Những bí ẩn bên trong xác ướp
HCM?
Ngày 12 tháng 8 năm 1969, Bộ Chính Trị đảng CS Việt Nam công bố
trước hội đồng chính phủ, chủ tịch HCM đang lâm sàng nguy cơ bệnh nặng. Ông
được những y sĩ Trung Quốc và Liên Xô điều trị chu đáo, nhưng bệnh vẫn không
tuyên giảm. Mọi chăm sóc đều không kết quả, tình trạng bệnh nhân nằm trên báo
động đỏ. Mặc dù đội ngũ y khoa bậc nhất Trung Quốc đã đem hết khả năng y nghiệp
cũng đành tuyệt vọng. Thủ tướng Chu Ân Lai lo lắng không yên tâm vì sợ có kẻ
cướp lấy xác ông Hồ.
Trước đó vào những ngày 24 - 26/8/69, Bắc Kinh đã gửi hai phái
đoàn y sĩ đến Hà Nội. Thực sự một trong hai nhóm này do tình báo Hoa Nam phối
trí điều động để bảo vệ và nếu cần cướp xác HCM đưa về Bắc Kinh. Cho đến nay
vẫn còn nhiều người chưa biết ông HCM thực sự là ai.
Người họ Hồ từ đâu đến? Tại sao họ Hồ lại xuất hiện tại Việt Nam
? Do thế lực chính trị nào? Vì lý do nào Bắc Kinh sợ hãi, phải đích thân gửi
lực lược cảm tử tình báo Hoa Nam bảo vệ cẩn mật họ Hồ [1]. Ngày nay cảnh tượng
Việt Nam đang dần dần mất lãnh thổ, lãnh hải và chủ quyền cho phép chúng ta
nghi ngờ là họ Hồ đã do Mao Trạch Đông tạo dựng lên để cướp chính quyền Việt
Nam và đô hộ nhân dân Việt Nam.
Cuối tháng 8 năm 1969, bệnh của HCM càng lúc trầm trọng. Bệnh lý
không hề thuyên giảm. Tất cả dược phẩm Đông-Tây điều trị không còn hiệu quả mặc
dù khả năng y khoa Trung-Xô cũng có hạng. Thủ tướng Chu Ân Lai thúc giục những
chuyên gia Y khoa chăm sóc khẩn cấp.
Qua ngày 31/8, Chu Ân Lai tiếp tục gửi thêm nhóm thư ba với những chuyên gia nổi tiếng, có Giáo sư Ngô Gia Bình Wu Jieping)tổng giám đốc Trung Quốc Học viện Khoa học, Y khoa Bắc Kinh. Nhóm này đến Hà Nội bằng một chiếc máy bay chuyên dụng, đặc biệt cung cấp dụng cụ cấp cứu, dược phẩm hảo hạng, xúc tác thêm phần hô hấp của HCM, để điều trị kéo dài hơi thở.
Ngày 01 tháng 9, Chu Ân Lai đích thân nghe Giáo sư Ngô Gia Bình báo cáo qua điện thoại. Cuối cùng Bắc Kinh cho triệu tập các
chuyên gia nghiên cứu và thảo luận Khoa học, Y khoa. Chu Ân Lai lấy quyết định
gửi tiếp theo bốn nhóm y sĩ, mang theo một số chuyên gia, chuyên khoa, thiết bị
tối tân, dược phẩm Đông y. Chuyến bay đặc biệt này đến Hà Nội vào sáng sớm ngày
02 tháng 9/1969.[1]
Con người thực của HCM mắt phải lớn, mắt trái nhỏ, môi dày với trạng thái bi quan. Còn chân dung HCM người dân Việt Nam thường thấy, hai mắt đều nhau và môi mỏng, mồm chếch mép có trạng thái lạc quan. Hy vọng nhân dân Việt Nam sáng suốt nhận định, đừng vội nhận ông ta là "Cha già dân tộc", hình dung 5.000 văn hiến chỉ có một HCM. Ông cũng chưa xứng đáng để gọi "Cha già nhân dân", hai chữ "nhân dân" vốn nguyên bản Hán.
Theo báo cáo của Giáo sư Ngô Gia Bình , tình hình sức khỏe họ Hồ
đã xấu đi nhiều, nhưng nhờ chăm sóc đúng liều lượng thuốc, nên cuộc sống kéo
dài được thêm một năm nữa. Họ Hồ đã bệnh hai năm qua và ngày nay đã đến thời kỳ
cuối.
Các cấp lãnh đạo Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng. Tất cả vấn đề đều được tham khảo, phải xem xét làm thế nào để tiết kiệm ngân khoản chi phí cho tang lễ của họ Hồ. Tình hình Việt Nam lúc bấy giờ quá lệ thuộc vào Trung Cộng, nền kinh tế không phát triển, lạc hậu về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, sản xuất, tất cả đều bị đình trê. Trong hoàn cảnh chiến tranh, đảng CSVN hầu như không có khả năng giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước. Xã hội chỉ biết tiêu thụ không biết sản xuất, sống theo nhịp tim thoi thóp với tiền viện trợ của Trung Cộng và Liên Xô.
Hai năm trước, vào ngày 14 tháng 9 năm 1967, Nhà nước CS Việt Nam
đã lặng lẽ đưa một nhóm chuyên gia Y khoa đi Liên Xô để thực hiện công tác đặc
biệt là nghiên cứu kỹ thuật ướp xác. Những chuyên gia của Viện Nghiên Cứu Lăng
Lênin tận tình giúp đỡ, khuyến khích đồng nghiệp. Sau bảy tháng đào tạo kỹ
thuật, nắm vững phương pháp lưu trữ các bộ hài cốt trong vòng 15-20 giờ đầu
tiên, sau khi một người ngừng thở.
Nhóm chuyên viên Y khoa học xong trở về Việt Nam tiếp tục học tập, nghiên cứu tỉ mỉ về môi trường, về khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, và thực hiện phương pháp đặc trưng ướp xác đã học được tại Viện Nghiên Cứu Lăng Lênin, Liên Xô.
Và trước đó vào tháng 6 năm 1968, đảng CS Việt Nam bí mật thành
lập một nhóm kỹ thuật đặc biệt có nhiệm vụ chuyên sâu, nghiên cứu phương pháp
ướp xác, chủ yếu làm thế nào lưu trữ xác ướp HCM trong thời gian, vĩnh viễn vô
trùng, dù trong môi trường nhiệt đới.
Vào thời điểm 1967, các nhà lãnh đạo Việt Nam suy nghĩ cho rằng:
– Nếu như HCM chết quá sớm, lăng mộ chưa được xây dựng, riêng nhóm kỹ thuật ướp xác phải có phương thức bảo vệ an toàn. Điều này, yêu cầu tiêu chuẩn cẩn mật, kỹ thuật cao, để duy trì một xác ướp với nhiệt độ ổn định 16 độ C, hoặc trừ dưới 0,2 độ; phải được giữ tuyệt đối vô trùng, độ ẩm ổn định duy trì ở mức 75% tại nơi lưu xác, bằng không xác ướp sẽ bị hư hao thối nát.
Khi ấy Đại tướng tư lệnh Chu Đức, người bạn cũ của thiếu tá quân báo Hồ Quang (HCM) phúng điếu một câu đáng ghi nhớ:
– Vốn họ Hồ khi sống đã thối nát rồi, bây giới không có lý do gì mà sợ xác chết ấy thối nát!
Ngày 08 tháng 9 năm 2010, trên trang 7 của tác giả: Cố Tô Niên, tiêu đề ghi rõ: "Xác ướp HCM không còn lưu trữ bí mật tại Việt Nam ". Nội dung luận về xác ướp HCM đã bí mật di chuyển khỏi Lăng Ba Đình Hà Nội, những nghi vấn, xác chết HCM đang lưu trữ ở đâu hay đã thủ tiêu từ lâu, những chân dung nào của HCM, liên hệ thế nào với Hoa Nam, và ông là ai. Loan tải trên Thường Châu Vân Báo nhiều kỳ. Nguồn: Thường Châu Vân Báo.
Vào năm 1968, nhà nước CS Trung Quốc bắt được mùi xác ướp, hối
hả, bí mật đưa chuyên gia Y khoa đổ xô vào Việt Nam. Trung Quốc lấy cớ bảo vệ
xác chết của họ Hồ, nhưng thực chất là để tiếp cận phương pháp ướp xác. Thứ
nữa, Trung Quốc muốn bảo vệ sự nghiệp họ Hồ sau khi chết, để tiếp tục bưng bít
đầu mối câu chuyện bí ẩn nấp đàng sau lưng những huyền thoại mập mờ, không bình
thường về nhân vật này.
Nhiều thập niên qua, tình báo Hoa Nam tạo ra rất nhiều huyền
thoại về họ Hồ, đưa đến tình trạng người dân Việt Nam mơ hồ, tưởng ông ta sống
nghèo trong mái nhà tranh tại Bắc Bộ Phủ, trong cảnh thiếu thốn điều kiện vật
chất. Họ Hồ trở thành thánh nhân của Việt Nam và để rồi bây giờ đảng CS Trung
Quốc lo lắng sức khỏe cho tác phẩm huyền thoại do chính tay họ dựng lên, một
tác phẩm của sự dối trá, bịp bơm vĩ đại.
Hồ Chí Minh, một trong những hàng tồn kho của CS Trung Quốc, nay
bị nhân loại đem ra phán quyết về tội sát nhân đẫm máu nhất thế kỷ 20. Nguồn:
Polska Times.
Trong lúc bối rối, Chu Ân Lai tiếp nhận chỉ đạo của Mao, từ Quân
Ủy trung ương (CPC) gửi khẩn cấp chuyên gia Y khoa đến Việt Nam. Vào thời điểm
đó, đội ngũ chuyên gia Y khoa Trung Quốc được lệnh túc trực ngày đêm, bảo vệ
xác chưa nguội của HCM. Nói rằng để chăm sóc cho HCM, nhưng thực chất là
để ngăn ngừa không cho lộ bí mật thân thế thực sự của HCM. Cử chỉ này cho thấy
Trung Cộng rất sợ hãi, bởi vì Liên Xô cũng chờ đợi giờ phứt này để phát hiện
thây ma kịch sĩ chính trị đã cướp chính quyền Việt Nam. Liên Xô là đồng minh CS
cũng phải ngỡ ngàng trước hành động quá liều lĩnh của Trung Cộng.
HCM đang hấp hối, nhưng thật không may cho Trung Cộng, bốn nhóm
chuyên gia Y khoa mới bay đến Quảng Tây, được tin HCM ngừng thở, vào lúc 9 giờ
47 sáng. Ngày hôm đó nhằm ngày 02 tháng 9 năm 1969, ngày Quốc khánh của CS Việt
Nam . Kết quả chiếc máy bay phải quay đầu trở về Bắc Kinh. Chính phủ CS Việt
Nam bối rối liền ngăn chặn, đề phòng dư luận dân sự hay bất ổn nội bộ trong
đảng CS Việt Nam, Ban bí thư Đảng, lấy quyết định dời lại ngày khai tử HCM, chính
thức vào ngày 03 tháng 9 năm 1969.
Đảng CSVN lên kế hoạch tang lễ cấp nhà nước, cử hành ngày 09
tháng 9 năm 1969. Điện văn ngoại giao gửi đi các đại sứ quán, thông báo HCM qua
đời.
Điện tín của Mao Trạch Đông gửi HCM:
– Trong quá trình anh bệnh tật, chúng tôi đã gửi một bác sĩ tốt
nhất của Trung Quốc, đến Việt Nam chữa trị cho anh. Chúng ta đồng chí, hữu nghị
Trung-Việt, và anh em".
Phái đoàn Trung Quốc, gồm có:
– Ông Lý Tiên Niệm
thành viên của Bộ Chính trị, Quân Uỷ Trung ương (CPC), và Phó Thủ
tướng của Hội đồng Nhà nước, đứng đầu đảng, và phái đoàn chính phủ tham gia
tang lễ cấp nhà nước của Việt Nam.
– Ông Chu Ân Lai cũng phá vỡ các thông lệ, ngày 04 tháng 9/1969, đích thân đã dẫn đầu một phái đoàn Quân Ủy Trung ương (CPC), bay tới Hà Nội chia buồn. Tháp tùng có các thành viên đoàn đại biểu Bộ Chính trị, và Quân Ủy Trung ương (CPC) cùng các Ủy ban Quân sự Trung ương.
– Ông Phó Chủ tịch Diệp Kiếm Anh
và Quân Ủy Trung ương (CPC), – Ông Vi Quốc
Thanh Wei Guoqing), thành viên giám đốc khu tự trị dân tộc Choang, và nhân dân
cách mạng Quảng Tây.
Phái đoàn Liên Xô:
– Ông Jie Bofu, Quân Ủy Trung ương CS Liên Xô, và một nhóm chuyên gia ướp xác của Viện nghiên cứu Lăng Lenin, đến Hà Nội.
– Ông Jie Bofu, Quân Ủy Trung ương CS Liên Xô, và một nhóm chuyên gia ướp xác của Viện nghiên cứu Lăng Lenin, đến Hà Nội.
Trong khi xác chết của HCM vẫn còn nằm đó, các chuyên gia Liên Xô
thảo luận đặt vấn đề có nên chuyển phần thi thể của HCM đưa đi Moscow để ướp
xác, bởi vì Việt Nam đang trong thời kỳ chiến tranh. Nhưng các nhà lãnh đạo
Việt Nam không đồng ý với chương trình này. Vì vậy, Liên Xô khẩn cấp đưa dụng
cụ ướp xác, và thiết bị chuyển qua bằng đường hàng không đến Việt Nam .
HCM nằm trong quan tài pha lê, tang lễ cử hành tại Quảng trường
Ba Đình Hà Nội. Báo chí Hoa Nam được dịp bốc thơm: "Bác Hồ nằm trong pha
lê, mặt hồng hào, như là giấc ngủ thanh thản". Tưởng tượng phong phú của
những tên tình báo Hoa Nam, chủ yếu hướng dẫn dư luận vào nguồn thiện cảm, thổi
phồng những thành tích của ông ta.
Diễn biến của quan tài pha lê.
1 – HCM chết vào thời điểm chiến tranh, lăng mộ chưa đặt viên đá
xây dựng, trước mắt xác họ Hồ sẽ không thoát khỏi các vụ đánh bom của máy bay
Mỹ. Muốn bảo vệ quan tài, đảng CS Việt Nam phải di chuyển vào hang núi sâu,
cách Hà Nội 30 km. Đôi khi phải đem quan tài chạy trốn ra khỏi núi, tạm lánh
lẩn quẩn trong cánh rừng lân cận, vì núi bị đánh bom sập. Muốn tránh được bom
đạn cũng khó. Lúc này những chuyên viên Hoa Nam phụ trách bảo vệ quan tài.
Những ngày đó tình báo Hoa Nam báo cáo, quan tài pha lê chứa thi
thể họ Hồ đã bị đánh cắp ngay từ giờ đầu tiên sau khi di chuyển đến hang núi.
Và một thi thể khác được thay thế đặt vào quan tài pha lê. Thi thể họ Hồ đã có
mùi hôi tanh, đã bắt đầu rữa đang khi di chuyển đến nơi trú ẩn. Trong khi ấy
những chuyên viên Y khoa cứ thế tiếp tục ướp xác của kẻ vô danh. Trong điều
kiện ướp xác thiếu phương tiện, không ổn định duy trì ở mức 16 độ C, theo
phương thức xác ướp cần phải có, khí hậu miền nhiệt đới ngày nóng, đêm lạnh bất
thường, hình dung chung thi thể không thể lưu giữ tốt tươi được.
2 – Một lần nữa đảng CS Việt Nam di chuyển xác họ Hồ đến nơi an
toàn, tạm thời xây dựng trong một khu rừng nhiệt đới, quan tài thi thể HCM được
chôn sâu dưới trong lòng đất. Ngay sau đó, nhóm bảo vệ ngôi mộ họ Hồ, xác nhận
rằng:
– Quân đội Mỹ cho lính nhảy dù xuống cách ngôi mộ 2 km, để tìm
phi công bị bắn rơi. Đảng CS Việt Nam sợ ngôi mộ họ Hồ bị lộ, nhanh chóng lấy
quyết định quật mồ di chuyển nơi khác.
Nhưng tình báo Hoa Nam tiết lộ:
– Không phải quân đội Mỹ nhảy dù xuống cách ngôi mộ 2 km, chính
là KGB nguỵ trang lính Mỹ, đã quật mồ cướp xác, để làm thử nghiệm, tìm nguồn
cội, xuất xứ của kẻ thay xác họ Hồ là con nhà ai, và đối chiếu nắm tro tàn của
Nguyễn Ái Quốc đã qua đời năm 1932, tại nhà tù Hương Cảng, hưởng dương 40 tuổi
(1892-1932), hiện đang lưu trữ tại nghĩa trang Kuntsevo Moscow.
3 – Lần này, chuyển xác họ Hồ vào sâu trong hang động bảo vệ an
toàn hơn, đồng lúc cho sửa chữa con đường núi bí mật, để vận chuyển quan tài
pha lê trên xe bọc thép, thông qua một khoảng ngắn nhất của ngọn núi này, và
sau đó lập tức phá hủy để bít lối đi của người dân địa phương. Hang động được
canh phòng cẩn mật, và được sửa chữa lại cho tạm ổn tiêu chuẩn ướp xác. Bằng
cách này, chiếc quan tài pha lê đã được giữ bí mật, mọi đảm bảo an ninh đã
tuyệt đối, chờ đến khi kết thúc chiến tranh sẽ di chuyển về Hà Nội.
4 – Ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng Chủ tịch HCM đã hoàn thành,
quan tài pha lê được chính thức chuyển vào lăng mộ.
Như vậy, từ tháng 9 năm 1969 đến tháng 8 năm 1975, cái xác của
HCM, phải trải qua 5 năm sương gió, và một năm chôn vùi dưới đất sâu. Việc bảo
quản hài cốt đương nhiên không được trọn vẹn và bị hư hao nghiêm trọng. Có thể
xác nhận cho đến nay xác họ Hồ đã được chôn xuống, và bị quật mồ đến 3 lần, lần
thứ 4 ông mới được an nghỉ bình yên. Thi thể họ Hồ biến dạng rất khác thường,
mặt gãy, mũi gãy, mồm hô.
Bác sĩ người Nga Yuri Denisov-Nikolsky [2], chuyên gia nhiều năm
kinh nghiệm ướp xác, biết chuyện biến thể chân dung họ Hồ, thú vị phản ảnh:
– Lý do nào không cho chụp ảnh chính diện xác ướp họ Hồ, mà chỉ
được chụp phiến diện nhỉ?
Trong cuộc chạy đua đi tìm nơi trú ẩn an toàn, không ai có thể
phân biệt ai là Hồ 1, Hồ 2 hay Hồ 3. Và Hồ (Nguyễn Tất Thành) xứ Nghệ ở đâu?
Việc ướp xác không hề đơn giản. Đội ngũ chuyên viên ướp xác của Việt Nam lại
không làm việc đều đặn, thiếu phương tiện, thiếu kinh nghiệm, mặc dù có sự giúp
đỡ của chuyên gia Liên Xô, nên việc giữ gìn thi thể hoàn toàn thất bại.
HCM chết đi để lại di chúc "yêu cầu mọi người hãy thực hiện
hỏa táng". Nhưng đảng CS vì muốn tạo nên hình ảnh một vị lãnh tụ vĩ đại vì
dân, vì nước nên phải lập một ngôi mộ khác thường. Cuộc đời thống khổ tuyệt
đỉnh, sau 6 năm chết, HCM vẫn phải chạy vào hang núi trốn bom đạn 3 lần, bị
cướp xác rồi thay da đổi thịt 2 lần, rồi mới nằm yên. Ngày nay người dân Việt
Nam có quyền nghi vấn người nằm trong Lăng Ba Đình có phải là Hồ thật hay Hồ
giả!
Nội vụ 5 lần di chuyển hài cốt HCM, có những sơ hở qui luật an
ninh, và nội bộ đảng CS Việt Nam có dấu hiệu hờ hững không đồng tình bảo quản
xác ướp quá tốn kém, lại không hoàn hảo. Từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1990, xác
ướp của họ Hồ báo động một lần nữa xuống cấp theo thời gian khá dài, do chuyên
viên Liên Xô không thể tiếp tục hướng dẫn kế hoạch ướp xác chu đáo.
Đối mặt với tình hình này, những chuyên gia Việt Nam rất khó khăn
vượt qua khả năng kinh nghiệm. Một lần nữa những chuyên gia Liên Xô, trực tiếp
giúp đỡ và trao công thức mới ướp xác. Cho đến nay, Việt Nam đã đào tạo chuyên
gia, hy vọng nắm vững kỹ thuật do chuyên gia Liên Xô hướng dẫn và trao kiến
thức mức độ cao hơn. Chuyên gia Việt Nam đã nỗ lực nhưng kết quả khả năng kém,
đưa đến sự kiện lưu xác HCM trở nên khó khăn.
Hiện nay, chuyên gia ướp xác vẫn lo âu về mỗi một sợi râu, râu sẽ
rơi ra khỏi mồng cho nên chải rất cẩn thận, và tóc cũng trong tình trạnh như
râu. Một báo động khác, không bao lâu sự hóa trang dung mạo họ Hồ hết tác dụng,
dù hiện nay đã sử dụng đến mỹ phẩm thượng hạng, lớp da họ Hồ xuống cấp, cần bảo
quản cẩn thận, trước khi tiêm thuốc dưới da, từ đó mỗi khi xuyên kim, xem xét
toàn diện xác ướp có kết quả mới an tâm. Không khéo xác ướp biến thành tro bụi!
HCM nép mình trong quan tài pha lê, mặc một chiếc áo đại cán, màu
vàng kaki, tay đặt trước bụng, một đôi dép lốp trên bàn chân, làm bằng cao su
lấy từ vỏ xe hơi, thể hiện người kháng chiến. Cỗ quan tài thủy tinh bao quanh
bởi bốn người lính đứng nghiêm làm nhiệm vụ canh chừng, thực chất HCM đã rã xác
và biến mất tự bao giờ, thế đảng CS Việt Nam vẫn cố biện giải còn nguyên vẹn,
"trong chiếu xạ ánh sáng mềm mại".
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo đảng CS Việt Nam biết
rõ xác ướp này là ai, tuy nhiên họ phải tạo ra một biểu tượng nên họ phải trả
giá cao. Họ sẵn sàng chi phí một ngân khoản lớn để bảo vệ uy tín của đảng cho
dù người trong quan tài pha lê là một tên vô danh, tình cờ được nằm vào đó để
cho dân tộc Việt Nam tung hô muôn năm.
Ngày
xưa tem phiếu vải thô
Em
mặc không đủ, bác Hồ lòi ra
Bây
giờ tơ nét thả ga
Bác
Hồ cũng bị lòi ra ào ào.
Ca dao thời sản
Aug 28, 2013
Tờ Polska Times tức Thời báo Ba Lan hôm 5/3 vừa đưa ra một bản
xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỉ 20, trong đó có Hồ Chí Minh. Theo
đó, Hồ Chí Minh qua 24 năm cầm quyền của mình đã gây ra cái chết của 1,7 ...
Mar 20, 2013
Thời báo Ba Lan 'xếp hạng' Hồ Chí Minh - hạng 3
trong số 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỷ 20. Tờ Polska Times tức Thời báo Ba
Lan hôm 5/3 vừa đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỉ 20,
trong đó ...
Aug 13, 2013
VGCS phải biến Hồ Chí Minh thành Phật, và như thế đương nhiên
đảng trở thành giáo hội. Thâm ý của VGCS là, một khi nhân dân đã tín ngưỡng cái
tôn giáo của chúng lập ra rồi thì lịch sử Dân Tộc sau này khó mà kết án Hồ ...
Apr 03, 2013
Câu ca dao nêu trên có lẽ được sáng tác và lưu hành tại miền Bắc
từ ngày ông Hồ Chí Minh còn có thể ngồi lai rai uống rượu và ăn nói lung tung,
tức là trước cái ngày ông được nhân dân ca tụng bằng hai câu ca dao khác ...
May 28, 2013
Khi mới ở tuổi lên mười, tôi đã đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác
Hồ”. Năm 1967 tôi được HCM trao phần thưởng cho kết quả học tập xuất sắc với
tất cả 14 môn học đạt điểm cao nhất. Đó là một cuốn sổ tay kích thước khoảng ...
Aug 20, 2013
Văn học dân gian là một kho tàng văn hóa quí báu, nó được thể
hiện qua hình thức vè, ca dao, tục ngữ. Tuy gọn gãy nhưng đủ sức hàm chứa những
sự kiện vào lúc nó xuất hiện, cho nên con người vẫn thường dùng hình ...
__._
From: knguyenkim
Date: Thu, 5 Sep 2013 17:07:00 +0200
Subject: :--> Thêm những nghi vấn về Hồ Chí Minh
Date: Thu, 5 Sep 2013 17:07:00 +0200
Subject: :--> Thêm những nghi vấn về Hồ Chí Minh
From: tranho1
Xích Tử - Thêm những nghi vấn về Hồ Chí Minh
BTV Dân Luận: Nghi vấn ông Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay người Đài
Loan như tác giả Xích Tử đề cập trong bài viết, vốn đã được đề cập bàn tán mổ
xẻ khá nhiều trong thời gian vừa qua, tôi (HG) đã có dịp trò chuyện trao đổi
với một nhà văn nổi tiếng (xin được phép không nêu tên ở đây) mà bản thân ông
và những thành viên trong gia đình đã từng có những sinh hoạt khá gần gũi với
ông Hồ, ông tỏ vẻ hoài nghi về giả thiết ông Hồ là người Đài Loan như tác giả
cuốn sách “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” nêu ra.
Tuy nhiên, một tác giả có uy tín
khác mà mới đây tôi có dịp tiếp xúc thì lại tỏ ra rất quan tâm tới giả thuyết
trên vì ông cho rằng, nếu nghi án của ông Hồ Tuấn Hùng được chứng minh thì sẽ
làm sáng tỏ được rất nhiều điều tưởng chừng như là "vô lý" được thể
hiện qua cách hành xử, hay có trong một số tác phẩm của ông Hồ.
Vì lẽ đó, bài viết của tác giả Xích
Tử, tuy có nhiều nguồn thông tin chưa được kiểm chứng nhưng cũng xin được phổ
biến tới bạn đọc để mọi người quan tâm cùng tham khảo.
Ông Phạm Quế Dương có bài viết trên danlambaovn.blogspot.com
“Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người
Việt Nam hay Đài Loan”.
Đây là vấn đề xôn xao hơn mười năm
qua, khi xuất hiện công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh của Hồ Tuấn Hùng cùng
một số bài viết rất công phu của Huỳnh Tâm được đăng trên trang blog nói trên.
Với tiêu đề bài viết, ông Phạm muốn
lãnh đạo Việt Nam làm rõ, tức là công khai thông tin hoặc thái độ về vấn đề
này. Tuy nhiên, dù vậy, ông cũng thừa hiểu là không bao giờ có việc ấy. Do đó,
mục đích chính của bài viết, theo chỗ tôi hiểu, là nêu vấn đề, tạo nên một nghi
án để nghiên cứu, để lịch sử đừng bỏ qua.
Là một người quan tâm đến mức bị ám
ảnh câu chuyện, xin đưa ra một số chi tiết, giả thiết để những người cùng quan
tâm tham khảo:
1. Ông Hồ Cẩm Đào, lúc còn tại vị,
có lần khi nói về quan hệ Việt Trung, cho rằng mối quan hệ này còn nhiều bí
mật, phải 50 năm nữa mới nói ra được. Trong hàm ý của ông, một trong những bí
mật đó là Hồ Chí Minh. Thời gian 50 năm cũng trùng với thời gian mà Trung Quốc
quyết tâm “thu hồi” Đài Loan.
2. Trong một tài liệu của Chương
Thâu viết về Phan Bội Châu, có kể về việc năm 1905, trước khi xuất dương lần
đầu để hoạt động yêu nước, Cụ Phan có tổ chức một buổi tối thơ rượu chia tay ở
nhà mình. Trong buổi gặp mặt, có cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng 2 con trai; Nguyễn
Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung lúc đó ở tuổi 14 – 16, hầu rượu. Như vậy, giữa
Nguyễn Sinh Cung và cụ Phan có quan hệ thân tình của đồng hương và gia đình, và
sau này, ở lý tưởng yêu nước, giải phóng dân tộc. Trong những năm 1924, 1925,
Nguyễn Ái Quốc gặp lại cụ Phan ở Trung Quốc, cùng chia sẻ một số hoạt động của
tổ chức cách mạng. Nguyễn Ái Quốc gián tiếp tổ chức một số cuộc gặp giữa cụ
Phan với M. M. Borodine, đại diện của Liên Xô tại Trung Hoa Dân Quốc. Sau cuộc
gặp ấy, tuy không tin được vào “người Nga xảo quyệt ấy” như cụ đã viết trong
“Tự phán”, song có lúc cụ định ngả sang phía cộng sản. Cụ Phan tỏ ra rất quí
Nguyễn Ái Quốc. Ngày 14/2/1925, cụ có viết cho Nguyễn một bức thư với nội dung
thể hiện sự quí trọng và quan hệ khăng khít này “Nhớ lại hai mươi năm trước
đây, khi đến nhà cháu uống rượu gò án ngâm thơ, anh em cháu đều chửa thành
niên, lúc đó Phan Bội Châu này đâu có ngờ rằng sau này cháu sẽ trở thành một tiểu
anh hùng như thế này. Bây giờ đem so kẻ gì này với cháu thì bác thất rất xấu
hổ. Nhận được liên tiếp hai lá thư của cháu, bác cảm thấy vừa buồn vừa mừng.
Buồn là buồn cho thân bác, mà mừng là mừng cho đất nước ta. Việc thừa kế nay đã
có người, người đi sau giỏi hơn kẻ đi trước, trên tiền đồ đen tối sẽ xuất hiện
ánh sáng ban mai. Ngày xế đường cùng, chỉ sợ không được thấy ngày đó, làm sao
bác không cảm thấy buồn cho chính mình được? Một đời tân khổ, gánh vác công
chuyện một mình, được sức lớn của cháu giúp vào thì ắt sẽ có nhiều người hưởng
ứng theo. Việc gây dựng lại giang sơn, ngoài cháu có ai để nhờ ủy thác gánh vác
trách nhiệm thay mình. Có được niềm an ủi lớn lao như thế, làm sao bác không
cảm thấy vui mừng được.
Bác đang định tìm một dịp tốt về
Quảng Đông một chuyến để đàm luận với cháu, không biết cháu còn ở lại Quảng
Đông lâu mau, hoặc giả trong tương lai có định đi chỗ khác không? Trong lòng
bác có nhiều chuyện muốn hỏi ý kiến cháu, nhưng không gặp mặt thì làm sao có
thể bàn cho hết ý được? Làm sao được? Nếu không coi già yếu là đồ bỏ thì cháu
viết thư nhiều cho bác, bác thành thật yêu cầu cháu đấy.
Cần nhắc lại là Phan Bội Châu lúc
rời nước đã gần bốn mươi (ba mươi chín tuổi đến Nhật) lại không thể tránh khỏi
những trách nhiệm này nọ đặng chuyên chú học hành, cho nên tri thức lúc bấy giờ
cũng vẫn như xưa. Cháu học vấn rộng rãi, và từng đi nhiều nơi, hơn bác cả chục
cả trăm lần. Tri thức và kế hoạch của cháu vượt sức đo lường của bác; không
biết cháu có thể chia sẻ cùng bác một hai việc? Bác rất hết sức mong đợi, mong
cháu không ngại. Vì nếu không có kế hoạch thì bất quá chỉ làm những khách tha
hương than thở không đâu cho hồn cố quốc, chả giống ông Hy Mã thì cũng giống
Phan Bội Châu mà thôi! “ ( )
Một số tài liệu ghi lại những hợp
tác hoạt động giữa cụ Phan và Nguyễn Ái Quốc trong khoảng thời gian 1924 – 1925
bằng sự chuyển tiếp giữa nhóm Tâm Tâm Xã và Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên. Tuy
nhiên, giữa hai người vẫn tồn tại khoảng cách, vẫn giữ bí mật về hành tung và
từ đó tồn tại nghi vấn về việc Nguyễn Ái Quốc tham gia việc tổ chức bán cụ Phan
cho Pháp. Điều lạ nhất là từ ngày cụ Phan bị bắt (30/6/1925) đến khi cụ mất
(29/12/1940) và cho đến cả 2/9/1969, cả Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh không có
một dòng nào về người bác, người đồng chí vong niên và đồng hương vĩ đại này.
Đây là thái độ của một người hay hai người?
3. Có chuyện kể rằng người chị của
Nguyễn Sinh Cung – Hồ Chí Minh có ra thăm em sau khi cách mạng thành công.
Chuyến thăm chỉ diễn ra trong một đêm, tức là từ chiều hôm trước và đến sáng
hôm sau thì được tổ chức về quê ngay. Chuyện kể chỉ nói lại là khi thấy mặt “em
trai”, bà Thanh xác nhận đó chính là “cậu ấy”. Câu nhận xét đó chỉ là truyền
khẩu và không biết tác giả của nó là ai.
4. Tài liệu sau này thống kê là cứ
khoảng 5- 6 ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh có một chuyến đi thăm cơ sở trong suốt
đời làm Chủ tịch nước. Tuy nhiên, trong 9 năm kháng chiến, cụ không thể được
sắp xếp để về thăm quê. Hòa bình lập lại 3 năm, cho đến năm 1957, cụ mới về quê
lần đầu tiên, với sự chuẩn bị rất chu đáo. Đó là một chuyện lạ. Và thêm 2 chi tiết
đáng chú ý : 1) Khi đi vào nhà cũ, cụ khéo léo nhường các cụ bô lão đi trước
(có thể để dấu việc đi nhầm) và, 2) Cụ chọn thời gian về là mùa lạnh, nên ăn
mặc rất kín đáo (hãy xem kỹ các tấm ảnh tư liệu). Hồ Chí Minh cả đời cũng không
nói đến việc họ hàng, giỗ kỵ; khi ông anh cả (nếu đúng) mất, cụ cũng “vì việc
nước” không về dự được.
5. Việc Hồ Chí Minh viết trong Di
chúc, nguyện vọng được hỏa táng để lấy tro rắc lên các miền đất nước, không
loại trừ khả năng phi tang nhân dạng. Giai đoạn 1965 – 1968, tục hỏa táng hoàn
toàn chưa có ở VNDCCH.
6. Trong các tài liệu đã công khai ở
Đài Loan như đã nói, cho rằng Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương, gốc Miêu Lật, Đồng
La, Đài Loan, do Quốc tế cộng sản cài thay thế Nguyễn Ái Quốc. Một số tài liệu
khác cho rằng Hồ Tập Chương gốc người Hakka, người Hẹ, sống ven biển đông nam
Trung Quốc và Đài Loan. Ngoài chi tiết giống nhau là do Quốc tế cộng sản cài
thay thế, được đào tạo 5 năm để “giống” Nguyễn Ái Quốc, kể cả thay đổi nhân dạng,
tác giả Huỳnh Tâm trên danlambao còn cung cấp những chứng cứ Hồ Chí Minh – Hồ
Tập Chương là người của tình báo Trung Quốc. Điều này còn liên quan một số chi
tiết ở mục 7, 8 dưới đây.
7. Việc chị em Nông Thị Xuân bị
giết, không loại trừ nguyên nhân những người này, do gần gũi, đã biết con người
Hồ Chí Minh thật. Từ đó, cũng không loại trừ những người tham gia kịch bản tai
nạn giao thông gây chết Nông Thị Xuân và người em gái của bà bị giết bí mật khi
bỏ trốn về quê là người của tình báo Trung Quốc.
8. Việc Hồ Chí Minh từ chối liên lạc
với bà Tăng Tuyết Minh có thể sợ bị lộ và không được phép của phía Trung Quốc
vì bà Minh có quan hệ với Lý Thụy- Nguyễn Ái Quốc chứ không phải với Hồ Chí Minh.
9. Cuốn “Những
mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” được Trần Dân Tiên – Hồ Chí
Minh viết lúc nào? Tôi cho rằng có thể nhiều người cùng tham gia viết, trong đó
có Hồ Chí Minh; và cuốn sách đã được khởi thảo từ những năm 30 khi có một Hồ
Tập Chương thực hiện công cuộc huấn luyện và tự huấn luyện để trở thành Nguyễn
Ái Quốc. Trong giai đoạn “Nguyễn Ái Quốc” về nước, thành lập Việt Minh,
tiến hành cướp chính quyền 1945, và sau đó kháng chiến chống Pháp, không thấy
có tài liệu nào nói đến việc ông viết một cuốn sách tương tự. Bỗng dưng nó được
xuất bản ở Trung Quốc năm 1948 (ông Phạm dẫn tài liệu của Sophie Quinn-Judge
nói năm 1949), rồi ở Pháp năm 1950 và đến 1958, lần đầu mới xuất bản ở VNDCCH.
Theo ý trên, tôi nghĩ rằng cuốn sách có thể bắt đầu từ Moskva, sau đó hoàn
chỉnh và xuất bản ở Trung Quốc, với sự tham gia dàn dựng của Quốc tế cộng sản
và Đảng CSTQ.
10. Việc Trung Quốc nhường cho Việt
Nam đảo Bạch Long Vĩ kèm theo cả tàu thủy để ra vào trong khi vẫn kiên trì bành
trướng xuống Đông Nam Á có khi cũng là vì Hồ Chí Minh, trong đó có cả khả năng
giải thoát cho ông bằng đường biển trong trường hợp có biến động.
11. Có một nữ điệp viên CIA gốc
Việt, tác giả của cuốn hồi ký Nghìn Giọt Lệ Rơi, là con của một cán bộ
cao cấp trong Đảng CSVN, người miền nam tập kết ra bắc, kể rằng sau 1978, bà có
đến Trung Quốc và được gặp Hoàng Văn Hoan. Trong câu chuyện, ông này cũng nói
rằng về lịch sử cách mạng Việt Nam, quan hệ Việt Trung, quan hệ giữa ông với Hồ
Chí Minh, còn nhiều việc chưa thể nói được. Cần ghi nhận những bí mật đó. Mặt
khác, từ những chi tiết này, có thể nghi ngờ về sự liên hệ của nhiều lãnh đạo
cao cấp của Việt Nam với tình báo Trung Quốc. Có thể bố của nữ điệp viên nói trên,
ông Hoan, những người tiền bối của ông Hoan là như vậy; còn nữ điệp viên này,
phải bắt tay hoạt động song trùng với CIA, một phần là để giữ an toàn cho bố.
12. Có một số nghi vấn liên quan đến
ngôn ngữ:
- Giọng đọc tuyên ngôn độc lập của
Hồ Chí Minh được ghi lại năm 1945không phải là giọng Nghệ An.
- Tự dạng bút lục của Nguyễn Ái Quốc
so với Hồ Chí Minh rất khác (so sánh những đơn của Nguyễn Ái Quốc gửi Toàn
Quyền Đông Dương xin phân công việc cho bố, đơn xin học trường thuộc địa với Di
chúc)
- Nguyễn Ái Quốc chưa bao giờ có ý
cải cách chính tả tiếng Việt theo kiểu chuyển ph thành f; gi, d thành z.
- Với trình độ chữ Quốc ngữ và tiếng
Pháp của Nguyễn Ái Quốc, không thể có quá nhiều lỗi chính tả tiếng Việt như
trong bản thảo Di chúc.
13. Tất cả những nghi vấn nói trên
và sự thật đàng sau nó, có thể Trường Chinh, và đặc biệt, Lê Duẩn, sau thời
gian hoạt động trong giới Hoa kiều Chợ Lớn, đã biết. Thái độ xem thường, vô
hiệu hóa của ông này với Hồ Chí Minh cho đến cuối đời thể hiện một động thái
bất thường mà nhìn từ con mắt văn nghệ, chỉ có thể đặt câu hỏi như kiểu Sơn
Tùng và “chuyện kể rằng...” của Trần Hoàn.
Và v.v..Nếu tất cả những cái ấy được
giải mật, được công khai, ngôi nhà “cách mạng” Việt Nam sẽ đổ sụp. Chính vì vậy
mà phải tiếp tục kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng chuyên chế
độc quyền lãnh đạo, định hướng qụy lụy vào Trung Quốc để cam chịu số phận như
một nghiệp chướng của dân tộc. Dù thế nào đi nữa, khi trình bày những nghi vấn
này, quan sát kỹ những khuôn mặt nghiêm trang đến buồn thảm của các vị lãnh đạo
vào Lăng viếng Chủ tịch dịp 2/9 năm nay, tôi thấy lại một lần, cũng rất buồn
thảm cho đất nước.
Xích Tử