HƯỚNG-DẪN LỐI ĐI ĐẾN MỘ-PHẦN CỐ TT. NGÔ ĐÌNH DIỆM
Hôm
nay Thứ tư 06-04-2011 nhằm ngày 04-03 Tân-Mão. Chúng tôi bắt đầu khởi-hành
chuyến đi từ Nam ra Bắc. Trước là tảo-mộ tổ-tiên, ông bà. Song song đó là
kính-viếng các chiến-hữu cũng như anh hùng chiến-sĩ vô danh đã vị quốc vong
thân.
Như thường-lệ của những năm qua,
chúng tôi đều khởi đầu bằng lễ viếng mộ Cố Tổng-thống Ngô-Đình-Diệm, Cụ bà Thân
sinh, hai bào đệ Ngô-Đình-Nhu và Ngô-Đình-Cẩn của Người.
Nhân
đây chúng tôi xin gửi đến https://baovecovang2012.wordpress.com/
một vài hình-ảnh, có thêm ghi-chú
và hướng-dẫn lối đi cho những vị nào có dịp về nước. Hầu giúp ích quý vị,
nếu quý vị có lòng đến viếng mộ-phần của Cố Tổng-thống Ngô-Đình-Diệm.
Nếu chúng ta phát xuất từ Saigon, chúng ta có nhiều đường để tới nơi. Nhưng chúng tôi dẫn cử 2 lối
như sau là thuận-tiện nhất :
1- Đi bằng QL. IK – QL này trước khi Tổng-thống Ngô-Đình-Diệm thiết-lập xa-lộ Saigon –
Biên-hòa, nó là đường xuyên Việt, tức Quốc lộ I.
Ngày
xưa, người ta đi từ Saigon đến Biên-hòa thường phải qua chiếc cầu đầu tiên là
cầu Sắt (Dakao), cầu này sàn bằng gỗ, mỗi lần xe đi qua kêu xập-xình, xập-xình
rất vui tai. Rồi đi tới cầu Bình-lợi ở giữa có đường rầy xe lửa xuyên Việt, để
tới Thủ-đức và qua núi Châu-thới tức là gần vào trung-tâm Biên-hòa.
Cầu
Bình-lợi nằm trên trục đường Quốc-lộ I nằm trên sông Saigon, thời Pháp-thuộc
đến trước khi Xa lộ Saigon – Biên-hòa khánh-thành. Ảnh : Sưu-tầm
Nay
con đường này gọi là QL. 1K. Đến ngã tư có bảng chỉ-dẫn như dưới đây, chúng ta
quẹo trái. Phải mất đúng 9 cây số mới tới nơi.
2- Nếu chúng ta đi bằng QL 13, đường
đi Saigon – Lái-thiêu (Bình-dương). Chúng ta sẽ đến ngã tư
thuộc ấp Đông Ba – Xã Bình-hòa – H. Thuận-an – Tỉnh Bình-dương. Chúng ta quẹo
phải.
Từ
ngã tư này chúng ta quẹo phải sẽ gặp trạm thu phí BOT và cứ đi thẳng thêm …
…
Sau khi quẹo phải đi thêm 200m tới cổng chính như hình dưới đây :
NGHĨA TRANG NHÂN DÂN SỐ 6 – ẤP ĐÔNG
AN – XÃ AN BÌNH – HUYỆN DĨ AN.
Nhưng
chúng ta đừng vào, tiếp tục đi thẳng thêm 100 thước nữa ta sẽ gặp một đường vào
nữa (ngay tại ngã ba đầu đường chúng ta thấy có mộ phần của một số thủy-thủ
người Nga bị lâm nạn – như hai hình dưới đây. (Họ bị tử nạn tại đâu chúng tôi
không hỏi thăm nên không rõ)
Nhưng
chúng ta cũng đừng vào.. Đi tiếp thêm 30 thước nữa …
Chúng
ta sẽ thấy một lối nhỏ (hình dưới) cũng không vào …….
Nghĩa-trang
này sát với đường lộ cái, nên kiếm mộ phần của Cụ rất dễ-dàng (hình dưới) …
Ba
ngôi mộ của Người. Chúng tôi có đánh dấu bằng 3 ô vuông mầu vàng (hình dưới).
Từ lề đường, ta phóng tầm mắt tới lưng 3 ngôi mộ này không quá 10 thước
Từ
đây chúng ta thêm vài bước nữa thì đến ngay lối nhỏ vào mộ phận của Cụ. Hình
dưới chúng tôi có đánh dấu lối vào bằng hình chữ nhật màu vàng sát với chân cột
điện.
Ngay
tại ngõ nhỏ này, chúng ta đã có thể thấy 3 ngôi mộ gia-đình Cụ rất dễ-dàng
(chúng tôi có đánh dấu bằng màu vàng)
PHẦN II
HÌNH ẢNH CÁC MỘ PHẦN
HÌNH ẢNH CÁC MỘ PHẦN
Mộ-phần của Cố Tổng-thống
Ngô-Đình-Diệm
Mộ-phần của bào-đệ Ngô-Đình-Nhu
Thật
ấm lòng xiết bao, khi đến nơi, chúng tôi đã thấy có người đến trước. Hoa một số
còn tươi thắm. Một số đã đã héo (được đặt tại mấy tấm bia). Hương gần tàn.
Chúng
tôi bèn bỏ bớt những đóa hoa đã héo úa, chỉ để lại những hoa còn tươi. Dưới đây
là ảnh trực diện. Mộ phần Ông Ngô-Đình-Nhu bên trái – ở giữa là của Cụ bà
thân-sinh và ngoài cùng ( bên phải ) cố Chí-sĩ Ngô-Đình-Diệm.
Nhiều
người vẫn không quên ông Ngô-Đình-Cẩn. Họ vẫn dâng hương và hoa để tưởng nhớ
đến ông. Đối với bọn thân cộng và cộng-sản rất sợ ông nên gọi ông là :
Hung-thần miền Trung.
Quả
thật, dưới thời ông, cộng-sản và bọn tay-sai rất khổ-sở, các hoạt-động phá-hoại
của chúng khó đạt được kết-quả như trung-ương đòi hỏi.
Bởi
thế chúng ta không nên lấy làm lạ về cái gọi là “pháp nạn” lại được khởi xướng
từ Huế.
Một
điều rất đáng chú-ý : Ngôi mộ của ông Cẩn không cận-kề với gia-đình. Vì cớ mộ
phần của ông được cải-táng không cùng ngày, và khi lập mộ cũng do những người
thợ khác.
Nên
chúng ta thấy mộ của ông không cùng kiểu-mẫu với gia-đình.
__._,_.___