Thiên
An/Người Việt - Bảo Nguyễn, từ con thuyền vượt biên đến chiếc ghế thị trưởng
CON VÀ QUÊ HƯƠNG - Nguyệt Ánh
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Thứ
Hai, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Bảo Nguyễn vừa vượt qua người đương nhiệm trong cuộc bầu
cử chức thị trưởng thành phố Garden Grove.
(Hình: baonguyen.us)
|
Từ số tuổi đời, tuổi nghề, đến số tiền vận động cho cuộc tranh cử,
tất cả chỉ khoảng một nửa so với người thị trưởng đương nhiệm, Bảo Nguyễn gây
bất ngờ khi vượt lên dẫn đầu và chiến thắng trong cuộc đua vào chiếc ghế thị
trưởng thành phố Garden Grove.
Thua sau Bảo Nguyễn đúng 15 phiếu trong tổng số gần 30,000 phiếu
bầu, thị trưởng Bruce Broadwater hiện nhờ luật sư yêu cầu tái kiểm phiếu với hy
vọng thay đổi kết quả chung cuộc. Dù gì thì ông cũng từng có kinh nghiệm đến 22
năm làm việc cho hội đồng thành phố, trong đó có 5 nhiệm kỳ giữ chức thị
trưởng.
Bên cạnh đó, lịch sử Garden Grove chưa bao giờ có một thị trưởng
da màu hay chỉ mới 34 tuổi như Bảo Nguyễn.
Trong khi phía ông Broadwater đang tiến hành các thủ tục yêu cầu
tái kiểm phiếu, Bảo Nguyễn vẫn theo dự định từ trước, bay sang Washington D.C.
để tham dự hội nghị New American Leaders Project và National Association of
Lation Elected Officials, nơi mà các nhà lãnh đạo xuất thân di dân cùng gặp gỡ
để trao đổi kinh nghiệm.
“Tôi tham gia chương trình này nhiều năm nay rồi,” Bảo giải thích,
“những người thành công đi trước có nhiều điều để mình học lắm.” Anh cho biết
vẫn tiếp tục vận động tài chánh vì cần một luật sư giỏi để bảo vệ các lá phiếu
mà cử tri dành cho mình.
Bảo Nguyễn nói chuyện từ tốn, từng câu chữ phát ra mạnh mẽ, to và
rõ. Lần phỏng vấn qua điện thoại này, anh nói lớn hơn mọi khi vì đang ở ngoài
trời, trên đường đến dự sự kiện. Trời Washington D.C. vào một ngày đông xuống
còn âm vài độ, những câu trả lời thỉnh thoảng lại xen lẫn vài tiếng xuýt xoa
lạnh.
“Dân California quen nắng ấm rồi,” Bảo cười.
Đây chẳng phải lần đầu anh đặt chân đến thủ đô của Hoa Kỳ. Năm
cuối trung học, Bảo lần đầu đến đây khi được chọn là học sinh đại diện địa hạt
dân biểu liên bang tham dự chương trình Presidential Classroom, một chương
trình giáo dục giới trẻ về những ban ngành và vấn đề khác nhau trong chính phủ
Hoa Kỳ.
Đam mê dành cho chính trị của người thanh niên dong dỏng cao, rất
ốm, hay đeo cà vạt hoặc nơ nhiều màu này bắt đầu từ rất sớm. Anh kể:
“Tôi là con thứ sáu, con trai út, trong gia đình có bảy anh chị em.
Mẹ tôi khi đó mang bầu tôi, cùng ba và mấy anh chị đi vượt biên nhiều lần, rất
nhiều khổ sở, mới đặt chân đến Thái Lan. Lúc đó nhiều người Thái không chào đón
thuyền nhân, không cho chúng tôi vào. Cuối cùng, một số nhà sư người Thái Lan
đã dang tay đón nhận thuyền chúng tôi, cho vào chùa ăn bữa tối trước khi đưa
chúng tôi đến trại tị nạn. Lòng tốt của các vị sư đó chúng tôi không bao giờ
quên được.”
“Khoảng một tháng ở trại tị nạn Thái Lan thì mẹ tôi sinh tôi. Gia
đình tôi sang Mỹ khi tôi 3 tháng tuổi, ở Tennessee, đến lúc tôi năm tuổi thì
chuyển sang sống tại California.”
“Trường tôi học có nhiều bạn người Mexico, và tôi thích thực hành
ngôn ngữ này với các bạn. Tôi còn nhớ lúc đó tôi học lớp ba, đang đứng xếp
hàng, và nói vài câu chào hỏi bằng Tiếng Tây Ban Nha với bạn bè thì một giáo
viên mắng, yêu cầu chúng tôi phải nói Tiếng Anh. Tôi thấy khó chịu và nhớ mãi
kỷ niệm này.”
“Tôi quyết định bước vào chính trị là vào những năm trung học. Năm
1996, bà Loretta Sanchez ra tranh cử chức dân biểu liên bang và bị người đương
nhiệm tấn công bằng những thủ đoạn nhắm vào những di dân người gốc Nam Mỹ ủng
hộ cho bà Sanchez. Sự kỳ thị và những thủ đoạn của ông này khiến tôi không chấp
nhận được. Nhiều bạn bè của tôi cũng có thái độ tương tự, coi thường người di
dân.”
“Tôi là con của một gia đình thuyền nhân. Chúng tôi từng vượt
biên, mặc sự cấm đoán của chính quyền Việt Nam lúc đó. Đồng cảm, tôi bắt đầu
tình nguyện giúp bà Sanchez vận động tranh cử.”
Bảo Nguyễn cười lớn khi nhắc lại kỷ niệm thời trung học, thời mà
trong kỷ yếu của trường, bạn bè mô tả anh là “Loretta’s lover”- “người yêu bà
Loretta”.
Từ những khởi đầu đó, Bảo Nguyễn bắt đầu tham gia các hoạt động
chính trị, xã hội, và lấy bằng tốt nghiệp cử nhân ngành khoa học chính trị tại
đại học UC Irvine. Anh cũng có bằng cao học môn Phật Học tại Naropa
University.
Vừa làm việc toàn thời gian cho Nghiệp Đoàn Công Nhân Săn Sóc Tại
Gia, vừa giữ một số vai trò khác nhau trong nhiều tổ chức mà vai trò ủy viên
Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove là một ví dụ, có thể nói, việc vận động
tranh cử vào chức thị trưởng Garden Grove là một cố gắng cam go, đầy tham vọng
của Bảo Nguyễn.
Đâu là thử thách lớn nhất để kêu gọi đủ số phiếu đem lại chiến
thắng?
“Khó khăn lớn nhất thực ra là về tài chánh,” Bảo Nguyễn trả lời.
“Tôi đấu tranh cho quyền lợi của người lao động và người nghèo. Tuy được mọi
người ủng hộ, vấn đề lớn nhất của chúng tôi là về chi phí rất tốn kém để trang
trải cho cuộc vận động.”
“Khi ông Broadwater gửi thư cho các cử tri Việt Nam, nói tôi là
Việt cộng, chúng tôi không có đủ tiền để gửi thư giải thích đến các cử tri,”
anh dẫn dụ.
“Giờ thì chúng tôi phải tiếp tục vận động tài chánh để có thể mướn
một luật sư giỏi, bảo vệ số phiếu của chúng tôi trước luật sư của ông
Broadwater.”
Chia sẻ về việc vượt qua thử thách trên, Bảo Nguyễn cho
biết:
“Thành công của tôi là nhờ có được sự tin tưởng của cử tri. Nhiều
người không đi bầu vì quá chán ngán những cuộc tranh chấp chính trị, những nhà
lãnh đạo đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng, họ không còn tin tưởng
vào giới chính trị gia. Cử tri đặt niềm tin vào tôi qua những việc tôi đã và sẽ
làm. Đủ mọi sắc dân, đủ mọi thành phần, có những bạn trẻ đi học xa chưa bao giờ
đi bầu nhưng đã ghi danh để bỏ phiếu cho tôi.”
Bảo Nguyễn nhấn mạnh việc anh đại diện cho mọi thành phần, người
trẻ hay người lớn tuổi, người Việt hay không phải người Việt. “Tất cả chúng ta,
có thể có xuất thân khác nhau, cùng chia sẻ những khó khăn và những giá trị
sống.”
Về những dự định dành cho Garden Grove trong thời gian tới, Bảo
Nguyễn cho biết anh đang tìm cách tạo thêm nhiều công việc kỹ thuật cao, đặc
biệt về ngành máy tính và điện tử.
“Tôi hy vọng sẽ xây dựng một 'Silicon Grove' cho thành phố Garden
Grove, tạo nhiều việc làm hơn cho giới trẻ. Khi đó, người lao động sẽ giàu có
hơn và con em chúng ta sau khi đi học có thể về lại thành phố để được sống gần
cha mẹ, ông bà,” Bảo Nguyễn nói. Anh cũng đề cập đến những giá trị gia đình của
người Việt.
Trong ba thành phố có đông người Việt Nam sinh sống nhất toàn nước
Mỹ, San Jose là thành phố đông dân nhất với khoảng 1 triệu dân - trong đó có
100,000 người Việt, Garden Grove xếp hạng hai với khoảng 170,000 dân - 47,000
người Việt, và kế đến là Westminster với khoảng 92,000 dân - 36,000 người
Việt.
Người gốc Việt từng giữ vị trí cao nhất tại San Jose là phó thị
trưởng Madison Nguyễn, và tại Westminster là thị trưởng Tạ Đức Trí. Nếu kết quả
cuộc tranh cử chức thị trưởng Garden Grove không thay đổi, Bảo Nguyễn sẽ là
người Việt Nam từng giữ vị trí cao nhất của thành phố.
Lê Phan - Cảm ơn đất nước đã dung thân
Thứ Hai, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Tuần này Hoa Kỳ chào đón Lễ Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn. Âu cũng là một
dịp để nói chuyện ân tình.
Và cái câu chuyện ân tình đó phải bắt đầu bằng ngay chính đất nước
Hoa Kỳ. Tôi mới được một người bạn gửi cho một bài viết thật chân tình hẳn là
của một người Mỹ gốc Việt. Bài mang cái tên “Người Khách Trọ Vô Tình.”
Bài viết không thấy ký tên mở đầu với câu chuyện về thành phố
Rialto của quận San Bernadino, California. Quận này, theo bài viết là một quận
nghèo, nửa cư dân là người gốc Mexico, một phần năm là dân gốc Phi Châu.
Lợi
tức đầu người chỉ khoảng 13,375 đô la một năm và 13% dân chúng sống dưới mức
nghèo đói ở Hoa Kỳ trong khi tỷ lệ tội ác lại cao hơn các thành phố khác, nhưng
thành phố không đủ ngân sách thuê thêm cảnh sát. Rialto cũng có rất nhiều trẻ
em bỏ học vì bố mẹ quá nghèo hay không đủ Anh ngữ. Thêm vào đó, hầu hết các gia
đình không có computer nên việc học của con cái rất khó khăn.
Gần đây một nhóm người Việt gồm nhà giáo, bác sĩ, sinh viên và tu
sĩ cư ngụ trong vùng San Bernadino, đã chọn Rialto để thành lập một trung tâm
giáo dục nhỏ mang cái tên tắt là H.O.M.E, viết tắt của chữ House of Meditation &
Education nhưng cũng đồng thời có nghĩa là mái ấm gia đình.
Các em có thể đến
đó để học sử dụng computer, giúp làm homework hay chỉ đọc sách. Phụ huynh theo
con đến cũng được chỉ dẫn về computer và giúp đỡ. Người đứng đầu nhóm thiện
nguyện này, theo bài viết, là một bác sĩ, sau khi con cái ăn học thành tài, nay
cảm thấy mình phải trả nợ cho vùng đất đã dung thân mình.
Bài viết đặt câu hỏi, “Trên nước Mỹ này bao nhiêu người trong
chúng ta đã làm được những việc như thế này?”
Rồi kể tiếp câu chuyện của một vị linh mục đã hỏi giáo dân là
trong thành phố đã cưu mang chúng ta này, có nhiều người Mỹ nghèo hơn chúng ta,
nhưng lòng bác ái của họ thì không nghèo, không một công tác từ thiện nào mà họ
không góp công góp của, không như người Việt chúng ta.
Giáo dân đã trả lời linh mục, “Thưa cha. Vậy thì Cha nghĩ, 8 tỷ
một năm gửi về Việt Nam không phải là tiền từ thiện hay sao? Có điều chúng ta
chỉ lo cho quê hương, họ hàng, còn ở đây chúng ta chỉ là người khách
trọ.”
Bài viết sau đó đã than thở về sự bạc bẽo của cộng đồng người Việt
với quốc gia đã cưu mang mình. Ngoài những nghĩa vụ luật định mà chúng ta làm
đủ, “hình như chúng ta vẫn sống trên đất Mỹ không gì khác hơn là một du khách,
hay là một người tình 'vẫn đi bên cạnh cuộc đời' không hề lưu tâm để ý gì đến
những chuyện chung quanh.”
Nhưng theo tác giả chúng ta không phải là cộng đồng duy nhất. Một
số người Hồi giáo đã “trả ơn” nước Mỹ bằng cách quyên góp tiền gửi về ủng hộ
cho al-Qaeda, kẻ thù của đất nước đã cho mình dung thân.
Nhiều di dân từ Hoa
Lục hay ngay cả Đài Loan đã trở thành gián điệp cung cấp cho quốc gia mình
những bí mật quốc phòng hay kinh tế của Hoa Kỳ. Thật là một thứ nuôi ong tay
áo.
Những người này cũng như người Việt chúng ta, khi nhập quốc tịch,
đã tuyên thệ trung thành với Hoa Kỳ, nhưng vẫn xem việc nước Mỹ như việc hàng
xóm, không muốn can thiệp hay đóng góp, thậm chí cũng không muốn đi bầu nữa.
Ấy vậy mà nếu khi không may, nếu bị nạn, Hoa Kỳ đã không bỏ rơi
công dân của mình. Hai cô phóng viên người Mỹ gốc Hoa và người Mỹ gốc Hàn bị
Bắc Hàn bắt đã được đích thân cựu Tổng Thống Bill Clinton đến đón về, trong khi
chính phủ Mỹ đã gửi một viên chức tình báo cao cấp đến để đón ba công dân Mỹ
mới đây, trong đó có một người gốc Hàn.
Những người Mỹ gốc Việt cũng vậy. Khi
Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân bị chính quyền Hà Nội bắt, chính phủ Hoa Kỳ đã tận
tình can thiệp giúp giải cứu ông không phải một mà hai lần.
Bài viết rất chân tình của tác giả vô danh mà người bạn tôi gửi
cho chỉ nói đến người Mỹ gốc Việt, nhưng điều tác giả viết áp dụng cho tất cả
những người gốc Việt đang sống trên khắp thế giới.
Một người Việt nào đó đã phát minh ra chữ “tạm dung” thật chí lý.
Nhưng tạm dung là giai đoạn đầu khi chúng ta mới đến nơi đó, chứ khi đã thành
công dân, chúng ta cần phải thay đổi thái độ.
Điều mà hầu hết chúng ta quên là bây giờ chúng ta trước hết là
công dân Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc hay bất cứ một nơi nào đã dung túng chúng ta
rồi sau đó mới là người Việt Nam. Quê hương thứ hai của chúng ta đã trở thành
nhà. Nó không những là nơi dung túng chúng ta mà nay là nơi quyền lợi của chúng
ta gắn liền. Nếu một mai không may quê hương đó bị tấn công thì không những
quyền lợi của chúng ta bị lâm nguy mà ngay cả tính mạng, sự sống của chúng ta
cũng sẽ khó còn.
Ấy là chưa kể chuyện nếu lỡ có vấn đề “xung đột về lòng trung
thành” thì sao? Giữa quê hương thứ nhất và quê hương thứ hai chúng ta chọn nơi
nào?
Những người Việt ra đi sau năm 1975 có ít lý do để trung thành với
chế độ hiện nay, nhưng sự trung thành không phải chỉ thu hẹp vào chế độ.
Hôm nọ tôi gặp một người bạn vốn là dân Anh gốc Đức. Bà bạn tôi kể
lại là mới về Đức thăm gia đình, vốn tất cả đều còn sống ở Đức.
Bà nửa đùa nửa thật bảo tôi, “Bạn có biết không, bỗng dưng về Đức
tôi trở thành một kẻ tìm cách biện minh cho ông David Cameron.
Ai cũng hỏi tôi
tại sao Anh Quốc đòi rút ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu? Ai cũng hỏi tôi tại sao Anh
Quốc không muốn đóng góp phần tiền của mình cho Liên Hiệp?” Điều mỉa mai là bà
bạn tôi là một đảng viên trung thành của Đảng Lao Động, một đại diện của nghiệp
đoàn tại đài BBC, và là một người ghét cay ghét đắng Đảng Bảo Thủ của ông
Cameron.
Nhưng, như bà nói, “Ông ta là thủ tướng của nước tôi và tôi đã chọn
làm người Anh thì phải bảo vệ lập trường của ổng, dầu cho không đồng ý với
những lập luận của ông ta.”
Điều bà nói đã làm tôi thêm suy nghĩ. Ở
một khía cạnh nào đó, cũng như bà, tôi đã chọn làm dân Anh, làm thần dân của Nữ
Hoàng Elizabeth II. Khi theo dõi các cuộc thi đấu ở Thế Vận Hội, tôi đã hết sức
xúc động khi lá cờ Union Jack được kéo lên và bài quốc ca “God Save the Queen”
trỗi lên bởi chiến thắng của một người Anh cũng là chiến thắng của tôi. Mỗi năm
vào tháng 11 này khi những cựu chiến binh Anh bắt đầu xuống đường bán những
bông hoa poppies làm bằng giấy để giúp vào quỹ cho các cựu chiến binh, tôi đã
cảm thấy cần phải mua vài bông để chứng tỏ biết ơn sự hy sinh của những quân
nhân đó.
Và càng sống ở Anh lâu tôi ngày càng cảm thấy cái chất “ăng-lê” nó
thấm vào mình. Tôi cũng bất mãn khi người ta không có tinh thần “fair play.”
Tôi gật gù khi người Anh lắc đầu bảo “It's just not cricket.” Đây là một thành
ngữ có nghĩa là “Chơi như vậy là chơi xấu, không đúng luật chơi.”
Điều đó không có nghĩa là tôi không cảm thấy xúc động khi thấy
Việt Nam bị Trung Cộng xâm lấn. Nó cũng không có nghĩa là tôi không tự hào về
nguồn gốc Việt Nam của tôi. Nhưng ngoài là người Việt Nam, tôi nay cũng là một
người Anh.
Và điều đó có nghĩa là chia sẻ cái hưng suy của đất nước này như
là một người dân nước đó chứ không phải chỉ là một khách ghé thăm.
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết