Thursday, May 11, 2017

ĐÔNG HẢI: Vài kỷ niệm về=>Khu Rừng Lá Buông.

Forwarded Message -----

From: DONG-HAI NDH
Sent: Thursday, 11 May 2017, 14:34
Subject: Vài kỷ niệm về=>Khu Rừng Lá Buông.

Đã hơn 40 năm! Vào năm 1976, chúng tôi được chuyn t khám ln Chí Hoà đến tri Th Đc.  đây, qua nhiu du tích, trên thân cây, trên tường nhà giam...chúng tôi biết được đây là tri giam ca n tù chính tr trước 1975!

"Chúng tôi" là tp hp ca nhng thành phn đng phái, tình báo, các cp trong chính quyn cũ t Xã đến trung ương, dân biu Thượng-H Ngh Vin...ri rác là mt vài người nghi là "chng đi" trong lúc giao thi...

Tri Th Đc này được chia thành 2 khu, nam và n. Khu nam gm nhà 1, nhà 2 và nhà 3. Nhà 1 và 2 dính lin nhau là 2 căn nhà trt. Nhà 3 có tng trt và lu 1. Khu n nm ngay bên cnh, kín cng cao tường là khu mà hu hết là tình báo Ph Đc U (Thiên Nga) do ch (Thiếu Tá) Nguyn Thanh Thu làm đi trưởng. Tng cng 2 khu có khong 150 người...Tri giam thuc qun lý ca B Ni V (Công An qun lý) và người cán b trc tiếp ca tri chúng tôi thường gi là ông Sáu, ông thường nói ln tiếng và chúng tôi gi là "Ông Sáu La". Ông không phi t min Bc mà là người min Nam (Trung k?), là người ca Mt Trn Gii Phóng (MTGP) và hình như lúc đó ông mang cp bc Trung Uý hay Thượng Uý Công An... 

Cui năm 1976 hoc đu năm 77, khu nam chúng tôi b gh nng, tri đt nhiên lnh hơn các năm trước rt nhiu, nhiu người b gh đến không thy da, ra sân, qun mình trong lp vi b, nm, ngi..phơi nng la lit và đt nhiên, cũng trong thi gian này nhiu người ngã qu, không th đng lên đi (triu chng thiếu vitamin B1 trm trng)...Mi s ri cũng qua đi vì ít tháng sau, chúng tôi được viết thư v gia đình và nhn được thuc men t gia đình và đa ch được ghi trên bì thư là Tri Th Đc 16NV...

Khong gia năm 1977, có khong vài chc người - trong đó có tôi - đt ngt được đưa v "Khu Rng Lá Buông" này. Lúc đó ch là "Khu Rng Lá Buông", không người, không nhà...Chúng tôi được lnh khai hoang, ly "mt bng". Ban ngày thì cht ng các cây buông, ban đêm ngi dính chùm vào nhau, ly lá buông ph li và...ng gia sương tri đôi khi mưa gió...ban đêm nếu mun đi v sinh thì c hô to gia đêm: "Tôi tên...xin đi I..." và dĩ nhiên, 24/24 "cán b bo v" ôm súng đng "bo v t b"...

Thế ri, chúng tôi cũng dng được "căn nhà" đu tiên, làm khuôn mu cho nhng căn kế tiếp đ to thành K1 ca tri Z30D, căn c 5 Rng Lá, Hàm Tân, Bình Tuy. "Căn nhà" đó cha được ti 120 người; mái lá buông, vách tre l , gm li đi  gia, song song 2 bên là 4 dãy sp ng, 2 s dưới và 2 s trên. 2 sp dưới cách mt đt khong na thước và 2 sp trên cách 2 sp dưới khong 1.5m. Sp nm được kết ni bi nhng cây tre l ô ch làm 2, lt úp và buc vào sườn sp bng lt tre...Chúng tôi t "xây nhà tù" cho chính chúng tôi! Đêm đu tiên được nm ng trên nhng sp tre l  này là đêm ng "thoi mái và sung sướng" như chưa tng được ng thoi mái và sung sướng trong đi bi sau c tháng ng ngi gia rng buông sương gió vi lá buông ph kín nhưng mui..."chp chùng".

Thế ri, K1 được thành lp vi hàng tre l  bao quanh và vi cán b trc tri là ông Sáu La. Các anh em t Th Đc 16NV và Long Giao, Sui Máu Biên Hoà...ln lượt được chuyn ti. K1 có khong 10 "căn nhà"; 1 trm Y tế và 1 nhà n (đi ch Thu). Trưởng trm Y tế là anh Y tá Thanh, nhân viên gm Y sĩ Đi Tá Nguyn Văn Hc, "Tiến sĩ Y khoa" Tôn Tht Hưng (tôi đ Tiến sĩ Y khoa trong ngoc kép vì có người cho rng anh Hưng mo nhn). 

T Long Giao, Sui Máu Biên Hoà...là thành phn "Trình din Hc Tp Ci To" gm các sĩ quan cp Uý và cp Thiếu Uý Cnh Sát. Nơi đây tôi được gp Biên Tp Viên Trn Ngc Ánh (Đi Uý Cnh Sát) b bt làm tù binh trong trn Bình Long, Phước Long (?) t năm 1974 (?). Long Giao, Sui Máu Biên Hoà...(và t nhng tri khác được chuyn đến sau này [c Hoàng Liên Sơn, Nam Hà...v..v.]) đu do "B Đi Qun Lý" nên sinh hot trong các tri đó có v thoi mái hơn nhng tri do B Nôi V Qun Lý (Công An "Bò Vàng") nên chúng tôi cũng được hưởng s thoi mái đó t khi nhóm do "B Đi Qun Lý" đến và nhp chung. T đó, chúng tôi cũng được "nu nướng" thc ăn như rau rng hoc nhng gì bt được t rng và được thăm nuôi mi 3 tháng 1 ln nếu "hc tp ci to tt". đây, tôi cũng xin m mt du ngoc v "Trình din đi hc tp ci to" và thành phn "b bt" trong K1 ngày. Chúng thường tôi "gho" các anh "Trình din đi hc tp ci to" là "Đóng tin xin đi tù" vì vào năm 1975. Sĩ quan cp Úy phi đóng mt s tin và mang theo đ dùng cá nhân đến nhng đa đim trình din "làm th tc" đ được đi hc tp 1 tun. Sĩ quan cp Tá thì cũng thế nhưng thi gian hc tp là 1 tháng...

Cũng trong năm 1977 đó, ti K1 tôi được thy anh Võ Văn Tưng (Trung Uý sư đoàn 7 hay 9 gì đó); anh b nht trong mt "thùng đn" đ sân K1. Khi được dt đi tm, tôi thy anh Tưng xương  gn c, trên ngc và xương 1 chân nm lòi ra ngoài, da d xanh xao, bước thp, bước cao chm chp. Nghe nói rng, sau khi trình din vào hc tp ci to, anh đòi chính quyn phi thc hin 1 điu khon nào đó trong Hip đnh Paris 1973 là "không tr thù (cm tù) đi phương" và t đó b nht riêng trong "thùng đn" và 1 đêm nào đó, người ta nghe thy 1 băng đn AK bn vào "thùng đn" ca anh Tưng; sáng ra, anh em thy máu chy ra ngoài đng cng li như sương sâm nhưng anh Tưng vn sng dù không được chăm sóc y tế (?)...Ngày tôi được v (cui năm 1982) anh Tưng vn "sng trong thùng đn" dù trước đó, nhiu ln, các "cán b" đã đến và nói vi anh đi khái là: "Anh ch cn lên tiếng rút li li nói đó (v Hip đnh Paris) thì anh s được ra khi thùng đan, người nhà s đến thăm ngay" nhưng...anh Tưng vn không đng ý. Tôi có lén nói chuyn vi anh mt ln và nhn thy hình như tâm trí ca anh không còn bình thường lm do thi gian quá dài trong "thùng đn"...

V vic nm trong "thùng đn" thì tôi cũng có kinh nghim bn thân mình tuy thi gian rt ngn. S là mt ngày vào bui giao thi ca năm 1975 đó, t nhiên có khong hơn 10 người trên 3 chiếc xe díp vào nhà tôi, dùng dây thng trói 2 tay tôi ra sau, phn dây còn li qun quanh người tôi t tht lưng lên ti ngc, sau li ln tiếng ca mt người trong nhóm: "Bó nó li"; h lc soát khp trong nhà tôi, xong, h dùng khăn bt mt tôi li, dn ra xe và đi...vào "thùng đn" nm trong khuôn viên xã Phú Th Hoà, Qun Tân Bình, Gia Đnh. Cái "thùng đn" này bng st, làm tăng sc nóng ban ngày và tăng đ lnh  ban đêm. Ngày nóng ca cái nóng x nhit đi. Đêm lnh và "chiến đu" vi by mui đói; mt bàn chân được "thò" ra ngoài qua 1 cái l duy nht 1 cnh bên trên sàn thùng đn và "huyn" t bên ngoài (huyn=cùm) vi mc đích là h thy bàn chân còn đó thì người tù còn đó...khong 1 tháng sau thì được ra khi thùng đn vào 1 phòng riêng bit, trong đó không có gì c ngoài 1 cái bô và cũng khong 1 tháng sau thì v khám ln Chí Hoà...vì được min chết và được đi "hc tp ci to"...

Tôi b bt và phi đi ci to hơn 7 năm vì mt ti-không-phi-ti. S là ngày y, trước 1975, sinh viên thiên t hot đng quá mnh trong các Đi hc SaiGon, thi Thiếu Tướng Nguyn Khc Bình mà Chun Tướng Hunh Thi Tây làm Trưởng khi Đc Bit (Ph Đc y Trung Ương Tình Báo) vi các nhân viên "Phượng Hoàng", "Thiên Nga"...là nhng nhân viên tr, có dáng hc trò được đưa vào gi làm sinh viên trong chiến dch "n Đnh Đi Hc"..."H" thy tôi thường đi chung vi các sinh viên gi ny (dĩ nhiên, lúc đó tôi không biết "các bn" tôi là "sinh viên gi") mà bt tôi. Có l sau này h đã biết tôi là "sinh viên tht", bi tôi được tha sau hơn 7 năm nhưng nhng b"sinh viên githì mười my năm chưa "nhúc nhích"...


Nhân đây, tôi cũng mun nói v các "Hi Cu Tù Nhân Chính Tr" hi ngoi...Tôi vượt biên và được đnh cư ti Úc năm 1983 và thy ti Úc có "Hi Cu Tù Nhân Chính Tr". Trong Hi, t Hi Trưởng đến thành viên hu hết là thành phn "Trình Din Ci To" mà chúng tôi thường gho là "Đóng tin xin đi tù" như đ cp trên?! Hu hết đu là cu quân nhân?! Hi nên có danh xưng là Hi Cu Tù Nhân Cng Sn Vit Nam mi đúng? Làm sao li là "Hi Cu Tù Nhân Chính Tr"?! Có hot đng chính tr và b bt tù đâu mà li là "Tù Nhân Chính Tr"? Nên danh chính thì ngôn mi thun?!

Tôi được v sau Nhc Sĩ Vũ Thành An và Nhà Văn Duyên Anh-Vũ Mng Long...

Đông Hi-Nguyn Đc Hin
N.S.W 5/2017  

---------- Forwarded message ----------
From: châu nguyen thuy chau
Date: 2017-04-29 10:34 GMT+10:00
Subject: Fwd: ​ Khu Rừng Lá Buông.
(Khu Rừng Lá Buông )

Xin kính dâng một nén hương lên hương linh cố Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, một vị Tướng cùng hàng triệu quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã một thời lẫy lừng dưới lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.

Khu rừng trưa nay thật tĩnh mịch, có lẽ vì nó nằm khuất sau một dẫy những hàng cây Buông và xa hẳn khu vực sản xuất và lao động của các đội bên hình sự. Nơi đây chỉ có một căn chòi nhỏ được cất lên tạm thời với thân cây và lá rừng như những căn chòi khác, nhưng tôi thấy nó thật đặc biệt bởi vì đó chính là “trụ sở” của đội 23, nơi chúng tôi vào để tạm dùng bữa trưa đạm bạc và nghỉ lưng mỗi ngày. Căn chòi lá cây rừng đơn sơ đó chỉ đủ che những trưa nắng Hè gay gắt oi bức, nhưng không đủ che những khi mưa rừng đổ ập xuống, và những người tù cuối cùng, dù ngồi trong căn chòi, vẫn phải dùng tấm nylông của mình để tránh những giọt mưa nặng hạt đang quất ngang khu rừng hoang vắng không một bóng người.

Họ là những người tù chính trị, tất cả hai mươi người còn lại sau đợt thả đầu năm 1992 tại trại giam Hàm Tân Z-30D trong tỉnh Thuận Hải, miền Nam. Hai mươi người bao gồm bốn ông tướng Lê Minh Đảo, Trần Bá Di, Đỗ Kế Giai, và Lê Văn Thân, cùng với mười sáu sĩ quan viên chức khác của nên Đệ Nhị Cộng Hòa, từ cấp bực đại tá cho đến một thiếu úy, hai dân sự, và một hồi chánh viên. Họ là những người cuối cùng còn sót lại trong tù “cải tạo” của Cộng Sản trong số hàng triệu quân dân cán chính VNCH đã phải vào các trại tập trung mà Hà Nội vội vã dựng lên sau “chiến thắng” nhanh chóng ngoài dự liệu vì Hoa Kỳ đã quyết định đơn phương bỏ rơi đồng minh Nam Việt Nam để bắt tay với Bắc Kinh. Trên vai mỗi người tù cuối cùng đó là mười bẩy năm kinh hoàng của những tra tấn, thù nghịch, nhọc nhằn, đầy mồ hôi, máu và nước mắt uất hận - mà kẻ “thắng trận” từ Hà Nội đã chủ trương thực hiện qua chiêu bài “Khoan Hồng Nhân Đạo”. 

Sau khi miền Nam sụp đổ ngày 30-4-1975, trong khi thế giới tưởng rằng các sĩ quan viên chức chế độ cũ sẽ được hưởng sự “khoan hồng” từ nhà nước chế độ mới, là lúc những quân dân cán chính chế độ cũ đang trải qua những năm tháng tối tăm, ô nhục nhất trong cuộc đời mình vì chính sách “khoan hồng” đó. Một chính sách thâm độc nhằm đánh lừa dư luận thế giới, trong khi ở trong nước ngấm ngầm tiêu diệt các tinh hoa của chế độ cũ qua hình thức bỏ đói, tra tấn cả tinh thần lẫn thể xác người tù qua lao động khổ sai và các lời nói và tuyên truyền và nhục mạ họ trong tù. Nhổ cỏ thì nhổ cả rễ, các cán bộ địa phương Cộng Sản còn kỳ thị, xách nhiễu, và trù dập gia đình những người tù này nữa ngoài xã hội. Ý đồ này cũng nằm trong sách lược của Hà Nội nhằm phá vỡ hết các căn bản gia đình của người dân ngõ hầu dễ cai trị theo đường lối mà họ vạch ra, và tận diệt các mầm mống chống đối ngay từ trong trứng nước.

Trong bốn năm cuối cùng tại trại Hàm Tân (1988-1992), tôi có dịp sống chung trong một khu vực với các ông tướng. Trước đó trong mười hai năm lưu đầy ngoài Bắc, chúng tôi và các ông tướng bị cách ly. Sau tháng 2-1992, đội 20 giải tán và được sát nhập vào đội 23 của mấy ông tướng và đại tá nên mỗi ngày chúng tôi cùng xuất trại đi lao động chung với các vị tướng và đại tá trong khu rừng lá Buông và trở nên thân thiết hơn. Hơn thế nữa, các đàn anh và huynh trưởng đều muốn chúng tôi đổi cách xưng hô nên từ đó chúng tôi gọi các vị tướng và đại tá của mình bằng “anh”, không còn gọi theo cấp bậc nữa, và tình huynh đệ chi binh lại càng gắn bó hơn.

Tháng 5 năm 1988, chúng tôi, chín mươi người tù cuối cùng còn ở lại trại Nam Hà ngoài Bắc sau hai đợt thả lớn vào tháng 9-1987 và tháng 1-1988, được chuyển trại vào trong Nam, hội nhập với khoảng trên sáu mươi người nữa còn trong trại Hàm Tân thành một trăm sáu mươi người tù cuối cùng sau 13 năm giam cầm. Trong bốn năm tại Hàm Tân, sau nhiều đợt thả lẻ tẻ, đến tháng 2-1992, chỉ còn lại đúng hai mươi người.

Trại Hàm Tân Z-30D là một trại giam khá đặc biệt và có lẽ không giống bất kỳ một trại giam nào khác của Cộng Sản. Trước năm 1975, nơi đây là vùng trú đóng và họat động của Việt Cộng (VC) thường được gọi là khu rừng Lá, mà VC vẫn thường từ khu rừng này ra ngoài lộ phục kích đặt mìn các xe đò, bắt thường dân vào trong bưng để tuyên truyền rồi thả về, nhằm gây thanh thế cho họ, và reo rắc sợ hãi và bất an trên các tuyến đường.

Sau năm 1975, các lán trại được sử dụng và mở rộng thành một trại giam khổng lồ có thể giam giữ nhiều ngàn người. Nhiều lán trại sau đó được thay thế bằng những buồng giam, những nhà giam kiên cố hơn bằng xi măng và gạch ngói, và dùng để giam cả tù hình sự lẫn tù chính trị. Đó là một trong những trại giam trong miền Nam nổi tiếng về hung bạo và có số lượng tù nhân chết nhiều nhất.

Khi chúng tôi từ miền Bắc chuyển trại vào trong Nam năm 1988 thì Hàm Tân đã như lột xác thành một trại giam đặc thù dưới sự chỉ huy của Thiếu Tá Nhu, một con người đã biết biến trại giam thành một nơi để kinh doanh thương mại. Chẳng bao lâu sau ông ta đã trở thành tỷ phú nhờ vào sức lao động và kinh doanh trên thân xác hàng ngàn người tù hình sự - cả nam lẫn nữ. Một nguồn thu lợi không kém phần quan trọng khác qua căng tin bán các thức ăn nước uống, và bán vé cho các tù nhân xem các loại phim chưởng của Đài Loan Hồng Kông vào mỗi tối, sau giờ lao động.

Khu vực dành cho tù chính trị nằm ngay bên trái khi vừa bước qua cổng trại, bao gồm hai buồng giam lớn, một nhà kho và một căn nhà trên thềm cao cuối dẫy. Chúng tôi ở trong hai căn buồng giam đó và các tướng ở trong căn nhà trên thềm. Đặc biệt căn nhà này có nhiều phòng nhỏ và nhiều giường cá nhân, mỗi ông tướng được ngủ trên giường, trong khi chúng tôi vẫn còn ngủ trên sàn xi măng hay ván gỗ. Mãi sau này khi chỉ còn 20 người cuối cùng, chúng tôi dời qua căn nhà kho và được cung cấp mỗi người một giường cá nhân, và sau 17 năm nằm đất mới được lên giường, là một cảm giác thật khó quên.

Một trong các kỷ niệm đáng tự hào của những người tù cuối cùng tại Hàm Tân là sự vị nể của vị chỉ huy trại giam này dành cho họ. Nhiều hôm các cán bộ trại và tù hình sự đều ngạc nhiên khi thấy Thiếu Tá Nhu có mặt tại cổng, khi các đội lao động về đang nhập trại, chờ đội 23 của Tướng Đảo để đến tặng cho các “bố” vài bao thuốc lá ngoại quốc để các “bố” hút cho vui. Hoặc các tự giác và trật tự của trại luôn lễ phép với bên tù chính trị và dành riêng ba hàng ghế đầu chính giữa cho tù chính trị đến xem phim miễn phí tại hội trường mỗi tối chiếu phim Hồng Kông hay Đài Loan, có thể hiểu ngầm là lệnh từ tay chỉ huy trường này. 

Trong khi hàng ngàn tù hình sự phải chen chúc nhau mua vé xem phim mỗi tối, vì đó là giải trí duy nhất cho họ, cả nam lẫn nữ, được ra khỏi buồng giam, ra ngoài trong vài tiếng đồng hồ ban đêm, ngồi bên nhau, thì các tự giác và trật tự luôn đứng sang một bên nhường đường cho chúng tôi ung dung vào xem, không hề bao giờ soát vé.

 Nhiều tối vào xem trễ, chúng tôi vẫn thấy ba hàng ghế đầu chính giữa luôn bỏ trống trong khi hàng ngàn tù hình sự ngồi chật bao quanh cả hội trường, Điểm đáng chú ý nữa là khu vực bên hình sự khóa cửa các buồng giam lúc 6 giờ chiều trong khi bên tù chính trị được ở ngoài sân cho đến 9 giờ đêm. Đầu năm 1992, khi chỉ còn 20 người, lần đầu tiên trong suốt 17 năm tù tội, cửa của căn nhà trên thềm dành cho các tướng và căn nhà kho dành cho chúng tôi đã không bị khóa bên ngoài. Đúng 9 giờ đêm, các cảnh vệ đi tuần bên ngoài hàng rào ra dấu cho chúng tôi vào buồng và khép cửa lại, họ không bao giờ tiến vào trong khu của tù chính trị. Đó là những sự thay đổi lớn lao 180 độ.

Trong bốn năm ở chung trong một khu với các vị tướng của mình, chúng tôi mới có dịp trò chuyện và hiểu về các niên trưởng của mình nhiều hơn sau mỗi ngày lao động. Trại phân chia khoảng 160 người tù cuối cùng này thành ba nhóm khác nhau. Một nhóm gồm các anh phụ trách chăn bò, nuôi heo hay trông coi lán trại thì ở ngoài trại giam. Nhóm thứ hai gồm các người dưới 55 tuổi và cấp bậc dưới đại tá thì xung vào Đội 20 với lao động nặng hơn. Nhóm thứ ba gồm những người trên 55 tuổi hay mang cấp bậc đại tá và tướng thì xung vào Đội 23 và lao động nhẹ hơn. Trong thời gian ở ngoài Bắc rất hiếm khi nào nhìn thấy hay nói chuyện được với các tướng, cho đến lúc cùng trong một khu tại Hàm Tân chúng tôi mới thực sự có dịp hàn huyên tâm sự với các niên trưởng và đàn anh này, nhất là khi chỉ còn 20 người cùng chung một đội 23.

Chúng tôi đã có dịp gặp Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, nói chuyện nhiều với Tướng Mạch Văn Trường, Tướng Khôi, Tướng Tất, Tướng Bá, nhưng thân thiết nhất vẫn là bốn tướng cuối cùng khi chúng tôi được sát nhập vào cùng đội 23 trong bốn tháng cuối cùng tại Hàm Tân. Nhiều buổi chiều, sau bữa ăn đạm bạc trong sân của tù chính trị, tôi thường thả hồn mình theo tiếng đàn và tiếng sáo của Tướng Lê Minh Đảo và Tướng Lê Văn Thân trong khi nắng đã tắt và bóng chiều dần xuống bao phủ khu rừng lá Buông. 

Có lúc hai Tướng Trần Bá Di và Đỗ Kế Giai bắc chiếc ghế đẩu ra sân cùng ngồi nghe hay đứng trên bực thềm nhìn xuống hai nghệ sỹ đang đàn và thổi sáo. Tướng Di bao giờ cũng nở nụ cười tươi tán thưởng và Tướng Giai luôn gật gù cười mỉm chi như vừa tìm ra được một điều gì rất lý thú. Một trong các bài hát tôi thích nhất là bài “Nhớ Mẹ” của Th/Tg Đảo và Đại Tá Đỗ Ngọc Huề. Lời nhạc như trải cõi lòng của người tù trên bước đường lưu đầy nhớ về Miền Nam thân yêu và nhớ về người mẹ già mỏi mắt trông chờ con nơi phương xa, trong một quê hương điêu linh khốn khổ vì giặc thù:

“Những chiều buồn trên đất Bắc, con hướng về Nam con nhớ mẹ nhiều. Mẹ ơi sao bao năm tháng cứ trôi cứ trôi cho bạc mái đầu. Quê hương điêu linh con vẫn khóc, trông chờ ngày về con vẫn thắp. Mẹ ơi mẹ biết không? Còn sống mãi trong con những lời mẹ cầm tay nói Nắng sẽ về đẩy lùi Bóng Tối, và Yêu Thương và Tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con...nhé con...”

Nắng đã tắt trên những ngọn Buông, màn đêm đang phủ xuống núi đồi, thung lũng của khu rừng Lá, chim chóc đã bay về tổ, nhưng những người tù còn ngồi đây nghe khúc hát về Mẹ mà nhớ về Sài Gòn với một trái tim đã tan nát, nhớ về thủa nào oai hùng trên chiến trường, nhớ về một miền Nam đầy nắng ấm và tình người nay không còn nữa.

( Ảnh ,Tướng Đỗ Kế Giai )

( TG, Phạm Gia Đại )





__._,_.___

Posted by: AnNam 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết