QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, June 8, 2013

Ảnh sưu tầm 42 năm cuộc hành quân hạ Lào "Lam Sơn 719"


 

  1.  


Ảnh sưu tầm 42 năm cuộc hành quân hạ Lào "Lam Sơn 719"





Chiếc UH1 bị trúng hỏa lực VC gần bãi đáp LOLO, phi hành đoàn thoát chết đang chờ cứu viện






Hành quân mở màn chiến dịch đánh đường HCM trên đất Lào


Binh sĩ VNCH đang lục soát 1 hầm chứa đạn dược, quân trang và nhiên liệu của CSBV bỏ lại dọc theo tuyến đường mà chúng gọi là đường HCM .

 

  1.  


Trận Khe Sanh 1968


Trận Khe Sanh 1968 - phần 1

Hành Quân Lam Sơn 207A (Pegasus ) từ 1/4 đến 12/4/1968

Căn cứ Khe Sanh một tiền đồn đèo heo hút gió ở vùng cực Bắc của Việt Nam Cộng Hòa, tọa lạc trên một trảng cao của ngọn núi cao nhất vùng Đông Trị trong dảy Trường Sơn, cạnh sông Rào Quan, một chi nhánh của Sông Quảng Trị, bao quanh bởi núi đồi và cây rừng trùng điệp. Phía Bắc và Tây Bắc có 4 ngọn đồi án ngữ là 881 Bắc, 861, 558 và 881 Nam. Các ngọn đồi này được dùng như là các tiền đồn để bảo vệ căn cứ cũng như quan sát để xác định các vị trí pháo và phòng không của địch.

Khe Sanh chỉ cáchbiên giới Lào-Việt chừng 6 miles (10 km) trên con đường số 9 chạy theo hướng Đông-Tây nối liền Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị, ngang qua Cam Lộ, Cà Lu, xuyên qua biên giới Lào-Việt tới tận Savannakhet bên Lào. Căn cứ Khe Sanh cách vùng Phi Quân Sự 14 miles (23 km) về phía Nam.


Bản đồ vùng Khe Sanh của Trần Đổ Cẩm

Trận Khe Sanh 1968 - phần 2

Khi xưa, vì thuộc địa Lào nằm trong đất liền nên người Pháp xây dựng đường số 9 để thông thương ra vùng bờ biển Việt Nam. Trong cuộc chiến Việt Nam, đường số 9 là trục lộ chiến lược quan trọng được Cộng quân xử dụng để xâm nhập người và vũ khí từ bên Lào vào các tỉnh cực bắc Việt Nam Cộng Hòa.

Về phương diện hành chánh, Khe Sanh thuộc quận Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị với quận đường đặt gần làng Khe Sanh. Về mặt quân sự, Chi Khu Hướng Hóa do một Đại Úy chỉ huy, gồm chừng một đại đội Địa Phương Quân (ÐPQ) và Nghĩa Quân (NQ) cùng một số cảnh sát. Thông thường có thêm một Tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 2, Sư Đoàn 1 Bộ Binh tăng phái hoạt động trong vùng cùng một Pháo Đội 105 ly với 2 khẩu đặt tại sân bay Khe Sanh và 2 khẩu đặt tại Làng Vei.

Sau này, vì tình hình an ninh không đuợc khả quan nên Quận Hướng Hóa được di chuyển về vùng Cùa gần căn cứ Mai Lộc.

Về dân cư, vì là vùng đồi núi hoang dã, khí hậu khắc nghiệt nên chỉ có chừng trên ngàn người Việt cư ngụ, đa số là thân nhân và gia đình nhân viên, binh sĩ phục vụ tại chi khu Hướng Hóa. Sắc tộc thiểu số Bru đông hơn, tổng cộng chừng 50,000 người sống rải rác trên các đồi, núí dọc biên giới Lào, nhưng qui tụ khá đông đảo tại hai làng Khe Sanh và Làng Vei dọc đường số 9. Cũng như những sắc dân thiểu số khác như Rhadê, Hrê v.v... tại miền Trung và Bắc Việt Nam, giống Bru thuộc chủng loại Mã Lai- Polynesia nên đen đúa và khá lực lưỡng.

Tuy đường số 9 chỉ là một trục giao thông nhỏ, coi như bị bỏ hoang từ lâu, nhưng khu vực này lại là một chiến trường quan trọng, nơi xảy ra nhiều trận đánh lớn. Lý do vì con đường này dẫn sang Lào, giao tiếp với đường mòn HCM, lại nằm trong vùng đồi nuí hiểm trở nên rất thuận tiện cho quân Bắc Việt đưa người và vũ khí xâm nhập các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Để ngăn chận đối phương, người Mỹ đã lập hàng rào điện tử McNamara theo hình vòng cung dọc theo mặt Bắc đường số 9, hướng Đông kéo dài từ Cửa Việt tới Khe Sanh gần biên giới Lào.

Như vậy, Khe Sanh là điểm cực Tây của hàng rào Mc Namara nằm trong phần đất Việt Nam, giữ nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo kỹ thuật và chiến lược của quân lực Mỹ nhắm vào các hoạt động di chuyển, xâm nhập của các đại đoàn chính quy CSBV cơ động sát vùng Bắc Vĩ Tuyến 17 và phía Tây biên giới Việt Lào cũng như trên lãnh thổ Lào. Thủy quân lục chiến Mỹ có 3 Tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 26 đóng quân trong căn cứ Khe Sanh . Đó là các Tiểu Đoàn 1, 2, 3 và Tiểu Đoàn 13 Cơ giới cùng một đơn vị Tình Báo chiến lược.



Trận Khe Sanh 1968 - phần 3

Năm 1968 Khe Sanh trở thành một địa danh nổi tiếng được nhắc nhở đến nhiều nhất. Đó là thời điểm của Trận Chiến Tết Mậu Thân khi Việt Cộng khởi đầu chiến dịch tổng tấn công trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòạ. Trong chiến dịch này, 20,000 bộ đội Bắc Việt đã được huy động để bao vây 6,000 Thủy Quân Lục Chiến HK cùng Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân VNCH. Nhưng Khe Sanh đã chẳng thất thủ.

Trận chiến kéo dài 77 ngày và Cộng quân hứng chịu hơn 10,000 tổn thất. Ngày 19/1/1968 Một đơn vị TQLC Mỹ tảo thanh vùng đồi 881 Bắc đã đụng độ dữ dội với cộng quân. Chiều ngày hôm sau một Trung Úy CSBV tên Lã Thanh Tòng, Đại đội trưởng pháo đội 14 phòng không thuộc trung đoàn 95/SĐ325 về đầu thú, và tiết lộ kế hoạch tấn công căn cứ Khe Sanh. Trung Úy Tòng cho biết đêm nay Bắc quân sẽ mở cuộc tấn công lên các ngọn Đồi 861 và 881-Bắc. Ngoài ra, người tù binh cũng tiết lộ rằng hai sư đoàn 304 và 325C của Bắc Việt đã vạch sẵn kế hoạch đánh chiếm căn cứ Khe Sanh.

Ngày 20/1/1968 đúng như lời tiết lộ của Trung Úy Tòng, nửa đêm hôm đó sau nửa giờ pháo kích, lực lượng CSBV khoảng 300 cán binh xung phong lên đồị tấn công vào căn cứ. Nhưng lực lượng trú phòng Đại Đội K/3/26 đã chuẩn bị sẵn sàng tác chiến phản công. Trận đánh kéo dài đến 5 giờ 30 sáng, Cộng quân rút lui để lại 47 xác. Phía bên Đại Đội K/3/26 có một binh sỉ TQLC bị tử thương.

Sáng ngày 21/1/1968, căn cứ bị pháo dữ dội hằng ngàn quả đạn, kho bom dự trử bị nổ tung, nhiều phi cơ trực thăng bị hư hại, phi đạo ở Khe Sanh với chiều dài 3,900 feet (1,188 m) bị cày xới lung tung, rút ngắn lại chỉ còn 2,000 feet (609 m) đài kiểm lưu bất khiển dụng, nhiều dụng cụ quan trắc khí tượng bị hư hỏng...Tình hình trở nên vô cùng nghiêm trọng.

Ngày 22 tháng 1/1968, trước tình hình nguy ngập. Tiểu Đoàn 1/9 TQLC Hoa Kỳ được trực thăng vận đến tăng viện cho Khe Sanh. Đây là một đơn vị thuộc Trung Đoàn 9 đã nổi danh trong trận đánh tại Côn Thiện (Cồn Tiên) gần vùng phi quân sự vào năm 1967 vừa qua

Ngày 25/1/1968 Thiếu Tướng J.J.Tolson, Tư lệnh Sư Đoàn 1 KBKV, bắt đầu soạn thảo kế hoạch chuẩn bị một cuộc hành quân để giải tỏa căn cứ Khe Sanh.

Ngày 27/1/1968 Tiểu Đoàn 37BĐQ-VNCH, được không vận đến để tăng viện thành 5 Tiểu đoàn họp thành lực lượng phòng thủ căn cứ. TĐT/TĐ37BĐQ là Đại Úy Hoàng Phổ. Như vậy, ngoài 6,000 TQLC Hoa Kỳ và một Tiểu Đoàn thiện chiến Biệt Động Quân Việt Nam, Khe Sanh lại được phòng thủ bởi hỏa lực pháo binh gồm một pháo đội súng cối 106 ly, 3 pháo đội đại bác 105 ly, và một pháo đội đại bác 155 lỵ. Về thiết giáp, Khe Sanh có 5 xe tăng loại M-48 và 2 chi đội chiến xa M-50 Ontos với 6 khẩu đại bác 106 ly trên mỗi chiếc. Về hỏa lực yểm trợ quanh vùng, Khe Sanh nằm trong tầm tác xạ hỏa yểm của 4 pháo đội đại bác 175 ly từ căn cứ Rock Pile và 3 pháo đội 175 ly từ căn cứ Carroll.

Trận Khe Sanh 1968 - phần 4
Trong khi đó tin tức tình báo ghi nhận lực lượng Cộng Sản cũng hùng hậu không kém hiện diện chung quanh Khe Sanh. Có ít nhất 3 sư đoàn và thêm một số đơn vị biệt lập hỗ trợ khác. Các đơn vị Cộng Sản được ghi nhận như sau:

- SĐ325 CSBV đang hiện diện quanh quẩn tại phía Bắc đồi 881 Bắc.
- SĐ304 từ Lào cũng đã xâm nhập vào VN và hiện đang có mặt tại phía Tây-Nam của Khe Sanh.
- Một Trung Đoàn của SĐ324CSBV cũng được phát giác tại khu phi quân sự cách Khe Sanh chừng 24 km về hướng Tây Bắc.
- SĐ320CSBV đang ở phía Bắc căn cứ hỏa lực Rock Pile, cũng có thể tiếp ứng cho mặt trận Khe Sanh.
- Ngoài ra, Cộng Sản còn huy động thêm một đơn vị Thiết Giáp với chiến xa T-54 cùng hai Trung đoàn 68 và 164 Pháo Binh.

Theo ước tính của các cơ quan tình báo liên quân Việt-Mỹ, quân số tham chiến của Cộng quân tại chiến trường Khe Sanh vào lúc đó đã lên đến khoảng 50 ngàn quân, trong đó 4/5 là lực lượng chính quy CSBV.


Bản đồ khu giới tuyến và QL 9 của Trần Đổ Cẩm

Ngày 30 tháng 1 Cộng Sản mở chiến dịch "Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa" trên toàn lãnh thổ Nam Việt Nam. Có tất cả 25 tỉnh lỵ và thị trấn trong số 44 Tỉnh của VNCH bị tấn công, trong đó có Huế và Saigon là hai thành phố xảy ra những vụ đụng độ lớn nhất.

Từ ngày 5/2/1968 ( mồng 7 Tết) Cộng quân bắt đầu liên tục pháo kích, tấn công bằng bộ binh và bao vây quanh vòng đai căn cứ chiến lược Khe Sanh. Địch quân đã phối trí rất nhiều vị trí phòng không xung quanh căn cứ và các dàn pháo 130 ly đặt sâu trong các sườn núi từ phía biên giới Lào, cách Khe Sanh khoảng 20 cây số, y hệt như chiến thuật sử dụng tại Điện Biên Phủ năm 1954. Nhưng lực lượng trú phòng đã phản công chống trả quyết liệt gây nhiều tổn thất cho địch quân.

Đêm 6 tháng 2/1968, Quân CS Bắc Việt sử dụng một biệt đội chiến xa thuộc Trung Đoàn 202 chiến xa gổm 12 chiếc PT 76 có bộ binh tùng thiết và Trung đoàn 101 D chủ lực tấn công vào trại Lực lượng Đặc biệt tại Làng Vei, cách Khe Sanh 6 miles (10 km) về hướng Tâỵ. Trại này do Trung ta' Schungel chỉ huy gồm 1 phân đội Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ 24 người và khoảng 400 Dân sự Chiến đấu (Biệt kích quân biên phòng) phần lớn là dân thiểu số miền núi tỉnh Quảng Trị.

Ngày hôm sau, 7/1/1968, trại này bị tràn ngập bởi lực lượng Cộng quân, một số đông binh sĩ và cố vấn do Trung ta' Schungel chỉ huy phải rút về Khe Sanh.

Ngày 9/2/1968 một Tiểu đoàn CSBV thuộc Trung Đoàn 101D của Sư Đoàn 325 tấn công đồi 64 do Đại Đội A/1/9 TQLC trấn giữ. Các vị trí phòng thủ trên đồi bị Bắc quân tràn ngập. Không chút chậm trễ, các khẩu đại bác quanh vùng đều nhắm hướng đồi 64 và tác xạ. Một lực lượng TQLC khác được gởi đến tiếp viện. Trong 3 tiếng đồng hồ máu lửa này, có 200 bộ đội Bắc Việt chết và 26 binh sĩ Hoa Kỳ tử thương.

Trận Khe Sanh 1968 - phần 5

Sau trận đánh ở Đồi 64 nầy, quân Bắc Việt tạm ngưng các hoạt động để bổ sung quân số. Chiến trường lắng dịu trong hai tuần. Ngày 11 tháng 2, Cộng quân gia tăng pháo kích vào phi đạo, việc tiếp tế cho quân trú phòng đã gặp khó khăn. Các vận tải cơ C-130 đáp xuống phi đạo trở thành mục tiêu của các họng pháo Cộng quân nhắm vào, hai phi cơ vận tải C-130 đáp xuống Khe Sanh, một chiếc bị nổ tung vì trúng đạn pháo kích bốc cháy trên phi đạo 6 nhân viên phi hành đoàn bị tử thương. Chiếc thứ hai cũng bị hư hỏng và được gấp rút sửa chữa rồi bay "khập khễnh" về phi trường Đà Nẵng.

Ngày 21/2/1968 khoảng 1 Đại đội cộng quân tấn công vào phòng tuyến của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân tại khu vực hướng Đông căn cứ Khe Sanh. Nhưng các binh sĩ Mũ Nâu VNCH đã vững vàng cố thủ. Đợt tấn công của đối phương đã bị Biệt Động Quân bẻ gảỵ

Hai ngày sau 23/2/1968, quân CSBV tập trung pháo binh để phục hận. Một nghìn ba trăm (1,300) quả đạn đủ loại đã được bắn vào Khe Sanh. Trận địa pháo 8 tiếng đồng hồ này đã làm nổ tung một kho tồn trữ đạn trong căn cứ, gây thiệt mạng cho 10 quân nhân Hoa Kỳ và 51 người khác bị thương.

Khoảng 9.30 giờ đêm 29/2/1968, một Tiểu đoàn Cộng quân (thuộc Sư Đoàn 304 CSBV) đánh thẳng vào mặt Đông của Khe Sanh. Đây là khu vực trách nhiệm của TĐ37 Biệt Động Quân VNCH. Sau một màn pháo kích dọn đường, và ba lần biển-người xung phong, CSBV cũng không phá được phòng tuyến thép. Đêm hôm đó, các binh sĩ Biệt Động Quân bình tĩnh chiến đấụ Họ đợi đối phương xung phong đến thật gần rồi mới khai hỏạ. Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân đã chống trã mãnh liệt. Kinh nghiệm chiến đấu và sự gan dạ của họ chính là một trong các yếu tố quan trọng giúp đẩy lui cả 3 lần xung phong của Bắc quân.


Ngày hôm sau, kiểm điểm tình hình chiến trận họ đếm được 70 xác chết địch quân trên trận địạ Sau nhiều ngày thảo luận tình hình chiến sự, sau cùng Tướng Westmoreland chấp thuận kế hoạch hành quân giải vây Khe Sanh. Hành quân mang tên Pegasus ( có tài liệu viết là Pagasus) về phía Mỹ và về phía VNCH nằm trong kế hoạch Hành Quân Lam Sơn 207A. Cả hai cuộc hành quân đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng J.J. Tolson. Lực lượng tham dự hành quân gồm có :

1/ Lữ Đoàn 1 KBKV với Lữ Đoàn Trưởng là Đại Tá J.F. Stannard.
2/ Lử Đoàn 2 KBKV với Lữ Đoàn Trưởng là Đại Tá J.C. Mc Donough.
3/ Lữ Đoàn 3 KBKV với Lữ Đoàn Trưởng là Đại Tá H.S.Campbell.
4/ Trung Đoàn 26 TQLC với Trung Đoàn Trưởng là Đại Tá D.E. Lownds
5/ Trung đoàn 1 TQLC.
6/ Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù –VNCH trách nhiệm khu vực phía Bắc quốc lộ 9 và phía Tây căn cứ Khe Sanh gồm 3 Tiểu Đoàn dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Khoa Nam.
- Tiểu Đoàn 3 ND – TĐT là Thiếu Tá Trần Quốc Lịch.
- Tiểu Đoàn 6 ND – TĐT là Thiếu Tá Trương Vĩnh Phước.
- Tiểu Đoàn 8 ND – TĐT là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thọ.

Bộ Tư Lệnh hành quân đóng tại căn cứ Stud gần Cà Lu. Quân số tham chiến lên đến khoảng 20,000 người với sự yểm trợ bởi 300 trực thăng, 148 khẩu pháo binh.

Ngày 25/3/1968 Thiết Đoàn 1/9 KBKV dưới quyền chỉ huy của Trung Tá R.W.Diller sử dụng trực thăng trinh sát dọc theo QL 9 hướng về Khe Sanh để thu thập tin tức về địch quân, xác định các vị trí bải đáp trực thăng đồng thời tiêu diệt các ổ phòng không của địch.

Sáng ngày30/3/1968, SĐ3TQLC Mỹ phối họp với SĐ1BB-VNCH hành quân nghi binh tại vùng Côn Thiện và Gio Linh. Lực lượng của Mỹ hơp thành lực lượng đặc nhiệm Kilo trong khi cánh quân SĐ1BB-VNCH nằm trong kế hoạch Lam Sơn 203. Cuộc hành quân chấm dứt lúc trưa ngày 1/5/1968. chỉ có những cuộc chạm súng lẻ tẻ không đáng kể.

Ngày 1/4/1968 cuộc hành quân chính thức khai diển. Hai Tiểu Đoàn 2/1 và 1/3 TQLC Mỹ từ Cà- Lu tiến dọc hai bên đường QL9 hướng về Khe Sanh để bảo vệ cho TĐ11Công Binh tu sửa lại con đường nầy. Trong khi đó 3 Tiểu Đoàn thuộc Lữ Đoàn 3KBKV được trực thăng vận đổ xuống các bải đáp phía trước cách Khe Sanh khoảng 5 dậm.

Trận Khe Sanh 1968 - phần 6

Ngày 2/4/1968 liên tiếp 2 ngày, hai Lữ đoàn 2 và 1 KBKV được thả xuống phía Nam căn cứ Khe Sanh và đường số 9 tảo thanh quanh khu vực đồn điền của người Pháp khi xưa.

Sau khi được thả xuống bải đáp, TĐ1/5KBKV hướng về mục tiêu đồn Pháp cũ, đã đụng độ với một Tiểu Đoàn cộng quân đang cố thủ tại đây,TĐ1/5KBKV bị thiệt hại nặng, Trung Tá Runkle Tiểu Đoàn Trưởng bị tử thương. TĐ2/5KBKV được lịnh vào thay thế nhưng cộng quân đã rút lui.

Trong khi đó, các đơn vị phòng thủ bên trong căn cứ Khe Sanh, TĐ1/9TQLC cũng bắt đầu tấn công ra về phía Nam để chiếm lại ngọn đồi 471 theo chiến thuật gộng kềm, ép đơn vị Tiểu Đoàn 7 Trung Đoàn 66 địch quân vào giửa. Cộng quân cố thoát ra khỏi vòng vây nhưng với hoả lực hùng hậu của các đơn vị tham chiến, Công quân phải rút chạy và bỏ lại chiến trường 148 xác.

Ngày 4/4/1968 Các Tiểu Đoàn 3, 6 và 8 Nhảy Dù thuộc LĐ3ND-VNCH được thả xuống khu vực LZ Snake phía Tây và Tây Nam căn cứ Khe Sanh. ( bên ngoài và phía sau vị trí của địch quân đang bao vây căn cứ.) để chận đường lui binh của địch.

Tiểu Đoàn 3 Dù của Thiếu Tá Trần Quốc Lịch được trực thăng vận phía Tây Nam của đồi 471,

Tiểu Đoàn 6 Dù của Thiếu Tá Trương Vĩnh Phước được thả về phía Bắc của TĐ3ND. Tiểu Đoàn 8 Dù của Thiếu Tá Nguyễn Văn Thọ cùng với Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn và một pháo đội 105 ly được thả về khu vực phía Bắc Làng Khe Sanh .

Vừa được thả vào buổi chiều, thiết lập xong các công sự phòng thủ thì TĐ8ND cùng với Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn bị địch quân tấn công phủ đầu vào buổi tối vì chúng nghĩ rằng đây là một đơn vị của Hoa Kỳ. Bị chống trả mãnh liệt, địch phải tháo lui. Trong trận này, Tham Mưu Trưởng Chiến Đoàn là Thiếu Tá Bùi Văn Thạch, cùng khóa 3 Thủ Đức với Trung Tá Nam, tử trận.

Ngày 6/4/1968 các đơn vi KBKV đã bắt tay được với TQLC bên trong căn cứ tại đồi 471.Sau đó TĐ 1/9 TQLC bắt đầu càn quét khu vực chung quanh căn cứ khởi đi từ ngọn đồi 552 rồi đến đồi 681. không gặp một kháng cự nào của địch.

Trận Khe Sanh 1968 - phần 7

Cùng lúc đó về mặt Bắc, TĐ2/26TQLC cũng tiến ra ngọn đồi 558. Mủi tiến quân nầy gập sự chống trả mạnh mẽ của công quân; trận chiến phải mất hết 2 ngày mới bứng hết các ổ kháng cự.

Ngày 7/4/1968 trong khi tiến về Khe Sanh dọc theo QL9, TĐ2/7KBKV đã chạm địch mạnh tại địa điểm chỉ cách Khe Sanh chừng 2 dậm. Để 3 Đại Đội cầm chân địch quân ở mặt trận chính, Đại Đội thứ tư lòn ra sau bọc hậu, mới đánh bật được Cộng quân ra khỏi các công sự phòng thủ.

Cũng trong ngày nầy các Tiểu Đoàn Nhảy Dù Việt Nam đã chạm địch, Sau khi TĐ3ND và TĐ6ND đáp xuống vị trí ổn định, Trung Tá Nam Chiến Đoàn Trưởng cho lệnh các đơn vị mở rộng đội hình tác chiến dàn hàng ngang tiến vào phía căn cứ.

Khi biết có đơn vị Nhảy Dù VN tăng cường, binh sỉ TQLC bên trong căn cứ lên tinh thần nên khi lực lượng Nhảy Dù chạm địch, bên trong căn cứ cũng bắn ra dữ dội. Do đó địch quân bị kẹt giữa hai lằn đạn, vì quá gần trong khoảng cách không quá 200m, biết không thể tiến cũng không thể thoát được, địch quân gọi pháo tác xạ vào ngay lên đội hình của chúng nên bị chết rất nhiều, một số bị bắt sống, bên ta cũng bị tổn thương khá cao. Đại Đội 33 Nhảy Dù bị tổn thất nặng nhất: Đại Úy Nguyễn Đức Cần, ĐĐT cùng 2 Chuẩn Úy Trung Đội Trưởng bị tử thương . Một Thiếu Úy Trung Đội Trưởng bị thương. chỉ còn một Trung Đội Trưởng là Thiếu Úy Trương Văn Dũng không bị thương tích.

Bị dồn ép và không chịu nổi bị tấn công từ nhiều phía, địch quân bắt buộc phải bỏ chạy. Sau đó Lực lượng Nhảy Dù trở lại hành quân giải tỏa Làng Vei lúc này vẫn do một tiểu đoàn CSBV chiếm đóng, còn dân chúng thì đã di tản ra khỏi vùng.

Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, tương đối còn nguyên vẹn, được lệnh chuyển hướng về phía Nam để án ngữ sườn phía Bắc của Làng Vei trong khi đó một lực lượng của Sư Đoàn 101 Hoa Kỳ tiến từ hướng Đông.

Ngay hôm đó, Truyền Tin Tiểu Đoàn 3 Dù dò tần số địch biết được địch đang tăng viện thêm hai tiểu đoàn, một tiểu đoàn chận đánh Tiểu Đoàn 6 Dù còn tiểu đoàn kia hỗ trợ cho Làng Vei, liền báo cáo về Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn.

Tiểu Đoàn 6 Dù được lệnh dừng quân chuyển qua đội hình phòng thủ. Chưa kịp đào công sự chiến đấu thì TĐ6ND đã bị địch xung phong. Tiểu đoàn 3 Dù bắn yểm trợ khoảng 100 đạn súng cối trên hướng tiến quân của địch. TĐ6ND nhờ chuẩn bị trước nên phản công quyết liệt, địch phải rút lui trước sự chống trả của các chiến sĩ Dù. Bác Sĩ Nghiêm Sĩ Tuấn, Y Sĩ Trưởng của Tiểu Đoàn 6 Dù tử thương.

Các lực lượng Hoa Kỳ sau đó đã sử dụng tối đa ưu thế của không quân chiến thuật oanh kích các tiểu đoàn địch khiến họ phải rút về biên giới Lào.

Sau cuộc hành quân Pegasus nầy, các đơn vị của Cộng Sản Bắc Việt đang được điều động đến khu vực Khe Sanh phải bỏ dở ý định tấn công vì không muốn làm mồi cho hỏa lực Không Quân và Hải Quân Hoa Kỳ do đó áp lực địch vào căn cứ Khe Sanh giảm đi và thế là giấc mơ tạo dựng một chiến thắng quân sự như kiểu Điện Biên Phủ của Võ Nguyên Giáp để eo sèo đòi hỏi Mỹ và VNCH nhượng bộ kể như không thành. Các binh đoàn dưới quyền chỉ huy của ông bị mất từ 10 đến 13,000 bộ độị. Nhiều đơn vị bị xóa tên dưới hỏa lực hùng hậu của pháo binh và không yểm.

Ngày 8/4/1968 Căn cứ Khe Sanh hoàn toàn được giải toả sau 77 ngày bị cộng quân vây hảm , các đơn vị tham chiến tung quân càn quét các khu vực xung quanh, chỉ một vài cuộc đụng độ lẻ tẻ quanh ngọn đồi 881 Bắc.

Tổng kết về cuộc hành quân Pagasus thiệt hại về phía đồng minh 41 Bộ Binh Mỹ, 51 TQLC Mỹ và 33 quân nhân VNCH bị tử trận và 667 M ỹ 187 Việt bị thương, đổi lại 1304 quân CSBV bỏ xác tại trận và 23 tù binh (chưa kể số thiệt hại vì pháo đài B52 và Pháo binh tác xạ)

Trận Khe Sanh 1968 - phần 8

Cuộc hành quân Lam Sơn 207 A chính thức kết thúc vào ngày 15/4/1968 Lữ Đoàn 3ND được đưa về Huế để tham dự một cuộc hành quân mới ‘Lam Sơn 216’ chiếm lại thung lủng A Shau.


Thiếu Tướng Dư Quốc Đống Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù đang gắn huy chương cho Trung Tá Nguyễn Khoa Nam, Chiến Đòan Trưởng LĐ3ND

Sau này, có người nhận xét cho rằng tướng Giáp muốn dụ Hoa Kỳ dồn quân vào Khe Sanh để quân Cộng Sản có thể rãnh tay tấn công các vùng khác. Người khác lại cho rằng ông Giáp bao vây Khe Sanh với lý do muốn tạo dựng một chiến thắng như Điện Biên để buộc Hoa Kỳ phải nhượng bộ. Trong khi đó, một số tài liệu chiến sử Hoa Kỳ lại nghĩ rằng tướng Westmoreland đã "tương kế tựu kế." Ông mong Cộng quân sẽ tập trung nhiều binh đoàn gần Khe Sanh để ông có thể dùng hỏa lực pháo binh và phi cơ tiêu diệt.

Nhưng lịch sử đã đổi chiều không phải của Điện Biên Phủ 14 năm về trước. Năm 1968, Hoa Kỳ có đầy đủ phương tiện để phòng thủ, yểm trợ, và tiếp tế Khe Sanh trong 77 ngày, hoặc lâu dài hơn nếu cần thiết. Phía bên kia, Cộng quân đã không chiếm nổi Khe Sanh, mà lại còn bị thiệt mất từ 10 đến 13,000 bộ đội. Đó là chưa kể thiệt hại trên các phương diện khác như quân cụ, chiến thuật, cùng hàng ngàn thương binh.

Tài liệu tham khảo:
- Trận chiến Tết Mậu Thân 1968 của Phạm Văn Sơn trên trang nhà History of the Viet Nam War.
- Chiến tranh Việt Nam toàn tập của Tiến Sĩ Nguyẽn Đức Phương, nxb Làng Văn 2001.
- Một Cánh Hoa Dù của Trương Dưởng. Tác giả xb 1998
- The War in The Northern Provinces 1966-1968 by Lieutenant General Willard Pearson Dept of The Army Washington, D.C., 1975
- Phỏng vấn trực tiếp các chiến hữu trong SĐND.
- Khe Sanh 77 ngày trong năm 1968 của Phạm Cường Lể trên trang nhà History of the VN War.

Đại Úy Võ Trung Tín
Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202

Đại Úy Nguyễn Hữu Viên
Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435

http://www.vietlist.us/SUB_VietHisto...nkhesanh.shtml

Last edited by alamit; 15-02-2013 at 07:22 AM.

 


  1. TRẬN CHIẾN KHE SANH


Lời tựa của Linh Vũ: Trong một tuần qua trên các báo chí cũng như những diễn đàn đều có post bài dịễn văn nhậm chức của Tổng Thống Barack Hussein Obama thứ 44 của Hoa Kỳ trong đó ông đã nhắc đến điạ danh 'Khe Sanh' vùng cực Bắc Nam Việt. Địa danh Khe Sanh không chỉ có những người lính của hai miền Nam Bắc Việt Nam biết đến mà hầu như những cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến ở VN đều không thể quên được trong suốt hơn 42 năm qua.

Trận chiến Khe Sanh một trong những trận chiến lớn nhất thế giới ngang tầm vóc với các trận như Concord , Gettyburg và Normandy .

Một điạ danh nơi đèo heo hút gió đã viết đậm nét trong trang quân sử Hoa Kỳ và Quân Lực VNCH.
Khe Sanh như thế nào mà bài diễn văn nhậm chức của Tổng Thống Hoa kỳ phải nhắc đến và người Việt chúng ta khi nghe đến điạ danh đó đều bùi ngùi xúc động.

Và trong những bài dịch, một số dịch gỉa không biết vô tình hay cố ý đã bỏ sót điạ danh ' Khe Sanh' đã làm cho nhiều người trong cộng đồng bất mãn.

Sau đây tôi xin mượn bài viết của Phạm Cường Lễ ' Khe Sanh 77 ngày trong năm 1968' để chúng ta nhìn lại trang sử Việt và cho những ai chưa từng biết Khe Sanh là gì có cơ hội tìm hiểu Khe Sanh như thế nào?



Khe Sanh Bẩy Mươi Bẩy Ngày Trong Năm Một Nghìn Chín Trăm Sáu Mươi Tám

KHE SANH... một địa danh đèo heo hút gió ở vùng cực bắc Nam Việt Nam cách vùng Phi Quân Sự 14 miles (23 km) về phía Nam, và 6 miles (10 km) về phía Đông của vương quốc Làọ Nếu không có chiến tranh, nét yên tĩnh và phong cảnh nơi đây có thể sẽ được kể là một trong những gì đẹp nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Nhưng kể từ tháng 5 năm 1959, nét an lành của thiên nhiên tại nơi này bắt đầu bị giao động. Năm đó, bộ đội Bắc Việt thiết lập hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh để khởi động công cuộc xâm lăng miền Nam .

Lúc ấy, Khe Sanh chưa phải là căn cứ hay tiền đồn. Nhưng vì nằm gần biên giới và giáp ranh Đường Số 9 --trục lộ giao điểm của ba quốc gia Nam Việt, Bắc Việt, Lào-- nên Khe Sanh đã nghiễm nhiên trở thành một trong những cứ điểm quan trọng nhất trên bản đồ của cuộc chiến Việt Nam.

Đến 1967, các hoạt động của Cộng quân quanh vùng này bắt đầu gặp nhiều khó khăn. Quân đội Hoa Kỳ tăng cường quân số ở vùng nàỵ Họ tu bổ để Khe Sanh để trở thành một tiền đồn kiên cố. Khe Sanh nằm sát biên giới Việt-Lào, cạnh bên Quốc Lộ 9, án ngữ cửa ngõ xâm nhập của Bắc Việt vào Nam Việt Nam ở tỉnh Quảng Trị. Khi Hoa Kỳ tăng cường lực lượng quân sự để giữ Khe Sanh, tướng Võ Nguyên Giáp của Bắc Việt đã có kế hoạch bao vây để biến nơi này thành Điện Biên Phủ của người Mỹ.

Năm 1968, Khe Sanh trở thành một địa danh nổi tiếng nhất nhì thế giới. Nhưng đó chẳng phải vì nổi tiếng qua phong cảnh đẹp nhất, khí hậu trong lành nhất, hoặc có du khách ngoại quốc đến thăm nhiều nhất. Khe Sanh thật sự đã nổi tiếng vì có nhiều trận đánh lớn xảy ra tại vùng này trong hai năm 1967 và 1968.

Năm 1968 là thời điểm mà Khe Sanh được nhắc nhở đến nhiều nhất. Đó là thời điểm của Trận Chiến Tết Mậu Thân khi Việt Cộng mở chiến dịch tổng tấn công trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòạ

Trong chiến dịch này, 20,000 bộ đội Bắc Việt đã được huy động để bao vây 6,000 Thủy Quân Lục Chiến cùng khoảng 200 tay súng Biệt Động Quân miền Nam. Nhưng Khe Sanh đã chẳng thất thủ. Trận chiến trận kéo dài 77 ngày với Cộng quân hứng chịu hơn 10,000 tổn thất.

o O o

Nằm trên một vùng cao nguyên rộng lớn, bao quanh bởi núi đồi và cây rừng trùng điệp, Khe Sanh là một căn cứ quân sự vô cùng quan trọng ở tỉnh Quảng Trị.

Năm 1962, căn cứ này được Lực Lượng Đặc Biệt Mũ Xanh (Green Berets) Hoa Kỳ xử dụng đầu tiên làm nơi xuất phát các phi vụ thám thính đi sâu vào vùng đất Làọ Vị trí chiến lược của Khe Sanh do đó đã gây nhiều trở ngại lớn lao cho công cuộc xâm lăng miền Nam của Cộng Sản Bắc Việt.

Năm 1966, Bắc Việt phản ứng mạnh mẽ bằng cách dùng trọng pháo bắn vào Khe Sanh.

Cũng trong năm này, Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ có mặt tại Khe Sanh để canh gác và ngăn chận các cu ộc xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) từ bên Làọ

Giữa năm 1967, nhiều vụ chạm súng lẻ tẻ xảy ra quanh khu vực.

Rồi sau đó là các trận chiến lớn dành giật những ngọn đồi được kéo dài đến gần cuối tháng 1 năm 1968 thì chiến trường bùng nổ dữ dộị Ba sư đoàn chính quy Bắc Việt bao vây, pháo kích, và dùng chiến thuật xa-luân-chiến đánh Khe Sanh trong 77 ngàỵ

Như đã nhắc đến ở phần trên, quân Bắc Việt bị đại bại với từ 10,000 đến 13,000 cán binh tử thương (Tom Carhart: Batles And Campaigns In Vietnam, tr.130).

Trong khi đó, lực lượng trú phòng Khe Sanh chỉ bị thiệt hại nhẹ.

Hoa Kỳ có 199 binh sĩ Mỹ chết và 1,600 bị thương.



Về phía Việt Nam Cộng Hòa, tổn thất gồm 34 quân nhân tử trận và 184 thương binh (Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-75, tr.175).



MẶT TRẬN VÙNG KHE SANH NĂM 1967



Vào tháng 3 năm 1967, căn cứ Khe Sanh được phòng thủ vỏn vẹn chỉ bởi một đại đội Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Lúc đầu, hỏa lực tại đây chỉ gồm một pháo đội 105 ly, 2 khẩu 155 ly, cùng 2 súng cối loại 4.2 inch.

Lực lượng yểm trợ gồm một đại đội Địa Phương Quân (ĐPQ) và một toán TQLC Hoa Kỳ đóng ở làng Khe Sanh (ngôi làng này cũng tên là Khe Sanh) cách căn cứ chỉ hơn 2 miles (3.5 km). Và tất cả đều được yểm trợ bởi các khẩu pháo binh 155 ly và 175 ly ở hai căn cứ hỏa lực Carroll và Rock Pile gần đó.

Ngày 24 tháng 4 năm 1967, một toán Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ bất ngờ đụng độ với bộ đội Bắc Việt ở một địa điểm về phía Bắc của Đồi 861.

Sau đó tinh tình báo cho biết quân chính quy Bắc Việt đã tập trung đông đảo quân số về vùng nàỵ



Các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến lập tức được lệnh tăng cường cho Khe Sanh.

Ngày 25 tháng 4, Tiểu Đoàn 3/3 (đọc là "Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 3") TQLC Hoa Kỳ đến Khe Sanh.

Sang ngày hôm sau, Tiểu Đoàn 2/3 TQLC lập tức tăng cường.

Sang đến ngày 27, Pháo Đội B thuộc Tiểu Đoàn 1/12 Pháo Binh có mặt tại căn cứ.

Ngày 28 tháng 4 năm 1967, sau khi được pháo binh yểm trợ, Tiểu Đoàn 2/3 TQLC Hoa Kỳ tiến chiếm Đồi 861.

Cùng lúc đó, Tiểu Đoàn 3/3 cũng mở cuộc tấn công lên Đồi 881.

Đây là những cụm đồi nằm gần Khe Sanh, và đã được quân đội Hoa Kỳ chọn làm những tiền đồn bảo vệ căn cứ. Trong những ngày tiếp đến, lực lượng Cọp Biển Hoa Kỳ lần lượt chiếm hết những cao điểm lân cận: đó là các ngọn đồi 861, 881-Bắc, và 881-Nam.

Ngày 13 tháng 5/1967, Đại Tá J.J. Padley nhậm chức chỉ huy trưởng căn cứ Khe Sanh, thay thế Đại Tá J.P. Lanigan. Lúc đó, lực lượng phòng thủ được tăng cường thêm 3 tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 26 TQLC để thay thế cho Trung Đoàn 3.

Trong khi ấy, từ 24 tháng 4/1967 đến 12 tháng 5/1967, bộ đội Bắc Việt tiếp tục công kích với nhiều màn chạm súng lẻ tẻ.

Các vụ đụng độ này đã gây tử thương cho 155 binh sĩ Hoa Kỳ, nhưng quân Bắc Việt bị thiệt hại nặng hơn với 940 cán binh bỏ mạng.

Mùa Hè 1967, sau khi bị thiệt hại nặng trong một thời gian ngắn (từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5), quân Cộng Sản phải tạm ngưng các hoạt động.

Áp lực quân sự quanh vùng Khe Sanh giảm sút khá nhiềụ Ngày 12 tháng 8/1967, Đại Tá ẸẸ Lownds được chỉ định thay thế Đại Tá J.J. Padley trong chức vụ Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 26 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Khe Sanh.

Vì tình hình lúc đó đang lắng diệu, hai trong ba tiểu đoàn TQLC của Trung Đoàn 26 Hoa Kỳ được phép rút khỏi căn cứ.

Nhưng tháng 12, Tiểu Đoàn 3/26 nhận lệnh tăng cường cho Khe Sanh.

Tinh tình báo cho biết hoạt động của các lực lượng Cộng Sản đã bắt đầu gia tăng quanh vùng nàỵ



TRẬN CHIẾN KHE SANH TRONG NĂM 1968



Đêm 2 tháng 1/1968, gần hàng rào phòng thủ phía Tây Khe Sanh, một toán Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã phục kích và bắn hạ 5 cán bộ Cộng Sản.

Giấy tờ tịch thu cho biết họ là những sĩ quan cao cấp Bắc Việt, trong đó có cả một người giữ chức trung đoàn trưởng. Còn hai người kia là cán bộ cao cấp về ngành truyền tin và hành quân.

Tình báo Hoa Kỳ lo ngại một lực lượng hùng hậu của Bắc Việt đã có mặt tại vùng nàỵ

Khi ấy, Trung Đoàn 26 TQLC tại Khe Sanh lập tức được lệnh phải bổ sung quân số.

Đến ngày 20 tháng 1/1968, một trận đánh dữ dội đã xảy ra trên Đồi 881-Nam

(Ghi Chú: Có hai ngọn đồi mang tên "881", một ngọn nằm về hướng Bắc của Khe Sanh, và ngọn kia nằm về hướng Nam. Xem bản đồ).

Ngọn đồi này được phòng thủ bởi một cánh quân của Tiểu Đoàn 1/3 TQLC Hoa Kỳ, gồm Bộ Chỉ Huy của Đại Đội M, hai trung đội bảo vệ, và toàn thể lực lượng của Đại Đội K. Trong tài liệu Nam, Vietnam 1965-75, Đại Úy William H. Dabney (đại đội trưởng Đại Đội I) cho biết đại đội của ông chỉ huy có vài khẩu bích kích pháo 81 ly, 3 đại bác 105 ly, và hai súng không-giật 106 lỵ

Lúc trời vừa sáng còn dầy đặc sương mù, một toán quân của Đại Đội I lục soát vòng quanh khu vực. Mọi vật trong không gian và thời gian đang lắng đọng yên lành. Nhưng đến trưa khi sương mù tan biến. Nét lặn yên của buổi sáng bị giao động giữ dộị Hai trung đội đi đầu lọt vào ổ phục kích của địch quân. Một rừng đạn đủ loại từ súng cá nhân cho đến vũ khí cộng đồng bay veo véọ Trong vòng chưa đến một phút mà đã có 20 binh sĩ Hoa Kỳ ngã gục. Những người còn lại nằm rạp xuống tránh đạn. Họ vừa bắn trả, vừa gọi máy truyền tin xin hỏa lực pháo binh tiếp cứụ

Các căn cứ hỏa lực quanh vùng lập tức đáp lờị Những khẩu đại bác được quay nòng về hướng Đồi 881-Nam rồi ì ầm tác xạ.

Một rừng đạn pháo bay đến cày nát chiến trường. Bom Napalm từ phi cơ không-yểm ném xuống cản được đợt xung phong của Cộng quân. Toán Cọp Biển bị thiệt hại nặng. Họ lui về vị trí cũ trên Đồi 881-Nam.

Trong khi ấy, hai trung đội Thủy Quân Lục Chiến của Đại Đội M/3/26 (đọc là "Đại Đội M thuộc Tiểu Đoàn 3 của Trung Đoàn 26") được trực thăng vận đến Đồi 881-Nam. Toán quân này chuẩn bị hợp sức với Đại Đội I/3/26 để ngày hôm sau mở cuộc lục soát về hướng Đồi 881-Bắc.



Theo tài liệu của Khe Sanh Veterans Home Page, cuộc hành quân này đưa đến một vụ đụng độ ác liệt dưới chân Đồi 881-Bắc. Lúc ấy, nương vào hỏa lực phi pháo và không yểm, Đại Đội I/3/26 của Đại Úy Dabney đã đánh cho một tiểu đoàn Cộng quân tan tành manh giáp. Trong trận này, Hoa Kỳ mất 7 người, Bắc quân mất 103 (Khe Sanh Veterans Home Page, Time Line).

Ngày 20 tháng 1/1968, một biến chuyển quan trọng bất ngờ xảy r Lúc 2 giờ chiều, một viên trung úy Bắc Việt tên Lã Thanh Tòng thuộc Sư Đoàn 325C đột nhiên ra đầu thú. Trung Úy Tòng cho biết đêm nay Bắc quân sẽ mở cuộc tấn công lên các ngọn Đồi 861 và 881-Bắc.

Ngoài ra, người tù binh cũng tiết lộ rằng hai sư đoàn 304 và 325C của Bắc Việt đã vạch sẵn kế hoạch đánh chiếm căn cứ Khe Sanh.

Đúng như lời khai của Trung Úy Tòng, lúc 12 giờ 30 rạng ngày 21 tháng 1/1968, Cộng quân dùng đại bác bắn vào Đồi 861.

Trước hết, kho chứa đạn của Thủy Quân Lục Chiến ở trên đồi trúng đạn pháo kích rồi nổ tan.

Kế đến, lực lượng Cộng Sản gớm 300 cán binh chuẩn bị xung phong lên đồị

Nhưng Đại Đội K/3/26 biết trước. Họ gờm súng chờ đợị. Trận đánh kéo dài đến 5 giờ 30 sáng, Cộng quân rút lui để lại 47 xác. Phía bên Đại Đội K/3/26 có một binh sĩ tử trận.

Trong khi ấy ở căn cứ Khe Sanh, quân trú phòng luôn chú tâm theo dõi các diễn biến trên Đồi 861. Khi trận đánh kết thúc gần 6 giờ sáng, họ nghe nhiều tiếng "depart" từ xa vọng lạị Bầu trời đột nhiên đổ cơn mưạ Những hạt mưa to bằng sắt thép với đường kính từ 81 đến 130 lỵ

Khi quả đạnh đầu tiên lao vào căn cứ, những người lính tại Khe Sanh lập tức xuống hầm. Một số khác co lại trong giao thông hàọ Tay họ ôm nón sắt, và miệng đếm theo tiếng nổ của đạn pháo binh.

Trong phút chốc, kho chứa đạn khổng lồ trong căn cứ với 1,500 tấn đã phát nổ tan tành.

Phi đạo ở Khe Sanh với chiều dài 3,900 feet (1,188 m) bị cày xới lung tung, bị rút ngắn lại chỉ còn 2,000 feet (609 m). Thế mà ngày hôm đó một vài chiếc vận-tải cơ của Hoa Kỳ cũng xuống phi đạo để mang các kiện hàng cho binh sĩ ở Khe Sanh.

Ngày 22 tháng 1/1968, tình hình nguy ngập. Tiểu Đoàn 1 TQLC Hoa Kỳ đến tăng cường Khe Sanh. Đây là một đơn vị thuộc Trung Đoàn 9. Họ đã nổi danh trong trận đánh tại Côn Thiện (Cồn Tiên) gần vùng phi quân sự vào năm 1967 vừa quạ

Ngày 26, một lực lượng tăng viện khác được không vận vào Khe Sanh. Đó là Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân của Đại Úy Hoàng Phổ. Đây là một đơn vị bộ chiến già dặn, đầy gan lì và kinh nghiệm của Việt Nam Cộng Hòạ Trách nhiệm của họ là tạo vòng đai phòng thủ tại khu vực ở hướng Đông ở căn cứ Khe Sanh.



CÁC DIỄN BIẾN CHÁNH YẾU TRONG TRẬN CHIẾN TẠI KHE SANH



- 20 tháng 1 Đụng độ mạnh giữa Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và bộ đội Bắc Việt trên Đồi 881-Nam. Hai bên đều thiệt hại nặng. Trong ngày này, một Trung Úy Bắc Việt ra đầu thú và đã cho biết kế hoạch tấn công của Cộng quân vào căn cứ Khe Sanh.

- 21 tháng 1 Cộng quân pháo kích vào Khe Sanh. Kho đạn trong căn cứ nổ tung, phi đạo bị hư hạị Đồi 861 bị pháo kích, nhưng các binh sĩ Hoa Kỳ trên đồi đẩy lui cuộc tấn công của bộ đội Bắc Việt.

- 22 tháng 1 Căn cứ Khe Sanh được tăng viện bởi Tiểu Đoàn 1/9 TQLC Hoa Kỳ.

- 26 tháng 1 Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân VNCH của Đại Úy Hoàng Phổ đến Khe Sanh. Đây là lực lượng tăng viện sau cùng trong khoảng thời gian căn cứ bị bao vâỵ

- 30 tháng 1 Cộng Sản mở chiến dịch "Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa" trên toàn lãnh thổ Nam Việt Nam. Nhiều thị xã bị tấn công, trong đó có Huế và Saigon là hai thành phố xảy ra những vụ đụng độ lớn nhất.

- 6 tháng 2 Đêm 6 tháng 1/1968, bộ đội và chiến xa Bắc Việt tấn công Trại Lực Lượng Đặc Biệt ở Làng Vei, cách Khe Sanh 6 miles (10 km) về hướng Tâỵ Ngày hôm sau, Làng Vei thất thủ.

- 9 tháng 2 Một trận kịch chiến xảy ra trên Đồi 64, quân Cộng Sản để lại 134 xác chết. Phía bên Hoa Kỳ có 26 binh sĩ TQLC tử thương.

- 11 tháng 2 Hai vận tải cơ C-130 đáp xuống Khe Sanh. Một chiếc nổ tung vì trúng đạn pháo kích. Chiếc còn lại gấp rút được sửa chữa rồi bay "khập khễnh" về phi trường Đà Nẵng bình an.

- 21 tháng 2 Bắc Việt tấn công vào vòng đai phòng thủ tại khu vực hướng Đông ở Khe Sanh. Nhưng không chọc thủng được bức tường phòng thủ kiên cố của Biệt Động Quân VNCH.

- Tháng 2-3 Từ tháng 2 đến cuối tháng 3, cường độ pháo kích của Cộng quân tại Khe Sanh quá ác liệt. Phương pháp tiếp tế duy nhất là móc các kiện hàng vào những cánh dù rồi thả xuống từ các vận tải cơ trên vòm trờị

- 23 tháng 2 Cộng quân bắn 1,300 quả đạn đại bác vào Khe Sanh. Trận địa pháo kéo dài 8 tiếng đồng hồ. Mười (10) quân nhân Hoa Kỳ bị thiệt mạng, 51 người khác bị thương.

- 29 tháng 2 Bộ đội Bắc Việt mở cuộc tấn công ác liệt vào vòng đai phòng thủ ở phía Đông căn cứ, nhưng gặp phải mức kháng cự mãnh liệt của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân. Cả ba đợt xung phong của Cộng quân bị đẩy luị Họ để lại 70 xác chết trên trận địạ

- 1 đến 15 tháng 4 Ngày 1 tháng 4/1968, cuộc hành quân PEGASUS (của quân đội Mỹ) và LAM SƠN 207 (của quân đội VNCH) được tiến hành. Chiến dịch kết thúc vào ngày 15 tháng 4/1968. Căn cứ Khe Sanh hoàn toàn được giải tỏạ


Tổn Thất: Hoa Kỳ: 199 tử thương, 1,600 bị thương,

Việt Nam Cộng Hòa: 34 tử thương, 184 bị thương,

Cộng Sản Bắc Việt: 10,000 đến 13,000 tử thương.

Lúc ấy, ngoài 6,000 TQLC Hoa Kỳ và một tiểu đoàn thiện chiến Biệt Động Quân Việt Nam, Khe Sanh lại được phòng thủ bởi hỏa lực pháo binh riêng biệt gồm một pháo đội súng cối 106 ly, 3 pháo đội đại bác 105 ly, và một pháo đội đại bác 155 lỵ

Về thiết giáp, Khe Sanh có 5 xe tăng loại M-48 và 2 chi đội chiến xa M-50 Ontos với 6 khẩu đại bác 106 ly trên mỗi chiếc.

Về hỏa lực yểm trợ quanh vùng, Khe Sanh nằm trong tầm tác xạ của 4 pháo đội đại bác 175 ly từ căn cứ Rock Pile và 3 pháo đội 175 ly từ căn cứ Carroll.

Phía bên kia, lực lượng Cộng Sản cũng hùng hậu không kém:

Tướng Võ Nguyên Giáp lúc ấy nắm trong tay ít nhất 3 sư đoàn. Ngoài ra, ông còn có thêm một số đơn vị biệt lập hỗ trợ khác. Các đơn vị Cộng Sản được ghi nhận như sau:

- Sư Đoàn 325C CSBV đóng quân về phía Bắc của Đồi 881 Bắc
- Sư Đoàn 304 CSBV (xuất phát từ bên Lào) đóng quân về phía Tây Nam của Khe Sanh
- Một trung đoàn thuộc Sư Đoàn 324 CSBV đang có mặt ở gần vùng phi quân sự, cách Khe Sanh 15 miles (24 km) về hướng Tây Bắc
- Sư Đoàn 320 CSBV giữ vị trí về phía Bắc của căn cứ hỏ a lực Rock Pile
Ngoài ra, Cộng Sản huy động thêm

- một đơn vị Thiết Giáp với chiến xa T-54 cùng

- hai trung đoàn 68 và 164 Pháo Binh
Ngày 30 tháng 1/1968, Cộng Sản phát động chiến dịch Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa (thường được gọi là cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân) trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Tại những thành phố lớn, các đơn vị Việt Cộng cố các trận đánh lớn để gây tiếng vang. Nhưng gần Khe Sanh, tình hình tương đối yên tĩnh. Nhưng sự yên tĩnh chỉ kéo dài được 6 ngàỵ

- Hôm 5 tháng 2/1968, tiếng súng khởi sự nổ trên đồi 861Ạ Một tiểu đoàn Việt Cộng (thuộc Sư Đoàn 325) mở cuộc tấn công. Địch quân chiếm một phần tại vòng đai phía Bắc trong khu vực trách nhiệm của Đại Đội E/2/26. Nhưng sau đó, Bắc quân bị đánh bật trở ra trong một cuộ c phản công quyết liệt của các binh sĩ Cọp Biển. Tổng kết trận đánh có 7 quân nhân Mỹ tử trận, phía bên kia Cộng quân thiệt mất 109 cán binh (Khe Sanh Veterans Home Page: Time Line).

- Ngày 6 tháng 2/1968, quân Cộng Sản đánh vào trại Lực Lượng Đặc Biệt ở Làng Vei, nằm gần Khe Sanh chừng 6 miles (10 km) về hướng Tâỵ Quân Bắc Việt có cả chiến xa PT-76. Và đó cũng là lần đầu tiên Thiết Giáp Bắc Việt trực tiếp lâm chiến tại miền Nam . Do Nga Sô chế tạo và cung cấp cho Cộng Sản miền Bắc, các xe PT-76 chạy trên xích sắt, được trang bị nòng súng 76 ly, và có khả năng lội nước. Tuy vỏ bọc bên ngoài tương đối mỏng, nhưng độ cứng của thép cũng đủ để ngăn chận các loại đạn trung liên từ 7.62 ly trở xuốn g.

Trong trận Làng Vei, 11 chiến xa PT-76 của Cộng quân dẫn đầu. Theo sau là một tiểu đoàn bộ đội yểm trợ. Đây là một đơn vị thuộc Trung Đoàn 66 dưới quyền điều động của Sư Đoàn 304.

Trận đánh tại Làng Vei kéo dài chỉ một ngày. Chín (9) trong số 11 chiếc PT-76 bị tiêu diệt, nhưng quân trú phòng không ngăn nổi trận biển người của đối phương.

Chết trong trận này gồm hơn 200 binh sĩ Dân Sự Chiến Đấu Việt Nam cùng 10 trong số 24 sĩ quan cố vấn Hoa Kỳ.

Ngày 9 tháng 2/1968, một tiểu đoàn Bắc Việt tấn công (tiểu đoàn này thuộc Trung Đoàn 101D của Sư Đoàn 325) Đồi 64 do Đại Đội A/1/9 Cọp Biển trấn giữ. Các vị trí phòng thủ trên đồi bị Bắc quân tràn ngập. Trong tình huống nguy cập, các binh sĩ TQLC liên lạc xin phi pháo yểm trợ. Không chút chậm trễ, các khẩu đại bác quanh vùng đều nhắm hướng Đồi 64 và tác xạ. Khi ấy, một lực lượng TQLC khác được lệnh phải đến tiếp viện Đồi 64. Trong 3 tiếng đồng hồ máu lửa này, có 150 bộ đội Bắc Việt chết và 26 binh sĩ Hoa Kỳ tử thương.

Sau trận đánh ở Đồi 64, quân Bắc Việt tạm ngưng các hoạt động để bổ sung quân số. Chiến trường lắng dịu trong hai tuần. Đến 21 tháng 2/1968, căn cứ Khe Sanh lại bị tấn công. Lần này, một đại đội địch quân gây áp lực tại phòng tuyến của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân. Nhưng các binh sĩ Mũ Nâu VNCH đã vững vàng cố thủ. Trận này kết thúc mau lẹ. Đợt tấn công của đối phương đã bị Biệt Động Quân bẻ gảỵ

Hai ngày sau, 23 tháng 2/1968, Bắc quân tập trung pháo binh để phục hận. Một nghìn ba trăm (1,300) quả đạn đủ loại đã được bắn vào Khe Sanh (Tom Carhart: Battles And Campaigns In Vietnam, tr.129). Trận địa pháo 8 tiếng đồng hồ này đã làm nổ tung một kho tồn trữ đạn trong căn cứ, gây thiệt mạng cho 10 quân nhân Hoa Kỳ và 51 người khác bị thương.

Đêm 29 tháng 2, mặt trận vây-hãm Khe Sanh chợt bùng nổ với một trận bộ chiến sau cùng:

Chín giờ 30 tối, một tiểu đoàn Cộng quân (thuộc Sư Đoàn 304 CSBV) đánh thẳng vào mặt Đông của Khe Sanh. Đây là khu vực trách nhiệm của các binh sĩ Biệt Động Quân VNCH.

Nhưng sau một màn pháo kích dọn đường, và sau ba lần trận biển-người xung phong, tiểu đoàn Bắc Việt cũng không phá được phòng tuyến thép của lính "rằn ri."

Đêm hôm đó, các binh sĩ Biệt Động Quân bình tĩnh chiến đấu. Họ đợi đối phương xung phong đến thật gần rồi mới kha i hỏa.

Lúc đó trong giao thông hào khói lửa mịt mù. Nón sắt, áo giáp, cài kỹ lưỡng. Súng trường M-16 được gắn lưỡi lê (bayonet). Lựu đạn đeo ở bụng, trước ngực, hoặc choàng vaị Băng đạn sát bên người, ở hông và đầy trong túị Khi Bắc quân tấn công, tiểu đoàn Biệt Động Quân chống trã mãnh liệt. Kinh nghiệm chiến đấu và sự gan dạ của họ chính là một trong các yếu tố quan trọng giúp đẩy lui cả 3 lần xung phong của Bắc quân. Ngày hôm sau, một toán Biệt Động Quân vượt hàng rào kiểm điểm tình hình. Họ đếm được 70 xác chết địch quân trên trận địa.

Trong tác phẩm Battles And Campaigns In Vietnam, Tom Carhart có ghi lại một cách ngắn gọn về trận đánh của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân như sau: "Rạng sáng ngày 29 tháng 2/1968, mũi tấn công duy nhất được nhắm vào vòng đai trách nhiệm của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân. Khi Cộng quân xung phong đến gần hàng rào, họ bị lính Mũ Nâu chào đón họ bằng một rừng Claymore (mìn chống cá nhân), lựu đạn và súng cá nhân. Địch quân chẳng qua được hàng rào kẽm gai chằng chịt bên ngoàị Bảy mươi (70) xác chết của họ vì vậy đã được xem như như một công cuộc bại thảm nặng nề."

Trong các tài liệu Anh ngữ nói về trận chiến tại Khe Sanh, hầu như các tác giả và ký giả Hoa Kỳ chỉ ghi nhận mức chịu đựng bền bỉ của người lính Thủy Quân Lục Chiến, nhưng ít ai biết đến hoặc nhắc nhở gì về sứ mạng phòng thủ của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân.

May mắn thay, công trạng của họ đã được Trung Tướng Phillip Davison nhắc đến trong tài liệu Vietnam At War, The History 1946-75": ".. .[Tướng] Giáp tưởng tấn công vào tuyến phòng thủ của Biệt Động Quân VNCH sẽ dễ dàng hơn là đánh vào những nơi có Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trấn giữ, nhưng đây không thể gọi là dễ dàng được bởi vì đơn vị Biệt Động Quân VNCH này chính là một đơn vị thiện chiến rất giỏị"

Trận tấn công vào đêm 29 tháng 2 (cho đến rạng ngày 1 tháng 3) là trận tấn công cuối cùng của quân Bắc Việt vào căn cứ. Ngày 1 tháng 4/1968, chiến dịch giải tỏa Khe Sanh bắt đầụ Cuộc hành quân mệnh danh "PEGASUS" (của Mỹ) và Lam Sơn 207 (của Việt Nam Cộng Hòa) được khởi động với sự tham dự của nhiều đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ và Nhảy Dù Nam Việt Nam . Trục tiến quân giải tỏa Khe Sanh được thiết lập dọc theo Quốc Lộ 9.

Vài ngày sau, 8 tháng 4, căn cứ Khe Sanh hoàn toàn được giải tỏạ Giấc mộng tạo dựng một Điện Biên Phủ thứ hai của Võ Nguyên Giáp kể như không thành. Các binh đoàn dưới quyền chỉ huy của ông bị mất từ 10 đến 13,000 bộ độị Nhiều đơn vị bị xóa tên dưới hỏa lực hùng hậu của pháo binh và không yểm.

Sau này, các sách vở về chiến tranh Việt Nam đều có nhiều nhận xét khác nhau về chiến thuật của đôi bên. Một lập luận cho rằng tướng Giáp muốn dụ Hoa Kỳ dồn quân vào Khe Sanh để quân Cộng Sản có thể rãnh tay tấn công các vùng khác. Một lập luận khác lại cho rằng ông Giáp bao vây Khe Sanh với lý do muốn tạo dựng một chiến thắng như Điện Biên để buộc Hoa K ỳ phải nhượng bộ rồi đầu hàng. Trong khi đó, một số tài liệu chiến sử Hoa Kỳ lại nghĩ rằng tướng Westmoreland đã "tương kế tựu kế." Ông mong Cộng quân sẽ tập trung nhiều binh đoàn gần Khe Sanh để ông có thể dùng hỏa lực pháo binh và phi cơ tiêu diệt.

Nhưng lịch sử đã không theo vết xe lăn của Điện Biên Phủ 14 năm về trước. Năm 1968, Hoa Kỳ có đầy đủ phương tiện để phòng thủ, yểm trợ, và tiếp tế Khe Sanh trong 77 ngày, hoặc lâu dài hơn nếu cần thiết. Phía bên kia, Cộng quân đã không chiếm nổi Khe Sanh, mà lại còn bị thiệt mất từ 10 đến 13,000 bộ độị Đó là chưa kể thiệt hại trên các phương diện khác như quân cụ, chiến thuật, cùng hàng ngàn thương binh.

http://www.conongviet.com/VanNghe/we...khe%20sanh.htm





  1. 15-02-2013 07:59 AM#16



alamit is offlineMember

Join Date

20-04-2011

Posts

5,775


Phòng tuyến của Trung đoàn 54 - Sư Đoàn 1Bộ binh ở Tây Huế:

Vương Hồng Anh



Trước khi cuộc chiến Mùa Hè 1972 bùng nổ vào cuối tháng 3/1972, từ giữa tháng 3/1972, theo kế hoạch của bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, trung đoàn 54 Bộ binh (biệt danh là trung đoàn Bạch Hổ) do trung tá Nguyễn Thanh Hạnh, trung đoàn trưởng, chỉ huy, được điều động từ Nam và Tây Nam Thừa Thiên vào khu vực cận sơn quận Nam Hòa, nằm ở phía Tây Huế. Tuyến phòng thủ chiều ngang do trung đoàn 54 Bộ binh đảm trách chạy dài từ phía Bắc căn cứ Bastogne (cách Huế khoảng 12 km đường chim bay) đến phía Nam cao điểm 342 (Checkmate). Theo phối trí, bộ chỉ huy hành quân trung đoàn đặt tại căn cứ Birmingham (Bình Điền), tiểu đoàn 1/54 án ngữ cao điểm 342 và cụm điểm quanh căn cứ Checkmate, tiểu đoàn 2/54 phòng ngự căn cứ và vòng đai Bastogne, tiểu đoàn 3/54 và 4/54 phòng thủ chiều sâu, ban chỉ huy tiểu đoàn 3/54 đóng chung với bộ chỉ huy trung đoàn, tiểu đoàn 4/54 hành quân di động.

Về hoạt động của đối phương, từ đầu tháng 3/1972, tin tức tình báo ghi nhận các đợt chuyển quân của 3 trung đoàn 29, 803 và 812 thuộc sư đoàn 324 B từ phía Bắc vào thung lũng Ashau nằm ở hướng Tậy Thừa Thiên. Cùng lúc đó, trung đoàn 24 thuộc sư đoàn 304 CSBV cũng được ghi nhận là đã di chuyển khỏi mật khu Ba Lòng (Quảng Trị) và trên đường di chuyển về phía Nam. Từ giữa tháng 3/1972 đến đầu tháng 4/1972, trong khu vực trách nhiệm của trung đoàn 54 Bộ binh không có những trận giao tranh lớn, chỉ có những đợt pháo kích của Cộng quân ở mức độ nhỏ. mang tích cách thăm dò khả năng phản pháo của tiểu đoàn Pháo binh tăng phái cho trung đoàn.

* Tiểu đoàn 2/54 và hai tuần lễ cố thủ căn cứ Bastogne:

Trong 10 ngày đầu của tháng 4/1972, Cộng quân áp lực nặng tỉnh lộ 547 đi ngang khu vực phòng ngự của trung đoàn 54 Bộ binh. Cùng thời gian này, các đại đội tiền đồn của hai cứ điểm Bastogne và Checkmate đã phát hiện các cuộc chuyển quân của Cộng quân từ hướng Tây về hướng Đông, đồng thời tiểu đoàn 4/54 đang hành quân lưu động đã có những cuộc đụng độ nhỏ với các thành phần tiền sát của đối phương. Trong tuần lễ thứ hai của tháng 4/1972, việc tiếp tế bằng đường bộ cho hai tiểu đoàn 1/54 và 2/54 đã không thể thực hiện được do Cộng quân tổ chức các chốt chận trên lộ trình. Để các đơn vị nói trên có đủ lương thực và đạn dược để chiến đấu, bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh đã điều động các phi đội trực thăng tăng phái thực hiện các phi vụ tiếp tế khẩn cấp cho quân trú phòng, tuy nhiên các nỗ lực tái tiếp tế này đã gặp nhiều khó khăn do pháo phòng không của địch đã bắn chận không cho trực thăng đáp xuống. Cuối cùng quân lương được thả bằng dù xuống căn cứ, nhưng hơn một nửa rơi ngoài căn cứ, lọt vào tay Cộng quân.

* Tiểu đoàn 4/54, lực lượng xung kích tiếp tế đêm cho hai căn cứ bị địch bao vây:

Sau khi đã khống chế về tiếp vận, đến giữa tháng 4/1972, Cộng quân tăng quân bao vây và khởi động các đợt tấn công thăm dò vào hai cứ điểm Bastogne và Checkmate, đồng thời pháo kích dồn dập vào cụm tuyến phòng ngự của hai tiểu đoàn 1/54 và 2/54 tại hai căn cứ này. Trong thời gian từ 15 đến 27/4/1972, tất cả các đợt tấn công của Cộng quân đều bị lực lượng trú phòng đẩy lùi. Vào đầu tuần lễ thứ ba, bộ chỉ huy Trung đoàn 54 Bộ binh nhận được báo cáo khẩn là lương thực dự trữ tại căn cứ Bastogne đã gần cạn, trong khi đó tại căn cứ Checkmate, tình hình lương thực tuy không nguy khốn như tại căn cứ Bastogne, nhưng cũng chỉ đủ để dùng tối đa là 3 ngày.

Trước hiện trạng đó, để quân trú phòng yên tâm cố thủ, bộ chỉ huy trung đoàn 54 Bộ binh quyết định sử dụng tiểu đoàn 4/54 làm nỗ lực chính vận chuyển quân lương cho hai căn cứ. Theo kế hoạch, tiểu đoàn chia thành 2 cánh quân, cánh quân tiếp tế cho Bastogne do thiếu tá Trần Công Đài, tiểu đoàn trưởng, chỉ huy, cánh thứ hai do tiểu đoàn phó điều động. Kế hoạch tái tiếp tế được thực hiện vào ban đêm, cả tiểu đoàn xuất phát từ vòng đai ngoài của căn cứ Bình Điền và tiến về hướng Tây. Trên lộ trình hành quân tiếp tế, mỗi cánh quân có hai thành phần: thành phần mở đường để triệt hạ các chốt chận của địch trên lộ trình, thành phần đi sau, mỗi binh sĩ mang đầy lương thực tiếp tế đủ cho 2 binh sĩ đơn vị bạn đủ ăn trong một chu kỳ 5 ngày. Trong hai đêm liên tiếp, tiểu đoàn 4/54 đã hoàn thành xuất sắc cuộc hành quân tiếp tế, nhờ kế hoạch rất linh động và táo bạo này, trung đoàn 54 BB Bạch Hổ đã kịp thời tiếp ứng lương thực cho các hai tiểu đoàn đang bị địch bao vây.

* Cuộc triệt thoái khỏi căn cứ Bastogne và Checkmate:

Chiều ngày 28 tháng 4/1972, hai cánh quân thuộc hai trung đoàn 29 và 803 thuộc sư đoàn 324B CSBV đồng loạt tấn công cường tập vào căn cứ, dù bị áp đảo về quân số, nhưng tiểu đoàn 2/54 do đại úy Hà Văn Khâm, tiểu đoàn phó xử lý thường vụ tiểu đoàn trưởng, chỉ huy, đã chận được các đợt tấn công của Cộng quân trong hai giờ đầu. Trong khi đó, từ căn cứ hỏa lực Bình Điền, tiểu đoàn Pháo binh tăng phái cho trung đoàn 54 điều động các khẩu đội, tác xạ tập trung vào quanh Bastogne để bảo vệ căn cứ khỏi bị Cộng quân tràn ngập. Nỗ lực của tiểu đoàn Pháo binh chỉ làm giảm tốc độ tấn công của đối phương thêm một thời gian ngắn, vì cùng với cuộc tấn công bằng bộ binh, Cộng quân đã pháo hỏa tập dữ dội vào căn cứ này.

Khoảng 8 giờ tối ngày 28/4/1972, qua hệ thống truyền tin, bằng ám danh và ngụy hóa đàm thoại, đại úy Hà Văn Khâm đã báo cáo cho trung tá Nguyễn Thanh Hạnh, trung đoàn trưởng trung đoàn 54 BB tình hình nguy kịch của căn cứ và xin được triệt thoái. Đại úy Khâm cũng cho biết sẽ “im lặng vô tuyến” với trung đoàn để bảo mật trên lộ trình rút quân. Sau vài lời dặn dò, trung tá Hạnh cho phép đại úy Khâm được tùy nghi hành động, cố gắng mở đường máu để vượt thoát khỏi vòng vây của địch. Trước khi tắt máy, đại úy Khâm nói với vị trung đoàn trưởng của mình: 71 yên tâm, con cháu sẽ cố về nội! (71: ám số truyền tin để chỉ trung đoàn trưởng trung đoàn 54.)

Gần 10 giờ đêm 28/4/1972, sau khi họp với ban chỉ huy tiểu đoàn 2/54 và các đại đội trưởng để phổ biến lệnh triệt thoái, đại úy Hà Văn Khâm đã cùng tiểu đoàn mở đường máu vượt thoát vòng vây của địch. Ra khỏi căn cứ được khoảng 1 giờ di chuyển trong đường núi, đại úy Khâm và toàn ban tham mưu, một số đại đội trưởng, trung đội trưởng và hơn một nửa tiểu đoàn bị địch chận bắt.

Bastogne thất thủ, tuyến phòng ngự của tiểu đoàn 1/54 tại căn cứ Checmate đã bị địch cô lập. Để tránh tổn thất, đêm 29/4/1972, sau khi liên lạc với thiếu tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Sư đoàn, trung tá Nguyễn Thanh Hạnh, trung đoàn trưởng trung đoàn 54, ra lệnh cho thiếu tá Nguyễn Phú Thọ, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1/54, điều động toàn tiểu đoàn triệt thoái. Trên lộ trình rút quân, tiểu đoàn 1/54 bị chận đánh, một số sĩ quan, và gần 1/3 tiểu đoàn bị địch bắt. Riêng vị tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó và một số sĩ quan ban chỉ huy tiểu đoàn vượt thoát được, về tuyến sau an toàn.

Dù hai tiểu đoàn 1/54 và 2/54 bị tổn thất nặng trong cuộc triệt thoái, nhưng với hai tiểu đoàn còn lại 3/54 và 4/54, trung đoàn 54 Bộ binh đã phối hợp với trung đoàn 1 Bộ binh tăng viện, giữ vững phòng tuyến Tây Huế trong mùa Hè 1972.

* Tái chiếm Bastogne và Chekmate:

Ngày 15 tháng 5/1972, để tái chiếm một vị trí trọng yếu đã bị rơi vào tay Cộng quân, tướng Phú đã tổ chức một trung đội cảm tử quân gần 40 chiến binh do một thiếu úy chỉ huy, được trực thăng vận nhảy ngay xuống căn cứ Bastogne và tấn kích ngay vào bộ chỉ huy của Cộng quân. Bị tấn công bất ngờ và bị một phi đội trực thăng chiến đấu oanh kích quanh vòng đai phòng thủ căn cứ nên Cộng quân bỏ chạy. Chỉ trong vòng nửa giờ, trung đội cảm tử quân của Sư đoàn 1 đã làm chủ trận địa. Tin chiến thắng báo về, được sự ủy nhiệm của tổng tham mưu QL/VNCH, tướng Phú đã thăng cấp trung úy thực thụ tại mặt trận cho sĩ quan trung đội trưởng cảm tử quân. Tất cả các hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc trung đội này cũng được đặc cách thăng 1 cấp. Một tuần sau, hai tiểu đoàn của trung đoàn 1 Bộ binh đã tái chiếm cao điểm 342.

* Câu chuyện về căn cứ hỏa lực Bastogne:

Căn cứ Bastogne nguyên là một trong những căn cứ hỏa lực do các đơn vị của Quân đoàn 24 Hoa Kỳ thiết lập và phụ trách phòng ngự. Từ đầu năm 1970 đến năm 1972, Sư đoàn 101 Kỵ Binh Hoa Kỳ thống thuộc quân đoàn nói trên đã bàn giao các căn cứ hỏa lực và căn cứ tiếp vận, hậu cứ cho Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH. Đầu năm 1972, Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH tiếp nhận căn cứ Giạ Lê và dời bộ Tư lệnh cùng toàn bộ các đơn vị yểm trợ và hậu cứ một số tiểu đoàn, trung đoàn Bộ binh về đây.

Tháng 3/1972, như đã trình bày ở phần trên, tiểu đoàn 2/54 do đại úy Hà Văn Khâm - tiểu đoàn phó xử lý thường vụ tiểu đoàn trưởng - chỉ huy, được giao trách nhiệm phòng thủ căn cứ Bastogne (căn cứ này còn có tên Việt Nam là căn cứ Phú Xuân do bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 đặt). Trước khi căn cứ Bastogne bị CSBV chiếm, khoảng 1 tuần trước đó, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã bay thị sát chiến trường Trị Thiên, khi nghe tướng Phú trình bày tình hình căn cứ Bastogne và căn cứ Checkmate (do tiểu đoàn 1/54 trú phòng) và tinh thần quyết chiến của 2 tiểu đoàn nói trên trong suốt gần một tháng, Tổng thống Thiệu đã quyết định thăng cấp cho hai sĩ quan chỉ huy 2 tiểu đoàn 1 và 2/54. Thiếu tá Nguyễn Phú Thọ, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1/54, được thăng trung tá thực thụ và đại úy Hà Văn Khâm, xử lý thường vụ tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/54, được thăng thiếu tá thực thụ. Tuy nhiên, vì đang hành quân, nên trung tá Nguyễn Thanh Hạnh, trung đoàn trưởng trung đoàn 54 Bộ binh quyết định chờ tình hình chiến sự lắng xuống sẽ cho trực thăng bốc 2 sĩ quan nói trên về bộ chỉ huy để gắn cấp bậc mới. Do đó khi bị CSBV bắt, anh Hà Văn Khâm vẫn còn mang cấp đại úy. Anh được trao trả vào tháng 3/1973 tại bờ sông Thạch Hãn cùng với các chiến hữu tiểu đoàn 2/54 bị bắt trong mùa Hè 1972. Ngày trở về, anh bị thâu hồi cấp bậc thiếu tá đã được thăng tại mặt trận, vài tháng sau, anh được giải ngũ. Sau 30 tháng 4/1975, anh bị CQ giam giữ ở tổng trại Kỳ Sơn và đã chết trong trại tù vào khoảng thời gian 1977-1978. Anh Hà Văn Khâm xuất thân khóa 16 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, trước khi nhập ngũ, anh là giáo sư trung học.

 


  1. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 tái phối trí lực lượng bảo vệ Huế mùa Hè 1972









-Chiến xa VNCH phối trí phòng thủ Thành nội Huế mùa Hè 1972

Như đã trình bày, trong những ngày cuối của tháng 4 và đầu tháng 5/1972, tình hình chiến sự tại Quảng Trị trở nên nguy kịch. Trong khi đó tại phía Tây và Tây Nam Huế, áp lực Cộng quân gia tăng sau khi tiểu đoàn 2 Trung đoàn 54 thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh triệt thoái khỏi căn cứ Bastongne và tiểu đoàn 1 của trung đoàn này rút khỏi cao điểm 342 (căn cứ Checkmate). Ngày 2 tháng 5/1972, tiếp nhận quyền chỉ huy Quân đoàn 1 vào những giờ phút nguy biến của lịch sử, Trung tướng Ngô Quang Trưởng đã khẩn cấp tái tổ chức các cơ cấu chỉ huy và tham mưu. Bộ tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 được thành lập và được điều hành bởi các sĩ quan thâm niên giàu kinh nghiệm chiến trường và công tác tham mưu. Trong hai ngày kế tiếp, Ttướng Trưởng đã đến tận các đơn vị đang phòng thủ tại các phòng tuyến trọng yếu từ bờ Nam sông Mỹ Chánh đến Tây Nam Thừa Thiên để thị sát chiến trường và kiểm tra tại chỗ tình hình của các đơn vị.

Kiểm tra lại khả năng tham chiến của các đại đơn vị trực thuộc và tăng phái, Sư đoàn 1 Bộ binh ( BB) còn 2 trung đoàn nguyên vẹn là Trung đoàn 1 và Trung đoàn 3 BB, còn Trung đoàn 54 tổn thất gần 40%; Sư đoàn 3 BB tổn thất nặng tại Quảng Trị cần một thời gian dể tái chính trang và tái huấn luyện. Lực lượng Thiết giáp và Pháo binh tăng phái cho Sư đoàn 3 BB cũng bị thiệt hại ở mức độ phải tái trang bị gần 100%.

* Kế hoạch phòng thủ Huế và các chương trình tái chỉnh trang của bộ Tư lệnh Quân đoàn 1:

Phòng thủ Huế và tái chỉnh trang các đơn vị là hai nỗ lực chính của bộ Tư lệnh Quân đoàn 1. Theo tài liệu của Trung tướng Ngô Quang Trưởng viết cho Ủy ban Quân sử Hoa, kế hoạch tổng quát của Quân đoàn 1 vào thượng tuần tháng 5/1972 và cuộc diện chiến trường vào thời gian này được ghi nhận như sau:

Sau khi Quảng Trị thất thủ, áp lực của Cộng quân ( CQ) đã chuyển hướng vào Huế, một mục tiêu trọng điểm mà CQ cố nhắm đánh chiếm. Ngày 4 tháng 5/1972, Trung tướng Trưởng đã khởi động một kế hoạch tổng quát cho công cuộc phòng thủ bảo vệ cố đô Huế: Sư đoàn Thủy quân Lục chiến (TQLC) với 3 lữ đoàn trách nhiệm vùng Bắc và Tây Bắc Thừa Thiên, với tuyến đầu là bờ sông Mỹ Chánh, gần địa giới hai tỉnh Quảng Trị-Thừa Thiên, cách Huế khoảng 30 km đường chim bay, nhiệm vụ của lực lượng TQLC là ngăn chận tất cả các nỗ lực xâm nhập của các đơn vị CQ vào Huế. Sư đoàn 1 Bộ binh nhận trách nhiệm vùng Tây và Tây Nam Huế, phòng thủ và ngăn chận hướng xâm nhập của địch quân từ thung lũng A-Shau (An Hậu), Ngoài các nhiệm vụ chính yếu, cả hai sư đoàn được toàn quyền mở các cuộc hành quân tấn công giới hạn để triệt hạ các đơn vị CQ hoạt động trong vùng trách nhiệm.

Trong sự liên kết với các nỗ lực để phòng thủ vòng đai Huế, một chương trình khẩn cấp được tiến hành để kịp thời tái trang bị và huấn luyện cho những đơn vị đã bị tổn thất nặng nề hoặc bị tan rã trong cuộc chiến tháng 4/1972 vừa qua. Bộ Tổng tham mưu chưa kịp có một kế hoạch dự trù nào để tái tạo những đơn vị này trở thành những đơn vị thiện chiến như trước khi trận chiến xảy ra. Trong phạm vi Quân đoàn 1, đây là trách vụ ưu tiên mà Bộ Tư lệnh Quân đoàn đã nổ lực thực hiện để kịp thời có cường lực vượt qua các thử thách để tái chiếm những vùng bị CQ tạm chiếm.

Trong cuộc chiến 32 ngày tại Quảng Trị, mức tổn thất rất cao. Nhiều đơn vị phải xây dựng lại từ đầu như lữ đoàn 1 Kỵ binh-lực lượng Thiết giáp hùng mạnh thống thuộc Quân đoàn 1 đã phải bỏ lại chiến trường 43 chiến xa M 48, 66 chiến xa M-41 và 103 thiết vận xa 130, phần lớn do khô cạn nhiên liệu, về nhân mạng có 1, 171 quân sĩ bị tử trận, thương vong, mất tích. Về pháo binh tổng cộng có 140 khẩu pháo đã được phá hủy hay bỏ lại ở bên bờ Bắc sông Thạch hãn hoặc tại các căn cứ khi triệt thoái. Sư đoàn 3 BB chỉ còn lại bộ tham mưu và những thành phần còn lại của 2 trung đoàn 2 và 57 Bộ binh, tổng quân số còn khoảng 2700 quân sĩ, thiệt hại đến 75%. (Tổng quân số một Sư đoàn Bộ binh kể cả các đơn vị binh chủng cơ hữu theo bảng cấp số lý thuyết vào khoảng 11 ngàn quân sĩ. Mỗi trung đoàn Bộ binh quân số lý thuyết hơn 2 ngàn 600). Ba liên đoàn BĐQ tham chiến cũng bị thiệt hại nặng, mất trên 50% cường lực tác chiến.


- Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 (từ tháng 6/1966 đến ngày 2/5/1972)

Các nỗ lực tái trang bị được tiến hành liên tục và hữu hiệu nhờ vào khả năng cung ứng và yểm trợ của các đơn vị Tiếp vận qua sự điều động của Tổng cục Tiếp vận và các phản ứng nhanh chóng và rất hiệu quả của hệ thống Tiếp vận Hoa Kỳ dưới sự giám sát của bộ Tư lệnh Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại VN (MACV). Chiến cụ khẩn thiết cho nhu cầu chiến trường đã bổ sung kịp thời như đại bác 105 ly, thiết vận xa, quân xa, vũ khí cộng đồng và cá nhân, mặt nạ phòng hơi độc, ngòi nổ, mình định hướng. Tất cả các quân khí này được vận chuyển cấp tốc đến Đà Nẵng bằng các vận tải cơ khổng lồ như C 141, C-5 hay bằng các hải vận hạm. Nhờ có sự yểm trợ kịp thời và đầy đủ, trong những tháng nghiêm trọng sau đó, không có một đơn vị chiến đấu nào thiếu thốn đạn dược, đặc biệt là các tiểu đoàn Pháo binh 105 và 155 ly.

Về thời gian, các chương trình đã được rút ngắn. Một chương trình cấp tốc 2 tuần lễ huấn luyện bổ túc đã được thực hiện cho các đơn vị do các toán huấn luyện lưu động Việt-Mỹ phụ trách. Đặc biệt trong chương trình này có phần huấn luyện quân sĩ sử dụng các vũ khí chống chiến xa địch, đặc biệt là loại hỏa tiễn có giây điều khiển TOW (Tube-launch, Optical-tracked, Wire-guided), lần đầu tiên được đưa vào chiến trường Việt Nam ngày 21 tháng 5/1972. Khởi đầu các lớp huấn luyện này do lữ đoàn 196 Bộ binh Hoa Kỳ đảm trách, khi lữ đoàn này triệt thoái khỏi Đà Nẵng, các chương trình được tái huấn luyện tại trung tâm Huấn luyện Hòa Cầm ở phía Tây vùng ngoại ô Đà Nẵng.

Các đơn vị như Thiết đoàn 20 Kỵ binh, Trung đoàn 56 BB và các tiểu đoàn Địa phương quân bắt buộc phải trải qua một chương trình đầy đủ thời lượng để tái trang bị và huấn luyện. Các đơn vị được tập trung tại trung tâm Huấn luyện Đống Đa ở Phú Bài và tại trại Văn Thánh (doanh trại cũ của trung tâm Huấn luyện Sư đoàn 1 Bộ binh). Riêng Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 BB tạm thời đóng tại một khu vực ở Phú Bài của Quân đội Hoa Kỳ để lại.

* Tình trạng Sư đoàn 3 BB:

Cũng cần ghi nhận rằng sau khi Sư đoàn 3 triệt thoái khỏi Quảng Trị, Tổng thống Thiệu cũng muốn xóa đi khỏi Quân Lực danh hiệu của Sư đoàn này và tái tổ chức sư đoàn này thành Sư đoàn 27 Bộ binh, vì Tổng thống Thiệu cho rằng con số 3 xui xẻo, cần phải xóa đi.

Trung tướng Trưởng cho biết ông đã nhận được nhiều cú điện thoại của trung tướng Nguyễn Văn Mạnh-tham mưu trưởng Liên quân-thông báo ý định của Tổng thống Thiệu về việc xóa danh hiệu Sư đoàn 3 BB. Ông đã phải tranh đấu và giải trình rất nhiều lần để giữ lại danh hiệu của sư đoàn này. Cuối cùng Tổng thống Thiệu đã đồng ý.

Theo Trung tướng Trưởng thì vị tư lệnh tiền nhiệm Quân đoàn 1 & Quân khu 1 là trung tướng Hoàng Xuân Lãm đã gây khó khăn cho Tướng Giai trong kế hoạch điều quân khi Trung tướng Lãm "tự mình thường xuyên ra chỉ thị bằng cách điện thoại hay gọi qua máy truyền tin thẳng với trung đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng". Tướng Giai chỉ biết nội dung các chỉ thị của Tướng Lãm, sau khi các chỉ thị này đã được các đơn vị trưởng (nhận lệnh của Tướng Lãm) thi hành xong xuôi. Tướng Trưởng nhận xét rằng việc làm của Tướng Lãm đã làm thương tổn đến quyền chỉ huy của Tướng Giai.

Tác giả bài viết: Vương Hồng Anh

Nguồn tin: Vietstaronline.com

 



  1. Tổ Quốc Ghi Ơn
    Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm
    Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh QLVNCH





Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm Tữ Nạn tại Sa Huỳnh, Quảng Ngãi ngày 29 tháng 3 năm 1975 cùng tất cả ban tham mưu Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh trên chiếc trực thăng UH1H khoảng hơn 10 ngưòi / chỉ 1 người duy nhất còn sống trong tai nạn này là Trưởng Phi Cơ cũng là Phi Đoàn Trưởng Trung Tá Vinh, chuyến bay cất cánh từ phi trường Non Nước Đà Nẵng trên đường di tản về Tuy Hòa bị bắn chao đão và cánh quạt đụng nước tại biển Sa Huỳnh. Gia Đình cũng như không một ai biết tin, hơn 32 năm sau Ký Giả Huy Phương đã đến Lafayyette, Louisiana phỏng vấn toàn bộ câu chuyện về cái chết của Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm người Anh Hùng của QLVNCH.
Hình trên do em trai Chuẩn Tướng Điềm cung cấp và DVD tòan bộ cuộc phỏng vấn trên SBTN nhân cuộc gặp gở tại Denver, Colorado nhân ngày quân lực 19 tháng 6 năm 2009.


KINH BAO CUA GIA DINH CUA CO CHUAN TUONG NGUYEN VAN DIEM
Gia dinh chau da tim duoc hai cot cua ba la ong NGUYEN VAN DIEM va chu VO TOAN tai xom LA NGAI thon AN HAI xa BINH CHAU,huyen BINH SON, tinh QUANG NGAI.
Dai dien gia dinh chau xin kinh bao. TRUONG NAM NGUYEN MINH DE
From: "minhde nguyen"
minhde_nguyen@yahoo.com

Hình ảnh nơi bị nạn và mộ phần của Cố chuẩn tướng Nguyễn văn Điềm và Đại tá Võ Toàn...






Tấm thẻ bài của Cố Chuẩn Tướng NGUYỄN VĂN ĐIỀM

-Ngọn núi phiá xa là nơi máy bay va vào và rơi xuống.

-Vị trí ngôi mộ là hố bom được cư dân điạ phương tận dụng để chôn cất tất cả gồm 6 vị theo thứ tự từ trái qua phải:

1-Đại tá Võ Toàn.

2-Chuẩn tướng Nguyễn văn Điềm.

3-Một cháu bé.

4-Một phi công VÔ DANH rất to con.

5-Một thiếu úy VÔ DANH

6-Và một phụ nữ.

- Đại tá Võ Toàn ngoài thẻ bài đeo ở cổ ở ngón tay còn có chìéc nhẩn.

- Chuẩn Tướng Nguyễn văn Điềm cò có thẻ bài ở cổ.

- Theo Buổi phỏng vấn trên đài SBTN của anh Huy Phương với trung tá phi công Lê ngọc Bình vào ngày Oct 18,2007

- Xin anh Bình có thể xác nhận được những vị không có tên.

* Những vị nầy đã được gia đình chúng tôi mua đất trong làngđể chôn cất lại khi di dời.

THỊNH KHUÊ

Sống chết bên nhau

Trở về nhà sau 36 năm

Huy Phương

“Hài cốt người phi công tìm thấy là Trung Úy Nguyễn Văn Tạng và người phụ nữ cùng em bé là vợ con của y tá phi hành Nguyễn Chược (thuộc Phi Ðoàn 257 Trực Thăng)?”

Theo lời kể của ông Nguyễn Minh Ðệ, 55 tuổi, trưởng nam của Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Ðiềm, những năm trước đây, với nguồn tin máy bay trực thăng do Trung Tá Lê Ngọc Bình lái bị bắn rớt tại Sa Huỳnh vào ngày 28 tháng 3, 1975 sau khi Ðà Nẵng bị thất thủ, gia đình Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Ðiềm đã đến vùng này để tìm kiếm nhưng không có kết quả. Thật ra địa điểm máy bay rơi là Sa Kỳ thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Năm ngoái, có một thân nhân ở Ðà Lạt cho biết ở Sa Kỳ năm 1975 người ta có chôn một ông tướng VNCH tên Ðiềm và chỗ này dân chúng tin tưởng rất linh thiêng, hay đến cầu xin và nhang khói, tuy vậy gia đình đã mất lòng tin vì đã cất công tìm kiếm nhiều lần.


Trung tá phi công Lê Ngọc Bình. (Hình do gia đình cung cấp)

Nhân có người em của Chuẩn Tướng Ðiềm ở Mỹ mới về thăm nhà và ông này đã thúc giục gia đình nên đi Sa Kỳ một lần để rõ thực hư. Khi đến nơi hỏi thì dân làng ai cũng biết ngôi mộ này, nằm trong một xóm nhỏ có tên là Lá Ngái.

Theo lời kể của dân làng thì đầu tháng 4 năm đó có rất nhiều xác người tấp vào bờ và dân làng đã chôn họ rải rác ven bờ biển, qua các trận bão lụt, bây giờ đã không còn dấu tích gì. Rất may mắn, sáu thi thể trong đó có Chuẩn Tướng Ðiềm, Ðại Tá Võ Toàn nằm gần một hố bom, cao hơn mặt biển được dân làng mai táng vào đó, nên không hề bị ảnh hưởng bởi sóng gió. Vì sự linh thiêng của người chết mà dân trong vùng tin tưởng, nên khi gia đình đến nơi, người trong thôn đã chỉ nơi chính xác của ngôi mộ.

Khi công nhân khai quật nấm mộ đã bắt gặp hai đôi giầy trận đã mục nát. Một hài cốt nhỏ nhắn được gia đình nghi là của Chuẩn Tướng Ðiềm, còn thẻ bài mang rõ họ tên, và trong túi áo còn có một mảnh bùa. Cạnh bên là hài cốt của Ðại Tá Võ Toàn, có thẻ bài và một chiếc nhẫn vàng trên lóng xương tay. Theo xác nhận của bà quả phụ Võ Toàn, hiện đang sống tại Việt Nam nói chuyện với chúng tôi qua điện thoại, đây là chiếc nhẫn đính hôn từ năm 1964, sau này tay của ông mập ra nên không thể nào cởi nhẫn ra được, do đó mà chiếc nhẫn nhẫn mới còn.

Trong ngôi mộ này người ta còn tìm thấy hài cốt của một em bé, một phụ nữ, một thiếu úy (xác nhận nhờ cấp bậc trên cổ áo), một phi công (nhận ra nhờ bộ đồ bay). Hai quân nhân này không có giầy, và hài cốt của người phi công lớn hơn bình thường. Qua cuộc điện đàm với chúng tôi sau khi có tin nấm mộ được khai quật, cựu trung tá phi công Lê Ngọc Bình, hiện cư ngụ tại La Fayette, Louisana, cho rằng đây có thể là hài cốt của cố Trung Úy Nguyễn Văn Tạng, co-pilot của ông trong chuyến bay định mệnh này, và người đàn bà và đứa trẻ là gia đình của “y tá phi hành” Nguyễn Chược trong Phi Ðoàn 257 Trực Thăng có nhiệm vụ “tản thương-tìm cứu” mà ông Lê Ngọc Bình là phi đoàn trưởng. Ông Nguyễn Chược đã gửi theo chuyến bay này người vợ và 4 đứa con nhỏ. Về những người khác đi trên chuyến bay ông không biết rõ. Sống chết bên nhau


Di ảnh của Ðại Tá Võ Toàn. (Hình do gia đình cung cấp)

Trong thời gian có cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh sang Hạ Lào, lúc Ðại Tá Ðiềm (Khóa 4 Thủ Ðức), chỉ huy Trung Ðoàn I BB thì Trung Tá Võ Toàn (khóa 17 VBQG Ðà Lạt) là tiểu đoàn trưởng TÐ 3/1. Năm 1973 lúc Chuẩn Tướng Ðiềm được giao trọng trách tư lệnh SÐ 1 thì Ðại Tá Võ Toàn là trung đoàn trưởng Trung Ðoàn IBB. Tháng 3 năm 1975, Sư Ðoàn 1 Bộ Binh cùng Liên Ðoàn 15 Biệt Ðộng Quân, chịu trách nhiệm bảo vệ hướng Tây và Nam tỉnh Thừa Thiên. Trong lúc hành quân, sư đoàn được lệnh rút về cửa Tư Hiền để thực hiện lệnh tái phối trí Quân Ðoàn I. Theo kế hoạch rút quân, Sư Ðoàn 1 Bộ Binh cùng các đơn vị phụ thuộc sẽ tập hợp tại cửa Tư Hiền, vượt đầm Cầu Hai, qua đèo Hải Vân rồi theo quốc lộ 1 về Ðà Nẵng. Trước sự tấn công của cộng sản và Duyên Ðoàn 13 Hải Quân chịu trách nhiệm đưa quân qua sông bị khó khăn, không làm tròn trọng trách, nên cuối cùng Sư Ðoàn 1 Bộ Binh tan rã tại đây, và chỉ khoảng vài nghìn quân nhân về được đến Ðà Nẵng.

Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Ðiềm được Trung Tướng Ngô Quang Trưởng chỉ định làm Quân Trấn Trưởng Ðà Nẵng để tái lập an ninh, và Ðại Tá Võ Toàn tuy là phụ tá Quân Trấn Trưởng nhưng gần như ông đôn đốc mọi công chuyện. Ðịnh mệnh đã sắp xếp để cuối cùng hai chiến hữu của SÐ1BB, đã từng chiến đấu bên nhau cùng lên một máy bay trực thăng HU1H do Trung Tá Lê Ngọc Bình lái từ căn cứ Non Nước bay về hướng Nam. Ngày 18 tháng 4 khi CS tiến vào Ðà Nẵng. Trong cuộc phỏng vấn truyền hình của chúng tôi (và phóng viên quay phim Ðăng Minh SBTN) tại nhà riêng của Cựu Trung Tá Lê Ngọc Bình tại thành phố La Fayette vào tháng 10, 2007, ông Bình xác nhận là không biết có Ðại Tá Toàn trên máy bay hay không, vì trong lúc hỗn loạn và quá đông người.

Cuối cùng khi khai quật nấm mồ, người thấy Chuẩn Tướng Ðiềm và Ðại Tá Toàn nằm sát bên nhau.

Sau hơn 36 năm Ðại Tá Võ Toàn đã về với gia đình tại Long Thành (Biên Hòa) và Chuẩn Tướng Ðiềm có mộ phần tại Bà Rịa (Phước Tuy). Hai người đều sinh trưởng ở Huế, chiến đấu nhiều năm cho mảnh đất quê hương, nhưng sau tháng 4, 1975, gia đình của hai tử sĩ này đều bị vùi dập, kỳ thị và xua đuổi phải đi dần về phương Nam tìm đất sống và đã “nhận nơi này làm quê hương.”

Ðịa điểm khai quật nấm mộ Chuẩn Tướng Ðiềm và Ðại Tá Võ Toàn. (Hình do gia đình cung cấp)

Nguồn:
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm.../?a=138310&z=3

Last edited by alamit; 15-02-2013 at 08:47 AM.

 

  1.  


Chiến dịch Trị Thiên Huế




Binh lực chủ yếu tại cánh quân phía Bắc của Quân đoàn I - QLVNCH đóng ở Trị Thiên Huế được bố trí thành 7 khu vực phòng thủ:

Khu vực từ Thị xã Quảng Trị đến sông Mỹ Chánh có các lữ đoàn 258 và 369 thủy quân lục chiến, liên đoàn 913 bảo an, thiết đoàn 17 (thiếu) và lực lượng địa phương quân của các chi khu quân sự Hải Lăng, Triệu Phong, Mai Lĩnh.
Khu vực từ bờ nam sông Mỹ Chánh đến cửa ngõ phía Bắc thành phố Huế có lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến, thiết đoàn 20, các cụm pháo binh tại Đồng Lâm, An Lỗ, 2 tiểu đoàn của liên đoàn bảo an 914 và lực lượng địa phương quân của các chi khu quân sự Quảng Điền, Phong Điền.
Khu vực Tây Bắc thành phố Huế do trung đoàn bộ binh 51 (sư đoàn 1) và địa phuơng quân của chi khu quân sự Hương Trà phòng thủ.
Khu vực thành phố Huế: Tại cửa Thuận An có hải đoàn 106, các duyên đoàn 11 và 12. Tại Thành phố Huế có 3 tiểu đoàn bảo an, 5 đại đội cảnh sát dã chiến; giang đoàn 32 đóng tại bến Tòa Khâm.
Khu vực đồng bằng sông Hương từ Tây Nam Huế đến Phú Lộc có binh lực mạnh nhất gồm các trung đoàn bộ binh 1, 3 và 54 (sư đoàn 1), 1 chi đoàn của thiết đoàn 17, liên đoàn 15 biệt động quân, 3 tiểu đoàn của liên đoàn bảo an 914 và địa phương quân của tiểu khu Thừa Thiên, các chi khu quân sự Hương Thuỷ, Phú Vang, Phú Thứ, Nam Hoà.
Khu vực ven biển từ Phú Lộc đến Bắc đèo Hải Vân do lữ đoàn dù số 2, 3 tiểu đoàn của liên đoàn bảo an 914 và địa phương quân thuộc chi khu quân sự Phú Lộc phòng thủ. Ngoài ra còn có 1 hải đội và hai giang đội đóng tại cửa Tư Hiền.[16]

Để thực hiện kế hoạch tấn công, Bộ tư lệnh mặt trận Trị Thiên sử dụng 2 sư đoàn 324 và 325 (thiếu trung đoàn 95), ba trung đoàn, 2 tiểu đoàn địa phương và trung đoàn pháo cơ giới của Quân khu Trị Thiên, trung đoàn pháo binh 164, 2 trung đoàn cao xạ của sư đoàn phòng không 673 và lữ đoàn xe tăng 203 tấn công Trị Thiên Huế. Trong giai đoạn đầu của chiến dịch tạm thời chỉ sử dụng 1 đại đội xe tăng. Hướng tấn công chủ yếu từ Tây Nam Huế do Quân đoàn 2 phụ trách, các hướng khác do Quân khu Trị Thiên đảm nhận.[17]

Các trận đánh chia cắt vòng ngoài

Một ngày sau khi chiến dịch Tây Nguyên mở màn; ngày 5 tháng 3 năm 1975, chiến dịch xuân hè 1975 tại Trị Thiên được phát động bằng trận phục kích chặn đánh đoàn xe tiếp vận của QLVNCH trên đèo Hải Vân và trận đánh sập cầu An Lỗ trên đường số 1 ở phía bắc Huế. Các cứ điểm của liên đoàn bảo an 913 tại Động Ông Do và điểm cao 367 bị vây ép. Căn cứ pháo binh Đồng Lâm và sân bay Phú Bài bị pháo kích. Lợi dụng QLVNCH đang bận đối phó tại các điểm bị tấn công, Quân đoàn 2 QĐNDVN đã bí mật chuyển các sư đoàn bộ binh 324, 325 và trung đoàn 9 (sư đoàn 304) từ phía Tây và Bắc Quảng Trị vào phía Tây và Tây Nam Huế đồng thời điều các trung đoàn 46 và 271 của Quân khu đến thay thế cho hai đơn vị vừa di chuyển. Các cuộc liên lạc điện đài của trung đoàn 46 sử dụng mật danh của sư đoàn 308 và các cuộc diễn tập thực binh có xe tăng và pháo tham gia được tổ chức rầm rộ ở Cửa Việt, Thanh Hội, Ái Tử đã gây lúng túng và nhầm lẫn cho cơ quan tình báo và tham mưu Quân đoàn I QLVNCH trong việc phán đoán hướng tấn công chính của QĐNDVN.[18]

Từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 3, chi khu quân sự Mai Lĩnh và 11 phân chi khu khác bị 4 tiểu đoàn địa phương QĐNDVN tại Quảng Trị đánh chiếm. Trong khi tướng Lâm Quang Thi đang đòi tướng Ngô Quang Trưởng tăng viện cho Quảng Trị thì 5 giờ 45 phút sáng ngày 8 tháng 3, sư đoàn 324 bắt đầu tấn công căn cứ Mỏ Tàu, các điểm cao 75, 76, 224, 273 và 303 ở Tây Nam Huế. Đến ngày 10 tháng 3, hai tiểu đoàn của các trung đoàn 1 và 54 (sư đoàn 1 QLVNCH) bị loại khỏi vòng chiến đấu tại các điểm cao 224 và 273; chi đoàn thiết giáp 47 ở Núi Nghệ bị trung đoàn 1 (sư đoàn 324) tiêu diệt. Căn cứ Phổ Lại do tiểu đoàn bảo an 130 đóng giữ bị trung đoàn 4 (Quân khu Trị Thiên) tấn công tiêu diệt với sự chi viện của trung đoàn pháo binh 223 của quân khu. Ngày 13 tháng 3, tướng Lâm Quang Thi điều liên đoàn 15 biệt động quân, tiểu đoàn 2 (trung đoàn 54), các chi đoàn thiết giáp 27 và 37 mở cuộc phản kích và chia đôi điểm cao 224 với đối phương sau 7 ngày giao chiến. Trong một tuần đẫm máu tại điểm cao 224, cả hai bên đã bắn vào đây hơn 8.000 phát đại bác. QLVNCH cũng sử dụng hơn 60 phi vụ oanh tạc nhằm cản bước tiến của Quân đoàn 2 QĐNDVN.[19]

Trong khi chiến sự tại địa bàn Quân khu I đang diễn tiến với mức độ ác liệt gia tăng thì ngày 13 tháng 3 năm 1975, trung tướng Ngô Quang Truởng đuợc triệu tập về họp tại Sài Gòn. Trong cuộc họp cùng ngày, Ngô Quang Trưởng không thể tin ở tai mình khi nghe một mệnh lệnh đột ngột từ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu yêu cầu bỏ lại phần lớn Quân khu I, rút về phòng thủ vùng duyên hải miền Trung. Riêng sư đoàn dù phải đuợc rút ngay về bảo vệ Biệt khu Thủ đô. Tướng Trưởng cố sức chứng minh rằng Quân đoàn I có thể giữ vững địa bàn quân khu; rằng với 2 sư đoàn dù và thủy quân lục chiến chưa sử dụng đến, quân đoàn có thể tổ chức lấy lại những địa bàn đã mất. Nhưng mọi sự thuyết phục của tướng Trưởng đều vô hiệu. Giống như trường hợp chỉ thị cho tướng Phú rút quân khỏi Tây Nguyên, tổng thống Thiệu một lần nữa coi quyết định của mình là tối hậu.

Trở lại Quân đoàn I vào chiều hôm đó, tướng Trưởng vẫn chưa dám phổ biến ngay quyết định của Thiệu. Một mặt ông muốn chứng minh cho Thiệu thấy là mình đúng do còn có thời gian và binh lực chưa bị nhiều tổn thất; mặt khác, ông cũng không muốn gây hoang mang cho cấp dưới khi chiến cuộc còn chưa ngã ngũ.[20][21] Nhận thấy mặt Nam của Quân khu cũng bị đe doạ, Ngô Quang Trưởng cũng điều chỉnh lại kế hoạch phòng thủ theo mô hình một gốc hai cành; lấy Đà Nẵng làm trung tâm phòng ngự (gốc), cánh Bắc là Trị Thiên, cánh Nam là Quảng Nam, Quảng Ngãi. Do phải trả sư đoàn dù về Sài Gòn, ông ra lệnh rút lữ đoàn 369 thủy quân lục chiến vào Quảng Nam thay thế lữ dù 3, điều lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến về đèo Phú Gia (Bắc Hải Vân) thay thế lữ dù 2. Việc này làm cho trung tá Đỗ Kỷ, tiểu khu trưởng Quảng Trị lập tức kháng nghị vì việc rút 2 lữ đoàn này cũng có nghĩa là rút kèm theo 2 tiểu đoàn pháo binh và 1 chi đoàn thiết giáp tăng phái. Tướng Trưởng chỉ còn có thể giải thích rằng đây là lệnh của tổng thống và chấp thuận tăng cuờng cho hướng Quảng Trị liên đoàn biệt động quân 14 lấy từ Đà Nẵng.[22][23]

Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 3, trung đoàn 6 Quân khu Trị Thiên mở một loạt trận đánh vào các cứ điểm Chúc Mao, La Sơn, điểm cao 551 và điểm cao 300 ở phía Tây Huế, buộc trung đoàn 3, sư đoàn 1 QLVNCH phải bỏ khu vực phía Tây đường số 12, rút về phòng thủ khu vực Động Tranh, Bình Điền. Ngày 17 tháng 3, xuất phát từ phán đoán QLVNCH sẽ co cụm về phòng thủ các thành phố Huế, Đà Nẵng, Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN đã phát điện khẩn yêu cầu Bộ Tư lệnh mặt trận Trị Thiên nhanh chóng cắt đường số 1 ở bắc Huế, vô hiệu hóa sân bay Phú Bài, cô lập Huế với Đà Nẵng về đường không; Quân đoàn 2 phải đánh chiếm ngay quận lỵ Phú Lộc, cắt đường số 1 ở Nam Huế, cô lập Huế với Đà Nẵng trên bộ. Chấp hành lệnh này, Bộ tư lệnh mặt trận Trị Thiên vạch kế hoạch tấn công trên hướng Bắc Quảng Trị. Mũi chủ yếu từ Thanh Hội theo đuờng số 68 và từ Tích Tuờng, Như Lệ theo đuờng số 1 đánh vào. Mũi vu hồi từ hướng Tây đánh thẳng ra An Lỗ. Mũi vu hồi phía Nam đánh ra đường số 1 tại Lương Điền, Đá Bạc, vòng qua các điểm cao 224 và 303. Cánh bắc của Quân đoàn 2 (sư đoàn 324) hướng đòn tấn công chính vào quận lỵ Phú Lộc và đèo Phú Gia. [24] Ngày 18 tháng 3, các đơn vị thuộc Quân khu Trị Thiên đồng loạt tấn công. Ở cánh Bắc, tỉnh Quảng Trị bị QĐNDVN đánh chiếm toàn bộ lúc 18 giờ 30 phút ngày 19 tháng 3. Trung tá Đỗ Kỷ dẫn một bộ phận biệt động quân còn lại rút về Huế và bị truy kích dọc theo đuờng số 1 đến An Lỗ.

Đang ở Sài Gòn xin phê chuẩn kế hoạch phòng thủ mới, tướng Ngô Quang Trưởng vội bay ra vùng I và gấp rút tổ chức lại tuyến phòng thủ ở cánh Bắc của Quân đoàn I. Tại tuyến Mỹ Chánh - Thanh Hương - Kế Môn - Vân Trình có lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến; các tiểu đoàn 77, 121, 126 biệt động quân; liên đoàn bảo an 913 và thiết đoàn 17. Lữ đoàn 480 thủy quân lục chiến được điều từ Đà Nẵng ra Tây Bắc Huế để triển khai từ Sịa đến Lương Điền. Sư đoàn 1 bộ binh, liên đoàn 15 biệt động quân và thiết đoàn 7 bố trí thành vòng cung từ Núi Gió, Hòn Vượn qua Bình Điền đến Mỏ Tàu ôm lấy phía Tây và Tây Nam Huế. Lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến và liên đoàn bảo an 914 giữ đường số 1 nối Huế với Đà Nẵng ở Phú Lộc.[25] Thiết đoàn 20 giữ sân bay Phú Bài. Tổng số binh lực có 27.500 quân chủ lực, 19.000 quân bảo an và 36.000 quân phòng vệ dân sự.[26]

Tấn công thành phố Huế

Trong khi tướng Ngô Quang Trưởng đang ở Huế để thị sát và đốc thúc cấp duới thực hiện kế hoạch phòng thủ co cụm thì ngay trong ngày 20 tháng 3, Bộ Tư lệnh mặt trận Trị Thiên đã hoàn thành bản kế hoạch tấn công thành phố Huế với phương châm không cho QLVNCH co cụm phòng ngự trong nội đô. Lúc 14 giờ 30 phút ngày 20 tháng 3, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điện cho Quân đoàn I: "Vì eo hẹp phương tiện và không quân, hải quân nên chỉ cho phép yểm trợ một enclave (vùng đất bị bao vây), vậy mener (dẫn dắt) tuyến trì hoãn chiến về Hải Vân nếu điều kiện cho phép".[27] 5 giờ 40 phút sáng ngày 21 tháng 3, sư đoàn 325 (thiếu) tấn công và tràn ngập các điểm cao 310, 312, 329, 494, 520, 560, đồi Yên Ngựa và dải đồi Kim Sắc. Sư đoàn 324 đánh chiếm các điểm cao 224, 303 và Núi Bông. Tuyến phòng ngự phía Tây đường số 1 từ Lương Điền đến Phú Lộc của QLVNCH bị đánh sập. Từ đêm 21 đến 10 giờ 30 phút ngày 22 tháng 3, trung đoàn 18 (sư đoàn 325) đã cắt đứt đường số 1 trên địa đoạn dài 4 km từ Ràng Bò đến Bạch Thạch. Cầu Thừa Lưu bị đơn vị đặc công nước K5 đánh sập. Hàng nghìn xe quân sự và dân sự các loại đang trên đường từ Huế vào Đà Nẵng phải quay lại.[28] Ngày 21 tháng 3, căn cứ Truồi bị tấn công. Thiết đoàn 20 tiến ra giải tỏa đường số 1 bị lữ đoàn xe tăng 203 đánh vỗ mặt phải lùi lại Phú Bài. Ngày 22 tháng 3, đến lượt phòng tuyến sông Mỹ Chánh bị vỡ. Toàn bộ cánh bắc của Quân đoàn I QLVNCH bị hợp vây từ ba phía.

Nhận thấy tình hình ở Huế đã chuyển từ mức "xấu" sang mức "tồi tệ", đêm 22 tháng 3, tư lệnh Ngô Quang Truởng chấp thuận cho chuẩn tướng Lâm Quang Thi rút quân về Đà Nẵng. Con đường rút duy nhất còn lại là ra biển qua các cửa Thuận An và Tư Hiền, từ đó lên các tàu của hải đoàn 106 hoặc men theo bờ biển qua Thừa Lưu, Lăng Cô dưới chân đèo Hải Vân để vào Đà Nẵng.[29]

Sáng 23 tháng 3, sư đoàn 324 QĐNDVN vu hồi qua điểm cao 303 và Mỏ Tàu, đánh thẳng ra ven biển Bắc Phú Lộc, sư đoàn 325, đánh chiếm Mũi Né, Phước Tượng, bịt chặt cửa Tư Hiền. Ở phía Bắc, các trung đoàn 4, 46, và 271 của Quân khu Trị Thiên bám theo sát gót cánh quân của lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến, liên đoàn 14 biệt động quân, trung đoàn 5 (sư đoàn 1) và thiết đoàn 17 đang lao nhanh ra cửa Thuận An. Ngày 24 tháng 3, các tiểu đoàn 3 và 812 của tỉnh đội Quảng Trị được tăng cường 1 đại đội xe tăng và 1 đại đội pháo binh tấn công xuyên qua các chốt Sông Bồ, Phổ Trạch, Luơng Mai, Bao Vinh, Xuân Viên, Thanh Hương do 2 tiểu đoàn bảo an QLVNCH chặn giữ, truy kích cánh quân này đến Phong Hoà, Phong Bình, Sịa và đánh chiếm quận lỵ Hương Điền và ngã ba Sình, khóa chặt cửa Thuận An. Trên hướng chính diện, lúc 16 giờ 30 ngày 23 tháng 3, trung đoàn 101 (sư đoàn 325) đánh chiếm Lương Điền, áp sát sân bay Phú Bài, mở cánh cửa vào Huế từ phía Nam. Trung đoàn 46 (Quân khu Trị Thiên) phá vỡ phòng tuyến sông Bồ, đánh chiếm quận lỵ Quảng Điền, Quảng Lợi, Hương Cần, cầu Thanh Hà, cầu An Hoà, mở cửa vào Huế từ phía Tây Bắc. [30]

Trong các ngày 24 và 25 tháng 3, các trung đoàn 3 (sư đoàn 324) và 101 (sư đoàn 325) vượt qua Truồi, Nông đánh chiếm sân bay Phú Bài, quận lỵ Hương Thuỷ, theo đuờng số 1 tấn công vào Huế, phát triển đến An Cựu. Các trung đoàn 1 (sư đoàn 324), 4 và 271 (tỉnh đội Quảng Trị) có xe tăng và pháo binh yểm hộ đánh tan bộ phận còn lại của lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến và liên đoàn 15 biệt động quân QLVNCH chưa kịp rút lên tàu tại Hương Thuỷ, Lương Thiện, Kệ Sung, Cự Lại.

Từ trưa đến chiều 25 tháng 3, hầu hết các mục tiêu quan trọng trong thành phố Huế như căn cứ Mang Cá, Sở chỉ huy tiền phuơng Quân đoàn I, Trại Trần Cao Vân, nhà lao Thừa Phủ, Đại Nội... bị QĐNDVN đánh chiếm. QLVNCH tại Huế vỡ trận. Số quân nhân không kịp rút vào Đà Nẵng bị bắt và ra trình diện lên đến 58.722 người; trong đó có: một đại tá, 18 trung tá, 81 thiếu tá, 3.681 sĩ quan cấp uý. Khoảng 14.000 viên chức và nhân viên dân sự cũng đã ra trình diện. Một số lớn phương tiện chiến tranh trong đó có 140 xe tăng, xe bọc thép, hơn 800 xe quân sự khác và khoảng một vạn tấn đạn đã rơi vào tay QĐNDVN. [31]

Chiến dịch Nam - Ngãi

Trong khuôn khổ các hoạt động quân sự phối hợp với mặt trận Trị Thiên Huế và mặt trận Tây Nguyên, đầu tháng 3 năm 1975, Bộ tư lệnh Quân khu 5 QĐNDVN mở chiến dịch Nam mở chiến dịch Nam - Ngãi với mục tiêu chia cắt Quân khu I và Quân khu II (QLVNCH) trên bộ; phối hợp với Quân đoàn 2 và Quân khu Trị Thiên hợp vây Quân đoàn I QLVNCH tại Huế và Đà Nẵng. Tham gia chiến dịch có sư đoàn 2 (chủ lực khu 5), trung đoàn 141 (sư đoàn 3 Sao Vàng), lữ đoàn bộ binh 52 độc lập, các trung đoàn pháo binh 368 và 572, các trung đoàn địa phương 94 và 96, các tiểu đoàn địa phương 70 và 72. Hướng tấn công chủ yếu là vùng Tây Nam Quảng Nam và Tây Bắc Quảng Ngãigtrên tuyến Tiên Phước - Tam Kỳ - Núi Thành và Trà Bồng - Bình Sơn. Đây là tuyến phòng thủ yếu nhất của QLVNCH tại Nam Quân khu I, xa trung tâm Đà Nẵng, bị chia cắt bởi nhiều sông ngòi. QLVNCH phải rải quân ra 77 diểm chốt. Địa bàn Nam Quân khu I được giao cho tướng Trần Văn Nhựt, tư lệnh sư đoàn 2 bộ binh chỉ huy với lực lượng tương đối mỏng so với hai địa bàn còn lại của Quân khu I. Tất cả chỉ có sư đoàn 2 bộ binh, liên đoàn 12 biệt động quân, liên đoàn 916 bảo an, thiết đoàn 11, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 hải đội tuần duyên và 1 giang đội.[32]

4 giờ 30 phút ngày 10 tháng 3, tiểu đoàn 5 (trung đoàn 38) tấn công đánh chiếm các chốt Núi Vú, Núi Ngọc, Dương Côn, Suối Đá, Núi Vỹ; trung đoàn 36 tiêu diệt các chốt Trung Liên, Đồi Đá, Đồi Không tên, Hố Bạch và điểm cao 215; trung đoàn Ba Gia chiếm giữ các điểm cao 269 và 310, hình thành trận địa đánh chặn phản kích từ hướng Tuần Dưỡng; Lữ đoàn 52 đánh chiếm các cứ điểm Gò Hàn, Phước Tiên, Dương Ông Lựu, Dương Huê, Núi Mỹ, Hòn Nhọn, Cửa Rừng, Đèo Liêu và đồi Đất Đỏ. 23 chốt quan trọng của biệt động quân QLVNCH bị tràn ngập sau 4 giờ giao chiến. 9 giờ sáng ngày 10 tháng 3, trung đoàn pháo binh 368 kéo 12 khẩu pháo 85mm, 105 mm và 122mm lên Núi Vú và Hàn Thôn hạ nòng bắn thẳng vào cứ điểm 211 và quận lỵ Tiên Phước, yểm hộ cho trung đoàn 31 tấn công hai vị trí này. Sau hai cuộc phản kích lấp cửa mở không thành công, lúc 13 giờ 30 phút, QLVNCH tại quận lỵ Phuớc Lâm tan chạy. Viên quận trưởng quận lỵ Tiên Phước điện về Chu Lai xin chi viện nhưng chỉ có hai chiếc A-37 ném bom yểm hộ, không cản được đội hình tiến quân của sư đoàn 2 chủ lực khu 5. 16 giờ cùng ngày, quận lỵ Tiên Phuớc bị đánh chiếm.[33]

Mất Tiên Phước và Phước Lâm, liên đoàn bảo an 916 QLVNCH phải rút lui khỏi căn cứ 211. Tiểu khu quân sự Tam Kỳ trực tiếp bị uy hiếp. Ngày 11 tháng 3, tướng Ngô Quang Trưởng lệnh cho chuẩn tướng Trần Văn Nhựt điều động sư đoàn 2 (thiếu), liên đoàn 12 biệt động quân, 1 tiểu đoàn bảo an và chi đoàn 1 (thiết đoàn 11) phản kích từ Tuần Dưỡng ra Cẩm Khê và Dương Côn; đưa trung đoàn 5 (sư đoàn 2), 2 tiểu đoàn bảo an và chi đoàn 4 (thiết đoàn 11) đánh lên Dương Leo, Núi Thám. Trung đoàn 2 (sư đoàn 3) từ Đà Nẵng và trung đoàn 4 từ Chu Lai được tăng phái cho chuẩn tướng Nhựt để giữ Tam Kỳ. Trong các ngày 14 và 15 tháng 3, các tiểu đoàn 70 và 72 (tỉnh đội Quảng Nam) tấn công phía Tây Thăng Bình, buộc trung đoàn 2 (sư đoàn 3 QLVNCH) đang chuyển quân vào Tam Kỳ phải quay lại đối phó. Ở hướng Nam, trung đoàn 94 (tỉnh đội Quảng Ngãi) tấn công Quận lỵ Bình Sơn, cắt đường 1 ở Châu Ổ, giam chân trung đoàn 4, sư đoàn 2 tại Châu Ổ. Lực lượng phản kích của Quân đoàn I QLVNCH trên hướng này đã bị căng mỏng. Thêm vào đó, tướng Ngô Quang Trưởng lại rút liên đoàn 14 biệt động quân ra Quảng Trị thay cho 2 lữ đoàn dù vừa bị tổng thống Thiệu điều về Sài Gòn. Nhận thấy lực lượng trong tay không đủ sức, chuẩn tướng Trần Văn Nhựt phải bỏ dở cuộc phản kích, điều quân về giữ Tam Kỳ, Chu Lai và các chốt dọc đường số 1, bỏ cả hai quận lỵ Trà Bồng và Sơn Hà.[34]

Nhận thấy tuyến phòng thủ của sư đoàn 2 và liên đoàn 12 biệt động quân bị kéo dài từ Quảng Ngãi đến Hội An, trong đó, địa đoạn trọng yếu trước mặt Tam Kỳ chỉ có trung đoàn 5 và một tiểu đoàn của trung đoàn 4, sư đoàn 2 (QLVNCH) đóng giữ; Bộ tư lệnh Quân khu 5 quyết định tấn công vào đây. 5 giờ 30 phút sáng 21 tháng 3, sư đoàn 2 Quân khu 5 tấn công tuyến phòng thủ Suối Đá. Đến 12 giờ, tuyến phòng thủ che chở cho Tam Kỳ bị vỡ một mảng lớn, chuẩn tướng Trần Văn Nhựt vội điều trung đoàn 4 từ Quảng Ngãi ra lấp lỗ hổng, làm suy yếu cánh quân phòng thủ Quảng Ngãi. Bộ tư lệnh Quân khu 5 ngay lập tức điều lữ đoàn 52 vào phối hợp với trung đoàn 94 tấn công Quảng Ngãi. 7 giờ sáng ngày 24 tháng 3, cả Tam Kỳ và Quảng Ngãi cùng lúc bị tấn công. Trên hướng Tam Kỳ, trung đoàn 4 và phần còn lại của trung đoàn 5 (sư đoàn 2 QLVNCH) tan vỡ sau hơn hai giờ giao chiến. Ở hướng thứ yếu tại Cẩm Khe, Khánh Thọ và Đức Tân, hai tiểu đoàn 37 và 39 của liên đoàn 12 biệt động tan chạy. 10 giờ sáng 24 tháng 3, sư đoàn 2 Quân khu 5 tung trung đoàn Ba Gia từ đội dự bị vào trận phối hợp với trung đoàn 31 đánh chiếm thị xã Tam Kỳ chỉ trong một giờ.[35] Cũng vào 7 giờ 30 phút sáng 24 tháng 3, lữ đoàn 52 cùng 2 tiểu đoàn đặc công có xe tăng, xe bọc thép của trung đoàn 574 đi cùng nổ súng tấn công thị xã Quảng Ngãi. Đến 14 giờ chiều, số quân còn lại của trung đoàn 6 (thiếu), liên đoàn biệt động quân 12 (thiếu) và thiết đoàn 4 không chống cự nổi phải rút về Chu Lai và bị rơi vào ổ phục kích của trung đoàn 94 tại đoạn đường số 1 dài 15 km từ cầu Nước Mặn đến Dốc Trạm (Sơn Tịnh). Toàn bộ hơn 4.000 quân của trung đoàn 6 (sư đoàn 2 QLVNCH), liên đoàn biệt động quân 12 và thiết đoàn 4 hoàn toàn tan rã, số bị chết chỉ khoảng 600, số bị bắt lên đến 3.500. Một nhóm nhỏ chạy được về Chu Lai cùng với bộ tư lênh sư đoàn 2 trốn thoát ra tàu biển. 23 giờ 30 phút cùng ngày, lữ đoàn 52 đánh chiếm thị xã Quảng Ngãi.[36]

Chiến dịch Nam Ngãi kết thúc sau hai tuần giao chiến chóng vánh. Sự kiện Quảng Nam, Quảng Ngãi bị QĐNDVN đánh chiếm đã bổ đôi toàn bộ chiến trường miền Nam Việt Nam. Chỉ trong hai ngày 24 và 25 tháng 3, hai hướng phòng thủ chiến lược của QLVNCH tại Trị Thiên Huế (phía Bắc) và Quảng Nam, Quảng Ngãi (Phía Nam) bị tan vỡ. Đà Nẵng giờ đây trơ trọi như một ốc đảo và chỉ còn liên lạc được với các vùng còn lại bằng đường biển và đường không. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã kiểm soát 10 trong số 44 tỉnh của Việt Nam Cộng hoà, 3 trong số 11 sư đoàn bộ binh của QLVNCH đã không còn là những lực lượng chiến đấu nữa. Lữ đoàn 147 cũng không còn hiện diện như là một đơn vị trong đội hình sư đoàn thủy quân lục chiến. [37]

Chiến dịch Đà Nẵng
Các kế hoạch phòng thủ và tấn công

Vào thời điểm đầu năm 1975, Đà Nẵng là thành phố lớn thứ hai của miền Nam Việt Nam với dân số gần một triệu nguời. Đây không chỉ là trung tâm kinh tế - chính trị của vùng I (Quân khu I QLVNCH) mà còn là căn cứ quân sự liên hợp hải - lục - không quân lớn nhất miền Nam với 4 cảng lớn trong đó có cảng Sơn Trà là cảng nước sâu hiện đại; các sân bay Đà Nẵng và Nuớc Mặn, trong đó, Đà Nẵng là sân bay cấp quốc tế; hệ thống kho tàng có sức chứa hàng chục vạn tấn bom đạn, vũ khí, phương tiện chiến tranh, quân trang quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm. Ngoài ra, còn có căn cứ rada đa chức năng đặt tại Sơn Trà do quân đoàn 3 dã chiến (3rdMAF) của Hoa Kỳ quản lý trước đây và bàn giao lại cho QLVNCH sau Hiệp định Paris.[38]

Sau khi mất Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và Quảng Ngãi, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gửi cho các tư lệnh quân khu bức công điện số 015/TT/CĐ ngày 25 tháng 3 năm 1975, trong đó yêu cầu: "Tất cả những tỉnh, những phần đất còn lại của Việt Nam Cộng hoà hiện còn đến ngày 25-3-1975 phải được tử thủ và bảo vệ đến cùng... chỉ huy các cấp phải vận dụng mọi sáng kiến và phương tiện để phản công".[39] Thực hiện lệnh này, ngày 26 tháng 3, trung tướng Ngô Quang Truởng cố gắng thu gom các đơn vị còn lại với tổng số quân trên dưới 75.000 người về phòng thủ thành hai tuyến quanh Đà Nẵng.

Tuyến ngoại vi: Lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến (thiếu) và Liên đoàn bảo an 914 giữ Hải Vân từ Phước Tuờng đến Liên Chiểu. Lữ đoàn 369 thủy quân lục chiến và trung đoàn 57 (sư đoàn 3) giữ Đại Lộc và Đồng Lâm. Lực lượng còn lại của lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến (khoảng 1 tiểu đoàn) và Bộ tư lệnh sư đoàn thủy quân lục chiến giữ sân bay Nuớc Mặn. Trung đoàn 56 (sư đoàn bộ binh 3) giữ Vĩnh Điện. Trung đoàn 2 (sư đoàn 3) ở Ninh Quế. Liên đoàn 15 biệt động quân giữ Bà Rén.
Tuyến tử thủ: Liên đoàn 912 bảo an, các đơn vị còn lại của các thiết đoàn 11 và 20 phòng thủ địa đoạn Phước Tường - Hòa Mỹ. Ba tiểu đoàn còn lại của sư đoàn 1, sư đoàn 2 bộ binh và liên đoàn 12 biệt động quân và 3.000 tân binh của trại huấn luyện Hòa Cầm phòng thủ khu vực từ căn cứ Hòa Cầm đến căn cứ Nuớc Mặn. Các tiểu đoàn bảo an độc lập làm dự bị cơ động trong nội đô.

Tướng Trưởng vẫn còn trong tay 12 tiểu đoàn pháo binh các loại (trong đó có 4 tiểu đoàn được tái trang bị) và sư đoàn 1 không quân bố trí tại các sân bay Đà Nẵng và Nước Mặn là những đơn vị hầu như chưa bị tổn thất để yểm hộ cho các tuyến phòng thủ.[40]

Ngay từ khi các chiến dịch Trị Thiên 1975 và Nam-Ngãi chưa kết thúc, Quân ủy trung ương QĐNDVN đã thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch Đà Nẵng và cử trung tướng Lê Trọng Tấn, Phó tổng tham mưu trưởng QĐNDVN từ Hà Nội vào để chỉ huy chiến dịch này. Ngày 25 tháng 3, Bộ tư lệnh chiến dịch Đà Nãng đã có ngay kế hoạch tác chiến tấn công thành phố từ bốn hướng:

Last edited by alamit; 15-02-2013 at 09:37 PM.

 


  1. Chiến dịch Trị Thiên Huế
    P2


Hướng Bắc: sử dụng sư đoàn 325 (thiếu trung đoàn 95), 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn pháo binh đánh dọc theo đường số 1, chiếm sở chỉ huy quân đoàn I, sư đoàn 1 không quân QLVNCH tại sân bay Đà Nẵng và phát triển đến bán đảo Sơn Trà.
Hướng Tây Bắc: sử dụng trung đoàn 9 bộ binh (sư đoàn 304), 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn cao xạ theo trục đường 14B đánh chiếm Sở chỉ huy sư đoàn 3 QLVNCH ở Phước Tường, phát triển đến sân bay Đà Nẵng.
Hướng Nam và Đông Nam: dùng sư đoàn 2 (Quân khu 5), trung đoàn bộ binh 36, 1 tiểu đoàn xe tăng - thiết giáp, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn cao xạ, 1 đại đội tên lửa chống tăng B-72 theo trục quốc lộ 1 đánh sân bay Đà Nẵng và Bộ tư lệnh Quân đoàn I, phát triển vào nội đô thành phố. Các trung đoàn bộ binh 3 và 68 làm lực lượng dự bị.
Hướng Tây Nam: Quân đoàn 2 điều động sư đoàn 304 (thiếu trung đoàn 9) tấn công các vị trí của lữ doàn 369 thủy quân lục chiến trên tuyến Thựợng Đức - Ái Nghĩa - Hiếu Đức, phát triển đến sân bay nước mặn; chia một cánh quân (trung đoàn 24) đánh vào căn cứ Hòa Cầm, phát triển đến Tòa thị chính Đà Nẵng.[41]

Kế hoạch cũng dự kiến ba phương án tác chiến tùy theo mức độ đối phó của QLVNCH và tốc độ tiếp cận chiến trường của các đơn vị QĐNDVN:

Nếu QLVNCH tan rã và rút chạy trước khi chủ lực QĐNDVN tiếp cận chiến trường thì dùng lực lượng vũ trang địa phương kết hợp với dân chúng nổi dậy dánh chiếm thành phố.
Nếu chủ lực QĐNDVN đến kịp thì lực lượng vũ trang địa phương có nhiệm vụ bóc vỏ vòng ngoài, tạo cửa mở cho chủ lực tấn công.
Nếu QLVNCH co cụm tử thủ thì thực hiện chiến thuật trong đánh ra, ngoài đánh vào.[42]

Tấn công và tan chạy

Trước khi kế hoạch tấn công Đà Nẵng của Bộ tư lệnh chiến dịch ra đời, ngày 24 tháng 3, sư đoàn 325 (Quân đoàn 2 QĐNDVN) đã tấn công lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến và liên đoàn bảo an 914 QLVNCH tại Bắc Hải Vân, đánh chiếm đèo Phước Tượng, các cứ điểm Nước Ngọt, Thổ Sơn và ga Thừa Lưu. Trận dịa pháo binh của QLVNCH tại Phước Tượng rơi vào tay QĐNDVN và được sử dụng ngay cho trận đánh tiếp theo. Ngày 27 tháng 3, đến lượt các cứ điểm Phú Gia, Hải Vân bị tấn công. Sau 5 giờ chống cự với sự yểm hộ của các máy bay A-37 từ sân bay Đà Nẵng và pháo binh từ trận địa Lăng Cô, liên đoàn 258 thủy quân lục chiến và liên đoàn bảo an 914 tan vỡ phần lớn quân số. Sư doàn 325 thừa thắng đánh thốc qua các Sơ Hải, Loan Lý, An Bảo và Lăng Cô. Hơn 30 khẩu pháo các cỡ của các trung đoàn pháo binh 84 và 164 QĐNDVN được triển khai cấp tốc tại các trận địa Sơn Thạch, Sơn Khánh, đèo Mũi Trâu đã bắn trực chỉ vào các căn cứ của QLVNCH tại thành phố Đà Nẵng từ 5 giờ 30 phút sáng ngày 28 tháng 3.[43][44] Trên hướng Tây Nam, khi phát hiện sư đoàn 304 QĐNDVN tiến hành trinh sát chiến đấu, lữ đoàn 369 thủy quân lục chiến bỏ núi Sơn Gà về giữ tuyến trong. Ngày 28 tháng 3, trung đoàn 66 (sư đoàn 304) đánh chiếm quận lỵ Ái Nghĩa và sân bay Nước Mặn, trung đoàn 24 cũng của sư đoàn này tấn công căn cứ Hòa Cầm và Tòa thị chính thành phố. Lữ đoàn 369 thủy quân lục chiến phải lùi về An Đông, Mỹ Khê và bị sư đoàn 2 (Quân khu 5) hợp vây.[45]. Hơn 3.000 tân binh QLVNCH tại trại Hòa Cầm nổi loạn, bắn giết các sĩ quan chỉ huy, phá doanh trại, ra hàng QĐNDVN hoặc bỏ chạy về quê quán.[46]

6 giờ 30 phút sáng ngày 29 tháng 3, các cụm chốt trên đỉnh đèo Hải Vân của QLVNCH bị tràn ngập. Các đơn vị thuộc sư đoàn 325 QĐNDVN tràn xuống đánh chiếm kho xăng Liên Chiểu, cầu Nam Ô, cầu Trịnh Minh Thế, mở đường cho xe tăng tiến ra bán đảo Sơn Trà và quân cảng. Trên hướng Tây Bắc, lúc 12 giờ 30 phút ngày 29 tháng 3, trung đoàn 9, sư đoàn 304 QĐNDVN có 1 tiểu đoàn xe tang đi cùng đánh chiếm sở chỉ huy sư đoàn 3 QLVNCH và toàn bộ khu vực Phước Tường, Hòa Khánh. Ở hướng Nam, sư đoàn 2 (Quân khu 5) được tăng cường 1 tiểu đoàn xe tăng và 1 tiểu đoàn pháo binh đã đánh chiếm khu vực Bà Rén lúc 9 giờ sáng ngày 28 tháng 3. Tướng Ngô Quang Trưởng lệnh cho tuớng Khánh (tư lệnh sư đoàn 1 không quân) dùng 4 phi đội A-37 đánh sập cầu Bà Rén và cầu Câu Lâu nhưng khong cản được sư đoàn 2 QĐNDVN vượt sông bằng xuồng, ghe, bè, mảng. Hồi 5 giờ 55 phút sáng 29 tháng 3, Vĩnh Điện, cứ điểm phòng thủ vòng ngoài cuối cùng của QLVNCH tại phía Nam Đà Nẵng bị QĐNDVN đánh chiếm.[47] 12 giờ sáng ngày 29 tháng 3, Sở chỉ huy Quân đoàn I QLVNCH bị đánh chiếm. Tướng Ngô Quang Trưởng và các chỉ huy cao cấp của QLVNCH tại Quân khu I đã được trực thăng bốc ra tàu HQ-404 từ 9 giờ 30 sáng. 12 giờ 30 phút trưa ngày 29 tháng 3, tất cả các mục tiêu quan trọng như Tòa thị chính, sân bay Đà Nẵng, sân bay Nước Mặn, Đài phát thanh, Ty Cảnh sát, Ngân hàng quốc gia, Trụ sở quân tiếp vụ... đều đã bị QĐNDVN đánh chiếm[48]

Bên phía QLVNCH, việc chỉ huy các đơn vị dưới quyền của tướng Ngô Quang Trưởng đã hoàn toàn không thể thực hiện được từ chiều 28 tháng 3. Việc sư đoàn 3 tan chạy lúc 5 giờ chiều ngày 28 tháng 3 đã làm cho sư đoàn TQLC (thiếu) bị hở suờn và bị đánh vu hồi từ phía sau.[49] Trước đó, 6.000 quân của sư đoàn 2 đã đào ngũ, rã ngũ, không còn kỷ luật và tinh thần chiến đấu nữa. Ngay từ ngày 25 tháng 3, cụm trưởng CIA tại Đà Nẵng, ông Francis đã điện cho cấp trên là ông Polga ở Sài Gòn đề nghị lập cầu hàng không Đà Nẵng - Sài Gòn để di tản người Mỹ, nhân viên người Việt và được chấp thuận với điều kiện chỉ sử dụng máy bay dân sự. Cùng với việc điều động các tàu của vùng I và vùng II hải quân QLVNCH, tướng Smith cũng cho 5 tàu kéo xà lan, 6 tàu khách và 3 tàu hàng ra Đà Nẵng giúp vào việc di tản.[50] Nếu việc di tản của người Mỹ và nhân viên nguời Việt của họ diễn ra tương đối trật tự thì việc rút quân của các đơn vị QLVNCH còn sống sót ra các tàu của hải quân QLVNCH lại xảy ra trong hỗn loạn. Nhà báo Alan Dawson mô tả Đà Nẵng trong ngày 28 tháng 3: "Binh lính rã ngũ nổi loạn, cố sức thoát ra hoặc vơ vét cái gì có thể kiếm được trong khoái lạc bắn giết và cướp bóc. Các tướng tá thì đang hoạch định các chuyến bay để bí mật trốn thoát... Suốt đêm, sự huỷ hoại, vơ vét, trộm cướp và hãm hiếp tiếp diễn. Toà nhà lãnh sự Mỹ, con voi trắng bị lột chỉ còn trơ cái vỏ".[51]. Chiều 29 tháng 3, các đơn vị thuộc các sư đoàn 2, 304, 324, 325, lữ đoàn thiết giáp 203 lần lượt tiến vào Đà Nẵng và trận tự được lập lại. Gần 9 vạn sĩ quan, binh lính QLVNCH và nhân viên dân sự của VNCH không kịp lên tàu biển và máy bay để di tản đã ra trình diện. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng kết thúc.[52]

Kết quả chiến dịch
Hình thái đột biến trên chiến trường miền Nam Việt Nam

Ngoài số quân hơn 14 vạn người và hàng vạn đơn vị vũ khí, trang bị bị tổn thất chỉ sau gần một tháng chiến đấu; tại Quân khu I, QLVNCH đã bỏ lại một khối lượng vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh và hàng hóa quân sự rất lớn gồm có: 129 máy bay các loại, 80 xe tăng thiết giáp, trong đó có cả loại M48 hiện đại nhất lúc bấy giờ, 47 tàu, xuồng chiến đấu, 216 khẩu pháo các loại, 184 xe vận tải quân sự, hơn 10 vạn tấn bom, đạn, mìn, lựu đạn, thuốc nổ, hơn ba chục vạn tấn nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, quân nhu các loại.[53][54]
[sửa] Những nhận định trái chiều và phản ứng của Hoa Kỳ

Việc QLVNCH để mất toàn bộ Quân khu I chỉ trong vòng 25 ngày đã làm cho VNCH mất đứt 50% lãnh thổ của họ, làm rung động cả Washington và Sài Gòn và là màn mở đầu cho giai đoạn cuối cùng của VNCH. [55]. Chi nhánh CIA tại Sài Gòn nhận định trong báo cáo gửi về Washington ngày 31 tháng 3: "Căn cứ vào sự thiệt hại mới đây về thiết bị và sự uy hiếp thường xuyên của quân Bắc Việt Nam trên khắp các mặt trận thì quân chính phủ trong thời gian trước mắt, không thể nào phục hồi lại được. Thật vậy, những gì gây ra cuộc khủng hoảng này không hề thay đổi dù ở Sài Gòn, Hà Nội hay Washington. Chiến tranh Việt Nam đã hoàn toàn đảo ngược trong mấy tuần lễ. Một thảm họa quân sự là chắc chắn".[56] Tuy nhiên, tướng Freidric Weyand, tham mưu trưởng lục quân Mỹ sang Sài Gòn để thị sát và tìm hiểu sự thật tình hình Việt Nam Cộng hòa từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4 lại có sự đánh giá khác hẳn: "Lực lượng Nam Việt Nam không mất tinh thần, xét theo bất cứ khía cạnh nào. Quân đội Sài Gòn sẽ đứng lên chiến đấu ở Bắc Nha Trang và họ quyết tâm làm chậm bước tiến của cộng sản. Họ đang cho thấy mọi việc được thực hiện rất tốt”. Ông ta còn cho rằng: "Cộng sản, sau khi chiếm được những vùng lãnh thổ rộng lớn và những trung tâm dân cư, sẽ phải ngừng bước tiến để củng cố thành quả và bổ sung lực lượng".[57]. Trong khi đó thì đại sứ Hòa Kỳ Graham Martin lại không có mặt ở Sài Gòn để nắm tình hình vì phải về Hoa Kỳ chưa răng. Mọi việc được giao cho phó đại sứ Lehman nhưng ông này lại không có đủ thẩm quyền giải quyết.[58]

Những nhận định trái chiều nhau trên đây của hai giới tình báo và quân sự đã gây ra trong chính giới Hoa Kỳ những ý kiến trái ngược nhau về giải pháp cho tình hình: Trong khi Kissinger tuyên bố: "Hoa Kỳ không thể có một chính sách không nhất quán. Chúng ta không thể bỏ những người bạn của chúng ta ở vùng này của thế giới mà không làm cho nền an ninh của những người bạn khác bị uy hiếp" và đòi bằng được việc bổ sung thêm 300 triệu USD quân viện cho VNCH thì Bộ trưởng quốc phòng Schlesinger lại bí mật cho giới báo chí biết rằng số quân viện 700 triệu USD cho Sài Gòn hoặc chưa dùng đến, hoặc đã tiêu phí hết rồi. [59] Rốt cuộc, đã không có một sự can thiệp nào đáng kể ngoài việc Bộ chỉ huy Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương được lệnh đưa hạm đội tàu sân bay Okinawa đến vùng biển Nam Việt Nam để chuẩn bị di tản người Mỹ.

Hệ quả của chiến dịch: QLVNCH mất cả miền Trung

Việc QLVNCH rút bỏ quá nhanh khỏi những vùng chiến lược quan trọng như Tây Nguyên và toàn bộ Quân khu I đã làm cho tình hình các tỉnh còn lại ở ven biển miền Trung thuộc Quân khu II nhanh chóng trở nên rối loạn. Mặc dù ngày 31 tháng 3, tướng Phạm Văn Phú đã triệu tập tất cả các sĩ quan cấp tướng, cấp tá của Bộ tư lệnh Quân đoàn II và các tỉnh trưởng Bình Định (đại tá Trần Đình Vy), Khánh Hòa (đại tá Lý Bá Phẩm), Phú Yên (đại tá Vũ Quốc Gia), Ninh Thuận (đại tá Trần Văn Tư) và Bình Thuận (đại tá Ngô Tấn Nghĩa), yêu cầu họ thực hiện lệnh tử thủ từ Quy Nhơn trở vào. Tại cuộc họp này, Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh được cử làm tư lệnh chiến trường Quy Nhơn; chuẩn tướng Trần Văn Cẩm chỉ huy trận địa phòng ngự tại Đèo Cả (Phú Yên); chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Oánh và chuẩn tướng Nguyễn Văn Lượng phụ trách mặt trận Nha Trang; chuẩn tướng Phan Đình Niệm, tư lệnh sư đoàn 22 được lệnh thiết lập các tuyến trì hoãn chiến Quy Nhơn - Diêu Trì - Đèo Cả, lần lượt do các trung đoàn 47, 42 và 41 triển khai.[60]

Tuy nhiên, tướng Phạm Văn Phú và bộ tham mưu của ông ta vẫn không tránh khỏi lối tư duy cũ mà họ vẫn tuân theo lâu nay là đối phương phải dừng lại để củng cố đã rồi mới có thể tiếp tục tấn công. Không ai nghĩ đến việc Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhanh chóng để lại phần đất đã chiếm được cho các lực lượng địa phương quản lý và tung lực lượng chủ lực hầu như chưa sứt mẻ đáng kể truy đuổi QLVNCH dọc theo bờ biển miền Trung. Cũng không ai nghĩ đến việc Hà Nội đã trao thêm quyền quyết định cho các tư lệnh chiến trường để các quyết định này không bị lạc hậu với diễn biến tình hình đồng thời buộc các đơn vị tiếp liệu, hậu cần của họ phải bằng mọi cách cơ động, đuổi kịp, cung cấp đầy đủ cho xe tăng, bộ binh trong hành tiến.[61]

Những sai lầm đó đã buộc các đơn vị QLVNCH trên chiến trường phải trả giá. Lúc 5 giờ 15 phút ngày 31 tháng 3, trên đường rút về Phú An - Lai Nghi, trung đoàn 47 (sư đoàn 22) bị trung đoàn 2, sư đoàn 3 Sao Vàng phục kích và truy đuổi. Đến sân bay Phù Cát, đơn vị này tiếp tục bị trung đoàn 192 (sư đoàn 3 Sao Vàng) cùng với trung đoàn 2 hợp vây và bị tan rã lúc 12 giờ 30 phút cùng ngày.[62] Trung đoàn 41 (sư đoàn 22) đang đóng từ Núi Một đến Phú Phong bị trung đoàn 95 QĐNDVN từ Tây Nguyên tập kích xuống. Ttrên đường rút quân về Phú Xuân, Phú An, trung đoàn này đã bị trung đoàn 141 (sư đoàn Sao Vàng) phục kích tại nghĩa địa Phật Giáo, bị truy kích suốt đêm 31 tháng 3 và hầu như tan rã hoàn toàn.[63]. Trung đoàn 42 tuy không bị công kích mạnh nhưng khi về đến ga Diêu Trì chỉ còn một nửa quân số. Thị xã Quy Nhơn bị QĐNDVN đánh chiếm sáng ngày 1 tháng 4. Ngày 2 tháng 4, QĐNDVN đánh chiếm Tuy Hoà. Do không nắm được tình hình, chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, phó tư lệnh Quân đoàn II đã bị bắt làm tù binh khi vừa dùng trực thăng hạ cánh xuống dinh tỉnh trưởng Tuy Hòa trong một chuyến thị sát chiến trường.[64]

Sự kiện sư đoàn 22 với hơn 10.000 quân được trang bị tương đối đầy đủ bị tan rã gần hết trong vòng một ngày khiến tình hình tại Nha Trang cũng hỗn loạn không kém ở Quy Nhơn và Tuy Hoà. Sáng ngày 1 tháng 4, hơn 3.000 quân của Trung tâm huấn luyện Lam Sơn bỏ chạy vào thị xã. Thêm vào đó là gần 1.000 quân phạm đã phá trại, kéo nhau đi lang thang và cướp bóc trên đường phố. Đại tá Thưởng, tư lệnh bộ chỉ huy quân tiếp vụ 5 dẫn một số quân cảnh ra vãn hồi trật tự nhưng cũng bị đám loạn quân bắn chết tại chỗ. Sau sự kiện này, không một viên chỉ huy nào dám đứng ra vãn hồi trật tự tại Nha Trang nữa.[65] Tỉnh trưởng Khánh Hòa, đại tá Lý Bá Phẩm đã bỏ nhiệm sở lên máy bay vào Phan Rang sau một cú điện thoại cụt lủn gọi về Sài Gòn: "Tôi đi đây. Tình hình tuyệt vọng rồi". Chỉ trong một buổi chiều ngày 2 tháng 4, Nha Trang đã rơi vào tay QĐNDVN mà không có một trận đánh xảy ra.[66] Sau sự kiện Đà Nẵng sụp đổ mà tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford gọi đó "là một tấn thảm kịch lớn"; [67] QLVNCH đã mất hầu hết miền Trung. Ngày 2 tháng 4, tỉnh cuối cùng trên địa bàn Tây Nguyên (Lâm Đồng) cũng bị bỏ ngỏ. Việc bố trí các đơn vị còn lại trên hai chốt chặn lớn tại Đèo Phượng Hoàng (trên đường 21) và Đèo Cả (tại Phú Yên) cũng thất bại. Lữ đoàn dù số 3 đã bỏ chạy một mạch từ đèo Phượng Hoàng về Cam Ranh. 14 giờ chiều ngày 2 tháng 4, thiếu tướng Lê Văn Hiếu, phó tư lệnh Quân đoàn III bay ra Phan Thiết thông báo cho tướng Phạm Văn Phú biết quyết định của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sáp nhập các đơn vị và phần đất còn lại của Quân đoàn II - Quân khu II (Ninh Thuận, Bình Thuận) vào Quân khu III. Tướng Phú hết quân, hết đất, lặng lẽ bay vào Sài Gòn để trình diện Bộ tổng tham mưu và sau đó bị quản thúc vì tội đã để mất cả một quân khu quan trọng vào tay đối phương. [68]

Thái độ tiền hậu bất nhất của Nguyễn Văn Thiệu

Ngay cả lúc bấy giờ và cho đến hiện nay, giới nghiên cứu chính trị và quân sự Việt Nam cũng như quốc tế đều đi đến kết luận rằng các thảm họa quân sự tại miền Trung và Tây Nguyên trong tháng 3 năm 1975 đều có chung một thủ phạm, đó là Nguyễn Văn Thiệu với những quyết định tồi tệ đến mức nhà báo phái hữu Paul Dreyfrus đã phải đánh giá: "Thiệu đã tỏ rõ những hạn chế về tầm chiến lược; ngồi ở vị trí cao nhất: tướng - tổng thống, tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang nhưng ông ta đã hành động như một viên hạ sĩ quan thiển cận".[69]

Trong thời gian xảy ra những biến cố quân sự quan trọng tại Quân khu I và Quân khu II, Nguyễn Văn Thiệu đã có đến ba bốn quyết định trái ngược nhau, tiền hậu bất nhất, thay đổi nhanh như chong chóng trong vòng vài ngày, không để cho các tướng dưới quyền có thì giờ tổ chúc lại việc phòng thủ.[70] Ngày 14 tháng 3, chính Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho Phạm Văn Phú bỏ Tây Nguyên rút về đồng bằng ven biển. Trước đó, ngày 13 tháng 3, cũng đích thân ông ta đã ra lệnh cho Ngô Quang Trưởng phải bỏ Quân khu I và trả sư đoàn dù về Sài Gòn khiến Ngô Quang Trưởng uất ức, cay đắng và kinh tởm.[71]. Đến ngày 17 tháng 3, sau khi có sự can thiệp của đại tướng Cao Văn Viên, ông ta lại chấp nhận kế hoạch tử thủ một gốc hai cành của tướng Trưởng. Nhưng ngay ngày hôm sau, 18 tháng 3, ông ta lại lệnh cho các tướng Ngô Quang Truởng và Lâm Quang Thi phải bỏ Huế, chỉ phòng thủ một khu vực (Đà Nẵng).[72][73] Ngày 29 tháng 3, khi tướng Trưởng là một trong những sĩ quan cao cấp cuối cùng của QLVNCH rút khỏi Đà Nẵng trên tàu HQ-404 thì Nguyễn Văn Thiệu lại ra một mệnh lệnh qua điện thoại yêu cầu tướng Trưởng quay lại tái chiếm Đà Nẵng khiến ông này phải trả lời ông Thiệu ngay rằng "bây giờ tôi lấy ai theo chân tôi để tái chiếm Đà Nẵng? Lính tráng đã phân tán mỗi người một nơi. Cấp chỉ huy thì mạnh ai nấy thoát. Làm sao tôi có thể làm chuyện đó được?"[74][75] Những quyết định đó sau này đã làm cho tướng Ngô Quang Trưởng phải đi đến kết luận rằng: "Cái lẩm cẩm của trung ương là không cho các thuộc cấp biết ý định của mình. Nghĩa là tư lệnh các quân, binh chủng, tổng bộ trưởng, tư lệnh sư đoàn .v.v... đều không biết gì về lệnh rút quân của Quân đoàn I và Quân đoàn II cả... Do đó, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa tham mưu và các cấp, không có kế hoạch rút quân đàng hoàng, lệnh đột ngột không đủ thời gian để xếp đặt".[76]

Chưa hết, sau khi để mất hai quân khu quan trọng, ngày 3 tháng 4, Nguyễn Văn Thiệu còn lệnh cho trung tướng Trần Văn Đôn (mới ở Pháp về và mới nhậm chức Tổng trưởng quốc phòng) bắt tướng Nguyễn Văn Khánh và phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại phải làm bản tự khai. Còn các tướng Phạm Văn Phú, Lâm Quang Thi, Phạm Quốc Thuần, Dư Quốc Đống thì bị quản thúc. Vụ trừng phạt vô lối này đã bị các tướng Ngô Quang Trưởng và Lê Nguyên Khang phản ứng. Theo Ngô Quang Trưởng: "Những vị tướng này bị phạt quá oan uổng vì họ xứng đáng gấp mấy trăm lần những ông tướng phè phỡn tại Sài Gòn". Còn tướng Lê Nguyên Khang thì giận giữ nói thẳng thừng: "Anh em chúng tôi không có tội tình mẹ gì cả".[77][78]

Tuy nhiên, đằng sau vụ trừng phạt kỳ lạ này là tâm lý sợ bị đảo chính của Nguyễn Văn Thiệu xuất hiện từ giữa năm 1974. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến ông ta ra lệnh rút về Sài Gòn sư đoàn dù (vốn là cái nôi trưởng thành của tướng Ngô Quang Truởng) chứ không phải sư đoàn thủy quân lục chiến.[79] Cũng vì lý do này, ông Thiệu đã đạo diễn cho Thượng viện Việt Nam Cộng hòa bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ của thủ tướng Trần Thiện Khiêm để lập chính phủ mới do Chủ tịch Hạ viện Nguyễn Bá Cẩn làm thủ tướng. Không những thế, ngày 2 tháng 4, ông ta còn cho bắt bảy người đã cộng tác với tướng Nguyễn Cao Kỳ, sáu người được ông ta cho là bày mưu chủ chốt; kể cả Nguyễn Văn Ngạn vốn là thư ký của ông ta, giờ đang đứng đầu đảng Dân chủ. Trong khi những thất bại trên chiến trường đang đè nặng lên QLVNCH thì những động thái chính trị riêng tư và kỳ lạ của Nguyễn Văn Thiệu đã giáng một đòn mạnh vào chính thể VNCH và QLVNCH, làm cho chế độ này và quân đội của nó càng mau chóng đi đến chỗ sụp đổ và tan rã.[80] Trong các ngày 2 và 3 tháng 4, Giám đốc CIA William Colby đã viết hai báo cáo gửi cho Washington với các đánh giá:"Cán cân lực lượng ở Nam Việt Nam nghiêng rõ về phía cộng sản. Bạc nhược, thất bại chủ nghĩa đã hoành hành trong quân đội của Thiệu" và "Chúng tôi nghĩ rằng trong mấy tháng nữa, nếu không là mấy tuần nữa, Sài Gòn sẽ sụp đổ về mặt quân sự hay là một chính phủ mới sẽ được thành lập, chính phủ này sẽ chấp nhận giải pháp theo điều kiện của cộng sản

http://vanquan56.violet.vn/entry/show/entry_id/3363209

Last edited by alamit; 15-02-2013 at 08:51 AM.

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List