QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, June 8, 2013

TRÒ CHUYỆN VỚI CỰU CHUẨN TƯỚNG VŨ VĂN GIAI: NĂM 1972: CHUYỂN QUÂN, KHÔNG RÚT LUI


 

TRÒ CHUYỆN VỚI CỰU CHUẨN TƯỚNG VŨ VĂN GIAI: NĂM 1972: CHUYỂN QUÂN, KHÔNG RÚT LUI


VNCH: Trong việc tìm kiếm tài liệu để viết lại giai đoạn 1954-1975, tôi được bác sĩ Phạm Hữu Trác (Montreal) và cựu đại tá Pháo binh Lê Văn Trang (California) giới thiệu với cựu chuẩn tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh đầu tiên của Sư đoàn 3 Bộ binh (SĐ3BB) Quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong chuyến đến California vào cuối tháng 7-2011, tôi gặp chuẩn tướng Giai tại nhà đại tá Trang. Cuộc trò chuyện bắt đầu từ 01 giờ đến 05 giờ chiều Thứ Hai 25-7-2011. Sau đây là nội dung cuộc trò chuyện giữa chúng tôi, được trình bày với sự đồng ý của chuẩn tướng Giai. Tôi không dám gọi đây là một cuộc phỏng vấn, mà chỉ là một cuộc trò chuyện với một nhân vật đã tham dự vào những biến cố quân sự ở Quân khu I vào đầu thập niên 70 vừa qua. Để cuộc trò chuyện được thoải mái, thân mật, tôi đề nghị gọi chuẩn tướng Giai bằng anh và được ông đồng ý.

1) Trước hết, thưa anh Giai, xin anh cho biết đôi chút về thân thế của anh?
- Thưa anh, tôi có thể nói đơn giản thế nầy: Tôi sinh năm 1934 tại làng Duy Tắc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Cha tôi mất sớm, mẹ tôi làm ruộng, tần tảo nuôi con. Cha mẹ tôi có 4 người con, 1 gái và 3 trai. Tôi là con út trong gia đình.

2) Thưa anh, hoàn cảnh nào đưa anh vào binh nghiệp, và xin anh trình bày các cấp bậc anh đã trải qua trước khi lên tướng.
- Năm 1953, tôi đang theo học lớp Đệ nhị [tức lớp 11 ngày nay] trường Văn Hóa ở Hà Nội, thì tôi nộp đơn thi vào Khóa 10 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Lý do thứ nhất vì mẹ tôi không còn khả năng tiếp tế cho tôi. Làng tôi bị Việt Minh cộng sản kiểm soát. Gia đình tôi bị coi là tư sản, theo văn hóa nô dịch, nên Việt Minh bắt hai người anh của tôi đi tù, và tịch thu hết ruộng đất, cho nên ngay từ thời thiếu niên, tôi không ưa gì cộng sản. Lý do thứ hai là trước sau gì tôi cũng sẽ được gọi động viên dù tôi thi đậu bằng Tú tài I vào cuối năm học ấy. Tôi nghĩ rằng sớm muộn gì tôi cũng sẽ theo đường binh nghiệp, nên tôi tình nguyện đi sớm, trước hết là để tiến thân, sau là để phục vụ quốc gia chống cộng sản.
Tôi ra Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt tháng 6-1954, cấp bậc thiếu uý hiện dịch. Tôi theo học nhảy dù, và thuyên chuyển về Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù (ND) ở cạnh Hồ Tây, Hà Nội, giữ chức trung đội trưởng.
Tháng 7-1954, đất nước bị chia hai, quân đội Quốc Gia rút về Nam Việt Nam. Sau hai năm thiếu uý, tôi được thăng cấp trung uý năm 1956, giữ chức đại đội trưởng Đại đội 3 Tiểu đoàn 5 ND, cùng với trung uý Ngô Quang Trưởng (sau nầy là trung tướng), coi Đại đội 1 TĐ5ND.
Năm 1961, sau trận đánh quận Phú Đức, gần Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, tôi được đặc cách thăng đại uý, rồi lên thiếu tá năm 1964 khi tôi đang làm trưởng phòng 2 Sư đoàn 1 Bộ Binh (SĐ1BB) ở Huế. Năm 1966, tôi thăng trung tá lúc đang giữ chức trung đoàn trưỏng Trung Đoàn 2 SĐ1BB, trấn giữ vùng giới tuyến ở Đông Hà, Quảng Trị. Sau trận Mậu Thân năm 1968, tôi lên đại tá và được đưa giữ chức chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Tiền phương SĐ1BB tại Ái Tử, Đông Hà, Quảng Trị. Sau cuộc hành quân Lam Sơn 1971 ở Hạ Lào, tôi lên chuẩn tướng. Đó là sơ lược sự thăng tiến trong cuộc đời binh nghiệp của tôi.

3) Thưa anh, khi VNCH mở cuộc hành quân Hạ Lào (Lam Sơn 719), anh là Phó tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh (SĐ1BB), là sư đoàn chính trong cuộc tấn công qua Lào. Xin anh vui lòng cho biết mục đích chính của cuộc hành quân nầy?
- Mục đích chính của cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971 là: 1) Phá hủy con đường xâm nhập và tiếp vận của Việt Cộng từ Bắc vào Nam thông qua con đường Trường Sơn Tây trên đất Lào. 2) Tiêu diệt hết những lực lượng cộng sản trú ẩn trong vùng. Đây là một cuộc hành quân quan trọng có tính cách chiến lược, quyết định chiến tranh Việt Nam.
4) Thế thì diễn tiến cuộc hành quân như thế nào thưa anh?
- Theo kế hoạch, cuộc hành quân chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Ba cánh quân Biệt động quân ở phía bắc, Sư đoàn Nhảy dù và Lữ đoàn 1 Thiết giáp cánh giữa dọc theo đường số 9 và sông Tchepone, SĐ1BB cánh nam sông Tchepone, tiến chiếm các mục tiêu đến tuyến 1 Bản Đông. Giai đoạn 2: Các cánh quân tiến chiếm các mục tiêu trên tuyến 2 tỉnh Tchepone. Giai đoạn3: SĐ Nhảy Dù sẽ đổi hướng quét lên phía bắc tận biên giới miền Bắc Việt Nam.
Trong giai đoạn 1 sau khi các cánh quân tiến chiếm được các mục tiêu và lập các căn cứ hỏa lực dọc tuyến 1 thì bắt đầu có giao tranh. Biệt động quân bị tấn công mạnh, Lữ đoàn Dù ở căn cứ 31 bị thiết giáp Việt cộng tràn ngập. Đại tá Thọ, lữ đoàn trưởng, bạn tôi, bị bắt. Vì vậy mà giai đoạn 2 không tiến hành được.
Lệnh hành quân thay đổi. SĐ1BB cánh Nam thay thế SĐND tiến chiếm Tchepone. Sau khi quét xong Tchepone, SĐ1BB rút lên cao địa phía nam sông Tchepone thay vì bọc thẳng về Khe Sanh theo như kế hoạch đã định. Quyết định nầy làm mất thêm thời gian, nên Việt cộng có thời giờ điều động tấn công và bao vây quân ta, làm chúng ta phải vất vả mới bốc được các đơn vị ra khỏi vùng hành quân với nhiều thương vong! Thú thật, trông thấy cảnh binh sĩ phải bám vào cần trực thăng, tôi không cầm được nước mắt.

5) Theo anh, với tư cách là Phó tư lệnh SĐ1BB, lúc đó anh còn là đại tá, anh nhận xét cuộc hành quân nầy thành công hay thất bại như thế nào? Vì lý do gì thành công hay thất bại?
- Theo tôi, cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971 không đạt được mục tiêu đã định và có một số ảnh hưởng tinh thần không tốt cho Quân đội VNCH sau đó. Tuy nhiên, quân đội VNCH cũng đã gây cho địch nhiều thiệt hại to lớn về tiếp vận và nhân lực.

6) Lúc đó, người Mỹ bắt đầu thực hiện kế hoạch “Việt Nam hóa” chiến tranh, rút quân dần dần ra khỏi Việt Nam, người Mỹ có tham gia hành quân nầy không? Và người Mỹ có giúp đỡ cho quân đội VNCH không?
- Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, quân đội Mỹ đã yểm trợ tối đa bằng Không quân, kể cả B52, trực thăng đổ quân và tiếp tế tải thương. Tuy nhiên, cố vấn Mỹ không đi theo chúng ta sang Lào. Thông thường trong các cuộc hành quân trước đây, có cố vấn Mỹ đi theo, chúng ta nhờ cố vấn Mỹ gọi yểm trợ không kích. Trong cuộc hành quân Hạ Lào, do vấn đề ngoại giao, Mỹ không theo chúng ta qua Hạ Lào. Không có cố vấn Mỹ, việc gọi Không quân yểm trợ gặp một số trở ngại về chuyên môn kỹ thuật, nên việc yểm trợ không hữu hiệu, nhưng thật sự là không thể phủ nhận là Không quân Mỹ đã yểm trợ chúng ta trong cuộc hành quân nầy.

7) Trong trường hợp nào, anh trở thành tư lệnh SĐ3BB? Đây là một sư đoàn tân lập (thành lập tháng 10-1971), lấy quân từ đâu, huấn luyện như thế nào và bộ chỉ huy ở đâu?
- Có một điểm cần nêu rõ: Do nhu cầu chiến trường, bộ Tổng tham mưu Quân đội VNCH quyết định thành lập một sư đoàn mới để trấn giữ vùng giới tuyến phía Bắc vì SĐ1BB không đủ lực lượng. Tuy nhiên, có thể vì dự tính rút quân theo kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, phía Mỹ không chịu yểm trợ cho việc thành lập nầy. Mỹ đề nghị đưa một sư đoàn cơ hữu từ Nam (VNCH) ra Bắc (VNCH), hoặc điều động Biệt Động Quân ra giữ vùng giới tuyến.
Sau khi bàn bạc, Bộ TTM quyết định lấy Trung đoàn 2 SĐ1BB làm nòng cốt và tăng cường thêm lao công đào binh từ miền Nam ra. Ở đây tôi xin mở ngoặc: Thông thường, một sư đoàn có 3 trung đoàn. Riêng Sư đoàn 1BB có 4 trung đoàn. Vì vậy, cắt bớt Trung đoàn 2 SĐ1BB, thì SĐ1BB vẫn còn 3 trung đoàn. Đặc biệt nữa, Trung đoàn 2SĐ1BB lại có 5 tiểu đoàn, mà mỗi tiểu đoàn có 4 đại đội, nên Trung đoàn 2SĐ1BB có 20 đại đội. Nếu theo cách tức cũ, mỗi sư đoàn có 3 trung đoàn, mỗi trung đoàn có 3 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội, thì sư đoàn tân lập cần có số đại đội là: 3 X 3 X 3 = 27 đại đội. Trong khi đó Trung đoàn 2 SĐ1BB có 20 đại đội, nên chỉ cần bổ sung thêm 7 đại đội để thành lập sư đoàn mới. Sư đoàn mới nầy là Sư đoàn 3 BB. Về tiếp liệu, SĐ3BB lấy tiếp liệu sẵn có chứ Mỹ không cung cấp đồ mới nữa.
Sư đoàn 3BB không được tập trung huấn luyện mà chỉ tiếp nhận những đơn vị sẵn có và bổ sung thêm quân số từ miền Nam ra. Bộ tư lệnh SĐ3BB và hậu cứ chính ở căn cứ Ái Tử, Quảng Trị do Mỹ để lại. Đó là thực trạng SĐ3BB trước khi đụng trận vào năm 1972.

Thưa anh, trong cuộc tấn công vào Mùa hè đỏ lửa, CSBV mở chiến dịch Trị Thiên ở Quân khu I. Sư đoàn 3 BB đóng ở tuyến đầu tại QKI. Lúc đó, tình hình địch như thế nào và tình hình quân đội VNCH như thế nào?
- Trong cuộc tấn công Mùa hè đỏ lửa năm 1972, lực lượng địch gồm có: hai sư đoàn Bộ binh 304 và 308, 5 trung đoàn BB biệt lập số 27, 31, 126, 220 và 246, 01 sư đoàn pháo binh, 2 trung đoàn thiết giáp 203, 204 và 1 trung đoàn Xe lội nước PT 76. Lực lượng quân đội chúng ta gồm có: Giai đoạn đầu SĐ 3BB, Lữ đoàn 147 TQLC, Thiết đoàn 18, Lực lượng diện địa tỉnh Quảng Trị gồm địa phương quân và nghĩa quân. Giai đoạn sau tăng phái thêm Lữ đoàn 258 TQLC, 2 Liên đoàn Biệt động quân, Lữ đoàn 1 Thiết giáp.
Trong tương quan lực lượng giữa hai bên thì rõ ràng lực lượng Việt cộng vượt trội hơn nhiều: Thiết giáp Việt cộng trang bị T54 tối tân của Liên Xô, Bộ binh Việt cộng gần 4 sư đoàn và Việt cộng chủ động tấn công trong khi chúng ta quân số ít hơn, lại bị thụ động chống trả.

9) Xin anh vui lòng trình bày lại diễn tiến của trận đánh nầy.
- Trận đánh nầy bắt đầu ngày 29-3-1972, thật bất ngờ với chúng tôi. Phía VNCH, chúng tôi không được tin tức tình báo việc chuyển quân của địch. Lúc đó hai trung đoàn của SĐ3BB chúng tôi đang đổi quân. Trung đoàn 2 và Trung đoàn 26 hoán chuyển vị trí. Trong lúc chuyển quân thì chúng ta phát giác Việt cộng cũng đang chuyển quân. Thế là chiến trận xảy ra. Kể từ đó, Cộng quân tấn công liên tục trong vòng một tháng.
Về phía cố vấn Mỹ, ngay từ đầu, do những tin tức tình báo về phía Mỹ, đại tá cố vấn Metcalf đã cho tôi hay là: Đây không phải là cuộc tấn công bình thường như trước đã xảy ra, mà là cuộc tổng tấn công tổng lực toàn diện, cho nên không thể phòng thủ bằng cụm cứ điểm được. Việt cộng đưa quân vượt sông Bến Hải rất đông, sẽ tấn công và tràn ngập các cứ điểm, và sau cùng sẽ tấn công vào căn cứ cuối cùng.
Do đó, đại tá Metcalf đề nghị nên phòng thủ di động mới chống cự được. Tôi cho rằng đây là kế hoạch tốt nhất để áp dụng và tôi đã tự mình soạn thảo và vạch ra kế hoạch di chuyển từ tuyến 1 đến tuyến 3. (Tuyến 1 là khúc sông Cam Lộ hay Đồng Hà. Tuyến 2 là khúc sông Thạch Hãn. Tuyến 3 là sông Mỹ Chánh.)

10) Lúc đó, do áp lực nặng nề của Cộng quân, SĐ3BB phải rút lui. Thưa anh có thể cho biết cuộc rút quân đó do lệnh của ai hay do chính bộ Tư lệnh Sư đoàn quyết định? Lúc đó, bộ Tư lệnh Quân đoàn I có ý kiến gì không?
- Tôi xin nói ngay là chúng tôi không rút lui mà chúng tôi chuyển quân chiến thuật. Trước khi ra lệnh di chuyển về tuyến 3 (sông Mỹ Chánh), tôi đã trình lên Bộ tư lệnh Quân đoàn I, đồng thời khi biết quyết định nầy, đại tá Metcalf điện báo cho thượng cấp của ông là đại tướng Creighton Abrams, thì tướng Abrams trả lời cho Metcalf như sau: “Tướng Giai có toàn quyền hành động”. Phía Quân đoàn I, khi tôi trình kế hoạch chuyển quân, tư lệnh Quân đoàn I là trung tướng Hoàng Xuân Lãm không trả lời, nhưng vì tình hình khẩn cấp tôi đã ra lệnh chuyển quân, thì vào phút chót trung tướng Lãm ra lệnh tử thủ Quảng Trị, nghĩa là không chấp thuận kế hoạch chuyển quân của tôi, nhưng đã trễ vì lệnh chuyển quân đã bắt đầu thi hành rồi nên không thể lấy lại lệnh. Vì vậy tôi đã bị cấp trên quy tội là “Bất tuân thượng lệnh.”.
Tôi nhấn mạnh là chúng tôi không rút lui. Chúng tôi chuyển quân theo chiến thuật cần thiết để đối phó với tình hình lúc đó. Rút lui có nghĩa là mở cuộc hành quân, hay tấn công một nơi nào đó, rồi sau đó rút lui. Đàng nầy, không phải chúng tôi rút lui, tức bỏ đi, mà chúng tôi chỉ chuyển quân, bảo toàn lực lượng và chờ đợi cơ hội phản công. SĐ3BB và các đơn vị tăng phái di chuyển theo kế hoạch đã vạch ra.
Cuộc chuyển quân diễn ra theo đúng kế hoạch. Chỉ có một cuộc chạm súng nhỏ và chúng tôi đã hạ được 2 xe tăng PT76 của Việt cộng. Thương vong về phía chúng ta trong cuộc rút quân rất thấp, vì tất cả đi về phía đông quốc lộ 1, nhưng bị thổi phồng lên hàng ngàn người. Sự chết chóc trên quốc lộ 1 từ Quảng Trị về Mỹ Chánh xảy ra không phải riêng trong cuộc chuyển quân của chúng tôi mà trước đó đã xảy ra trong suốt tháng 4-1972 khi dân chúng di chuyển từ Quảng Trị về Huế, lúc Việt cộng bắt đầu tấn công từ ngày 29-3-1972.
Cuộc chuyển quân của SĐ3BB về tuyến phòng thủ 3 (sông Mỹ Chánh) coi như thành công chứ không thất bại, nhưng tôi không có thời gian để chấn chỉnh đội ngũ SĐ3BB vì sau ngày 30-4-1972, tôi được gọi về bộ Tổng tham mưu phúc trình sự việc. Đại tá Ngô Văn Chung, tư lệnh phó SĐ3BB tạm thay tôi cho đến khi thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh được cử làm tân tư lệnh SĐ3BB.

11) Hậu quả đầu tiên của cuộc chuyển quân nầy là anh bị kỷ luật. Xin anh cho biết rõ những biện pháp kỷ luật đối với anh.
- Về bộ Tổng tham mưu, tôi trình diện ở Phòng thanh tra và bị giữ tại Đại đội Tổng hành dinh một tháng. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh truy tố tôi. Tôi bị chuyển qua Khám Chí Hòa và bị đưa ra Tòa. Tòa án Quân sự kết án tôi năm năm tù vị tội “bất tuân thượng lệnh”. Tôi bị giam giữ ở Khám Chí Hòa. Đang thọ án, biến cố 30-4-1975 xảy ra. Khám Chí Hòa tự động mở cửa cho mọi người ra ngoài. Tôi đi về nhà.

12) Đời sống trong khám Chí Hòa như thế nào, thưa anh?
- Người ta cho tôi sống riêng trong một căn nhà nhỏ như cái thư viện. Sau đó có thêm vài người nữa như chuẩn tướng Trần Quốc Lịch, ông Nguyễn Tấn Đời. Đời sống thoải mái. Cơm nước do gia đình mang vào. Trong thời gian nầy, vị tướng tư lệnh Mỹ ở Thái Lan vào thăm tôi trong Chí Hòa, đề nghị đưa tôi ra cầm quân trở lại, nhưng tôi thấy khó làm việc trong hoàn cảnh lúc đó nên tôi yêu cầu để tôi có thời giờ suy nghĩ.

13) Là một quân nhân, anh im lặng chấp nhận kỷ luật, nhưng trong tận cùng suy nghĩ của anh, anh có thấy mình bị oan ức không? Xin anh thành thật kể ra.
- Tôi nhận trách nhiệm những gì tôi làm. Tôi im lặng chịu đựng tất cả hậu quả những gì tôi đã làm mà tôi cho là đúng với tình hình. Tôi ra lệnh chuyển quân để lập tuyến phòng thủ mới như đã dự định nhằm tạo lại thế phản công thay vì bị động, nhằm tránh thương vong trong sự co cụm, để Việt cộng vào và chúng ta dùng phi pháo tiêu diệt, rồi sẽ tấn công trở lại. Đúng như những gì sau đó xảy ra, cổ thành Quảng Trị là mồ chôn hàng ngàn Việt cộng, sau khi SĐ3BB ra khỏi cổ thành.
Tôi nghĩ rằng tổng thống Thiệu đã không hiểu được tình hình thực tế tại chiến trường mà chỉ khăng khăng giữ từng tấc đất và rồi để mất tất cả. Đó là kết quả của những vị tướng làm việc sau bàn giấy.

14) Sau ngày 30-4-1975, vì sao anh bị kẹt lại ở Việt Nam? Anh bị Cộng sản bắt giam ở đâu, trong bao lâu?
- Sau ngày 30-4-1975, mới ra khỏi tù, tôi về ở nhà, không đi đâu nữa. Tôi sống với gia đình cho đến khi đi “tập trung cải tạo” tức bị đi tù cộng sản ngày 16-5-1975.
Tôi bị giam cùng với các tướng lãnh khác ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung một năm. Trong năm nầy, chúng tôi phải học 10 bài. Tôi nhớ bài thứ nhất là “Đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, là kẻ thù nhân dân ta”. Bài thứ hai là “Ngụy quân ngụy quyền, tay sai của đế quốc Mỹ là kẻ thù của nhân dân ta”. Tôi quên đề tài mấy bài giữa. Bài số 10, tức bài cuối cùng là “Lao động là vinh quang”.
Sau bài số 10 nầy, Việt cộng bảo rằng ở đây không có đất để chúng tôi thực tập lao động, nên chuyển bọn tù chúng tôi ra Bắc, ở trại 5 Hoàng Liên Sơn. Ở tại đây cho đến năm 1978, Trung cộng đe dọa vùng biên giới, chúng tôi bị di chuyển về Hà Tây biệt giam. Năm 1983, tôi chuyển trại một lần nữa, đến trại tù Nam Hà. Cuối năm 1987, tôi ra tù và được qua Mỹ theo chương trình H.O. 16 năm 1993. Trước khi ra đi, Việt cộng bắt tôi phải ký giấy cam kết không được hoạt động chống đối chúng nó. Có lẽ không phải riêng tôi, mà ai ra đi chúng nó cũng đều bắt buộc như vậy.

15) Là một sĩ quan cấp tướng, khi hỏi cung anh, CS chú trọng đến những vấn đề nào nhất?
- Khi hỏi cung tôi, lúc đầu Việt cộng hỏi nhiều về âm mưu của Mỹ sau ngày 30-4-1975. Mục đích của Việt cộng là tìm bắt những ai còn hoạt động chống cộng và tìm những ai là người do Mỹ cài lại Việt Nam. Việt cộng cũng cho tôi là người của Mỹ, có lẽ là vì lúc tôi bị giữ ở Khám Chí Hòa, có vị tướng Tư lệnh Lực lượng Mỹ ở Thái Lan vào thăm tôi. Có thể chúng được ai đó báo cho biết việc nầy, nên chúng nó nghi ngờ tôi. Chúng cũng hỏi tôi lúc ở Quảng Trị có được “cách mạng móc nối” không? Tôi trả lời là không. Như thế là có thể Việt cộng đã sai người kiếm cách móc nối tôi, nhưng chúng không móc được. Ngoài ra, Việt cộng bắt tôi viết tự thuật lại toàn bộ đời tôi.

16) Cuối cùng, anh ra nước ngoài năm nào? Đời sống của anh hiện nay ra sao?
- Tôi đến Mỹ ngày 3-3-1993, theo chương trình H.O. 16. Đời sống của tôi nay đã ổn định, an dưỡng tuổi già, con cái đã trưởng thành. Thật là hạnh phúc sau 77 năm cuộc sống phiêu bạt: 7 năm thời thơ ấu, 11 năm học đường, 19 năm binh nghiệp, 3 năm tù thời VNCH, 12 năm rưỡi tù cộng sản, 5 năm chờ đợi ở Sài Gòn và 18 năm trên đất Mỹ…

KẾT LUẬN: Cuộc nói chuyện giữa chúng tôi khá lâu, khoảng 4 giờ đồng hồ, rất vui vẻ, chân tình. Xin cảm ơn anh Giai. Kể lại chuyện xưa, cựu chuẩn tướng Giai trình bày rất tự nhiên thoải mái, không có gì là bực bội hay hằn học đối với các cấp lãnh đạo quân đội VNCH đã truy tố và bỏ tù ông.
Ngay sau trận Quảng Trị tháng 4-1972, chuẩn tướng Vũ Văn Giai đã bị “hy sinh”, bị đưa ra tòa, bị ghép tội “bất tuân thượng lệnh” và lãnh án 5 năm tù giam. Vụ án của ông còn bị dư luận thổi phồng vì hai lý do: 1) Người dân chỉ thấy cuộc chuyển quân thất bại và nhiều người chết trên con đường Quảng Trị-Huế,mà không biết diễn tiến nội vụ chuyện chuyển quân, và quên chú ý rằng người ta chết vì suốt một tháng giao tranh trong khi việc chuyển quân chỉ diễn ra một ngày vào cuối tháng 4-1972. 2) Những lãnh đạo của tướng Giai tìm cách tránh né trách nhiệm của chính các ông về những sai lầm trong cuộc hành quân, và đổ hết tội lỗi lên hai vai của tướng Giai. Ông gánh chịu dư luận quốc nội cũng như quốc tế thay cho các cấp lãnh đạo trung ương và Quân đoàn I.

Tuy nhiên, dần dần theo thời gian, những uẩn khúc về trận đánh nầy được làm sáng tỏ. Gần đây nhất, trong cuộc hội thảo “Việt Nam, 35 năm nhìn lại” vào tháng 4-2010 tại Washington D.C., sử gia Dale Andrade, thuộc Trung Tâm Lịch Sử Quân Đội Hoa Kỳ, đã nói như sau:
Thấy được sự nghiêm trọng của vấn đề, tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh, ra lệnh lui quân về phía Nam để có thể tạo ra một đồn lũy vững chãi hơn. Các cố vấn Hoa Kỳ cho rằng đây là một quyết định hợp lý, có cơ sở, có triển vọng giữ lại được hàng ngũ của ông trong tình thế hiểm nghèo lúc đó. Nhưng tiếc thay, ngay khi kế hoạch chuyển quân bắt đầu, thì nửa đêm hôm đó, tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh Quân đoàn I, gọi phôn ra, ra lệnh tử thủ Quảng Trị…. Sau khi Quảng Trị thất thủ, tướng Giai bị đổ hết tội lỗi lên đầu, và còn bị bỏ tù. Tướng Giai đã bị đối xử bất công. Tôi cho rằng ông đã làm hết sức mình trong một hoàn cảnh rất khó khăn trước quân thù, khi không được cả sự đồng thuận của đồng đội…” (Nhật báo NGƯỜI VIỆT, California, ngày Thứ Hai 26-4-2010, số 8906, tr. A6)

Một người đứng ngoài cuộc chiến như Dale Andrade, với đầy đủ điều kiện nghiên cứu, sàng lọc nhiều tài liệu trong văn khố quân sử Hoa Kỳ, nắm rõ diễn tiến các trận đánh, hy vọng là khách quan và khả tín.

Tuy nhiên, có một điều quan trọng đáng nói hơn hết: cựu chuẩn tướng Vũ Văn Giai, trong cương vị tư lệnh SĐ3BB, năm 1972 đã tận lực chiến đấu với tất cả khả năng của mình nhằm bảo vệ tuyến đầu đất nước. Ông là một tướng lãnh tận trung với Tổ quốc, can đảm, tận tụy, nhưng kết quả không may mắn, ông đành im lặng xuôi theo số phận vào cuối đời binh nghiệp, mà vẫn không thẹn với lương tâm, với đồng đội và với dân tộc.
TRẦN GIA PHỤNG

__._,_.___

Nhân chứng cái chết của Tướng Đổ Cao Trí


 

 

Nhân chứng cái chết của Tướng Đổ Cao Trí




(Trung Tướng Đổ Cao Trí QL VNCH)

John Paul Vann dám bẻ gảy kế hoặch không cho Hà-Nội chiếm Tỉnh Kuntom làm Thủ đô cho MTGPMN để có tiếng nói trong Hòa-đàm Paris-1973, dù rằng CSBV đã có 3 Sư-đoàn bao vây không kể pháo binh diện điạ và phòng không, cùng 3 Tiễu đoàn chiến xa PT-76, T-54 thuộc Trung Đoàn 203, trong vòng 2 tháng, trong khi phi trường Kontum phải đóng vì trận địa pháo và tiếp tế hoàn toàn bị cắt đứt. [John Paul Vann’s Mystenous Death – Institute of International studies globetrotter Berkeley edu/conversations/Sheehan-con4.html. Harry Kreisler interviews Neil Sheehan on covering the Vietnam War; November 1988]

Ngày 14/5/1972 B-52 và KQVN Sư-đoàn-6 đã oanh liệt triệt tiêu lực lượng của 3 Sư-đoàn nầy loại ra khỏi vòng chiến đấu khoảng 16.000 quân, thể theo sách A Better War, trang 337, hàng 34. Và lời nhận xét của Vann ca ngợi chỉ có Ðịa phương quân và Nghĩa quân mà đã chống giử Kontum một cách oanh liệt, tất cả Tăng T-54 đều bị triệt hạ xung quanh vòng đai thị xả. Thật là một sự mầu nhiệm vô lý cần phải suy gẫm !?
 
Các bạn là quân nhân có tin 3 sư-đoàn và 3 thiết-đoàn mà không chiếm được Kontum hay không? Mà chĩ có ÐPQ và Nghĩa quân trấn giữ, và chĩ có con đường độc đáo tiếp viện duy nhứt từ Pleiku tới ?
 
 Dưới đây là bút tích cũa John Paul Vann:
“John Vann credited the Territorial Forces, not the Army, with much of what went right in MR-2. The RF and PF, in most places, have performed quite well and were a much more stabilizing force than the ARVN” Vann bị thanh toán là phải rồi vì nói theo luật gian hồ là “phản đảng” hay nói theo tin huyền thoại thì “Vann đả từng vì nước quên mình nhưng chuyện nầy có thể Vann vì gái Việt mà bỏ mạng?

Cũng như Tướng Westmoreland dám gợi ý tại Quốc-hội chiếm vùng hành quân Hạ-Lào nầy bằng cuộc Hành Quân Lam Sơn 689 [năm 68 trên đường 9] với lực lượng Mỹ cùng LLÐB/Biệt Kích Dù của VNCH vào những năm trước đó nên phãi bị cách chức Tư lệnh chiến trường tức khắt, lập lại sự việc đề nghị cũng y chang của Tướng Mc Arthur khi đề nghị với Quốc Hội đòi giải phóng lục địa Trung-Hoa, trong lúc Mỹ độc quyền nguyên tử. Nói tóm lại dù Mỹ hay Việt ai đụng đến Xa-lộ Harriman [đường mòn HCM] đều bị thảm hại.
Dưới đây nhân chứng ghi lại cái chết của tướng Đổ Cao Trí:
CIA đả dùng quỹ kế chiếc C&C có trang bị đặc biệt để ám-sát Tướng Đổ Cao Trí hầu xoa dịu Liên Xô và Lê Đức Thọ, vì vi phạm Rule Of Engagement (không được phá hủy kho vũ khí hậu trạm của Cục R (COSVN) để chiếm Saigon theo axiom-1: There was never a legitimate non-communist in Saigon) mà Thọ đả chuyển vận từ Hải-cảng Sihanouk Ville đến Cục R vào khoản 4000 lược xe Molotova, làm chết oan một phóng viên Francois Sully, người mà chính phủ Ngô Đình Diệm đả trục xuất vì viết báo có lợi cho CS
 
– Dưới đây là nhân chứng:
Tôi là Cơ phi thuộc in Saigon. PĐ 221, ngày đó tôi đi gunship chung với tr/uý Thanh (tức Thanh hề và tr/uy Hiển (tức Hiển Mad).Chúng tôi theo hợp đoàn đáp xuống phi trường Tây Ninh East chờ lệnh, lúc đó Trung Tướng Đổ Cao Trí đang họp trong phòng Hành Quân Chiến Thuật đặt tại phi trường TN East.Tôi có qua nói chuyên với Cơ Phi của chiếc UH biệt phái cho Trung Tướng vi cùng chung PĐ 221 cùng khoá 4/69 với tôi, khoảng chừng 20 phút thì ông Đ/uý Thắng(không phải Đ/uý Thanh) có hỏi tôi chừng nào biệt phái về để đi chung với ông ấy(vì ông là chú của tôi nên tôi gọi bâng chú không có gọi bằng cấp bậc) Dạ thưa chú tuần tới con về) luc đó tôi còn đứng đó thi nghe Đ/tá cố vấn Mỷ nói rằng chiếc trực thăng của Trung Tướng Radio Box không có gọi được nên đổi phi cơ qua chiếc C&C của My Radio tốt hơn ( Mổi chiếc tàu C&C đều có 1 Radio Box nằm ngay giửa sàn tàu).

Lúc bấy giờ thì chúng tôi đươc lệnh cất cánh trước theo hợp đoàn221 và 2 hợp đoan khác để đi qua Kampongcham, chúng tôi tới Thiện Ngôn thì nghe trên tần số tât cả hợp đoàn quay về phi trường TN East chờ lệnh còn những gunship thì có nhiệm vụ đi tìm chiếc trực thăng rớt, khi chúng tôi tới chổ khói bốc cháy thì thấy chỉ còn có cái đuôi có chử US Army chúng tôi chỉ nghỉ là trực thăng của mỷ.

Sau đó chúng tôi về đáp tại phi trường TN East, khi về đáp thì chúng tôi vẩn thấy chiếc trực thăng của Trung Tướng vẫn còn đó (Sơn màu rằn ri) khoảng chừng 10-15 phút thì ở trong phòng hành quân cho hay là chiếc trực thăng của Trung Tướng Đỗ Cao Trí bị rớt làm tôi bật khóc, cách đây khoãng nửa tiếng tôi còn nói chuyện với chú tôi bây giờ ông đã ra đi.

Đó là những gì tôi kể lại đây là lúc đó tôi hiện đang có mật tại đó và những phi hành đoàn đang đi hành quân chung.

Quách thanh Tòng
Khoá 4/69 Co Khí Viên Phi Hành.
Phi Đoàn 223, 221, 245, 251.
KĐ43CT/SĐIIIKQ/BH.

Lê Duẩn và sự tàn ác với quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.


----- Forwarded Message -----
From: Bu`i Ba?o So+n <
To:
Sent: Friday, June 7, 2013 2:36 PM
Subject: [ttcva] Lê Duẩn và sự tàn ác với quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.

 

 

 



 

 

 

From: nguyen phong quang <

 

Những sự thật cần phải biết (phần 7):

Lê Duẩn và sự tàn ác với quân dân cán chính

Việt Nam Cộng Hòa.

  6/6/2013


 



Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Quá khứ đã trôi qua gần 40 năm , tuy nhiên quá khứ đó vẫn là nỗi đau với nhân dân Việt Nam nói chung và quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa nói riêng. Vết thương không thể lành lặn nếu đảng cộng sản vẫn tiếp tục xúc phạm danh dự của quân dân Việt Nam Cộng Hòa và đàn áp nhân dân Việt Nam. Tôi viết bài này chỉ xin góp một tiếng nói chân thật của lịch sử nhằm phanh phui tội ác của Lê Duẩn và cộng sản Việt Nam, để như một nén hương với người đã khuất trong lao tù cộng sản hay tri ân những ai đã vì tự do mà phải chịu đọa đày trong ngục tù cộng sản.

 

Như trong “Những sự thật cần phải biết 6”, bài Lê Duẩn: Kẻ đồng mưu với Hồ Chí Minh tàn sát nhân dân Mậu Thân 1968, tôi đã trình bày với bạn đọc tội ác của Lê Duẩn trong việc đồng mưu cùng Hồ Chí Minh tàn sát hàng nghìn người dân Huế vô tội tết mậu thân 68. Trong khuôn khổ bài này, tôi xin trình bày về tội ác tiếp theo của Lê Duẩn trong việc trả thù tàn bạo đối với quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa sau năm 1975. Đây là một trong những tội ác không thể bỏ qua vì nó là một trong bốn nhóm tội ác được dự liệu tại Đạo Luật Rome (The Rome Statute) và thuộc quyền xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế (The International Criminal Court, viết tắt là ICC).

 

Trên thực tế , những ai là quân dân, cán chính Việt Nam cộng hòa sau khi bị bị cộng sản đưa vào tù đều thấy điều này. Ngoài ra, gia đình họ bị cộng sản bức hại đi lên vùng kinh tế mới, con em bị ghi lý lịch xấu, nhà của bị tịch thu là những nỗi thống khổ của những quân dân cán chính VNCH. Trong khuôn khổ bài viết này, tội ác của Lê Duẩn và đảng cộng sản đối với quân dân, cán chính Việt Nam cộng hòa trong lao tù của cộng sản.

 

I. Cả nước Việt Nam là một trại tù khổng lồ : 

 

Thứ nhất, ngày Thứ Hai, 23/7/2007, Website của The Wall Street Journal, nhà báo James Taranto đã trích dẫn cuộc điều tra quy mô của nhật báo Orange County Register được phổ biến trong năm 2001 về “học tập cải tạo” tại Việt Nam và đã kết luận rằng: "Ngay sau khi xâm chiếm VNCH, cộng sản đã đưa một triệu quân dân cán chính VNCH vào tù vô thời hạn - dưới cái nguỵ danh học tập cải tạo – trong ít nhất là 150 trại tù được thiết lập trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam kể cả những nơi rừng thiêng nước độc với khí hậu khắc nghiệt. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đại đa số những người này đã bị giam cầm từ 3 tới 10 năm và có một số người đã bị giam giữ tới 17 năm. Nếu lấy con số trung bình là bẩy năm tù cho mỗi người, số năm tù của một triệu người là 7,000,000 năm.” 

 

Đây là một tội ác hình sự mang tính lịch sử của đảng cộng sản cộng sản và những người đứng đầu đảng cộng sản. Nó xứng đáng được được đưa vào cáo trạng mà chúng tôi đang thực hiện nhằm đưa tội ác của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản ra trước ánh sáng công lý.

 

Cũng theo cuộc điều tra nói trên cho biết: “Cứ mỗi ba gia đình tại Miền Nam, có một gia đình có người phải đi tù cải tạo. Và trong số một triệu người tù kể trên, đã có 165,000 người chết vì bị hành hạ, tra tấn, đánh đập, bỏ đói, lao động kiệt sức, chết vì bệnh không được chữa trị, bị hành quyết… Cho tới nay, hài cốt của 165,000 nạn nhân này vẫn còn bị Việt Cộng chôn giấu trong rừng núi, không trả lại cho gia đình họ. Hiện nay chỉ có Việt Cộng mới biết rõ tên tuổi các nạn nhân cùng nơi chôn giấu hài cốt của họ. Đây là tội ác thủ tiêu mất tích người, một tội ác chống loài người đã và đang diễn ra tại Việt Nam suốt 35 năm nay mà thủ phạm là Lê Duẩn…”.

 

Thứ hai, trong tập tài liệu ghi bí số TN/QP-14 được lưu chiểu ngày 14/02/1977 tại cục lưu trữ Bộ Quốc Phòng Cộng sản ghi rõ như sau tại trang số 6: "Tổng số tù nhân tham gia học tập cải tạo để trở thành con người mới sau khi chế độ Sài Gòn đầu hàng là 1.321.506 người. Trừ những số trốn trại, bị chết trong lúc cải tạo và già yếu trả về với gia đình , bộ quốc phòng giao lại cho bộ nội vụ quản lý là 1.236.569 người".

 

Qua tài liệu nói trên của nhà nước cộng sản nói lên điều gì? Đó là họ đã coi những quân dân cán chính Việt Nam cộng hòa là những “Tù nhân”. Trên thực tế, họ không phải là tù nhân vì theo như cộng sản tuyên truyền họ chỉ đi học tập chủ trương đường lối của “cách mạng”. Nhưng chính tài liệu của cộng sản đã coi họ là tù nhân.

 

Ngoài ra con số người mà đảng cộng sản cho biết chính là con số nói lên thực tế về trại tù khổng lồ mà cộng sản cùng Lê Duẩn bày ra nhằm trả thù quân dân cán chính VNCH.

 

Thứ ba, theo tài liệu của Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose ghi nhận số lượng tù cải tạo thực sự đều là tù chính trị như sau: “Năm 1975 QLVNCH có 980.000 quân nhân gồm 1/10 cấp Tá và cấp Tướng tổng cộng 9.600, cấp úy là 80.000, còn lại là hạ sỹ quan và binh sĩ . Binh sĩ VNCH bị bắt đi cải tạo sau ngày 30 tháng 4, 1975.AFP/Getty Images – Cấp Tướng tại ngũ đến 30 tháng 4 năm 75 là 112; bị tù cải tạo: 32 vị, 80 tướng lãnh di tản và 1 số nhỏ không bị bắt giam. – Ðại tá có 600, bị tù 366. – Trung tá có 2.500, bị tù 1.700. – Thiếu tá có 6.500, bị tù 5.500. – Cấp úy có 80.000, bị tù 72.000. Trong số này bao gồm cả nữ quân nhân cũng như thành viên đảng phái và các cấp chính quyền. Ðây là con số ghi nhận được từ phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, không có tài liệu của các trại giam phía cộng sản để đối chiếu; và không có con số chính xác tù cải tạo bị chết trong khi giam cầm”.

 

Như vậy, mặc dù do thất lạc khi rút bỏ Miền Nam, cộng với những thống kê những người chết do cộng sản đạo đày trong tù thì những con số mà Viện Bảo tàng cũng cho thấy cộng sản đã biến cả nước Việt Nam thành một địa ngục tù ngục trong chính sách trả thù man rợ của mình đối với những ai liên quan đến VNCH.

 

Thứ tư, để thừa nhận thêm về chính sách bỏ tù quân dân cán chính VNCH, cũng cần phải nhắc lại đảng cộng sản Việt Nam chủ trương theo chủ nghĩa cộng sản độc tài của Liên Xô và Trung Cộng. Hồ Chí Minh khi đem chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam chủ trương làm tay sai cho quốc tế thứ 3 (Xin xem thêm “Những sự thật không thể chối bỏ" phần 4,10,11,12) và làm con tốt thí trong tay sai Liên Xô. Những tư tưởng của Lê Nin đã được Hồ Chí Minh truyền thụ cho đàn em của mình trong việc trả thù những ai bất đồng chính kiến, trong trường hợp này là quân dân quán chính VNCH. Vì vậy nhìn lại Việt Nam sau năm 1975 như một trại tù khổng lồ của cộng sản không có gì là điều lạ lùng . Hãy đọc cuốn “Lê Nin và Xã hội chủ nghĩa" xuất bản tại Liên Xô dày 820 trang, tại trang 233 có viết: 

 

"Chiếm được một tỉnh, giải phóng được một nước thì dễ nhưng giữ yên được đất nước, địa phương ấy mới là khó. Muốn vậy sau khi chiếm được lãnh thổ, trước hết phải tập trung giam giữ lâu dài bọn phản động, thành phần làm việc cho chế độ cũ, chỉ khi nào ổn định được xã hội, nắm vững tình hình an ninh nội chính mới thả chúng về”.

 

Và cũng là sư phụ của Hồ Chí Minh cũng như Lê Duẩn sau này không quên nói thêm: "Bọn này gồm những tên đầu đường xó chợ, đói khát rách rưới, Vô sản lưu manh rất nguy hiểm, chúng là kẻ thù số một của chuyên chính vô sản vì dễ bị bọn phản động mua chuộc, chúng cần bị giam giữ, loại trừ”(Trích cuốn “Lê Nin tuyển tập và Bản tuyên ngôn đảng cộng sản” có nói về Vô sản lưu manh.).

 

Qua đây chúng ta có thể thấy, việc cộng sản Việt Nam học tập tư tưởng của Lê Nin nhằm trả thù man rợ quân dân cán chính Việt Nam cộng hòa cũng là điều hết sức thường tình đối với bản chất của cộng sản.

 

Thứ năm, trong cuốn sách có tên “Đối nghịch” của tác giả J. Leroy - một nhà hoạt động xã hội người Pháp và cũng là đảng viên đảng cộng sản Pháp (giới thiệu ở bài “Những sự thật không thể chối bỏ - phần 14 - Ai làm cho Huế đau thương?”). Cuốn sách của ông đi sâu phân tích về tính chất đối lập của đảng cộng sản và các đảng phái khác và dẫn chứng về cuộc chiến Việt nam như là một sự đối nghịch đỉnh điểm về ý thức hệ. Trong trang 202 của cuốn sách in năm 2000 tại Pháp có nội dung trích như sau: “Sau ngày 30/4/1975, tư tưởng của Mác, Lê Nin đã hoàn toàn làm chủ cả Việt Nam. Hàng triệu người theo chế độ cũ do người Mỹ giúp đỡ đã phải vào tù theo lệnh cải tạo của nhà nước Việt Nam”. 

 

Cuốn sách này cho thấy người cộng sản Pháp đã phải công nhận có hàng triệu người quân dân cán chính Việt Nam cộng hòa bị cộng sản đẩy vào tù để phục vụ cho mục đích trả thù những ai không theo cộng sản độc tài.

 

II. Trả thù man rợ :

 

Từ sau năm 1975 đến nay, nhà nước cộng sản Việt Nam, đã thi hành chính sách bắt những người là quân dân cán chính đi cải tại các trại tập trung. Thực chất là đi tù. Khi ra khỏi trại thành kẻ tứ cố vô thân. Rồi chính sách cải tạo công thương nghiệp làm cho nhiều người điêu đứng phải vượt biên... Rồi trấn áp, bắt bớ người vượt biên. Một số địa phương ven biển còn lợi dụng “bắt vượt biên” để trấn vàng, trấn của… Những thương phế binh VNCH thì bị đẩy ra lề đường.

 

Để nói lên thực tế này, ngay một tờ báo cộng sản đã phải thừa nhận sự thật này . Xin trích dẫn đến bạn đọc đoạn viết trên Tuần Vietnamnet: "Anh tên Ngô Công Vò, quê xã Thủy Phù, Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế, đi lính cho chế độ Sài Gòn năm 1970… So với nhiều anh em lính chế độ cũ, tôi còn may mắn hơn nhiều. Nhưng cuộc sống vẫn vất vả lắm. Anh em thương binh phía Bắc còn có chế độ, chứ chúng tôi chẳng có gì, làm việc quần quật mà chẳng đủ nuôi vợ con. Công việc của gia đình anh Vò chủ yếu làm ruộng, và ai thuê gì làm nấy. Công việc khá thường xuyên của anh là lấy đất thải san ủi nền nhà, và cả tháo gỡ những quả bom mìn còn sót lại trong vùng đem bán. Công việc vất vả, mạo hiểm đủ để tùng tiệm cuộc sống”. (Links của bài báo :http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-04-27-hoa-hop-dan-toc-va-su-hoi-sinh-tu-noi-dau).

 

Còn đối với những người bị giam trong tù thì ra sao? Xin điểm lại một số chứng cứ để thấy cộng sản đã đối xử với quân dân cán chính Việt Nam cộng hòa như thế nào.

 

Trên thực tế,quân dân cán chính Việt Nam cộng hòa được thông báo: "Công chức trung ương từ Chánh sở, địa phương từ trưởng ty, phó quận cho tới Tổng thống; sĩ quan cảnh sát từ thiếu tá trở lên; các thành phần đảng phái, nhân viên tình báo ra trình diện học tập tại trường Gia Long…, mang theo quần áo, lương thực.. đủ dùng trong một tháng”.

 

Khoảng hơn một năm sau ngày nhập trại, bộ nội vụ bèn gom tù lại, ra Chính sách 12 điểm, tất cả học viên thành tù hết, án phạt ba năm… do Công an quản lý, đối xử hà khắc, bắt lao động cực nhọc, giai đoạn này cho ăn đói, mỗi bữa chỉ có vài củ khoai và một hai bát bo bo… rồi nhiều người bị đẩy ra những trại tù ở miền Bắc như: Hoàng Liên Sơn, Cổng Trời, Thanh Hóa, Hà Nam Ninh…

 

Những người bị giam ở trong nam thì còn đỡ khổ vì có gia đình thăm nuôi vả lại miền nam khá hơn miền Bắc, những người bị đưa ra Bắc vô cùng thê thảm, đói khát, lạnh lẽo, bệnh tật, làm việc quá sức.. nhiều người chết bỏ xác miền Bắc hoặc hóa ra thân tàn ma dại. Sĩ quan cấp thiếu úy, những người quá trình nhẹ hoặc có thân nhân là cán bộ bảo lãnh phần nhiều được về trong vòng ba năm, cấp trung úy hoặc ty sở trưởng, những người có liên hệ an ninh tình báo thường là được về sau 5 hay 6 năm... Trong thời gian đó, cộng sản hành hạ quân dân cán chính VNCH hết sức tàn tệ:

 

Thứ nhất, sau ngày 30/04/75, mọi người đều e ngại về một cuộc tàn sát trả thù đẫm máu vì đã có những lời đồn đại về hành động này. Nhưng cộng sản đã nghĩ ra một giải pháp thâm độc và tránh được sự lên án của Quốc tế đó là giam cầm và hành hạ quân dân cán chính VNCH. Quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã được khuyến dụ trình diện để “học tập” ngắn hạn. Gọi là “tìm hiểu đường lối, chính sách của nhà nước và để gột bỏ tàn tích chống phá cách mạng khi xưa”. Chính quyền mới hứa là thời gian học tập chỉ vài tháng rồi ai nấy trở về với gia đình, phục vụ đất nước.

 

Nhưng thực ra đây là một sự tù đầy, tẩy não, hành xác. Có người vài ba năm. Rất nhiều người mươi năm. Và số người triền miên tù đầy gần hai chục năm cũng không ít. Lại còn một số đáng kể chết mất xác trong tù đầy hành hạ. Người sống sót trở về đã kể lại nhiều thảm cảnh mà họ phải gánh chịu trong thời gian đau khổ ấy. Những thảm cảnh mà nghe lại ai cũng rùng mình. 

 

“Rồi mai đây, nếu vì may mắn nào đó, tôi được sống trong môi trường khác, tôi có bổn phận phải nhớ và nhớ thật kỹ tất cả những gì đã xẩy ra, đã khắc xâu vào tâm khảm tôi những chứng tích khổ đau, hờn hận!”, (Tạ Tỵ - Đáy Địa Ngục, trang 152.).

 

Người tù bất khuất Tạ Tỵ đã mô tả cảnh đói khát trong nhà tù cộng sản hết sức kinh khủng vì có lẽ bỏ cho đói khát là chính sách để kiềm chế, kiểm soát người tù. Nên bất cứ tù nhân nào cũng nói rất nhiều về sự hành xác này.

 

“Đã hơn hai tháng nay, chúng tôi không được ăn miếng thịt nào. Lao động mỗi ngày 8 tiếng, toàn việc nặng. Cơm không có, mỗi ngày lãnh hai chiếc bánh mì luộc, mỗi cái khoảng 200 gram và một nửa chiếc bánh buổi sáng 50gram, như vậy chúng tôi chỉ được ăn 450 gram chất bột với muối, không có chất béo, chất rau và chất đạm nào! Do đó, ai nấy đều gầy rộc hẳn, da khô khốc. Trên nguyên tắc theo giấy tờ chúng tôi được ăn 18 kí lô chất bột, 300 gram thịt mỗi tháng, nhưng thực tế chúng tôi chỉ được ăn 13 kí 500 chất bột”, (Đáy Địa Ngục -Tạ Tỵ trang 378- 379.).

 

Thứ hai, Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ là một trong những người đã chứng kiến cảnh tượng đó. Và ông đã mô tả chân thực cuộc sống của nhà tù cộng sản giành cho quân dân cán chính VNCH. Chật chội, ngột ngạt hơi người, mùi hôi của mọi người, mọi bệnh riêng của mỗi người, cả tháng không tắm. Cả ngàn người có một giếng nước, kéo một lúc đã cạn nước, nhiều khi có chuột bọ chết thối trong giếng. Ăn uống vào là bị kiết lỵ. Đi cầu vào các dẫy hố đào trên mặt đất…

 

“Cả trại nhốn nháo về bệnh kiết lỵ. Hầu như không khu nào thoát. Chưa bao giờ buổi sáng lại đông người chờ đi cầu như vậy. Mặt mũi người nào cũng nhăn nhó, mệt mỏi trông thật thảm hại... Thật đau khổ, lúc nào bụng cũng quặn đau, mỗi lần đi cầu són ra một chút, phân ít, mũi máu nhiều. Từ nơi tôi ở ra nhà cầu khá xa. Để tiện việc, tôi không về nhà, ngồi ngay ở căn nhà chiếu Tivi sẵn sàng chạy ra hố cầu khi cần. Không phải mình tôi như vậy mà hàng chục người tay cầm lon nước, ngồi bệt xuống mặt cát. Bệnh của tôi kéo dài cả tuần sau khi uống cả lọ tetracycline do Lan cho. Trong thời gian kỷ luật chúng tôi được xuống sông tắm mỗi hai tuần một lần. Tuy nhiên nhiều khi cán bộ bận hay có việc gì bất thường thì phải chờ lâu tới ba tuần”, (Tầng Ðầu Địa Ngục - Linh Mục (LM) Nguyễn Hữu Lễ.).

 

Và cùng đó là cảnh thiếu thốn: “Điều quan trọng đối với tôi là cái đống rác! Mỗi lần đi ngang đống rác trước cổng trại là mỗi lần đời tôi lên hương. Hai con mắt hoạt động tích cực để tìm nhặt những thứ cần thiết cho cuộc sống trong buồng như vải rách dùng đại tiện, bọc nylon làm nhiên liệu chất đốt, hoặc may mắn hơn thì cái bàn chải đánh răng cũ hoặc ít giấy bao xi măng làm vở viết chữ Tầu, thứ ngôn ngữ tôi đang cố học”, (Tầng Ðầu Ðịa Ngục - LM Nguyễn Hữu Lễ.).

 

Cùng đó là những hành động bị hành hạ cơ thể:

 

“Tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau của các hình thức vi phạm nguyên tắc mà tù nhân bị “đại ca” ra hình phạt tương xứng theo luật giang hồ tù. Nếu chỉ để cảnh cáo và áp đảo tinh thần những lính mới để bắt phải đi vào khuôn phép thì chỉ cần sử dụng “chưởng” tức là đánh bằng hòn đá bọc trong cái vớ hoặc “bẻ ngà” là dùng đá cà hoặc đập gẫy hết cả hai hàm răng. Trường hợp nặng hơn thì “lấy cấp pha” tức là móc đôi mắt, hoặc “ xin cặp nạng” nghĩa là cắt gân gót chân. Trường hợp nghiêm trọng thì đối phương sẽ được “cất” có nghĩa là giết chết”, (Tầng Ðầu Ðịa Ngục - LM Nguyễn hữu Lễ.)

 



 

Thứ ba, cũng cần nhắc qua cuốn Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh để thấy sự tàn tệ của nhà tù cộng sản đối với quân dân cán chính VNCH như thế nào. Hình ảnh cánh binh cộng sản bắt phạt tù nhân “ngụy” được mô tả như sau: “Nói đến sùi bọt mép mà thấy nét mặt của mười thằng “ngụy” vẫn trơ thổ địa ra, thằng quản giáo cáu quá hét: Tao phạt chúng mày quỳ hai tiếng. Quỳ xuống! Bọn tù chỉ liếc nhìn nhau chẳng ai chịu quỳ. Thằng quản giáo đâu có chịu thua. Hắn móc súng bắn đến đùng một phát. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, anh em lần lượt êm ái quỳ. Thằng quản giáo đứng chửi rủa một lúc rồi mới chịu bỏ đi...”, (Đại Học Máu - Hà Thúc Sinh, trang 116). 

 

Tác giả Hà Thúc Sinh cũng không quên mô tả tình trạng thiếu thuốc men và y tế của cộng sản đối xử với quân dân cán chính VNCH: "Mặt đứa nào đứa nấy trông như những quả dưa bở chín rục, chân tay bụ bẫm vì bị phù do thiếu chất, cứ như những cái xác chết trôi ba ngày, đang xếp hàng dài trước bếp xin chút nước vo gạo về uống với hy vọng mong manh tí chất cám có thể cứu nổi căn bệnh phù thũng trầm kha...”, (Đại Học Máu - Hà Thúc Sinh, tr. 251.).

 



 

Thứ tư, cũng có rất nhiều tác giả khác đã từng ngồi tù cộng sản bằng mỹ từ “học tập cải tạo” đã viết lên những khốn khổ trong tù cộng sản mà trong khuôn khổ bài này tôi không thể kể xiết. Xin điểm lại một số điểm chính để bạn đọc thấy rõ bản chất tàn bạo của cộng sản.

 

Ông Nguyễn Cao Quyền từng là một viên chức cao cấp trong chính quyền VNCH. Tốt nghiệp khóa 1 Trừ Bị Nam Định và khoá 51-53 trường Saint Cyr (Pháp), đỗ cử nhân luật và cao học tiến sĩ kinh tế Đại học Luật khoa Sài Gòn (1963), thẩm phán Tòa Án Quân Sự, Đại tá Chánh thẩm Tòa Án Đặc Biệt (1966-1968), Cố vấn ngoại giao tại Paris (1968-1974), Nha Thông Tin Báo Chí Bộ Ngoại Giao (1974-1975), Sau năm 1975, ông bị đưa đi tù cải tạo (1975-1985), rồi sau đó sang định cư tại Maryland, Hoa Kỳ từ năm 1990. Ông từng là Chủ tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị vùng Hoa Thịnh Đốn, nguyên Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, nguyên Chủ Tịch Cộng Đồng VN vùng Hoa Thịnh Đốn (1996-1998). Ông còn viết nhiều bài khảo luận về kinh tế, chính trị được phổ biến rộng rãi có viết: 

 

"Tại trại Thanh Cẩm, chế độ lao động còn khắt khe và nặng nhọc hơn ở trại Quảng Ninh. Dưới mũi súng canh gác của công an gốc dân tộc Mường, chúng tôi phải đi rất xa để lấy cát làm nhà. Mỗi chuyến vừa đi vừa về vào khoảng 3 cây số. Mỗi ngày phải đi ba chuyến mà chỉ đươc ăn có 4 chén cơm với vài cọng rau muống luộc thì sức nào chiụ nổi. Nếu đội nào không đi xe cát thì phải xe đá hoặc vào rừng đẵn luồng vác về cho cán bộ làm nhà. Những người lao động ở trại cưa, trại mộc cũng không sung sướng gì hơn. Cả ngày quần nhau với những cây gỗ lớn, cưa sẻ liên hồi hoặc đục đẽo luôn tay thi lấy năng lượng đâu mà bù đắp. Cuốc đất trồng khoai ngô mới là mệt vì đất núi bạt ngàn mà nhân công thì thưa thớt. Ấy là chưa kể nhũng vụ gánh phân đi bón nặng gẫy sương sườn và chốc lở sương vai.Sức người có hạn còn nhu cầu của trại thì mỗi ngày môt tăng thêm. Bên cạnh những cái chết vì tại nạn lao động như bị đá núi đè, lợp nhà té xuống đất hay bị cây luồng đâm thủng bụng, dần dần người ta thấy xuất hiện những cái chết vì đói, vì thiểu lực. Sau hơn ba năm bị lưu đầy ra Bắc anh em tù nhân chôn nhau, vì chết đói, đã chật cả một phần đồi sắn. Có một thời gian, trong tâm tư và trước mắt mọi người cái chết đã trở thành quen thuộc, không gây sợ hãi và cũng không gây súc động. Tù nhân chờ đợi Thần Chết đến thăm như chờ đợi một sự giải thoát”.

(Links: 


 



 

Tác giả Nguyễn Chí Thiệp trong cuốn “trại kiên giam “ nổi tiếng của mình thì viết: "Tiêu chuẩn ngừoi phạm kỷ luật mỗi tháng còn 9 kg lương thực ăn với nước muối, mỗi ngày hai bữa hai chén nhỏ xíu . Cơm mới bỏ vào miệng chưa kịp nhai cái lưỡi đã đưa cơm vào cổĐến bữa ăn phải kềm hãm cố nhai cho thật kỹ, vừa để cho đỡ buồn, cho qua thời giờ có việc làm. Khi nhai thức ăn, vừa phải nhai kỹ để thức ăn ít ỏi và quí báu được tiêu thật hết, khỏi phí phạm, giúp cơ thể bòn từng chút bổ dưỡng để thân xác chịu đựng con người được sống, nhai thật kỹ để chất thải ra thật ít, 5,7 ngày mới đại tiện một lần, vì đại tiểu tiện đều vào cái thùng đại liên để ngay bên cạnh bục nằm, đến lúc đầy tràn trật tự mới đổ đi, nên suốt ngày đêm phải nằm bên cạnh cái của nợ khai thúi đó”. (Nguyễn Chí Thiện - Trại Tù Kiên Giam, trang 35). 

 

Hoặc: “Hai chân tôi bị còng chéo để bức cung. Còng chéo hai chân bị đóng cứng chặt giữa hai cái còng hình chữ U và thanh sắt xuyên. Vì độ cao của thanh sắt giở hổng hai chân lên thành ra không thể nằm thẳng lưng, vì nằm như vậy thân mình căng ra hai chân bị siết chặt vào sắt đau buốt tận tủy óc. Người bị còng phải dùng hai khuỷu tay để chống hoặc cởi hết quần áo ra chêm ngang thắt lưng mới chịu được một thời gian. Chờ một vài ngày hai cổ chân gầy đi xoay được lật úp thì hai chân sẽ thẳng ra nhưng phải nằm sấp. Nhưng chỉ vài ngày chân đã sưng húp vì ban đêm bị lắc còng điểm danh”, (Trại Tù Kiên Giam - Nguyễn Chí Thiện, tr 473).

 

Thứ năm, trên thực tế còn rất nhiều bằng chứng từ chính những người bị cộng sản trả thù man rợ. Nhưng còn phe cộng sản nói gì về điều này? Xin giới thiệu cuốn sách “365 ngày ở Việt Nam” của nhóm công tác do Liên Xô chỉ đạo trong năm 1975 tại Việt Nam đã được giải mật năm 2008 (Đã giới thiệu ở “Những sự thật cần phải biết” phần 5) cho biết tại trang 75 như sau: "Những hình phạt của đảng cộng sản Việt Nam giành cho tù nhân chế độ Sài Gòn đã cho thấy những người anh em của chúng ta đã không quên phương pháp mà Xtalin áp dụng...”.

 

Cuốn sách này còn nói thêm tại trang 82: "Trong một điều kiện khó khăn và kỷ luật hà khắc, chính quyền mới tại nước Việt Nam thống nhất đã thanh lọc rất tốt tư tưởng của những người đi theo Mỹ…”.

 

Như vậy, ở đây ta có thể thấy, cuốn sách đã chỉ rõ cộng sản Việt Nam học tập phương pháp tàn bạo của kẻ giết người hàng loạt đó Xtalin. Và cuốn sách nhắc đến cum từ “Kỷ luật hà khắc” cho thấy bản chất bạo tàn của cộng sản trong đó có cộng sản Việt Nam áp dụng đối với quân dân cán chính VNCH.

 

III. Lê Duẩn là đầu xỏ :

 

Việc trả thù quân dân cán chính VNCH do chủ trương của đảng cộng sản gây ra. Những người trực tiếp thực hiện đó là Võ Văn Kiệt, Trần Văn Trà, Cao Đăng Chiếm… Nhưng chủ trương và phương án này chính là do Lê Duẩn cầm đầu. 

 

Thứ nhất, Lê Duẩn chính là một người tuy thích thân Liên Xô hơn Tầu nhưng Duẩn cũng học tập chính sách của Hồ Chí Minh trong cải cách ruộng đất. Và chính đảng cộng sản Việt Nam đã thừa nhận điều này: "Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn là “người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo lỗi lạc của Đảng, người cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tiến lên chủ nghĩa xã hội…” (Trích: Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngày 11/7/1986).

 

Và tại thời điểm sau năm 1975, Duẩn với cương vị đứng đầu của nhà nước cũng như đảng cộng sản (Lúc đó có tên là đảng lao động) chính là kẻ đã chỉ đạo và quyết định việc đối xử tàn tệ với quân dân cán chính VNCH.Là kẻ đứng đầu đảng và nhà nước, đương nhiên Duẩn biết điều này và không thể đổ lỗi cho bất kỳ ai: "Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, nước Việt Nam thống nhất. Ngày 16 tháng 5 năm 1975, Bí thư thứ Nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn đã trực tiếp vào miền Nam nắm tình hình, gồm cả tình hình kinh tế.”


 

Và: "Năm 1960, tại Đại hội lần thứ III của Đảng, đồng chí được bầu lại và Ban Chấp hành Trung ương vào Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.Tại Đại hội lần thứ IV Đảng (năm 1976) và lần thứ V của Đảng (năm 1982), đồng chí Lê Duẩn tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng".(Trích bài phát biểu của Nông Đức Mạnh: Báo Điện tử đảng cộng sản Việt Nam 6/4/2007 )

 

Thứ hai, trong cuốn “Lê Duẩn, Nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, xuất bản lần 1 tại trang 482 có viết: "Sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam được tích luỹ qua gần nửa thế kỷ đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, kết tinh cả truyền thống chiến đấu và tài thao lược của tổ tiên ta. Bằng ý chí của chúng ta, những kẻ một thời lầm đường lạc lối theo Mỹ - Ngụy đã được lao động cải tạo để trở thành những công dân có ích cho xã hội mới..”.

 

Bỏ qua những từ ngữ huyênh hoang quen thuộc của cộng sản để tự lăng xê chính mình. Bỏ qua những mỹ từ “Cải tạo, lao động” thì chúng ta thấy Lê Duẩn đã rất tâm đắc với chủ trương của mình trong việc hành hạ những người là quân dân cán chính VNCH.

 

Thứ ba, cũng vẫn cuốn sách: “365 ngày ở Việt Nam” của nhóm công tác do Liên Xô chỉ đạo trong năm 1975 tại Việt Nam đã giới thiệu ở phần trên cũng viết tại trang 83: "Đồng Chí Tổng bí thư đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn cùng ban chấp hành trung ương đảng đã tiến hành ổn định nhanh chóng tình hình sau ngày 30/4/1975. Chính sách kỷ luật hà khắc mà nhà nước áp đặt cho những người lính chế độ Sài Gòn đã được chính đồng chí Tổng bí Thư Lê Duẩn đề ra trong một cuộc họp của bộ chính trị…”.

 

Qua đây có thể thấy, đảng cộng sản mà đứng đầu là Lê Duẩn đã vạch ra kế hoạch “hà khắc” đối với quân dân cán chính Việt Nam cộng hòa. Những hành động đầy tội ác mà tôi đã nêu ra ở phần hai chính là do Lê Duẩn – một đồ tể tay chân của Hồ Chí Minh gây ra.

 

Thứ tư, ngày 1-11-1978, Lê Duẩn và Phạm Văn Ðồng dẫn đầu một phái đoàn đảng và chính phủ sang Mạc Tư Khoa để cùng Brezhnev ký bản hiệp ước “hợp tác và hữu nghị”, theo đó hai nước sẽ liên minh với nhau cả về chính trị, kinh tế lẫn quân sự. Ðiều 6 của hiệp ước này nói rõ là nếu một trong hai nước bị tấn công, cả hai nước sẽ dùng những biện pháp thích hợp đối phó. Từ đó, Liên Xô đã hết lòng viện trợ cho Việt Nam. Số tiền viện trợ và cho vay lên tới nhiều tỷ Mỹ kim. Bù lại, Việt Nam sẽ để cho Liên Xô sử dụng hải cảng Cam Ranh và có thể Ðà Nẵng làm đầu cầu quân sự để kiềm chế Trung Hoa và đối đầu với hạm đội thứ 7 của Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương. Trong cuộc găp với Brezhnev, ngoài báo cáo tình hính quan hệ với Trung cộng, CamPuchia thì Lê Duẩn đã báo cáo: “Cơ bản tình hình trong nước chúng tôi đã ổn định do tôi và các đồng chí trong bộ chính trị không để cho ngụy quân, ngụy quyền có thể nổi lên bằng việc áp dụng mô hình nhà tù như thời đồng chí Xtalin. Chúng tôi chỉ lo lắng là Campuchia đang leo thang khủng bố…”( Trích: "Văn thư lưu trữ của đảng cộng sản Liên Xô trang 422”). 

 

Vậy không ai khác mà chính Lê Duẩn cùng cộng sản Việt Nam đã đẩy quân dân cán chính VNCH vào lao tù khắc nghiệt.

 

IV. Kết Luận :

 

Qua những hành động trả thù man rợ quân dân cán chính Việt Nam cộng hòa của cộng sản nói chung và Lê Duẩn nói riêng cho thấy bản chất của cộng sản là không thay đổi qua các thê hệ từ sau Hồ Chí Minh. Tội ác đó vi phạm công ước về tù binh chiến tranh cũng như luật nhân đạo. Sau nhiều chục năm bị bưng bít bởi chế độ cộng sản toàn trị, đã đến lúc chúng ta cần cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ thấy được bản chất tàn bạo của cộng sản.

 

Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, chưa bao giờ dân tộc Việt Nam lại rơi vào thảm cảnh như ngày hôm nay do bàn tay độc ác của cộng sản. Chúng ta cần phải đoàn kết lại để lên án và lật đổ chế độ bán nước hại dân cộng sản Việt Nam. Xin trả lại sự thật lịch sử và danh dự cho những người quân dân cán chính VNCH để tôn vinh họ - Những người anh hùng không chịu khuất phục lao tù cộng sản.

 

6/6/2013

 



Đặng Chí Hùng

danlambaovn.blogspot.com

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List