----- Forwarded
Message -----
From: Luong vo van <
: Đúng là: Những Thằng
Hèn
Thì đúng là Những
THẰNG HÈN rồi !
Tỵ Nạn Việt Nam ở
Hải Ngoại gồm nhiều thành phần dựa vào cái mốc trước và sau
30-04-1975
- Những thành phần
sinh viên, công chức chế độ VNCH đang du học hay làm việc ngoài
VN: Tị Nạn thời cơ hay tị nạn bất đắc dĩ.
- Loại đào ngũ,
đào nhiệm chạy ra ngoại quốc trước ngày VNCH bị tan hàng
- Thuyền nhân: vượt
biên bằng tàu thuyền
- Bộ nhân: vượt biên
bằng đường bộ
- Phi nhân: ra đi
bằng phi cơ
- Sinh viên du họ̣c
COCC
- Chương trình xuất
cảng lao động
- Chương trình xuất
cảng làm dâu xứ người
Với hơn ba triệu
người Việt hiện nay ở hải ngoại, theo độc giả loại nào anh hùng
nhất? loại nào mạnh miệng nhất? MUỐN PHÊ BÌNH NGƯỜI KHÁC THÌ PHẢI
XÉT BẢN THÂN>>>>
Những
Thằng Hèn của Lịch Sử Miền Nam VN
·
Ký
giả Borries Gallasch, phóng viên tờ Der Spiegel của Đức, người ký giả ngoại
quốc duy nhất có mặt trong Dinh Độc Lập vào sáng 30.4.1975, đã kể lại thái độ
của Tướng Dương Văn Minh khi đối diện với các bộ đội cộng sản đến bắt ông đầu
hàng như sau: Đại Tướng Dương Văn Minh im lặng. Dưới chiếc mũ cối, những người
lính bộ đội nhìn ông Minh với vẻ tò mò… Cuối cùng ông Minh đã lên tiếng, hỏi
một người lính:
“Em
trai của tôi hiện nay ra sao? Khi nào tôi có thể gặp chú ấy?”.
Làm
tướng mà phải đầu hàng là nhục rồi, nhưng lại còn hèn hơn nữa khi nói mé cho
những tên bộ đội nhỏ bé của Cộng quân biết rằng ông có người em theo Việt Cộng
là Dương Văn Nhựt để chứng tỏ ta đây cũng thuộc “gia đình Cách Mạng”!
Vị sĩ quan cao cấp được 4,5 lính CS
hộ tống ập vô đại sảnh, nơi mà tướng Dương Văn Minh đang hội họp với các người
thân cận của ông ta. Thấy vị sĩ quan đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ,
Tướng Minh tưởng rằng mình đứng trước một sĩ quan cao cấp nên nói:
- Thưa quan sáu (nguyên
văn: mon général ong sau), tôi đã chờ ông từ sáng để trao quyền cho ông.
-
Mầy (nguyên tác: tu, có thể dịch là anh, nhưng mày có lẽ đúng hơn trong hoàn
cảnh nầy) dám nói là trao quyền à. Mầy chỉ là một kẻ cướp quyền và một
tên bù nhìn. Mầy chẳng có quyền nào để trao cho tao cả. Chúng tao đoạt được
quyền bằng khẩu súng trong tay. Tao nói cho mày rõ là tao không phải là tướng
mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị. Và kể từ bây giờ, tao cấm mầy không
được ngồi xuống.
Gương mặt tướng Minh co rúm lại.
Giọng nói hung bạo và khinh miệt của người sĩ quan khiến ông Minh hiểu rõ là
ông đang đứng trước mặt một sĩ quan miền Bắc (nguyên tác: Tonkinois) chớ không
phải là người Mặt Trận miền Nam. Tướng Minh cố giữ bình tỉnh và nhẹ nhàng nói:
- Chúng tôi đã có làm sẵn một bữa
cơm để tiếp các ông. Có yến, súp măng cua.
Viên trung tá xẳng giọng
- Tụi bây đang ở
trong tình trạng bị bắt. Hãy giữ thức ăn tư sản cho tụi bây. Chúng tao sẽ cho
tụi bây ăn cơm dã chiến, một nắm cơm vắt và một hôp thịt mặn.
Tất
cả các tổng trưởng hiện diện đều bị khám xét và bị bắt giam trong một phòng.
Dinh Độc Lập bị tràn ngập bởi phóng viên báo chí» (Darcourt, p.209).
* Lúc 16 giờ 30, tướng Minh được
rời khỏi phòng giam lỏng ở tầng dưới dinh Độc Lập. Một phóng viên của nhật báo
Quân đội giài phóng hỏi ông nghĩ sao về những biến cố mà ông vừa trải qua? Ông
Minh ngập ngừng giây lát rồi trả lời với ngôn ngữ tuyên truyền mà CS thường sử
dụng:
- «Chúng tôi đã
nhận thức được sức mạnh của Chánh phủ cách mạng lâm thời và của quân đội giải
phóng. Các đơn vị thiết giáp của quân giải phóng thực hùng mạnh, quân đội
Saigon không thể nào đương cự được, chỉ còn có việc đầu hàng không điều kiện mà
thôi…
Chúng tôi tin
tưởng các ông, nếu không thì chúng tôi đâu có đem cả gia đình chúng tôi đến đây
để đón các ông. Các ông đã đạt được chiến thắng một cách nhanh chóng, chúng tôi
vô cùng sung sướng. Chúng tôi và gia đình chúng tôi bình yên, thật là may mắn » (Darcourt,
tr. 213)
Và
sau đó, các nhân vật trong nội các cuối cùng của VNCH cũng lưu hậu thế với
những câu nói bất hủ.
* Ông Vũ
văn Mẫu thì hớn hở, nhảy nhót: «Các
anh đánh hay lắm. Tôi rất sung sướng đã đuổi được người Mỹ ra đi. Bây giờ thì
chúng ta với chúng ta mà thôi. Sau khi nhắc lại quê ông ở quận Thường Tín, phía
Nam Hà Nội và chuyện ông cạo đầu phản đối ông Diệm, ông nói: Kể từ hôm nay thì
tôi sẽ để tóc lại được rồi»
* Ông Nguyễn
Văn Hảo đưa tay lên và nói lớn:«Các anh thật đáng phục vì đã đánh bại
được nước Mỹ, chúng tôi hi vọng là tài nguyên của đất nước sẽ được sử dụng để
xây dựng đất nước chúng ta».(Darcourt, tr.213)
Trường hợp của Trần Văn Đôn thì lại rất tàn nhẫn với thuộc
cấp. Trước khi hối hả leo lên trực thăng cùng với con trai là một bác sĩ, ông
Đôn nói với đoàn tùy tùng: «các anh ở lại, các anh không có chức vụ,
không có gì nguy hiểm». Những quân nhân nầy vừa đau khổ, vừa khinh bỉ nhìn
theo chiếc trực thăng cất cánh. (Darcourt, p. 194)
Lartéguy châm biếm: «Hôm qua là Phó
thủ tướng, múa may, tưởng có thể thay thế Minh, bi đát hóa tình hình để đẩy
Hương đi. Hôm nay, hối hả bỏ chạy, không thông báo cho cả viên đại tá chánh văn
phòng khiến ông này sau đó tự tử .Ông Đôn chỉ là kẻ thừa hành của chánh phủ Pháp.»
(Lartéguy , p.129)
Trong khi các chánh khách 30 của
VNCH đầu hàng CS và tranh nhau nịnh bợ chánh quyền mới, trên khắp các nẽo đường
đất nước, quân nhân các cấp phẩn uất, nhiều
tướng tá tử tiết thay vì đầu hàng.
Chỉ cần đan kể
một vài anh hùng liệt sĩ: các tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm văn Phú, Lê Văn Hưng,
Lê Nguyên Vỹ, Trần văn Hai...
-Tối ngày 21, lúc 19 giờ rưởi, TT
Thiệu nói chuyện với quốc dân qua đài truyền hình, trước các đại diện hành
pháp, lập pháp, tư pháp. Ông kết tội người Mỹ đã phản bội VN, ông gằn mạnh từng
tiếng và lập lại: «các ông bỏ mặc cho binh sĩ chúng tôi dưới cơn mưa pháo
của Cộng Sản, đó là hành động vô nhân đạo của một đồng minh vô nhân đạo …» và
kết luận «Tôi
từ chức, chứ không đào ngũ… Theo hiến pháp, người thay thế tôi là Phó TT Trần
Văn Hương… Từ giờ phút này, tôi để cá nhân tôi thuộc quyền sử dụng của Tổng
thống và quốc dân. Tôi sẽ sát cánh cùng mọi người trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc... Mất một Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, quân đội còn có một trung tướng
Nguyễn Văn Thiệu và đồng bào còn có một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện
sẽ chiến đấu bên các anh em chiến sĩ.. tôi sẵn sàng nhận lãnh sự phán xét và
buộc tội của đồng bào ... »
Nguyễn khắc Ngữ thì có nhận định
tiêu cực hơn «trong bài diễn văn từ chức nầy, ông đã hiện nguyên hình một tay
sai của Hoa Kỳ, bị chủ đuổi lên tiếng chửi lại bằng những lời bình dân nhất
không thể thấy được trong ngôn ngữ của một vị lãnh đạo quốc gia» (Ngữ, tr.
343).
Hoàng ngọc Thành cũng có nhận định
tương tự về ông Thiệu «là người thừa hành đắc lực nhất của Hoa Kỳ trong chiến
tranh VN»(Thành tr. 559) là «người hèn nhát, tại sao không chịu công bố trong
năm 1974 và đầu năm 1975 các bức thư hứa hẹn trả đủa Bắc Việt của Tổng Thống
Richard Nixon nếu Cộng Sản Hà Nội vi phạm hiệp định Ba lê, tại sao không công
bố sớm để quốc hội và dân chúng Hoa Kỳ biết những điều cam kết nầy để đánh vào
điểm danh dự và lương tâm người Mỹ. Làm như thế có lợi cho dân tộc VN, nhưng
Nguyễn Văn Thiệu sợ bất lợi cho ông nên không làm» (Thành, tr.566).
Lâm Văn Bé
Trích từ "CHUYỆN THÁNG TƯ ĐEN: LỊCH SỬ HAY KÝ SỰ?"
Trích từ "CHUYỆN THÁNG TƯ ĐEN: LỊCH SỬ HAY KÝ SỰ?"
:
__._,_.___