Friday, December 29, 2017

100 năm trước, điều kỳ diệu xảy ra trong đêm Giáng sinh đất người, 50 năm trước, điều dã man xảy tại đêm Tết Mậu Thân đất Việt ta !

2017-12-28 1:48 GMT-05:00 'Patrick Willay'>:
 

2017-12-27 : Chuyện Tình Quê Hương : Yêu Chuyện Người, Buồn chuyện Ta :

100 năm trước, điều kỳ diệu xảy ra trong đêm Giáng sinh đất người,
50 năm trước, điều dã man xảy tại đêm Tết Mậu Thân đất Việt ta !

Hưu chiến đêm Noël 1914 tại chiến hào Pháp Đức
Tàn sát Tết Mậu Thân 1968 tại Huế Việt Nam
Hai cuộc chiến, Hai ngày lễ
Hai văn hóa ! Hai văn minh !  

TS.Phan Văn Song  

  


Thứ bảy tuần trước, trên mạng Hoa Tự Do, mục Văn Hóa cho đăng một bài viết về một sự kiện hy hữu đã xảy trong một thời kỳ đen tối nhứt của lịc sử âu châu cách đây trên 100 năm, tạo sự chú ý cho chúng tôi. Chúng tôi xin phép tác giả Thuần Dương và chủ nhiệm diễn đàn Hoa Tự Do, được trích những đoạn của bài viết, đôi lời thành thật cảm ơn quý vị tác giả, và chủ nhiệm Hoa Tự Do.

1/ 100 năm trước, Giáng Sanh 24 tháng 12, 1914, văn hóa người :

Nhơn dịp hôm nay là ngày 27 tháng 12, 2017, sau lễ Giáng sanh 3 ngày, người viết chúng tôi xin được chia sẻ cùng quý thân hữu vài suy nghĩ về sự kiện nầy, tuy đã xảy ra vào dịp Noël, ở đất người trong một cuộc chiến được xem là đẩm máu nhứt của lịch sử của âu châu. Sở dĩ ngày 27 vì chúng tôi muốn kỷ niệm ngày 27 tháng 12 năm 1914, cách đây trên 100 năm, hiện tượng hiếm có đó, được những tờ báo của Anh và Mỹ đưa tin. Tờ The Daily Telegraph cho đăng một bài viết vào ngày 27 tháng 12 năm 1914, về việc quân đội Đức và liên quân Anh-Pháp, đối mặt tàn sát nhau, vừa ngày hôm trước, lại tự động đồng lòng ngưng bắn, cùng nhau hưu chiến, chẳng những đêm 24 tháng 12 năm 1914, đêm thánh thiện Giáng Sanh, rồi cả ngày 25 ngày Noël nữa, rồi cùng nhau ca hát, trao đổi quà tặng, bánh sô cô la và thuốc lá. Tờ New York Times cũng đưa cái tin của cái đêm giao thừa và ngày Noël năm ấy. Sau đó, các tờ báo của Anh như Mirror hay Sketch cuối cùng cũng đăng ảnh về những chiến sĩ đứng lẫn với nhau trên chiến tuyến ở trên trang nhứt tạp chí của mình..

Hiện tượng hy hữu nầy, xảy ra tại những chiến hào, ngay tại một điểm nóng giằng co ác liệt giữa liên quân Anh – Pháp và quân đội Đức, nơi người ta không thể biết được liệu ngày mai mình còn sống hay không, câu hỏi bao giờ được về nhà như hòn đá ném xuống vực sâu không hồi đáp, ở nơi đó, liệu có thể có phép màu? Thế nhưng cuộc sống luôn có chỗ cho những điều kỳ diệu. Vào đêm Noël năm 1914, sau nhiều ngày giao tranh dữ dội giữa giá rét của mùa đông phương Bắc. Bất chấp những làn bom rơi, đạn nổ, những tiếng gào thét thê lương, những thân người đổ gục vô hồn… đêm Giáng Sanh vẫn phải được tưởng nhớ và chào đón. Binh lính của ba nước âm thầm tổ chức lễ Noel ngay dưới chiến hào của mình. Không có gà tây, không có bếp hồng hay món tráng miệng ngọt lịm, không cả lời chúc tụng mà chỉ có những lời cầu nguyện cho sự yên bình và sự sống.

Đêm Giáng Sanh 24 tháng 12 năm 1914, giữa sự tịch mịch hiếm hoi của địa ngục trần gian, nơi diễn ra trận chiến khốc liệt của Thế chiến I, một tiếng hát vút lên không gian, và tiếp theo sau đó là một trang sử sáng ngời giữa lịch sử tối tăm của chiến tranh đã được viết nên.
Một binh sĩ người Đức, Nikolaus Sprink, vốn là một nam ca sĩ opera tài danh bị triệu tập đi lính, bỗng cất tiếng hát vang « Đêm Thánh Vô cùng – O Silent Night-Holly Night... » giữa chiến trường. Và bắt đầu, một thời khắc đi vào lịch sử. Và trong đêm tịch mịch đó, Silent Night-Holly Night – bài hát Giáng sanh nổi tiếng nhất mọi thời đại, từ phía chiến hào của người Đức, cất lên văng vẳng, cao vút. Người Anh và người Pháp ngừng cụng ly và xì xầm, không gian và thời gian như bất động.Như được đánh thức sau cơn mê, một viên sĩ quan binh đoàn Scotland của quân đội Hoàng gia Anh bất ngờ chộp lấy cây kèn túi-cornemuse, thổi lên điệu nhạc du dương hòa cùng giọng ca bên kia chiến tuyến. Nikolaus vốn chỉ đang trổ chút tài nghệ phục vụ những đồng đội của mình, ngỡ ngàng trước màn hồi đáp đầy chất thơ, đã hứng khởi quên cả hiểm nguy, bước ra khỏi chiến hào, tay cầm cành thông vừa đi vừa hát bất chấp sự can ngăn của vị chỉ huy. Bài ca vừa dứt, anh lập tức nhận được những tràng pháo tay vang dội của những người lính từ… cả hai chiến hào..
Đó là một phần nội dung của bộ phim « Joyeux Noel » do Pháp sản xuất với sự hợp tác của Anh, Đức. Bộ phim từng nhận được đề cử cho giải Phim nước ngoài xuất sắc nhất tại Oscar 2006, Quả cầu vàng, BAFTA 2006… Đó không phải chỉ là một bộ phim lấy đề tài chiến tranh. Mà nó dựa trên một sự kiện hoàn toàn có thật trong Thế chiến I..
trong suốt hơn 100 năm sau, sự kiện này đã được xem như là một phép lạ, giây phút đình chiến hiếm hoi trong cuộc chiến từng cướp đi sanh mạng của hơn 15 triệu người.
Người ta cũng ghi nhận thêm rằng, qua sáng ngày 25 tháng 12, ở một số đoạn trên chiến hào, lính Đức đã bước lên và hô to “Chúc mừng Giáng Sanh” bằng tiếng Anh. Binh sĩ đồng minh cũng thận trọng tiến ra chào đón họ. Người Đức nhanh chóng giơ tay ra hiệu “Bạn không bắn, chúng tôi cũng không bắn”. Binh sĩ hai bên trao đổi những quà tặng như thuốc lá, thực phẩm và mũ. Đồng thời họ có thời gian yên bình để chôn cất những những đồng đội thiệt mạng trong nhiều tuần trước đó của mình. Ở một nơi sanh tử không có giới hạn, đến một nấm mồ tươm tất và một buổi lễ tiễn đưa ấm áp không thể diễn ra trọn vẹn, thì khoảng thời gian đình chiến hiếm hoi đó, chính là dịp, để người ta dành cho những người đã khuất những điều ý nghĩa cuối cùng.
2/ 50 năm trước, Tết Mậu Thân, 30 tháng giêng 1968, văn hóa thú :
Sự kiện Quân đội Việt Cộng thảm sát dân lành ở Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968, đến năm nay, với Tết Mậu Tuất 2018, tròn trèn đã  50 năm. 
Như quý thân hữu và đọc giả đã thấy như trên vào dịp lễ Giáng Sanh xứ người 100 năm trước, hai phe thù địch ngưng chiến cùng nhau hát thánh ca, trao đổi lời chúc tụng và tặng quà kỷ niệm nhau, trên chiến tuyến cạnh những địa đạo chiến hào. Trái lại với lễ Tết xứ ta, 50 năm trước, mặc dù đã  hẹn nhau giữ truyền thống quê hương là mọi sanh hoạt xã hội phải ngưng lại, huống chi là chiến tranh, nên phải hưu chiến trong ba ngày linh thiêng của dân tộc là ba ngày Tết cổ truyền thờ cúng tổ tiên, thăm viếng sum họp gia đình. Lại thêm «  Trong những ngày trước cuộc tấn công, quân đồng minh nới lỏng phòng thủ. Phe Bắc Việt (cũng) tuyên bố ngưng chiến vài dịp Tết (Mậu Thân) từ ngày 27 tháng giếng đến ngày 3 tháng hai 1968 » - (Wikipédia en français « L'offensive du Tết ...  Dans les jours précédant l'offensive, les alliés se relâchent. Le Nord-Viêt Nam annonce une trêve pour le Têt, soit du 27 janvier au 3 février 1968)
Sự Kiện :
Đúng nửa đêm ngày 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968, thừa quân đội đồng minh và đặc biệt quân cán chánh của Việt Nam Cộng Hòa được nghỉ phép về gia đình « ăn Tết » ; quân đội Cộng sản Bắc Việt và quân Việt Cộng ẩn nấp ở miền Nam Việt Nam cùng lúc tấn công bất thình lình tại nhiều thành phố và địa phương trên toàn lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa - trong đó có Sài gòn và Huế. Với một tổng số vào khoảng 84 000 quân cộng sản Bắc Việt cùng với hàng ngàn du kích địa phương nằm vùng, đồng loạt nổi dậy, tiền pháo binh và súng cối, hậu xung, tấn công các phi trường, các cơ sở quân sự quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cùng 64 khu quân sự các thành phố là làng xã.
Sau các thành công quân sự ban đầu, họ bị quân dân cán chánh của quân lực  Việt Nam Cộng Hòa áp đảo và đẩy lui khắp nơi, trừ Huế. Trong mọi tình huống, quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cùng với các đơn vị địa phương quân và cảnh sát tử thủ đã đẩy lui liên quân cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng.  Trừ Huế, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tuy ở thế bị động, hoàn toàn phòng thủ, nhưng dưới quyền chỉ huy của Tướng Ngô Quang Trưởng, nên vẫn giữ vững được phòng tuyến. Thế nhưng một phần lớn thành phố vẫn bị chiếm bởi quân Việt Cộng. Cuộc chiến dằn co đẩm máu suốt 28 ngày. Theo thống kê đồng minh Mỹ-Việt, quân Cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng nằm vùng đã bỏ lại khoảng trên dưới 5 000 cán binh vừa chết, vừa bị thương, chỉ độ 100 tên bị bắt hay đầu hàng thôi. Phía đồng minh 216 tử thương, 1609 bị thương, riêng quân lực Việt Nam Cộng Hòa 421 quân nhơn đã hy sanh vì Tổ quốc, 2 123 bị thương và 31 người mất tích.
Trái lại, trên 5800 thường dân vừa thiệt mạng và bị thương, 116 000 mất nhà mất cửa mất cả tài sản trên tổng số dân Huế là 140 000 người
Và … Sau khi thành phố vừa lấy lại, người ta tìm thấy những hố chôn tập thể với 2800 xác chết.   (Nguồn Wikipédia Pháp)
Số liệu về các hố chôn tập thể :
Trong những tháng và những năm tiếp theo, bắt đầu từ ngày 31 tháng 1 năm 1968, và kéo dài tổng cộng 26 ngày, hàng chục ngôi mộ tập thể được phát hiện trong và xung quanh Huế. Nạn nhơn bao gồm phụ nữ, nam giới, trẻ em và trẻ sơ sinh.
Theo Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên, trong 22 địa điểm tìm được các mồ chôn tập thể, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau Tết, các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa, đưa ra danh sách 4.062 nạn nhân được họ xác định là đã bị bắt cóc hoặc bị giết. Theo các báo cáo của Việt Nam Cộng Hòa, nhiều thi thể được tìm thấy ở tư thế bị trói buộc, bị tra tấn và có khi bị chôn sống.(Wikipédia Việt Ngữ)

Tại sao thành phố Huế ? Vì chiến lược
? Vì qu báo Pht t xung đường năm 1963
?
:
Ở thành phố ngày diễn ra trận chiến dài và đẩm máu nhứt của cuộc Tấn công Việt Cộng ngày Tết Mậu Thân 1968.
Thành phố Huế, nằm ngang đường quốc lộ 1, nằm 1,2 cây số cách biển Đông và 100 cây số phía Nam giới tuyến Bắc (vĩ tuyến 17) của Việt Nam Cộng Hòa.. Huế là thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên, là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam Cộng Hòa, với 140 000 cư dân.Và Huế cũng là cố đô của triều đình Nhà Nguyễn, là trung tâm văn hóa của miền Trung của toàn đất nước.. 
Cho mãi đến năm 1968, Huế vẫn là nơi được xem là khá an toàn, dù là nằm trên một trục lộ thông thương Nam Bắc. Huế thật sự được chia làm hai thành phố bổ trí theo Sông Hương cắt theo hướng Đông-Nam Tây-Bắc. 2/3 dân chúng sống ở phía bờ Bắc của Sông Hương, (Hữu ngạn – theo cái nhìn á đông- từ cửa biển lên nguồn – âu mỹ nhìn từ nguồn xuống biển) bao bọc ngoài và trong Cổ Thành, với các vườn xưa, chùa xưa, hố đào, nhà cửa xưa, và, với cạnh sát bờ thành, là phu phố cổ Gia Hội, chằnh chịt nhà xưa, ngỏ hẹp.
Phía bờ Nam Sông Hương (Tả ngạn), bên kia cầu Nguyễn Hoàng, là thành phố mới, thành phố Tây, với một diện tích 50 % nhỏ hơn Cổ Thành, và với 1/3 cư dân còn lại. Ở đấy, gồm có nhà thương, nhà giam, nhà thờ thiên chúa giáo La mã - Phú cam, và những cơ quan công quyền với những địa ốc tân thời như Tòa Lãnh sự Mỹ, Viện Đại học, và nhiều cư xá các viên chức…

Bộ tham mưu sư đoàn 1 của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đóng ở mạn Đông Bắc Cổ Thành Huế, với những công sự chiến đấu nhưng phần đông được bố trí dọc theo quốc lộ 1 về hướng Quảng Trị. Đơn vị gần nhứt Huế là Trung đoàn 3 với ba tiểu đoàn nằm cách Huế khoảng 4 cây số mạn Tây Bắc. Đơn vị duy nhứt có mặt trong thành phố là một Đại đội « Hắc Báo », gồm các binh sĩ thiện chiến, chuyên ngành thám sát hay phản chiến trả đủa nhanh chóng. Riêng phần an ninh thành phố thuộc quyền của Cảnh sát quốc gia. 
Hiện diện của Huê kỳ và quân đội Mỹ, khi cuộc chiến bắt đầu, chỉ với sự có mặt của 200 quân nhơn của thuộc cơ quan cố vấn MACV gồm 200 quân nhơn của lục quân USArmy và thủy quân lục chiến USMC Huê kỳ, vài sĩ quan (cố vấn) Úc, và vài sĩ quan cố vấn cạnh sư đoàn 1 Việt Nam. Tất cả đang « ăn Tết » tại một doanh trại, được trang bị chiến đấu sơ sài – légèrement fortifié nằm phía Đông của thành phố mới bờ Nam Sông Hương, cách cầu Nguyển Hoàng một khu phố.

Tả dông dài để nói rõ, cái nhẹ dạ của Liên quân Mỹ-Việt miền Nam Việt Nam, do quá « gentlemen âu mỹ », quá « quân tử á đông », tin tưởng tưởng rằng Hà nội tôn trọng hưu chiến, nhưng tập tục á đông tôn trọng ngày giờ tháng linh thiêng tuyền thống đã được tôn trọng từ bao năm nay ; ( cũng do tuyên bố của phe Bắc Việt ngưng chiến vài dịp Tết (Mậu Thân) từ ngày 27 tháng giếng đến ngày 3 tháng hai 1968) nên đã bị văn hóa Công Sản chủ nghĩa Vô Thần-Vô Gia Đình-Vô Tổ quốc bịp !

Trái lại, Bộ chánh trị Đảng và công an Cộng Sản đã sửa soạn sẳn một danh sách dài những nhơn vật-mục tiêu cần phải thanh toán ngay từ những giờ đầu của cuộc tấn công. Những sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã đành; những nhơn vật, nhơn sự hành chánh chánh trị, thôi cũng đành nhưng đàng nầy lại thêm tất cả những thường dân có quốc tịch Huê kỳ hay quốc tịch khác, ngoại nhơn, ngoại kiều hay người việt làm việc với ngoại kiều, dù người hay dù cơ sở. Sau khi bắt, phải đem ngay ra khỏi thành phố trừng trị giết hoặc thủ tiêu, vì có tội với nhơn dân Việt Nam... Thảm sát do đó Huế bắt đầu.
Thời điểm cuộc tấn công cũng đã nghiên cứu rất kỹ, nhờ lệnh ngưng bắn, quân lực liên quân Mỹ Việt sẽ lơ là, nhiều quân nhơn Việt Nam đi phép về thăm nhà...và thời tiết, mùa mưa vẫn còn sót ở miền Trung sẽ giảm cường độ hoạt động của Không Quân Mỹ Việt.. Do đó khi, quân Cộng Sản bắt đầu tấn công, một nửa quân lực Việt Nam Cộng Hòa đang nghỉ phép, quân phòng thủ lo phòng ngoại biên hơn phòng giữ trung tâm các thành phố. Lúc Huế bị tấn công, chỉ có một Đại đội Hắc Báo đang giữ đường sân bay, nằm ở Đông Bắc Cổ Thành.  Do đó Cổ Thành bị tràn ngập ngay !

Vài câu chuyện, vài nhơn chứng :
Từ Chuyện Ta : Nguyễn Công Minh, con gái của phó Quận trưởng quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị vào thời điểm đó, nói rằng cha cô, sắp về hưu, đã bị bắt tại nhà riêng khởi đầu cuộc tấn công. Sau khi ông nói với quân Giải phóng rằng ông là Phó Thị trưởng thành phố Huế sẽ được cho nghỉ hưu trong năm sau (1969), ông được lệnh phải trình diện ở khu cải tạo. Hai ngày đầu, ông được cho về nhà sau khi đến khai báo, đến ngày thứ 3 thì ông được yêu cầu đóng gói quần áo và thực phẩm để tới khu trại trong 10 ngày. Ông không bao giờ được nhìn thấy một lần nữa, cũng không tìm được hài cốt của ông. Cô kể lại rằng vào mùa hè năm 1969, khi tìm kiếm thi thể của cha cô (việc tìm kiếm do một người Cộng sản trình diện chiêu hồi chỉ dẫn), cô đã chứng kiến 7 thi thể trong một ngôi mộ đã được tìm thấy. Nguyễn Công Minh ước tính khoảng 250 thi thể được tìm thấy trong 1 tháng tìm kiếm trong 8 hố chôn tập thể.
Đến Chuyện Tây : Ba giáo sư, Giáo sư Horst-Günther Krainick, bác sĩ Alois Alteköster, và Tiến sĩ Raimund Discher, người giảng dạy tại Đại học Y Khoa Huế, là thành viên Đại sứ Văn hóa CHLB Đức, cùng với bà Horst-Günther Krainick, đã bị bắt giữ bởi quân Giải phóng trong cuộc tấn công Huế của họ vào tháng 2 năm 1968. Ngày 05 Tháng Tư năm 1968, các bộ phận thi thể của giáo sư cùng với nhiều người dân Việt Nam đã được phát hiện trong ngôi mộ tập thể gần Huế.
Một số soạn giả và phóng viên như Stephen Hosmer (Viet Cong Repression and Its Implications for the Future, 1970); Peter Braestrup (phóng viên, viết cuốn Big Story, 1977); Barbara Tuchman (viết cuốn The March of Folly, 1984); Loren Baritz (Backfire, 1985) và Uwe Siemon-Netto (Springer Foreign News Service) tất cả đều cho rằng quân Cộng Sản thực hiện một cuộc tàn sát. Siemon-Netto cho rằng những thi thể bị trói tay là chứng minh họ không chết vì bom mìn mà đã bị bắn với mục đích thủ tiêu chứ không phải vì lạc đạn.
3/ Kết luận :
Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân là một thất bại lớn của Việt Cộng và quân đội Cộng sản Bắc Việt.
Thắng thua không còn tánh thời sự của bài viết nấy của chúng tôi !  50 năm hồi tưởng lại để nhắc lại người dân Việt Nam, dù là người tỵ nạn Cộng Sản hiện nay ở yên phận ở Hải ngoại, hay dù là người còn sống trong nước… hãy cùng nhau đốt một nén hương tưởng nhớ các nạn nhơn của cuộc thảm sát Huế tháng giêng năm 1968, váv các nạn nhợn của toàn cuộc chiến Chống cộng giữ vững Miền Nam trong vòn trên 20 năm.
Bài học đáng ghi. Khỏi cần nói nhiều chỉ so sánh hai cái hiện tượng :
Noël 1914,  ngưng bắn trên chiến hào, để cụng ly hát mừng Thiên Chúa ra đời, dù là ba quốc gia, ba quốc tịch khác nhau không đồng ngôn ngữ – Pháp Anh Đức !
Tết 1968, Cộng Sản Bắc Việt bịp dân quân Nam Việt nhẹ dạ, ngưng bắn, để tấn công, dễ dàng tàn sát, cắt đầu, mổ bụng, chôn sống, tuy dù là đồng hương, tuy dù là đồng ngôn ngữ - Việt Nam.
Hồi Nhơn Sơn, 27 tháng 12 2017 nhớ về 27 tháng 12 1914..
TS.Phan Văn Song



__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Katerine_M=2E_C=C3=A9saire

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết