Sunday, December 27, 2015

ÔN CỐ TRI TÂN


From: Adida Phat <
 Sent: Sunday, December 27, 2015 3:05 AM
Subject: ÔN CỐ TRI TÂN (Bài hai) (NEW!)

     ÔN CỐ TRI TÂN (Bài hai)
(NEW!) 
          (Thời vàng son của nền Ðệ Nhất Cộng Hòa)

          Michael Nguyễn

          Kính thưa quý vị trên Diễn Ðàn:

        Có lẽ trong chiều dài lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc Việt, thời kỳ của nền Ðệ Nhất Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm là một trong những giai đoạn lịch sử tốt đẹp nhất, người dân được hưởng một đời sống ấm no, thanh bình và hạnh phúc. Thật vậy, mỗi khi hồi tưởng lại quá khứ, nhớ đến nền Ðệ Nhất Cộng Hòa, người dân ai cũng có cảm tình và đầy lòng tiếc nuối. Ai cũng ước ao được sống trở lại trong thời kỳ vàng son quá khứ 1955-1963! Tâm lý thông thường của con người là thích hướng về tương lai vì tương lai 

- Một cái gì chưa tới - luôn luôn chứa đựng những gì đầy hứa hẹn, giống như những tấm vé số chưa xổ. Nhưng thực ra, khi nghiền ngẫm lại, chúng ta mới thấy rằng chưa chắc những cái gì "mới" đều là tốt đẹp! Cũng ví như những đồ dùng điện tử, chưa chắc gì những "mô đen" mới đều là tốt, là hay hơn những kiểu cũ. Chẳng qua là vì nhu cầu bán hàng, kích thích tính đua đòi của người tiêu dùng mà các nhà chế tạo cứ đổi kiểu mới xoành xoạch. Thiếu gì những kiểu xe hơi mới bị lỗi, phải "recall"?
        Trong những năm 1962-1963, do bị bọn cộng sản trà trộn và giật dây, một số tu sĩ Phật giáo đã xúi dục các phật tử làm loạn. Bọn chúng nó la toáng lên rằng "phật giáo bị đàn áp" và rằng không có tự do tôn giáo! Thế nhưng sau khi nền Ðệ Nhất Cộng Hòa bị sập đổ thì sự hỗn loạn vẫn cứ tiếp tục, chính quyền liên tục bị khủng hoảng và bọn việt cộng đầu trọc vẫn tiếp tục quậy phá nát miền Nam! Lúc bấy giờ người dân miền Nam đã chợt tỉnh ngộ rằng: Mình đã giao trứng cho ác và trao duyên lầm tướng cướp! Té ra là mấy thằng sư đầu trọc đấu tranh là chỉ để muốn biến cái "phật giáo" (dỏm) thành quốc giáo! Và đến thời điểm 1965-1966 thì người dân mới thấy được chân tướng của bè lũ phật giáo việt cộng Ấn Quang là: Muốn giao nộp toàn bộ miền Nam cho cộng sản! Bọn việt cộng đã tuyên truyền rằng phải làm "cách mạng đảo chánh" để đem lại tự do, ấm no cho toàn dân. Nhưng nếu đem so sánh, thì người dân thấy rằng nền Ðệ Nhị cộng Hòa không bằng Ðệ Nhất Cộng Hòa! Lúc bấy giờ, người dân hối hận thì đã muộn! Thật đúng như câu tục ngữ: "Lợn lành chữa thành lợn què!", chỉ vì trót dại nghe theo lời xúi dục của bọn việt cộng đầu trọc!!! Ðiều này làm cho chúng ta liên tưởng tới những vụ sửa sắc đẹp bị tai họa: Một cô gái vốn nhan sắc đã đẹp nhưng vì lòng tham, nghe theo lời xúi dại của những tên quân sư quạt mo, đi sửa sắc đẹp, để rồi cái mặt đang đẹp bị biến thành MẶT QUỶ!!! Hối hận thì đã muộn!
        Sau đây, chúng tôi ghi lại những nhận xét của người dân dưới thời Ðệ Nhị Cộng Hòa khi họ nhìn lại xã hội mà họ đã trải qua dưới thời Tổng Thống Diệm:
       
 Ông A, giáo viên tiểu học:
        - Bây giờ nhớ lại thời ông Diệm mới thấy tiếc. Xã hội lúc đó thanh bình lắm, ít tệ nạn xã hội, không hề có nạn xì ke, ma túy như bây giờ. Hồi đó, năm 1957, tui làm giáo viên tiểu học, còn độc thân, tuần nào tui cũng đi du lịch ra Huế chơi! Cứ chiều thứ Sáu là tui mua vé xe lửa ở nhà ga Sài Gòn. Lên xe lửa nằm ngủ một đêm, tới sáng mai là ra đến Huế. Tui ở lại Huế, ngủ chơi trên đò một ngày rưỡi, tới chiều Chủ nhật thì lại mua vé xe lửa về lại Sài Gòn. Sáng thứ hai lại tà tà đi dạy học!
        Nhưng sang đến thời ông Thiệu thì tui không còn cái thú đi du lịch bằng xe lửa được nữa! Tụi việt cộng nó đặt mìn phá tan hoang hết hệ thống hỏa xa của nước mình! Ðã vậy, kinh tế bị lạm phát, vật giá leo thang vùn vụt, lương giáo viên không đủ sống.
        Hồi năm 1963, tui nghe mấy ông thầy chùa nói là làm "cách mạng" để đổi đời, tui cũng mừng. Chắc là lật đổ được ông Diệm rồi thì đời sống của tui sẽ được giàu sang, có thể mua xe hơi, ở nhà lầu chăng?
        Nhưng tui đã lầm: Thất vọng và chán chường giống như những tấm vé số đã xổ và trở nên vô dụng!

        Nhà văn Duyên Anh và giáo sư Dương Ðại Hải cũng có những kỷ niệm và nhận xét tương tự và cả hai cùng là những nhà giáo dưới thời Ðệ nhất Cộng hòa.

        Ông B, hạ sĩ quan hải quân:
        - Bây giờ nhớ lại thời ông Diệm mới thấy tiếc. Hồi đó tui chỉ là hạ sĩ quan hải quân, một vợ ba con. Vợ tui buôn bán hàng rong. Cả hai đứa đều nghèo nhưng tằn tiện cũng nuôi được ba đứa con, cũng tạu được một túp lều tranh với năm quả tim vàng! Chủ nhật nào tui cũng nhậu rồi dẫn mấy đứa con đi xem phim, đi chơi sở thú!
        Thời ông Diệm, một người lính binh nhì mà độc thân, lương vẫn đủ sống!
        Còn bây giờ thời ông Thiệu, vật giá leo thang quá chừng, xã hội thì có nhiều xì ke, ma túy và trộm cắp. Nghiệt nỗi, vợ tui đẻ thêm ba đứa con nữa nên đời sống rất vất vả!(Nhưng vẫn sống được!)

        Ông C, làm nghề đạp xích lô:
        Bây giờ nhớ lại thời ông Diệm tui mới thấy tiếc. Lúc đó tui làm nghề đạp xích lô, còn vợ tui làm phu hồ. Hai vợ chồng đều nghèo, cuộc sống vất vả vì đông con, có tới sáu đứa. Nhưng nhờ xã hội thanh bình, ít loạn lạc, vật giá ổn định nên cũng sống được qua ngày, cũng có được cái túp lều che mưa nắng. Nói vậy chớ, nghèo thì nghèo, cuối tuần nào vợ  tui cũng mua khô mực với ba xi đế cho tui nhậu! Mấy đứa con của tui đều được đi học, đứa lớn nhất được học tới lớp đệ ngũ (lớp tám), đi làm công nhân rồi đi lính ...

        ****
XÃ HỘI THANH BÌNH DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG DIỆM:
        Chúng ta hãy nghe nhạc sĩ Trúc Phương mô tả qua nhạc phẩm
"Nửa đêm ngoài phố", sáng tác năm 1960: 

        Buồn vào hồn không tên.
Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời.
        Ðường phố vắng đêm nào quen một người.
Mà yêu thương trót trao nhau trọn lời.
        Ðể rồi làm sao quên.
Biết tên người quen,
biết nẻo đi đường về.
        Và biết có đêm nào ta hẹn hò.
Ðể tâm tư những đêm ngủ không yên.
.........................................................
        Ðời còn nhiều bâng khuâng.
Có ai vì thương góp nhặt ân tình này.
        Gởi giúp đến cố nhân mua nụ cười
        Và xin ghi kỷ niệm một đêm thôi.

        Dưới thời Tổng thống Diệm, xã hội được thanh bình và ổn định nên không hề có giới nghiêm. Ðó là lý do vì sao trong đêm khuya, đường phố vắng, mà nhạc sĩ Trúc Phương vẫn quen được một người bạn gái. Ðể rồi sau đó tác giả biết rõ "nẻo đi đường về", rồi cùng hẹn hò với người tình. Và cũng chính nhờ xã hội thanh bình nên người ta mới dễ tin nhau, chỉ mới tình cờ gặp qua một lần, ban đêm, đường phố vắng mà trở thành đôi tình nhân!

        Cũng có thể, có người nghi rằng tác giả đi "bắt bò lạc" nhưng chắc là chuyện có thật nên tác giả chỉ "xin ghi kỷ niệm một đêm thôi", viết thành ca khúc rất giá trị, cộng thêm tiếng hát liêu trai của ca sĩ Thanh Thúy, đã làm cho bản nhạc nổi tiếng như cồn, cho đến bây giờ, năm 2015, vẫn còn nổi tiếng mà chúng tôi nghĩ rằng nó là ca khúc bất hủ, ca ngợi xã hội thanh bình, hạnh phúc dưới thời của Tổng thống Diệm!

        ****

SO SÁNH XÃ HỘI DƯỚI NỀN ÐỆ NHẤT CỘNG HÒA VỚI XÃ HỘI DƯỚI SỰ CAI TRỊ CỦA CỘNG SẢN sau năm 1975:
        Sau năm 1975, người dân miền Nam mới bắt đầu sáng mắt. Câu chuyện tiếu lâm về người nhạc sĩ mù bẩm sinh Văn Vỹ, phóng xe Honda trên đường phố Sài Gòn đã nói lên điều này. Sau đây là những nhận xét của những người dân:
        Ðứng vùng lên thét căm hờn
        Chưa thời nào thấy đẹp hơn thời này!
        Nhưng trời ơi cứu ai đây?
        Mở còng bằng cách CHẶT TAY MỌI NGƯỜI!
        (Thơ Nguyễn Hữu Nhật)
        .....................  
        Cây cuốc cong thì mình mong cây cuốc hỏng
        Cây cuốc hỏng thì mình khỏi có đi làm
        .......................
        Tổ quốc ơi, ăn khoai mì ghẻ ngứa
        Từ giải phóng vô đây
        Ta ăn độn dài dài
        Từ giải phóng vô đây
        Ta ăn độn nhiều hơn!
        (Nhạc chế, hát theo bài 'Tình đất đỏ miền đông')

        Sau năm 1975, cũng những nhân vật tiêu biểu như chúng tôi vừa nêu trên, một cặp vợ chồng nghèo có sáu đứa con thì CẢ GIA ÐÌNH ÐỀU PHẢI LAO ÐỘNG VẤT VẢ HƠN TRÂU BÒ MỚI ÐỦ ĂN! Hoặc không khéo thì cả gia đình rủ nhau đi ăn mày! Trẻ em đa số là thất học vì phải lao động giúp cha mẹ ngay từ khi mới bốn, năm tuổi! (** Xin xem những tấm hình đính kèm)
        Ðó chính là cái giá "độc lập, tự do" mà toàn dân phải trả! Cái giá này quá đắt, cho dù 100 triệu dân Việt có è cổ ra để trả nợ đến ngàn năm sau cũng không bao giờ hết nợ! Bởi lẽ, đảng việt gian cộng sản đã vay nợ các ngân hàng thế giới, lên đến vài trăm tỷ đô la, lãi mẹ đẻ ra lãi con triền miên không bao giờ dứt!
        Do đó, đúng như thi sĩ Vô Danh đã từng nói:
        Ðảng hết thở thì cuộc đời mới thở   
(Phải lật đổ đảng cộng sản)
        Ðảng còn kia bát phở hóa thành mơ!

        (Còn tiếp. Mời xem BÀI BA)
        Michael Nguyễn
        Ngày 26 tháng 12 năm 2015

============================     


__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết