Câu chuyện kể lại ! (Phần 11)
Câu chuyện kể lại !
Vì sao tôi bị bắt ở Thái Lan?
Tôi đến Thái ngày 5/5/2013 dưới sự giúp đỡ của anh Viên Kiên, anh Trần
Quốc Hiền, anh Trần Ngọc Thành (LĐV), anh Hoa (bạn anh Thành), anh Thắng, anh
Trần Phong và một số anh em khác.
Trước khi đến Thái thì có thời gian hơn 2 tháng ở Campuchia, 2 tháng
đó tôi đã thời gian mất hết ví tiền, giấy tờ nên nhịn đói, ngủ lề đường 7 ngày.
Chỉ xin nước của dân để uống. May mắn vượt biên qua biên giới Poipet và tới
Bangkok. Trên đường tới Bangkok ngồi với toàn người Campuchia lao động bất hợp
pháp tại Thái. Chỉ duy nhất có một mình tôi là người Việt. Ngồi trong khu nhà tập
kết từ 10h sáng đến 12h đêm để được lên thùng xe trucks 7 5 tấn với khoảng 50
người. Trẻ có, già có nên không thể ngồi, khó thở đến mức lúc xuống xe nghĩ rằng
còn sống là may.
Tôi về khu trọ cùng anh Trần Quốc Hiền và Thắng sau một đêm ngủ tại
gia đình anh Viên Kiên. Tôi thuê một phòng cạnh một phòng anh chàng chạy tuktuk
người Thái sau đó đến phòng gia đình anh Hiền. Tôi được anh chị Hiền, cháu Long
và anh chị Thắng, anh chị Viên giúp đỡ rất nhiều. Cùng lúc có sự hỗ trợ của anh
em đài ĐLSN và một số anh chị em khác. Ông chủ nhà trọ người Thái khá tốt và hiền
lành, giúp đỡ chúng tôi nhiều thứ. Cháu Long sau một thời gian ở cùng cha mẹ,
sang ở cùng tôi cho vui vì hai chú cháu cùng chơi game thức khuya cho vui.
Ở khu trọ đó trước đó còn một số người tị nạn người Việt đã dọn đi.
Và đột nhiên sau đó một trong số đó trở lại khu trọ và dẫn theo một số người lạ
mặt khá khả nghi. Đặc biệt, một người bạn thân của tôi đã từng nhiều lần giúp tôi
trốn thoát cộng sản nhắn tin rằng cộng sản đang tung người tìm người bên Thái,
đặc biệt là tôi. Vì vậy tôi anh Hiên quyết định thuê một nhà khác cũng của ông
chủ nhà nhưng ở chung cư cùng với ông chủ nhà (Ông chủ nhà ở tầng 10, chúng tôi
ở tầng 2). Lần này nhà rộng nên có 4 phòng, 2 ngủ, 1 khách, 1 bếp, tôi và cháu
Long ở 1 phòng, anh chị Hiền ở 1 phòng.
Chúng tôi chuyển nhà mới được gần 1 tháng thì tôi được UN kêu lên phỏng
vấn hồ sơ tị nạn của tôi. Trước ngày đi phỏng vấn vài ngày thì tôi nhận được
email của google cảnh báo có sự tấn công của chính phủ. Xâm nhậm email và máy
tính. Tôi là dân IT và khả năng bảo mật của tôi cũng không hẳn là giỏi nhưng cũng
không để cộng sản bắt được suốt vài năm. Nhưng lần này email của tôi liên lạc bị
tấn công bởi sự bảo trợ cấp chính phủ (Tôi gửi kèm hình ở đây).
Tôi đã chụp lại và khi đi gặp UN, tôi đã trình bày về vấn đề này với
họ. Họ cho đây là việc không thể chấp nhận được.
Ngày 12/12/2013 là ngày tôi bị bắt. Khi về nhà tù I.D.C làm thủ tục
lăn tay, lấy số tù xong thì hai cảnh sát trong lực lượng cảnh sát Thái hỏi tôi
" Có biết vì sao mày bị bắt không ?". Tôi trả lời " Tôi đã chuyển
nhà và không lộ gì cả, nhưng tôi đoán các anh bắt tôi được là do lộ I.P. Email
của tôi bị tấn công". Cảnh sát Thái nói "Mày giỏi đấy, một người phụ
nữ ở Việt Nam làm admin của tờ báo mày hay viết bài đã cho an ninh Việt Nam biết,
hôm qua chúng tao tìm mày ở nhà cũ không được". Tôi nghĩ, chỉ có tờ DLB là
tờ báo duy nhất tôi hợp tác lúc đó. Tôi không biết ai là admin là phụ nữ ở VN của
DLB.
Đúng là như vậy, vì khi tôi gặp anh Hiền ở tòa Ratchada ngày 13/12
thì anh Hiền cho biết cảnh sát Thái đến nhà cũ tôi ở và bắt hai người Trương Quốc
Huy, Lê Văn Quang và tìm tôi không được. Sau này tôi gặp Quang, Huy trong tù
thì cũng xác nhận điều này.
Tôi để im câu chuyện đó trong lòng cho đến khi đã ở tù được vài tháng,
trong 1 lần xuống sân tập thể dục, tôi gọi điện thoại công cộng trong sân tập
nói chuyện với chú Nghê Lữ về nhiều chuyện thì được chú Nghê Lữ vô tình cho biết
người phụ nữ được giải " Bảo vệ nhân quyền" khoe với chú Nghê Lữ là
admin DLB tại Việt Nam.Và tôi đã biết người đó là ai. Mặc dù trước khi bị bắt
tôi đã được người bạn thân làm an ninh báo cho tôi biết cần cẩn thận với Nguyễn
Chí Đức và người đàn bà này nhưng tôi bận quá nên cũng để ngoài tai.
Xâu chuỗi với việc nhiều người bi bắt sau khi người đàn bà này thi
thoảng bị công an mời vào đồn rồi lại ra thì thấy có gì đó không ổn. Đồng thời,
DLB bị Nguyễn Tấn Dũng ra thông cáo cần phải dẹp. Cũng có người viết cho DLB
xin tị nạn trước tôi (UN đã cho tôi biết là họ nắm rõ về sự nguy hiểm của những
ai hợp tác cho DLB). Nhưng người phụ nữ làm admin cho DLB tại Việt Nam thì lại
ung dung tuyên bố, tuyên cáo, vào đồn công an đi về dễ dàng. Người đấu tranh biết
cô ta làm admin cho DLB mà cộng sản lại mù sao ?. Nhất là cô ta cũng công khai
viết bài cho DLB.
Cảnh sát Thái nói và bằng chứng tôi bị tấn công email khi mà email
đó dùng duy nhất với DLB cũng đã nói thêm nhiều điều. Ngoài ra khi còn ở VN, Campuchia
khi mà người đàn bà đó chưa vào làm admin của DLB (Tôi chỉ liên lạc với anh Vũ
Đông Hà) thì tôi vẫn an toàn. Nếu không thì tôi đã bị bắt ở VN chứ không phải ở
Thái. Ngoài ra, bức ảnh trong hình truy nã của tôi mà công an Thái, công an VN
có được là ảnh lấy từ máy tính của tôi lúc tôi chụp tại Thái Lan. UNHCR cũng nắm
được điều này khi làm việc với tôi trong tù. Rõ ràng email của tôi liên lạc với
DLB đã bị lộ nên mới bị chúng tấn công dưới sự bảo trợ của chính phủ dẫn đến lộ
email, I.P và bị bắt.
Có nhiều điều tôi không còn muốn hợp tác với DLB vì : Quan điểm, Trình
Độ của tôi không đủ. Nhưng điều chính yếu là vì nữ an ninh nằm vùng này vẫn còn
tồn tại làm admin trên DLB. Trớ trêu thay chuyện Phạm Xuân Ẩn thời VNCH lại hiện
hữu trong làng báo lề dân vì vậy tôi phải tránh xa nơi đó.
Còn tiếp ,...
Blogger Đặng Chí Hùng đến bến bờ tự do
Ngày từ nhà tù ra đi.
Ngày 2 tháng 9, Thượng Nghĩ Sĩ Ngô Thanh Hải đi công tác tại Âu Châu,
Ngày 4 tháng 9, lần đầu tiên Đặng Chí Hùng được nói chuyện trực tiếp với Thượng
Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải qua điện thoại. TNS. Hải đã gọi tôi từ số điện thoại nhà
của chị Ca Dao và bác Nguyễn Quốc Nam tại Paris vào số điện thoại công cộng tại
I.D.C và trấn an tôi rằng mọi việc diễn tiến tốt đẹp, tất cả chỉ còn là vấn đề
thời gian, hãy bình tĩnh chờ đợi.
Thật bất ngờ, 2 giờ sau khi nói chuyện với tôi. Văn phòng TNS Ngô Thanh
Hải thông báo một tin phấn khởi là chữ ký xuất cảnh cho Đặng Chí Hùng đang được
tiến hành. Nhưng đó là sau này tôi mới biết, tôi ở tù thì chỉ biết tin vào những
gì TNS Ngô Thanh Hải và chính phủ Canada, văn phòng BPSOS và tiến sĩ Nguyễn
Đình Thắng giúp đỡ mà thôi.
Ngay sau đó, Bộ di trú Canada mua vé máy bay cho tôi.
Trưa ngày 8/9, tôi tập thể dục ở sân nhà tù I.D.C như thường lệ.Thật
bất ngờ, Lê Mạnh Hùng là bí thư thứ 1 của ĐSQ CSVN tại Thái lại gặp tôi. Anh ta
vào làm việc với cảnh sát Thái về những người tù lao động tại Việt Nam. Anh ta
nhìn thấy tôi và hỏi trước “Hùng chưa đi Canada à ?”. Tôi quay sang nói thẳng với
anh ta trước mặt cảnh sát Thái, tù nhân người Việt mấy trăm người “Anh đừng tỏ
ra đạo đức giả, vì cộng sản các anh tìm đủ mọi lý do gây khó nên tôi mới kẹt ở
đây. Đừng tỏ ra tử tế nữa”. Hùng cúi đầu và quay đi không nói lời nào . (Chuyện
CSVN ngăn tôi đi Canada từ Thái sẽ được kể trong các phần sau).
Chiều tối ngày 8/9/2014 tôi đang chơi với lũ trẻ con H’Mong là con
nuôi tôi (hiện định cư tại Kitchener) thì có người gọi tên tôi qua cửa sổ nhà tù.
Người của I.O.M đem vé cho tôi. Anh bạn người Thái nói tiếng Anh lơ lớ nói “ Anh
có phải là Manh Hung Pham không ?”. Tôi trả lời là tôi đúng là Manh Hung Pham,
và thông báo I.D.C number (số tù), ngày tháng năm sinh. Anh ta cười “Anh ở đây
lâu quá rồi, giờ có vé cho anh đi Canada rồi !”.
Lúc đó tôi như người bừng cơn mê vì nỗi vui mừng khôn tả. Cả phòng
tù từ Ta, Tây, Tầu… đều ùa đến chúc mừng vì tôi chơi vui với mọi người và họ rất
mến tôi. Thật là hạnh phúc !
Tôi ký nhận bản copy vé máy bay mà tay run run, không cầm được nước
mắt vì sẽ sớm thoát cảnh tù đầy, tiếp tục cuộc đấu tranh cho dân tộc VN . Tôi
cũng không quên cảm ơn và bắt tay nhân viên I.O.M đang chia vui cùng tôi.
Như vậy là tôi đã cầm chiếc vé máy bay Air Canada xuất hành
lúc 6.50 sáng ngày 10/9 với điểm đến là Toronto . Tuy nhiên mãi đến ngày 9/9
tôi vẫn rất lo lắng vì giấy xuất cảnh vẫn chưa có (Theo thông báo của luật sư
người Thái làm việc cho UNHCR).
Chiều tối lúc 19h30 ngày 9/9, luật sư của UN lên phòng tù thông báo
tin vui là đã có giấy xuất cảnh.
Tối 9/9 tôi mua đồ ăn nhẹ và được anh Hiền mua vào ít đồ ăn mặn, liên
hoan chia tay cả phòng. Mọi người chúc mừng tôi. Tôi cho anh em H’Mong, trẻ con
tiền và mỗi người tù dù Tây, Ta mỗi người 100 bath Thái coi như món quà chúc họ
may mắn. Tôi chia tay với chú Lý Kim Thiên, một cựu sĩ quan không quân VNCH trong
tù…Lúc nhân viên nhà tù mở cửa cho tôi xuống tầng 1 nhà tù lấy tư trang, Di và
Phong là hai em bé H’Mong đã khóc òa lên vì phải chia tay tôi. Tôi cũng khóc…Nhưng
bác phải đi nha Di và Phong. Rồi hai con cũng sẽ đi đến xứ sở tự do…(Đã nói ở
trên).
Nhưng hình như số tôi phải trải qua những giờ phút phập phồng cho nên
7 giờ tối ngày 9/9, hai cảnh sát dẫn tôi ra phi trường Bangkok cùng với những
người khác, sau khi những người khác đi định cư thì 2 người cảnh sát dẫn tôi…..trở
về trại tạm giam IDC. Tôi đã gọi điện cho anh Hiền ra tiễn tôi nhưng mà khi biết
mình phải quay lại tù, tôi gọi anh Hiền quay trở lại nhà. Thật buồn !
Tôi hỏi người cảnh sát Thái “Tại sao tôi lại quay lại nhà tù ?”. Anh
ta nói “Đừng lo, tao cam đoan 100% mày đi Canada, không bị bắt về Việt Nam đâu.
Nhưng mà cần phải có thêm giấy tờ của ông tướng I.D.C thì mày mới đủ giấy đi
Canada”. Tôi biết nói gì đây ? Đành đi theo về nhà tù.
Tôi ngủ một đêm ở phòng thăm nuôi, không màn và cạnh nhà vệ sinh sực
mùi nước tiểu. Tôi may mắn là lúc đi ra phi trường họ trả tôi đồ đạc do anh T.Q.Hiền
gửi vào nên tôi có chiếc Samsung note 7.7 có sim điện thoại cắm vào là một chiếc
phone. Tôi lên mạng check thông tin chuyến bay bằng 3G và gọi điện cho chị Ca
Dao biết rằng tôi sẽ đến Canada bằng Terminal 1 của sân bay Toronto. Tôi dặn
không cho ai biết vì mình đi thế này coi như thất bại, không làm gì được cho núi
sông. Tôi không xứng đáng được chào đón như sự thật bà con đã đón tôi tại
Toronto.
Sáng hôm sau lúc 4 giờ, hai cảnh sát Thái Lan đưa tôi ra phi trường
Bangkok. Tôi ngồi trên Cabin xe tù theo lời đề nghị của anh cảnh sát. Anh nói với
tôi trên đường “ Cảnh sát Thái không tin cảnh sát Việt Nam, chúng tao biết thừa
ở Việt Nam mày cảnh sát ác lắm nên cũng muốn bảo vệ mày. Lúc nãy mày phải đi về
nhà tù , tao thay mặt ông tướng I.D.C xin lỗi mày”. Tôi trả lời “Không có gì,
giấy tờ thiếu nên về lại đợi cũng không sao”. Anh cảnh sát nói “Không “ Tụi tao
nói dối mày cho mày yên tâm! Thật ra giấy tờ mày đầy đủ tất cả. Tụi tao sợ để
mày ở sân bay hơn 5 tiếng, tụi công an VN không bắt được mày về mà hại mày chết
thì tụi tao không ăn nói được với UNHCR và Canada được”. Tôi cảm ơn anh cảnh
sát và gửi lời đến ông tướng I.D.C. Tôi cũng ký và tặng anh cuốn sách “Những sự
thật cần phải biết” quyển 1(Chú Trần Phong Vũ gửi cho tôi 20 cuốn tặng bàn bè
trong tù và tị nạn thông qua anh Trần Quốc Hiền) cũng như giải thích tội
ác của CSVN, tại sao tôi và đồng bào phải đi tị nạn. Anh cảnh sát Thái tỏ ra
vui vẻ và hiểu biết rằng cộng sản Việt Nam chỉ khoác lác, anh cũng không thích
công an Việt Nam.
Tại phi trường Bangkok, anh cảnh sát giao tôi cho người của I.O.M.
Tôi gặp anh Hiền và chị Lộc ở sân bay, lúc đó Hùng mới thở phào nhẹ nhỏm và khi
ngồi trên máy bay lúc 6h50 sáng thì mới thấy mình thật sự tự do.
Chuyến máy bay Air Canada 002 đáp xuống phi trường Toronto trễ hơn
20 phút. Thật bất ngờ, một phái đoàn hàng chục người gồm cộng đồng người Việt tại
đây, các cơ quan truyền thông và đặc biệt có cả sự hiện diện của Dân biểu Ted
Opitz cũng như nhân viên Bộ Di Trú đã sẵn sàng chờ đón tôi với hoa và cờ vàng
ngập cả một góc phi trường. Tôi không hề biết mọi người biết tôi qua và đón tôi.
Lúc xong thủ tục tôi đã nói với em Vinh (Canadian gốc Việt) làm cho
I.O.M để mở hành lý lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ do em Nguyễn Thiện Thành –
thành viên tuổi trẻ yêu nước (hiện ở Mỹ) tặng lúc ở tù ra. Tôi muốn nhờ em Vinh
chụp cho tôi vài bức ảnh với lá cờ vàng khoác trên vai để làm kỷ niệm. Nhưng thật
bất ngờ tôi lại được chào đón bên ngoài phi trường bởi nhiều Bà con, hội đoàn
và có cả phóng viên VBS, Thanh Tâm của SBTN... Quá hạnh phúc và xúc động !.
Ngay tại phi trường , Tôi đã được thông báo là được cấp ngay giấy chứng
nhận thường trú dân mà không phải qua bất kỳ một cuộc phỏng vấn nào. Tôi được
đưa về một căn phòng của chính phủ tại 100 Lippicot trong màn mưa nhẹ của Toronto.
Bữa ăn đầu tiên tại Canada là tại quán phở Hưng – Spadina Ave do vợ chồng chú Tấn,
má Oanh và nhiều bà con đãi tôi…
Ăn phở ! Nhớ quê hương ngàn trùng, khóc vì xa quê, khóc vì hạnh
phúc….!
Đặng Chí Hùng
Còn tiếp.
Đây là song sắt buồng thăm nuôi tôi đã ngủ qua đêm trước khi tới Canada
sau vài ngày không tắm, ngủ cạnh chỗ vệ sinh. Chỗ này cũng là chỗ chị Magret
Hoang, anh TN Thành, T,s NĐ Thắng, chị Lộc, anh chị em BPSOS , anh Tuấn (Úc),
anh em đài ĐLSN và anh em tuổi trẻ yêu nước....đã từng đến thăm tôi qua song sắt
này.
***
Những nỗi gian nan
Tù, ai cũng chẳng thích tù.
Nhưng hết tù ở Việt Nam rồi lại đến tù Thái. Người viết đã trải qua nó như một
cơn ác mộng. Rồi thì ác mộng cũng qua, cho dù giờ đây đã ngồi ở xứ tự do, nhưng
nó vẫn còn quanh đây như mới xảy ra hôm qua mà thôi…
Còn nhớ lại, khi chị Hương của
Lao Động Việt vào thăm tôi lần thứ hai cùng chị Lộc vợ anh Hiền. Họ đem cho tôi
hai chiếc áo của LĐV để ký tên. Chuyện hết sức bình thường, nhưng khi hai chị
đem hai chiếc áo qua song sắt của trại giam thì tên an ninh Thái Lan mang cấp đại
úy lại cầm chiếc áo xét tới, xét lui mặc cho đã vượt qua vòng kiểm soát thăm
nuôi từ ngoài cửa. Tay an ninh trại giam còn hỏi hai chị rằng “Người này (Chỉ
tôi) có phải là ngôi sao điện ảnh không mà đòi ký vào áo?”. Tôi và hai chị chẳng
thèm trả lời bởi vì những gì chúng tôi làm không có gì sai, chúng tôi đang vì
quê hương Việt Nam đau thương mà thôi…
Hai trong nhiều phiếu thăm tù
mà chị Hương còn giữ lại được…
Cũng cần phải nói thêm, suốt
1 thời gian tôi ở nhà tù Thái Lan. Tôi không được áo tù màu cam như anh em tù
bình thường khi thăm nuôi. Tôi phải mặc áo tù màu vàng và thăm nuôi riêng tức
là 12h trưa chứ không phải là 10h như nguời tù di trú bình thường. Theo như cảnh
sát Thái tiết lộ thì tôi bị coi là thành phần “đặc biệt nguy hiểm” nên phải
thăm nuôi riêng, qua song sắt theo yêu cầu của đại sứ quán Việt Nam tại Thái
Lan. Khi thăm nuôi không được thoải mái nói chuyện như anh em khác mà còn có sự
chăm sóc của cảnh sát Thái ngồi cách đó không xa. Những điều này nhà báo Dương
Phục khi thăm tôi ở tù Thái đã chứng kiến như cách chị Lộc, chị Hương vv…chứng
kiến.
Sự phân biệt đối xử của cảnh
sát Thái đối với tôi còn thể hiện ở việc họ giành phần lớn thời gian ở tù của
tôi ở phòng 15A cùng với tên trưởng phòng người Tàu nổi tiếng ăn hiếp người ở
trại I.D.C để uy hiếp tinh thần tôi. Như đã kể ở phần trước, hắn đã từng đánh
tôi. Nếu không có sự can thiệp của UNHCR và giúp đỡ của anh Hiền Sỹ, có lẽ tôi
sẽ phải ở mãi phòng 15A để mặc cho tên Tàu cộng này ăn hiếp. Chính một viên cảnh
sát Thái đã tiết lộ rằng “Ông lớn cảnh sát rất thân với đại sứ quán Việt nam, họ
muốn mày phải khổ sở và xin tự nguyện về nước cho cảnh sát Việt Nam bắt. Phòng
15A là phòng giam tù nhân luôn chuẩn bị tư thế bị dẫn độ về nước….”. Đó là sự
thật không sai vì chính một số luật sư của UNHCR cũng cho biết về sự thật này.
Vâng ! Cái thân phận tù đày
dù là xứ nào cũng vậy cả. Mặc dù biết rằng tù Thái đỡ hơn rất nhiều so với tù Cộng
sản Việt Nam. Nhưng cái cách mà họ đối xử với tôi thật đáng buồn. Nó xuất phát
từ bàn tay nhơ nhớp của lũ cán bộ đại sứ quán tại Thái Lan. Những tên đó, là những
tên bức hại đồng bào lao động thông qua những lệ phí giấy tờ cắt cổ. Chỉ có thời
nhà sản mới sinh ra loại người như thế.
Khi tôi đã chuyển lên phòng
5, cộng sản còn gài một người tù hình sự Việt Nam vào phòng tôi và nằm ngay cạnh
tôi quãng đầu tháng 6 năm 2014. Nhưng tôi đã cảm hóa em, nói chuyện với em và
cho em 1000 bath thêm vào mua vé máy bay về Hòa Bình. Em cảm ơn tôi và hứa sẽ sống
tốt hơn khi về nước. Chẳng biết giờ em ra sao, nhưng tôi cầu chúc cho em không
vấp phải con đường em đã qua. Và cần phải nói thêm, chính em và gia đình cũng
là nạn nhân của chính sách lừa gạt của CSVN. Cụ thể, gia đình Tâm từ đời ông nội
đã di cư sang Thái trong nạn đói 1945. Nhờ chính sách dân chủ, mở cửa của Thái
nên gia đình em làm ăn khấm khá. Đến sau này, tin theo lời lừa phỉnh của Hồ Chí
Minh và bè lũ cộng sản đã đem hết tiền bạc hồi hương và dâng cho “cách mạng”. Hậu
quả là gia đình em trắng tay, cha em vất vả làm thuê kiếm sống và chính Tâm phải
lang thang xứ người kiếm cơm, bị tù tội …Điều đó một lần nữa cho ta thấy, hậu
quả của chế độ cộng sản không chỉ là với bản thân bất cứ cá nhân nào. Mà đó là
hậu quả đến với cả một dân tộc Việt Nam.
Quay lại chuyện của tôi, khi
tôi đã đến Canada, trong buổi ra mắt cám ơn đồng bào tháng 10 năm 2014 tại
Toronto. Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải có đọc lá thư của Bộ Ngoại Giao Thái Lan
gửi cho TNS Ngô Thanh Hải và tôi. Họ chúc tôi ở Canada may mắn. Vâng ! Tôi cảm
ơn người Thái rất nhiều vì họ ít nhất không giao tôi cho quỷ dữ cộng sản như
cách ông già người H’Mong Lào là cựu binh Vàng Pao cho chính phủ Lào. Tôi kể
chuyện tù của tôi ra để thấy rằng, ở bên cấp dưới, sĩ quan cảnh sát Thái vẫn
đang ngày đêm ăn hối lộ và thông đồng với đại sứ Việt Nam tại Thái để hà hiếp
những người tù chính trị trong tù Thái. Cảm ơn người Thái đã giúp tôi đến bến tự
do, những những gì sai trái của một số cảnh sát Thái thì cần phải lên tiếng bởi
vì còn đó bao bạn bè, đồng bào của tôi còn đang phải sống vất vưởng tị nạn trên
đất Thái hoặc trong những nhà tù khổ cực…
Nhưng
thêm một điều đáng buồn hơn lại đến từ chính đồng bào của mình đối xử với mình.
Đó là câu chuyện về một phái đoàn thăm người tị nạn của một hội cựu chiến binh VNCH
từ Úc thăm tù I.D.C quãng tháng 4 năm 2014. Theo thông tin được biết từ bạn tù
và anh em ở ngoài thì phái đoàn thăm tù này gồm nhiều vị lãnh đạo trong hội cựu
quân nhân ở Úc. Hằng năm đến Thái thăm viếng, cho tiền và quà những người tù I.D.C
và người dân tị nạn. Họ đã vào tù I.D.C thăm những em H’Mong và Thượng mà chính
tôi làm hồ sơ tị nạn cho họ. Phái đoàn cũng thăm anh Hiền Sỹ, ông Mười vv…. Họ
cũng không thăm và hỏi tôi lấy một tiếng. Dẫu rằng, tôi biết mình không là ai cả,
tôi cũng không phải ghen tị với những bạn tù. Nhưng điều tôi đáng buồn rằng
chính ông Lý Kim Thiên, cựu sĩ quan không quân VNCH trong nhà tù đã yêu cầu phái
đoàn thăm tôi thì được trả lời rằng: “ Đặng Chí Hùng là một người giàu có, trong
tù có hàng triệu bath Thái, không cần phải thăm nuôi…” .
Tôi
có thể giàu có khi ở Việt Nam, khi chưa chống cộng. Tôi có xe hơi, có nhà cửa đàng
hoàng năm 27 tuổi. Nhưng tôi đã mất tất cả từ khi bắt đầu tham gia đấu tranh vì
quê hương dân tộc.
Cả một đoạn hồi ký quý vị đã đọc cho thấy tôi đã phải nhịn đói khi trốn chạy cộng
sản thế nào. Khi ở tù, tôi làm gì có tiền ngoài sự giúp đỡ của một số ít người
thân quen để thêm vào bữa ăn tù. Vậy
mà phái đoàn thăm tù kia không biết gì về hoàn cảnh của tôi mà dám nói rằng tôi
có hàng triệu bath Thái trong tù thì thật đáng buồn. Cái đáng buồn hơn, không
phải là vật chất mà là tinh thần. Chẳng lẽ những đồng hương, những người cùng
chiến tuyến lại không thể thăm hỏi nhau sao ? Cớ sao phải nói đến chuyện giàu
nghèo ở đây ? Thân tù đã khổ cực đủ bề, một lời động viên tinh thần cũng ấm
lòng rồi mà ?.Kể ra không phải để oán hờn cho cá nhân tôi mà đó là điều nói lên
cho nhiều người tù khác như tôi. Vâng ! Chúng tôi đã hi sinh tất cả, cuối cùng
phải ngồi tù và lại mắc phải sự phân biệt cư xử từ chính những người thuộc “phe
ta”…
Những điều đáng buồn đó đã đi
qua, nhưng nó là ký ức không thể phai mờ trong tôi. Nhưng bên cạnh những nỗi
gian nan thì vẫn còn có niềm an ủi. Những điều đó, sẽ được viết ở phần tiếp
theo của hồi ký tù Thái của tôi.
Đặng Chí Hùng
04/08/2016
04/08/2016
Còn tiếp...
__._,_.___
Posted
by: Nmh547
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết