On Saturday, 1 February 2014 2:10 PM, BMH <> wrote:
BMH
Washington,
D.C
Nước Mỹ
Trong Tôi - Giọng đọc: Cát Bụi
http://www.youtube.com/watch?v=prKWcxzFHp8
Vui
Xuân quê người, không quên Thương Binh và Chiến Sĩ QLVNCH vẫn còn lưu lại nơi
quê nhà...
Kính, thân chúc Quý Vị, Quý Niên trưởng và Chiến
hữu cùng Quý quyến những ngày Xuân đoàn tụ, tươi vui, một năm mới Giáp
Ngọ nhiều sức khỏe, may mắn và hạnh phúc..
BMH
& Gia đình
Washington,
D.C
(Mồng 1 tết Giáp
Ngọ là ngày Thứ sáu, 31 tháng 1-2014)
Kính tặng món quà Tết hữu-dụng
|
Xin gửi tới quý Huynh-Đệ và quý Phu-Nhân ba (3) món quà
mọn sau đây để tuỳ nghi, tiện dụng trong năm Giáp Ngọ:
1. Quyển lịch "Vạn Niên"
(Để gia đình dùng suốt đời)
2. Font Thư-Pháp của Hùng Lân
(Để quý Huynh Đệ gõ theo Thư pháp một cách bay bướm)
3. Cook Book: Nghệ thuật nấu ăn
(Để quý Chị tham khảo để nấu hàng trăm món ăn
cho
gia đình).
1. Quyển lịch
"Vạn Niên"
(Dùng suốt đời)
Quyển Lịch "Vạn
Niên" nguyên là luận án tiến sĩ của anh Hồ Ngọc Đức ở Liên Bang
Đức. Đây là một Quyển Lịch tối tân của thời đại Tin Học (IT) mà quý
vị có thể dùng hoài suốt đời để biết ngày âm lịch, cúng giỗ ... thông minh hơn
cuốn lịch TTM bầy bán ngoài tiệm gấp trăm lần !
Nếu muốn coi lịch các năm
khác, chỉ cần đánh 4 con số của năm đó, rồi bấm ENTER hay click OK là có ngay
lịch của năm mình chọn.
Mời bấm vào LINK dưới đây
để xem Quyển Lịch Suốt Đời :
Mời click vào đây
2. Fonts Thư-Pháp
của Hùng Lân
Mời bấm vào đây:
Tùy
nghi lựa chọn để download :
3. Cook Book: Nghệ
thuật nấu ăn
Mời click vào đây (323 Pages)
Video
clips Nhạc Xuân..
Ly
Rượu Mừng - Hợp Ca Asia
BảoYến
-Xuân trên đất khách
Xuân Này Con Sẽ Về - Duy Khanh
Xuân
này con không về - Duy Khánh
Mùa
Xuân Của Mẹ - Duy Khánh
Cám
ơn – Duy Khánh
Tình
Quê Hương – Ngọc Hạ
Thư Xuân Hải Ngoại (Trầm Tử Thiêng) Lệ Thu [ASIA-DVD]
Con
Ngựa Trong Anh Ngữ - Phan Hạnh
Việt ngữ của chúng ta không có nhiều chữ
khác nhau để gọi con ngựa, chỉ có chữ “ngựa” hoặc chữ “mã” gốc Hán Việt: ngựa
con, ngựa già, ngựa đực, ngựa cái, ngựa rừng, ngựa rằn… Trong khi đó, Anh
ngữ có rất nhiều chữ phân biệt để gọi ngựa: horse (nói
chung), pony (ngựa nhỏ, ngựa con nói chung, thấp dưới 58 phân
Anh), pinto (ngựa có hai độ màu lông đậm lợt khác nhau), dun (ngựa
có sọc), mare (ngựa cái, bốn tuổi trở lên), stallion (ngựa
đực, bốn tuổi trở lên), stud (ngựa nọc, chỉ để gieo giống), bronc hay bronco (ngựa
chưa được huấn luyện), feral (ngựa trang trại thả về rừng hoặc
tự bỏ trốn đi hoang), brumby (tên mà người Úc gọi một con ngựa
feral), mustang (ngựa hoang Mỹ châu), foal (ngựa
con còn bú sữa mẹ, nói chung), filly (ngựa cái con còn bú sữa
mẹ), colt (ngựa đực con còn bú sữa mẹ), weanling(ngựa
con mới dứt sữa và bắt đầu ăn cỏ), yearling (ngựa con từ một
tới hai tuổi), zebra (ngựa rằn). Ngoài ra còn cả lô tên gọi
khác cho ngựa tùy theo đặc tính màu sắc hay chủng loại.
Bị ngựa đá một lần nhớ đời sẽ dễ đưa đến
bệnh sợ ngựa, một nỗi sợ về tâm lý, Anh ngữ gọi làhippophobia hoặc equinophobia,
trái với sự và người yêu thích ngựa là hippophile hoặc equinophile.
Con ngựa nào tỏ ra hung hăng dữ dằn bất trị (ngựa chứng) hay đá người, hay gây
sự với ngựa khác thường bị chủ mang đi thiến và trở thành ngựa thiến (gelding).
Trong các đơn vị kỵ binh trước thế chiến, ngoài trường hợp tử vong vì té ngựa
còn có một số trường hợp bị chính con ngựa mình cỡi đá chết. Thuở nhỏ, tổng
thống Abraham Lincoln của Hoa Kỳ từng bị ngựa đá trúng mặt, nhưng người ta
không thể quyết đoán có phải vì vậy mà nửa mặt bên trái của ông hơi bị lệch và
biến dạng khiến cho ông bị mắt thấp mắt cao.
Từ lâu, tôi đã ngộ nhận chữ “equestrian”
là người cỡi ngựa vì trong trí tôi đã quen nghĩ rằng “ian” là tiếp vĩ ngữ gốc
La-tinh có nghĩa là người, giống như các chữ Canadian, musician, pedestrian,
physician, technician, v.v.. Thật ra “equestrian” có nghĩa là sự cỡi ngựa (the
horseback riding), do chữ “equine” (từ gốc La-tinh equus có nghĩa là con
thú thuộc loài lừa ngựa nói chung), còn người cỡi ngựa đơn giản chỉ gọi là “horseman”.
Từ đó có chữ “horsemanship” và chữ “equitation” là tài cỡi
ngựa để phân biệt với chữ “equestrianism” là môn nghệ thuật cỡi ngựa.
Đúng, Equestria là tên
của một vùng đất đai, một xứ sở, nhưng đó chỉ là tên của vương quốc giả tưởng
của loài ngựa trong My Little Pony: Friendship Is Magic, một loạt
phim hoạt hình truyền hình do Hasbro Studios ở Mỹ và studio DHX Media ở Canada
sản xuất, ra mắt trình chiếu vào ngày 10 tháng 10 năm 2010. Trong vùng đất
huyền diệu Equestria, nhân vật chính, công chúa Twinkle Sparkle, sống với nhóm
bạn bè của cô là Applejack, Rainbow Dash, Pinkie Pie, Rarity, Fluttershy và
Spike tại thị trấn Ponyville. Sống cùng nhau, họ, tất cả đều là ngựa được nhân
cách hóa, tìm hiểu và khám phá về sự kỳ diệu của tình bạn. Hiểu theo kiểu của
tôi Equestrian là người nước Equestria thì hỏng. Thế mới biết học tới chết cũng
chưa đủ.
Bạn cũng biết, Binh Chủng Thiết Giáp gồm
các đơn vị Kỵ Binh, mặc dù vai trò con ngựa đã được thay thế bằng những chiếc
xe tăng tối tân, trong Anh ngữ vẫn gọi là Cavalry Corps. ChữCavalry xuất
xứ từ chữ cavalerie của Pháp, với các chữ có cùng gốc gác như cavale,cavaler, cheval, chevalier, chevaleresque…
Hèn gì dân đi vũ trường gọi các cô gái nhảy là ca ve. Hèn chi các bà vợ ghen
gọi các cô gái nhảy là ngựa.
Bây giờ xin mời các bạn xem xét qua một số
thành ngữ, tục ngữ Anh thông dụng liên quan đến ngựa nhé.
Don’t change horses in midstream. Nghĩa đen: Đừng thay ngựa giữa
dòng.
Nghĩa bóng: Đừng thay đổi kế hoạch nửa
chừng. Thành ngữ này ngày nay rất phổ biến, chắc tại vì nó được tổng thống
Abraham Lincoln dùng trong một bài diễn văn vào năm 1864 với ý nói không nên
thay đổi nhân sự hay vị trí khi dự án đang thực hiện nửa chừng. Nếu bạn đã tốn
công khó điều khiển một con ngựa đi tới giữa dòng sông một cách suôn sẻ rồi thì
tốt hơn bạn đừng tính chuyện đổi ngựa khác vì điều đó quá rủi ro. Có người xem
kế hoạch Hoa Kỳ thay thế tổng thống Ngô Đình Diệm là một ví dụ tiêu biểu cho sự
thay ngựa giữa dòng, dẫn đến kết quả tai hại hỗn loạn về chính trị và làm suy
yếu tiềm lực chống cộng của đất nước non trẻ VNCH.
Don’t look a gift horse in the
mouth. Nghĩa đen của câu này là
đừng khám răng của con ngựa người ta tặng cho mình. Như bạn biết, răng ngựa mọc
dài thêm và nhô ra thêm theo tuổi tác. Xem răng một con ngựa, người ta có thể
đoán được tuổi của nó. Theo bản năng tự nhiên của con người (nhất là trẻ con
chưa ý thức nhiều về phép lịch sự trong giao tế), mỗi khi nhận được một món
quà, người nhận thường háo hức săm soi món quà đó ngay, đôi khi không giấu được
sự thất vọng khi thấy món quà không đúng như ý muốn. Theo nghĩa bóng, câu châm
ngôn này hàm ý rằng đừng nên quá chú trọng đến phẩm chất của một món quà tặng,
nhất là trước mặt người tặng quà. Nên chấp nhận một món quà với lòng biết ơn
hơn là chỉ trích món quà không hoàn hảo.
Tương tự với nghĩa trên, ta có thành ngữ Straight
from the horse’s mouth, nghĩa đen là thẳng từ miệng con ngựa. Thành ngữ
này có nghĩa bóng là tin tức rất đáng tin cậy vì phát xuất từ nguồn gốc nguyên
thủy. Sở dĩ người Mỹ có câu nói này là vì ngày xưa khi ngựa còn là phương tiện
chuyên chở chính, người ta mua sắm ngựa như ngày nay mua xe hơi. Muốn biết con
ngựa được bao nhiêu tuổi, họ phải nhìn vào hàm răng của nó thì mới biết được.
Sau này, thành ngữ Straight from the horse's mouth được giới
đánh cá ngựa dùng để chỉ những tin tức sốt dẻo cho biết con ngựa nào có ưu thế
hơn và sẽ thắng.
You can lead a horse to water but you
can’t make him drink. Nghĩa
đen: Bạn có thể dắt con ngựa tới chỗ để nước nhưng bạn không thể
khiến cho nó uống. Nghĩa bóng: Câu tục ngữ này có từ thế kỷ thứ 16 ở Anh quốc,
nghĩa tương đối đơn giản, với ý nói rằng bạn có thể tạo cơ hội cho ai đó nhưng
bạn không thể buộc họ phải nắm lấy cơ hội đó. Nói một cách khác, bạn không thể
bắt ai đó làm điều gì đó, trừ khi họ đã sẵn sàng muốn làm. Bạn có thể cho một
người nào đó lời khuyên tốt nhưng bạn không thể làm cho họ tuân hành áp dụng.
Câu tục ngữ này xuất phát từ sự kiện thực tế là ngựa thường ít khi chịu uống
nước nơi chưa quen, ngay cả khi chúng đang khát và cần uống.
Charley horse. Tiếng lóng, có nghĩa là vọp bẻ, chuột rút.
A horse of different color. Nghĩa đen: Một con ngựa khác màu.
Nghĩa bóng của thành ngữ này là một cái gì đó có thể hoàn toàn tách biệt với
những gì mà người ta dự kiến hay tiên liệu, một sự bất ngờ trái với sự mong
đợi và gây thất vọng.
Một con ngựa khác màu cũng dùng để chỉ
trường hợp một người hay một vật nào đó không phù hợp hay thích ứng với nguyên
nhóm. Thành ngữ này bắt nguồn từ lời đối thoại trong màn hai của vở kịch
Twelfth Night của William Shakespeare.
Tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ John Adams
cũng dùng biểu tượng ngựa khác màu để nói về lòng trung thành và sự chia rẽ.
Ông gọi một nhóm người chống đối là những con ngựa khác màu.
Every horse thinks its own pack heaviest. Nghĩa đen:Mỗi con ngựa đều nghĩ rằng
trọng tải trên lưng mình là nặng nhất. Nghĩa bóng: Theo tâm lý và lẽ thường
tình, người ta ai ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không quan tâm đến người khác,
hay phàn nàn rằng mình là người phải lãnh phần việc nặng nhọc hơn, số phận của
mình kém may mắn hơn mọi người khác. Thật ra ai ai cũng có nỗi khó khăn riêng,
nỗi buồn riêng, khó có thể so sánh được. Người khác cũng phải chịu gánh nặng
của công việc và nỗi lo nghĩ như nhau.
A one-horse race. Nghĩa đen: Cuộc đua một ngựa. Nghĩa
bóng: Một cuộc thi mà trong đó, ngay từ lúc nhập cuộc, một phe ứng thí có khả
năng vượt trội xa hơn nhiều so với các đối thủ khác, và rõ ràng có cơ may để
giành chiến thắng.
Don’t back the wrong horse. Nghĩa đen: Đừng theo con ngựa dở.
Nghĩa bóng: Đừng nhầm ủng hộ, hỗ trợ một ứng cử viên dở vì điều đó chắc chắn sẽ
đưa đến thất bại.
Don’t beat a dead horse. Nghĩa đen: Đừng đánh một con ngựa đã
chết. Khi một con ngựa chết rồi thì dù người chủ có đánh đập nó, nó cũng không
thể đứng dậy đi được nữa. Nghĩa bóng: Đừng cố gắng vô ích trước một chuyện đã
rồi.
Don’t put the cart before the horse. Nghĩ đen: Đừng đặt chiếc xe trước
con ngựa. (Tiếng Việt có câu Đừng đặt cái cày trước con trâu). Nghĩa bóng: Đừng
làm chuyện ngược đời vô lý. Theo lẽ tự nhiên, con ngựa kéo chiếc xe nên con
ngựa phải ở trước chiếc xe. Thế giới này có trật tự riêng của nó. Tất cả mọi sự
vật, sự việc cũng có trật tự trước sau. Ta không nên hấp tấp, vội vã đốt cháy
giai đoạn mà đảo lộn các bước theo đúng trình tự vốn có theo quy luật. Trong
tiếng Việt có câu tục ngữ "Đừng cầm đèn chạy trước ô tô" mang ý
nghĩa tương tự. Tốt nhất ta nên tuân thủ đúng các trật tự trong cuộc sống. Câu
này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1589 trong quyển sách The Arte of
English Poesie của George Puttenham. Có lẽ tác giả đã dịch ra từ một
câu tục ngữ cổ Hy Lạp.
Don’t spare the horses. Nghĩa đen: Đừng dành thì giờ lo cho
mấy con ngựa. Nghĩa bóng: Ý câu này muốn nói là đừng kể gì đến phương tiện mà
hãy chú tâm vào mục đích chính (cứu cánh).
Nguồn gốc câu này có từ thời Nữ hoàng
Victoria trị vì nước Anh vào hậu bán thế kỷ thứ 19. Sự tích kể rằng Nữ hoàng
Victoria có người phu xe ngựa tên James Darling. Theo truyền thống vương giả
thượng lưu, đáng lẽ Nữ hoàng gọi thần dân bằng họ của người đó. Nhưng “Darling”
, họ của “tài xế riêng” của bà, lại cũng có nghĩa là “cưng yêu quí”, nếu bà
xưng hô như thế e có vẻ không phù hợp.
Vì thế, bất đắc dĩ Nữ hoàng Victoria đành
phải gọi người mã phu bắng tên James, một cách xưng hô thân mật của dân giả.
Lần đó sau một chuyến du hành bằng xe lửa
hoàng gia, bà trở về London. Vừa đến ga Paddington, bà nôn nóng muốn về “nhà”
là cung điện Buckingham. Thấy “bác tài” cứ nhẩn nha cẩn thận xem xét lại mấy
con ngựa, bà thốt câu ra lệnh: “Home James! And don’t spare the horses!” (Về
nhà ngay James! Đừng màng tới mấy con ngựa!) Và câu nói đó đã “phi nước đại” đi
vào lịch sử.
To Be on Your High Horse. Nghĩa đen: Ngồi cao trên lưng ngựa.
Thành ngữ này được dùng từ thời thế kỷ thứ 14 ở Âu Châu, khi giới thượng lưu
quyền quý thường cỡi những con ngựa cao nhất mà họ có thể mua được để chứng tỏ
là họ quan trọng hơn giới thường dân. Nghĩa bóng: Ngày nay, người Mỹ dùng thành
ngữ To Be on Your High Horse để chỉ một người tự cho là mình quan trọng cho nên
coi thường người chung quanh.
“Get off your high horse.” Nghĩa đen: “Hãy xuống ngựa đi.”
Nghĩa bóng: “Đừng kiêu ngạo nữa.” Một khi đã xuống ngựa, chưa chắc người đó cao
hơn về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thái độ của kẻ kiêu ngạo là luôn nghĩ rằng
mình ở vị trí cao trọng hơn người khác, đối xử với người khác như thể họ thấp
bé hơn mình. Thành ngữ này xuất phát từ thời xưa khi tầng lớp thượng lưu thường
cỡi ngựa. Họ có khuynh hướng hành động ngạo mạn của cấp trên khi giao tiếp với
một người bình thường.
“Hold your horses!” Nghĩa đen: “Ngừng ngựa của bạn lại!”
Nghĩa bóng: Hãy tạm giữ yên vị trí tại chỗ. Câu này có lẽ bắt nguồn từ chiến
trận, khi vị chỉ huy ra lệnh cho binh sĩ của mình hãy bình tĩnh, kìm cương ngựa
lại để đợi lệnh mới. Ngày nay, thành ngữ này trở nên thông dụng hơn và được
dùng trong mọi trường hợp và có nghĩa là “đừng vội, hãy bình tĩnh, hãy kiên
nhẫn chờ thời cơ thuận tiện rồi hãy hành động”.
A dark horse. Nghĩa đen: Một con ngựa đen. Nghĩa bóng: Một
nhân vật mới lạ như từ trong bóng tối chui ra, chưa ai biết. Từ ngữ dark horse
xuất xứ từ giới đua ngựa cách đây hơn 150 năm để chỉ một con ngựa đua mà không
ai biết đến thành tích gì của nó cả. Ngày nay, nó được dùng để chỉ một ứng cử
viên mà đa số cử tri chưa nghe nói tới bao giờ. Phần đông những ứng cử viên như
vậy thường thua xa trong các cuộc tranh cử, nhưng đôi khi họ cũng làm cho các chuyên
gia chính trị phải ngạc nhiên khi họ thắng cử, tạo nên trường hợp mà giới
trường đua gọi là ngựa về ngược.
Horse sense. Nghĩa đen: Giác quan của ngựa. Nghĩa bóng: Khả
năng tốt khi nhận xét, phán đoán và quyết định một chuyện gì.
Horses for courses. Nghĩa đen: Mỗi con ngựa quen đường đi
nước bước của nó. Có con quen đường đất bằng phẳng, có con quen đường rừng hay
đường núi hiểm trở. Nghĩa bóng: Mỗi người có một khả năng chuyên môn riêng,
không ai giống ai, nên quan trọng là phải dùng đúng người đúng khả năng.
If two ride on a horse, one must ride
behind. Nghĩa đen: Nếu hai
người cỡi một con ngựa thì một người phải ngồi đàng sau. Nghĩa bóng: Khi hai
người cùng chung với nhau làm một việc thì phải có một người chính (cầm đầu,
chỉ huy) và một người phụ thì công việc mới êm xuôi.
If wishes were horses, then beggars would
ride. Nghĩa đen: Nếu mọi
điều ước là có được ngựa thì ngay cả ăn mày cũng sẽ có ngựa để cỡi. Nghĩa bóng:
Ước muốn viễn vong mãi mãi cũng chỉ là ước muốn, vì nếu như mọi ước muốn đều
trở thành sự thật thì ngay cả một người chẳng cần làm gì hết cũng sẽ có đủ mọi
thứ để mà thụ hưởng. Nếu, giá như, ước gì… tất cả mọi giả định đều vô ích.
A nod is as good as a wink (to a blind
horse). Nghĩa đen: Một cái
gật đầu cũng tốt như một cái nháy mắt (đối với một con ngựa mù). Nghĩa bóng của
A nod is as good as a wink: Ý nói chỉ cần một sự ra hiệu vắn tắt ngắn gọn cũng
đủ cho người khác hiểu mà không cần phải giải thích cặn kẽ dài dòng. Khi câu
này có thêm “to a blind horse” thì nó có nghĩa là: đối với một người kém hiểu
biết chuyên môn, dùng từ ngữ đơn giản thường cũng đủ thay vì tốn công giảng
giải vòng vo
This is a one-horse town. Nghĩa đen: Đây là thị trấn chỉ có
một con ngựa. Nghĩa bóng muốn chỉ đây là một nơi chốn nhỏ ít ai biết đến, không
quan trọng.
Thành ngữ này, đầu tiên được ghi vào năm
1857, vì thuở đó có những thị trấn nhỏ chỉ cần một con ngựa duy nhất cũng đủ
cho nhu cầu vận chuyển.
Play the ponies. Nghĩa đen: Chơi đùa với ngựa con.
Nghĩa bóng: Đây là một câu tiếng lóng của dân đi đánh cá ngựa khi họ tránh dùng
“Play the horses” vì không muốn cho người ngoài cuộc biết.
Put a horse out to pasture. Nghĩa đen: Đưa một con ngựa ra đồng
cỏ. Khi một con ngựa yếu sức vì tuổi già hay bệnh tật mất khả năng làm việc,
chủ thường không dùng nó nữa và thả nó ra đồng suốt ngày nhai cỏ. Nghĩa bóng:
Đặt ai đó ra khỏi môi trường hoạt động, cho người đó ngồi chơi xơi nước, với lý
do người đó không còn đủ khả năng hoặc không còn thích hợp.
Strong as a horse. Câu ví von dùng để chỉ một người có
sức mạnh: mạnh như trâu, mạnh như cọp, mạnh như voi…
Get on one’s hobby horse. Nghĩa đen: Làm bộ như đang cỡi ngựa.
Bạn có xem hát bộ bao giờ chưa? Đào kép hát bộ thường kẹp một cây chổi lông gà
dưới háng rồi nhún nhẩy trên sàn sân khấu như là đang cỡi ngựa. Hobby horse là
chữ để gọi bất cứ vật gì giả làm con ngựa. Theo nghĩa bóng, nếu một người nào
đó cỡi hobby horse của họ tức là họ đang ba hoa chích chòe nói về một chủ đề mà
họ cho là thú vị và quan trọng, và họ cứ thao thao bất cứ lúc nào mà họ có thể,
ngay cả khi người khác không quan tâm để ý và không muốn nghe.
Work horse. Nghĩa đen: ngựa làm việc. Nghĩa bóng mô tả
một cá nhân làm việc chăm chỉ, đặc biệt là khi so sánh với những người khác.
Đôi khi chữ work horse cũng được dùng để mô tả một người chỉ cắm cúi làm việc
hùng hục thật chăm chỉ nhưng không có năng khiếu suy nghĩ phán đoán.
Trước đây chữ này được dùng để mô tả một
con ngựa chủ yếu cho các việc nặng (chẳng hạn như một con ngựa kéo cày) chứ
không phải được dùng trong các hoạt động đòi hỏi tay nghề cao hơn nhưng đỡ vất
vả hơn, chẳng hạn như để cho chủ cỡi hoặc đua xe.
Dog and pony show. Nghĩa đen: Sô trình diễn chó
và ngựa con. Nghĩa bóng: Quảng cáo rầm rộ nhưng thực chất nội dung không có gì
quá đặc biệt. Ví dụ, 'Cuộc họp được cho là để mô tả một chiến lược bán hàng mới
nhưng thực sự chỉ là cách tiếp thị cũ. Đúng là một màn trình diễn chó và ngựa con.’
Thuật ngữ này bắt đầu từ những năm 1800, khi những đoàn xiếc lưu diễn khá phổ
biến. Một số đoàn xiếc nhỏ không thể có đủ khả năng sở hữu các động vật kỳ lạ
hoặc thuê mướn các biểu diễn viên tài ba, vì vậy họ cung cấp các màn trình diễn
chỉ có chó và ngựa con. Trường hợp như vậy thường gây thất vọng cho khán giả
địa phương vốn mong đợi cái gì hào hứng thú vị hơn như quảng cáo.
Old war horse. Con chiến mã già. Nghĩa bóng thành ngữ này chỉ
một người từng trải kinh nghiệm chiến tranh, một chiến binh về già, hay cũng có
thể dùng để chỉ một người già dặn dạn dày kinh nghiệm trong bất cứ lãnh vực nào
khác, như chính trị, tài chánh chẳng hạn.
Trojan Horse. Ngựa thành Troy. Nghĩa bóng chỉ một cái gì đó nguy
hiểm được che đậy bên trong một cái gì đó trông an toàn hoặc có lợi. Nguồn gốc
của thành ngữ này nói về cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp và Troy giữa thế kỷ 13
trước Công nguyên, khi người Hy Lạp xây dựng một con ngựa gỗ lớn và để lại bên
ngoài cổng thành người Troy như một món quà tặng. Tuy nhiên, người Hy Lạp đã
giấu những người lính trong con ngựa gỗ, vì vậy khi người Troy (Trojan) kéo con
ngựa quà vào thành của họ, toán quân “biệt kích” núp trong thân ngựa rỗng
đợi khi đêm xuống đã giết lính gác và mở cửa thành cho quân đội Hy Lạp tràn vào
tấn công và chiếm được thành Troy.
Đối với người dùng Internet (cư dân mạng),
Trojan là tên của một loại virus, mầm độc hại được ẩn giấu bên trong các nhu
liệu ứng dụng hữu ích, vì vậy khi người nào tải nhu liệu này về máy tính của
họ, virus Trojan sẽ xâm nhập và truy cập vào dữ liệu của máy tính.
Để kết thúc bài dông dài này, người viết
xin liệt kê một số sự kiện về ngựa sau đây.
- Ngựa có ruột non bình thường dài khoảng
75 feet, ruột già bình thường dài khoảng 12 feet.
- Ngựa sản xuất trung bình 12 lít nước bọt
mỗi ngày để giúp cho sự tiêu hoá cỏ khô được dễ dàng.
- Ngựa không thể thở bằng miệng và không
thể nôn mửa.
- Ngựa chạy có thể đạt đến tốc độ tối đa là
khoảng 45 mph (70 km/giờ), tốc độ đi trung bình vào khoảng ba, bốn dặm một giờ.
- Ngựa có đôi mắt lớn nhất so với bất kỳ
động vật nào.
- Ngựa và người là hai loài động vật duy
nhất có thể đổ mồ hôi qua da để làm mát.
- Ngựa tiêu thụ một lít (0.25 gallon)
dưỡng khí một phút trong khi đi bộ. Nhưng khi phi nước đại trong một cuộc chạy
đua, ngựa thở dồn dập mỗi hơi một bước chạy, tiêu thụ gần 60 lít (15 gallon)
oxy mỗi phút.
- Ngựa có kích thước thân thể trung bình
chứa khoảng 50 pint máu (28 lít) lưu thông qua hệ thống tuần hoàn ở chu kỳ 40
giây.
- Ngựa tốn hao nhiều năng lượng khi nằm
hơn là khi đứng.
- Ngựa có bộ phận cơ thể đặc biệt ở chân
cho phép chúng ngủ trong khi đứng mà không ngã.
- Ngựa tốn hao năng lượng khi bơi nhiều
hơn khi chạy.
- Ngựa có lông có mô hình xoắn ốc độc đáo
như vân tay của người, một đặc điểm để xác định giống loại.
- Ngựa Camargue (tên một vùng đất thấp và
đầm lầy có sông Rhone chảy qua thuộc miền nam nước Pháp) có màu đen khi mới
sinh nhưng lông đổi thành trắng khi ngựa trưởng thành.
- Ngựa có thể diễn đạt cảm xúc bằng tai,
mũi, mắt để biểu lộ tâm trạng. Chẳng hạn khi ngựa phình mũi, dựng tai là lúc nó
bực giận khó chịu đấy!
Cười chuyện ngựa:
1.
Một cô gái tóc vàng quyết định thử cỡi
ngựa, mặc dù trước đó cô chưa bao giờ học cỡi ngựa và cũng chẳng có kinh nghiệm
nào. Cô tự leo lên lưng ngựa mà chẳng cần ai giúp và con ngựa ngay lập tức
chuyển động. Nó giữ tốc độ ổn định và nhịp nhàng, nhưng cô gái tóc vàng bắt đầu
bị tuột từ từ khỏi yên ngựa.
Hoảng hốt, cô chụp lấy bờm ngựa, nhưng
dường như không thể nắm vững. Cô cố gắng choàng tay quanh cổ của con ngựa,
nhưng rồi cô cũng bị tuột xuống bên hông con ngựa. Con ngựa vẫn tiếp tục phi
nước đại, dường như chẳng đoái hoài gì đến người cưỡi nó đang gặp trở ngại.
Sau cùng, cô buông tay ra và nhảy ra khỏi
con ngựa để mong đáp xuống nơi an toàn. Thật không may, chân của cô đã bị vướng
vào bàn đạp, thế là cô chỉ còn cách cầu may cho mình khỏi bị móng ngựa đạp trúng,
trong khi cái đầu của cô chạm mặt đất liên tục. Cô sợ hãi và tuyệt vọng đến gần
như bất tỉnh.
Nhưng may cho vận số của cô, người quản lý
của tiệm Walmart đã nhìn thấy chuyện gì đang xảy ra nên tắt điện. Và con ngựa
máy tức khắc dừng lại.
2.
Một ngày nọ, một người đàn ông đi qua một
trang trại và nhìn thấy một con ngựa đẹp. Muốn mua con ngựa đó, ông ta bèn nói
với người nông dân:
- "Tôi thấy con ngựa của ông trông
đẹp quá nên tôi thích và muốn mua. Vậy nếu tôi trả cho ông 500 đồng, ông có
chịu bán không?"
Người nông dân đáp:
- “Con ngựa trông không tốt như ông nghĩ
đâu. Vã lại nó không phải để bán.”
Người khách vẫn nài nĩ:
- "Tôi lại thấy nó trông đẹp đấy chứ.
Tôi sẽ trả cho ông một ngàn đồng.”
- "Tôi đã bảo nó không nhìn tốt như
ông nghĩ đâu. Nhưng nếu ông muốn mua nó quá thì tôi bán cho ông đó.”
Ngày hôm sau, người đàn ông quay trở lại
với vẻ giận dữ. Ông đến trước mặt người nông dân và la lên:
- "Anh bán cho tôi một con ngựa mù.
Anh lừa tôi!"
<div
class="ecxyiv8055829138MsoNormal" style="color: black;
font-size: 18pt; font-family: 'Courier New', courier, monaco,
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết