Đọc The Way of Zen in Vietnam
(Thiền
Tông Việt Nam) của Nguyên Giác
Đây là cuốn sách viết bằng song ngữ
Anh-Việt của cư sĩ Nguyên Giác. Sách dày 319 trang vừa được Ananda Viet
Foundation (Nam California) xuất bản. Cư sĩ Nguyên Giác tu học với một số
thiền sư tiền bối nổi tiếng trước 1975 như Thích Tịch Chiếu, Thích Thường Chiếu,
Thích Thiền Tâm và Thích Tài Quang.
Cư sĩ Nguyên Giác say mê Thiền,
nghiên cứu về Thiền, viết về Thiền và sống chết với Thiền. Ông đã xuất bản tám
cuốn sách về Thiền. Nay ở tuổi 68, ông viết cuốn này vì sợ rồi đây sức khỏe suy
yếu, không còn khả năng viết nữa. Tuy nhiên ước mơ lớn vẫn là để cho các nhà
nghiên cứu ngoại quốc muốn tìm hiểu về Phật Giáo Việt Nam, nhất là Thiền, có
tài liệu tham khảo vì hiện nay Anh Ngữ là ngôn ngữ phổ biến khắp thế giới.
Nếu chúng ta chỉ viết bằng tiếng Việt
thì chỉ có người Việt Nam đọc mà thôi. Thậm chí giới trẻ hải ngoại ở tuổi bốn
mươi, năm mươi (sinh năm 1975 và sau đó) đều không đọc được tiếng Việt.
Ngay con gái tôi sinh năm 1973, nói tiếng Việt rất rành, nhưng khi khi muốn nhắn
gì bằng chữ qua điện thoại hoặc viết thư thì phải viết bằng tiếng Anh. Sách Phật
cũng phải cho cháu sách tiếng Anh. Sự thực nó tức cười như vậy đó. Trong một
gia đình mà phải sử dụng hai ngôn ngữ. Đó là lý do tại sao chúng ta có cả mấy
trăm ngôi chùa ở hải ngoại nhưng không thu nạp được Phật tử Hoa Kỳ chỉ vì các
tăng/ni không có khả năng viết sách hoặc thuyết pháp bằng tiếng Anh.
Một trong những luận điểm mà tôi rất
tán đồng trong cuốn sách này khi cư sĩ Tâm Diệu viết trong phần giới thiệu, “Thiền
tông Việt Nam chiếm một vai trò trọng yếu trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam nói
riêng và trong lịch sử nước nhà nói chung, là một sự thật mà ai nấy đều công nhận.
Nhưng hỏi vì sao nó được địa vị như thế thì có người nói tư tưởng Thiền tông Việt
Nam thoát thai từ tư tưởng Thiền tông Trung Hoa, nhưng khi qua Việt Nam, Thiền
tông Việt Nam hòa đồng với văn hóa Việt và đồng hành cùng dân tộc việt, tạo nên
một sắc thái riêng rất Việt Nam. Thế nhưng theo nghiên cứu của GS. Lê Mạnh
Thát, Phật Giáo được truyền vào Việt Nam vào thế kỷ thứ hai và thứ ba từ Ấn Độ
rất sớm, trước cả Trung Hoa với các thiền sư Mâu Tử và Khương Tăng Hội. Mãi cho
đến thế kỷ thứ sáu Thiền tông Trung Hoa mới được truyền sang Việt Nam với thiền
sư Tì Ni Đa Lưu Chi.”
Quả thật vậy. Những câu nói như “cửa
Thiền”, “Thiền môn”, “mùi vị Thiền” trong dân gian, lưu truyền
trong văn chương cho thấy Thiền đã đi vào đời sống tâm linh của các nhà tu hành
đã đành, mà cả các bậc sĩ phu của dân tộc nữa. Dưới thời Đinh-Lê, Lý, Trần và Hậu
Lê các vị tu hành đều được gọi là Thiền Sư.
Tác giả chia sách này ra làm 10 phần.
Mỗi phần đưa ra một số Thiền sư tiêu biểu và một số nét đặc thù của vị Thiền sư
này. Dưới các bài kệ tụng, tác giả đều có lời chú giải, trích dẫn kinh điển
Nam-Bắc truyền và lời bình chú của chư tổ Trung Hoa liên hệ đến sinh mệnh của
Thiền, nhưng khiêm tốn nói rằng đó chỉ là “ghi nhận”. Để có đầy đủ
tài liệu tham khảo, tác giả đã bày tỏ lòng cám ơn tới các vị như Thiền Sư Thích
Thanh Từ, GS. Lê Mạnh Thát, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, tỳ kheo Nguyễn Thế
Đăng (huynh đệ với tác giả). Hầu hết các bài kệ đều trích dẫn từ sách của
HT.. Thích Thanh Từ.
Phần I:
Tác giả nói về Tuệ Trung Thượng Sĩ
(1230-1291), Trần Nhân Tông ((1258-1308), Khương Tăng Hội (???-280),
Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi (???-594), Vô Ngôn Thông (???-826), Ni Sư Diệu
Nhân (1041-1113), Vạn Hạnh (938 - 1018), Viên Chiếu ((999-1090)
và Định Hương (???-1051).
Vì mỗi Thiền sư đều để lại một số
bài kệ tụng bày tỏ sự chứng ngộ của mình cho nên do giới hạn của bài viết tôi
không thể hài ra tất cả mà chỉ trích dẫn một số kệ tụng nổi tiếng và cũng để
xem khả năng dịch thuật Anh Ngữ của tác giả:
Advising People To
Enter The Way
(Khuyên Đạo
Vào Đời của Tuệ Trung Thượng Sĩ)
Then spring now autumn, the four
seasons revolve.
Then young now old, you see the hair turn white.
Then wealth and nobility, now a long dream.
Years and months go by, carrying ten thousand pecks of sorrow.
In the path of suffering, the wheel of rebirth rolls endlessly.
In the river of passion, we swim like bubbles forming and popping.
Now coming to the right place to learn the Way,
why don’t you touch your nose?
See that this is your very good chance of a million lifetimes.
Và bài kệ nổi tiếng của Trần Nhân Tông và cũng là tiêu biểu cho Thiền Phái Trúc
Lâm
The Treasure (Kho Báu)
Living in the world, happy with the
Way, you should let all things take their course.
When hungry, just eat; when tired, just sleep.
The treasure is in your house; don’t search anymore.
Face the scenes, and have no thoughts; then you don’t need to ask for Zen.
(Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền)
Rise And Decline (Thịnh Suy) của
Vạn Hạnh
The human body is like a lightning
flash, appearing then disappearing.
All trees bloom in the spring, then decay in the autumn.
Live accordingly with this rise and decline, and have no fear.
The rise and decline – just like a drop of dew on a blade of grass.
(Thịnh suy như lộ thảo đầu phô)
Phần II
Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Đạo Hạnh (???-1115), Thuần Chân (???-1101),
Huệ Sinh (??? – 1063), Ngộ Ấn (1019- 1088), Mãn Giác (1052-1096),
Ỷ Lan (1073-1117), Giới Không (Khoảng Thế Kỷ XII), Đạo Huệ (???
– 1172) và Bảo Giám (???-1173)
Sau đây tôi xin trích ra một vài bài
kệ tụng nổi tiếng.
Existance
and Nonexistence
(Hữu-Không của Đạo
Hạnh)
Existence – there you see all
things existing.
Nonexistence – there you see all things vanishing.
Existence and nonexistence are just like the underwater moon.
Cling to neither existence nor nonexistence.
(Hữu không như thủy nguyệt. Vật
trước hữu không không).
Trong bước đường tu hành, khi nào
hành giả không trụ vào Có (hữu) mà cũng không trụ vào Không (không có) thì đắc
quả. Thấy một sự kiện mà mình nói “Có đó” hoặc “Có gì đâu?” thì rớt ngay vào vô
minh và sinh tử luân hồi. Theo Viên Giác, muôn vật (vạn pháp) đua nhau
xuất hiện, loạn sinh ra rồi loạn diệt mất do vô minh và do duyên khởi, do đó
không thể nói Có và cũng không thể nói Không. Khi không chấp Có, không chấp
Không thì tâm an trụ hay định, đó là chỗ chứng đắc của Thiền sư.
The Spring
(Mùa Xuân của Mãn
Giác)
When spring goes, all flowers die.
When spring comes, all flowers smile.
In front of the eyes, all things flow endlessly.
Old age comes already over my head.
Don’t say that with the spring gone, all flowers fall.
Last night, in the front yard, a branch of mai.
(Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Tiền
đình tạc dạ nhất chi mai).
Bài thơ này được các nhà bình luận
cho rằng cái thi vị của Thiền ở chỗ chẳng có gì đáng tiếc hay đáng buồn. Vạn sự
rong ruổi qua đi, chẳng có cái gì diệt mất, hãy nhìn nó như thế và hãy vui.
Wisdom
(Trí Tuệ của Bảo Giám)
To learn the way of Buddha, you
must have zeal;
to become a Buddha, you need wisdom.
To shoot a target with an arrow from more than a hundred steps away, you must
be strong;
to hit the mark, you need more than strength.
Lời dạy đáng ghi nhớ của Thiền sư ở đây là,”Muốn thành Phật phải dùng trí tuệ”.
Xa lìa trí tuệ thì đừng mong thành Phật.
Phần III
Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Bổn Tịnh (1100 – 1176),
Khương Tăng Hội (???-280), Thiền Sư Trí (Khoảng thế kỷ thứ X hay XI),
Tịnh Lực (1112 – 1175), Hương Hải (1628 – 1715), Quảng Trí (Khoảng
thế kỷ XVIII) và Khương Tăng Hội (???-280)..
Sau đây tôi xin trích ra một vài
bài kệ tụng nổi tiếng.
Breathing
(Thở của Khương
Tăng Hội)
Breathing in, you feel you are
breathing in;
breathing out, you feel you are breathing out.
Breathing in, you know you are breathing in;
breathing out, you know you are breathing out.
While you breathe, you feel; then, you know.
Thở
Hơi thở ra, hơi thở vào
tự hiểu,
hơi thở ra, hơi thở vào tự biết.
Đương lúc ấy là hiểu, về sau là biết.
Hiểu là hiểu hơi thở dài
ngắn.
Biết là biết hơi thở sinh diệt thô tế chậm nhanh. (Bản dịch TT.
Trí Siêu Lê Mạnh Thát).
Trong phần Ghi Nhận, tác giả nói rằng,
“Pháp thiền niệm hơi thở giúp tịnh tâm dễ dàng; nó
cũng là một phần của thiền quán niệm.”
Watchfull
(Thẩm Sát của
Hương Hải)
Watch yourself every day,
constantly.
Watch yourself, be mindful, be alert.
In this dream world, don’t search for a Dharma counselor;
Watch yourself, and see the Buddha’s face on your face.
Đã từ lâu, có lẽ từ 1980, tôi rất thích thú với bốn câu kệ này:
Phản văn tự kỷ mỗi thường quan.
Thẩm sát tư duy tử tế khan.
Mạc giáo mộng trung tầm tri thức.
Tương lai diện thượng đổ sư nhan.
Đừng mơ mộng rồi chạy lung tung để tìm Phật. Hãy trực chỉ nhân tâm mà suy nghĩ
rồi sẽ thấy ông thầy (ông Phật) hiện ra ngay trên đầu mình.
Bạn Đạo (Dharma Friend)
Ai nói rằng tu hành không cần bạn đạo, không cần tăng/ni đoàn và có thể tu một mình
xin hãy đọc kệ tụng của Thiền sư Quảng Trí (khoảng thế kỷ XVIII).
Vì vậy tu hành cần có bạn,
mới phân biệt rõ ràng sạch và dơ.
Một là bạn bè ở chốn rừng núi an nhàn thì có thể giúp làm ngưng
cái tâm nóng nảy.
Hai là bạn nghiêm trì giới luật thì có thể làm phai nhạt ngũ
dục.
Ba là bạn có trí tuệ rộng lớn mới có thể giúp ra khỏi bến mê.
Bốn là học hành uyên bác mới có thể giải quyết những
điều khó khăn nghi ngại.
Năm là bạn trầm tĩnh, mặc nhiên mới giúp thanh thản, tiến
thủ được.
Sáu là hạng khiêm tốn, nhẫn nhục thì giúp tiêu trừ ngã
mạn.
Bảy là hạng bạn lòng thẳng, nói ngay mới có thể ức chế được
các lỗi lầm.
Tám là bạn đồng dũng mãnh, tinh tấn, mới giúp thành được đạo
quả.
Chín là hạng xem thường của cải, thích bố thí mới giúp
phá được tính keo kiệt, bỏn xẻn.
Mười là bạn nhân từ che chở cho muôn vật mới giúp đuổi trừ được
sự chấp ta chấp người.
(Bản dịch Cư sĩ Trần
Đình Sơn)
Present (Hiện tại,
ngay bây giờ) của Khương Tăng Hội)
Kệ tụng này được GS. Lê Mạnh Thát phiên dịch và tác giả đã chú giải như sau,” Có
ba thời-quá khứ, hiện tại và tương lai; tuy nhiên, thời
gian không hiện hữu với người chứng đắc Niết bàn, bước
qua khỏi vòng sinh và tử. Thời gian hiện hữu cho người bơi trong
dòng sông của tham, sân, si. Thời gian không hiện hữu cho người
nhìn thấy không có một tự ngã nào trong bất kỳ hiện tượng nào, người
ngày và đêm nhận ra rằng họ chỉ là một tập hợp rỗng đang trôi chảy bao
gồm sắc thân, cảm thọ, tưởng, hành và thức. Buông bỏ mọi thứ
trong quá khứ, hiện tại và vị lai, bạn sẽ thấy toàn
thân và tâm chỉ là rỗng không vô tự tánh, và thời gian sẽ
biến mất.
Not Two Things (Không Hai
Pháp) của Thiền sư Cứu Chỉ (Khoảng thế kỷ XI)
Khi bắt đầu tu tập, bắt đầu nhập môn thì thấy có phiền não-bồ đề, thấy có Phật-chúng
sinh, đúng-sai, phải-trái, thấy có sinh-diệt, thấy có trước-sau, pháp và phi
pháp…Nhưng khi chứng đắc rồi thì tất cả chỉ là Một (bất nhị).
Phần IV
Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Trí Huyền (Thế kỷ XII), Thông Biện
(???-1134), Khuông Việt (933 - 1011), Chân Không (1045-1100) và Bảo Giác (khoảng
thế kỷ XII),
Sau đây là một kệ tụng của Thiền sư
Khuông Việt:
Fire
There is the fire in the wood.
The fire is there, then the fire is born.
If you say the wood has no fire,
how could you make fire by friction?
Trong cây sẵn có lửa,
Có lửa, lửa lại sanh.
Nếu bảo cây không lửa,
Cọ xát làm sao sanh?
Theo tác giả, “Trí tuệ nhận
ra Tánh Không trong tất cả các pháp được gọi là Phật Tánh hay
còn gọi là lửa trong gỗ, như các Thiền sư thường gọi.”
Phần V
Trong phần này tác giả nói tới Thiền sư Giác Hải (Thế kỷ 11-12), Minh Trí
(???-1196), Nguyện Học (???-1174), Quảng Nghiêm (1121-1190), Thường Chiếu
(???-1203), Y Sơn (??? - 1213), Khánh Hỷ (1066-1142), Hiện Quang (???-1221),
Huyền Quang (1254-1334) và Thông Vinh (Thế kỷ 19),
Trong phần này tôi xin trích dẫn một
bài kệ thật ghê gớm của Thiền Sư Quảng Nghiêm:
After arising from the cessation
state, you can discuss the cessation.
After attaining the unborn state, you can speak about the unborn.
Being a human being, you should have a firm resolve as high as the sky;
Don’t step on the old footprints of the Buddha.
Lìa tịch mới bàn câu tịch diệt,
Được vô sanh, sau nói vô sanh.
Làm trai có chí xông trời thẳm,
Chớ giẫm Như Lai vết đã qua.
Bài kệ này Thiền sư muốn nói rằng mình làm trai ý chí nghiêng trời đất thì phải
tu thành Phật chứ tại sao lại cứ đi theo Phật, thờ Phật mãi? Có lẽ Thiền sư đã
thành Phật rồi cho nên mới dám nói như thế này.
Phần VI
Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Chân Nguyên (1647-1726), Thông Thiền
(???-1228), Như Trừng Lân Giác (1696- 1733), Tường Quang (1741-1830), Thạch
Liêm (khoảng thế kỷ 17), Phổ Tịnh (khoảng thế kỷ 19), Tịnh Không (???-1170) và Đạo
Huệ (khoảng 1190),
Trong phần này tôi xin trích dẫn một
bài kệ của Thiền Sư Tường Quang lượng giá việc tu hành.
The Highest
The highest person practices the
unconditioned dharmas.
The second-ranked person cultivates both merit and wisdom.
The third-ranked person does good and avoids evil.
The fourth-ranked person is a superior scholar of the Three Baskets of Buddhist
Scriptures.
Người bậc nhất tu pháp vô
vi
Người bậc nhì phước tuệ đầy đủ
Người bậc ba làm thiện chừa ác
Người bậc tư tam tạng tinh thông
Theo như Thiền sư thì thông hiểu kinh điển, thuyết giảng, phát hành cả trăm
băng đĩa nhưng vẫn chỉ là “hạng tư” còn thua cả người tu phước làm lành lánh dữ.
Phần VII
Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Tín Học (???-1190), Trần Thái Tông (1218
- 1277), Hải Quýnh (1728 - 1811), Đại Xả (1120 - 1180) và Tông Diễn (1640 -
1711).
Tôi xin trích dẫn một vài kệ tụng của các Thiền sư:
Not For Profit (Không Vì Lợi của
Thiền sư Tín Học)
To make a profit leads to
implanting a desire.
To have a desire leads to craving a profit.
A bodhisattva doesn’t do anything for profit or for desire.
Not for profit and not for desire, the bodhisattvas act.
Có lợi ắt có nhiễm, có nhiễm ắt có
lợi;
có lợi có nhiễm Bồ-tát chẳng làm;
không lợi không nhiễm, Bồ-tát mới làm.
Khi tâm mình bị nhiễm ô thì mình làm việc vì lợi kể cả làm việc thiện. Khi tâm
mình trong trắng thì làm việc vô vị lợi.
Còn về Trấn Thái Tông, tác giả
trích dẫn sách sử kể rằng trong khi đọc tới dòng chữ "Ưng vô sở trụ nhi
sanh kỳ tâm" từ Kinh Kim Cương, Trần Thái Tông hốt nhiên hiểu
về Thiền Đạo. Về sau, Trần Thái Tông dùng công án Thiền để
dạy môn đệ. Sách "Khóa Hư Lục" của ngài có một chương, trong đó liệt
kê 43 công án với chú giải riêng (niêm và tụng) để hướng
dẫn Thiền sinh về cách học, thực tập và đốn nhập vào cửa
không cửa (Vô Môn Quan).
Nothing Attainable
(Vô
Sở Đắc của Thiền sư Hải Quýnh)
All things are formless,
unborn, undying.
Thus, there is nothing attainable.
Thus, truly the Buddha spoke.
Các pháp không tướng
Chẳng sanh chẳng diệt
Bởi không chỗ được (đắc)
Là thật Phật nói.
Bài kệ này nói đúng lời dạy trong
Bát Nhã Tâm Kinh “Vô trí diệc vô đắc”.
Về Thiền sư Tông Diễn, theo tài liệu
của Thiền Viện Thường Chiếu, “Vào năm 1678, Vua Lê Hy Tông vì không hiểu Đạo Phật
đã cho đày tất cả tăng ni vào rừng núi. Sư rất đau lòng, quyết tâm về kinh đô
thuyết phục vua. Sau bao gian khổ và mưu trí tuyệt vời, Thiền sư đã gặp được
vua và dâng lên hòn ngọc quý. Hòn ngọc quý này là tờ biểu tấu giấu trong chiếc
hộp kín. Sau khi đọc xong tờ biểu, vua chợt hiểu về Đạo Phật rồi phán, “Đạo
Phật là viên ngọc quí, chẳng lẽ trong nước chúng ta không dùng, Tăng Ni hay
khuyên người làm thiện, tại sao lại vất bỏ đi? Người đem Phật pháp khai hóa dân
chúng cũng là phương pháp tốt giúp cho triều đình trị dân.”
Sau đó vua liền mời Sư ở lại chùa
Báo Thiên để bàn luận đạo lý. Thượng hoàng nghe tiếng sai Trung Sứ đến nói với
vua thỉnh Sư vào cung diễn giảng kinh pháp. Vua cũng đến dự nghe thấu hiểu đạo
lý, liền ban cho Sư được quyền ra vào nội cung để tuyên dương chánh pháp, đồng
thời ra lệnh thu hồi lệnh trước, để Tăng Ni tự ý trở về chùa mình ở đâu tùy
duyên giáo hóa. Đề bày tỏ sự hối hận của mình vua cho tạc bức tượng bằng gỗ Phật
ngồi trên lưng vua hiện còn trưng bày tại Chùa Hòe Nhai.
Thiền sư Tông Diễn đúng là vị thánh
tăng hy hữu, có một không hai. Ngài chính là Tự Tại Vương Bồ Tát hóa thân.
Phần VIII
Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Tịnh Giới (??? - 1207), Pháp Loa (1284 -
1330), Tính Tuyền (1674- 1744), Thanh Đàm (Thế kỷ 19), Nguyện Học
(???-1174), Đại Xả (1120 - 1180), Trường Nguyên (1110 - 1165) và Thủy Nguyệt
(1637 - 1704)..
Sau đây là một bài kệ của Thiền sư Tính Tuyền:
Dharma Heir
One who understands that the Great
Way has no words,
will enter the gate of non-duality,
and complete the countless teachings.
Who will be that future dharma heir?
Đạo cả không lời
Vào cửa chẳng hai
Pháp môn vô lượng
Ai là kẻ sau. (Bản dịch của HT.. Thích Thanh Từ)
Khi bạn không còn gì để nói nữa, khi tâm bạn trống không giống như tác giả luận
bàn, “Bạn biết bầu trời mênh mông bao trùm cả hai trạng thái Có
và Không Có. Và bạn biết bầu trời đó, vốn là cái Không mênh mông, vẫn bất
động bất kể mây hiện và tan. Bầu trời luôn luôn ở trạng thái bất
nhị. Bầu trời biểu tượng cho tâm bạn, và các đám mây biểu
tượng các trạng thái ý thức.” thì bạn chính là kẻ nối pháp,
tiếp dòng sinh mệnh của Thiền.
Phần IX
Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Huyền Quang (1254 - 1334), Liễu Quán
(??? - 1743), Y Sơn (???- 1213), Viên Học (1073 - 1136) và Nguyên Thiều.
Dưới đây là một kệ tụng của Thiền
Sư Huyền Quang:
Mountain Temple (Chùa
Núi/Sơn Tự)
The night is calm, and an autumn
wind breezes by the veranda.
The mountain temple leans quietly on tree shadows.
Zen is done, and the mind becomes the oneness.
The crickets chirp; for whom is the sound?
Gió thu đêm vắng thổi hiên ngoài
Chùa núi im lìm gối cỏ may
Đã được thành thiền tâm một khối
Rè rè tiếng dế gọi kêu ai?
Qua bài kệ này chúng ta thấy đời sống
của sư như một ông Tiên hay Bồ Tát ẩn tu.
Rồi một bài kệ của Thiền sư Nguyên
Thiều:
The Serene Mirror (Gương Lặng Lẽ)
Serene, serene – that mirror has no
shades.
Luminous, luminous – that diamond has no features.
Clearly, clearly – it is something, and it is not anything.
Tranquil, tranquil – it is emptiness, and it is not emptiness.
Lặng lẽ gương không bóng
Rỡ rỡ châu chẳng hình
Rõ ràng vật phi vật
Vắng vẻ không chẳng không.
Bài kệ này làm hiển lộ lý Sắc-Không. Gương có hình mà chẳng có hình. Hạt minh
châu chiếu muôn vẻ nhưng có chứa gì đâu?
Phần X
Trong phần này tác giả nói về:
Zen (Thiền)
Bodhi (Bồ Đề) của Thiền sư Pháp Loa
The Great Way (Đại Đạo) của Thiền sư Pháp Loa
Song Of The Buddha Mind (Phật Tâm Ca) của Tuệ Trung Thượng Sĩ
Living Amid Dust And Enjoying The Way (Cư Trần Lạc Đạo) của Trần Nhân
Tông.
Thay Lời Kết:
Thiền làm cho Phật giáo sống động,
cho thấy Phật Giáo là gì qua hình ảnh của các Thiền sư, khác biệt với những tôn
giáo khác chỉ trụ vào cầu nguyện và nghi thức cúng tế. Thiền Việt Nam là linh hồn,
là hình ảnh thực của Phật Giáo Việt Nam ít nhất 16 thế kỷ qua. Thiền vượt lên
trên ngôn từ, kinh điển nhưng không có kinh điển nào qua Thiền. Thiền gom tất cả
kinh điển vào mình nhưng không hề nói một câu, một chữ trong kinh.
Thú thực, tìm hiểu về Thiền lúc tôi
nào cũng cảm thấy thong dong, thích thú. Hầu hết các tôn giáo đều bị trói buộc
trong tín điều, lễ nghi, cung kính và nhiểu khi sợ hãi. Thế nhưng lạc vào Thiền
chúng ta thấy có chút thi vị, thích thú, không câu nệ, giản dị. Khi nói về Thiền
tôi luôn luôn kính trọng các Thiền sư, nhất là chư Tổ.
Đây là cuốn sách vô cùng quý báu mà
tác giả đã bỏ bao công sức nghiên cứu, tổng hợp, bình chú rồi phiên dịch qua
Anh Ngữ không ngoài mục đích để giới thiệu dòng Thiền Việt Nam, qua đó thế giới
có thể biết về Phật Giáo Việt Nam thay vì họ chỉ biết đến Phật Giáo Trung Hoa,
Tây Tạng, Nhật Bản, Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện…Nghe nói tác giả đã gửi biếu
35 cuốn sách tới các nhà chuyên môn điểm sách Hoa Kỳ với hy vọng họ sẽ đọc và
giới thiệu tới độc giả hoặc các đại học. Xin quý thiện tri thức tiếp tay phổ biến
cuốn sách này.
Quý vị có thể đọc sách tại Thư Viện
Hoa Sen hay đặt mua tại Amazon hoặc liên lạc với tác giả qua địa chỉ điện thư: nguyengiac@gmail.com . Xin trân trọng
giới thiệu.
Đào
Văn Bình
(California
ngày 20/6/2020)
__._,_.___
Nice post thank you Adrienne
ReplyDelete