Wednesday, June 4, 2014

Thư gửi Cù huy Hà Vũ


Kinh chuyen
BX
---------- Forwarded message ----------
From: But Xuan <
Date: 2014-05-30 1:00 GMT-07:00
Subject: Re: TS PHẠM TRỌNG CHÁNH :CÙ HUY HÀ VŨ trong thơ Huy Cận và Xuân Diệu
To: MY LOAN <

Năm 1945, ông Phạm trọng Chánh bao nhiêu tuổi? Ông có biết chút gì về tên Việt gian theo giặc Hồ giết anh em Văn nghệ sĩ khg? Dăm bài thơ viết cho con là Hà Vũ, chúng tôi coi như đống rác vì nó khg ích lợi gì cho cái thời gian Miền Nam phải chống chõi với giặc Hồ, Cận, Giáp, Đồng...lúc đó vào cưỡng chiếm miền Nam nhờ vào quân lính và vũ khí của QT CS. 

Nhưng chúng tôi xót xa những sinh mạng thân nhân của chúng tôi và bè bạn Văn Nghệ mà giặc Hồ, chó đẻ Cù huy Cận, Trần huy Liệu, kể cả Xuân Diệu, Tố Hữu và hàng trăm ngàn tên khác đã giết hại 10 triệu người QG yêu nước và nhân dân. Ông dùng son phấn cho con heo Huy Cận thì nó vẫn là con heo (If you use lipstick for a pig, it's still a pig). 

Ngày nay nhân dân khg có giờ ngồi đọc thơ thằng Việt gian Cù huy Cận viết cho con như ông mà còn phải chiến đấu với TC xâm chiếm đất nước, tội từ thằng giặc Hồ, Cận, Giáp, Liệu dâng bán cho Tàu từ 1930.
Xin ông dẹp những thùng phân đó cho bớt ô nhiễm khg khí của 90 triệu dân đang sắp bị Tàu trói tại quê hương, cột gông xiềng vào cổ vài ngàn năm nữa!
GS Bút Xuân TĐN


Thư gửi Cù huy Hà Vũ
GS Bút Xuân Trần Đình Ngọc

Người chuyển bài : Phan văn Phước

Thư gửi Cù huy Hà Vũ
Bút Xuân
 Chào anh Cù huy Hà Vũ,
  

 Đọc bài kèm đây anh viết về cha anh, nhà thơ Cù huy Cận, tôi phải bịt miệng chạy vội vào nhà tắm mấy lần để...mửa. Giờ này mà anh còn ca tụng thằng giặc Hồ tội đồ số 1 của dân tộc, bán biển dâng đất cho kẻ thù truyền kiếp, đày đọa dân tộc trong suốt gần 100 năm sống thua con chó Âu Mỹ, đất nước lùi xa vài, ba trăm năm so với lân bang mà tay sai và chủ tướng Hồ của cha con anh không hề biết nhục, cha con anh khen tướng cướp cũng không hề biết ngượng miệng, biết nhục là gì, thì tôi cũng chịu cho anh có cái gène mù đặc và luồn trôn của cha anh! Thật là cha nào con ấy. Không trách anh tuyên bố: Tôi không chống đảng! 

Trong khi toàn dân chống đảng vì những lý do gì anh quá biết! Văn Giang, Thái Hà, Cồn Dầu, Hà Tĩnh mới đây, nhiều nơi khác…đảng cướp đất của nông dân đẩy họ vào con đường đói khổ, lầm than. Anh có thấy nước nào ức hiếp người dân như thế không nhất là cha anh khi xưa, là nhà thơ, chữ nghĩa đầy mình, ca tụng nông, công nhân lên tới trời xanh!
  
Đọc bài anh viết, tôi không hiểu vì sao cha anh lại ca tụng giặc Hồ như Thuợng đế vậy? Năm 1945, người dân thấy Hồ lần đầu tiên ở Hà Nội và Hải Phòng. 

Bố tôi chỉ là một Nhà Nho lỡ vận không được đi thi Hương vì Pháp bỏ từ năm 1911, bố tôi nhìn Hồ rồi bảo tôi: "Bố coi tướng ông Hồ này mắt to mắt nhỏ, gân máu chằng chịt, là kẻ rất hiếu sát và gian dối. Mặt chuột kẹp không phải người quân tử.” Vừa xuống cảng, Hồ đã giết người rồi (Nguyễn văn Mão, trung đội trưởng bộ đội võ trang của Hồ và Giáp, Hồ giết để thị uy, dù Mão không có tội gì, lại có nhiều công trong bộ đội Võ trang Tuyên Truyền). 

Bố tôi nói tiếp: bây giờ theo ông ta rồi có ngày ông ta bán nước cho coi, còn giết người không đồng chính kiến thì ông ta giết không biết thế nào mà kể được. Bây giờ hoan hô cho lắm, sau này sẽ chửi nhiều! Con chớ đi theo ông Hồ mà lỗi với Tổ quốc và mang hận."
  
 Đó là những lời bố tôi dặn bảo tôi ngày 20-8-1945 (hay là 21, tôi đã quên) trước Nhà hát Lớn Hải Phòng khi dân Cảng đón ông Hồ xuống hiệu triệu kháng chiến.

  
 Ngay sau đó, Cù huy Cận theo Trần huy Liệu vào Huế tịch thu ấn tín của vua Bảo Đại. Trần huy Liệu và Cù huy Cận, ngay chuyến đó, giết Học giả Phạm Quỳnh và con cả PQ là Phạm Giao. Vì vợ PG quá đẹp, hoa khôi Đồng Khánh, Trần Huy Liệu (BT Thông Tin Tuyên Truyền của Hồ, đảng viên kỳ cựu đảng CS quốc tế uy tín hơn cả Hà huy Tập, Lê hồng Phong…) cướp chị này và cưỡng dâm, sau mấy tháng, chuyện đến tai Hồ, Hồ bắt Liệu dâng chị này cho Hồ chơi. Đó là đại giải phóng và đại cách mạng của Hồ và Cù huy Cận mà ngay thực dân Pháp dã man chó đẻ cũng không cướp vợ và tài sản của dân ngang ngược và dã man thô bỉ như thế. Cù huy Cận sao không biết những tội ác đó ? nhưng vì miếng đỉnh chung, y phải câm để hưởng tiếp và cho vợ con hưởng tiếp. Giá vợ Cù huy Cận lọt mắt xanh của con yêu râu xanh Hồ, thì chưa biết đâu được….
  
 Một Đại tá QĐNDXHCNVN, ông Đào văn Nghệ nói Hồ chơi ráo hết vợ con thủ hạ khi Hồ thích. Chuyện “đực cái” với người CS thì cũng không khác thú vật, nào có quan trọng chi ! Được Chủ tịch nước gọi, nhiều thằng chồng rất mừng vì đời sắp lên hương! Hỏi Ký giả Bùi Tín, Việt Thường, nhà văn Dương thu Hương, BS Dương quỳnh Hoa là quá rõ.
  
 Cù huy Cận còn giết rất nhiều nhân vật QG thời gian đó và sau này, trong đó có Tổng Đốc Ngô đình Khôi và con cả. Thằng em Phạm Giao sau này là NS Phạm Tuyên, quên thù cha anh, làm bài hát:" Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng" Thằng này do vợ PG bắt Trần Huy Liệu phải nuôi bởi nó là em PG.
  
 Cù huy Cận bị giới Văn Nghệ sĩ hồi đó chửi không còn thiếu từ gì vì y đi theo Hồ và Trần huy Liệu, tức CS quốc tế, giết rất nhiều anh em Văn Nghệ sĩ trong đó có Khái Hưng, Lan Khai, GS Dương quảng Hàm, và rất nhiều đảng viên VNQDĐ, khởi đầu từ căn nhà ở phố Ôn như Hầu, Hà Nội. Anh ruột tôi hơn tôi 10 tuổi lúc đó học ở Hà Nội, biết những chuyện đó, kể lại. Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam và ông Vũ hồng Khanh (VNQDĐ), ông Nguyễn hải Thần (VNCMĐMH) và một số khác như Bộ Trưởng Thanh Niên Phan Anh, ông Huỳnh thúc Kháng… đã quá dại theo Hồ thành lập CP Liên Hiệp các đảng phái, mà không biết rằng đó chỉ là chiêu bài để Hồ lừa người Quốc Gia mà giết cho tuyệt nọc. Quả vậy ba ông trên (NTT, VHK, NHT) nếu không đào thoát kịp thời thì đã ra nghĩa địa y như Phạm Quỳnh và Ngô đình Khôi cùng hai người con cả vô tội bị giết oan. Ngay cả Bảo Đại, Cố Vấn CP, cũng phải kiếm cớ ra ngoại quốc đi họp rồi chuồn luôn không thì Hồ và Liệu, Cận, Giáp giết rồi!
  
 Cù huy Cận khéo luồn trôn, hôn đít bạo quyền miễn là ăn sung mặc sướng vì từ thằng nhà thơ chết đói, nay được làm BT Canh nông, Thứ trưởng, CT này Chủ tịch kia thì cái bả vinh hoa đó, bị mắc vào không phải là khó. Ân huệ đó, trải qua hơn nửa thế kỷ, thằng con là Cù huy Hà Vũ vẫn kết cỏ ngậm vành, chưa quên!
  
Năm 1953, Hồ bắn bà Cát hanh Long trong CCRĐ dù bà là đại, đại, đại ân nhân của Vẹm, chỉ có một “tội” là quá giầu, nhưng đã dâng cho Hồ 700 lạng vàng ngay lúc đầu và 100 lạng và hàng chục ngàn mẫu ruộng Tuần lễ Vàng. Cù huy Cận có mù mới không biết chuyện này và thay vì can gián tội ác (quá thân thiết đến nỗi ngủ chung giường với Hồ) thì lại ca tụng Hồ như Thượng đế, a dua với cái cực Ác.
  
 Hàng trăm ngàn cán bộ VC đang làm việc với Vẹm trung ương bị qui chụp là địa chủ ác ôn, bị đấu tố, xử bắn, nhẹ thì đi cải tạo không có ngày về, mất hết chức quyền, mất cả quyền công dân, bị thóa mạ thua con chó chỉ vì có vài sào ruộng tư hay là do khôn ngoan, cần mẫn làm việc mà có dư dăm ba thùng thóc nên bị đem ra bắn. Nguyễn văn Đô, huyện ủy ngay sát Hà Nội là một ví dụ cụ thể. Trường Chinh giết bố mẹ vì có vài sào ruộng dưỡng già, báo chí đăng ầm ĩ, Cù huy Cận cũng lòi cho nên mới cắm đầu khen tướng cướp và cả bọn cướp.
  
Rồi sau 7-1954, cả triệu người Bắc bỏ hết mọi thứ vào Nam tránh nạn CS, có lẽ Cù huy Cận đã mù đặc và óc bùn nên không thấy gì, không thắc mắc gì, chứ cả BV người ta rầm rộ bỏ hết để vào Nam tránh nạn CS. 

Có lẽ Nguyễn Tuân nói câu thời danh trong kỳ này: Cái cột đèn có chân nó cũng đi ngay và vì vậy Nguyễn Tuân bị trù dập chứ không an toàn sung sướng như tên hôn đít Hồ Cù huy Cận! Năm 1945, Bút Xuân mới hơn chục tuổi, còn Cù huy Cận ít nhất cũng bằng anh cả BX tức hăm mấy, ba mươi, có ngu đần ít học mấy cũng phải biết người ta gọi Hồ là thằng CS Tam vô, y xuống Phát Diệm nịnh bợ ĐGM Lê hữu Từ và ĐGM Phạm ngọc Chi, mời Đức cha Từ làm Cố Vấn CP cho Hồ, rồi xin rửa tội, o bế giáo dân Bùi Chu Phát Diệm qua hai ông GM này, nhưng người CG không bị lừa, không sờn lòng mà nhất quyết lập hai Khu Tự Vệ, đặt CS ra ngoài, hễ vào là bị bắt giải cho huyện, tỉnh Quốc Gia xử lý. Ngược lại, người CG bị du kích xung quanh bao vây và hãm hại nếu đi đâu một mình lọt vào làng do Vẹm kiểm soát. Chúng giết người QG mỗi đêm. Có một xã vùng tôi, 2 người thay nhau lên chức Xã trưởng trong ba tháng đều bị du kích giết thảm.
  
Cù huy Cận y như người mê ngủ, cứ phủ phục bái lậy Hồ mà kiếm miếng cơm thừa canh cặn, nịnh quá đến nỗi Hồ cho nằm chung giường, Cận không biết rằng cũng cái giường đó Hồ đã (và sẽ) nằm với Nông thị Xuân và hàng trăm, mấy trăm đứa con gái 13, 15 tuổi quàng khăn đỏ, chỉ tuổi con, cháu Cận, cưỡng dâm chúng và rồi có lúc lại giết chết tươi những đứa này bịt miệng để chứng tỏ Hồ Chủ tịch vẫn còn trinh. 

Hồ cũng giết cả Nông thị Xuân sau khi Xuân đã cho Hồ thằng Nguyễn tất Trung (nay lang thang ở Hà Nội như thằng mất trí vì cái chết đau thương của mẹ y) Nên nhớ Nông thị Ngát đã là vợ Hồ từ hang Pắc Pó, năm 1940, Ngát sinh Nông đức Mạnh. Còn Nông thị Xuân lúc về Hà Nội cung cấp cái dâm cho Hồ năm 1956 thì y thị mới khoảng 19 tuổi, tức thị sinh khoảng 1936-1937. Trước khi dâng cho Hồ, Xuân đã là cán bộ hộ lý.
  
 Tóm lại, Cù huy Cận là một Việt gian mù đặc theo tướng cướp Hồ, Hồ có đại tội với dân tộc nhất là tội bán nước thì Cận và những tên khác như Duẩn,Giáp, Đồng, Chinh, Thọ, Bùi bằng Đoàn, Nguyễn Trọng Vĩnh, Chu Tấn, Văn tiến Dũng, Trần văn Trà, Hà sĩ Phu, Tố Hữu v...v..không kể xiết đều có tội tòng phạm phải trả lời trước Công Lý về tội diệt chủng.
  
 Bài này chỉ nêu sơ qua tội trạng của Trần Huy Liệu và Cù huy Cận, từ 8-1945, chưa phải là Bản Cáo trạng. Bản án của chúng phải được soạn thảo kỹ lưỡng rất nhiều.
  
 Dân tộc VN sinh phải giờ đa đoan nhiễu sự khốn nạn, người quốc tế sống thoải mái, hạnh phúc, làm giàu, tự do dân chủ, đủ thứ sung sướng. Còn VN, đẻ ra một thằng Hồ quái thú, quái vật nên long đong lận đận, suốt trăm năm chửi bới nhau, chém giết nhau, làm nô lệ cho các đế quốc, còn người dân thì khổ nhục thua con chó Âu Mỹ, ăn chỉ khoai sắn bo bo, đi học phải đu dây, bơi hay ngồi trong bao ni lông... 

Dù có hết cs trở thành Dân chủ thì phải hai trăm năm mới bằng xã hội thời Pháp thuộc (Cù Vũ chưa ra đời) còn theo bằng miền Nam trước 30-4-1975 thì ít nhất phải 300 năm! 

Hãy coi hiện nay đám con nít ngu đần chửi tục cả ngày và đám thanh niên chỉ biết đánh chém nhau và nhậu, tiếp viên hàng không chuyên ra nước ngoài buôn lậu và ăn cắp để cả nước bị chửi là rõ mức sa đọa và chậm tiến của nước Việt dưới chế độ CS như thế nào !
  
 Tôi không có ác cảm hay ân oán chi với Cù huy Cận và Cù huy hà Vũ, trái lại hồi nhỏ tôi rất thích bài thơ Trường giang của Cù huy Cận. Nhưng, Tổ quốc trên hết, tôi không thể không nói ra các sự thật mà tôi đã trải nghiệm và chứng kiến.
  
 Cù huy Hà Vũ được sang đây, tôi cũng rất mừng cho anh ta, nhưng anh ta phải làm gì để khỏi phụ lòng toàn dân chứ không phải viết bài khen hồ tặc, một tội đồ của dân tộc, viết như vậy là giống như đạp vào mặt người tị nạn vgcs hải ngoại kể cả những đoàn thể bảo trợ cho vợ chồng anh ta sang đây và cưu mang.
  
 Chớ có chơi cái mửng “khổ nhục kế” nhá, Cù huy hà Vũ!
  
 22-4-2014
  




Bài 5
Thư Ngỏ Gửi LS Cù Huy Hà Vũ
(tiếp theo)
GS Bút Xuân Trần Đình Ngọc
Từ khi vào Nam tháng 9 năm 1954, cha mẹ, anh chị em, tài sản (gọi là trung lưu, nhờ cha mẹ) phải bỏ lại hết tại Hà Nội và làng quê Bắc Việt nhưng tôi (Bút Xuân) cảm thấy chưa bao giờ sung sướng và hạnh phúc như thế từ khi mở mắt chào đời.

Cái sung sướng hạnh phúc ấy rất đơn giản và dung dị, rất nhẹ nhàng và thích thú, rất dễ dàng không phải kiếm đâu xa bởi nó hồn nhiên hiện diện ở ngay giữa phố Sàigòn, giữa chợ Bến Thành, chợ Hòa Hưng, ở ngay trong đôi mắt những người tôi gặp hàng ngày: láng giềng, bè bạn, đồng học, đồng nghiệp sở làm, nhân viên Cảnh sát giao thông gặp ngoài đường, nhân viên Tổng Ủy Di cư thường phát gạo, dầu ăn, bột mì, tiền đi chợ mua rau, cá v.v...cho chúng tôi. Tất cả là tình thân ái giữa đồng bào với nhau, không nghi ngờ, không kiếm cách báo cáo thủ trưởng như ngoài Bắc để lấy điểm, để xin vào đảng; không mưu mô xảo quyệt để làm hại người khác mà một học sinh 6 tuổi ở ngoài Bắc phải nghĩ ra để hại bạn mình hòng được tuyên dương, phát bằng  trước toàn trường.

Nó cũng là những hơi thở tự do rất quí báu mỗi giây, mỗi phút tại miền đất tuy xa lạ nhưng lòng vẫn bảo lòng: miền đất này là của dân ta, của ta, ta hãnh diện ngẩng mặt nhìn thế giới loài người, bảo họ rằng, kẻ thù của tôi đuổi tôi đi đến chân trời góc bể nhưng tôi vẫn còn mảnh đất yêu quí này làm gia tài, làm của hương hỏa và chắc chắn là tôi sẽ sống được, sống mạnh là khác, tôi không phải lo ngại gì vì còn rất nhiều người tốt, ông Ngô Tổng Thống và cả Nội Các của ổng yêu thương tôi, nâng đỡ tôi, tôi lại được đến trường (buổi tối) để làm lại cuộc đời, tôi may mắn quá, còn ai may hơn tôi?Và cái đặc biệt hơn cả là không thấy bóng dáng một công an viên nào như ở ngoài Bắc, đôi mắt cú vọ luôn dòm hành vào từng người dân xem họ ăn gì, mặc gì, nói năng chuyện trò với nhau ra sao, có phải phản động không?. Quả thật cái kiểu công an trị này, người Âu-Mỹ rất ghét và họ khinh bỉ bọn người đi bới lông tìm vết hạ cấp này như những con bọ hung hôi thối cần phải tránh xa! Anh Cù huy hà Vũ, qua vài tháng sống tại Hoa Kỳ, anh đã thấy lời tôi nói là đúng!

Chỉ sau 10 năm làm việc hết mình, ban ngày đi làm kiếm tiền nuôi gia đình, ban đêm đi học, Miền Nam đối với tôi, anh thư sinh hơn vài chục tuổi đầu ngày Hiệp Định Genève ra đời, chỉ có bằng Tiểu học Pháp, nay đã là một Giáo Sư dạy chuyên khoa Toán-Lý-Hóa-Triết học-Anh ngữ-Việt ngữ và hướng dẫn  các thí sinh thi Tú Tài toàn phần. Quả là lạc quan với những ý nghĩ tôi đã có khi từ trên thang máy bay bước xuống phi trường Tân sơn Nhất! Nhưng khi nghĩ đến mẹ và các anh chị tôi còn phải ở lại trong Địa ngục trần gian Bắc Việt (bố tôi đã mất), tôi lại không ngăn được dòng lệ. Vài tấm bưu thiếp chỉ có mấy tháng đầu rồi bên kia cắt đứt, tôi thực tình không hiểu sao họ sợ những cái không đáng sợ như thế. Hay là họ muốn đày ải nhân dân, cắt đứt tình gia đình, vốn là con số không to tướng với họ.

Khi đi học quân sự và lí thuyết Cộng sản 4 tuần, cán bộ CS mê hoặc chúng tôi bằng câu: ‘‘Làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu“ Lời tuyên truyền, với nhiều học viên, quả là hữu hiệu bởi nông dân học hành quá ít lại cả tin. Cán bộ giải thích:
-        Làm theo khả năng là thế này.Thí dụ : Khả năng của
một đồng chí thợ cày trung bình ngày cày 5 sào ruộng. Khả năng của anh (chỉ vào một học viên) chỉ có thế cày một ngày được 3 sào. Với nhà nước ta và chế độ, vẫn là được vì dù anh đã cố gắng nhưng không cày hơn được. Khả năng của anh, sức khỏe của anh chỉ có thế. Cấp trên chấp nhận. Thế là làm theo khả năng. Các đồng chí hiểu chưa?
Ai nấy dạ ran, sung sướng:
-       Chúng em đã hiểu!
Một học viên ra vẻ thành thạo, giơ tay:
-       Thưa đồng chí giảng viên, thế còn hưởng theo nhu cầu?
-       Ậy, đồng chí đi nhanh quá làm nhiều đồng chí khác chưa lãnh hội được lời vàng ngọc của Tổ sư Các Mác-Lê nin và Chủ tịch Hồ chí Minh. Các đồng chí cần phải hiểu rằng, nếu chủ nhân
là tư bản hay tiểu tư sản (tức tạch tạch sè) thì chúng bóc lột hai anh thợ cày này ngay. Anh đang cày 5 sào/ngày thì phải tăng lên 7 hay 8 sào/ngày. Anh cày được 3 sào thì bắt buộc phải tăng lên 5 hay 6 sào/ngày. Không làm được thì tư bản bỏ đói, đánh mắng, tra tấn, tù giam rất độc ác như các đồng chí đã thấy và không phát thực phẩm cho vợ con họ. Các đồng chí đã phân biệt được chính thể Xã hội của Hồ chủ tịch theo đường lối Lênin-Các mác là vô cùng nhân từ, bác ái. Còn bọn tư bản Mỹ thì chúng vô cùng độc ác và bất công với thành phần sản xuất lúa gạo là chúng ta! Tất cả đã rõ chưa?
-       Thưa đã rõ!  
-       Còn về hưởng theo nhu cầu. Theo thí dụ trên, anh này
cày ngày được 3 sào nhưng anh có đông con, những 5 đứa. Mỗi tháng anh cần 100 cân gạo, 3 cân 2 lạng rưỡi thịt lợn, 200g muối, 100g đường thì hợp tác xã nhà nước vẫn cứ thế mà cấp tem phiếu cho anh. Trong lúc đó, anh cày ngày 5 sào, chỉ có vợ và 1 con. Nhu cầu của anh là 40 cân gạo, 1 cân 2 lạng thịt lợn, 50g muối, 30g đường, nghĩa là chỉ khoảng 1/3 anh cày 3 sào/ngày thì Hợp tác xã của nhân dân vẫn phát đủ cho anh. Các đồng chí đã thấy Chính phủ do Hồ chủ tịch lãnh đạo là sáng suốt hơn tư bản Mỹ-Pháp một nghìn lần và lòng nhân từ bao dong của Hồ chủ tịch như biển trời bao la không thể nào mô tả được dù cho lấy nước biển làm mực, lấy tre rừng làm giấy? Các đồng chí đã lãnh hội đầy đủ chưa?
-       Dạ, thưa đã!

Giảng viên cứ thế mà thao thao bất tuyệt, tâng bốc, ca tụng chủ nghĩa CS như một liều thuốc cải tử hoàn sinh của nhân loại mà nhiều thế kỉ trước chưa khám phá ra nên con người bị bóc lột đến tận xương tủy. Bọn bóc lột chính là đế quốc tư bản Mỹ và Pháp. Còn CS thì trái lại, có nghĩa phải làm ít nhưng ăn nhiều. Chủ nghĩa Cộng sản cho phép điều đó, thảo nào chủ nghĩa CS nhiều người theo là phải. Làm không ra chi nhưng lại được hưởng nhiều! Có lẽ chỉ chế độ Xã nghĩa mới nuông chiều con người đến thế.

Các học viên cùng lớp huấn luyện với tôi dạo đó nghe mà cứ mê đi, chẳng ai nghi ngờ gì cả! Sao mà có cái chủ nghĩa phúc đức, từ tâm, bác áí đến thế, hơn xa cả Chúa, cả Phật. Nhất là khi cán bộ thuyết về phá bỏ quyền tư hữu. Không ai có riêng cái gì, được giữ làm của riêng cái gì, tất cả là của chung (cộng sản). Những anh khố rách áo ôm nghèo mạt rệp rất lấy làm sung sướng, giờ nghỉ giải lao bảo nhau:
-       Tao hoan hô cái chủ nghĩa cộng sản này hết mình. Các đồng chí Mác-Lê và Hồ Chủ tịch muôn năm.
Cót thóc nhà thằng Vện rồi có ngày sẽ ở trong buồng nhà tao. Còn con vợ thằng Táo thì có ngày sẽ là vợ tao. Cán bộ giảng viên giải thích tường tận thế kia mà!

Ngoài ra, huấn luyện viên còn đề cao và tuyên truyền cho thế giới đại đồng, cả thế giới chỉ là một nước, không ai xâm chiếm ai, không ai tìm cách khống chế người khác bởi đều là anh em một nhà. Khi nghe thế, tôi cũng đã mường tượng ra: những người này phủ nhận cả Tổ quốc! Còn Vô tôn giáo thì tất nhiên, khỏi bàn! Từ đó tôi tự đặt câu hỏi: các ông Nguyễn mạnh Tường, Cù huy Cận, Bùi bằng Đoàn, Xuân Diệu, Trần đức Thảo, Hoàng xuân Hãn, Đào duy Anh, bà Dương quỳnh Hoa và rất nhiều người khác đang phục vụ chế độ và quân đội Hồ....Họ là những người mù lòa, những vô tri, vô giác như gỗ đá hay sao?

Tôi không nghĩ là tất cả đều tham lợi lộc, quyền chức mà theo Cáo Hồ để vinh thân phì gia. Cụ Phan thanh Giản uống độc dược khi mất thành, tướng Nguyễn Biểu ngồi đấu lý với tướng giặc Tàu trong bữa tiệc đầu người, rồi bị chúng chém ngang người, 13 liệt sĩ Yên Bái vẫn hô vang: Việt Nam Độc Lập muôn năm trước khi dao máy chém xập xuống...chứng tỏ nước Nam ta không thiếu gì anh hùng liệt nữ. Vậy vì cớ gì cha anh, Cù huy Cận, và các nhà trí thức này phải khuất phục một tên Cáo già đày đọa dân lành và bán nước cho Tàu như vậy? Chỉ nhìn vụ giết chồng cưỡng bức vợ là cha con ông Phạm Quỳnh, Phạm Giao và cha con ông Ngô đình Khôi là người mù chữ cũng suy ra: không có bậc vua chúa minh quân tướng tài làm chính trị nào miệng nói giải phóng và cách mạng cho nhân dân, nói như rồng như phượng lại cướp vợ giết chồng dã man như thế ngay khi mới vào cuộc! Dù là Luật lệ nước nào thì với đại tội như thế phải tử hình và tòng phạm là chung thân khổ sai (cha anh). Anh ở đây vài tháng, dù chưa đọc Bộ luật hình sự, anh cũng biết cái giá không dưới tử hình và chung thân! Nếu tôi nói sai, xin vui lòng chỉ giáo! 

Trái với niềm hạnh phúc vô biên mà tôi và hơn triệu người Bắc di cư được hưởng từ ngày vào Nam, cái mà người dân cũng như lớp thanh thiếu niên chúng tôi phải chịu đựng trong cuộc chiến từ 1945-1954 ở miền Bắc là nơm nớp không biết sẽ chết vì bom đạn lúc nào bởi bom đạn luôn luẩn quẩn bên mình như bóng với hình. Đang đi giữa đường yên lành, bỗng một trung đội Lê Dương Pháp hiện ra với súng đạn đầy mình. Rồi một đám du kích với lưỡi lê, mã tấu đột nhiên từ các hố ngụy trang cỏ, rạ bên đường trồi lên chém giết lính Lê Dương. Hai bên bắn và chém nhau loạn xạ, những thân người gục ngã, máu phun có vòi, người dân là tôi (BX) lọt vào giữa trùng vây, phải nhảy vội xuống một cái hố phân thối tha ngay bên bờ ruộng, đầu rúc vào đám bèo lục bình chỉ còn hai con mắt mở to để coi tình hình và chạy trốn tiếp. Sống được là đại phúc! Anh nghĩ sao nếu ông Hồ không gây ra cuộc chiến này như tôi đã trình bày những bài trên?

Hai bên thanh toán nhau không lâu, có khi chưa đến nửa giờ, vì quân đội Pháp gọi máy truyền tin cho cứu viện đến nên du kích xã (hay có khi cả lính chính qui) vội chém vè cho mau, đồng đội bị thương không kịp cõng đi, có những thương binh bị đồng đội nã thêm một phát vào đầu cho chết để khỏi bị lọt vào tay quân Pháp!

Nghe thì có vẻ vô lí vì ai nỡ làm thế nhưng lính CS làm chuyện đó không có gì là lạ. Họ bảo còn hơn là khiêng thương binh về, chẳng biết bỏ vào đâu, y trạm xá không có bởi đâu cũng là chiến trường, bác sĩ, y tá, thuốc men, băng bó cũng không có, rồi cũng chết vì máu ra không cầm được hay nhiễm trùng, chân, tay phải cưa để cứu mạng. Chính anh tôi đã trải nghiệm chuyện đó khi anh phải đi cùng đội du kích xã tấn công quân Pháp ở Cổ Lễ, có dăm người trong đoàn du kích bị gẫy chân, què tay hay bị thương ở bụng, máu chảy dữ dội, mệt xỉu không bước đi được nữa. 

Anh tôi nói đồng chí chỉ huy trận đánh đành “xử lí“ cách đó cho gọn nhẹ và để bảo vệ lính lành lặn về được đến nhà. Trong chiến tranh từ 1946-1954 rồi sau đó là từ 1954-1975, mạng con người thua con chó vì con chó VN chết, không thiếu người VN làm thịt ăn, nhưng người chết thì chỉ làm sao chôn cho nhanh như Tết Mậu Thân (1968), bọn tay sai đồ tể vgcs như Nguyễn đắc Xuân, Hoàng phủ Ngọc Phan, Hoàmg phủ Ngọc Tường, sư giả Đôn Hậu, bà Tuần Chi v.v...chôn người dân vô tội sau khi cho mỗi người một nhát cuốc vào sọ rồi đẩy sấp xuống hố vùi là xong, dù nhiều người còn ngắc ngoải kêu la thảm thiết!

Ngoài cái chết bất ngờ tại chiến trường - như đã nói, đâu cũng có thể là chiến trường - người dân nhất là đàn ông cũng như thanh thiếu niên chúng tôi còn lo thêm một nỗi chết nữa. Đó là nửa đêm du kích gõ cổng bắt đi, sau đó cột cổ vào hòn đá ném xuống sông. Phi tang! Có những người trung niên như xưa kia đã làm việc cho làng, tổng v.v...thì bị bắn vào đầu, ngực cài mảnh giấy: ‘‘Việt gian chó săn bán nước cho Tây phải đền tội‘‘ xác vứt ở gốc đa đầu làng. 

Vợ con ra kiếm được đem đi chôn là còn phúc đức, buộc đá hay bỏ bao bố vứt xuống sông cái cho mất tích thì vợ con còn cực nhục nữa, đi kiếm tận đâu cũng không thấy mà có hỏi Ủy ban hành kháng xã hay đội trưởng du kích, trưởng công an xã v.v.. không ai chỉ, dù chính họ giết! Hành tội kẻ chết chưa thỏa mãn, họ còn nhắm vào người sống kì cho cực nhục chưa tha! Chưa thấy chế độ chính trị nào dã man như Hồ tặc!

Hồ chí Minh đã ban cho đảng viên khắp toàn quốc như Chủ tịch Ủy ban hành kháng, đội trưởng du kích, trưởng đồn công an một uy quyền quá lớn. Bọn này giết xong rồi mới báo cáo, những người dân bị chúng nghi ngờ là chống CS, hay người có khuynh hướng QG dân tộc, người theo đường lối vua Bảo đại chống CS, hay người Công giáo bất hợp tác với CS, hoặc người là đảng viên VNQDĐ như bố tôi, hay các đảng phái khác chống lại Vẹm. Bất kể là tài đức như thế nào, hễ không phải CS là bị rình rập, bị bắt rồi xử tử hay thủ tiêu. “Giết lầm hơn bỏ sót“ Thực là một thời kì ghê gớm mạng người đàn ông, con trai VN thua con chó!

Lại cũng không thiếu gì tư thù mà giết. Mượn gió bẻ măng“, chờ được vạ, má đã sưng, thời nào cũng thiếu gì tư thù! Một con chó bị xe cán khi đang chạy ngoài đường cũng là lớn chuyện ở Mỹ. Nhưng cán bộ Vẹm giết hàng trăm người dân vô tội vẫn là vô tội nếu ghép cho nạn nhân hai chữ phản động hay chó săn!

Nên nhớ những án tử này là do cấp xã hay cấp huyện thời đó được phép tự ý giết người, không có Trung ương ra lệnh, HAY CHỈ RA ĐẠI CƯƠNG về những thành phần phải giết. Sau khi giết, xã hay huyện báo cáo lên tỉnh, tỉnh có báo cáo trung ương không, không biết nhưng người chết là xong, không ai dám đi kiện đi tụng vì dù có làm ra cũng vô ích. Trong một bài trước đây, BX có thuật lại văn phòng của tướng Võ nguyên Giáp, giải quyết những khiếu oan cho dân thay Chủ tịch Hồ, LS Trần văn Tuyên làm Chánh văn phòng cho Giáp. LS Tuyên nhận một núi hồ sơ của dân chúng kêu nài về việc người thân bị công an/du kích CS giết hại rất nhiều nhưng quá lâu mà Hồ chủ tịch không giải quyết. Lần đó, LS Trần văn Tuyên đưa hồ sơ vào văn phòng tướng Giáp, nhắc lại sự bê trễ của hàng chục ngàn hồ sơ khiến dân chúng bất mãn. Tướng Giáp bảo LS Tuyên:
“Làm chính trị mà chú mày còn ngây thơ thế! Đó là ý của trên, chú mày hiểu chưa?“
LS Tuyên nghe mà rùng mình. Ý của trên (Hồ) là cứ giết bừa bãi, mặc cho dân kêu khóc. Từ đó, LS Tuyên ghê tởm cho cái sự tàn độc của Vẹm và chờ dịp thuận tiện, sau HĐ Genève, ông trốn vào Nam. Sau 30-4-75 LS Tuyên bị đi tù cải tạo. Ông chết trong tù trại Hà Tây khoảng năm 77-78!


Chính bởi không thể theo Vẹm Cáo Hồ, có nhiều thanh niên VN lúc ấy không biết làm gì hơn là đăng lính Pháp để chống CS hơn là họ đi làm lính cho Hồ giết hại đồng bào. Quân đội Pháp chỉ sau 1953 là được thay thế bằng Quân Đội VNCH, Tổng tư Lệnh là Tổng Thống Ngô đình Diệm.
Cũng nên nhắc sơ qua, tên tướng đi lính Pháp là Nguyễn văn Hinh đã bỏ thuốc độc vào tô canh của cụ Ngô đình Diệm. Y muốn giết cụ Diệm để tiếm quyền nhưng âm mưu bỉ ổi của y bại lộ. Thay vì giết y như bất cứ kẻ nào cầm quyền xưa nay, cụ Ngô tha chết cho tên này mà chỉ hạ tầng công tác. Tên Bảy Viễn cũng vậy. Bảy Viễn thuyết phục Bảo Đại hạ bệ cụ Ngô và đưa y lên thay thế cụ Ngô thì Bảy Viễn sẽ cung cấp nhiều tiền cho Bảo Đại. Bảo Đại nghe lời, triệu cụ Ngô sang Paris để thực hành quỉ kế nhưng cụ Ngô tinh ý không đi. Âm mưu bại lộ.   

&&&

Anh Cù huy Hà Vũ,
Qua vài tháng sống tại Hoa Kỳ, dù là để chữa bệnh, tôi chắc chắn một người tuổi trẻ như anh (Cù huy Hà Vũ), trí thức từ Pháp về như anh, yêu Dân chủ và Tự Do, Nhân quyền thì phải là mê nước Mỹ. Mê vì người ta văn minh văn hóa quá, “người lớn“ quá, hào hiệp và đại lượng quá trong khi cái nôi nuôi dưỡng anh hơn 50 năm mọi rợ quá (từ của Nhà văn Dương thu Hương), xử sự như đứa con nít và nhỏ nhen bần tiện hơn một kẻ ăn mày. Anh vào một nhà hàng, một siêu thị, một trạm đổ xăng, một ngân hàng, dù đông mấy, người ta xếp hàng trật tự, không giành chỗ bậy, không chen lấn, không ích kỷ chỉ lo phần mình ...là đủ biết xã hội của người ta được tổ chức ra sao!
Không riêng nước Mỹ mà nước Nhật, Hàn quốc hay Pháp, Anh, ngay cả Việt Nam Cộng Hòa trước ngày 30-4-1975 khi bọn cướp trộm, du đãng, đĩ điếm chưa đến, tức là đa phần những nước theo chế độ Dân Chủ, Tự Do thảy đều tổ chức một xã hội công bình, luật pháp và Hiến pháp do Dân làm ra đứng trên hết, để bảo đảm một xã hội trật tự, có công được thưởng, có tội bị phạt, không có bất cứ một quyền lực nào xen vào. Con Tổng thống, con Thủ tướng làm bậy phải ra tòa lãnh án theo Luật định, do Công Tố, do Tòa án của ngành Tư Pháp xử án chiếu theo tội trạng do Biên bản của Cảnh Sát trình lên. Dù có đau lòng cách mấy, Tổng Thống hay Thủ tướng không bao giờ dám can thiệp vào hoặc làm cản trở Công Lý bởi làm điều đó vô ích mà còn bị toàn quốc thóa mạ, có thể bị mất chức. Chuyện này chưa bao giờ xẩy ra theo như sự hiểu biết của tôi, sau 39 năm sống trên nước Mỹ.
Hồi Tsunami làm ngập Nhà máy Điện Nguyên tử của nước Nhật tại Fukushima, người chết nhiều ngàn do sóng thần và nhà cửa đổ xuống, hàng mấy chục ngàn người còn sống sót không có gì ăn, không có chỗ tạm trú vì nhà cửa đã tan tành hết, đói và lạnh thấu xương vì đang là mùa Đông tại Nhật. Chính phủ Nhật phải mang thức ăn đã làm chín đến phát cho mỗi người. Người Nhật đói khổ như vậy nhưng không giành chỗ trong các hàng dài hàng mấy cây số đứng chờ đến lượt mình, không ai la ó, không ai tỏ thái độ chứng tỏ ta đói sắp chết đây để được phát sớm hơn mọi người. Một em bé trai khoảng 10 tuổi, được một viên Cảnh Sát nhường phần cho em xuất ăn bảo em ăn đi kẻo sắp đói lả vì trông em tiều tụy và kiệt quệ quá. Em này nhận nhưng không ăn mà lại đưa lên cho những người đang phát, bảo rằng xin phát cho ai cần hơn em. Em đứng trong hàng, rồi sẽ đến lượt!
Một em bé 10 tuổi biết suy nghĩ như thế trong khi, anh cứ coi cái cảnh giao thông tại VN mình là rõ, nhất là tại Sàigòn và Hà Nội, mạnh ai nấy lấn đường, bất cứ chút không gian nào mình chiếm cứ được cho cái xe của mình mau về nhà, mau tới sở làm v.v...thì không ngại ngùng ra tay ngay dù có cọ quẹt hay đâm nhau chết người cũng sẵn sàng. Tiền người đi đường vô ý bay ra khỏi giỏ xách tay thì xúm lại cướp, không ai đưa lại cho nạn nhân một tờ, bia bị xe vận tải lật, gạo hay dưa hấu cũng thế, tung ra khỏi xe, cả xóm hô hoán nhào ra hôi của, có người đem cả xe ba gác ra chở về nhà cho nhanh. Thật là một bọn chết đói và mất cả nhân tính.
Đã đành là ‘‘đói ăn vụng, túng làm càn“ nhưng có phải sống vì những lon bia, quả dưa, bát gạo đó đâu và ít nhất con người phải biết xấu hổ khi vác mặt làm những việc đê tiện đó vì hôi của là ăn trộm, ăn cắp nhưng hình như người nước ta, từ lãnh đạo cho đến dân thường, hết biết xấu hổ rồi.

Anh mới đọc vụ phà chìm tại Hàn quốc, trên phà có khoảng 325 học sinh và một số thường dân khác tổng cộng gần 400 hành khách. Bỏ qua lí do vì sao phà lật, chúng ta chỉ thấy cả nước Nam Hàn rúng động vì số người chết quá nhiều, nhất là người ta xót xa cho hơn 300 học sinh, tương lai của xứ sở, trai cũng như gái, đã đi vào lòng biển một cách quá đau thương. Hơn 300 học sinh tiểu học này, so với 5 triệu cho đến 7 triệu thanh niên Bắc Việt và Nam Việt Chủ tịch Hồ và tướng Võ banh Giáp cắt đứt sự sống thì chẳng thấm tháp gì! Nhưng tại Hàn quốc, ông Hiệu Phó dẫn học sinh đi trên chiếc phà đó đã tự sát vì ông tự cho có trách nhiệm với cái chết của các em. Ngay sau đó, Thủ tướng Hàn quốc cũng xin từ chức để nhận trách nhiệm!

Còn Việt Nam ta? Bắt vợ dân vào khách sạn ngủ bị từ chối thì bắt chồng tra tấn, đánh đập, đánh nát cơ quan sinh dục anh này xong treo cổ lên xà nhà tri hô lên là tự tử. Đó là anh Nguyễn công Nhật, manager cho một công ti vỏ xe tại Bình Dương, vợ anh có nhan sắc khá nên tên Thiếu Tá công an Bình Dương muốn cưỡng dâm, bắt chị vào phòng ngủ với y nhưng chị phản đối. Tên chị là Nguyễn thị Thanh Tuyền. Giết người, bức hiếp phụ nữ như vậy mà ra tòa, tòa án thổ tả của Cáo Hồ và cha con anh, Cù huy Cận, tôn vinh tên tặc Hồ như Thượng Đế, chỉ phạt tên Thiếu tá công an này 4 năm tù. Nhưng chẳng biết có được vài năm không lại thả ra về làm công an tiếp bởi tiền nó đút vào. 

Những tội này, cả tội tên Trần huy Liệu và cha anh, Cù huy Cận, nhắc lại một lần nữa, giết chồng (Phạm Giao) đoạt vợ, cưỡng dâm, anh là LS, ở Mỹ mấy tháng nay, dù không mở sách Hình Luật, anh cũng có thể đóan, không ít hơn cái giá cả chính phạm và tòng phạm phải lên ghế điện bởi sự sống của con người là vô giá. Ít nhất, tên Trần huy Liệu: tử hình, còn Cù huy Cận: tù chung thân! Anh hãy đi hỏi các Luật gia tại Mỹ xem sao. Nếu khác với sự suy đoán của tôi, anh cho tôi hay!

&&&  


Ở trên tôi có viết, mọi người chúng ta, kẻ ít người nhiều đều mang một món nợ đối với xã hội mà ta phải lo đền đáp.

Tôi nợ bác nông phu thóc lúa, khoai bắp, gà vịt, tóm lại là các thức ăn tôi tiêu thụ hàng ngày để duy trì sự sống. Tôi nợ ngư dân tôm, cá, các thứ hải sản giúp cho tôi khỏe mạnh. Tôi nợ thầy, cô giáo chữ nghĩa đã truyền đạt cho tôi, nợ bác thợ mộc, thợ xây căn nhà làm tổ ấm, nợ người dệt và may quần áo, nợ cha mẹ tôi công sinh thành và nuôi dạy đến khi khôn lớn...Tóm lại món nợ với xã hội là rất lớn và xã hội mong tôi có dịp đền đáp! (Nếu xã hội có nhiều người lo đền đáp thì xã hội ấy hưng thịnh, giàu mạnh.)

Chức vị trong xã hội càng cao thì món nợ càng lớn bởi lợi nhuận thu vào càng nhiều. Ông Tổng Thống hay Thủ tướng một Quốc Gia có món nợ với xã hội nhiều gấp bội một nông dân bởi lợi nhuận và các phương tiện ông dùng nhiều và tốn phí gấp bội một nông dân, dù rằng, những phương tiện ấy đôi khi là để ông thi hành nhiệm vụ Tổng Thống hay Thủ tướng chứ không phải cho riêng ông!

Ý tưởng này cũng tương tự như câu nói của Tổng Thồng Hoa Kỳ John F. Kennedy:
“Ask not your country to do something for you; ask what you can do for your country!“ Đừng đòi hỏi đất nước phải làm gì cho anh/chị. Hãy hỏi điều gì anh/ chị có thể làm cho đất nước!“

Tôi cũng đã viết ở những bài trước, toàn nước Việt Nam, suốt thời kỳ Pháp thuộc, học sinh bậc Tiểu học, tức là từ lớp Vỡ lòng cho đến khi thi xong bằng CEPCI (Certificat d’Etudes Primaire Complémentaire Indochinois), mọi học sinh được miễn học phí. Điều đó vô cùng quan trọng để mở mang dân trí, chìa khóa của văn minh kĩ thuật và thành công. Chương trình Tiểu học khi xưa dưới thời Pháp thuộc có những lớp: Enfantin (Đồng Ấu), Préparatoire (Dự bị hay lớp Tư), Élémentaire (lớp Ba). Xong 3 lớp này, thường học sinh là 9 tuổi nếu bắt đầu đi học từ 6 tuổi. Kì thi ngay sau đó là Sơ học Yếu lược (Certificat d’Etudes Primaire Élémentaire Indochinois).  

Học sinh cần phải có bằng này mới xin vào học lớp Nhì Phụ (cours Moyen 1ère année). Học xong lớp Moyen 1 này mới lên Moyen 2 rồi lên Supérieur để đi thi bằng Tiểu học Pháp-Việt.

(còn tiếp)
GS Bút Xuân Trần Đình Ngọc
Cựu Dân Biểu Quốc Hội VNCH/Chủ tịch UB Phát Triển Nông Thôn (1971-1975)
Cựu Sĩ Quan QLVNCH

BÀI ĐỌC THÊM

18 HỌC SINH MIỀN NAM 
BỊTHẢMSÁTSAUNĂM1975

Nhân tháng Tư đau buồn, Thùy Trang kể cho các bạn nghe một câu chuyện có thể nói là CHƯA ai biết đến. Câu chuyện được chú ruột Thùy Trang, nguyên là một sĩ quan thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) kể lại. 

Dĩ nhiên chú của Thùy Trang hiện nay là người tranh đấu, ông đã gia nhập lực lượng Kháng Chiến Phục Quốc từ năm 1998. Hiện nay ở đâu vẫn không liên lạc được. 
...
Câu chuyện thương tâm là 18 học sinh Miền Nam VN rải truyền đơn vào tháng 4 năm 1977, lên án chế độ Cộng Sản tại Ngã Tư Bảy Hiền, tức giao lộ Lê Văn Duyệt-Võ Tánh - Nguyễn Văn Thoại.

 
Các em bị truy bắt và chạy vào khu chợ Nguyễn Văn Thoại (Chợ Tân Bình). Năm (5) em Nam đã bị bộ đội bắn chết tại chỗ và 13 em còn lại, bị bắt đưa vào đồn công an (lúc đó còn gọi là Phường Đội). Tổng cộng có 18 em học sinh, trong đó có 6 nữ và 12 Nam. Số em bị bắt là 7 Nam và 6 Nữ. 

 
Kẻ ra lệnh tàn sát 13 em học sinh chính là Lê Quang Đồng (Tư Đồng), bí danh Tư Cẩm, tác giả của cuốn sách GIA TÀI CỦA TÔI.

Lê Quang Đồng (tự Tư Đồng), bí danh Tư Cẩm, sinh năm 1928, hiện cư ngụ tại ấp 3B, xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho, ông theo Cộng Sản từ những ngày đầu cuộc 'Cách mạng Tháng 8 năm 1945', vào Đảng CSVN tháng 10 năm 1947, nguyên Phó Văn phòng Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa- Thông tin, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang. 

Sau khi bị bắt giam và bị tra tấn dã man liên tiếp trong gần 2 tuần lễ, cuối cùng thì 13 em đã bị đưa về khu rừng Cao Su ở Chơn Thành để xử bắn. Viên Bộ Đội được lệnh xử tử 13 em là Trung Úy Nguyễn Văn Cừ. 

 
Trung Úy Nguyễn Văn Cừ kể lại câu chuyện cho chú Thùy Trang cùng 2 người bạn nữa, là vào giữa đêm ngày 11 tháng 5 năm 1977, tức gần 2 tuần sau khi các em bị bắt. Trung Úy Nguyễn Văn Cừ đi cùng Lê Quang Đồng và 10 bộ đội trên 2 chiếc xe bít bùng. 

 
Các em bị trói tay, bịt mắt và bị bắt quì gối trước khi hành quyết. Nhìn các em học sinh quá nhỏ, từ tuổi 16-17, Trung Úy Nguyễn Văn Cừ đã khóc, ông đã KHÔNG muốn hành quyết cả em, năn nỉ Tư Đồng cho các em con đường sống, vì các em chưa đủ trí khôn như người lớn.
 
Lê Quang Đồng đã chỉa súng vào đầu Trung Úy Cừ, ra lệnh là nếu không xử bắn thì người bị hành quyết trước tiên sẽ là Trung Úy Nguyễn Văn Cừ.

Sau cuộc hành quyết dã man trên, viên bộ đội Trung Úy Nguyễn Văn Cừ đã xin giải ngũ với lý do bệnh đau bao tử. Trung Úy Nguyễn Văn Cừ sau đó đã nghiện rượu nặng, hằng đêm nằm khóc vì bị ám ảnh triền miên. Ông đã qua đời vì bệnh chai gan một năm sau đó. 

Câu chuyện thương đau cho tháng 4, Thùy Trang muốn kể lại cho các bạn nghe để đừng ai còn có tư tưởng là tin vào người Cộng Sản nữa. Đừng nghĩ là CS sẽ ăn năng, hối cải. Họ là những kẻ độc ác, và luôn độc ác. 

Trong số những kẻ độc ác đó, hy vọng còn nhiều chiến sĩ QĐND có tấm lòng như cố Trung Úy Nguyễn Văn Cừ. 









CÙ HUY HÀ VŨ trong thơ Huy Cận và Xuân Diệu

 TS PHẠM TRỌNG CHÁNH                  
NamNhan_CuHuyHaVu_1

Người yêu thơ, thuộc nằm lòng những bài thơ tình Xuân Diệu và Huy Cận hai thi hào của Việt Nam thế kỷ 20, nhưng ít ai nghiên cứu hai nhà thơ làm nhiều thơ cho trẻ thơ mà Hà Vũ là một nguồn thi hứng của hai nhà thơ hàng đầu Việt Nam, từ lúc trong bụng mẹ, khi chào đời, lúc biết đi, tuổi trẻ thơ của anh là nguồn sáng tạo của cha của bác. Mẹ Hà Vũ là bà Xuân Như, em gái nhà thơ Xuân Diệu, bà có hai con cùng nhà thơ Huy Cận : Hà Vũ và Xuân Bích. Hai người chia tay vì không hợp nhau : « Bố mẹ xa nhau chẳng hợp nhau » Hà Vũ ở với bố và bác, Xuân Bích ở với mẹ. Bà tái hôn và Huy Cận lại kết hôn với bà Trần Lệ Thu một giáo viên dạy Nga văn và có thêm một gái Lệ Duyên và một trai Thu Anh.

Bây giờ anh Vũ đã có cháu nội, nhưng dưới ngòi bút của hai thi hào hàng đầu thi ca Việt Nam hiện đại, tuổi thơ anh vẫn là một hình ảnh đẹp của tuổi thơ Việt Nam.

Từ khi Hà Vũ chào đời, nhà thơ Huy Cận làm rất nhiều thơ cho trẻ thơ, mở ra một thế giới mới trong thơ Huy Cận từ thi tập Hai bàn tay em, Phù Đổng Thiên Vương, đến Ngôi nhà giữa nắng, Hạt lại gieo và rải rác trong các tập thơ khác trong thơ Huy Cận đầy niềm vui tiếng cười trẻ thơ. 

Có thể nói trước thời tiền chiến trước 1945 thơ Huy Cận là Lửa Thiêng, là Vũ Trụ Ca với những bài thơ Ngậm ngùi, Áo trắng, Trường Giang.. Ông ngừng xuất bản thơ, 16 năm từ năm 1942 sau tập Vũ Trụ Ca, cho đến năm 1958 với tập Trời mỗi ngày lại sáng là tập thơ thứ ba, có lẽ ông quá bận rộn trong các chức vụ, từ hoạt động Phong Trào Việt Minh đến Hội Đồng Chính Phủ : Bộ Trưởng, Thứ Trưởng, Tổng Thanh Tra, lại Bộ Trưởng từ Canh Nông đến Bộ Nội Vụ rồi Bộ Văn Hóa. Ông là người có chức vụ trong Hội Đồng Chính Phủ lâu nhất trong lịch sử từ năm 25 tuổi cho đến khi về hưu, hơn 40 năm.

Là một trong bốn nhà thơ hàng đầu của thi ca Việt Nam thế kỷ 20 : Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính. Ông còn là một nhà hoạt động Văn Hóa Quốc Tế, trong tổ chức Uneco, Hội Đồng Pháp Ngữ, Hội Nhà Văn Á Phi và là người Việt Nam đầu tiên vào Viện Hàn Lâm Văn Học Thế giới năm 2001.

Từ sau khi Hà Vũ chào đời, thơ ông lại tìm được một nguồn sáng tạo mới là tình yêu cho trẻ thơ và cho cuộc đời. Ngôi nhà giữa nắng, nói lên một tâm hồn thanh thản, bình yên. Từ cái tầm thường của cuộc sống hằng ngày, ông đã viết thành những bài thơ tuyệt tác. Mỗi bài thơ Huy Cận là một viên ngọc hoàn hảo, điêu luyện. Bùi Giáng trong đời chẳng phục thơ ai nhưng ông chỉ thán phục có hai người trước có Nguyễn Du và sau có Huy Cận. Mỗi câu thơ của Huy Cận, là một trao chuốt rèn luyện hoàn hảo, hoàn hảo từ một lời bình dị tầm thường, mỗi lời thơ ông viết ra. Thế hệ các nhà thơ thời tiền chiến có những hoàn hảo đó vì trước khi sáng tạo ra Thơ Mới, họ tập luyện rất nhiều thơ Đường Luật, chỉ trong tám câu, thơ bảy chữ mà có thể nói hết được tư tưởng mình.. Ngày nay hiếm thấy bạn trẻ trước khi làm thơ tập luyện thơ Đường Luật, nên thơ không cô động, thơ lê thê dầy những chữ thừa, ý thừa..

Ở Paris, tôi có hân hạnh được dịp tiếp xúc với hai nhà thơ Huy Cận, Xuân Diệu. Có nhiều kỷ niệm, nhiều thơ tặng, sách do chính tác giả đề tặng, thư từ trao đổi, cũng như di cảo nhà thơ Xuân Diệu gửi gắm cho thế hệ mai sau. Huy Cận còn viết một bài tựa cho tập thơ tình của tôi và theo ông trong đời ông chỉ viết tựa cho hai người bạn tri âm tri kỷ là Xuân Diệu và Nhất Uyên. Và sự khuyến khích của ông là một động lực giúp tôi hoàn thành hai công trình lớn chuyển ngữ thơ thi hào Homère : Truyện thơ Odyssée (12110 câu thơ lục bát) và sử thi Iliade (16793 câu thơ lục bát) và chuyển ngữ toàn bộ thơ đường luật chữ Hán Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương.

Tôi say mê thơ Xuân Diệu, Huy Cận từ thuở học trò, làm thơ đăng báo, là thế hệ nhỏ hơn các ông 30 tuổi, gặp các ông, ông hơi ngạc nhiên có người thuộc thơ ông hơn cả ông. Mới gặp tôi gọi ông bằng bác, nhưng nhất định hai ông bắt tôi gọi bằng anh, và cũng gọi tôi bằng anh.

Đến chơi nhà chúng tôi tại Paris, năm 1981 sáng ông dậy sớm viết bài tặng tôi.

TIN XUÂN
Đêm ngủ xa nhà có bạn thơ,
Có giàn sách đẹp mới chen xưa.
Đi đâu chẳng gặp hồn nhân loại,
Còn có lòng tin, có đợi chờ.

Ta muốn bên đèn đọc mãi thôi,
Đọc ngâm thơ bạn, ngấm thơ đời.
Trang thơ bát ngát đèn thêm sáng,
Ai khuất nghìn năm tứ vẫn tươi.

Còn được bao năm sống cõi này ?
Lòng ta ta hỡi mãi mê say.
Sao hôm vừa lặn, sao mai mọc,
Kim cổ tờ thơm thức giữa tay.

Kỷ niệm đêm 12-13/12/ 1981
ở lại nhà anh Nhất Uyên
HUY CẬN

Hai câu 9, 10 sau khi chép tặng tôi, ông điện thoại, chữa lại :
Hé cửa tin xuân tuyết xuống đầy,
Quê nhà đào hẳn thắm hây hây.

Bài thơ trên ông đăng trong tập : Huy Cận . Hạt lại gieo. nxb Văn Học. Hà Nội. 1984.
Sau sự kiện, năm 1956 lần đầu tiên phi hành gia Yougarine đi vào vũ trụ. Nhà thơ Bút Tre ghi sự kiện này : « Chúng ta sung sướng tự hào, Có Du Ga Rĩn đi vào vũ tru », ông đã thêm dấu ngã chữ rin, bỏ dấu nặng chữ trụ, biến thành cái cười sung sướng tự hào. Hà Vũ được cha đặt tên để đánh dấu sự kiện này :

«  Đặt tên con Hà Vũ.
Ý muốn nói đời con,
sẽ đi vào vũ trụ. » .

Nhưng lớn lên Hà Vũ không trở thành phi hành gia, cũng không thành phi công, dù cha có nhiều giấc mơ vũ trụ, trong Vũ trụ ca và cả những giấc mơ siêu hình : « Trước Thượng Đế hiền từ tôi sẽ đặt, Tim u buồn nguyên khối của trần gian … Nhận tôi đi dù địa ngục, thiên đàng. »
Nhà thơ Huy Cận có lẽ không thể trách con vì ông không phân biệt địa ngục và thiên đàng, thiên đàng hay địa ngục cũng là một, Cù Huy Hà Vũ không đi vào thiên đàng mà tình thương yêu ông muốn sắp đặt cho con mà anh đi vào địa ngục Thanh Hóa, nổi tiếng khắc nghiệt với bản án 7 năm tù.
Nhà thơ Xuân Diệu lại tiên tri đúng, thơ ông có thần, như đã từng tiên tri từ ngày chia tay người em nuôi, ông từng chăm sóc và cưới vợ cho, Hoàng Cát sẽ để lại một chân nơi chiến trường : « Em ơi, anh thấy như anh đứng.

Ôm mãi chân em chẳng chịu lìa »
(Em đi , tặng Hoàng Cát).
Nhìn Hà Vũ làm toán ông viết :
« Vũ trợn mắt một mình,
Dọa một người tưởng tượng,
Rướn cổ như cải nhau,
Với cái con tính cộng.  » 

Ừ lạ thật, sao Xuân Diệu không bảo Hà Vũ cải với con toán trừ hay toán nhân, toán chia, khó hơn mà bảo là cải với con toán cộng. Nhà thơ Xuân Diệu quả là có đôi mắt « thiên lý nhãn », từ ngày anh còn thơ ấu đã thấy anh là một luật gia, cải với chủ nghĩa cộng sản.
Xuân Diệu còn tiên tri Hà Vũ sẽ đảo lộn cái trật tự ù lỳ, thụ động của xã hội : « Xếp rồi cháu lại đảo lên, Có ngày bác phải mười phen dọn nhà . ». Cực như thế nhưng nhà thơ Xuân Diệu vẫn yêu cháu. Tưởng tượng nếu Xuân Diệu, có một cậu cháu từ tấm bé làm cái gì cũng có đảng kế bên làm giùm, từ lấy một cây bút, đến một quyển vở ; lớn lên đi du học ngoại quốc thì có cha mẹ cũng mướn sẵn tài xế đưa đi học mỗi ngày, vào đảng cũng cha mẹ chạy chọt đưa lên các chức vị, thành ông to bà lớn cũng cha mẹ dọn đường, thì nước non sẽ ra sao dưới sự lãnh đạo của những cậu ấm không có xương sống. Kinh nghiệm chế độ quân chủ qua các triều đại, các vị vua đầu anh minh, đến các vị vua cuối cùng thì thành vua quỷ, vua lợn, vua điên rồi lại nẩy ra loạn lạc , mất công triều đình, nhân dân phải đảo chính, cách mạng để dựng lại một triều đại mới.

Sau khi rời khỏi nhà tù Thanh Hóa sang Mỹ, điều trước tiên là sức khỏe của anh, mong được điều trị tốt đẹp tại Mỹ. Xin chia xẻ cùng độc giả, đùa với những câu thơ lạ lùng trong những bài thơ của cha và của bác anh, những người vẫn theo anh từng bước chân đi từ khi mới chào đời, và vẫn còn theo anh trong hành trình vào tương lai của anh. Mong anh từng bước đi thận trọng trong hành trình tương lai.

ĐƯỢC TIN CON TẬP ĐI
Được tin con tập đi,
Cha mừng không ngủ được.
Cha nằm đếm thầm thì,
Từng bước chân con bước.

Đặt tên con Hà Vũ,
Ý muốn nói đời con
Sẽ đi vào vũ trụ
Thăm sao sáng trăng tròn.

Nhưng con ơi trước nhất
Sống cuộc đời trái đất.
Con tập đi cho ngay,
Đất dày chân bám chặt.

Bước này con theo mẹ.
Bước này con theo cha.
Bước này lại bác bế,
Bước này cháu theo bà.

Con bước cha cùng bước,
Mặt trời cười phía trườc,
Con chim hót sau lưng,
Con bướm vờn bên ngực.

Đi lên Hà Vũ ơi !
Chân con bước vào đời,
Cha chín mùa thơ mới,
Tặng con vần thơ vui.
Cẩm Phả 21-9-1958
Huy Cận . Hai bàn tay em nxb Văn Học Hà Nội. 1967. tr 107-108

BÓNG TRÊN PHỔI CON

Bác chiếu phổi cho con
Cha đứng nhìn con thở
Ngực trong hai bóng tròn
Bóng bệnh trùm con đó.

Bóng đen trên phổi nhỏ
Giếng vực xoáy lòng cha.
Khoảng trời xanh con thở
Quầng hai lỗ xót xa.

Cha, bác lo cho con
Sẽ xóa hai bóng tròn
Trời xanh sẽ trọn vẹn
Thở vào trong ngực non.

Bế con đi về nhà
Con lại đùa mặt cha
Cây bên đường vững chãi
Hoa bao giờ hết hoa.

Thương con, hai bóng đêm
Cứ ám lòng cha mãi
Đêm nay dưới ánh đèn
Bóng lại đè trên giấy.

Cha ghi hai bóng ấy
Để lớn lên con xem
Nhớ ơn bác đã tẩy
Ngực con hai bóng đêm.

Để con yêu những người
Lo giữ gìn sự sống
Lùa đêm và đuổi bóng
Cho sáng trong cuộc đời.
Hồng gai   2-1959
HUY CẬN . Hai bàn tay em tr 109-111

MỖI CHIỀU TỚI ĐÓN CON VỀ
Chiều năm giờ rưỡi ra về
Cổng trường mẫu giáo đề huề bố con.
Con vừa năm tuổi mầm non
Bố ngoài bốn chục vẫn còn tươi xanh.
Con đi theo bố như cành
Bố bên con tựa cây lành ra hoa.
-Bố ơi con ghép được nhà
Cô bày con xếp được ba chiếc thuyền.
Nhà con bốn cửa chống lên
Thuyền con buồm đã nằm trên cột rồi.
Con khoe, con ríu rít lời
Bố nghe bố thấy biển trời rộng thênh
Thấy thuyền con chạy mông mênh
Thấy nhà con mở vàng hanh nắng vào.
Bố con giữa phố rì rào
Cây bên đường cũng thì thào chuyện chi.
1962
HUY CẬN. Hai bàn tay em trang 112, 113.

QUẠT CHO CON NGỦ

Con ngủ đi con ! Bố nằm bố quạt.
Bố nghĩ bài thơ vừa đến ban chiều.
Bố có con bên tâm hồn lại mát;
Mây có trời xanh, mây mịn đường thêu.

Bố kể con nghe Vua trời Phù Đổng,
Đêm nằm con mớ: Ngựa sắt bay đâu ?
Bố lên yên đèo con đi lồng lộng
Bố theo con bon vó ngựa ban đầu.

Tuổi bố chín, tuổi con đang hé nở,
Mà nắng trưa xanh hiểu gió bình minh.
Bố mơ thức trăm điều con chưa mớ,
Bố con ta chung một cuộc hành trình.

Đêm khuya khoắt. Đất như tàu vũ trụ
Bay, vút bay, chở cả bố cùng con
Cũng như ngựa sắt vua trời thuở nọ
Bay, ta bay, cao rộng cánh tâm hồn.

Con ngủ đi con ! Bố nằm bố nghĩ
Cho xong bài thơ vừa đến ban chiều.
Ta mơ tiếp những giấc mơ bình dị
Tươi tốt bao đời chưa hết phì nhiêu.
1964

HUY CẬN. Hai bàn tay em tr. 114,115.
Xuân Diệu chỉ có một mối tình là tình yêu với đạo diễn điện ảnh Bạch Diệp, một trong những nhà điện ảnh đầu tiên Việt Nam, hai người cưới nhau, và xa nhau sau 6 tháng sống chung. Để lại cho Xuân Diệu một mối tình đau khổ tuyệt vọng và đau đớn. Ông đã ký thác những tâm sự này cho tôi khi từ năm 1981, ông trao cho tôi toàn bộ di cảo để soạn thành Tự Điển Tình Yêu bằng Thơ Tình Xuân Diệu. Tôi có nhiều thư Xuân Diệu gửi và thơ ông viết tặng tôi. Có cả một tập thơ ông viết tay, ông xếp lại khâu bằng kim chỉ, ông chép tặng tôio. Tình tan vỡ tuyệt vọng là một đề tài lớn trong thi ca Xuân Diệu chưa ai nói đến, tôi sẽ trở lại trong một bài viết khác. Những bài thơ đau đớn này ông không thể thổ lộ lúc ông còn sống, trong hoàn cảnh xã hội đương thời. Xuân Diệu không con, ông dành hết tình yêu cho cháu và cũng là con nuôi của ông là Hà Vũ.

BÁC ĐI XA CHÁU NHỚ GHÊ

Bác đi xa cháu, nhớ ghê
Thằng cu Vũ, bác chưa về được thăm.
Bây giờ cháu đã lên năm,
Từ khi nhỏ xíu cháu nằm trên tay,
Bác rất yêu cái thằng này,
Tưởng như có cháu là hay trên đời.
Bác xem là một con người,
Còn non, đang bú tay, vòi đó thôi ;
Có khi bác đứng bên nôi
Muốn đưa cho cháu cõi đời đẹp hơn.

Bây giờ cháu đã biết khôn,
Bác ngồi làm việc, cháu luôn chạy vào
Bày trò chơi nhởi lao xao,
Đang chơi dở cuộc, lại ào chạy ra ;
Lấy chăn phủ ghế chui qua,
Ngăn bàn thích lục, tranh gà thích xem ;
Xếp rồi, cháu lại đảo lên,
Có ngày bác phải mười phen, dọn nhà ;
Khi gần bác giận bác la,
Đi xa bác lại nhớ mà rất thương.

Chiêm bao thấy cháu đến trường
Bác hôn mặt Vũ như gương sáng bừng.
Hôm về bác cháu ta mừng,
Bác cho trăm thứ trong rừng Quì Châu.
Quì Châu 20-5-1963
XUÂN DIỆU. Tự Điển Tình Yêu tr 190.

CON LÀM TOÁN
Con ngồi làm phép tính,
Bố đang viết bài văn.
Hôm nay Vũ nghịch ngợm,
Nét mặt vờ nhăn nhăn.
-«  Chao ! khó ôi là khó !
Khó quá đấy, bố ơi,
Tám chia ba được mấy ?
.. Còn hai, Vũ biết rồi !

“Tôi hạ con sáu xuống
Hăm sáu mấy lần ba ?
Bố mua cho Vũ ổi,
Vũ còn thèm cả na.”

Vũ trợn mắt một mình,
Dọa một người tưởng tượng;
Rướn cổ như cải nhau
Với cái con tính cộng.

Cái môi trên bị hở
Mấy răng cửa quá to,
Nó cứ chúm miệng lại,
Nhìn có duyên không ngờ.

Giống nội mlặt chữ điền,
Hở môi giống bên ngoại,
Ai khéo đẻ chú người
Bố muốn hôn một cái.

Vũ đang làm dở toán
Bổng chốc đã quay sang,
Nặn cái mũi bằng bột
Vểnh cao hơn mũi thường.

Bố gọi Vũ giật mình
Đếm trên tay lãi tính
Gật đầu đắc ý cười,
Mắt như con sáo tỉnh.

Năm tháng sau vẫn nhớ,
Buổi sáng Vũ làm trò
Một trăm điệu nhăn nhó
Trên khuôn mặt hiền thơ.

18-8-1967
Thơ Xuân Diệu. Tự điển tình yêu bằng thơ tình Xuân Diệu..



Posted by: But Xuan 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết