Monday, June 12, 2017

Vĩnh Biệt Minh Đức Hoài Trinh,

                                                                           PHÂN ƯU
Chúng tôi vừa nhận được tin buồn:
BÀ MINH ĐỨC HOÀI TRINH tức VÕ THỊ HOÀI TRINH
sinh ngày 15 tháng 10 năm 1939 tại Huế
qua đời lúc 2 giờ chiều ngày 9 tháng 6 năm 2017 tại Midway City, California
hưởng thọ 87 tuổi
Bà vốn xuất thân từ một danh gia vọng tộc tại Thừa Thiên,
là đàn chị trong giới truyền thông báo chí và văn học của Việt Nam
cá nhân của Nguyễn Lý-Tưởng cũng đã có nhiều lần gặp gỡ, trò chuyện
ngồi cùng bàn tiệc với anh chị. Đặc biệt, năm 2016, chúng tôi đã đến thăm
anh chị tại tư gia, được xem các tài liệu lịch sử, sách vở hình ảnh liên quan đến
chị và dòng họ của chị.
Chúng tôi rất xúc động khi được tin chị đã ra đi và sẽ không bao giờ gặp lại được nữa.
Xin thành thật chia buồn với đại tang quyến. Nguyện cầu hương linh chị được siêu thoát.

GS Nguyễn Lý-Tưởng
Cựu Dân Biểu VNCH (đơn vị Thừa Thiên)
Chủ Tịch BCH Trung Ương Đại Việt Cách Mạng
"THÀNH KÍNH PHÂN ƯU"


WESTMINSTER (VB) – Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh, một khuôn mặt lớn trong nền văn học Việt Nam trong và ngoài nước từ trước năm 1975 đến nay, là người thành lập Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, vừa qua đời tại Quận Cam, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào lúc 2 giờ chiều ngày 9 tháng 6 năm 2017, hưởng thọ 87 tuổi.

Theo trang 
https://minhduchoaitrinh.wordpress.com/, tiểu sử của nhà thơ như sau.

Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, bà thường lấy các bút hiệu là Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử. Bà sinh ngày 15 tháng 10 năm 1930 tại Huế, sống ở Pháp từ năm 1953 đến 1964. Sau đó bà đến định cư tại quận Cam, Hoa Kỳ từ năm 1982.

blank
Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh (Photo: https://minhduchoaitrinh.wordpress.com)

Tên tuổi của Minh Đức Hoài Trinh không ai trong giới văn học không biết. Bà sinh tại Huế, con quan Tổng Đốc Võ Chuẩn, Ông Nội bà là Võ Liêm, Thượng Thư Bộ Lễ của triều đình. Năm 1945 Bà tham gia phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó Bà biết sự lợi dụng của phong trào nên bà bỏ về Huế tiếp tục học. Năm 1964 bà đi du học tại Pháp về ngành báo chí và Hán văn tại trường ngôn ngữ Đông Phương La Sorbonne, Paris đến năm 1967 bà ra trường và làm phóng viên cho đài truyền hình Pháp ORTF, lúc đó bà đi làm phóng sự nhiều nơi sôi động nhất như: Algerie và chiến trường Việt Nam... Năm 1972 bà được cử theo dõi và tường thuật cuộc hòa đàm Paris. 1973 Bà sang Trung Đông theo dõi cuộc chiến Do Thái, một thời gian sau bà trở về Việt Nam giảng dạy khoa báo chí tại Viện Đại Học Vạn Hạnh năm 1974-1975.

Sau biến cố 1975 bà trở lại Paris cho xuất bản tạp chí “Hồn Việt Nam” và trở lại cộng tác với đài phát thanh ORTF với chương trình Việt ngữ để tranh đấu cho những nhà cầm bút, những văn nghệ sĩ Việt Nam bị cộng sản cầm tù. Bà đứng ra thành lập Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại và vận động để được công nhân hội viên Hội Văn Bút Quốc Tế tại Rio de janeiro, Ba Tây vào năm 1979.

Bà đã dùng ngoài bút và khả năng của mình thường xuyên tranh đấu cho các văn nghệ sĩ bị cộng sản giam cầm phải được trả tự do, ngoài những bài báo, bà còn sáng tác hơn 25 tác phẩm giá trị, trong đó có truyện ngắn, thơ…

Nhà Văn Nguyễn Quang đã thực hiện 1 tập sách rất công phu khá đầy đủ những tài liệu, bài vở và hình ảnh với tiêu đề: “Văn Nghiệp Và Cuộc Đời Minh Đức Hoài Trinh.” Nhà Văn Nguyễn Quang có đoạn viết: “Sau khi đọc quyển sách nầy người ta tự hỏi làm sao Minh Đức Hoài Trinh một con người nhỏ bé lại có thể hoàn thành trên nhiều lãnh vực trong thời gian đen tối nhất của lịch sử Việt Nam... Bà đã đi trên khắp 5 lục địa, bà đã vào những vùng chiến tranh lửa đạn...” Những đóng góp của bà với một cuốn sách nhỏ nầy chắc chắn không diễn tả hết được những gì bà đã làm cho quê hương cho nền văn học Việt Nam.

Các tác phẩm của bà đã xuất bản gồm có:

Lang Thang (1960), Thư Sinh (1962), Bơ Vơ (1964), Hắn (1964), Mơ (1964), Thiên Nga (1965), Hai Gốc Cây (1966), Sám Hối (1967), Tử Địa (1973), Trà Thất (1974), Bài Thơ Cho Ai (1974), Dòng Mưa Trích Lịch (Thanh Long Bruxelles, 1976), Bài Thơ Cho Quê Hương (Nguyễn Quang Paris 1976), This Side The Other Side (Occidental Press USA 1980), Bên Ni Bên Tê (truyện dài, Nguyễn Quang USA, 1985), Niệm Thư 1 (tái bản 1987), Biển Nghiệp (Nguyễn Quang USA, 1990). 








Subject: Vĩnh Biệt Minh Đức Hoài Trinh


Vĩnh Biệt Minh Đức Hoài Trinh,
Bà từ trần hôm nay 9/6/2017 tại Hoa Kỳ

Người phụ nữ xinh đẹp và ăn mặc rất có "gu" này là Minh Đức Hoài Trinh, tác giả bài thơ "Kiếp nào có yêu nhau" mà Phạm Duy đã rải lên đó những nốt nhạc buồn tan tác. Bà là một nhân vật hiếm có, thông thạo ba ngoại ngữ : Anh, Pháp, Hoa. Bà làm thơ, viết văn, viết kịch bản sân khấu, viết báo và dạy cả đàn tranh.
Nhưng tất nhiên, người ta chỉ biết đến bà nhiều nhất thông qua hai bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc là "Kiếp nào có yêu nhau" và "Đừng bỏ em một mình". Đây là hai trong số hơn chục bài Phạm Duy lấy chủ đề là hiện sinh và cái chết. Hoài Trinh thừa nhận: nếu không có nét nhạc tài tình của Phạm Duy, "Kiếp nào có yêu nhau" đã không có một sức sống mãnh liệt đến thế. Bài hát mở đầu với một lời nửa yêu cầu, nửa van xin, được cất lên một cách đầy thảng thốt:
“Đừng nhìn em nữa anh ơi”
Hoài Trinh không bao giờ nói quang cảnh của cuộc gặp gỡ trong bài thơ này là khi nào. Nhưng người nghe bàng bạc nhận ra nó là cõi mộng. Đấy là cái cõi mà Phạm Duy từng đau khổ đến mức muốn "giết người trong mộng vẫn đi về" sau này.
Bài "Kiếp nào có yêu nhau" rất đau khổ, nhưng qua giọng ca Thái Thanh còn được phủ thêm một chút liêu trai. Nếu nghe thêm bản "Đừng bỏ em một mình" cũng của Hoài Trinh, nói về lời van xin, năn nỉ của một cô gái... đã chết ở trong nguyệt, sẽ càng nhận ra: quang cảnh của cuộc gặp gỡ này khó có thể ở ngoài đời thực. Trong một đoạn sau, Hoài Trinh viết:
"Kiếp nào có yêu nhau
Nhớ tìm khi chưa nở
Hoa xanh tận ngàn sau
Tình xanh không lo sợ"
Đoạn thơ ấy nghe như một lời trối. Phạm Duy còn sợ thính giả chưa hiểu, đã cẩn thận thêm vô mấy câu không có trong bài thơ gốc:
"Đôi mi đã buông xuôi,
môi răng đã quên cười."
Bài thơ lẫn bài hát là sự dằn vặt muôn đời của những kẻ yêu nhau. Ở đây, nỗi dằn vặt ấy lại mang một màu sắc rất phụ nữ. Nàng quay mặt đi bảo "Anh đừng nhìn em nữa", nhưng đến câu áp chót lại thảng thốt lần nữa: " Anh đâu, anh đâu rồi".
Bài này, Phạm Duy sửa lời nhiều, không phải vì ông không có khả năng giữ nguyên tác mà vì ông sợ người ta không thật sự cảm được tinh thần bài thơ. Bởi nếu chỉ là chuyện yêu đương bình thường, giận hờn bảo "Đừng nhìn nhau nữa" thì không có gì đặc biệt. Phạm Duy sửa lời một vài chỗ để nổi bật sự bất lực của con người, tình yêu và thân phận trước cái chết. Những người yêu nhau có thể làm gì trước tạo hóa, trước "trăng thu gãy đôi bờ, chim bay xứ xa mờ". Họ còn biết làm gì trước cái chết, ngoài việc "Nhắn cho ta. Hoa xanh đã bơ vơ. Đêm sâu gối ơ thờ".
Hoài Trinh là một trong những "Huế nữ" mà Phạm Duy đã gặp những ngày ở Huế khi đi theo gánh hát của Đức Huy hơn nửa thế kỷ trước. Họ gặp nhau lần thứ hai ở vùng kháng chiến. Phạm Duy kể khi nàng rời Huế để ra vùng kháng chiến đã mang theo "đôi gót chân đỏ như son và đôi mắt sáng như đèn pha ô tô". Lần thứ ba tương hội là ở Paris. Họ đã nói với nhau những chuyện gì, giữa họ là một mối giao tình văn nghệ nào rất ít người biết. Chỉ biết Phạm Duy đã trổ hết tài nghệ để chấp cánh cho hai bài thơ của nàng. Trong đó, "Kiếp nào có yêu nhau" xứng đáng được gọi là một kiệt tác. Ca khúc có những đoạn chuyển rất đột ngột để diễn tả cái tột cùng của tình yêu : hạnh phúc lẫn khổ đau. ..... .
Image may contain: 1 person, smiling, shoes and outdoor









__._,_.___

Posted by: Lytuong Nguyen <

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết