Người lính miền Bắc nghĩ gì về trận hải chiến 1974
Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-01-08
2014-01-08
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của
Bạn
- Email
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 24/7/2011.
danlambao
danlambao
Hải chiến Hòang Sa diễn ra từ ngày 17 tới 19 tháng Giêng,
năm 1974, qua đó, 74 chiến sĩ hải quân VNCH tử trận khi anh dũng bảo vệ Hoàng Sa của VN. Trong khi hiện có nhiều người dân Việt nói lên cảm nghĩ của mình về diễn biến này, thì câu hỏi được nêu lên là người lính bộ đội Miền Bắc dạo nào suy nghĩ gì
về người lính Miền Nam đã hy sinh bảo vệ Tổ Quốc ?
Mọi người VN hy sinh bảo vệ đất nước đều phải ghi ơn
Trong thời gian gần đây, nhất là gần tới thời điểm kỷ niệm 40 năm ngày diễn ra trận hải chiến giữa hải quân VNCH và
quân TQ xâm lược Hòang Sa của VN, ngày càng có
nhiếu ý kiến của người dân Việt trong và ngòai nước bày tỏ lòng cảm phục trước sự hy sinh cao cả của 74 chiến sĩ VNCH khi ra sức bảo vệ Hòang Sa hồi tháng Giêng năm
1974. Đồng thời, công luận cũng ngày càng
thắc mắc về tình trạng giới cầm quyền VN, cho tới giờ, vẫn chưa thấy chính thức vinh danh những người con thân yêu ấy của đất nước, điều mà TS sử học Nguyễn Nhã từ Saigòn cảnh báo rằng “ chính phủ VN sẽ để mất thêm một cơ hội hòa giải dân tộc nếu chậm vinh danh những anh hùng tử sĩ VNCH đã bỏ mình để bảo vệ Hòang Sa trước quân xâm lược phương Bắc”.
Trong xu hướng mong đợi của người dân Việt như vậy, thì những cựu chiến binh bộ đội của Hà Nội suy nghĩ như thế nào về 74 chiến sĩ VNCH ấy đã vị quốc vong thân ? Cựu đại tá quân đội Nhân dân VN, nhà
văn Phạm Đình Trọng, từ Saìgon, lên tiếng:
Những người VN hy sinh để bảo vệ đất đai VN đều là những người con của Tổ Quốc VN, mang dòng
máu VN. Tất cả những người đã hy sinh cho đất nước VN đều cao quý và đều là những đứa con yêu của dân tộc VN. Do đó sự hy sinh ấy (của chiến sĩ VNCH) phải được ghi nhận, phải được nhớ ơn
cựu đại tá Phạm Đình Trọng
Những người VN hy sinh để bảo vệ đất đai VN đều là những người con của Tổ Quốc VN, mang dòng máu VN. Tất cả những người đã hy sinh cho đất nước VN đều cao quý và đều là những đứa con yêu của dân tộc VN. Do đó sự hy sinh ấy (của những chiến sĩ VNCH) phải được ghi nhận, phải được nhớ ơn. Và nhà nước thì phải ghi nhận, phải ghi ơn những người như thế. Nhưng cho tới giờ, nhà nước (VN này) chưa có làm được cái gì khiến mọi người VN thấy băn khoăn, thấy chưa phải đối với sự hy sinh cao cả đó.
Tài liệu về trận chiến Hoàng Sa năm
1974 của TC/CTCT VNCH
Một cựu bộ đội VN đang ở Phú Quốc, ông Hùng, nhận xét như sau:
Rất tiếc vì 2 thể chế chính trị khác nhau. Chứ đến bây giờ, đáng lẽ người ta phải tôn trọng họ, bởi vì họ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền, lãnh hải, lãnh thổ của VN. Theo quan điểm của tôi thì tất cả những người đó đều đáng được tôn trọng hết. Tất cả những người đó, thuộc quân đội VNCH, đã hy sinh
vì đất nước VN, dòng nước biển của VN thì đáng được tôn trọng, dù cho 2 thể chế chính trị khác nhau, nhận thức khác nhau.
Từ Hà Nội, cựu đặc công của bộ đội VN, ông Phan
Khang, khẳng định về hành động hy sinh của những người lính hải quân VNCH ấy khiến tòan dân Việt kính nể:
Tất cả những người đó, thuộc quân đội VNCH, đã hy sinh
vì đất nước VN, dòng nước biển của VN thì đáng được tôn trọng, dù cho 2 thể chế chính trị khác nhau, nhận thức khác nhau
một cựu bộ đội VN
Những người hải quân đó của VNCH rất đáng khâm phục. Họ là những người đã xả thân vì đất nước, Tổ Quốc - đất nước đây là của chung – để chống xâm lược, thì mình rất kính phục, kính mến họ. Những người như Trung tá Ngụy Văn Thà…đã hy
sinh trong tư thế rất dũng cảm. Hành động đó đã làm cho nhân dân, dân tộc ta kính nể.
Theo cựu bộ đội, ông Hùng, vừa nói, thì Hòang
Sa và cả Trường Sa đều là lãnh thổ của VN ngày xưa cũng như VN bây giờ. Ông nhấn mạnh rằng hai nhà nước VNCH và Bắc Việt, dù thế nào đi nữa, thì đó cũng là
lãnh thổ của VN. Ông Hùng cho biết tiếp:
Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2011 đều có nhắc đến trận hải chiến bảo vệ Hoang Sa năm
1974. danlambao
Chế độ trước (Saigòn) bảo vệ lãnh thổ VN thì chế độ bây giờ cũng phải bảo vệ lãnh thổ VN. Đó là điều bất di bất dịch. Ngày xưa, do ý thức hệ của 2 bên, nhưng người VN đã bảo vệ lãnh thổ của VN, tức là Hòang Sa và Trường Sa. Bất cứ kẻ nào lấn chiếm thì hành động đó là xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của VN. Quân đội cũng là người con của VN để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền quốc gia VN.
ông Phạm Văn Đồng hòan tòan đứng về ý thức hệ CS, ý thức hệ gọi là đấu tranh giai cấp để ủng hộ TQ. Lúc ấy, ông hòan tòan
không đứng về phía dân tộc; ông ta không đứng ở tư thế của người VN để nhìn nhận và bảo vệ quyền lợi của đất nước mà ông ta đứng về phía ý thức hệ của CS để ủng hộ ý đồ của Tàu cộng
cựu Đại tá Phạm Đình Trọng
Sự mù quáng của ý thức hệ cộng sản
Nhắc đến hành động Bắc Kinh cưỡng chiếm biển đảo của VN, cựu đặc công Phan Khang
lưu ý rằng:
Tôi cho là TQ từ xưa nay, cả nghìn năm Bắc thuộc là họ đã thể hiện ý đồ và hành động xâm lược VN rồi. Nhưng mà về phía bằng chứng lịch sử thì họ không thể nào có bằng cớ bằng VN hết. Vấn đề là họ ỷ thế nước lớn để thực hiện mưu tính bá quyền. Cho nên lúc nào
họ cũng phát triển mưu đồ xâm lược VN. Thời nào cũng vậy, kể cả thời ông Hồ Chí Minh, họ tìm mọi cách để xâm chiếm, bành trướng. Người Hán thì không phải riêngVN, họ có ý định làm bá chủ cả thế giới.
Theo cựu Đại tá Phạm Đình Trọng thì Phương Bắc chiếm được Hòang Sa của VN bởi vì họ đã triệt để lợi dụng chiến tranh ý thức hệ vào thời điểm diễn ra cuộc “ buôn bán ”, sự mặc cả giữa Mỹ và TQ. Nhà văn Phạm Đình Trọng nhận định rằng nếu như Mỹ không thỏa thuận cho TQ đánh chiếm Hòang Sa thì TQ không thể đánh chiếm được. Nhưng hai siêu cường đã thỏa thuận “đi đêm” với nhau để Mỹ đứng ngòai cuộc. Đại tá Phạm Đình Trọng cho biết tiếp:
TQ thực hiện được âm mưu chiếm Hòang Sa của VN. Đây chính là
sự mặc cả, buôn bán nhau giữa 2 nước lớn, và họ đã hy sinh quyền lợi của nước nhỏ là VN. Nếu không có cuộc chiến tranh ý thức hệ thì TQ không khi nào có thể chiếm được Hòang Sa. Công
Hàm Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nhất cái ý thức hệ đó. Lúc đó, ông
Phạm Văn Đồng hòan tòan đứng về ý thức hệ CS, ý thức hệ gọi là đấu tranh giai cấp để ủng hộ TQ. Lúc ấy, ông hòan tòan không đứng về phía dân tộc; ông ta không đứng ở tư thế của người VN để nhìn nhận và bảo vệ quyền lợi của đất nước mà ông ta đứng về phía ý thức hệ của CS để ủng hộ ý đồ của Tàu cộng.
Và, khi nhắc tới cái Công hàm Phạm Văn Đồng, nhà Văn Phạm Đình Trọng không quên nhấn mạnh rằng nó đã phản lại quê hương, dân tộc, mang lại hậu quả vô cùng tai hại cho quyền lợi của dân tộc, cho đất đai của dân tộc. Và điều này cũng thể hiện rõ nhất sự mù quáng của ý thức hệ CS.
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết