QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Wednesday, August 28, 2013

XEM THẾ GIỚI CÓ CHUYỆN GÌ VÀO NĂM BẠN SINH RA


 

XEM THẾ GIỚI CÓ CHUYỆN GÌ
VÀO NĂM BẠN SINH RA

Khi bấm vào link có năm sanh của bạn, bạn sẽ biết năm ấy trên thế giới xảy ra chuyện gì quan trọng. Trong phần đó có cả cuốn lịch của năm, bạn có thể xem lại bạn sanh vào ngày thứ mấy trong tuần, và ngày sanh của bạn lại có việc gì xảy ra nữa.....

 
NOW THIS IS COOL
 
THIS IS INTERESTING.........
PLEASE FORWARD TO YOUR FRIENDS AND RELATIVES.......
  
Click on the year you were born and read the news (World Events) for that year.

                    
                   _1900_ ( http://www.infoplease.com/year/1900.html )
                   _1901_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1901.html )
                   _1902_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1902.html )
                   _1903_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1903.html )
                   _1904_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1904.html )
                   _1905_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1905.html )
                   _1906_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1906.html )                   
                     1907_ ( http://www.infoplease.com/year/1907.html )
                   _1908_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1908.html )
                   _1909_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1909.html )
                   _1910_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1910.html)
                   _1911_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1911.html )
                   _1912_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1912.html )
                   _1913_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1913.html )
                   _1914_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1914.html )
                   _1915_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1915.html )
                   _1916_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1916.html )
                   _1917_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1917.html )
                   _1918_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1918.html )
                   _1919_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1919.html )
                   _1920_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1920.html )
                   _1921_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1921.html )
                   _1922_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1922.html )
                   _1923_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1923.html )
                   _1924_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1924.html )
                   _1925_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1925.html )
                   _1926_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1926.html )
                   _1927_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1927.html )
                   _1928_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1928.html )
                   _1929_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1929.html )
                   _1930_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1930.html )
                   _1931_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1931.html )
                   _1932_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1932.html )
                   _1933_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1933.html )
                   _1934_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1934.html )
                   _1935_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1935.html )
                   _1936_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1936.html )
                   _1937_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1937.html )
                   _1938_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1938.html )
                   _1939_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1939.html )
                   _1940_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1940.html )
                   _1941_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1941.html )
                   _1942_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1942.html )
                   _1943_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1943.html )
                   _1944_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1944.html )
                   _1945_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1945.html )
                   _1946_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1946.html )
                   _1947_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1947.html )
                   _1948_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1948.html )
                   _1949_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1949.html )
                   _1950_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1950.html )
                   _1951_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1951.html )
                   _1952_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1952.html )
                   _1953_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1953.html )
                   _1954_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1954.html )
                   _1955_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1955.html )
                   _1956_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1956.html )
                   _1957_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1957.html )
                   _1958_ ( 
http://www.infoplease.com/year/1958.html )
                   _1959_ ( http://www.infoplease.com/year/1959.html )
                   _1960_ ( http://www.infoplease.com/year/1960.html )
                   _1961_ ( http://www.infoplease.com/year/1961.html )
                   _1962_ ( http://www.infoplease.com/year/1962.html )
                   _1963_ ( http://www.infoplease.com/year/1963.html )
                   _1964_ ( http://www.infoplease.com/year/1964.html )
                   _1965_ ( http://www.infoplease.com/year/1965.html )
                   _1966_ ( http://www.infoplease.com/year/1966.html )
                   _1967_ ( http://www.infoplease.com/year/1967..html )
                   _1968_ ( http://www.infoplease.com/year/1968.html )
                   _1969_ ( http://www.infoplease.com/year/1969.html )
                   _1970_ ( http://www.infoplease.com/year/1970.html )
                   _1971_ ( http://www.infoplease.com/year/1971.html )
                   _1972_ ( http://www.infoplease.com/year/1972.html )
                   _1973_ ( http://www.infoplease.com/year/1973.html )
                   _1974_ ( http://www.infoplease.com/year/1974.html )
                   _1975_ ( http://www.infoplease.com/year/1975.html )
                   _1976_ ( http://www.infoplease.com/year/1976.html )
                   _1977_ ( http://www.infoplease.com/year/1977.html )
                   _1978_ ( http://www.infoplease.com/year/1978.html )
                   _1979_ ( http://www.infoplease.com/year/1979.html )
                   _1980_ ( http://www.infoplease.com/year/1980.html )
                   _1981_ ( http://www.infoplease.com/year/1981.html )
                   _1982_ ( http://www.infoplease.com/year/1982.html )
                   _1983_ ( http://www.infoplease.com/year/1983.html )
                   _1984_ ( http://www.infoplease.com/year/1984.html )
                   _1985_ ( http://www.infoplease.com/year/1985.html )
                   _1986_ ( http://www.infoplease.com/year/1986.html )
                   _1987_ ( http://www.infoplease.com/year/1987.html )
                   _1988_ ( http://www.infoplease.com/year/1988.html )
                   _1989_ ( http://www.infoplease.com/year/1989.html )
                   _1990_ ( http://www.infoplease.com/year/1990.html )
                   _1991_ ( http://www.infoplease.com/year/1991.html )
                   _1992_ ( http://www.infoplease.com/year/1992.html )
                   _1993_ ( http://www.infoplease.com/year/1993.html )
                   _1994_ ( http://www.infoplease.com/year/1994.html )
                   _1995_ ( http://www.infoplease.com/year/1995.html )
                   _1996_ ( http://www.infoplease.com/year/1996.html )
                   _1997_ ( http://www.infoplease.com/year/1997.html )
                   _1998_ ( http://www.infoplease.com/year/1998.html )
                   _1999_ ( http://www.infoplease.com/year/1999.html )
                   _2000_ ( http://www.infoplease.com/year/2000.html )
                   _2001_ ( http://www.infoplease.com/year/2001.html )
                   _2002_ ( http://www.infoplease.com/year/2002.html )
                   _2003_ ( http://www.infoplease.com/year/2003.html )
                   _2004_ ( http://www.infoplease.com/year/2004.html )
                   _2005_ ( http://www.infoplease.com/year/2005.html )
                   _2006_  ( http://www.infoplease.com/year/2006.html )
 

*******************

 

 

image

  

Monday, August 26, 2013

Talk Show Nhà Báo Bùi Tín 25/8/2013 Sự Kiện Lê Hiếu Đằng


From:
Sent: 8/26/2013 1:27:18 A.M. Eastern Daylight Time
Subj: # Talk Show Nhà Báo Bùi Tín 25/8/2013: Su+. Kiê.n Lê Hiê'u Dda(`ng

 

# Talk Show Nhà Báo Bùi Tín 25/8/2013: Sự Kiện Lê Hiếu Đằng

 


 


Lê Hiếu Đằng, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Sài Gòn

 

Trước sự kiện lời kêu gọi thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội và kêu gọi những đảng viên ĐCSVN bỏ đảng tập thể và tham gia vào ĐCHXH của ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận đang được bàn luận sôi nổi trên những diễn đàn Yahoogroups, FaceBook, và Paltalk; hôm nay, nhà báo Bùi Tín lại đến với chúng ta qua chương trình Talk Show Nhà Báo Bùi Tín Nói Chuyện Với Quốc Nội, qua Diễn Đàn Hội Luận Phỏng Vấn Hiện Tình Việt Nam, thuộc hệ thống www.paltalk.com, vào lúc 10AM (giờ New York) mỗi Chủ nhật, được truyền âm qua FaceBook, đang có gần 2700 người đang lắng nghe, và chương trình được điều hành bởi phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH. Đặc biệt, chương trình còn có sự tham dự của anh Bùi Thanh Hiếu (blogger Người Buôn Gío) và ký gỉa Trương Minh Đức (Đảng Vì Dân, cựu tù nhân chính trị).

 

Mở đầu, phóng viên CQQVNCH đặt câu hỏi như sau:

 

- (CQQVNCH) Ngày hôm nay, 2 vị khách của nhà báo BT là anh Trương Minh Đức và blogger Người Buôn Gío sẽ cùng thảo luận với chúng ta trong đề tài nóng bỏng, liên quan đến tiến trình dân chủ hóa đất nước, mà Hoàng Long (CQQVNCH) nghĩ rằng tất cả mọi người chúng ta đều quan tâm, vì nó liên quan đến vận mệnh và tương lai tiền đồ của tổ quốc. Nhất là trong thời gian qua, với những lời lên tiếng của ông Lê Hiếu Đằng, kêu gọi bỏ Đảng, và bỏ Đảng tập thể. Tất cả những điều này, nó phải cho chúng ta nhiều suy nghĩ, cũng như qúy vị vừa được nghe qua cuộc truyền âm từ nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tại đường Kỳ Đồng, thành phố Sài Gòn. Các linh mục của DCCT cũng đã mạnh dạn kêu gọi sự dấn thân chính trị của tất cả các giáo dân. Thế thì thưa nhà báo BT, không hiểu rằng nhà báo BT sau một vài tuần, mà chúng ta thấy lời lên tiếng của ông Lê Hiếu Đằng, cũng như những sự phản hồi, trong đó có cả cựu dân biểu của VNCH là Hồ Ngọc Nhuận, thì nhà báo BT đã quan sát kỹ lưỡng và có những đánh gía như thế nào về sự kiện này ạ?

 

-  (BT) Vâng, tôi thấy lời kêu gọi của ông LHĐ đã có những tiếng vang kịp thời, chẳng phải tiếng bùng nổ gì ghê gớm, nhưng cũng làm cho công luận trong nước cũng như ngoài nước sôi nổi hẵn lên. Do đó, tôi nghĩ lời kêu gọi đó nó cũng đã đưa ra đúng lúc, đúng nhu cầu của tình thế, nên được đáp ứng rộng rãi như thế. Không phải chỉ ở trong nước, mà ở ngoài nước, không phải chỉ là một số đảng viên ĐCS hiện nay, mà có cả thanh niên CS, có cả những người trí thức, đặc biệt có một số bạn rất trẻ tuổi đã lên tiếng. Có những bạn trẻ tuổi có những ý kiến rất là xác đáng, mà tôi cho rằng rất là gìa dặn, chứng tỏ các tầng lớp trong xã hội đều có quan tâm và đều thấy lời kêu gọi của ông LHĐ là một lời kêu gọi đã đưa ra đúng lúc, gần với thời cơ mà có thể đi đến thành lập một số các tổ chức đảng phái mới.

 

- (NBG) Về cá nhân tôi, tôi tin tưởng cái lời của ông LHĐ, đã tỉnh ngộ thật sự, và dứt khoát được một con người nhận thức được những cái sai lầm, lỗi lầm của mình và đến giờ phút cuối trong đời thì ông ấy đã cất lên tiếng nói của lương tâm mình. Có thể so với người khác thì gọi là muộn màng, cho rằng ông ấy gìa rồi, bây giờ mới dám nói, còn trước đó không dám nói. Nhưng chúng ta nhìn đi, nhìn lại rằng, cũng có những người CS, người ta rất gìa rồi, người ta cũng không thay đổi gì cả, đến 80, 85 trên giường bệnh sắp chết rồi, họ cứ tuyên bố là ủng hộ ĐCSVN, để giữ phần cho con, cho cháu họ, thì chúng ta cũng nên nhìn nhận việc ông LHĐ. Có lời kêu gọi như thế này, đó là một sự khách quan, mà chúng ta cũng biết rằng ông LHĐ, trên giường bệnh, kêu gọi như thế này. Còn những người bạn của ông, chứ không phải đơn giản chỉ có một mình ông LHĐ và ông HNN, đứng lên để kêu gọi, còn có nhiều người khác, mà những người, mà bản thân chúng ta thấy, những người tranh đấu ở trong nước như anh Nguyễn Văn Đài, anh Hà Sĩ Phu, những người đang đương đầu với những nguy hiểm mà người ta đang tranh đấu đòi tự do dân chủ hàng ngày, họ rất là ủng hộ những người như ông Đằng, thì đấy là cái mà chúng ta cân nhắc. Còn một số người tôi thấy quan điểm của họ, họ không tin tưởng ông Đằng rồi họ nói rằng đây là cái sự cò mồi, hay trò của CS bày ra chia rẽ thì đấy cũng là quan điểm của họ, họ cũng có cách nhìn của họ. Nhưng mà chúng ta phải nhìn thực tế rằng cái đa nguyên, đa đảng xảy ra, nó như một tảng băng mà bao lâu nay, những nhà đấu tranh dân chủ loay hoay để tìm cách để mà phá nát cái tảng băng đấy. Lời kêu gọi của ông LHĐ cũng là một phương pháp đang tìm một cái sơ hở, một kẽ nứt trên tảng băng đấy. Nếu mà chúng ta nhìn một cách, không cần phải suy luận, bây giờ chúng ta suy luận rằng ông ấy có phải là cò mồi hay không? Hoặc ông ấy có phải là người sự thật hay không? Chúng ta chỉ là suy luận thôi, nhưng mà nhìn trước mắt, cái lời kêu gọi của ông ấy, thì tôi đánh gía cao, tôi cho rằng ấy là một bước thám hiểm để đi tìm phá vỡ một tảng băng độc tài, quan điểm của tôi là thế.

 

- (TMĐ) Vừa qua, ông LHĐ có kêu gọi thành lập một đảng mới là ĐDCXH, thì đây là một tín hiệu đáng vui. Riêng cá nhân tôi, rất ủng hộ việc này, nhưng theo đó có những thông tin trái chiều, cho rằng đây là việc cò mồi của ĐCS để thành lập một cái ĐDCXH, đây là một sự biến hóa của ĐCS, nhưng tôi không cho là vậy. Bởi vì ông LHĐ, với tính cách cá nhân, kêu gọi thành lập ĐDCXH, đây là một tiếng nói của đảng viên ĐCS mà họ muốn tách ra khỏi đảng CS. Một tín hiệu rất lạc quan, là một tiếng nói đại diện cho những người CS mà nay họ đã ý thức được cái chế độ toàn trị hiện nay, rất có lợi cho đất nước. Cũng như những ngày, tháng, năm gần đây, tình hình đấu tranh dân chủ càng ngày càng sục sôi, càng ngày càng lớn rộng, và càng ngày càng công khai. Thì như vậy, đã đến lúc, tiếng nói của ông LHĐ rất là kịp thời và cũng thôi thúc những người CS khác họ nhận thức được cái tiến trình dân chủ hóa của VN rất là cần thiết. Từ đó, riêng cá nhân tôi rất ủng hộ, còn việc những thông tin trái chiều như thế nào đó, tôi cũng mong rằng tất cả mọi người, phải vì cái lợi ích của dân tộc, phải vì lợi ích chung của đất nước. Nếu chúng ta kỳ thị thế này, hay thế nọ, những người trong ĐCS, thì đây là sự suy yếu của phong trào đấu tranh, bởi những người trong ĐCS, khi mà họ đã phản tỉnh được thì chính những người đó, họ không bao giờ tin tưởng ĐCS được nữa, vì họ đã qúa thấm nhuần trong một chế độ độc tài toàn trị bấy lâu nay, và chính họ đã bị ĐCS lừa dối nhiều năm mà bây giờ họ đã thức tỉnh, thì là những con người đáng trân trọng. Riêng tôi, đó là quan điểm rất hoan nghinh, để cho tiến trình dân chủ hóa VN sớm kết thúc và tiếng nói của ông LHĐ, nó sẽ vang lên tất cả bên trong và ngoài nước, đã sôi sục trong những ngày qua. Hôm nay, anh Hoàng Long (CQQVNCH) cũng cho có dịp hội luận này để bày tỏ cái quan điểm của mình, và tôi rất ủng hộ tiến trình này. Từ đó, nếu mà ông LHĐ, nói lên tiếng nói, thôi thúc những người CS ý thức được, và kể cả những người cầm quyền độc tài hiện nay, mà họ lắng nghe được. Tức nhiên, khi ĐDCXH đã hình thành, mặc nhiên, các tổ chức đảng phái khác cũng sẽ được hoạt động bình thường dưới đa đảng đa nguyên, thì tôi tán thành vấn đề này.

 

Buổi Talk Show đã diễn ra thật vô cùng sôi nỗi với rất nhiều câu hỏi rất hay của những người tham dự viên trong Diễn Đàn Hội Luận, với 2 quan điểm trái ngược nhau: ủng hộ và chống đối, mong rằng qúy vị hãy lắng nghe hết chương trình.

 

Qủa thật, từ khi có sự ra đời của những mạng lưới điện toán như Yahoogroup, FaceBook, Paltalk, chưa bao giờ chúng ta nhận thấy có một sự bàn cãi sâu rộng như sự kiện LHĐ. Tất cả những bàn cãi xoay quanh nhân vật LHĐ vì trong qúa khứ ông Đằng từng nằm vùng, từng làm việc cho CS, nên đã để lại trong ký ức đồng bào miền Nam, một nỗi đau tột cùng, dường như khó mà ai có thể tha thứ cho ông được. Song, nếu tất cả chúng ta bình tâm, đánh gía những việc làm của ông trong thời gian qua, có lẽ chúng ta sẽ vững tin hơn, một ông LHĐ dường như đã hoàn toàn lột xác, một ông LHĐ trở cờ, một ông LHĐ phản Đảng, vì đã có nhiều sự kiện chỉ dấu ông ta đứng vào phía hàng ngũ đấu tranh dân chủ:

 

- Ngày 16/5/2008, khi được Trần Nhã Thụy phỏng vấn, ông đã khen thơ Phùng Quán và Trần Dần: "Phùng Quán, Trần Dần là những nhà thơ tài năng của VN. Họ là những người đi trước, thơ của họ mang tính dự báo rất lớn. Cái hay chính là ở tính dự báo đó. Cứ lật lại những trang thơ của họ mà xem, những điều họ nói cách đây mấy chục năm bây giờ đang xảy ra, nhức nhối, đau lòng." Nên nhớ, nhà thơ Phùng Quán là tác gỉa của "Lời Mẹ Dặn" và Trần Dần là tác giả của 2 câu thơ nổi tiếng: "Tôi bước đi, chẳng thấy phố, chẳng thấy nhà - Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ". Đây là 2 nhà thơ phản kháng chế độ cộng sản, nằm trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. (*1)

 

- Vào ngày 13/6/2012, khi Quỳnh Chi, phóng viên của RFA đặt vài câu hỏi, LHĐ đã trả lời như sau: "Lẽ ra phải để cho người dân, chuyên gia và trí thức thảo luận rốt ráo về vấn đề sở hữu đất đai để thay đổi hiến pháp và luật đất đai. Rồi sau đó Đảng mới quyết định và chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình trước dân và lịch sử. Việc chưa thảo luận mà quyết định phản ảnh tình trạng mất dân chủ hết sức nghiêm trọng, phản ảnh một nhà nước toàn trị chứ không phải pháp quyền. Lấy ý Đảng để chụp lên ý dân mà trong lịch sử đã nhiều lần chứng minh ý Đảng là sai. Chẳng hạn trước đêm đổi mới là biết bao chuyện xảy ra khiến người dân bức bách, xé rào để làm. Và sau này Nhà nước phải công nhận...Nếu chống tham nhũng mà không tam quyền phân lập thì làm sao chống? Tòa án đâu có độc lập mà xét xử? Ai sẽ xét xử Thủ tướng, Tổng bí thư và các nhân vật cấp cao? Còn vấn đề phê bình và tự phê bình thì không hiệu quả nữa. Tôi vẫn hay hỏi là trong bộ ai dám phê bình Thủ tướng hay Chủ tịch nước? Bây giờ phải dựa vào pháp luật, dựa vào dân. Dù “anh” có thay đổi tổ chức phòng chống tham nhũng từ Chính phủ sang Đảng thì nếu anh không thực sự chống tham nhũng thì cũng không thể nào chống tham nhũng... Tôi nói thật là khi chúng tôi tham gia phong trào sinh viên học sinh thì ngoài vấn đề chống xâm lược thì chúng tôi còn mơ ước sau hòa bình, sẽ có một chế độ tốt đẹp hơn. Nhưng bây giờ thì có nhiều cái còn xấu hơn cái cũ. Nhưng mà lương tâm của một người công dân, một người trí thức là tôi không thể chịu đựng nổi." (*2)

 

- Vào ngày 15/11/2012, khi được Thụy My của RFI hỏi, LHĐ trả lời như sau: "Qua thông tin trên báo chí và truyền hình thì chúng tôi cũng được biết đại biểu Quốc hội đã đặt vấn đề cho Thủ tướng, đề nghị Thủ tướng từ chức là ông Dương Trung Quốc. Tôi nghĩ thật ra từ trước đến giờ Việt Nam mình người ta thường hay nói là chưa có văn hóa từ chức. Trong khi ở các nước, chỉ cần một sơ sót nào đó là người ta đã từ chức. Nó thể hiện lòng tự trọng của một vị lãnh đạo. Chứ không phải mình đến nói với sinh viên về lòng tự trọng, trong khi mình lại hành xử khác đi... Vấn đề ở chỗ « lỗi hệ thống ». Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa với những thiếu sót đó, thì phải thay đổi thể chế. Ở đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, Quốc hội cho ra Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể cho ra Mặt trận và các đoàn thể, và xây dựng ba vấn đề... Một là Nhà nước pháp quyền, hai là xã hội dân sự, và ba là nền kinh tế nhiều thành phần. Thì tự nhiên xã hội sẽ lành mạnh, theo xu hướng tiến bộ hiện nay là dân chủ xã hội. Đó là khuynh hướng không thể nào cưỡng lại được đâu. Dù có muốn ngăn chận, nhưng đó là xu hướng tiến bộ của loài người." (*3)

 

- Vào ngày 12/12/2012, khi được Trà Mi của VOA hỏi, LHĐ trả lời như sau:  "Tôi nghĩ chính quyền Việt Nam phải đấu tranh quyết liệt hơn nữa để Trung Quốc phải chấm dứt, thậm chí phải đưa vấn đề ra Tòa án Quốc tế, phải vận động các nước trong khu vực đấu tranh trong vấn đề Biển Đông, phải có biện pháp hiệu quả, chứ không chỉ là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Mặt khác, nếu họ đề nghị không để cho dân biểu tình, mình phải nói lại rằng dân tôi phẫn uất như vậy do các hành động xâm lấn trắng trợn của anh. Họ biểu tình, họ mít-tinh, tôi đâu có cản được? Tại sao dân anh lại phản đối Nhật như vậy? Tôi nghĩ là chúng ta đủ lý lẽ để phản bác lại. Có điều chúng tôi cũng khó hiểu tại sao nhà nước Việt Nam lại không có những luận điểm để đáp trả lại những lời đề nghị vô lý như vậy. Đây là việc nội bộ của Việt Nam. Anh không thể nào nói như vậy được. Việt Nam đâu phải chư hầu của anh, mà anh làm vậy?" (*4)

 

- Ngày 19/1/2013, ông là người thứ 13, đã ký tên vào danh sách Kiến Nghị Sửa Đổi Hiến Pháp 1992.

 

Với những sự kiện đã được xảy ra ở trên lẽ nào chúng ta có thái độ: "LHĐ ơi, mày là thằng tội ác, mày là thằng bịp bợm, thằng đểu gỉa, đã từng hại VNCH, bây giờ mày nói gì cũng chẳng ai tin mày, mày hãy trở về cái ĐCSVN độc tài toàn trị của mày đi... Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã từng nói, đừng tin những gì CS nói, hãy nhìn kỹ những gì CS làm... Yeltsin đã từng nói -CS không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó-... Hoặc gỉa như Gorbachev -CS chỉ biết tuyên truyền và dối trá- " Nếu đấu tranh như thế này, coi chừng chúng ta dễ bị ghép vào "độc quyền dân chủ". Chúng ta đấu tranh đòi tự do dân chủ được, ông LHĐ cũng được quyền như thế, mới gọi là công bằng, mới hiểu hết ý nghĩa của 2 chữ Dân-Chủ.

 

Biết rằng qúa khứ tội ác 45 năm tuổi Đảng của ông LHĐ, và chúng ta từng kêu gọi các đảng viên ĐCSVN hãy rời bỏ ĐCSVN, nay ông LHĐ lên tiếng kêu gọi thành lập đảng mới, kêu gọi tập thể hãy từ bỏ ĐCSVN, nếu ta không ủng hộ việc làm của ông, té ra chúng ta lại mâu thuẫn  với chính chúng ta sao?

 

Chúng ta đã bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của khoa học, thế kỷ điện toán với siêu xa lộ tin tức, việc lừa bịp rất dễ dàng bị phanh phui, thành ra, có lẽ chúng ta không nên nghi ngờ qúa đáng rồi sinh ra chống đối, hay có thái độ làm ngơ, rất dễ làm chậm đi tiến trình dân chủ hóa VN mà chúng ta đang theo đuổi. Muốn làm sáng tỏ vấn đề, chúng ta nên xử sự theo lý trí, không vì hận thù, nên không nên bàn đến qúa khứ tội ác của LHĐ, mà hãy bàn về sự kiện LHĐ có hại, hay có lợi cho công cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ của chúng ta, giải thể cái chế độ CS độc tài toàn trị này? Nếu có hại chúng ta chống đối, nếu có lợi chúng ta nên ủng hộ, đơn giản. Hãy nhớ một điều vô cùng quan trọng, đừng nên bỏ lỡ cơ hội, nếu nhận ra đây là thời điểm khủng hoảng của chế độ CS, mọi người hãy nâng cuộc đấu tranh lên tầm cao, quyết liệt hơn bình thường, để xóa sổ nó, không cho tên giáo điều cuồng tín Nguyễn Phú Trọng, nó ngóc đầu gượng dậy, để dâng nước VN thành một tỉnh bang của Tàu. 

 

Ngày 26/8/2013



 

Đính kèm:

(*1) http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx?ArticleID=257771&ChannelID=7 (LHĐ Khen thơ Phùng Quán và Trần Dần, 16/5/2008)

(*2) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/all-for-the-country-06122012143728.html (LHĐ trao đổi với Quỳnh Chi của RFA)

(*3) http://www.viet.rfi.fr/node/75938 (LHĐ trao đổi với Thụy My của RFI ngày 15/11/2012)


(*5) http://www.4shared.com/mp3/qBK9nmlk/1-_TALK_SHOW_BiTin25-08-2013.html (Audio ghi âm buổi Talk Show Nhà Báo Bùi Tín ngày 25/8/2013)

 
(http://freevietnamnow.blogspot.com/2013/08/talk-show-nha-bao-bui-tin-2582013-su.html

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List