THỨ HAI
06 THÁNG GIÊNG 2014
Không quyết tâm cải cách, kinh tế Việt Nam 2014 khó phục hồi
Earth under Water in Next 20 Years
Sài Gòn, thủ phủ kinh tế của Việt Nam. Kinh tế năm 2014 có phục hồi
hay không là tùy thuộc vào quyết tâm cải cách.
Reuters
Trong năm 2014, nếu chính phủ không quyết tâm thực hiện mạnh mẽ những cải cách cần thiết thì nền kinh tế Việt Nam sẽ khó có thể hồi phục hoàn toàn để trở lại mức tăng trưởng cao như trước. Đó là nhận định chung của các chuyên gia, rất dè dặt về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm
2014 này.
Tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam ở Hà Nội ngày 05/12/2013,
bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đã lưu ý rằng tuy trong năm 2013,
chính phủ Hà Nội đã giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn chậm. Theo bà Victoria
Kwakwa, chỉ có đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và khu vực tài chính mới có thể giúp khôi phục năng lực cạnh tranh và tăng trưởng về lâu dài cho Việt Nam.
Trả lời báo Nông Thôn
Ngày Nay ngày 23/12 năm ngoái, một trong những chuyên gia kinh
tế hàng đầu của Việt Nam, tiến sĩ Lê Đăng Doanh
cảnh báo rằng nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn bộc lộ một số tồn tại cần nhận diện để giải quyết sớm, đặc biệt là vấn đề nợ xấu vẫn còn gây ảnh hưởng tới sự phục hồi của nền kinh tế. Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh,
nếu không cải cách, các ngân hàng sẽ vẫn yếu kém và hoạt động ít đem lại hiệu quả. Trong khi đó, việc sắp xếp, tái cơ cấu các DNNN vẫn rất chậm dẫn đến việc sản xuất - kinh doanh thiếu hiệu quả, lãng phí nguồn lực, đồng thời làm mất cơ hội đối với các thành phần kinh tế khác.
Cũng theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh,
muốn có một nền kinh tế công khai, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật thì rất cần cải cách thể chế, bảo đảm các chính quyền các cấp không tùy tiện can thiệp hành chính vào thị trường và có cơ chế giám sát lợi ích nhóm. Ông Lê
Đăng Doanh cho rằng, hiện nay cải cách thể chế ở Việt Nam vẫn khá chậm, gây ra nhiều tiêu cực, ỳ trệ cho nền kinh tế.
Nói chung, đối với chuyên gia Lê
Đăng Doanh, việc phục hồi nền kinh tế trong năm 2014 phụ thuộc rất nhiều vào tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có giải quyết nợ xấu của các ngân hàng thương mại, giải quyết nợ lên đến mức hơn 1 triệu tỷ đồng của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước...
Trả lời RFI Việt ngữ ngày 02/01/2014 từ Sài Gòn, chuyên
gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn cũng cho rằng để cho nền kinh tế Việt Nam phục hồi thật sự trong năm 2014 cần phải tái cơ cấu các ngân hàng và các doanh nghiệp Nhà nước, cũng như gia tăng hỗ trợ cho khu vực tư nhân, khu vực tạo ra công ăn việc làm nhiều nhất hiện nay. Mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn:
|
TỪ KHÓA : CẢI CÁCH - KINH TẾ - TĂNG
TRƯỞNG - TẠP CHÍ - VIỆT NAM
Nợ công 2013: Cuộc tranh
đấu giữa hai số liệu
Tin liên hệ
- Nhập siêu từ TQ: Cấp độ báo động ngày càng lớn và những
cái tai ngày càng điếc
- Hoài niệm và thương tiếc cố ca nhạc sĩ Việt Dũng
- Thông điệp 'yêu thương, hòa giải, hướng đến tương lai'
- Tuổi hưu và phúc lợi ở Mỹ
- Mỹ đã có ảnh hưởng nào ở Việt Nam?
- Bác Sĩ Quế ngưỡng mộ Nelson Mandela
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA
hoặc Facebook nếu bị chặn
CỠ CHỮ
02.01.2014
Phát tiết chất dịch
Năm 2013 đã kết thúc với một chất dịch nhờn nhợn phát tiết trong lòng nội bộ: khoảng cách biệt không tưởng về số liệu nợ công.
Thể trạng như vậy cũng khác khá nhiều so với năm 2012 và những năm trước, vào lúc độ minh bạch về số liệu tài chính còn nhớp nháp lớp ảo ảnh sương muối.
Nhưng như một quy luật bất biến trong lịch sử kinh tế - xã hội, cứ vào mỗi giai đoạn khối u trong cơ thể chực chờ bùng vỡ, lớp da trên cơ thể đó lại nổi lên những vết đen đầu tiên báo hiệu cho những sang chấn thời kỳ cuối.
Có thể xem năm 2013 là một dấu ngoặt đen đúa như thế, dù tâm thế được coi là “phản tỉnh” của giới chuyên gia nhà nước và báo chí quốc doanh mới chỉ khởi sự. Hiển hiện khá rõ là vào kỳ họp Quốc hội cuối năm, trong khi báo cáo của Chính phủ tràn đầy “màu sáng”, cách nhìn của cơ quan dân bầu lại là “màu xám”, còn một số đại biểu phải thốt lên rằng tình hình kinh tế - xã hội trong con mắt của người dân chỉ là “màu tối”.
Sự khác biệt quá đáng về trường quang phổ như thế cũng hàm chứa cả một dung sai chưa từng thấy về tỷ lệ nợ công quốc gia: trong khi các báo cáo của Chính phủ, được tổng hợp từ giới quan lại trung chuyên như Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vẫn sắt son giữ vững nợ công chỉ ở mức 55,4% GDP và còn xa mới vượt ngưỡng nguy hiểm 65% GDP do Liên Hiệp Quốc ấn định, thì một con số khác lại được giới chuyên gia độc lập nhắc đi nhắc lại là tỷ lệ này đáng ra phải leo đến 95% GDP. Bởi một sự thật quá hiển nhiên là trong lúc tính toán cơ cấu nợ công, các bộ ngành thấm đẫm chất quan liêu đã lại “bỏ quên” nợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước - vốn là một tiêu chí mặc định của Liên Hiệp Quốc.
Tiếng nói “phản tỉnh” đã cất lên lần đầu tiên tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân ở Nha Trang vào tháng 4/2013, khi một số chuyên gia phản biện độc lập và cả vài chuyên gia nhà nước đã bắt đầu phải đề cập đến con số 95% GDP của nợ công. Đến tháng 11/2013 tại Diễn đàn kinh tế mùa thu, thực trạng quá khó tả và cũng quá khó hiểu này lại càng được cắt xẻ sâu đậm hơn trong một nỗi đau chưa thể công khai hóa. Ngay cả vài chuyên gia nhà nước vốn theo trường phái “lập trường” nhất cũng không tránh khỏi bị “lung lạc”. Một người trong số đó còn thừa nhận rằng nền kinh tế Việt Nam đang nằm trong tình trạng làm ra 100 đồng thì phải trả nợ đến 98 đồng.
Đó là chưa kể đến một tính toán khác của giới chuyên gia người Việt ở nước ngoài, theo đó tỷ lệ nợ công quốc gia có thể lên đến 106% GDP…
Nhà nước vỡ nợ
Cũng khác nhiều với những năm trước, vào năm 2013 báo chí và giới quan sát đã phải đồng loạt ta thán về một tương lai nợ công đặc cách dồn lên đầu lớp con cháu. Sau một thời gian kiên trì nhắc nhở và thuyết phục, dường như uy quyền truyền thống của Ban tuyên giáo trung ương cũng bị sa sút đáng kể về hiệu lực: ở vào thế chân tường, mọi lý lẽ giáo điều và tư tưởng xu nịnh đều bị bác bỏ thẳng cánh bởi khoa học và hệ thực tiễn khách quan.
Trong khi đó, mạng lưới truyền thông xã hội tỏ ra chân thành và dũng khí hơn hẳn: rất nhiều khả năng cái tương lai từ thực tiễn khách quan ấy sẽ trở thành một nhà nước vỡ nợ như Argentina đã từng bị vào năm 2002.
Điểm tương đồng hết sức khắc khoải với hiện trạng Việt Nam là vào năm 2001, tỷ lệ nợ công của Argentina mới có 53% GDP, nhưng đến năm sau đã tăng vọt lên 165% GDP.
Chỉ trong cơn bạo bệnh, những gì trần trụi nhất mới có thể bộc lộ. Bài học không thể phai mờ là trong quá khứ của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997, nợ xấu bất động sản ở Thái Lan đã chỉ được báo cáo có 5% trước khủng hoảng; nhưng tỷ lệ này đã tăng gấp mười lần sau khi cơn địa chấn bùng nổ.
Thế nhưng không phải bệnh nhân ung thư nào cũng có đủ can đảm thừa nhận mình đang ở giai đoạn cuối. Những số liệu mà Chính phủ và các bộ ngành liên quan phóng ra vào thời điểm cuối năm 2013 vẫn khuôn phép mức nợ công trên đầu người dân Việt Nam chỉ vào khoảng 867 USD, trong khi của Nhật Bản là 98.723 USD/người cách đây hơn ba chục năm; của Hy Lạp đạt 30.730 USD/người chỉ mới năm 2012. Rõ ràng sự so sánh quá ngẫu hứng này chỉ nhằm một mục đích duy nhất: dân chúng chẳng việc gì phải lo lắng đối với vấn đề nợ công quốc gia ở Việt Nam.
Tuy nhiên cũng vào những ngày cuối năm 2013 và trong bầu không khí uất ức của ít nhất 20% số ngân hàng báo lỗ cùng hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản, ngay một số chuyên gia giữ chức vụ cao trong khu vực nhà nước đã phải thừa nhận là trong những năm tháng tới đây vẫn chưa nhìn thấy bất kỳ nguồn thu nào đủ để trả nợ.
Nói cách khác, nợ vay vẫn đều đặn tăng lên, đặc biệt là các dự án vay tín dụng từ WB, IMF, ADB và cả nguồn vốn ODA từ Nhật Bản vẫn thừa sức dồi dào sinh lực, trong lúc nền kinh tế đang rơi vào tình trạng ít tồi tệ chưa đến đáy khi phải vét đến 98% trong số 100 đồng làm ra để trả nợ.
98% cũng là tỷ lệ phiếu thuận gần như tuyệt đối mà Quốc hội Việt Nam đã đồng tâm nhất trí để thông qua bản Hiến pháp 2013 - bị giới quan sát độc lập đánh giá là “một sự thụt lùi chưa từng thấy”.
Chu kỳ mất mát
Sự thụt lùi đó đã hằn sâu đến mức ngay cả những người giữ thói quen im lặng lâu năm cũng phải mở miệng. Tính xác quyết của thủ tướng chính phủ và thủ trưởng các bộ ngành liên quan về mức độ an toàn của nợ công quốc gia còn bị chỉ trích bởi nhận định của giới chuyên gia về tình trạng nhiều cơ quan nhà nước hiện nay cũng không biết thực chất số nợ công từ 63 tỉnh thành là bao nhiêu. Những ngành liên quan trực tiếp đến nợ công như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ thường làm công việc nhàn nhã là tổng hợp số liệu báo cáo từ các địa phương. Trong khi đó, câu chuyện tiếu lâm gần gũi nhất mới được kể vào kỳ họp thứ 6 của Quốc hội cuối năm 2013 là “GDP có chân”, tức trong khi hầu hết các chính quyền địa phương báo cáo tỷ lệ tăng tốc GDP là trên 10%, thì trung bình cộng của GDP quốc gia chỉ có 5,5%, - giảm đến phân nửa.
Cũng như tình trạng quá bất nhất về các con số nợ xấu ngân hàng hiện nay, nợ công quốc gia là một chủ điểm cực kỳ trái khoáy, để điều được Chính phủ xem là ngưỡng an toàn lại luôn là giới hạn nguy hiểm cho chính cơ quan hành pháp cao nhất và những cá nhân đứng đầu nó.
Nhìn lên phía Bắc, người anh em “mười sáu chữ vàng” của Việt Nam đã vừa phải thừa nhận một sự thật đáng kinh ngạc: nợ của các chính quyền địa phương đã tăng lên gấp đôi so với ba năm trước. Vào năm 2011, con số mà Ngân hàng trung ương Trung Quốc công bố về nợ của các chính quyền địa phương mới chỉ “gói” trong khoảng 1.450 tỷ USD. Nhưng nay, số nợ này đã vọt lên chẵn 3.000 tỷ USD, gần bằng toàn bộ dự trữ ngoại tệ của đất nước đang có chiều hướng rơi vào khủng hoảng kinh tế này.
Thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc, số dự trữ ngoại tệ chỉ khoảng hơn hai chục tỷ USD trong ngân khố Việt Nam chỉ chiếm 1/6 GDP quốc gia và không đủ để xử lý bất kỳ một cuộc khủng hoảng kinh tế nào, dù cuộc khủng hoảng đó chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ nhàng nhất.
6 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã chìm sâu trong suy thoái bởi thế trục lợi cưỡng bức tàn nhẫn của vô số nhóm lợi ích, cùng thành tích điều hành không thể tệ hơn của một chính quyền “của dân, do dân và vì dân”. Và đến năm 2014, nền kinh tế này đang bước chân vào năm thứ bảy của một chu kỳ mất mát.
Thế nhưng mọi chuyện rất có thể vẫn chưa hãm phanh ở những tai họa đã qua. Nếu một quốc gia hùng mạnh như Nhật Bản còn phải mất đến một thập kỷ mất mát để trả giá cho giai đoạn tăng trưởng hưng thịnh trước những năm 1980, thì một quốc gia cạn kiệt tài nguyên và gần như biến mất niềm tin chính thể như Việt Nam sẽ phải làm sao để mọi cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội không biến thành cuộc khủng hoảng duy nhất về chính trị và sự thay đổi đến tận gốc rễ của nó?
Năm 2013 đã kết thúc với một chất dịch nhờn nhợn phát tiết trong lòng nội bộ: khoảng cách biệt không tưởng về số liệu nợ công.
Thể trạng như vậy cũng khác khá nhiều so với năm 2012 và những năm trước, vào lúc độ minh bạch về số liệu tài chính còn nhớp nháp lớp ảo ảnh sương muối.
Nhưng như một quy luật bất biến trong lịch sử kinh tế - xã hội, cứ vào mỗi giai đoạn khối u trong cơ thể chực chờ bùng vỡ, lớp da trên cơ thể đó lại nổi lên những vết đen đầu tiên báo hiệu cho những sang chấn thời kỳ cuối.
Có thể xem năm 2013 là một dấu ngoặt đen đúa như thế, dù tâm thế được coi là “phản tỉnh” của giới chuyên gia nhà nước và báo chí quốc doanh mới chỉ khởi sự. Hiển hiện khá rõ là vào kỳ họp Quốc hội cuối năm, trong khi báo cáo của Chính phủ tràn đầy “màu sáng”, cách nhìn của cơ quan dân bầu lại là “màu xám”, còn một số đại biểu phải thốt lên rằng tình hình kinh tế - xã hội trong con mắt của người dân chỉ là “màu tối”.
Sự khác biệt quá đáng về trường quang phổ như thế cũng hàm chứa cả một dung sai chưa từng thấy về tỷ lệ nợ công quốc gia: trong khi các báo cáo của Chính phủ, được tổng hợp từ giới quan lại trung chuyên như Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vẫn sắt son giữ vững nợ công chỉ ở mức 55,4% GDP và còn xa mới vượt ngưỡng nguy hiểm 65% GDP do Liên Hiệp Quốc ấn định, thì một con số khác lại được giới chuyên gia độc lập nhắc đi nhắc lại là tỷ lệ này đáng ra phải leo đến 95% GDP. Bởi một sự thật quá hiển nhiên là trong lúc tính toán cơ cấu nợ công, các bộ ngành thấm đẫm chất quan liêu đã lại “bỏ quên” nợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước - vốn là một tiêu chí mặc định của Liên Hiệp Quốc.
Tiếng nói “phản tỉnh” đã cất lên lần đầu tiên tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân ở Nha Trang vào tháng 4/2013, khi một số chuyên gia phản biện độc lập và cả vài chuyên gia nhà nước đã bắt đầu phải đề cập đến con số 95% GDP của nợ công. Đến tháng 11/2013 tại Diễn đàn kinh tế mùa thu, thực trạng quá khó tả và cũng quá khó hiểu này lại càng được cắt xẻ sâu đậm hơn trong một nỗi đau chưa thể công khai hóa. Ngay cả vài chuyên gia nhà nước vốn theo trường phái “lập trường” nhất cũng không tránh khỏi bị “lung lạc”. Một người trong số đó còn thừa nhận rằng nền kinh tế Việt Nam đang nằm trong tình trạng làm ra 100 đồng thì phải trả nợ đến 98 đồng.
Đó là chưa kể đến một tính toán khác của giới chuyên gia người Việt ở nước ngoài, theo đó tỷ lệ nợ công quốc gia có thể lên đến 106% GDP…
Nhà nước vỡ nợ
Cũng khác nhiều với những năm trước, vào năm 2013 báo chí và giới quan sát đã phải đồng loạt ta thán về một tương lai nợ công đặc cách dồn lên đầu lớp con cháu. Sau một thời gian kiên trì nhắc nhở và thuyết phục, dường như uy quyền truyền thống của Ban tuyên giáo trung ương cũng bị sa sút đáng kể về hiệu lực: ở vào thế chân tường, mọi lý lẽ giáo điều và tư tưởng xu nịnh đều bị bác bỏ thẳng cánh bởi khoa học và hệ thực tiễn khách quan.
Trong khi đó, mạng lưới truyền thông xã hội tỏ ra chân thành và dũng khí hơn hẳn: rất nhiều khả năng cái tương lai từ thực tiễn khách quan ấy sẽ trở thành một nhà nước vỡ nợ như Argentina đã từng bị vào năm 2002.
Điểm tương đồng hết sức khắc khoải với hiện trạng Việt Nam là vào năm 2001, tỷ lệ nợ công của Argentina mới có 53% GDP, nhưng đến năm sau đã tăng vọt lên 165% GDP.
Chỉ trong cơn bạo bệnh, những gì trần trụi nhất mới có thể bộc lộ. Bài học không thể phai mờ là trong quá khứ của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997, nợ xấu bất động sản ở Thái Lan đã chỉ được báo cáo có 5% trước khủng hoảng; nhưng tỷ lệ này đã tăng gấp mười lần sau khi cơn địa chấn bùng nổ.
Thế nhưng không phải bệnh nhân ung thư nào cũng có đủ can đảm thừa nhận mình đang ở giai đoạn cuối. Những số liệu mà Chính phủ và các bộ ngành liên quan phóng ra vào thời điểm cuối năm 2013 vẫn khuôn phép mức nợ công trên đầu người dân Việt Nam chỉ vào khoảng 867 USD, trong khi của Nhật Bản là 98.723 USD/người cách đây hơn ba chục năm; của Hy Lạp đạt 30.730 USD/người chỉ mới năm 2012. Rõ ràng sự so sánh quá ngẫu hứng này chỉ nhằm một mục đích duy nhất: dân chúng chẳng việc gì phải lo lắng đối với vấn đề nợ công quốc gia ở Việt Nam.
Tuy nhiên cũng vào những ngày cuối năm 2013 và trong bầu không khí uất ức của ít nhất 20% số ngân hàng báo lỗ cùng hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản, ngay một số chuyên gia giữ chức vụ cao trong khu vực nhà nước đã phải thừa nhận là trong những năm tháng tới đây vẫn chưa nhìn thấy bất kỳ nguồn thu nào đủ để trả nợ.
Nói cách khác, nợ vay vẫn đều đặn tăng lên, đặc biệt là các dự án vay tín dụng từ WB, IMF, ADB và cả nguồn vốn ODA từ Nhật Bản vẫn thừa sức dồi dào sinh lực, trong lúc nền kinh tế đang rơi vào tình trạng ít tồi tệ chưa đến đáy khi phải vét đến 98% trong số 100 đồng làm ra để trả nợ.
98% cũng là tỷ lệ phiếu thuận gần như tuyệt đối mà Quốc hội Việt Nam đã đồng tâm nhất trí để thông qua bản Hiến pháp 2013 - bị giới quan sát độc lập đánh giá là “một sự thụt lùi chưa từng thấy”.
Chu kỳ mất mát
Sự thụt lùi đó đã hằn sâu đến mức ngay cả những người giữ thói quen im lặng lâu năm cũng phải mở miệng. Tính xác quyết của thủ tướng chính phủ và thủ trưởng các bộ ngành liên quan về mức độ an toàn của nợ công quốc gia còn bị chỉ trích bởi nhận định của giới chuyên gia về tình trạng nhiều cơ quan nhà nước hiện nay cũng không biết thực chất số nợ công từ 63 tỉnh thành là bao nhiêu. Những ngành liên quan trực tiếp đến nợ công như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ thường làm công việc nhàn nhã là tổng hợp số liệu báo cáo từ các địa phương. Trong khi đó, câu chuyện tiếu lâm gần gũi nhất mới được kể vào kỳ họp thứ 6 của Quốc hội cuối năm 2013 là “GDP có chân”, tức trong khi hầu hết các chính quyền địa phương báo cáo tỷ lệ tăng tốc GDP là trên 10%, thì trung bình cộng của GDP quốc gia chỉ có 5,5%, - giảm đến phân nửa.
Cũng như tình trạng quá bất nhất về các con số nợ xấu ngân hàng hiện nay, nợ công quốc gia là một chủ điểm cực kỳ trái khoáy, để điều được Chính phủ xem là ngưỡng an toàn lại luôn là giới hạn nguy hiểm cho chính cơ quan hành pháp cao nhất và những cá nhân đứng đầu nó.
Nhìn lên phía Bắc, người anh em “mười sáu chữ vàng” của Việt Nam đã vừa phải thừa nhận một sự thật đáng kinh ngạc: nợ của các chính quyền địa phương đã tăng lên gấp đôi so với ba năm trước. Vào năm 2011, con số mà Ngân hàng trung ương Trung Quốc công bố về nợ của các chính quyền địa phương mới chỉ “gói” trong khoảng 1.450 tỷ USD. Nhưng nay, số nợ này đã vọt lên chẵn 3.000 tỷ USD, gần bằng toàn bộ dự trữ ngoại tệ của đất nước đang có chiều hướng rơi vào khủng hoảng kinh tế này.
Thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc, số dự trữ ngoại tệ chỉ khoảng hơn hai chục tỷ USD trong ngân khố Việt Nam chỉ chiếm 1/6 GDP quốc gia và không đủ để xử lý bất kỳ một cuộc khủng hoảng kinh tế nào, dù cuộc khủng hoảng đó chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ nhàng nhất.
6 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã chìm sâu trong suy thoái bởi thế trục lợi cưỡng bức tàn nhẫn của vô số nhóm lợi ích, cùng thành tích điều hành không thể tệ hơn của một chính quyền “của dân, do dân và vì dân”. Và đến năm 2014, nền kinh tế này đang bước chân vào năm thứ bảy của một chu kỳ mất mát.
Thế nhưng mọi chuyện rất có thể vẫn chưa hãm phanh ở những tai họa đã qua. Nếu một quốc gia hùng mạnh như Nhật Bản còn phải mất đến một thập kỷ mất mát để trả giá cho giai đoạn tăng trưởng hưng thịnh trước những năm 1980, thì một quốc gia cạn kiệt tài nguyên và gần như biến mất niềm tin chính thể như Việt Nam sẽ phải làm sao để mọi cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội không biến thành cuộc khủng hoảng duy nhất về chính trị và sự thay đổi đến tận gốc rễ của nó?
Dấu hiệu ngày tận thế của một chế độ độc tài
Cùng Đinh (Danlambao) - Nhà nước nào chẳng có Hiến Pháp, nhưng
rất ít nhà nước trong Hiến Pháp mặc định quyền cai trị toàn diện và tuyệt đối
thuộc về một đảng mà lại là đảng Cộng sản như ở Việt Nam.
Việc trưng cầu dự thảo Hiến Pháp năm 2013 vừa
qua thực chất đảng Cộng sản Việt Nam không muốn. Nhưng vì quá bất cập, ngày
càng lộ rõ bản chất cực đoan, đi ngược xu thế tất yếu của lịch sử và thời đại,
hơn nữa do làn sóng đấu tranh đòi dân chủ ngày một dâng cao khiến đảng Cộng sản
Việt Nam không còn cách nào khác, buộc phải lợi dụng “súng ống” và bộ máy “láo
toét” trong tay bày ra việc này để tiếp tục lừa bịp, ăn cắp quyền phúc quyết
của dân chúng, níu kéo chút quyền lực hão trước khi chế độ này phải cuốn gói về
với ông tổ Marx – Lenin của họ ở bên kia thế giới.
Ai cũng biết việc tổ chức trưng cầu dự thảo Hiến
Pháp năm 2013 này là do đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đạo, tổ chức và giám sát.
Nhưng vì không thể trực tiếp đưa bàn tay lông lá của mình ra làm được nên buộc
họ phải ngụy tạo bằng hệ thống “Nhà nước của dân” để thực hiện.
Tổ chức nhà nước nào chẳng có các cơ quan: Quốc
Hội, Tư pháp và Chính Phủ, cho nên dù dự thảo Hiến Pháp có đưa ra trưng cầu và
dân chúng có tham gia thế nào chăng nữa thì các cơ quan kia và các vị hiện đang
đứng đầu các cơ quan ấy trước mắt cũng ít bị suy suyển. Bên Quốc Hội, cơ quan
soạn thảo Hiến Pháp năm 2013 tuyên bố “không có vùng cấm”, “mọi người được tự
do phát biểu ý kiến của mình…” cũng chỉ là chuyện thường tình, nhưng không ngờ
lúc ấy trên các kênh thông tin lại rộ lên dư luận đề nghị đưa Điều bốn ra khỏi
Hiến Pháp lần này. Biết đâu sự việc lại có thể bùng lên thành mồi lửa châm ngòi
cho đông đảo công chúng biến điều mong mỏi xưa nay thành sự thật. Nguy cơ tiềm
ẩn đang đe dọa trực tiếp đến quyền độc tài cai trị Nhà nước của đảng Cộng sản
Việt Nam không dễ xem thường. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đâu có lường trước
được sự việc lại có thể nghiệt ngã đến như vậy, quả bóng bây giờ lại rơi ngay
vào chính thủ lĩnh của gần ba triệu “lực lượng tiên phong” là mình, kẻ chủ mưu
đã phát đi thông điệp “sửa đổi Hiến Pháp năm 2013” này.
Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch
Quốc hội, những kẻ cùng hội, cùng thuyền càng im ắng bao nhiêu thì Nguyễn Phú
Trọng càng cuống cuồng bấy nhiêu. Cụ thể như trong buổi làm việc với Tỉnh ủy
Vĩnh Phúc ông ta đã không thể kìm nổi, mất bình tĩnh đến mức buộc phải sổ ra
lời khuyến cáo, dọa bóng những ai tham gia dự thảo Hiến Pháp năm 2013 trái ý
mình. Dẫu ai có bảo Trọng lú, Trọng ngu đi chăng nữa và dù có phải đơn thương
độc mã Nguyễn Phú Trọng cũng quyết tử thủ đến cùng để cố giữ cho bằng được Điều
bốn Hiến Pháp năm 2013 bằng bất cứ giá nào.
Thế rồi Hiến Pháp năm 2013 đã được thông qua một
cách dễ dàng, thực ra đó cũng là điều dễ hiểu bởi guồng máy “súng ống” và tuyên
truyền “láo toét” đầy ân huệ kia sao lỡ phản chủ, hơn nữa Quốc Hội hiện nay
cũng chỉ là cơ quan dân bầu trá hình của đảng. Biết vậy, giá cứ im đi còn bớt
thối, đằng này trên các phương tiện thông tin lề đảng, có những vị với đầy đủ
học hàm, học vị hẳn hoi, đồng thời là đại biểu Quốc hội – “đại diện cho cử tri”
đấy lại thản nhiên phát biểu: “đông đảo”, “đại bộ phận” thậm chí “phần lớn”
nhân dân đồng thuận với nội dung bản dự thảo Hiến Pháp sửa đổi năm 2013. Tuy nhiên
bất kỳ ai thử về một xóm hoặc khu phố nào đó hỏi những người dân ở đây xem có
mấy người nhìn thấy, chưa nói là được đọc cái bản dự thảo Hiến Pháp này, chúng
tôi dám chắc sẽ có kết quả hoàn toàn trái ngược với lời phát biểu của những vị
đại biểu kia.
Qua đó mới thấy “đảng ta” rất thành công trong
việc nuôi “lũ vẹt cảnh”, sẵn sàng bán rẻ danh dự, chẳng ngại đem cái mặt thớt
ra đánh đĩ cùng thiên hạ. Trơ trẽn, mặc nhiên dối trá, lừa bịp không hề biết
xấu hổ.
Đúng thực tế, thì chỉ có thiểu số hoặc rất ít
người (kể cả đảng viên) do ngộ nhận hoặc trót dính sợi dây bổng lộc hậu hĩnh
đang hưởng, không thể thoát khỏi ý thức hệ mà đồng tình với bản Hiến Pháp năm
2013 vừa rồi. Cho nên, nay Quốc Hội có thông qua đi chăng nữa thì bản Hiến Pháp
này đâu có xứng đáng là khế ước – tâm nguyện của đông đảo nhân dân Việt Nam. Cố
tình bám giữ bản dự thảo Hiến Pháp năm 2013 này là để níu kéo quyền lực chứ đâu
phải vì dân tộc. Bởi không theo kịp xu thế phát triển của thời đại nên Hiến
Pháp năm 2013 sẽ không thể có sức sống, rồi cũng chỉ lay lắt như “loài tầm gửi”
trên thân cây gỗ mục, một món nợ, một nỗi nhục để lại cho muôn đời con cháu!
Ở Việt Nam, chế độ toàn trị cho phép những người
cộng sản được độc quyền quyết định mô hình xã hội thông qua các kỳ đại hội đảng
của mình. Mặc dù hiện nay không còn trên “đỉnh cao” của “thời kỳ quá độ tiến
lên chủ nghĩa xã hội”, buộc phải tụt xuống nấc thang thấp hơn là “định hướng xã
hội chủ nghĩa” một cái tên thật mỹ miều không đâu có; nhưng bản chất háo danh,
hiếu thắng đến cực đoan của những người cộng sản vẫn không hề thay đổi. Biểu
hiện sinh động nhất là ngay từ năm ba mươi của thế kỷ trước, khi vừa mới ra đời
đảng này đã có những khẩu hiệu “bất hủ” định hướng cho tiêu chí hành động của
mình là: “Trí, phú, địa hào; đào tận gốc, trốc tận rễ!”, hoặc cực kỳ “văn hóa”
sau này như: “Triệt để bài trừ ma túy, thầy bói và chó dại!”, “Mua công trái là
yêu nước!” thậm chí rất kêu: “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ
nghĩa xã hội!”. Khẩu hiệu treo khắp hang cùng ngõ hẻm, nhưng đất nước cứ tụt
hậu, tắc tị, đời sống dân chúng mỗi ngày thêm khốn khó, những khẩu hiệu kia mai
mốt dần, rồi câm bặt, vứt xó.
Từ đấy ta mới thấy các lực lượng “thù địch”,
“phản động” như Hoa Kỳ cách đây trên 140 năm trong diễn văn Gettysburg Tổng
thống Abraham Lincoln có câu: “Từ dân, do dân và vì dân” hoặc trong miền Nam 40
- 50 năm trước khẩu hiệu cũng chỉ có đúng bảy chữ: “Tổ quốc, danh dự và trách
nhiệm!” sao thấy khúc triết, ý nghĩa và đầy đủ đến thế, thậm chí luôn luôn
đúng, hay gấp nhiều lần những câu khẩu hiệu của những người cộng sản đang treo
nhan nhản bấy lâu.
Ở nước ta, hàng ngày cứ đến chương trình phát
thanh quân đội nhân dân, mở đầu với câu: “Quân đội ta trung với nước, hiếu với
dân;…, kẻ thù nào cũng đánh thắng!” hoặc trong mười hai lời thề, dù ông Hồ Chí
Minh người đẻ ra Quân đội nhân dân Việt Nam có đạo lời thề của Quân Giải phóng
nhân dân Trung Hoa là: “quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến
đấu!” thì cũng đã khẳng định chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là bảo vệ
tổ quốc, hoàn toàn không vì một nhóm lợi ích, cá nhân nào khác.
Đất nước nào chẳng vậy, quân đội là để bảo vệ tổ
quốc. Trừ xã hội phi dân chủ, vì lợi ích nhóm và bằng mọi thủ đoạn mà chế độ độc
tài lưu manh hóa, lôi kéo, biến lực lượng này thành công cụ phục vụ cho riêng
mình, sao nhãng trách nhiệm thiêng liêng của dân tộc.
Lực lượng công an với hai chữ đi kèm là NHÂN DÂN
cũng đã ẩn chứa đây là lực lượng của nhân dân và vì sự bình yên của nhân dân,
chứ hoàn toàn không có sự đối lập với lợi ích hợp pháp của nhân dân. Cho nên
lực lượng này cũng không thể là công cụ riêng của nhóm lợi ích nào cả.
Một lực lượng bảo vệ vòng ngoài, một lực lượng
đảm bảo trật tự bên trong xã hội, nước nào chẳng có hai lực lượng này. Thế
nhưng gần đây nhiều lần trên các kênh thông tin lề đảng phát đi, phát lại thông
điệp của Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bài nói chuyện với
hai lực lượng này lại khẳng định: Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân
dân là hai lực lượng “sống còn của chế độ”!
Lâu nay từng ngày, từng giờ chuyện giang sơn
trước họa xâm lăng nóng bỏng của đế quốc Đại Hán, chuyện dân oan sôi sục vì
tham quan ô lại, nền kinh tế ngày càng tụt hậu so với những nước trong vùng,
nội bộ đầy dẫy những phe phái lợi ích Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đâu có quan
tâm, quyết sách gì, ông ta chỉ quan tâm, chú trọng đến “chế độ”, nói cách khác
là sự tồn vong của đảng Cộng sản Việt Nam hay cụ thể hơn nữa là cái ghế quyền
lực của mình!
Một khi tướng đã buông xuôi, bỏ mặc giang sơn và
thờ ơ tới sự bình yên của dân chúng, hô quân về giữ thành (chế độ) cũng có
nghĩa thể chế này đã bất lực, thua cuộc, chỉ còn phương sách lui quân cố thủ,
được ngày nào hay ngày ấy, vô hình trung đã phát đi cho chúng ta một thông
điệp: Chế độ này sắp tới ngày cáo chung!
Sài Gòn, tháng 01/2014
Đại diện dân oan: 'Còn
sống còn kiện'
Cập nhật: 17:10 GMT - thứ hai, 6
tháng 1, 2014
Nhiều người dân ở Việt Nam tố cáo bị 'cướp'
đất
Đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh của Hiệp hội Dân oan đang
được thành lập nói với BBC hiệp hội sẽ giúp người dân đòi quyền lợi và bản thân
ông sẽ 'còn sống còn kiện'.
Ông Nguyễn Xuân Ngữ, 70 tuổi, người nói ông
hiện sống trong một căn nhà mái tôn không cửa sổ tại khu 'dồn dân', là một
trong những người có tên trong ban vận động thành lập Hiệp hội Dân oan.
Các
bài liên quan
- Việt Nam: 'Thời của khiếu kiện đất đai'
- Luật đất đai: 'Sự khôn lỏi của nhà nước'
- 'Mù mờ khái niệm sở hữu toàn dân'
Chủ
đề liên quan
Ông nói với BBC ban vận động đã gửi thư tới
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị gặp mặt để bàn về việc lập
hội.
"Chúng tôi đã có đề nghị với lãnh đạo nhà
nước là từ nay tới hết tháng Hai mà không trả lời, tức trong vòng 60 ngày,
chúng tôi dự kiến ngày 3/3 chúng tôi sẽ tiến hành [lập hội]."
Ông Ngữ dự đoán sẽ có nhiều người dân từ khắp
các tỉnh thành của Việt Nam tham gia hội.
Dân oan 'quá đông'
Nói về lý do thành lập hội, vị đại diện ở
thành phố Hồ Chí Minh nói:
"Ý niệm của chúng tôi là muốn gánh khó
khăn cùng nhà nước thôi, tức là làm những gì nhà nước không cấm để bảo vệ quyền
lợi của chính bản thân chúng tôi là một. Thứ hai nữa là quyền dân sinh, dân chủ
của chúng tôi cũng như của những người đang bị oan, bị một số cán bộ của địa
phương họ làm sai trái, họ làm cho dân oan thì chúng tôi sẽ cùng gánh vác để
góp phần giải quyết nỗi oan của người dân.
"Chẳng hạn trường hợp
của tôi 10 năm nay đâu có giải quyết. Mà hiện nay đất cát nhà tôi [họ] lấy hết
cho tư nhân trái với dự kiến là lấy đất của tôi cho công nghệ cao, nay lấy đất
cho tư nhân làm kho chứa hàng vớ vẩn."
Ông Nguyễn Xuân Ngữ
Ông Ngữ nói số dân oan hiện nay "quá
đông" khiến các tổ chức hiện hành không thể giải quyết nổi và cần có một
tổ chức khác nữa như ông và các cộng sự đang thành lập.
"Các tổ chức ở địa phương, từng địa
phương thôi chứ tôi không nói tất cả, nhưng một số địa phương giải quyết không
khách quan, thậm chí họ không giải quyết.
"Chẳng hạn trường hợp của tôi 10 năm nay
đâu có giải quyết. Mà hiện nay đất cát nhà tôi [họ] lấy hết cho tư nhân trái
với dự kiến là lấy đất của tôi cho công nghệ cao, nay lấy đất cho tư nhân làm
kho chứa hàng vớ vẩn.
"...Chúng tôi đang ở rộng thênh thang,
đang có thu nhập [nhưng] từ khi họ lấy hết nhà đất của chúng tôi [và] bốn năm
năm nay cho chúng tôi vào ở nhà lụp sụp mái tôn, nhà duy nhất một cửa, không có
cửa sổ... chúng tôi đang lo không biết mùa khô này chúng tôi chịu có nổi
không."
Ông Ngữ cho biết hiện ông sống trong căn nhà
'dồn dân' với ba người con lớn trong khi hai người con lớn hơn đã ra ở riêng và
ông ly thân với vợ từ nhiều năm nay.
'Cướp ngày'
Trước khi bị thu hồi đất, ông Ngữ nói ông đã
xây dựng mô hình vườn ao chuồng trên 4.000 mét đất mà ông có và nuôi cả gấu lẫn
nhím để tăng thu nhập cho khoản lương hưu 3-4 triệu mỗi tháng của ông.
"Nói tóm lại họ thấy trang trại của tôi
có nhiều điều kiện thuận lợi để thu nhập, mang dáng dấp đẹp và ... hoành tráng
thì họ muốn cướp thôi."
"Nguyên tắc là phải
chứng minh có văn bản hợp pháp nào để thể hiện đất nhà tôi nằm vào quy hoạch,
thứ hai là phải công khải bản đồ nhưng chả có gì. Họ dùng quyền lực, nói chung
gọi là ăn cướp ban ngày."
Theo ông Ngữ, cả thủ tướng và chủ tịch nước
Việt Nam đều đã có văn bản chỉ đạo giải quyết nhưng giới chức ở địa phương vẫn
"im re" do họ "tham nhũng ba triệu mét vuông đất" của hàng
trăm hộ.
Ông nói ông được đền bù 150.000 đồng/m2 trong
khi giá trên thực tế theo ông là "hàng chục triệu".
"Tôi cũng không chấp nhận cho họ đền bù
bởi vì tôi yêu cầu phải chứng minh đất của tôi nằm vào quy hoạch nhưng họ cũng
không chứng minh được," ông Ngữ nói.
"Nguyên tắc là phải chứng minh có văn bản
hợp pháp nào để thể hiện đất nhà tôi nằm vào quy hoạch, thứ hai là phải công
khải bản đồ nhưng chả có gì.
"Họ dùng quyền lực, nói chung gọi là ăn
cướp ban ngày."
Ông Ngữ cũng nói ông làm việc cho nhà nước hơn
50 năm trong đó có nhiều năm chịu bom đạn thời cuộc chiến chống Mỹ và giờ chật
vật với cuộc sống.
'Đá như quả bóng'
Trong diễn biến có liên quan, trên trang mạng
xã hội YouTube đã xuất hiện video clip quay cảnh bà Lê Hiền Đức, người được
phong là Chủ tịch Hiệp hội Dân oan, đi trao quà và phát biểu nhân dịp đầu năm
2014.
Bà Đức cũng nói về một trường hợp 'dân oan'
khác: "Có những người, ví dụ như Thái Thị Ngọc, hơn 70 tuổi rồi, nộp đơn
từ lúc tóc còn đen mà đến bây giờ tóc bạc hơn tóc tôi [bà Đức năm nay 84 tuổi]
mà vẫn chưa được giải quyết.
"Nộp đơn từ cấp dưới, nó đẩy lên cấp
trên, quận, huyện, thành phố. Thành phố đẩy lên trung ương, trung ương lại đá về
tỉnh, tỉnh lại đá về huyện.
"Như thế chúng nó làm dân mình như một
quả bóng, đá lên rồi lại đá xuống, không giải quyết.
"Đấy, chúng ta gọi những người đấy là
những người dân oan."
NHỮNG TRANG HỒI KÝ RẤT ĐÁNG ĐỌC
NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ
TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ
TRĂM HOA ĐUA NỞ TRÊN ĐẤT BẮC - HOÀNG VĂN CHÍ
HỒI KÝ BAO NỖI TANG THƯƠNG
HỒI KÝ NHỮNG NGƯỜI TÙ CUỐI CÙNG CỦA PHẠM GIA
ĐẠI
HỒI KÝ NHẤT LINH CHA TÔI CỦA NGUYỄN TƯỜNG THIẾT
HỒ CHÍ MINH SINH BÌNH KHẢO CỦA HỒ TUẤN HÙNG
HỒI KÝ QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - CỦA ALEKSANDR SOLZHENITSYN
HỒI KÝ VƯỢT BIÊN ĐƯỜNG BỘ
TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN VÀ TAY SAI
HỒI KÝ CỦA BÀ TÙNG LONG
HỒI KÝ GIỮA ĐÊM TRƯỜNG CỦA NGUYỄN THỤY LONG
HỒI KÝ TÙ BINH VÀ HÒA BÌNH CỦA PHAN NHẬT NAM
HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH
HỒI KÝ KẺ BỊ RÚT PHÉP THÔNG CÔNG CỦA NGUYỄN
MẠNH TƯỜNG- KỲ 1
HỒI KÝ DẤU BINH LỬA CỦA PHAN NHẬT NAM
HỒI KÝ MỘT NGÀY GIÔNG TỐ CỦA TÂM PHONG
HỒI KÝ NHỮNG KẺ KHỔ NHỤC CỦA TÂM PHONG
HỒ CHÍ MINH, CUỘC ĐỜI CỦA MỘT CON NGỰA HOANG
CỦA WILLIAM DUIKER
HỒI KÝ NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY TRONG NGỤC TÙ
CỘNG SẢN CỦA DUYÊN ANH
HỒI KÝ HOA XUYÊN TUYẾT CỦA BÙI TÍN
HỒI KÝ 7 NGÀY Ở CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG TRỊ CỦA
TRUNG ÚY NGUYỄN NGỌC ẨN
HỒI KÝ VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: "BA NGƯỜI
KHÁC" CỦA TÔ HOÀI
HỒI KÝ CÁT BỤI CHÂN AI CỦA TÔ HOÀI
HỒI KÝ GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ CỦA NHÃ CA
HỒI KÝ MỘT CƠN GIÓ BỤI CỦA TRẦN TRỌNG KIM
HỒI KÝ BA PHÚT SỰ THẬT CỦA PHÙNG QUÁN
HỒI KÝ CHIỀU CHIỀU CỦA TÔ HOÀI
HỒI KÝ KHÔNG TÊN CỦA TÊN ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ
MA CỘNG SẢN LÝ QUÝ CHUNG
HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN
HUY
HỒI KÝ CỦA LOẠN TƯỚNG ĐỖ MẬU: VIỆT NAM MÁU LỬA
QUÊ HƯƠNG TÔI
CHẾT DƯỚI TAY TRUNG CỘNG
NHỮNG TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN ĐỐI VỚI QUÂN CÁN
CHÍNH VÀ ĐỒNG BÀO MIỀN NAM
KÝ SỰ TRONG TÙ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA
HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA
HỒI KÝ SÀI GÒN NGÀY DÀI NHẤT CỦA
DUYÊN ANH
HỒI KÝ CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH
HỒI KÝ TRẦN ĐỘ
HỒI KÝ ĐỒNG BẰNG GAI GÓC CỦA XUÂN VŨ
HỒI KÝ ĐẾN MÀ KHÔNG ĐẾN CỦA XUÂN VŨ
HỒI KÝ MẠNG NGƯỜI LÁ RỤNG CỦA XUÂN VŨ
HỒI KÝ ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN CỦA XUÂN VŨ
HỒI KÝ XƯƠNG TRẮNG TRƯỜNG SƠN CỦA XUÂN VŨ:
NHẠC SỸ TÔ HẢI - HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN
HỒI KÝ CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH
HỒI KÝ CỦA LINH MỤC CAO VĂN LUẬN:
BÊN GIÒNG LICH SỬ
BÊN GIÒNG LICH SỬ
HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HANH:
HỒI KÝ CỦA TRẦN QUANG CƠ
HỒI KÝ TÔI ĐI TÌM TỰ DO CỦA NGUYỄN HỮU CHÍ:
HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU: MỐC LỊCH SỬ
.
HỒI KÝ TÔI PHẢI SỐNG - LINH MỤC NGUYỄN HỮU LỄ
1. PHẦN 1 VÀ 2 2. PHẦN 3 VÀ 4 3. PHẦN 5 VÀ 6 4. PHẦN 7 VÀ 8
5. PHẦN 9 VÀ 10 6. PHẦN 11 VÀ 12 7. PHẦN 13 VÀ 14 8. PHẦN 15 VÀ 16
9. PHẦN 17 VÀ 18 10. PHẦN19 VÀ 20 11. PHẦN 21VÀ 22 12. PHẦN 23VÀ 24
13. PHẦN 25 VÀ 26 14. PHẦN 27 VÀ 28 15. PHẦN 29 VÀ 30 16. PHẦN 31VÀ 32
17. PHẦN 33 VÀ 34 18. PHẦN 35 VÀ 36 19. PHẦN 37 VÀ 38 20. PHẦN 39VÀ 40
21. PHẦN 41VÀ 42 22. PHẦN 43 VÀ 44 23. PHẦN 45 VÀ 46 24. PHẦN 47VÀ 48
25. PHẦN 49VÀ 50
5. PHẦN 9 VÀ 10 6. PHẦN 11 VÀ 12 7. PHẦN 13 VÀ 14 8. PHẦN 15 VÀ 16
9. PHẦN 17 VÀ 18 10. PHẦN19 VÀ 20 11. PHẦN 21VÀ 22 12. PHẦN 23VÀ 24
13. PHẦN 25 VÀ 26 14. PHẦN 27 VÀ 28 15. PHẦN 29 VÀ 30 16. PHẦN 31VÀ 32
17. PHẦN 33 VÀ 34 18. PHẦN 35 VÀ 36 19. PHẦN 37 VÀ 38 20. PHẦN 39VÀ 40
21. PHẦN 41VÀ 42 22. PHẦN 43 VÀ 44 23. PHẦN 45 VÀ 46 24. PHẦN 47VÀ 48
25. PHẦN 49VÀ 50
HỒI KÝ ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - VŨ THƯ HIÊN
Để thấy rõ thêm về bộ mặt thật của Hồ Chí Minh
và Tập Đoàn Cộng Sản Việt Nam cũng như để hiểu rõ hơn về sự bịp bợm, mị dân qua
cái gọi là GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 của Bên Thắng Cuộc, kính mời
quý vị đọc lại ĐÊM GIỮA BAN NGÀY của VŨ THƯ HIÊN:
BÊN THẮNG CUỘC
Phần II
23. CHƯƠNG 22 24. QUYỀN
BÍNH
CHƯƠNG KẾT
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết