Nhật Ký Hành Quân
Trần Ngọc Toàn
Ngày 1 tháng 4
năm 1975: Cơ xưởng hạm 802
được lệnh từ Phủ Tổng Thống ghé bến Rạch Dừa đổ quân TQLC di tản từ Cam Ranh
lên Vũng
Tàu. Quân số gần 16 ngàn quân còn sót lại của Sư Đoàn TQLC chỉ còn
khoảng 3 ngàn tay súng kể cả Tư lệnh.
Tôi được lệnh trở lại Hậu cứ của Tiểu đoàn 4 TQLC tại Trại Hoàng
Hoa Thám trên đường Lê Lợi, xéo Trường Thiếu Sinh Quân, nhìn vào chân Núi Lớn.
Với lưng 2 Đại đội tân lập, rút từ Tiểu đoàn 3 và 4 TQLC để thành lập Tiểu đoàn
18 TQLC theo kế hoạch năm 1974, tôi được lệnh thành lập lại Tiểu đoàn 4 TQLC
khi đơn vị cũ của tôi bàn giao cho Thiếu tá Đinh Long Thành, xuất thân từ Khóa
19 Võ Bị, đã bị bỏ rơi trên bờ biển Thuận An, Huế, vào
ngày 23 tháng 3 năm 1975.
Do Tư lệnh tạm trú tại cư xá của Tiểu đoàn trưởng, tôi cùng đám
tùy tùng lăn vào khu tạm trú và Câu lạc bộ.Sau hơn 1 tháng dài mất ngủ từ Quãng
trị, tôi mặc nguyên chiến phục ngả người xuống tấm nêm êm ái, dù không có tấm
trải, thiếp đi như chết.
Rạng sáng ngày 2 tháng 4 năm 1975, tôi bị một người giật mạnh hai
vai cố đánh thức tôi dậy.Mãi một lúc sau tôi mới tỉnh ngủ và nhận ra người bạn
cùng khóa Võ Bị mặc chiến phục Bộ binh với cấp hiệu Trung tá. Hồ Văn Hòa vẫn
giử chặt một tay tôi, nói lớn: “Toàn Cao Bồi! Tao là Hồ Văn Hòa đây” Thảo nào
lính gác TQLC đã cho Hòa vào tận giường ngủ của tôi.Tôi cố trấn tĩnh: “ Ừ, tao
biết rồi. Mày đi đâu lạc vào đây?” Hòa nói giọng sang sảng:” Tao chạy từ Nha Trang
về đây. Mày cho tao mượn một chiếc xe Jeep để về Sài Gòn” Tôi ngồi thẳng lên,
trả lời:” Tình hình bây giờ biến động không ngừng, mày biết rồi.
Tao sẽ bảo Chỉ
Huy Hậu cứ cho mày mượn một chiếc xe Jeep. Nhưng mày phải hứa với tao là cho xe
về lại Vũng Tàu ngay trong ngày. Còn nếu mày không giữ lời thì nhớ từ nay đừng
thấy mặt tao nửa.” Hòa cười đáp:” OK nghe rỏ 5/5 rồi.” Nửa tiếng đồng hồ sau,
Hòa tươi tĩnh bắt tay tư giả tôi lên xe về Sài Gòn.Từ đó, tôi không gặp lại Hồ
Văn Hòa mãi đến năm 1990 ở Nam California.
Hòa nổi danh trong trận đánh VC ở Chợ Lớn vào Tết Mậu Thân 1968 khi chỉ huy
Tiểu đoàn 35 Biệt Động Quân rồi sau đó lên như diều gặp gió.
Khối Bổ Sung của TQLC đã đưa xuống Hậu Cứ TĐ4 TQLC từng đơn vị cấp
Đại đội để nhanh chóng tái lập Tiểu Đoàn 4 TQLC. Lập tức đơn vị nhận lệnh lập
Chốt kiểm soát tại Cầu Cây Khế để thanh lọc vô số quân lính di tản về từ Miền
Trung với vũ khí nhưng không còn đơn vị.
Ngày 3 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 4 TQLC tân lập nhận lệnh phối
trí quân phòng thủ Vũng tàu, từ Bãi Dâu đến Bến Đình. An ninh và trật tự đã vãn
hồi sau nhiều đợt người chạy giặc từ Miền Trung vào.
Ngày 4 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 4 TQLC tiếp tục nhận thêm quân
số bổ sung cùng với một số lính và Sĩ quan tản lạc, thoát về từ Đà Nẵng.
Ngày 5 tháng 4 năm 1975, quân số tham chiến của Tiểu đoàn 4 TQLC
đã vượt lên con số 700 với trang bị đầy đủ. Trong khi, tin tức ghi nhận Nha
Trang đã lọt vào tay Cộng Sản.
Ngày 6 tháng 4 năm 1975, tin tức từ thân nhận ở Sài Gòn cho biết
Mỹ đang chuẩn bị di tản ra khỏi Việt Nam.Một Sĩ quan TQLC Hoa Kỳ mang cấp Trung
Tá từ Ham Đội 7 bay vào gặp các đơn vị trưởng TQLC để lấy tin tức về cuộc di
tản ở Quãng trị và Đà Nẵng. Ông ta chú trọng đến việc cư xử của CS với tù binh.
Tin tức cho biết, từ Văn phòng Cố Vấn TQLC Hoa Kỳ ở Sài Gòn, Trung
tá Joey Strickland
đã bàn giao và trở về Mỹ.
Ngày 7 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 4TQLC được lệnh bảo vệ chiếc
tàu buôn neo ngoài khơi cửa Cần Giờ khi lương thực được Tiếp vận của Sư Đoàn
TQLC thực hiện.Nghe nói chiếc tàu này do người cha của Trung Úy Nguyễn ngọc Toàn,
Biệt đội Quân Báo Sư đoàn làm chủ.
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, tin tức từ Bưu điện Vũng Tàu cho thấy mổi
ngày các Thành phố Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Rang đã rơi vào tay Cộng Sản. Tình
hình chính trị ở Sài Gòn ngày cang rối beng.
Lữ đoàn 468( Trừ) với Tiểu đoàn 14 và 16 TQLC đang hành quân diệt
địch ở Long An.
Ngày 14 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 14 TQLC do Trung tá Nguyễn Văn
Cảnh chỉ huy từ Thủ Đức di chuyển về Vũng tàu để bàn giao vị trí phòng thủ với
Tiểu đoàn 4 TQLC.
Ngày 15 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 4 TQLC được lệnh lên xe đi Biên Hòa đặt
dưới quyện của Lữ Đoàn 147 TQLC do Đại Tá Nguyễn Năng Bảo chỉ huy.
Tiểu đoàn 4 TQLC được phối trí trên một hương lộ từ Quốc lộ I vào
bờ sông Đồng Nai, tiếp giáp với Tiểu đoàn 2TQLC phía Tây Bắc và Tiểu đoàn 6
TQLC phía Đông Nam. Trấn giữ trên trục lộ QL I là Tiểu đoàn 6 TQLC dưới quyền
Trung tá Lê Bá Bình. Chỉ Huy Tiểu đoàn 2 TQLC “ Trâu Điên” là Thiếu tá Trần Văn
Hợp.
Ngày 16 tháng 4 năm 1975, Phối trí lực lượng dọc theo tuyến phòng
thủ, phối hợp hàng ngang với Tiểu đoàn 2 TQLC sát bờ sộng Đồng Nai, hướng về
phía cánh đồng cỏ vốn được mệnh danh là Hố Nai. VC pháo vào Phi trường Biên Hòa
và Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 147 TQLC. Tầm đạn pháo trệch ra ngoài cả cây số với hàng
chục quả pháo nổ vào khu dân cư Công giáo di cư năm 1954.
Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn tiếp nhận 4 tân Thiếu Úy tốt
nghiệp khẩn cấp từ Khóa 28 và 29 của Trường Võ Bị Quốc Gia đã di tản khỏi Đà
Lạt về Long Thành. Là khóa đàn anh, Tiểu đoàn trưởng phải nói rỏ tình
hình chiến sự cho đàn em và nhắc họ luôn bám sát theo đơn vị dưới mọi tình
huống..Bốn tân Sĩ quan được phân phối đến 4 Đại đội tác chiến
Ngày 18 tháng 4 năm 1975, một số hỏa tiển TOW được đưa đến Tiểu
đoàn để tăng cường hỏa lực chống xe Tăng T54 của CS. Tiếp tế từ Hậu cứ Vũng Tàu
lên cho biết Sư đoàn 18 Bộ binh đang bị áp lực nặng của 3 Sư đoàn CS Miền Bắc
từ Cao nguyên Ban Mê Thuột
và Phan Rang đang tháo lui về Phước Tuy.
Ngày 19 tháng 4 năm 1975, tin cho biết Không quân Việt Nam đã thả
xuống vùng Dầu Giây 2 quả bom CBU của Mỹ sót lại tiêu diệt cả Trung đoàn CS.
Ngày 20 tháng 4 năm 1975, Thiết giáp T54 của CS mon men xuống từ
Túc Trưng ngay trên Quốc Lộ I đã bị Tiểu đoàn 6 TQLC bắn hạ 2 chiếc khiến địch
quay đầu chạy ngược về hướng Bắc. Không thấy quân bộ tùng thiết. Có lẽ, CS nghe
tin quân đội Cọng Hòa đã tan rả .
Ngày 22 tháng 4 năm 1975, tin tức cho biết Pnom Penh của Cao Miện
đã rơi vào tay Kmer Đỏ. Khi cùng Thiếu tá Trần Văn Hợp ra Ngà Ba Tam Hiệpghé
một Tiệm Mì đã gặp Nhiếp ảnh viên chiến trường Sean Flynn cho biết đã thoát
hiểm về Sài Gòn. Được biết Sean Flynn là con trai của tài tử Hollywood
Erol Flynn ghé vào mượn xe lên Dầu Giây săn ảnh. Theo Flynn, Kmer Đỏ đã tàn sát
dân Miên không gớm tay với cuốc xẻng, mã tấu khi chiếm được Nam Vang nhưng
chàng ta không tin CS Việt Nam sẽ tắm máu Miền Nam do hiệp
ước với Hoa Kỳ.
Gia đình từ Sài Gòn chạy lên thỉnh cầu bỏ đơn vị để về Sài Gòn di
tản theo đề nghị của Trung Tá Strickland. Thà chết chứ không đào ngũ và yêu cầu
gia đình tự lo lấy.
Ngày 23 tháng 4 năm 1975, Thiết đoàn 3 Kỵ Binh và một số quân của
Sư đoàn 18 BB đã rút về Long Bình.Phòng tuyến của TQLC từ Long Thành đến Hố Nai
vẫn còn nguyên vẹn với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC do Đại Tá Nguyễn Thành Trí Tư
Lệnh Phó chỉ huy trấn đóng tại Long Bình.
Ngày 24-25-26-27-28 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn đật trong tình
tráng báo động nhưng tuyệt nhiện không thấy bóng dáng VC, ngoại trừ pháo dằn
mặt hàng đêm.
Ngày 29 tháng 4 năm 1975, vào lúc 4 giờ chiều nhận lệnh rút quân
theo Quốc Lộ I và tập trung tại cầu Đại Hàn Biên Hòa chờ lệnh. Đơn vị dừng tại
Bộ Tư Lệnh Quân Đoản III hoàn toàn bỏ trống. Văn phòng của Tư Lệnh vẫn con
nguyên với đèn sáng và Cờ hiệu 3 sao cùng với bảng tên Trung tướng Nguyễn Văn
Toàn. Phía bên kia đường QLI, Trung Tá Nguyễn Lô, với danh hiệu truyền tin “Sông
Lô” đã gọi máy liên lạc hàng ngang và cho biết sẽ rút theo hướng cầu Sắt Biên
Hòa về Sài Gòn. Trọn một đêm thức hành quân bộ về tới chân cầu Đại Hàn.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đại Tá Tư Lệnh Phó họp các Đơn vị trưởng
phia bên kia cầu với lệnh rút quân về Căn cứ Sóng Thần. Với 5 chiếc quân xa
điều động được, các đơn vị luân phiên lên xe về Thủ Đức. Số còn lại tiếp tục mở
đường bộ dọc theo Quốc Lộ I. Lúc 10 giờ, Hạ sĩ Nguyễn Văn Sơn cầm chiếc máy
Radio nhỏ chạy tới nói cà lăm: “Ông Dương Văn Minh kêu gọi buông súng, Đại bang
ơi” Nổi điên, Tiểu Đoàn trưởng gạt phắt la:”Dẹp đi. Tiếp tục về Căn cứ Sóng
Thần rồi tính sau” Đoàn quân tiếp tục về tới Căn cứ Sóng Thần ở Thủ Đức.
Đứng trước hàng quân, Tiểu đoàn trưởng nói:” Bây giờ chúng ta
không còn cấp chỉ huy nửa. Các anh em hảy bỏ súng xuống trong Trại rồi ra
về.Nhớ mang theo đầy đủ thực phẩm và quần áo.Ai ở vùng quê đừng vội về nhà vì bọn
du kích rất nguy hiểm.Ai muốn mang vũ khí thì hảy nhớ dấu cho kỷ..Thày trò nhìn
nhau ngơ ngẩn rồi âm thầm chia tay trong tiếng súng và Đại bác vọng lại từ hướng
Lái Thiêu.Đám đệ tử của Tiểu đoàn trưởng đã nhanh chân tìm đâu ra bộ quần áo
dân sự cho “Đại Bàng” thay ra. Đại bàng thủ khẩu súng Colt 45 sau lưng để ngừa
bất trắc. Thế là hết!
Trần Ngọc Toàn, cựu Tiểu Đoàn Trửơng TĐ4 TQLC
TNT
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết