QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Wednesday, October 21, 2015

NGÔ TÔNG THÔNG VIÊT NAM CÔNG HOÀ ___ VI QUÔC VONG THÂN


 From: dieu mai <tnvsoca49@gmail.com>
 Sent: Tuesday, October 20, 2015 1:35 PM
Subject: NGÔ TÔNG THÔNG VIÊT NAM CÔNG HOÀ ___ VI QUÔC VONG THÂN


  
 

Luận về    
TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

Liên Nguyễn <

Sydney 31-5-2013   
TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM là một Tín hữu Công Giáo.

 1. Trong thời gian 9 năm giữ quyền điều hành đất nước TT Diệm chưa hề ra lệnh hành quyết một tử tội nào.

2. Tướng Ba Cụt Lê Quang Vinh do Toà Đại Hình Cần Thơ tuyên án tử hình, và bị hành quyết ngày 13-07-1956 (theo sử gia Cao Thế Dung đã viết trong cuốn VN 30 Năm Máu Lửa: Đấy là chủ trương của Nguyễn Ngọc Thơ và Dương Văn Minh, hai người vốn không ưa Ba Cụt và Hòa Hảo. Ông Nhị Lang, một chiến hữu sát cánh tướng Ba Cụt ở chiến khu Núi Bà cũng nói: TT Diệm không có ý định sát hại tướng Ba Cụt mà chỉ có ý định thương lượng đón ông Vinh về như trường hợp ông Trịnh Minh Thế).

3. Tên cán bộ Việt Cộng nằm vùng được csBV chỉ thị ám sát TT Diệm tại hội chợ kinh tế Ban Mê Thuật ngày 22-02-1957 bị bắt sau khi hắn bắn hụt TT Diệm nhiều viên đạn tiểu liên. Ai cũng tưởng tên cán bộ ấy sẽ bị tra tấn dã man rồi bị thủ tiêu âm thầm, thế nhưng sau chính biến 11-1963 tên cán bộ ấy vẫn sống phây phây và tỏ ra rất cảm phục cung cách chính quyền VNCH đối xử với y trong tù, nhất là tỏ lòng ngưỡng mộ vì lòng nhân từ bác ái cuả TT Diệm.

 4. Cuộc đảo chính 11-11-1960 bị thất bại, một số do sắp đặt của Mỹ chạy ra nước ngoài. Số còn lại trong đó có nhóm Caravelle như Phan Khắc Sửu, Phan Huy Quát, Trần Văn Hương, Phan Quang Đản và Vũ Hồng Khanh cũng đều được trả tự do từ 1961 đến 1963.

 5. Phạm Phú Quốc oanh tạc dinh Độc Lập 27-02-1962 bị bắn hạ và bị bắt cũng sống khoẻ và về với gia đình sau 01-11-1963 trở lại không quân và bị bắn hạ trong phi vụ Bắc Việt không rõ sống hay chết.

TỒNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM có bất công gia đình trị?
                   
 Dưới đây là những Phật Tử cộng tác với TT Diệm:

- Ông Nguyễn Ngọc Thơ, Phó Tổng Thống.
- Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng.
- Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Tổng Trấn Sài Gòn- Gia Định.
- Ông Vũ Văn Mẫu, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao.
- Ông Quách Tòng Đức, Đổng Lý Văn Phòng.
- Ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ Trưởng phủ Tổng Thống, kiêm Bộ Trưởng Phụ Tá Quốc Phòng.
- Ông Đoàn Văn Thêm, Phó Đổng Lý Văn Phòng.
- Ông Võ Văn Hải, Chánh Võ Phòng.
- Ông Nguyễn Thành Cung, Tổng Thư Ký.
- Ông Trần Sử, Bí Thư.

- Toàn Bộ Tham Mưu của Tổng Thống đều là Phật Tử.
- Bên Quốc Hội có 75 trong tổng số 123 dân biểu Quốc Hội là Phật Tử.
- Trong số 18 Tổng Bộ Trưởng, chỉ có 5 người là Công Giáo.
- Bên quân đội, tổng số 19 tướng lãnh có quyền hành nhất, thì đã có 16 tướng là Phật Tử.

TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM với Phật Giáo.

 1. Trong 9 năm TT Diệm nắm quyền điều hành đất nước có khoảng 4000 ngôi Chùa mới được xây cất.

 2. Hệ thống trường Trung- Tiểu học Bồ Đề được ra đời, có 160 trường Trung- Tiểu học cả nước cũng được khởi đầu thời chính phủ Ngô Dình Diệm.

 3. TT Diệm gíup đỡ và phê chuẩn thành lập “Hội Phật Giáo Thống Nhất” toàn quốc, TT Diệm lại khuyến khích, cung cấp tài chánh cho các tăng sĩ đi du học ngọai quốc.

 4. Khu đất mênh mông khoảng gần giữa đường Công Lý nay là chùa Vĩnh Nghiêm được chính phủ TT Diệm cấp, Bộ tài chánh không dám quyết định. Khi trình lên TT Diệm nói: "Làm chùa thì cho ngay đi”, chỉ lấy 1 đồng tượng trưng. Khu đất Viện Hóa Đạo đường Trần Quốc Toản cũng được giúp và khởi sự thời TT Diệm.

 5. Chùa Xá Lợi được xây cất năm 1958 với kinh phí 2 triệu đồng VNCH (thời đó giá 1 tô phở 2,3 đồng) số tiền được trích ra từ quỹ Xã Hội của Phủ Tổng Thống và trao cho ông Mai Thọ Truyền chủ trì xây cất với mục đích phát triển và kiện toàn tổ chức Phật Giáo.
                                                                                                                                         


TỔNG THỐNG DIỆM “bất công và độc quyền tôn giáo trị” đối với Công Giáo.

- Kể từ ngày Thủ Tướng Ngô Đình Diệm về chấp chánh đến nay, chẳng thấy bằng chứng TT Diệm cho Công Giáo một miếng đất, một số tiền nào để xây Nhà Thờ hay dòng tu, cũng chưa thấy một tu sĩ Công Giáo nào được TT Diệm cho đi du học có học bổng đầy đủ.

- TT Diệm còn lấy lại khu vườn cao su Phú Thọ mà trước đây thực dân Pháp đã tặng địa phận Sàigòn, để làm tài sản cho quốc gia.
Tổng Thống đã lập luận rằng: “Khu đất đó là đất của nước Việt Nam, chứ không phải của Pháp, họ không được phép lấy đất của minh cho bất cứ tổ chức hay cá nhân nào”.

(Matthew Trần nhân chứng: Vấn đề ni, tui biết rõ vì tui đã mua một mãnh đất ỡ khi vực vườn Cao Su Phú Thọ ni trên đường Nguyễn văn Thoại. Vào năm 1965, tui đã xây một căn nhà 2 tầng có sân thượng. Gia đình tui ỡ đó cho tới ngày 29 tháng 4 năm 1975, tôi trao căn nhà nầy lại cho gia đình bên vợ cũa tôi tạm trú cũng như gìn giữ trong thời zan chạy loạn từ Quy Nhơn vào. Gia đình tôi đi tỵ nạn Hoa Kỳ. Một vài tuần sau đó, CS đến đuỗi họ đi và chiếm lấy từ đó cho đến bây chừ)

Sự việc trên làm TGM Sàigòn rất khó chịu. Vì thế linh mục Phan văn Thăm C.N Báo T.Tiến đã chỉ trích chính phủ trên tòa giảng trong nhà thờ Đức Bà, Sàigòn.

TỔNG THÔNG NGÔ ĐINH DIỆM “độc quyền tôn giáo trị, bất công đàn áp Phật giáo”.

Thưa các Thầy (tu sĩ Phật giáo), nhóm từ rất khủng khiếp trên nó đã có tác động sát hại người cũng như mất mát tài sản trong và ngoài lãnh thổ VNCH từ năm 1963 đến 1975 cùng những năm kế tiếp, ước lượng gồm những vụ tổng công kích tết Mậu Thân, những vụ Đại Lộ kinh hoàng, những vụ sát hại trong các trại cải tạo, những vụ chết mất xác dưới biển trong rừng, lên đến gần 2 triệu người, phần đông số người thiệt mạng đều mất tài sản. Nó đánh sập chế độ đệ I Cộng Hòa và các chế độ kế tiếp. Sự tổn thất bằng hàng chục trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima-Nhật Bản hồi đệ nhị thế chiến. Xin tạm ghi hai trường hợp nổi bật điển hình, tại Huế và Sàigòn dẫn đến đại họa cho VNCH, đưa đất nước vào họa diệt vong trông thấy mỗi ngày một gần dưới bàn tay Trung cộng:

 a) Ngày 8-5-1963 trước Đài Phát Thanh Huế, Thiếu tá Đặng Sĩ được tướng Nghiêm Tư Lệnh Quân Đoàn I, cho phép xử dụng lựu đạn hơi để giải tán biểu tình, lợi dụng lúc hỗn loạn. Không biết “bàn tay bí mật" nào đã ném loại chất nổ CỰC MẠNH trong khi QLVNCH và Cảnh Sát Công An (Hồi đó) KHÔNG HỀ có loại chất nổ cực mạnh như thế. Cáo buộc khác nói TT. Đặng Sĩ cho xe Thiết Giáp cán lên Phật Tử, thực tế đã có những xác chết trên ban công của Đài Phát Thanh, cho đến nay trên thế giới cũng chưa có loại xe thiết giáp nào được chế tạo nhảy cao 2.3 mét để cán người trên ban công, cáo buộc này rất ác độc, nên tòa án cách mạng lúc đó đã tuyên bản án tử hình TT Sĩ sau giảm còn khổ sai chung thân. Vụ thảm sát đã khiến Chính quyền lên tiếng xin lỗi Phật Giáo, TT Diệm thải hồi 3 viên chức, cử phái đoàn chính phủ tiếp xúc với Phật Giáo để bồi thường các gia đình nạn nhân.

 Có tin sau 46 năm ông Võ Hữu Hưng, Cựu Trưởng Chi Thông Tin Quận I Sàigòn hiện là: "Đặc phái viên báo Góp Gió”, theo lời thuật của ông Hưng: "một người ngoại quốc thấy hối hận ray rứt do hành động của anh. Anh tự sỉ nhục là một kẻ sát nhân hèn nhát đi tìm đến tôn giáo và chính quyền để xin tha thứ và đầu thú?” Thiếu tá Đặng Sĩ ra Côn Đảo ít tháng được tự do.

 Hệ lụy Đài Phát Thanh Huế đã tiếp diễn nhiều năm khiến đất Thần Kinh trở thành “kinh sợ” sau 1963 là một màn ảo thuật chính trị, chỉ có cs mới dám làm: Những tên cán bộ csBV đang ở nhà tù Huế cho cạo đầu trọc được khoác áo vàng, nâu, nghiêm trang, chậm giãi (đúng phong cách nhà sư) lũ lượt bước ra tù MIỆNG nam mô, ngoài cổng đã có sự sắp đặt một số thiện nam tín nữ trực chờ đón với những giọt nước mắt "thương cho hàng trăm thày hy sinh vì Pháp Nạn”, sau ít năm đến 1968 các “thày” này mang BỤNG MỘT BỒ DAO GĂM trở lại Huế lần này không phải hàng giọt mà hàng suối nước mắt tuôn trào:

 Khóc thương cho những oan hồn, thân xác họ bị đập vào đầu, đâm chém, tay chân trói cột bằng giây kẽm gai bị xô đẩy xuống hố, xác người đè lẫn lên nhau, dưới lớp đất đá quằn quại chờ chết có gần 10 ngàn người vô tội bị chôn sống, trong số này có SV Lê Hữu Bôi Chủ tịch THSV/SG cháu HT/T.Thống Thích Tinh Khiết (HT Khiết được nhiều gíới trọng kính) cũng bị chôn sống.

 b) Trường hợp Hòa Thượng Thích Quảng Đức: Đến nay xem tin tức những bức hình đã đăng trên phương tiện truyền thông, sau hàng chục năm được bạch hóa; thưa các Thầy tôi là người thiếu học thức và kém kiến thức nhưng khi nhìn những tấm hình và xem các bản tin. Chúng tôi thấy đây là một sự phá hại Phật Giáo nói riêng và Tôn Giáo nói chung, có tổ chức từ trong nước cũng giống như hải ngoại; nếu chúng tôi không lầm thì lịch sử Phật Giáo thế giới trên 2000 năm chưa từng có nhà Sư công khai dự phần sát hại nhà Sư!! Thưa các Thầy?

- Theo luật pháp các nước văn minh Thế giới: Đây là vụ GIẾT NGƯỜI đã được tổ chức.

- Đa số Phật Tử chân chính (không buôn thần bán thánh): Đây là sự vi phạm hai điều trong năm điều ngăn cấm (Ngũ Giới)  của Phật Giáo. Hai điều ấy là Không Sát SinhKhông gian Dối. Phật Giáo là đạo từ bi, ngọn cỏ, con kiến cũng không sát hại! Nếu tôi là đảng viên cs để quảng bá cho chủ nghĩa Max (không tôn giáo) là đúng, tôi sẽ tuyên truyền rằng: Chức sắc Tôn Giáo đó! Còn sát hại lẫn nhau! Thưa các Thầy.

                                                       èhttps://www.youtube.com/watch?v=ZwQTsCiguHc

- Tên VC Nguyễn công Hoan mặc áo nhà sư cầm bình xăng tưới lên đầu HT Thích Quảng Đức đây có phải là một sự phá đạo tạo đời??. Sau đó tên VC Hoan còn được thưởng để vào Quốc Hội để có quyền bất khả xâm phạm, tự do hoạt động đến sau 30-4-1975 lại được vào Quốc Hội csBV 2 khóa, sau đó nhân chuyến công du, y trốn và hiện nay có thể đang ở Mỹ.

- Xin ghi thêm mới cách đây ít năm, ngày 18-9-2010 nhà cầm quyền csVN khánh thành đài tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức, có tên Lê thanh Hải Bí Thư Trung Ương Vc. Cũng đọc tham luận, diễn văn lên án chế độ VNCH đàn áp Phật Giáo và ca tụng Vc (MTGPMN) tổ chức cuộc tự thiêu rất thành công!

 Vô tình hay hữu ý? Ban Tổ Chức Đại Lễ ở Sydney cũng có nội dung lên án chế độ VNCH giống như trong nước. Việc mà csVN hàng mấy chục năm qua đã tốn nhiều công sức, ngươì và của cùng nhiều nghị quyết mà không thành công nên cuối thập niên 90 Võ văn Kiệt đã phải bay sang tận nước Pháp đưa ra lời mời gọi, hứa rất hấp dẫn, vô cùng hào phóng "có sức thuyết phục cao”: "cộng đồng hải ngoại muốn gì cũng được…..chỉ cần giống trong nước”.

Tôi xin ghi lại những lời nhận xét, phê bình của một số nhà lãnh đạo Việt Nam và Thế Giới kể luôn Cộng Sản:

 1- Cựu Hoàng Bảo Đại viết trong cuốn Con Rồng Việt Nam như sau: "Tất cả đang tiến tới thì chính phủ bị các nhà sư chống đối. Ông Diệm và Nhu là người công giáo, các nhà sư bị cộng sản giật giây và mật vụ Mỹ tiếp tay, liền bắt đầu hành động. Chính quyền phải đối phó lại, vô hình chung đem đến cảm giác kỳ thị tôn giáo. Ai đã xúi giục họ gây loạn, ai? Họ ở đâu tới? Làm sao biết được họ từ Hà Nội vào hay từ Bắc Kinh tới?”

2- TT Diệm bị tố cáo đàn áp Phật Giáo: Liên Hiệp Quốc đã cử phái đoàn gồm có 7 thành viên đều là đại diện các quốc gia Phật giáo khi đến Việt Nam được toàn quyền đi lại bất cứ nơi nào và gặp phỏng vấn bất cứ ai, kể cả những người trong tù. Họ rời khỏi Việt Nam ngày 04-11-1963 và xác nhận: không hề có đàn áp Tôn giáo, Phật giáo gì cả, ông Abdul Rahman Pazhwak là trưởng phái đoàn.

 3- Tổng Thống Mỹ Nixon nói: "Cái gọi là đàn áp Phật giáo chỉ là điều bịa đặt”. TT Nixon còn viết: “Chúng ta [Hoa Kỳ] đã sai lầm trầm trọng lần thứ 3 tại VN trong năm 1963. Chính quyền Kennedy đã làm cho người ta oán giận TT Diệm qua việc xách động và yểm trợ cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ của Ông ta”.

4- Tổng Thống LB Johnson mô tả về các tướng lãnh Việtnam đã nhúng tay vào việc hạ sát Tổng Thống Diệm "Chúng chỉ là một đám du côn, được chúng ta thuê để giết mướn”.

5- Khi được tin ông Diệm bị lật đổ, Hồ Chí Minh nói với ký giả cộng sản danh tiếng, Wilfrid Burchett: "Tôi không thể ngờ tụi Mỹ ngu đến thế”.
“Lúc nãy người ta báo cho Bác biết là Ông Diệm vừa bị lật đổ, Ông Diệm là kẻ địch thủ ghê gớm nhứt của Bác. Nay Ông đã bị lọai rồi, thì chiến thắng chắc chắn sẽ về ta rồi”.

CÓ PHẢI NHỮNG VỊ BỊ SÁT HẠI SAU ĐÂY ĐỀU ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO?

 1. Sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm. (Tướng Minh cho những tay đao phủ đi đón TT Diệm bằng chiến xa M113 trên đường đi đã TRA TẤN, ĐÁNH ĐẬP, KHẢO CỦA, khám xét thân người TT Diệm chỉ có chuỗi tràng hạt và nửa gói thuốc lá Bastos; THẬT VÔ CÙNG DÃ MAN, TÀN ÁC ngày 02-11-1963).

 2. Sát hại Ông Ngô Đình Nhu. (Trong lúc TT Diệm & Ông Nhu gọi điện thoại báo nơi đang ở là nhà thờ Cha Tam - Chợ Lớn. Một cử chỉ quy hàng với phe đảo chánh của Tướng Dương văn Minh).

 3. Sát hại Đại Tá Hồ Tấn Quyền - Tư lệnh Hải Quân. Tổng Hội Hải Quân VNCH cho biết ai sát hại HQ Đại tá Hồ Tấn Quyền: “Trước đây rất lâu Trung Tướng Tôn Thất Đính viết rằng bọn Mỹ đã cho chúng tôi ăn ca ca (phân) mà chúng tôi không biết…”
 Khi các tướng lãnh VNCH đã toa rập thi hành lệnh đảo chánh của Hoa Kỳ dẫn đến việc thảm sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Lỗi lầm càng to lớn khi Dương Văn Minh quyết định giết cả Đại Tá Tư Lệnh Hải Quân VNCH Hồ Tấn Quyền. Bà nhớ mãi gương mặt đầy căm hờn của người chồng chết oan với máu hận thù trong mồm ồng ộc chẩy ra không ngớt… Bà rất oán hận các tướng lãnh đã giết oan chồng bà lại còn cướp trọn hơn 10 ngàn đồng trong Saving Account.

 4. Sát hại Đại Tá Lê Quang Tung - Tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. 
 5. Sát hại Thiếu Tá Lê Quang Triệu - Tư lệnh Phó Lực Lượng Đặc Biệt. 
 6. Sát hại Ông Ngô Đình Cẩn. (Bị đưa ra xét xử tử hình, Ông Cẩn chỉ đủ khả năng ở nhà giữ Mẹ già mà thôi với trình độ học lực tiểu học làm sao mà có đủ khả năng tàn ác giết hàng trăm ngàn người do phe Tướng Minh cáo buộc và giết hàng trăm ngàn người đó ở đâu? Bao giờ?). 
7. Sát hại Ông Phan Quang Đông. (Một chiến sĩ Quốc Gia, là Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Kiểm Thính Huế để theo dõi những sự xâm nhập của csBV vào Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng giết hại đồng bào). 
 8. Sát hại Ông Trần Sô – HSQ chi khu địa bàn Quảng Nam. (Ông Sô vừa dắt đứa con trai 10 tuổi đi khám bệnh ở phòng mạch bác sĩ Thái Can. Một tay ông dắt xe đạp, một tay Ông dắt đứa con, vừa ra khỏi phòng mạch gặp đoàn biểu tình của Quân Đoàn Vạn Hạnh của Phật Giáo Ấn Quang hô lớn: "Thằng Cần Lao ác ôn… Bắt nó đi.. Đánh chết nó đi…”. Bọn người xúm đánh đập Ông khi Ông đã chết, chúng còn xúm lại hè nhau bê tảng đá lớn đem giáng thẳng xuống mặt Ông, máu-óc-xương nát bấy thật vô cùng dã man. Con trai của Ông sợ chạy thoát. Bs Thái Can đã giúp 2 ngàn đồng (tiền VNCH) để chôn cất cái xác không đầu của Ông Sô. Chi tiết được Bs Thái Can viết trên Văn Nghệ Tiền Phong).

 9. Sát hại Lê Quang Sang - Phòng vệ dân sự cổng kho Thanh Bồ, Đức Lợi, Đà Nẵng. 
 10. Sát hại Nguyễn Thành - Phòng vệ dân sự cổng kho Thanh Bồ, Đức Lợi, Đà Nẵng. 
 11. Sát hại Ông Hạ Sỹ Quan Không Quân. (Vì thấy Sang và Thanh bị đánh, kêu cứu thảm thiết Ông chạy ra can thiệp cũng bị đánh cho đến chết. Xác Ông và 2 em Sang, Thanh cột bằng dây kẽm gai treo lên cổng Thanh Bồ, Đức Lợi. Sau đó, đoàn biểu tình xông vào hai phường Thanh Bồ và Đức Lợi đốt cháy hết khiến người dân phải xuống thuyền chạy ra biển. Số người già, phụ nữ mang thai và trẻ em chạy không kịp chỉ còn lại đống xương khô trong đống lửa vì hai phường đã bị quân đoàn Vạn Hạnh thuộc phe Phật Giáo Ấn Quang đốt cháy sạch. Hiện nay, vẫn còn có một số nạn nhân đang sống tại Úc Châu).

Xin nói thêm về gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà các Thầy cáo buộc “gia đình trị”.

- Ông Ngô Đình Khôi đã bị Việt Cộng sát hại năm 1940 cùng Ông Tạ Thu ThâuHuỳnh Phú Sổ.
- Giám mục Ngô Đình Thục do Giáo Hội Công Giáo bổ nhiệm cai quản địa phận Vĩnh Long trước ngày TT Diệm chấp chánh.
- Ông Ngô Đình Luyện Đại Sứ VNCH tại Anh Quốc, do Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhiệm trước lúc Tổng Thống Diệm chấp chánh.
- Ông Ngô Đình Nhu làm việc cạnh Tổng Thống giúp soạn thảo kế hoạch nên người ta gọi là: “Ông cố vấn”.
- Ông Ngô Đình Cẩn (Miền Trung còn gọi Cậu Út Trầu).

Các Thầy (tu sĩ Phật giáo) kết án chế độ bất công gia đình trị, độc quyền tôn giáo trị của TT Ngô Đình Diệm.

 a- Vậy sau khi chế độ ấy bị thảm sát hết, thì các chế độ lên thay hầu hết là Phật tử từ 1963-1966 có tới 15 lần thay đổi chính phủ (chưa từng có quốc gia nào trên Thế giới như vậy).

 b- Khối Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Ấn Quang (PGVNTT/AQ) còn tranh đấu khốc liệt và tàn bạo hơn chế độ TT Diệm nhiều. Sinh viên, học sinh Phật tử (SVHSPT) vẫn biểu tình và còn đập phá, đốt cháy trụ sở, đánh nhau trên đường phố Sài Gòn.

 c- Theo cuốn Bạch Thư của Hoà thượng Thích Tâm Châu:
"Đùng một cái, một hôm vào khoảng 7 giờ tối, một số tăng tại chùa Ấn Quang, được sự hỗ trợ cuả các dân biểu thân Ấn Quang có súng như: Kiều Mộng Thu v.v… đột nhập vào Việt Nam Quốc Tự (VNQT) bắt Thượng Tọa Viện Trưởng Viện Hoá Đạo Thích Thiện Tường cùng với đông chư tăng đem về nhốt tại chùa Ấn Quang. Ngày hôm sau, Nha Tuyên Úy Phật Giáo can thiệp, mời các vị Ấn Quang ra khỏi VNQT…Vẫn chưa yên. Lại một hôm khác, vào chập tối, phe Ấn Quang lại đem người, đem khí giới tái chiếm VNQT một lần nữa. Lần này họ bắt hết Tăng chúng, lấy hết đồ đạc, nhiều máy may của VNQT, và đốt cháy 1 dãy nhà phía trái của VNQT.”
 “Sự việc rõ ràng như thanh thiên bạch nhật, mà nhóm tranh đấu của Ấn Quang, được sự hộ trợ ngầm của Cộng sản nằm vùng, lải nhải vu khống cho VNQT chia rẽ giáo hội, Thích Tâm Châu phá hoại và lũng đoạn GHPGVNTN. Thực như câu phương ngôn của Việt Nam thường nói: "Vừa ăn cướp, vừa la làng”. Cậy đông lấy thịt đè người, mặc sức vu khống, thao túng không coi nhân quả ra chi cả!”

Hòa Thượng Thích Tâm Châu kể tiếp nguyên văn như sau:
"Tôi về tới VNQT, bước chân vào cửa văn phòng Viện trưởng VHĐ của tôi thì có 1 biểu ngữ nền vàng chữ đỏ ghi: MUỐN QUẦN CHÚNG TUÂN THEO KỶ LUẬT THÌ PHẢI THEO QUẦN CHÚNG. Tôi vào tơi bàn giấy của tôi có một ĐĨA MÁU, một CON DAO và một huyết thư: "YÊU CẦU CÁC THƯỢNG TỌA TRONG VIỆN HOÁ ĐẠO, KHÔNG ĐƯỢC THEO THƯỢNG TOẠ TÂM CHÂU.” Tôi định lên chánh điện VNQT lễ Phật, tại đây có mấy vị tăng thanh niên không cho tôi vào chánh điện VNQT và hăm doạ, ai muốn vào chùa hãy bước qua xác chết của họ. Tôi vô cùng chán nản, trở về chùa Từ Quang cũng có một ĐĨA MÁU, một CON DAO, và một huyết thư CẤM TÔI KHÔNG ĐƯỢC HOẠT ĐỘNG NỮA. Và người trong chùa cho biết là họ hăm dọa sẽ đốt xe, ám sát. Và, chính các vị tăng thanh niên đang tụ tập tại Niệm Phật Đường Quảng Đức Bàn Cờ định sang chùa Từ Quang giết tôi. May có sư cô Vân biết được, cấp báo cho tôi biết. Tôi trốn thoát.”

Trang 25, Hòa Thượng Tâm Châu viết tiếp:
 "Nhóm Lập Trường ở Huế ra đời… Thượng Toạ Trí Quang kêu gọi Phật tử đem bàn thờ xuống đường cho các cán bộ Cộng sản nằm vùng tẩu thoát tại Đà Nẵng cũng như một số nơi khác, ngoài việc đem Phật ra đường còn ghìm súng nấp sau tượng Phật bắn ra khi thấy quân đội. Có nơi để bàn thờ Phật trên đống rác”.

Tôn giáo nào trị đây thưa các Thầy trong ban tổ chức?

“Ngày lịch sử trong đời làm chánh trị của Minh Cồ (Tổng Thống Dương Văn Minh) không phải là ngày nhận chức Tổng Thống mà chính là ngày 29-04-75 vì ngày này từ 8 giờ sáng đến 12 giờ khuya Minh Cồ và tôi phải đến "HOÀNG CUNG ẤN QUANG” 5 lần và lần nào cũng với nội dung là “THẦY” cũng hứa hẹn một cách chắc chắn không thể sai lệch là sắp xong. Bên kia chậm lắm là tối 29-04-75 hay sáng 30-04-75 sẽ bàn thảo việc Chính Phủ Liên Hiệp…

Sở dĩ đêm 29-04-75 có chuyện chúng tôi đến Ấn Quang cũng là vì lời hứa miệng của Thích Trí Quang này. Sau lúc 2 giờ sáng, chúng tôi phải rời Ấn Quang về dinh Độc Lập chờ ý “thầy”. Mệt mỏi thật, Minh Cồ ngồi nơi bàn Tổng Thống bên cạnh một dàn điện thoại, trong đó có một cái đặc biệt nhất để nhận ra là cái dành riêng cho “thầy”. Đường dây cho “thầy” không phải là ưu tiên Một mà ưu tiên “Super”…… chứ giải pháp chính trị của tôi coi như chấm dứt và nếu từ giờ phút này nếu có chuyện gì xảy ra đến thì mọi trách nhiệm đều do Tổng Thống, à quên đại tướng quyết định với giải pháp quân sự, mà trong lãnh vực này đại tướng rất rành giỏi hơn tôi. Xin chào Tổng Thống…”

Minh Cồ chỉ trả lời gọn một câu: "THẦY GIẾT TÔI RỒI!” và cúp máy.

 Trích trong bài: "TÂM TÌNH CỦA TƯỚNG CÓ TRONG NHÀ TÙ HÀ TÂY”.

Dưới chế độ bất công, gia đình trị và độc quyền tôn giáo trị của chế độ Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam”

Thưa các Thầy: Hàng triệu người chết và hiện mang thương tật cũng như hầu hết Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản (CĐNVTNCS) ở hải ngoại ít, nhiều đều có công bảo vệ miền Nam Việt Nam. Chúng tôi hãnh diện và tự hào dưới chế độ Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà cho đến ngày Quốc Hận 30-04-1975.

- Không có nhà sư nào bị chính quyền tra tấn, đánh chết trong tù như Thượng Toạ Thích Thiện Minh năm 1978 và vị hoà thượng ở Thái Nguyên Bắc Việt cũng bị tra tấn, chết trong tù.

- Số Tăng sỹ và Phật tử tự thiêu từ 30-04-1975 đến nay có thể lên đến trên 100 (khó có thể thống kê chính xác dưới chế độ Cộng sản).

- Từ năm 1954 đến 30-04-1975, hai chính phủ Đệ Nhất, Đệ Nhị VNCH không trưng dụng 1 tấc đất nào của Phật Giáo. Chính phủ VNCH không xen vào việc điều hành của Phật Giáo cũng như bất cứ Tôn giáo nào như tiến cử, bổ nhiệm, tuyển chọn và huấn luyện v.v…

- Từ năm 1954 đến 30-04-1975, không có bất cứ chùa nào dám đưa nhân vật tai tiếng lên bàn thờ Phật; như hiện nay tên Hồ Chí Minh lãnh đạo Đảng cướp của, giết người, bán nước (bán hải đảo, biển, đất liền cho Trung Cộng). Đã được Thế Giới đưa vào danh sách 13 tên giết người nhiều nhất. (HCM giết 1 triệu 700 ngàn người). Thế mà lại được phong Bồ Tát để ngồi trên bàn thờ Phật ở Bình Dương.

- Từ năm 1954 đến 30-04-1975 trên lãnh thổ VNCH không có số người bỏ trốn ra nước ngoài ngoài vì lý do tỵ nạn chính trị.

- Điều rất quan trọng là: Những cấp lãnh đạo VNCH“cộng hòa miền Nam Việt Nam” từ 1954 đến 30-4-1975 không ai dám ký nhượng, bán một tấc đất cho Ngoại bang.

-Quân-Dân-Cán-Chính chúng tôi chiến đấu hy sinh xương máu để bảo vệ chính nghĩa nhân bản, quyền tư do THẬT SỰ cho tất cả công dân cũng như các tôn giáo; như đã ghi trên có những ưu điểm gấp ngàn lần chế độ csVN ngày nay.

 Các Thầy: KHÔNG NHÌN THẤY ĐƯỢC SAO? KHÔNG NGHE ĐƯỢC SAO? Các Thầy cáo buộc: “các chế độ nối tiếp”; vậy các Thầy xếp các chế độ VNCH ngang bằng chế độ Việt Cộng bán nước, cướp của, giết người, cúi mặt làm tôi tớ cho Trung Cộng, khiến hàng trăm ngư dân miền Trung bị chết vì đạn, vì bị tầu “Lạ” đâm, phải bán tầu để có tiền sang Trung Cộng chuộc người thân bị tù, nay họ phải ra làm mướn cho tầu Trung Cộng ngay trên vùng biển của mình. Những người yêu nước thì bị trù dập dã man do những tai sai Cộng Sản để lập công giữ Đảng tồn tại; khiến đại họa mất nước vào tay Trung Cộng mỗi ngày một thấy gần. Chế độ VNCH chưa từng có thảm trạng trên.

 Liên Nguyễn <
Sydney 31-5-2013
       
__._,_.___


Posted by: <vneagle_1 



https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-xlp1/v/t1.0-1/p50x50/11960163_1617483438525434_8724924078833356035_n.jpg?oh=82a479e5d148b540c214674860c739da&oe=5698E603&__gda__=1456090893_852e91cce1914a0cfb429ca6d2c26408 
Lê Công Định
·
Lúc thiếu thời đi học, nhắc đến cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, đa số thầy cô dưới mái trường XHCN của tôi đều gọi là “thằng Diệm” và “thằng Thiệu”. Về nhà tôi kể lại cho ba mẹ nghe. Ông bà nghiêm nghị cấm tôi không nên bắt chước thầy cô, vì như thế là vô lễ và bất kính đối với các bậc tiền nhân. Sau này, trưởng thành, có dịp đi làm việc ngang vùng Ninh Thuận, một đồng nghiệp lớn hơn tôi vài tuổi hỏi: “Nghe nói vùng này là quê hương của thằng Thiệu?”
Tôi cau mày, đáp: “Dù sao ông Nguyễn Văn Thiệu cũng đáng bậc cha chú của anh mà! Nếu mình đi đến vùng Nghệ An, em nói đây là quê hương của thằng Hồ, anh sẽ cảm thấy thế nào?”
Anh ấy chống chế: “Xin lỗi, thói quen thôi mà!”
Từ đấy anh ấy xem tôi là “phản động” (!). Tôi hãnh diện về tiếng “phản động” đó, vì nhớ đến lời giáo huấn đạo làm người của cha mẹ tôi.
Ba tôi, một người tham gia phong trào cộng sản, vẫn luôn bày tỏ lòng kính trọng đối với cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm. Ông thường nhận định với tôi rằng dân tộc này sẽ tốt đẹp hơn nhiều, thậm chí có thể sánh ngang với Nhật Bản ở Á châu, nếu cụ Diệm lèo lái con thuyền đất nước đến được bờ bến mà cụ tâm niệm và tranh đấu cả một đời. Khi tôi tỏ vẻ ngạc nhiên vì sao ông chưa bao giờ bày tỏ sự tôn trọng tối thiểu đối với bất kỳ lãnh tụ cộng sản nào, ba tôi lắc đầu trả lời: “Ba chọn lầm đường!” Và ông luôn căn dặn tôi: “Thế hệ của con không được quyền lạc lối như ba.”
Mỗi sáng mùng một Tết hàng năm lúc tôi còn là học sinh tiểu học và trung học, sau khi sang chúc Tết ông nội về, ba mẹ thường đưa anh em chúng tôi đến nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi viếng mộ dượng sáu tôi là ký giả Vân Sơn Phan Mỹ Trúc, Chủ bút nhật báo Đông Phương ở Sài Gòn trước 1975. Bao giờ cũng vậy, trước khi đến mộ dượng tôi, ba tôi luôn dừng lại thắp hương, còn mẹ tôi (một giáo dân Công giáo) đọc kinh cầu nguyện trước mộ Tổng thống Ngô Đình Diệm, Cố vấn Ngô Đình Nhu và bà cụ cố thân sinh của hai ngài. Anh em chúng tôi phải đứng chấp tay, cúi đầu. Điều đó đã trở thành thông lệ của gia đình tôi ngày xưa.
Năm 1998, sang Pháp học, tôi đọc một quyển sách về Tổng thống Ngô Đình Diệm và biết rằng sau khi nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi bị giải tỏa năm 1985, hài cốt của ba vị cùng với ông Ngô Đình Cẩn được thân nhân chuyển về nghĩa trang Lái Thiêu.
Tết năm 1999, nhân dịp trở về Việt Nam dự chương trình Orientation dành cho sinh viên nhận học bổng Fulbright du học Hoa Kỳ, tôi chở ba tôi đi Bình Dương tìm nghĩa trang Lái Thiêu, mà ông còn nhớ tên gọi xưa là “Nhị Tì Quảng Đông”. Chúng tôi dò hỏi những người dân gác mộ xung quanh đó, thì được hướng dẫn tận tình và đưa đến tận nơi. Họ còn nhắc nhở chúng tôi viếng nhanh rồi về, vì buổi trưa các du kích xã đi ăn cơm nếu không chúng tôi có thể bị mời về xã đội điều tra lý do viếng mộ ông Ngô Đình Diệm (?).
Theo quyển sách tôi đọc, bia mộ của cố Tổng thống ghi “Giacôbê Đệ”, còn bia mộ của ông Cố vấn ghi “Baotixita Huynh”, do thân nhân lúc cải táng cố tình tráo hai chữ “huynh”“đệ” để kẻ gian nhầm lẫn. Tôi không rõ thực hư việc này, nhưng quả nhiên thấy rõ những dòng chữ ấy. Giữa mộ hai ngài là mộ của bà cụ cố thân sinh. Cách một quãng xa, ngôi mộ có tấm bia dựng cao ghi chữ “Can” và năm mất 1964, chính là mộ phần của ông Ngô Đình Cẩn. Hai cha con tôi kính cẩn làm lễ, thắp hương, đọc kinh cầu nguyện và chụp ảnh lưu niệm.
Suốt đoạn đường về ba tôi trầm ngâm, muộn phiền trước cảnh một nhân vật từng có sự nghiệp vĩ đại nhất của dân tộc ở thế kỷ 20 mà cuối đời chỉ còn nắm tro tàn vùi chôn tại một nơi và theo một cách thức không tương xứng với tầm vóc và đóng góp của ông. Nỗi buồn của ba lây sang cả tôi.
Trở lại Paris năm đó, tôi tìm đến thăm trường Ecole des Chartres, một trong những trường danh giá nhất của Pháp, nơi ông Ngô Đình Nhu từng theo học. Ngôi trường ấy tọa lạc gần trường luật Panthéon-Assas của tôi. Tôi vẫn nể phục ông Nhu như một nhà tư tưởng lớn hiếm hoi của Việt Nam đương thời.
Từ chuyến đi năm 1999 trở về sau, lúc thì vào dịp Tết, lúc nhân ngày giỗ hai ông, tôi âm thầm đến viếng mộ phần của bốn vị đều đặn. Giữa năm 2007, một buổi chiều cuối tuần, đón tiếp luật sư Lê Quốc Quân vào Sài Gòn, tôi đưa anh và hai vợ chồng luật sư đồng nghiệp cùng đến nghĩa trang Lái Thiêu. Chúng tôi đã tổ chức một buổi lễ tôn nghiêm dành cho các vị, với nguyện ước một ngày không xa công lao và danh dự của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm sẽ được phục hoàn và tôn vinh tương xứng với sự nghiệp vĩ đại của ông.
Tiếc rằng giờ đây đang trong thời gian quản thúc, ngày mai tôi không thể đến viếng mộ phần của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và ba vị tiền nhân như mong ước, hy vọng lời chia sẻ này thay cho nén hương tưởng niệm để tỏ lòng kính trọng và niềm tiếc thương của tôi dành cho nhân vật lịch sử đã từng tranh đấu và ngã xuống vì quốc gia Việt Nam.





--
Hãy cứ cho thêm, hãy còn cho mãi
Mai ta đi nào kịp vẫy tay chào.
                                            (Phạm Nhuận)


__._,_.___

Posted by: Hoaiviet Nguyen 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List