng là dịp để nhìn lại những nét chính của chế độ Ngô Đình Diệm.
1. Nhận xét đầu tiên là người có quyền lực lớn nhất trong chế độ là ông Ngô Đình Nhu chứ không phải ông Ngô Đình Diệm. Chính ông Nhu đã vận động chính quyền Pháp để đưa ông Diệm lên cầm quyền và sử dụng ông Diệm như một biểu tượng.
2.  Ông Nhu, và ông Jacques Bénet, đã rất chủ quan và sai lầm khi nghĩ rằng ông Ngô Đình Diệm là một biểu tượng tốt. Quan điểm của tôi, như đã trình bày trong bài "Kinh nghiệm Ngô Đình Diệm", ông Ngô Đình Diệm không thể là một biểu tượng cho Việt Nam trong thời đại độc lập. Ông đã hợp tác tận tình với chế độ Pháp thuộc và đã tiếp tay đàn áp những người đấu tranh giành chủ quyền dân tộc. Ông, và cả ông Nhu, cũng không phải là người hùng biện và có viễn kiến để thu hút trí thức và quần chúng.
3.  Cách làm chính trị của ông Diệm và ông Nhu là cách làm chính trị nhân sĩ. Họ không xây dựng lực lượng đấu tranh mà chỉ vận động hành lang để được một thế lực ngoại bang đưa lên cầm quyền. Cách hoạt động chính trị này phải bị vất bỏ dứt khoát và vĩnh viễn. Kinh nghiệm Ngô Đình Diệm cho thấy rằng cách làm chính trị này dù có "thành công" trong nhất thời cũng chỉ là một tai họa cho đất nước và sau cùng cho chính mình. Chính vì không có tổ chức mà khi cầm quyền hai ông Diệm và Nhu đã phải dựa vào gia đình và một số người thân thuộc.
4.  Ông Nhu đã quá chủ quan khi nghĩ rằng có thể đánh lửa được dư luận Việt Nam và chính phủ Mỹ khi bề ngoài tỏ ra chống Pháp trong khi vẫn liên hệ mật thiết ngấm ngầm với Pháp. Sự chủ quan còn đi đôi với sự vụng về vì chính quyền Ngô Đình Diệm là một sự tiếp nối quá lộ liễu của chính quyền  bảo hộ Pháp. Tất cả các quyền lợi của Pháp đều được duy trì, con cái các cấp lãnh đạo cao cấp đều chỉ học trường Pháp, mọi viên chức thời Pháp thuộc đều được trọng dụng và thăng tiến, các đảng phái chống Pháp bị đàn áp, dù được nhân dân tôn kính, như Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt.
5.  Thống nhất quyền lực vào giai đoạn 1954 - 1955 là một chủ trương đúng nhưng tiêu diệt các lực lượng giáo phái như hai ông Diệm – Nhu đã làm là không đúng. Họ là những lực lượng có cơ sở quần chúng và cũng có bản chất dân tộc hơn những công chức, sĩ quan và hạ sĩ quan của bộ máy thuộc địa mà chính quyền Ngô Đình Điệm trân trọng và lưu dụng. Vấn đề là phải thuyết phục và giáo dục được họ, nhưng điều này vượt khả năng của các ông Diêm và Nhu, những người thuộc môi trường quan lại sống tách biệt với xã hội Việt Nam.

Ông Lê Quang Vinh (trái), tự Ba Cụt, tướng lãnh trong quân đội thuộc giáo phái Phật Giáo Hòa Hảo, bị xữ tử hình trong một vụ án mờ ám. - Hình phải: Khi uống thuốc độc quyên sinh để phản đối chế độ Ngô Đình Diệm, văn hào Nhất Linh để lại chúc thư có đoạn: “…sự bắt bớ và xử tội các phần tử đối lập là một tội nặng đối với quốc gia, chỉ đưa đất nước rơi vào tay Cọng sản …” 

6.  Trái với quan điểm của một số người, ông Ngô Đình Nhu không có bản lĩnh chính trị cao. Chắc chắn ông có kiến thức chính trị cao hơn phần lớn những người lãnh đạo phe quốc gia cùng thời đại với ông, nhưng ông chưa có khả năng chính trị phải có ở tầm mức quốc gia. Chủ nghĩa nhân vị mà ông đề cao - và cũng không có dấu hiệu gì là đã hiểu - trên thực tế chỉ là một chủ nghĩa cá nhân lúng túng không dám tự xác nhận. Tôi đã có may mắn quen biết hai cộng sự viên gần gũi nhất của hai ông Diệm và Nhu tại Dinh Độc Lập trong suốt thời gia họ cầm quyền là đại tá Lê Văn Đức và giáo sư Tôn Thất Thiện. Cả hai đều xác nhận các tác phẩm của ông Nhu chỉ là những bài diễn văn của ông Diệm. Nhưng bài diễn văn này không có gì đặc sắc.
7.  Sai lầm và trách nhiệm lớn nhất của chế độ Ngô Đình Diệm là đã đàn áp các đảng quốc phái quốc gia. Các đảng này đã đóng góp xương máu giành độc lập dân tộc và chống lại cộng sản. Họ có sự chính đáng hơn hẳn ông Ngô Đình Diệm. Chỉ có hợp tác với họ mới có thể tranh thủ được sự ủng hộ của quần chúng.
8.  Nhiều người ca tụng hai ông Diệm và Nhu là có tác phong xứng đáng, có danh dự cao và đã dũng cảm bảo vệ bằng tính mạng lập trường của mình. Đúng là ông Diệm và ông Nhu đã có phong cách hơn hẳn nhưng người đã từng giữ vai trò lãnh đạo trong gần một thế kỷ qua trong cả hai phe quốc gia cũng như cộng sản. Tuy vậy cũng không thể quên là cuối cùng, khi thấy mình tuyệt vọng, họ đã đầu hàng nhóm tướng lãnh đảo chính để rồi bị giết. Mặt khác theo lời của ông Kenneth Todd Young, một viên chức cao cấp tại bộ ngoại giao Mỹ phụ trách về Châu Á, thì ông Trần Văn Chương, thân phụ bà Ngô Đình Nhu, đã cho hay là một tuần trước khi bị đảo chính hai ông Diệm và Nhu cũng đã có ý định đào thoát ra nước ngoài nhưng ý định này không được thực hiện vì sự chống đối dữ dội của bà Ngô Đình Nhu. Ông Diệm và ông Nhu không tuẫn quốc như nhiều người nghĩ. Họ đã lãnh đạo đất nước, đã không thành công và bị giết, sau khi chính họ cũng đã thủ tiêu nhiều người khác.
9.  Sau cùng nhân dịp này tôi thấy cần khẳng định dứt khoát một lần nữa là ông Ngô Đinh Nhu không liên quan gì tới cuốn Chính Đề Việt Nam. Tác giả cuốn sách này là ông Lê Văn Đồng một cựu công sự viên của hai ông Diệm và Nhu nhưng đã chia tay ngay từ năm 1957 vì bất đồng quan điểm. Khi tham gia Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên năm 1988  (lúc đó chưa có danh xưng chính thức THDCĐN) ông Lê Văn Đồng đã đem đến và trình bày cuốn Chính Đề Việt Nam. Chính chúng tôi đã làm photocopy và phổ biến tới một số thân hữu. Lúc đó ông Ngô Đình Luyện cũng sinh hoạt với chúng tôi và cũng có tham gia cuộc thảo luận về cuốn Chính Đề Việt Nam với ông Lê Văn Đồng, và không ai đặt nghi vấn về việc Tùng Phong là bút hiệu của Lê Văn Đồng cả. Giả thuyết ông Ngô Đình Nhu là tác giả cuốn sách này chỉ dựa trên dựa trên một sự kiện rất mỏng manh là ông Cao Xuân Vỹ nhớ lại rằng có lần ông Ngô Đình Nhu đã nhờ ông trao cho ông Lê Văn Đồng một tập tài liệu bằng tiếng Pháp mà ông không nhớ là gì. Từ đó mà suy luận rằng đó là bản tiếng Pháp của Chính Đề Việt Nam thì quả là quá phiêu lưu.

Sau nhiều năm dài, tác phẩm “Chính Đề Việt Nam” đã bị các phần tử hoài Ngô (như các ông Tôn Thất Thiện, Trương Phú Thứ, …) lạm xưng rằng tác giả là “thiên tài” Ngô Đình Nhu, viết với bút hiệu Tùng Phong. Mãi đến năm 2011, bà Lê Tuyết Anh, con gái của Kỹ sư Lê Văn Đồng (đã từng từ Pháp trở về làm Bộ trưởng thời Diệm nhưng từ chức vì bất đồng quan điểm) mới cho biết Tùng Phong chính là bút hiệu của thân phụ của bà. Và tác phẩm nầy được xuất bản tại Sài Gòn lần đầu năm 1964, được tái bản tại hải ngoại năm 2009. Chứng cớ bất khả phủ bác là một hồ sơ lưu trữ ghi nhận tên tác giả/tác phẩm của CIA Mỹ vào những năm 1960. Tuy vậy, vì không biết thông tin nầy, hằng năm cứ đến tháng 11, lại vẫn có một số người tiếp tục vinh danh … thiên tài Ngô Đình Nhu.
Một sự thực đáng buồn là cho tới này phần lớn những bài viết về chế độ Ngô Đình Diệm và anh em họ Ngô đều chỉ dựa vào một số sự kiện để phát biểu lập trường có sẵn của mình. Người bênh anh em họ Ngô thì viện dẫn mọi lý do - kể cả những lý do rất vu vơ như trong câu chuyện cuốn Chính Đề Việt Nam - để ca tụng, người ghét thì cũng tìm mọi lý cớ để đả kích, trong khi thái độ phải có là cố gắng hiểu rõ một giai đoạn lịch sử để có thể rút ra những kết luận đúng cho tương lai.
Giai đoạn Ngô Đình Diệm mới chỉ gần đây thôi. Còn khá nhiều tài liệu và nhân chứng. Nếu chúng ta không có nổi một sự hiểu biết chính xác thì những sử liệu về các giai đoạn trước có giá trị gì?

Nguyễn Gia Kiểng
(01/11/2015)



Phụ đính 1 :
Thư của ông Ngô Đình Nhu gửi ông Jacques Bénet
Jacques Bénet (1915-2009)

Le 20 Avril
Mon cher Bénet,
Merci infiniment de ta longue lettre du 8. C'est positivement étonnant cette unité de vue entre toi et moi sur tous les aspectsdu problème qui nous intéresse que cela touche les réalités politiques ou les hommes qui y participent, y compris mes frères, M. Khiêm ou tes compatriotes. C'est à croire que nous ne nous sommes pas quittés depuis 1949 et que nous travaillons côte à côte dans le même bureau sous la vigilance de ta Simone. C'est te dire combien je suis heureux de voir pareilles communion d'idées et de sentiments entre toi et moi, séparés par des milliers de kilomètres. C'est vrai qu'après avoir surmonté la crise Hinh nous nous apprêtions à démarrer avec l'affaires des sectes qui se présentait on ne peut plus favorablement. Malheureusement nous nous sommes coincés entre l'incompréhension française et l'inexpérience américaine: une différence d'appréciation sur l'opportunité de briser de façon ferme et décisive l'obstacle féodal pour libérer le pauvre peuple vietnamien et le rallier à nous. Depuis l'avènement du Président la grande pensée du gouvernement est de briser les deux obstacles, cercles de fer, qui séparaient le peuple du gouvernement progressite.  C'est l'armée "nationale" et "les sectes". Nous avons gagné la première manche, nous espérons gagner la seconde, la belle sera alors les élections que nous sommes certains de gagner. Ajouté à cela ce "Temps harcelant" qui ne nous permet pas de musarder en chemin et de pratiquer la bonne vieille politique de compromis. L'heure est donc unique et décisive. Si nous ne réussissons pas à convaincre les responsables du Monde Libre pour qu'ils nous aident à neutraliser les colonialistes qui soutiennent les féodaux contre le gouvernement national nous irons à la catastrophe. Car le peuple vietnamien déçu définitivement nous abandonnera. Et le Monde Asiatique que nous avons travaillé ces derniers mois et qui commençait à s'impatienter avec nous, se détournera de nous, isolés alors en Asie et à la merci du Viet Minh. Car il ne faut plus recommencer l'expérience de 1945 – 1954. Soutenus seulement par le camp occidental nous sommes surs d'être battus par le communisme en Asie. Il faut avoir le soutien du peuple vietnamien et la sympathie du Monde Asiatique, pour que l'aide occidentale, dédouanée par la personalité du Président Ngô, puisse être utile, ayant reçu l'étiquette asiatique. Cette conception est bien comprise par des hommes intelligents et au courant des affaires d'ici, tels que M. M Roux (affaires étrangères), A Risterucci (Etats Associés). Il faut travailler de manière à ce que des instructions en ce sens qui sont, j'en suis persuadés, déjà prêtes soient envoyés d'urgence à Saigon. Le général Ely est un honnête homme, malheureusement il est de nature inquiet et pessimiste (voir affaire Hinh = armée coupée en deux, guerre civile et … si le Président touche à Hinh). Ce général est une espèce de "Docteur Tant Pis" qui voit tout en noir ou plutôt tout en rouge. Rappelle toi les velléités des communistes qui cherchaient à créer un état autonome en France à l'époque de la libération et que le gouvernement français n'a pas hésité à étouffé dans le sang. Il faut sacrifier quelques uns pour le bien de tous.
La France n'a pas eu jusqu'ici de politique en Indochine. C'est le moment ou jamais d'en avoir une.
A Dieu, cher ami, et merci pour tes conseils et encouragements. Je reste toujours le même sans quoi (les quelques mots de la fin sont illisibles, à moitié coupés lors de la photocopie)

Chuyển ngữ:
Ngày 20 tháng 4
Bénet thân,
     Vô cùng cảm ơn mày về lá thư dài ngày 8. Thật ngạc nhiên một cách thú vị khi mày và tao đồng nhất quan điểm trên tất cả mọi mặt của vấn đề mà chúng ta cùng quan tâm, dù là về những thực tại chính trị hay về những người trong cuộc, kể cả các anh em tao, ông Khiêm (1) hay các đồng bào của mày. Cứ như là chúng mình chưa từng chia tay từ 1949 khi còn làm việc với nhau trong cùng một văn phòng dưới sự chăm sóc của bà xã Simone của mày. Để nói với mày rằng tao hân hoan tới mức độ nào về sự đồng cảm và đồng ý giữa mày và tao dù cách nhau hàng ngàn cây số. Đúng là sau khi đã vượt qua được cơn khủng hoảng Hinh (2) chúng ta bắt đầu giải quyết vấn đề các giáo phái trong những điều kiện không thể nào thuận lợi hơn. Rất tiếc là chúng ta bị kẹt giữa sự thiếu hiểu biết của Pháp và sự thiếu kinh nghiệm của Hoa Kỳ: đó là sự đánh giá khác nhau về cơ hội để đánh tan một cách quả quyết và dứt khoát trở ngại phong kiến để giải thoát dân tộc Việt Nam xấu số và để gắn bó họ với chúng ta. Từ ngày ông Chủ Tịch (3) lên cầm quyền,  chủ trương lớn của chính phủ là đập tan hai trở ngại, hai vòng sắt, tách biệt dân tộc Việt Nam với chính phủ Việt Nam cấp tiến, đó là quân đội "quốc gia" và các "giáo phái". Chúng ta đã thắng trận đầu, chúng ta hy vọng sẽ thắng trận thứ hai, trận chung kết sẽ là cuộc bầu cử mà chúng ta tin chắc sẽ thắng lợi. Thêm vào đó là thời gian "thiêu đốt" không cho phép chúng ta nhởn nhơ trên đường đi hay làm những thỏa hiệp như thói quen. Thời điểm này vừa duy nhất vừa quyết định. Nếu chúng ta không thuyết phục được Thế Giới Tự Do giúp chúng ta vô hiệu hóa đám thực dân ủng hộ bọn phong kiến (4) chống lại chính quyền quốc gia chúng ta sẽ rơi vào thảm họa. Nhân dân Việt Nam sẽ thất vọng và vĩnh viễn bỏ rơi chúng ta. Và Thế Gìới Châu Á mà chúng ta đã vận động từ mấy tháng nay và đã bắt đầu có cảm tình với chúng ta sẽ quay lưng lại với chúng ta. Lúc đó chúng ta sẽ cô lập và khốn đốn với Việt Minh. Chớ nên lặp lại kinh nghiệm 1945-1954. Nếu chỉ được Phương Tây yểm trợ chúng ta chắc chắc sẽ thua cộng sản Châu Á. Phải tranh thủ được sự hưởng ứng của dân tộc Việt Nam và cảm tình của các nước Châu Á để viện trợ của Phương Tây, bạch hóa bởi nhân cách của Chủ Tịch Ngô, có thể hữu hiệu sau khi đã mang nhãn Châu Á. Quan điểm này đã được thấu hiểu nơi những  người thông minh và hiểu rõ hiện tình tại đây, như Ông M. Roux (bộ ngoại giao) ông Risterucci ( bộ Liên Hiệp Pháp). Phải vận động để những chỉ thị theo chiều hướng này, mà tao chắc chắn là đã chuẩn bị sẵn, được khẩn cấp gửi sang Sài Gòn (5). Tướng Ely là một người chân thật nhưng  bản tính lo âu và bi quan (nhìn vụ Hinh = quân đội chia đôi, nội chiến v.v. nếu ông Chủ Tịch đụng vào Hinh…). Ông tướng này là một loại "Bác sĩ Đành Vậy" nhìn cái gì cũng đen tối hay đúng ra đỏ rực. Mày hãy nhớ lại những toan tính của những người cộng sản Pháp muốn thành lập một nhà nước tự trị tại Pháp trong giai đoạn giải phóng (6), toan tính mà chính phủ Pháp đã không ngần ngại đập tan trong máu. Phải hy sinh một vài người vì lợi ích của mọi người.
Nước Pháp cho tới nay chưa có một chính sách Đông Dương, đây là cơ hội cuối cùng để có một.
Chào mày, thằng bạn thân. Cảm ơn mày về những lời khuyên và khích lệ. Tao vẫn là tao nếu không thì… (một vài chữ cuối cùng không đọc được vì bị cắt khi làm photocopy)

Chú thích:
Phạm Duy Khiêm, anh ruột nhạc sĩ  Phạm Duy, đaị sứ Việt Nam tại Pháp vào lúc đó, do ông Diệm bổ nhiệm.
1)  Tướng Nguyễn Văn Hinh (1913-2005), tổng tham mưu trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam từ 1949, mâu thuẫn với thủ tướng Ngô Đình Diệm và bị cất chức. Ông trở lại phục vụ trong quân đội Pháp và lên đến cấp trung tướng, tham mưu trưởng lực lượng không quân chiến lược (nguyên tử) Pháp.
2)  Ông Ngô Đình Diệm lúc đó là thủ tướng và Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Quốc Gia Việt Nam.
3)  Ở đây ông Nhu muốn nói tới các nhóm giáo phái Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo được Bảo Đại bảo trợ. Sau khi các giáo phái đã bị dẹp thì từ "phong kiến" được chính quyền Ngô Đình Diệm dùng để chỉ chế độ quân chủ.
4)  Trong cuộc gặp gỡ với tôi cuối tháng 11-2004, với sự hiện diện của hai anh Trần Minh Châm và Nghiêm Văn Thạch, ông Bénet cho biết những chỉ thị đó nằm trong kế hoạch giúp ông Diệm gồm thu quyền lực về một mối, trước hết là giải tán quân đội của các giáo phái.
5)  Giai đoạn sau 1945 khi Paris được giải phóng, lực lượng võ trang của Đảng Cộng Sản Pháp rút về khu Rambouillet định thành lập một khu tự trị nhưng bị dẹp tan.




Phụ đính 2:
Thư của ông Jacques Bénet gửi bà Ngô Đình Nhu

 Bà Ngô Đình Nhu (1924-2011)

Jacques Bénet
5 rue Vavin, 75006 Paris                             Paris le 18 octobre 2004

Chère Madame,
Depuis que je suis passé vous voir chez vous, voici une dizaine de jours, j'ai remis la main dans "mes" papiers sur une lettre que vous m'avez adressée le 22 août 1976, vraisemblablement de Rome.
Je joins à ce courrier l'original de cette lettre. Vous y faites état de ce que je vous ai annoncé que j'avais retrouvé le dossier confié par vous en 1963.
En 1976 j'étais fonctionnaire en poste au Ministère de la Coopération et  j'ai pris mon congé annuel en juillet ou en août. J'avais repris mon service au plutard au 1er Septembre.
Il n'est pas pensable que votre fils Quỳnh ne soit pas parvenu à me joindre pour que je lui remette ce dossier chez moi ou à Suffren.
Et, pourtant, il ne semble pas vous être parvenu ce dossier puisque vous le demandez maintenant. Mystère total, dans le quel je ne suis pas le seul impliqué!
Je comprends maintenant que ce dossier que je vous ai remis la semaine dernière n'ait  pu vous satisfaire.
Il a vraisemblablement été constitué par des copies de lettre anciennes, datées de la période 1963 – 1964, mais que vous m'avez remises par la suite en même temps que les copies de lettres à Andréotti et au Pape qui ont été écrites par vous plus tardivement.
Dans la période de 1976 à 1980, où je venais de me remarier, j'ai envoyé en Normandie quelques meubles, objets, livres ou documents, parce que je remettais à neuf mon appartement et que les documents, que je vous ai remis l'autre jour, après les avoir récupérés en Normandie ont dû m'apparaître dans ces années 1976 -1980 comme des documents "pour mémoire" sans utilisation immédiate possible et ne contenant pas d'nformations "brûlantes".
Vous m'avez dit lors de cette dernière recontre que vous aviez trouvé "désinvolte" la réponse que je vous aurais faite lorsque, pour la première fois, vous m'avez redemandé le dossier confié fin 1963.
Je ne me rappelle pas avoir eu envers vous, cette fois là ou une autre, une attitude de désinvolture. Mais si vous en gardez le souvenir c'est que je vous ai paru alors effectivement "désinvolte". Et je vous pris de bien vouloir m'en excuser.
Mais j'ai remarqué depuis de nombreuses années que, de votre côté, vous avez fait montre d'une désinvolture certaine, vis-à-vis du président Ngô Đình Diệm, de votre mari, de moi-même et de quelques autres en ne vous souciant jamais de savoir comment le futur président Ngô Đình Diệm avait accédé au pouvoir en 1954!
La Providence, certes oui, car Dieu gouverne toutes choses, mais il se sert bien souvent de modestes relais humains pour concrétiser ses desseins.
Or votre mari, Ngo Dinh Nhu, a eu l'intuition géniale - dictée bien sûr par la Providence - que le moment était arrivé, en mars 1954 pendant la bataille de Đien Bien Phu, d'essayer de convaincre le gouvernement français d'alors (gouvernement Laniel – Bidault – Reynaud), qui disposait encore de quelques atouts déterminants quant au destin de l'ancienne Indochine pour permettre d'urgence la venue au pouvoir de son frère, Monsieur Ngo Đinh Diem, personnalité nationaliste vietnamienne d'une réputation sans tâche et d'une notoriété évidente, afin de prendre la tête du gouvernement vietnamien non communisé.
Du même coup, Nhu décide l'envoi à Paris pour facilité la prise de contact avec le gouvernement français son camarade du combat nationaliste Tran Chanh Thanh – revenu totalement de ses illusions communistes. La mission première que Nhu donne à Tran Chanh Thanh est de me joindre afin que je l'aide à faciliter cette prise de contact. Nhu, que j'ai reçu à la maison à Paris en 1949 avant le décès de ma première femme, savait que je disposais de relations avec divers hommes politique français.
Une lettre personnelle de Nhu m'annonce d'ailleur la mission de Thành.
Bien que vous n'aimiez guerre Trân Chánh Thành, ce dernier s'est révélé être, lui aussi, un homme "providentiel", dans la chaine de ceux qui ont permis, en fin de compte, à Monsieur Ngo Dinh Diem d'être reçu successivement par le président Laniel et par le Ministre des Affaires étrangères Georges Bidault.
Il s'est trouvé, entre temps, que j'ai été moi aussi, "providentiellement", un maillon indispensable dans la chaine qui a conduit à ce fait.
Ma confiance totale en mon cher ami Nhu et la certitude acquise par moi qu'il était plus que temps, en ce moment de 1954, de voir conférer au Vietnam non communiste son indépendance totale, jointes à l'évidence que Monsieur Ngo Đinh Diem était bien l'homme "providentiel" pour assumer la charge de diriger cette indépendance, m'avaient déterminé à agir.
Et j'ai pu passer toute ma conviction à un de mes meilleurs amis français, Antoine Ahon, qui avait ses entrées personnelles au cabinet au Président René Laniel par le directeur de cabinet, le préfet Germain Vidal, et auprès du Secrétaire d'Etat à la Présidence Bougenot passé directement sous les ordres du Président Laniel. Mon ami Ahon, d'autrepart, connaissait bien personnellement le Ministre des Affaires Etrangères Georges Bidault.
Homme "providentiel"  à son tour, Antoine Ahon a été l'introducteur parfait de Trân Chánh Thành auprès des deux personalités précitées du cabinet du Président Laniel et auprès de Geoges Bidault.
L'intelligence, la fidélité et le sens de l'efficacité de Trần Chánh Thành des ont fait l'essentiel du reste. En plusieurs entretiens espacés de la fin mars à la mi mai 1954 il a eu loisir d'exposer la situation d'alors au Vietnam, d'un authentique point de vue nationaliste vietnamien, et les qualités exceptionnelles de Monsieur Ngô Đình Diêm pour assurer le pouvoir au Vietnam du Sud en ces temps particulièrement critiques.
C'est ainsi que le Président Laniel et le Ministre Bidault accueillirent, dans les meilleures dispositions d'esprit Monsieur Ngô Đinh Diêm.
Et, "providentiellement" encore, ces deux personalités responsables, après hésitation et réflexion, comprirent que, à l'approche de la chute de leur gouvernement, il s'imposait pour sauver le Vietnam en grand danger d'engloutissement dans le Monde Communiste, et tenter de la sorte de préserver les futures relations franco-vietnamiennes d'obtenir d'urgence de l'empereur Bao Đai, encore officiellement Chef d'Etat du Vietnam la nomination de Ngo Đinh Diem à la tête du gouvernement vietnamien.
Cela fut fait par décret de Bao Đai pris au début de juin 1954, quelques jour seulement avant que le gouvernement Laniel – Bidault – Reynaud fasse place au gouvernement Mendès France.
Cela fut possible parce que le gouvernement français d'alors disposait vis-à-vis de Bao Đai, particulièrement de divers moyens de pression déterminants.
Et cette décision, qui fut majeure et "providentielle" pour le Vietnam n'aurait jamais été prise par le gouvernement Mendès France totalement sous l'influence de courants politiques français décidés à s'en tenir à la lettre des accords de Genève de juin 1954 qui envisageaient la tenue d'élections législatives étendues à tout le Vietnam, Nord et Sud.
De telles élections auraient abouti, selon toute vraisemblance, à installer le pouvoir communiste, dès ce moment là sur tout le Vietnam, fermant  toute perspective à Ngo Đinh Diem d'accéder un jour au pouvoir.
Ce dernier étant tellement convaincu de cela qu'il est venu chez moi me remercier de mes efforts et de ceux de mon ami Ahon, au cours des quelques jours qui ont séparé la sortie du décret de Bao Đai de son départ en avion pour rejoindre son poste à Saigon
J'en suis toujours à m'étonner, chère Madame, que vous n'ayez jamais cherché à connaître le processus de l'ascension au pouvoir du Président Ngo Đinh Diem.
Il est vrai que mon ami Nhu était particulièrement discret. Mais une épouse décidée ne parvient-elle pas généralement à percer les secrets entretenus par son mari?
Je vous prie d'agréer, chère Madame, l'expression de ma très respectueuse considération.
(Signature de Jacques Bénet)

Ci-joint votre lettre du 22 août 1976

Chuyển ngữ:

Jacques Bénet
5 rue Vavin, 75006 Paris                             Paris le 18 Octobre 2004

Thưa Bà,
Từ khi tới gặp Bà tại tư gia cách đây khoảng mười hôm tôi đã tìm lại được trong những giấy tờ "của tôi" một thư Bà đã gửi cho tôi ngày 22 tháng 8-1976, có lẽ từ Rome.
Tôi gửi kèm theo thư này bản chính của thư đó. Bà viết trong thư rằng tôi đã thông báo với Bà là đã tìm lại được tập hồ sơ Bà đã giao cho tôi năm 1963.
Năm 1976 tôi còn là công chức ở bộ Hợp Tác và tôi nghỉ hè tháng 7 hoặc tháng 8. Tôi đi làm trở lại trễ lắm là ngày 01 tháng 9.
Khó có thể nghĩ là anh Quỳnh con trai Bà lại không thể liên lạc được với tôi để tôi trao lại tập hồ sơ này, tại nhà tôi hay tại Suffren.
Và dầu vậy tập hồ sơ này đã không tới tay Bà, bằng chứng là bây giờ mà còn hỏi tôi. Bí ẩn hoàn toàn, trong đó tôi không phải là người liên can duy nhất!
Bây giờ tôi hiểu là tập hồ sơ mà tôi đã trao cho Bà tuần trước đã không làm Bà hài lòng.
Nó có lẽ gồm những bản sao của các thư cũ, viết trong giai đoạn 1963 – 1964, mà Bà đã trao cho tôi sau đó cùng lúc với các bản sao các thư gửi Andreotti và Đức Giáo Hoàng do Bà viết sau đó.
Trong những năm từ 1976 đến 1980, lúc tôi vừa tái hôn, tôi đã gửi đi Nordmandie một số giường tủ, vật dụng, sách và tài liệu vì tôi tân trang căn hộ của tôi, và những tài liệu mà tôi trao lại Bà hôm trước sau khi tìm thấy tại Nordmandie có vẻ là những tài liệu mà trong giai đoạn 1976 -1980 tôi cho là chỉ "giữ để nhớ" chứ không có công dụng tức khắc nào. Và không chứa đựng một dữ kiện "nóng hổi" nào.
Bà đã nói với tôi trong lần gặp cuối rằng Bà thấy tôi đã trả lời Bà một cách "vô tư" khi lần đầu tiên Bà yêu cầu tôi hoàn lại tập hồ sơ mà Bà đã nhờ tôi giữ hộ năm 1963.
Tôi không nhớ đã có thái độ vô tư đối với Bà lúc đó hay một lúc nào khác. Nhưng nếu Bà vẫn còn nhớ như vậy thì chắc là tôi phải đã tỏ ra vô tư. Và tôi xin Bà thứ lỗi cho.
Tuy nhiên tôi đã nhận thấy từ nhiều năm rồi chính Bà tỏ ra rất vô tư đối với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đối với chồng Bà, đối với chính tôi và đối với vài người khác khi không bao giờ chịu tìm hiểu vào năm 1954 vị tổng thống tương lai Ngô Đình Diệm đã lên cầm quyền như thế nào.
Dĩ nhiên là do Chúa muốn (1), bởi vì Chúa điều khiển tất cả, nhưng Người cũng dùng những con người làm những trung gian khiêm tốn để cụ thể hóa ý muốn của Người.
Vì thế mà chồng Bà, Ngô Đình Nhu, đã có trực giác thiên tài, chắc chắn do Chúa khiến, là đã đến lúc, vào tháng 3-1954, khi trận Điện Biên Phủ đang diễn ra, để thử thuyết phục chính phủ Pháp  (chính phủ Laniel –Bidault – Reynaud) lúc đó vẫn còn một vài con bài quyết định đối với số phận của Đông Dương cũ để khẩn cấp đưa anh mình là ông Ngô Đình Diệm, một nhân vật quốc gia không vẩn gợn và có uy danh rõ rệt, lên cầm dầu chính phủ Việt Nam không cộng sản.
Cùng lúc Nhu quyết định gửi sang Paris người chiến hữu quốc gia của mình là Trần Chánh Thành - vừa hoàn toàn hồi phục khỏi những ảo tưởng cộng sản- để tiếp xúc với chính phủ Pháp. Sứ mạng đầu tiên mà Nhu giao phó cho Trần Chánh Thành là tìm gặp tôi để nhờ tôi giúp bắt liên lạc. Nhu đã từng tới nhà tôi năm 1949 trước khi người vợ đầu của tôi qua đời và biết rằng tôi có quan hệ với nhiều chính khách Pháp.
Nhu có viết thư riêng cho tôi báo trước chuyến công tác của Thành.
Dù Bà không ưa Trần Chánh Thành, ông này đã tỏ ra là một người "Chúa ban" trong chuỗi sự kiện đã khiến ông Ngô Đình Diệm tuần tự được thủ tướng Laniel và bộ trưởng ngoại giao Bidault tiếp.
Tình cờ là trong thời gian đó chính tôi cũng "do ý Chúa" đã là một mắt xich không có không được trong diễn tiến dẫn tới kết quả này.
Lòng tin hoàn toàn vào bạn Nhu và nhận định chắc chắn là tình thế đã quá chín muồi vào thời điểm đó, 1954, để trả lại độc lập hoàn toàn cho Việt Nam, cùng với điều hiển nhiên là ông Ngô Đình Diệm đúng là nhân vật "Chúa khiến" để lèo lái nền độc lập này, đã thúc đẩy tôi quả quyết hành động.
Và tôi đã chia sẻ được lòng tin của mình với một trong những người bạn Pháp thân nhất của tôi, ông Antoine Ahon,  một người có liên hệ mật thiết với văn phòng Chủ Tịch  René Laniel (1), qua trung gian của ông chủ nhiệm văn phòng, tổng đốc Germain Vidal, và có liên hệ với bộ trưởng tại phủ chủ tịch Bougenot, trực tiếp dưới quyền Chủ Tịch Laniel. Anh bạn Ahon, mặt khác cũng quen thân với bộ trưởng ngoại giao Georges Bidault.
Cũng là một người "Chúa khiến", Antoine Ahon đã là người trung gian tuyệt vời cho Trần Chánh Thành với hai nhân vât kể trên (Vidal và Bougenot) trong văn phòng Chủ Tịch Laniel và Geoges Bidault.
Trí thông minh, sự trung thành và giác quan hiệu quả của Trần Chánh Thành đã là hoàn thành cốt lõi phần còn lại. Qua nhiều trao đổi trong thời gian từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5-1954 ông ta đã trình bày tình trạng Việt Nam lúc đó với nhãn quan quốc gia chân chính cũng như những đức tính xuất chúng của ông Ngô Đình Diệm để cầm quyền tại miền Nam Việt Nam trong giai đoạn khẩn trương này.
Chính vì thế mà chủ tịch Laniel và bộ trưởng Bidault đã tiếp ông Ngô Đình Diệm một cách thuận lợi.
Và cũng nhờ "ơn Chúa", hai vị lãnh đạo này, sau khi đắn đo suy nghĩ đã hiểu rằng, vào lúc chính quyền chính phủ của họ sắp đổ, bắt buộc phải cứu Việt Nam đang đứng trước hiểm họa lớn là bị nuốt trửng vào Thế Giới Cộng Sản, và phải cố cứu vãn quan hệ Pháp Việt bằng cách khẩn cấp khiến Hoàng Đế Bảo Đại, lúc đó vẫn còn là quốc trưởng Việt Nam chính thức, bổ nhiệm Ngô Đình Diệm đứng đầu chính phủ.
Điều này đã được thực hiện bằng dụ (sắc luật) của Bảo Đại đầu tháng 6-1954, chỉ vài ngày trước khi chính phủ Laniel –Bidault – Reynaud bàn giao quyền hành cho chính phủ Mendès France.
Điều này đã có thể thực hiên được vì chính quyền Pháp lúc đó có nhiều phương tiện để gây áp lực quyết định trên Bảo Đại (2).
Và quyết định tối quan trọng và "theo ý Chúa" này đối với Việt Nam chắc chắn đã không thể có với một chính phủ Mendès France hoàn toàn chịu ảnh hưởng của khuynh hướng chính trị Pháp đòi thực hiện y chang Hiệp Định Genève tháng 6-1954, theo đó sẽ có tổng tuyển cử trên toàn cõi Việt Nam, Bắc cũng như Nam.
Cuộc tổng tuyển cử này hầu như chắc chắn sẽ dẫn tới kết quả là thiết lập chế độ cộng sản trên cả nước Việt Nam và triệt tiêu mọi hy vọng cầm quyền của Ngô Đình Diệm.
Ông này đã hiểu rất rõ như vậy nên ông đã đến nhà tôi để cảm ơn tôi và bạn Ahon của tôi trong khoảng thời gian vài ngày từ khi ông được Bảo Đại bổ nhiệm đến khi ông lên máy bay về Sài Gòn nhận chức.
Tôi luôn luôn ngạc nhiên tại sao Bà chưa bao giờ bận tâm tìm hiểu tiến trình đã đưa Tổng Thống Ngô Đình Diệm lên cầm quyền.
Đúng là anh bạn Nhu của tôi rất kín đáo. Nhưng một người vợ quyết tâm không lẽ lại không khám phá ra được những bí mật của chồng mình?
Xin gửi Bà lời chào rất trân trọng.
(ký tên Jacques Bénet)

Đính kèm thư của Bà ngày 22 tháng 8-1976

Chú thích:
1)  Bà Ngô Đình Nhu tin rằng việc ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền là hoàn toàn do ý Chúa.
2)  Nước Pháp lúc đó theo chế độ đại nghị, thủ tướng là chủ tịch hội đồng bộ trường.
3)  Khi tôi hỏi ông trong bữa ăn trưa cùng với hai anh Trần Minh Châm và Nghiêm Văn Thạch áp lực nào thì Jacques Bénet mỉm cười nói rằng Bảo Đại ăn chơi cờ bạc nên luôn luôn có nhiều vấn đề, kể cả tài chính.

NGUYỄN GIA KIỂNG/ Thông luận

Được đăng trên ethongluan ngày Thứ hai, 02 Tháng 11 2015 00:52
[Nhấn mạnh và thêm hình minh họa của NamGiao]





image





Preview by Yahoo


__._,_.___

Posted by: Vietsu 

1 comment:

  1. This excellent website definitely has all of the info I wanted concerning this subject and
    didn't know who to ask.

    my site; tin the thao 24h online

    ReplyDelete

Những Sự Thật Cần Phải Biết