Thảm Kịch Cuộc Chiến Việt Nam:
Qua Phân Tích Của Một Sĩ Quan Miền Nam
(The
Tragedy of the Vietnam War: A South Vietnamese Officer’s Analysis)
Biên khảo – Văn Nguyên Dưỡng
Thưa quí vị,
thưa quí bằng hữu,
Nếu tôi nghĩ không lầm, nhiều lần chắc quí vi đã tự hỏi:
Thế hệ trẻ, thứ 1.1/2, thứ 2 và thứ 3 của mỗi gia đình Việt Nam
lưu vong ở hải ngoại hiểu thế nào về chiến tranh 30 năm (1945-1975) đã diễn ra
trên tổ quốc chôn nhao cắt rốn của ông bà họ?
Có thể tính, thật sự hơn 90% giới trẻ ở thế hệ thứ 2 và 3 không
rành đọc và viết tiếng Việt. Trong khi đó thì rất nhiều sách, báo, biên
khảo, phóng sự, hồi ký viết về cuộc chiến đó bằng Việt ngữ rất phong phú, nhất
là trong mươi năm gần đây, các mang truyền thông điện tử tiếng nước ta nở ra
như nấm trên các vùng đất tự do, hoặc các cuộc thuyết giảng trong các cộng đồng
Việt Nam ở hai ngoại hoặc các cuộc thảo luận về các đề tài chiến tranh Việt
Nam mở rộng Việt-Mỹ ở rất nhiều thành phố lớn, đưa ra hằng khối thông tin về cuộc
chiến tang thương cũ...
Nhưng xét cho cùng, cả bao nhiêu nguồn sử liệu này chỉ giúp ích cho thế
hệ thứ 1, hay là những người thua cuộc, họa hoằn là thế hệ thứ 1.1/2, mở
rộng tầm nhìn, hiểu biết nhiều hơn về cuộc chiến mà họ là nạn nhân mà cũng là
chứng nhân. Còn thì...thế hệ thứ 2 và nhất là thế hệ thứ 3...vẫn tai ù mắt lác
về khối chữ nghĩa phong phú của ông bà, huống chi là cuộc chiến đầy rẫy nhiêu
khê, rắc rối, đó là chưa nói các lớp cháu chắc nầy có thể hiểu rất mơ hồ, phiến
diện, thậm chí còn có thể bị tiên nhiễm bả độc bởiluận điệu phản chiến hay chống
đối, biếm nhẽ chế độ Miền Nam của giới cầm bút vô lương tâm, hay các chính trị
gia hoạt đầu Hoa Kỳ mà sách vở tuyên truyền bóp méo lịch sử đầy rẫy ở các học đường
làm cho đầu óc non nớt các cháu bị uốn nắn bởi sự hiểu lệch vai trò cao cả của
ông bà mình đã từng hi sinh bản thân hoặc đã cống hiến xương máu chống lũ cộng
sản dã man, bảo vệ độc lập và tự do cho đất nước.
Có thể, nhờ vào truyền thống giáo dục gia đình, con cháu chúng ta ở lớp tuổi
thành niên hay vị thành niên giữ được ý thức chống cộng nhưng chưa hẳn đã có được
tri thức vững vàn về cuộc chiến rắc rối ở Việt Nam ngày xưa để có đủ căn bản và
quyết tâm triệt tiêu chủ nghĩa cộng sản và bè lũ cộng sản việt nam bán nước,
xây dựng lại cơ đồ của tổ tiên và thiết lập lại nền tự do dân chủ cho một nước
Việt Nam tự cường có thế đứng vững chãi ở Phương Đông.
Vì vậy trách nhiệm của trí thức Việt Nam lưu vong là góp công sức gầy dựng
cho được những thế hệ Trẻ Việt Nam hiện tại và tương lai có được thứ ý thức và
tri thức nói trên bằng cách "đem nghệ thuật sáng tạo nghệ thuật cao độ để
phục vụ chính trị," nói rõ hơn là phục vụ mục đích đào luyện tri thức và
ý thức đấu tranh bằng những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao mới mong gây được
ảnh hưởng lớn lao như nhóm "Tự Lực Văn Đoàn" của Nhất Linh, Thế Lữ,
Thạch Lam, v.v...ở các thập niên 30, 40 của thế kỷ trước. Giả thử, một
nhà thơ ở hải ngoại chống cộng sản quyết liệt đáng hoan nghênh, nhưng chất lượng
thơ kém, dù cho làm hàng chục hàng trăm bài đi nữa, cũng không gây được tác động
mạnh đánh thức lòng yêu nước của quần chúng hải ngoại, chớ đừng nói đến quần
chúng trong nước. Bất quá anh hay chị thi sĩ nào đó được biết tiếng như một ca
sĩ không "hát hay hơn là hay hát" mà thôi. Ngược lại, một nhà giáo, không
phải là thi sĩ, chỉ làm một bài thơ thôi, cũng làm rúng động biết bao người,
đánh thức dậy niềm tin sắp đã bị vùi chôn dưới chế độ toàn trị tham nhũng và
khát máu cộng sản.
Trên đây chỉ là những thí dụ. Tóm lại nghệ thuật phục vụ nghệ thuật hay phục vụ
chính trị, trong gian đoạn sống còn nầy của Việt Nam, đòi hỏi một câu trả lời
xác quyết, và người tri thức Việt Nam ở hải ngoại nên thận trọng trong việc gõ
nhịp các nút bấm máy điện tử, làm thơ hay viết văn đấu tranh... Nếu tác phẩm đấu
tranh của quí vị có nghệ thuật, trật chính tả hay trật dấu hỏi ngã, độc giả sẽ
vui lòng chỉnh giùm, nhưng thiếu chất nghệ thuật, đọc được mấy dòng là sẽ bị bỏ
qua hay xoá bỏ ngay. Uống thay. Tâm lý chung, có nhiều người muốn viết nhiều để
được nổi tiếng với người ta, không hẳn là mang tâm huyết của người yêu nước,
nên tác phẩm của họ không có hồn. Ngược lại, còn lắm người có tâm huyết, nhưng
viết mà không chịu trau dồi nghệ thuật. Không ai là thiên tài, nên kiên nhẫn
học hỏi là tốt nhất.
Lời nhắn nhủ thứ hai, như một lời xin khẩn thiết. Nhiều bậc trí thức lưu
vong đã sống trên các vùng đất nước tự do lâu rồi, hai mươi năm, ba mươi, bốn
mươi năm, có con cháu sinh trưởng ở các nơi đó và chúng lấy ngôn ngữ bản địa
làm tiếng nói và chữ viết chính, xin quí vị cố gắng kềm chế cho chúng học tiếng
nói của tổ tiên. Ngược lại, muốn cho con cháu hiểu lịch sử đất nước, hay lịch
sử chiến tranh mà chắc con cháu mình không thể đọc hiểu được, thì xin chính quí
vị chịu khó viết bằng tiếng thông dụng là Anh, Pháp ngữ để hi vọng các thế hệ
tương lai đó có cơ hội đọc và tìm hiểu thêm về đất nước của cha ông, hiểu được
sự đau lòng của quí vị vì sao đã bỏ quê hương mà đi...
Nhiều vị đã làm điều chúng tôi trình bày trên. Có những tác
phẩm tiểu thuyết hay thơ mang chứng tích chiến tranh Việt Nam và những quyển sử
hay hồi ký chiến tranh viết bởi các chính trị gia, các tướng lãnh và sĩ quan
QLVNCH, bằng Anh hay Pháp ngữ đã được in ấn. Tiếc thay ở thể loại văn chương, về
tác gia, đếm chưa đủ đầu mười ngón tay. Ở thể loại sử và hồi ký chiến tranh
cũng ít oi như vậy trong khi nhân số Việt kiều lưu vong trên thế giới đã lên đến
ba triệu người.
Vì vậy tiếng nói trung thực và chính nghĩa của những VN người quốc gia yêu chuộng
tự do còn quá nhỏ nhoi, không đủ lực phản bác luận điệu chống chế độ, khinh bĩ
lãnh tụ và biếm nhẽ quân lực Miền Nam trước đây. Thậm chí, có cả tác phẩm viết
bằng Anh ngữ của tên giáo sư nào đó nặc mùi xú uế khi cha ông nó từng ăn cơm quốc
gia mà nó nhả ra thứ cặn bả trên văn chương chữ nghĩa, thờ ma cộng sản;
đem chuyện phản bội của cha hay chú nó cung cấp tài liệu cho Việt Cộng từ Miền
Nam sang tận Hoa Kỳ, còn phun phân, rỉ tiểu lên từng trang sách bằng những lộng
ngôn phỉ báng tướng lãnh, sĩ quan và chiến sĩ QLVNCH đủ cách, đủ chữ bịa đặt tồi
tệ nhất.
Đáng phỉ nhổ hơn nữa là hắn còn đem chuyện...thủ dâm của hắn trên con mực tươi
của mẹ hắn chuẩn bị để nấu ăn cho gia đinh; xong đâu đấy rồi, hắn rửa ráy và lấy
dao khắc dấu lên con mực tươi nhơ nhớp đó và đành lòng để cho mẹ hắn nấu chín dọn
lên bàn ăn gia đình.
Đầu óc bẩn thỉu ghê tởm đó là hiện thân sự sa đọa cùng cực của bọn trí thức phản
bội VN ở hải ngoại hay những tên nằm vùng đáng khinh bỉ. Vậy mà tác phẩm của hắn
được bọn cai thầu văn học Hoa Kỳ phát cho giải thưởng cao quí nhất. Quyết định
của bọn cai thầu nầy chẳng khác nào quyết định của những tên hoạt đầu chính trị
Mỹ đã từng phản bội bỏ rơi người đồng minh Nam Việt Nam trước đây. Chuyện dễ hiểu,
vì chính giới Hoa Kỳ vẫn còn muốn ve vãn bọn cộng sản Việt Nam cho nhu cầu
chính trị và quân sự ở Thái Bình Dương. Đó là thực trạng bi đát, a
tragedy. Nước Mỹ có truyền thống chống cộng sản, nhưng chính quyền Mỹ sẵn sàng
cho phép để Toà Đại sứ và các Tổng Lãnh sự Việt Cộng mở rộng hệ thống
tuyên truyền của chúng trên nhiều phần đất nội địa Mỹ trong mấy năm vừa qua.
Nhưng đồng bào chống cộng VN lưu vong rất sáng suốt, sẽ luôn luôn
yêu chuộng lẽ phải. Chúng tôi tin rằng lẽ phải và chính nghĩa sẽ phải thắng ở một
thời điểm nào đó. Vì vậy sự trau dồi tri thức cho giới trẻ VN là cần thiết. Vì
lý do thiết yếu nầy nên chúng tôi viết bài nầy và xin khiêm tốn giới thiệu hai
quyển sách viết bằng Anh ngữ của chúng tôi. Hi vọng thế hệ trẻ chuyên cần về Anh
ngữ và thích tìm hiểu lịch sử chiến tranh Việt Nam sẽ để mắt đến.
Xin chúc quí vị
sẽ nhìn thấy một ngày rạng rỡ của tổ quốc Việt Nam.
Kính quí,
Văn Nguyên Dưỡng
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
- Sách mua ở đâu? Tại
Amazon
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
This email
has been checked for viruses by Avast antivirus software. www.avast.com |
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết