QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, October 29, 2016

TƯỞNG NHỚ CÔNG ƠN TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM



 
Nhân ngày giỗ thứ 53

TƯỞNG NHỚ CÔNG ƠN TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

LS.Lê Duy San


“Tôi tiến, hãy tiến theo tôi.
Tôi lùi, hãy giết tôi.
Tôi chết, hãy nối chí tôi”
Ngô Đình Diệm


 Ngày 7/5/1954 Diện Biên Phủ thất thủ. Hoàng Đế Bảo Đại mời ông Ngô Đình Diệm đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng. Biết tình hình khó khăn, ông đã từ chối mấy lần nhưng Hoàng Đế Bảo Đại vẫn năn nỉ. Sau cùng, ông đã đòi phải được tòan quyền về dân sự cũng như quân sự ông mới nhận lời.  

Ngày 7/7/1954, cụ Ngô Đình Diệm về nước chấp chính. Chưa đầy hai tuần sau, ngày 20/7/1954, Hiệp Định Jenève được ký kết phân chia nước Việt Nam thành hai miền Nam Bắc. 

Về nước đúng lúc đất nước bị chia đôi, miền Nam lại chia năm xẻ bẩy: nào Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, nào phe thân Pháp, phe thân Cộng. Quốc gia thì chậm tiến, xã hội thì đầy dẫy tệ đoan, dân trí thì thấp kém. Ruộng vườn thì bị bỏ hoang, đường xá, cầu cống thì bị Việt Cộng phá hoại. Ðó là chưa kể đến sự phá hoại ngấm ngầm của thực dân Pháp và Việt Cộng. Ngay cả người Mỹ cũng chưa hoàn toàn tin tưởng cụ Diệm. Các chính trị gia thì mỗi người một ý. Không những thế, ông còn phải lo cho cả triệu người Bắc di cư vào Nam để tránh nạn Cộng Sản.

Trong bài này, chúng tôi xin trình bầy 2 vấn đề: Thiết lập nền Đệ I Công Hoà và những thành quả của chính phủ Ngô Đình Diện trong 9 năm cầm quyền.


I/ Thiết lập nền đệ Nhất Cộng Hoà.

Noí tới vấn đề thiết lập nền Đệ I Cộng Hoà Việt Nam, chúng ta không thể không nói tới vấn đề truất phế Hoàng Đế Bảo Đại tức cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/10/1955.

Tuy ông Diệm đã được Hoàng Đế Bảo Đại trao toàn quyền về dân sự cũng như về quân sự. Nhưng thực tế về quân sự, tướng Nguyễn Văn Hinh là Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội. Tướng Hinh lại là người thân Pháp, luôn luôn chống đối ông Diệm và có âm mưu đảo chánh lật đổ ông Diệm. Nhưng âm mưu đảo chánh bất thành và tướng Hinh bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Ngày 28/3/1955, Bình Xuyên nổi loạn, pháo kích vào dinh Độc Lập rồi mấy ngày sau đó tấn công vào thành Cộng Hoà.  

Trước tình thế khó khăn như vậy, vậy mà Hoàng Đế Bảo Đại lại gây khó khăn cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bằng cách từ Cannes (Pháp Quốc) gửi ngay một công điện vào  ngày  28/4/1955,  triệu hồi Thủ Tướng Diệm qua Pháp nói là để “tham khảo ý kiến”,

Theo luật sư Lâm Lễ Trinh thì ý đồ của Hoàng Đế Bảo Đại là để cất chức Thủ Tướng Diệm vì ông Diệm đã khai trừ tướng Nguyễn Văn Hinh và đã đóng cửa sòng bài Đại Thế Giới của Bẩy Viễn là nơi cung cấp tiền bạc cho Bảo Đại và muốn thay thể bằng Lê Văn Viễn tức Bẩy Viễn, xếp sòng Bình Xuyên, lúc đó đang nắm giữ guồng máy cảnh sát, công an..

 Bị đẩy vào chân tường, Thủ Tướng Diệm đã tham khảo ý kiến hội đồng nội các rồi phúc đáp: “Hội đồng Nội Các không đồng ý để ông xuất ngọai giữa tình thế rối ren của xứ sở và một Hội nghị các chánh đảng và nhân sĩ quốc gia sẽ được triệu tập ngày 29/4/55 tại dinh Độc Lập để cho biết ý kiến “Thủ Tướng có bổn phận thi hành lệnh triệu thỉnh của Quốc Trưởng hay không?” Hội nghị này gồm có 18 chính đảng, đòan thể và 29 nhân sĩ miền Nam trong đó có ba tổ chức nổi bật và có thực lực là: VN Dân Xã Đảng (Hòa Hảo) mà bí thơ là Nguyễn Bảo Tòan, VN Phục Quốc Hội (Cao Đài) do Hồ Hán Sơn thay mặt và Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến VN của Trịnh Minh Thế do Nhị Lang đại diện.
          
Ông Nhị Lang, tác giả cuốn sách Phong Trào kháng chiến Trịnh Minh Thế cho biết “Đúng 10 giờ sáng ngày 29/4/55 Hội nghị khai mạc, Thủ Tướng Diệm tiến vào phòng họp với vẻ mặt ưu tư, sau khi ngỏ lời chào mừng Hội Nghị, ông tuyên bố: “Để qúy ngài được tự do thảo luận” rồi ông kiếu từ đi ngay…”

Trong khi các hội viên yên lặng chăm chú đọc chương trình nghị sự, thì ông Nhi Lang đứng lên tuyên bố: “Thưa quí vị, tôi được chỉ thị của  đòan thể chúng tôi là Mặt trận Quôc gia Kháng chiến Việt Nam đến đây gặp quí vị không phải đề nói chuyện về việc Thủ Tuớng  Ngô Đìng Diệm có bổn phận hay không bổn phận thi hành lệnh của Bảo Đại. Mà trái lại, tôi xin thẳng thắn đặt vấn đề, là đã đến lúc chúng ta cần trút bỏ quyền hành của ông Quốc trưởng vô dụng kia đi. Là vì ông ta đang làm một việc trái với nguyên tắc lãnh đạo quốc gia. Thử hỏi, thành phố Sài Gòn đang có biến, dân chúng đang xôn xao lo sợ, tại sao ông Bảo Đại lại chọn ngay lúc này để bắt buộc Thú tướng phải bỏ nước sang bên Pháp xa xôi kia, để ‘’tham khảo ý kiến?’’ Tham khảo cái gỉ? Phải chăng đây là mưu kế để nhắm lật đổ Chánh phủ này? Vậy tôi xin tuyên bố dứt khoát, nếu quí vị bằng lòng thảo luận việc truất phế Bảo đại ngay bây giờ, thì tôi ở lại. Bằng không, tôi xin phép ra khỏi phòng hội này ngay!’’.

Trong khi cử toạ còn đang bang hoàng và sửng sốt thì đại tá Hồ hán Sơn, đại diện tướng Cao đài Nguyễn thành Phương đứng lên và tuyên bố tiếp: “Nhân danh Việt Nam Phục Quốc hội, chúng tôi đồng ý với mặt trận Quốc gia kháng chiến, yêu cầu quí vị đừng bận tâm tới lệnh triệu thỉnh vô lý của Bảo đại nữa, mà hãy đồng tâm làm một cuộc cách mạng, chấm dứt ngay vai trò của ông Quốc trưởng Bảo Đại kia đi cho xong. Nếu ý kiến nầy không được hưởng ứng, tôi cũng xin rút lui ngay tức khắc!’’

 Phiên họp kéo dài 7 tiếng. Đúng 5 giờ chiều, Chủ Tịch Nguyễn Bảo Tòan mời Thủ Tướng Diệm xuống phòng họp để nghe kết qủa. Kết qủa gồm có 3 điểm sau:

          * Truất phế Bảo Đại.

          * Giải tán chính phủ Diệm và ủy nhiệm chí sĩ Ngô Đình Diệm thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời.

          * Tổ chức tổng tuyển cử, thành lập chế độ cộng hòa.

 Ông Nhị Lang viết: “Khi Thủ tướng nghe xong, tôi thấy mặt ông tái hẳn đi. Tôi chắc ông không ngờ Hội nghị này lại quay sang một chiều hướng khác và lôi kéo ông đi một bước quá xa như vậy. Thủ Tướng Diệm lộ vẻ đăm chiêu và nói bằng một giọng trầm mặc: “Xin qúy ngài cho tôi được có thì giờ suy nghĩ kỹ về vấn đề quan trọng này”.

Ngay ngày hôm sau, 30/4/55, cụ Diệm lại nhận được thêm một công điện thứ 2 triệu hồi ông Diệm sang Pháp. Đây có thể nói là giọt nước cuối cùng đã buộc ông Diệm phải đi tới quyết định truất phế ông Bảo Đại.  

Như vậy, việc truất phế Hoàng Đế Bảo Đại không phải hoàn toàn do Thủ Tướng Diệm quyết định mà là do cả một Hội nghị gồm có 18 chính đảng, đòan thể và 29 nhân sĩ miền Nam quyết định. Ông chỉ là người quyết định sau cùng và quyết định của ông cũng đứng trên quyền lợi của quốc gia dân tộc chứ không phải quyền lợi của cá nhân hay phe phái.

Với cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/10/1955, Quốc Trưởng Bảo Đại bị truất phế và ông Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống. Tổng Thống Diệm đã cho bầu cử Quốc Hội Lập Hiến để sọan thảo bản Hiến Pháp cho nước Cộng Hòa Việt Nam và bản Hiến Pháp này đã được Tổng Thống Diệm ban hành ngày 26/10/1956.


II/ Những thành qủa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm sau 9 năm cầm quyền.

 1/ Về Hành Chánh: Cải biến Trương Quốc Gia Hành  thành Học Viện Quốc Gia Hành Chánh.

Trường Quốc gia Hành chánh ở Đà Lạt thành lập từ năm 1952 thời Quốc gia Việt Nam. Chương trình học là 1 năm. Đến năm 1955 thì trường được chuyển về Sài Gòn và đổi tên là Học viện Quốc gia Hành chánh ở đường Alexandre de Rhodes gần Dinh Độc lập sau dời về trụ sở mới ở số 10 đường Trần Quốc Toản, Quận 3. Đây là một cơ sở giáo dục của Việt Nam Cộng hòa nhằm đào tạo nhân viên hành chánh cao cấp cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Chương trình học là 3 năm.

2/ Về Quân đội: Cải biến Trường Võ Bị Liên Quân ĐàLạt thành Trường Võ Bị Quốc Gia ĐàLạt và nâng cao trình độ các TT Huấn Luyện Hải Quân và Không Quân Nha Trang.

Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt (tiếng Pháp: École militaire Inter-armes) thành lập năm 1950, nhằm đào tạo sĩ quan cho quân đội quốc gia Việt Nam, thời gian thụ huấn là 1 năm. Sang thời Đệ I Cộng hòa Việt Nam, chính phủ Ngô Đình Diệm cải tổ lại và kể từ ngày 29 tháng 7 năm 1959 theo nghị định của Bộ Quốc phòng đổi tên thành Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ huấn luyện sĩ quan hiện dịch cho ba binh chủng: hải quân, lục quân, và không quân cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Chương trình thụ huần là 2 năm, sau tăng lên 3 năm.

Ngòai ra các Trung Tâm Huyấn Luyện Không Quân Nha Trang, Trung Tâm Huấn Luyên Hải Quân Nha Trang …, cũng được nâng cao trình độ kiến thức để đào tạo các sĩ quan có khả năng cho hai ngành Không Quân và Hải Quân cho quân lực VNCH. Ai muốn vào 2 binh chủng này phải có bằng Tú Tài và phải qua một kỳ thi tuyển.

3/ Về Giáo Dục: Việt Hóa Trung Học và Đại Học, Thành lập thêm Đại Học Huế.

Trước khi ông Diệm về nước, chỉ có mỗi một Viện Đại Học đó là Viện Đại Học Hà Nội. Sau năm 1954 được di chuyển vào Nam. Không những trường Đại Học mà hầu hết các trường  Trung Học ở miền Nam lúc bấy giờ vẫn còn giảng dậy bằng Pháp Ngữ. Tới khi Thủ Tướng Diệm về nước chấp chính, nền giáo dục được cải tổ và Việt Ngữ được dùng để giảng dậy không những ở cấp Tiểu Học mà cả ở cấp Trung Học. Riêng cấp Đại Học thì vì vấn để thiếu giảng viên Việt Ngữ nên được Việt hóa dần dần.

Chỉ 2 năm sau ngày nền Đệ I Cộng Hoà được thành lập, nhiều trường trung và tiểu học đã được thành lập thêm. Số học sinh trung học đã tăng lên 40% và số học sinh tiểu học đã tăng lên 60%. Trường Quốc Gia Nông Lâm Súc thành lập năm 1955, sau đổi thành trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc. Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ, sau đổi thành Đai Học Kỹ Thuật Phú Thọ và Viện Đại Học Huế cũng được thàng lập vào năm 1957.

Chỉ 2 năm sau ngày nền Đệ Nhất Cộng Hoà được thành lập, nhiều trường Tiểu học và Trung học đã được thành lập thêm. Số học sinh tiểu học đã tăng lên 60% và số học sinh trung học đã tăng lên 40%.

4/ Về Nông nghiệp: Thành lập Khu Trù Mật, Hữu Sản Hóa Nông Dân.

Phong trào Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc của Cộng Sản dùng biện pháp đấu tố, tra tấn dã man và chém giết địa chủ để cướp đất của họ, nhằm tiêu diệt giới điền chủ và bần cùng hóa người dân, khiến cả trăm ngàn người dân vô tội bị chết chỉ vì họ có vài ba mẫu ruộng. Trái lại, chương trình Cải Cách Điền Địa ở miền Nam do Tổng Thống Ngô Đình Diệm thực hiện nhằm hữu sản hóa nông dân. Đối với điền chủ, Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ thị cho các viên chức địa phương trả tiền mua số đất vượt quá giới hạn một cách thỏa đáng, chứ không tịch thu, đấu tố như miền Bắc. Chương trình này bị gián đoạn vì biến cố 1/11/63 và được tiếp tục vào những năm 1971, 1972, 1973 (6).

5/ Về Kinh Tế và kỹ nghệ.

“Kế hoạch 5 năm” đầu tiên từ 57-61 được thực hiện để kỹ nghệ hoá đất nước đã làm gia tăng sự sản xuất lúa gạo và cao su. Khu Kỹ Nghệ Biên Hoà được thành lập. Nhiều nhà máy dệt, nhà máy giấy, nhà máy ván ép được xây cất và các viện bào chế dược phẩm được thành lập. Đường xe lửa xuyên Việt được tái lập.

6/ Cải tạo xã hội: Bãi bỏ chế độ đa thê, Bài trừ tệ đoan xã hội.

Năm 1961 luật Gia Đình được bàn hành, chế độ đa thê bị bãi bỏ. Các tệ đoan xã hội như cờ bạc, hút sách v.v … bị bài trừ khiến xã hội trở nên lành mạnh. Đời sống kinh tế của người dân miền Nam ổn định và sung túc không như người dân miền Bắc phải sống dưới chế độ tem phiếu. 

7/ Về Tài Chánh: Thành lập Ngân Hàng Quốc Gia và Viện Hối Đoái.

Ngày 3/12/1954, Thủ Tướng Diệm ký sắc lệnh thành lập Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam một cách gấp rút để có thể hoạt động từ 1/1/1955, khi Hoa Kỳ viện trợ trực tiếp cho Việt Nam và Viện Hối Đoái để phụ trách các giao dịch về ngoại tệ.

Ngòai những thành qủa trên, Tổng Thống Diệm còn cho thành lập khu Trù Mật, khu Dinh Điền, thi hành Quốc Sách Ấp Chiến Lược và phát động Phong Trào Tố Cộng, Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng đã ra bản Tuyên Cáo vào ngày 17 tháng 4 năm 1963 mở đầu chiến dịch Chiêu Hồi khiến cho Cộng Sản miền Bắc lo sợ.


III/ Kết luận.

Về nước trong trong tình thế nhiễu nhương, đầy khó khăn, vậy mà ông đã ổn định được miền Nam, thu hồi được chủ quyền từ tay người Pháp và lập lên nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam. Với một thể chế dân chủ tuy không được hoàn hảo như các nước tân tiến tây phương nhưng chính phủ Ngô Đình Diệm cũng đã đem lại cho người dân được hưởng một cuộc sống tự do dân chủ, no ấm và một nền giáo dục tốt đẹp, đầy tính cách nhân bản và khai phóng. Trong khi đó, miền Bắc, cho tới năm 1975  người dân vẫn còn phải sống dưới chế độ ngu dân, độc tài và đói khổ.

 Có thể nói, kể từ khi Nhật đầu hàng và trao trả độc lập cho Việt Nam cho tới bây giờ, chưa có một vị Tổng thống, Quốc Trưởng hay Chủ Tịch nước nào đạo đức, liêm khiết và hết lòng vì nước, vì dân bằng Tổng thống Ngô Đình Diệm. Và cũng kể từ khi Việt Nam được độc lập tới nay, cũng chưa có chính phủ nào thực hiện được những thành quả tốt đẹp cho quốc gia dân tộc như chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Có thể nói: Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người đã tái thiết miền Nam sau chiến tranh Việt Pháp 1946-1954, đã đưa miền Nam Việt Nam trở thành một quốc gia có một nền kinh tế tốt đẹp và một quân đội hùng mạnh. Còn ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam chì lo phá hoại, lo chiến tranh và lo khủng bố, giết hại đồng bào miền Nam vô tội.

Không phải chỉ có người Việt Nam chúng ta mới mới kính trọng Tổng Thống Diệm mà nhiều người ngọai quốc trong đó có Giáo Sư Sử Gia Edward Miller và Sử Gia Henry Fairbanks cũng phải cộng nhận ông là một người có hoài bão thực hiện một nhà nước được xây dựng trên những giá trị tốt đẹp nhất của Tây Phương và khôi phục những giá trị cổ truyền tốt đẹp (của Đông Phương) làm nền tảng cho phương thức canh tân xứ sở. Tổng Thống Tưởng Giới Thạch thì nói: “Một trăm năm nữa thì Việt Nam cũng không thể tìm được một người như Tổng Thống Ngô Đình Diệm” và Tổng Thống Eisenhower cũng phải công nhận ông là : Một người phi thường “He’s a miracle man”. Phó TT Hoa Kỳ Johnson cũng đã ca ngợi rằng: “Tổng Thống Diệm là một Churchill của Á Châu...Lịch sử xếp ông ta như là một trong những vĩ nhân của thế kỷ 20”.

 Từ ngày miền Nam xụp đổ người dân miền Nam đã nhận thức được ông Ngô Đình Diệm là người thế nào và đâu là nguyên do thực sự đưa đến sự xụp đổ của miền Nam, thì hầu như khắp nơi trên thế giới, nơi nào có đông người Việt tỵ nạn Cộng Sản cũng đều tổ chức Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm một cách trang nghiêm và long trọng vào tháng 11 hàng năm để tưởng nhớ công ơn của cố Tổng Thống Diệm.

 Những việc làm của Tổng Thống Diệm không phải là không có khuyết điểm và thiếu sót. Nhưng với những thành quả mà ông đã đạt được, dân tộc Việt Nam sẽ đời đời nhớ ơn ông. Rồi đây, khi đất nước Việt Nam thanh bình và chế độ Cộng Sản không còn, chắc chắn sẽ có những kỳ đài, những quảng trường, những trường học, những đại lộ mang tên NGÔ ĐÌNH DIỆM, để tưởng nhớ  vị tổng thổng đầu tiên của Việt Nam đã vị quốc vong thân.


LS.Lê Duy San


__._,_.___

Posted by: <tntimnguyen0

Friday, October 28, 2016

Chiến hữu Đỗ Hữu Nhơn




Chiến hữu Đỗ Hữu Nhơn

27/10/201606:37:00(Xem: 1335)
Chiến hữu Đỗ Hữu Nhơn
Chiến hữu Đỗ Hữu Nhơn
 
Giao Chỉ, San Jose
 
      
Chiến Hữu Đỗ Hữu Nhơn với chúng tôi là bạn đồng khóa. Cùng một lớp tuổi. Năm xưa ở tuổi 20. Người miền Trung, người miền Bắc. Người miền Nam. Cùng động viên nhập ngũ tháng 3 năm 1954. Tên là khóa Cương Quyết số 2. Cương Quyết đầu tiên đã vào học được 3 tháng. Bây giờ đến lượt chúng tôi. Thanh niên miền Nam và miền Trung vào trường Thủ Đức với 3 đại đội. Thanh niên miền Bắc được đưa vào trường Đà Lạt có 2 đại đội. Chúng tôi cùng ra trường tháng 10 năm 1954. Đất nước đã chia đôi. Các thiếu úy trẻ  chỉ còn về các các đơn vị từ Ca mau đến Bến Hải. Đám Bắc Kỳ chúng tôi mất Hà Nội. Sau 21 năm chúng tôi cùng miền Nam xây dựng 2 nền cộng hòa rồi cùng chia tay vì thảm họa nước mất nhà tan. Một số di tản 75. Nhiều chiến hữu ở lại trải qua trên dưới 10 năm tù lao động cải tạo. Những anh em may mắn gặp nhau đầu thập niên 90 tại đất Hoa Kỳ. Cương Quyết Đà Lạt họp khóa nhiều lần . Cương Quyết Thủ Đức cũng gặp nhau nhiều lần. Mấy năm trước chúng tôi họp chung cả Thủ Đức lẫn Đà Lạt. Tuy 2 bên không biết nhau trong quân trường nhưng đã nhiều phen là chiến hữu suốt 2 thập niên quân vụ. Hôm nay, tại San Jose ghi dấu Cương Quyết số 2 của cả 2 trường cùng ở một phương trời lận đận. Anh Đỗ Hữu Nhơn Trung Kỳ mời các chiến hữu cả Nam và Bắc kỳ đến uống rượu mừng ông bà trong kỷ niệm 60 năm hôn lễ. 



Tôi muốn giới thiệu chiến hữu Đỗ Hữu Nhơn với các bằng hữu bốn phương. Nhưng biết nói gì đây. Biết viết làm sao. Ông chiến binh già của tôi 21 năm quân ngũ một vợ 5 con. Người sinh viên sỹ quan trẻ tuổi vốn là học sinh trường  Khải Định, Huế  sớm vô quân đội, sớm lập gia đình nhưng năm 1961 đã nhẩy dù xuống mật khu Hải Yến. Nếu các bạn đã từng ở lính trên 20 năm chắc biết chuyện mật khu Hải Yến ra sao. Đó là mật khu của phe ta nằm sâu trong lòng đất địch. Vào thì dễ mà ra thì khó. Chuyện cha Hóa với cái mật khu trong rừng Cà Mau phải viết riêng một bài. Thời đó Liên đoàn 77 đã bắt anh trung úy trẻ cùng một toán lực lượng đặc biệt đầu tiên nhẩy dù đêm xuống miền đất cuối cùng của miến Nam giáp vịnh Thái Lan. Để hiểu biết về anh bạn cao niên vô cùng nguyên tắc chúng tôi xin bạn vàng cho coi lại tài liệu và cuộc đời. Đời trung tá Đỗ Hữu Nhơn gồm nhiều giai đoạn. Sớ 1 là đời chiến binh. Số 2 là các huy chương, số 3 là các quân trường, số 4 là giai đoạn hơn 8 năm tù cộng sản và thứ 5 là chuyện xuất ngoại. Gia đình ông ngày nay xum họp tại San Jose sau khi có đủ các mẫu hàng. Có các con vượt biển thành công. Có con đi đoàn tụ và có cả gia đình HO qua Mỹ. Trải qua 21 năm quân vụ ông Nhơn có đủ các loại huy chương. Ông trải qua tất cả các quân trường. Nơi ông đi học và nhiều nơi ông là người đứng lớp dạy học trò. Là một trong các sĩ quan Lực lượng đặc biệt đợt đầu tiên, ông đã nhiều phen  vào sinh ra tử. Trong suốt đời quân ngũ, Việt Nam Cộng Hòa đã giao cho ông không phải một quận mà lần lượt làm quận trưởng ba quận kiêm chi khu trưởng 3 vùng đất oan nghiệt. Ngay tại quận đầu tiên ông đã tham dự vào trận Diên Khánh để được cả ba tổng thống VNCH, Đại Hàn và Hoa Kỳ ban thưởng huy chương. Biết bao nhiêu sĩ quan VNCH đã từng làm quận trưởng ở những vùng chiến tranh nhưng chưa ai mà trong liên tiếp 10 năm từ 1965 đến 1975 lần lượt nhận chức và bình định từ quận này qua quận khác. 
 Những thành tích cuộc đời ông quận Nhơn cũng chưa xuất sắc bằng cuộc đời người tù lương tâm Đỗ Hữu Nhơn. Đọc qua nhật ký trong tù mới thấy được những quyết tâm của người sỹ quan lực lượng đặc biệt. Người tù câm nín, âm thầm ghi lại từng ngày từng giờ trong lao tù cộng sản. Tuyệt đối không oán thù, không cường điệu. Sự ghi nhận từng ngày từng giờ chứng tỏ ông còn hoàn toàn tin tưởng ở tương lai. Không hề thất vọng. Ông tin chắc sẽ có ngày chiến thắng. Ngày tìm được ánh sáng tự do. Ngày sẽ thoát khỏi ngục tù. Xin các cùng tôi đọc nhật ký hành quân suốt 60 năm qua của trung tá Đỗ hữu Nhơn. Đi lính viết nhật ký hành quân đã đành. Đi tù cũng vẫn là hành quân và sau cùng lập hồ sơ đi Mỹ cũng là hành quân. Khi qua Mỹ năm 1990 ông lại tiếp tục hành quân. Đỗ hữu Nhơn là cựu chiến sĩ thứ thiệt. Suốt 25 năm ở đất Hoa Kỳ ông tham dự hầu hết các sinh hoạt cộng đồng, các cuộc biểu dương các kỳ hội họp. Không bao giờ mỏi mệt. Được như vậy bởi vì ông có một gia đình vợ con hòa thuận và nhiệt tình với người chồng, người cha người ông luôn luôn là biểu tượng của một gia đình hãnh diện.    Bạn Đỗ hữu Nhơn, anh em cùng khóa cần hiểu thêm ông để hãnh diện vì ông. Ai đã từng sống trong đặc khu Hải Yến năm 1961 và ai là những người dân của ba quận Diên Khánh, Vĩnh Xương và Ninh Hòa sẽ mãi mãi nhớ đến ông..Sau đây là bản tướng mạo quân vụ và cả cuộc đời tù đầy được tóm tắt lại:  
Đỗ Hữu Nhơn: (1) Đời quân ngũ.
1954
-1954: Học sinh lớp Đệ tam C (Ban Sinh ngữ) Trường Trung học Khải Định, Huế (niên khóa 1953-1954)
-Động viên Khóa 4 Phụ (Cương Quyết 2) Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
14 tháng 03 năm 1954 
Nhập ngũ ngày 14 tháng 03 năm 1954. Mãn khóa ngày 01 tháng 10 năm 1954 với cấp bậc Thiếu úy Trừ bị.-Thuyên chuyển về Tiểu đoàn 2 BVN, Liên đoàn Lưu động số 6 do Trung tá Nguyễn hữu Có chỉ huy, giữ chức vụ Trung đội trưởng của Đại đôi 3.                 
                                    
1955 
 
01.03.1955:  Sĩ quan Tiếp Liệu Tiểu đoàn 1/6. 10.10.1955:  Đại đội trưởng Đại đội Chỉ huy Tiểu đoàn 1/6, đóng quân ở Bắc Môn Phường,Tỉnh Quảng Ngãi.
1956
01.04.1956:  Đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1/6.
Sư đoàn 2 Bộ Binh được thành lập.Toàn bộ di chuyển ra Đà Nẵng, đóng quân trong Xã An Thái, phía Hữu ngạn Sông Hàn). Trung đoàn 6 đóng quân trong Phi trường Đà Nẵng,  Đại đội 4 đóng quân trong Xã Hòa Cầm, huyện Hòa Vang,Tỉnh Quảng Nam  
                        
Thăng cấp Trung úy trừ bị tạm thời:     04.08.1956
Thăng cấp Trung úy trừ bị chính thức: 01.10.1956
Chuyển sang Hiện dịch.

1957
14.08.1957: Theo học Khóa A, Khóa đầu tiên Sĩ quan Lực Lượng Đặc biệt Việt Nam tại Trường Biệt đông đội Thể dục,Thể thao Đinh tiên Hoàng, Đồng Đế, Nhatrang do Toán A/LLĐB Mỹ từ Okinawa (Nhật bổn). sang huấn luyện.Sở Liên Lạc Khai Thác Địa Hình, trực thuộc Phủ Tổng Thống, gọi đích danh lên đường thụ huấn
1958
01.01.1958:Thuyên chuyển từ Tiểu đoàn 1/6 về Liên đội Quan sát số 1 sau đổi thành Liên đoàn 77 Lực Lượng Đặc Biệt. Đơn vị đóng quân bên trong Trường Biệt Động Đội Nhatrang.
04.03.1958: Theo học Khóa Nhảy dù tại Bộ Tư Lệnh Nhảy dù (Trại Hoàng hoa Thám),Sài gòn. Lúc bấy giờ đứa con trai đầu lòng mới được 25 ngày sanh.  
04.04.1958: Mãn khóa Dù, trả về đơn vị cũ, làm Huấn luyện viên Phá hủy, Phá hoại, Thuốc nổ, Mìn, Bẫy.
1960
16.02.1960: Theo học Khóa 13 Sĩ quan Tham mưu tại Trường Đại học Quân sự Sài gòn (trong Trại Trần hưng Đạo), thời gian kéo dài 6 tháng.Trung tướng Trần văn Minh, Chỉ huy trưởng Trường. Trung tá Hoàng xuân Lãm, Giám đốc Khóa học.
16.07.1960: Mãn Khóa Tham mưu, trả về đơn vị cũ tiếp tục làm Huấn luyện viên.
Trong thời gian vừa huấn luyện, vừa xây dựng, vừa phát triễn, đơn vị thường xuyên mở các cuộc hành quân thực tập ngắn hạn và dài hạn vào các Mật khu địch như Mật khu Tỉnh ủy Hòn Giũ (Khánh hòa); Mật khu Lê hồng Phong (Phan Thiết); Chiến khu D (Võ Đất, Tánh Linh); Khe Sanh, Lao Bảo; Biên giới Lào Việt...
1961 Nhẩy dù xuống Hải Yến 
01.02.1961: Liên đoàn 77 Lực Lượng Đặc Biệt chỉ định làm Trưởng toán A Hành quân & Huấn luyện, danh hiệu Toán Con Ó, (Toán Tiểu đoàn), thâm nhập bằng dù vào ban đêm xuống Xã Tân hưng Tây, Quận Cái Nước, Tỉnh An Xuyên. Đây là Toán A/LLĐB đầu tiên, xuất phát hành quân để trắc nghiệm kết quả sau khi được LLĐB Mỹ huấn luyện. Liên đoàn 77 Lực Lượng Đặc Biệt báo cáo lên Sở Khai thác địa hình Phủ Tổng Thống. Nơi đây đúc kết đệ trình lên Bộ Tổng Tham Mưu, lên Tổng Thống để có kế hoạch phát triển LLĐB/VN sau nầy.


Cha Nguyễn lạc Hóa, Đại úy Quốc Dân đảng của Trung hoa Dân Quốc (Tưởng giới Thạch). Khi Cộng sản chiếm trọn Trung hoa, Cha hướng dẫn trên một trăm gia đình người Nùng theo Cha đến lập nghiệp ở Móng Cáy, Bắc Việt. Khi Hiệp định Geneve được ký kết, chia đôi đất nước, Cha lại đưa số gia đình nói trên sang Cao Miên lập nghiệp, làm phu cho Đồn diền cao su. Tổng thống Ngô đình Diệm chấp thuận, cho phép Cha thành lập một Chiến khu chống Cộng ở khu vực miệt rừng tràm Cà Mau, gần bờ Vịnh Thái Lan, ngay trong lòng địch, với số con chiên thuộc thành phần dân tộc Nùng di cư. Lúc mới thành hình, mang tên là Giáo xứ Bình Hưng (sau nầy đổi danh xưng thành Biệt khu Hải yến).
 
Vào ngày giờ được ấn định, một Toán A/LLĐB nhảy dù đêm xuống Biệt Khu Hải Yến.
Toán làm gi? Đi đâu? Khi nào đi? Đi bằng phương tiện gi? Đi thời gian bao lâu?... người không có nhiệm vụ, kể cả gia đình, hoàn toàn không biết.
Tôi đứng ở cửa máy bay, hai tay chống vào thân tàu, đầu ló ra ngoài tìm bãi thả. Phi cơ bay quần quần hơn nửa giờ đồng hồ. Khi bay ra biển đông, nước biển ánh lên màu bạc. Khi bay vào nội địa, rừng tràm, rừng đước đen kịt, đen ngòm ! Phi công định bay về theo lệnh, bỗng nhiên một số ánh lửa bùng sáng lên trong đêm đen lần lượt Toán nhảy dù ra ngoài. Hôm nay Trời hơi có gió. Những cánh dù bay lạc ra khỏi bãi. Gần 2 giờ sau, khoảng 3 giờ sáng, Toán Tiếp nhận mới đón đủ 14 người. Người nào, người nấy quần áo ướt nhẹp, giày vớ sũng bùn.Nhiệm vụ của Toán LLĐB nhảy dù xuống, ở lại giúp Cha tổ chức đơn vị; huấn luyện; trang bị vũ khí; thiết lập hệ thống tình báo và phản tình báo; thiết lập hệ thống truyền tin & liên lạc; hệ thống tiếp liệu; quân y & tản thương, hướng dẫn hành quân.
Khi công tác châm dứt, để tưởng thưởng công lao tôi đã được thăng cấp Đại úy tạm thời và ân thưởng Huy chương Anh Dũng. 01.10.1961: Lên đường du học Hoa kỳ.          

1962
01.01.1962: Mãn khóa học, về nước, thuyên chuyển về đơn vị cũ.
20.04.1962- Giữ chức vụ Chỉ huy Trưởng trại Hòa Cầm, Đà Nẵng, huấn luyện Lực Lượng Dân sự Chiến đấu, Thanh niên chiến đấu bảo vệ Ấp Chiến lược, Trail forces (Lực lượng tìm và theo dõi đường mòn).
26.12.1962: Chỉ huy trưởng B5/77 (Toán Trung đoàn) kiêm Chỉ huy Trưởng Trại Dù Tho (Ba Xuyên).
1963
16.08.1963 Thăng cấp Đại úy chính thức:              
1964
01.07.1964: Được chỉ định theo học Khóa Sĩ quan Bộ Binh Cao cấp (Advanced Infantry Career Course) tại Trường Bọ Binh Fort Benning, Georgia, USA.
1965 Trận Diên Khánh.
29.03.1965: Mãn khóa, về nước giữ chức vụ Trưởng khối Quân huấn Trung tâm huấn luyện LLĐB Đồng bà Thìn (Cam ranh).
16.06.1965: Sĩ quan Phụ tá Chỉ huy trưởng TTHL/ĐBT kiêm Trưởng Khối Quân huấn.
Vào khoảng đầu năm 1965, Bộ Tư Lệnh LLĐB/VN và Liên đoàn 5 LLĐB Hoa kỳ di chuyển từ Sài gòn ra Nhatrang. Thành lập Trại Trung Dũng gồm Bộ Chỉ huy Trại và 4 Đại đội Biệt kích, đồn trú trong Thành Diên khánh. Nhiệm vụ: bảo vệ 2 Bộ Tư Lệnh Việt Mỹ (Vòng đai Phi trường) và hành quân lưu động trong toàn Tỉnh.
26.10.1965: Tôi được Bộ Tư Lệnh LLĐB/VN chọn và giới thiệu sang Tỉnh. Tỉnh đề nghị Bộ Nội Vụ  bổ nhiệm tôi vào chức vụ Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng Diên khánh thay thế Đại úy Hoàng kim Ninh.
Thời gian nầy, tình hình an ninh Quận Diên khánh không mấy tốt đẹp. Tối đến, dân chúng đều co cụm về Khu vực Thành và Quận lỵ. Tôi còn nhớ rõ, mấy tháng đầu tôi nhậm chức, có tháng đụng trận nhỏ đến 22 lần trong đêm. Lần hồi, trong Chương trình Bình định & Phát triễn của Chương trình Xây dựng Nông thôn + những cuộc hành quân liên miên của các Lực Lượng Biệt kích, Địa phương Quân, Nghĩa quân, tình hình mỗi ngày được cải thiện. Bộ Tư lệnh Sư đoàn Bạch Mã Đại hàn đóng quân trong Ấp Đắc Lộc, Xã Vĩnh Phương, giáp ranh với Quận Diên Khánh. Một Đại đội Đại hàn đóng quân trên đỉnh Núi Hòn Ngang, Xã Diên Sơn, Quận Diên Khánh, cung cấp an ninh xa, luôn mở những cuộc hành quân bên ngoài.
Tuy vậy, những cuộc đụng độ cấp Trung đội trở xuống giữa Lực Lượng Biệt kích, Địa phương quân, Nghĩa  
Ttrong thời gian tôi làm Quận trưởng Diên Khánh (từ ngày 26.10.1965 đến 23.07.1969), có khoảng 3 trận đụng độ cấp Trung đội (2 lần đụng độ với Biệt kích trong Xã Diên An; một lần đụng độ với Nghĩa quân trong Ấp Bình Khánh, Xã Diên Hòa). Đụng độ cấp nhỏ, không kể. Mỗi lần đụng độ cấp Trung đội, địch rút lui, bỏ lại vài chục xác đếm, được tại chỗ.
Một trận đánh lớn, cấp Tiểu đoàn, đã xảy ra  vào cuối năm 1968 tại Âp Phú Lộc, Xã Diên Thủy, Quận Diên Khánh (Việt Cộng đặt tên là Chiến dịch Quần Bám Trụ) kéo dài một ngày, một đêm. Bên ta, có Pháo binh và Phi cơ yểm trợ. Lực Lượng diện địa gồm BKQ + ĐPQ + NQ. Lực Lượng Đại hàn ở vòng đai bên ngoài, xa xa, không trực chiến.
Sau một ngày, một đêm giao chiến, địch rút lui, bỏ lại 67 xác chết (đếm tại chỗ). Xác được mang vể để tại đầu cẩu Phú Lộc. Thân nhân đến nhận diện. Nếu đúng, cho phép mang về chôn. Số còn lại, Chính quyền sở tại lo việc mai táng tập thể.
Trong trận đánh nầy tôi được Tướng Tư lệnh Sư đoàn Bạch Mã Đại hàn, đại diện Tổng thống Pac Chung Hy trao gắn Huy chương Võ công bội tinh (Wharang) tại Quận đường Diên Khánh.
Sau trận đánh nầy, tình hình an ninh trong Quận được cải thiện tốt đẹp.
                           
1968
01.02.1968  Thăng cấp Thiếu tá nhiệm chức:         
01.04.1968  Thăng cấp Thiếu tá thực thụ:  

 1969
23.07.1969: Tôi được bổ nhiệm giữ chức vụ Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng Quận Vĩnh Xương,Tỉnh Khánh hòa. (Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Khánh hòa lúc bấy giờ là Trung tá Lê Khánh và Trung tá Lý trọng Lễ).Trong ngày tôi lên đường dự Lễ bàn giao chức vụ Quận trưởng Vĩnh Xương, một đoàn xe chở Quân, Cán, Chính và Thân hào Nhân sĩ Quận Diên khánh theo sau đưa tiễn tôi và cùng vào Hội trường Quận Vĩnh Xương tham dự Lễ.
1970
                            
01.07.1970    Thăng cấp Trung tá nhiệm chức
1971
01.01.1971   Thăng cấp Trung tá thực thụ
15.10.1970: Tôi được đề cử theo học bổ túc Khóa 5 Quân chánh mở tại Trường Đại học Quân Y, Sài gòn. Thụ huấn xong, trở về đọn vị đảm nhiệm chức vụ cũ.
 01.01.1971  Thăng cấp Trung tá thực thụ:              
1972
24.05.1972: Tôi nhận lệnh của Đại tá Lý bá Phẩm, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Khánh hòa cấp tốc ra  Ninh hòa thay thế Thiếu tá Nguyễn văn Dơi trong chức vụ Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng Ninh Hòa. Ngồi quận Ninh Hòa cho đến ngày mất nước. Sau đó là trận tù :Cải tạo".    

Đỗ Hữu Nhơn (4) TÙ CỘNG SẢN. 
QUÁ TRÌNH TÙ CỘNG SẢN SAU KHI MIỀN NAM BỊ MẤT  (30/4/1975) :  
1975 
 1.5.1975 Trình diện đăng ký tại khóm 9, Cư xá Lữ Gia , phường Phú Thọ, quận 11,  Ủy Ban Khởi nghĩa Huyện 11, Thành phố Hồ Chí Minh. 
10-5-1975(sáng) : Trình diện đăng ký tại 91 Trần hoàng Quân, Chợ Lớn.  Ban An Ninh Nội Chính Ủy Ban Quân Quản Thành phố Sài Gòn Gia Định 
10-5-1975 (chiều) :   Trình diện đăng ký Đảng phái ( Đảng Dân Chủ), Ban An Ninh Nội Chính  Thành phố Hồ Chí Minh đặt tại Trường Bác Ái. 
 14-6-1975 (chiều 5 tháng 5 ÂL)  Trình diện tập trung đi HỌC TẬP CẢI TẠO thực tế là TÙ KHỔ SAI LƯU ĐÀY BIỆT XỨ VÔ THỜI HẠN tại trường DONBOSSCO Gò Vấp, Gia Định.
16-6-1975 :  12 giờ đêm xe chở tù di chuyển, 7 giờ sáng 17-6-1975 đổ tù xuống trại Long  Giao (Long Khánh). Đây là doanh trại của Sư Đoàn 18 Bộ Binh Quân Đội  Việt Nam Cộng Hòa. Thời gian này vừa lao động, vừa học 10 bài căn bản Cũa Chủ nghĩa Xã hội.

10-11-1975  :  Xe di chuyển tù từ Trại Long Giao về trại Tân Hiệp, Suối Máu, Biên Hòa.                                                                  

1976
10-6-1976 :  20 giờ xe chở tù, bịt kín mui, từ trại Tân Hiệp đến Tân Cảng ( New Port). Xuống tàu thủy chạy cận duyên ra miền Bắc Xã hội Chủ Nghĩa. 
 
13-6-1976 :  17 giờ tàu thủy đến Bến Thủy, Vinh. 19 giờ lên tàu hỏa chạy bằng củi và than đá. Hơn 60 người tù đực nhốt trong một toa chở súc vật, cửa toa đóng kín.Tàu ngừng lại ở Ga Thanh Hóa và Ga Cổ Loa để nhận bánh mì và ruốc chà bông Trung Quốc. Tàu hỏa đến Ga Yên Bái lúc 2 giờ đêm 
 
15-6-1976.   5 giờ sáng các cửa toa tàu buộc chặt bằng dây kẽm gai được chặt bằng búa.Tù được đổ xuống. Hai Sĩ quan cấp Trung Tá bị ngộp thở, đã chết từ lâu trong toa tàu trên đường di chuyển. 
 
15-6-1976 :  Xe chở tù đến Trại 3, Liên trại 1. Trại do Quân đội quản lý. Trại lợp bằn mái nứa, vách đan bằng nứa, sườn nhà và cộ bằng cây bường, cây vầu. Tất cả được buộc bằng mây và giang. Trại cất dựa vào vách núi. Thuộc địa phận xã Việt cường, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ( Hoàng liên Sơn). Thời gian này Trại trồng cây lương thực ( sắn, bắp đậu . . .); chặt và cưa thành khúc 3m cây bồ đề để sản xuất cây diêm quẹt và giấy . . . 

13-9-1976  : Lệnh chuyển trại. Rời trại 3. Di chuyển bộ trên 36 km trong một ngày. Tối ngủ đêm tại Bến ca nô Thác Bà. 
14-9-1976  :  Di chuyển bằng ca nô ( khoảng 2 giờ). Ca nô cặp bến Mỹ gia. Tiếp tục di chuyển bộ 5km để đến Trại 8, Liên trại 4, Đoàn 776. Trại cất bằng cây, bương, vầu, lồ ồ, nứa, dựa vào vách núi thuộc xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái ( Hoàng Liên Sơn). Thời gian này Trại khai hoang, phá rừng,Trồng cây lương thực, đốn vật liệu cây rừng để xây cất thêm doanh trại, Ngoài ra cung cấp vật liệu cây rừng để xây dựng doanh trại Đoàn 776 tại Cẩm Nhân. Trại còn phụ trách công tác làm đường từ Trại đến Cẩm Nhân.
 
1977-1978 
30-10-1977   : Lệnh chuyển trại. Di chuyển bộ từ Trại đến tạm trú qua đêm tại một ngôi Trường. Đoạn đường dài độ 20 km. 
31-10-1977  : Xe chở tù đến Trại Vĩnh Quang do công an quản lý. Trại nằm trong xả Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phú ( Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phú Thọ). VĩnhYên cách Hà Nội 63 Km. Vĩnh Yên cách trại Vĩnh Quang 28 km. Từ miền Thượng Du Bắc Việt nay chuyển về miền Trung Du. Biên chế vô đội chuyên làm chè ( trồng chè, chăm bón chè, cắt xén chè, hái chè, sao chè,đóng gói chè. . .). Các Đội khác sản xuất lương thực( trồng cây lương  thực, nuôi gia súc, đào ao thả cá . . . ) 
 
1979-1981
15-2-1979   Dự khóa Chính trị 1 tháng tuổi do Bộ Nội Vụ tổ chức và điều hành. Mục đích: Viết về con người và tổ chức chế độ củ + Hồi chánh viên
.
 
1982
2-5-1982   Lệnh chuyển trại. Xe chở tù từ trại Vĩnh Quang đến Ga Bình Lục ( Nam Định). Lần đầu tiên trong đời bị mang còng số 8. Còng chung với Thiếu tá Từ phục vụ ở Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu. Ngủ đêm trong Ga Bình Lục, Chờ tàu về Nam. 
3-5-1982   11 giờ trưa, lên tàu tại Ga Bình Lục, chuyển về Nam.  
6-5-1982    Tàu đến Ga Giá Rai, Long Khánh lúc 2 giờ sáng. Di chuyển bộ 4 km về  Trại  Xuân Lộc. Phân trại A, Đội 21A,  Z 30A ĐồngNai. Chuyên phá rẩy, trồng  cây lương thực. Trong thời gian lao động kham khổ, cực nhọc, bị lao, ra máu 2 lần, nằm bệnh xá của trại 1 tuần lể.
.
1983
 17-6-1983    Có tên trong Quyết Định Tha. Về đến nhà tối 18-6-1983 ( lệnh ký 20-6-1983) kết thúc 8 năm 6 ngày tù tội. Quản chế tại địa phương 12 tháng. Quyết định tha số 16 QĐ ngày 1/6/1983 của Bộ Nội Vụ.Giấy ra trại số 482/GRT ngày 20/6/1983 của Trại Xuân Lộc do Thượng tá Trịnh  xuân Thích, Trưởng Trại ký tên và đóng dấu. Được tha ra khỏi Trại với  Bệnh án lao phổ, giản phế quản, xuất huyết, nằm trong bệnh xá trong Trại Xuân Lộc
.
1984 
 
19-5-1984    Phục hồi quyền công dân. Quyết định số 07/QĐ ngày 19-5-1984 của Ủy Ban Nhân Dân quận Bình Thạnh, thành phố Hồ chí Minh. Phường 4, quận Bình thạnh trao lại ngày 24-7-1984. Địa chỉ tạm trú tại Thành phố Hồ chí minh: ( gia đình không có hộ khẩu tại Thành phố, (trừ Đức con trai trưởng) (1)  33/27A Vạn Kiếp , phường 4 ( nay đổi thành phường 3), quận Bình  Thạnh, Thành phố Hồ chí Minh từ 19-7-1983 đến 18-1-1989. (2)  522/2B đường Cù Lao, phường 2, Khu vực 4, Quận Phú Nhuận , Thành phố Hồ chí minh. Căn nhà này lúc đầu thuê, sau mua, trị giá 1 cây vàng( Ông bà nội cho vàng).
.
Đỗ Hữu Nhơn: (5) Xuất ngoại 
Từ năm 1981 đến năm 1985, nhịn ăn, nhịn tiêu, dành tiền bạc, gửi “CHUI’ nhiều hồ sơ sang Bangkok ( Thái Lan), xin cho gia đình nhập cảnh MỸ theo chương trình Ra Đi Có Trật Tự  Orderly Deparure Program) Tòa Đại Sứ Mỹ tại Thái Lan cấp Thư Giới Thiệu (Letter of Introdution) đề ngày 20-6-1985 với số IV 44249 và Visa Entry Working List số 30002
.
1984 
Nộp đơn xin xuất cảnh đi Mỹ tại công an quận Bình Thạnh, Biên nhận số 224/BN đề ngày 28-11-84.  Công an quận Bình Thạnh  báo tin đã chuyển hồ sơ lên công an Thành phố Hồ chí minh. Giấy báo tin số 154/GB/ANCT đề ngày 17-1-85 của trưởng công an quận Bình Thạnh. Giấy mời bổ túc hồ sơ xuất cảnh đề ngày 19-11-88 và 11-11-89 của trưởng phòng quản lý người nước ngoài và xuất nhập cảnh Thành phố Hồ chí minh. Thư mời của Sở Ngoại Vụ, Thành phố Hồ chí minh: diện TÙ CHÍNH TRỊ (HO 5 ). Sơ vấn ngày 31/7/1990. Nộp hồ sơ 13-8-1990.
.
1990
Phái Đoàn Mỹ phỏng vấn ngày 16-8-1990. Chích ngừa ngày 17-8-1990. Khám sức khỏe ngày 20-8- và 21-8-1990. Sơ kết tình trạng sức khỏe ngày 23-8-90. Tổng kết tình trạng sức khỏe ngày 30-8-90. Đăng ký chuyến bay 15-11-90. Cân hành lý ngày 11-12-90.    Rời Việt Nam lên đường đi Mỹ ngày 14-12-1990. Ở lại Thái lan từ 14-12-90 đến 20-12-90 rời Thái Lan 7 giờ 30 sáng, đến Mỹ cùng ngày. Đi máy bay Hãng NORTHWEST (BOEING 747) từ Thái bay đến Nhật, từ Nhật đến SEATLE (WASHINGTON STATE). 10 giờ 30 đi máy bay Boeing 737 của Hãng AIR AMERICA, ghé phi trường Portland ( OREGAN STATE), 
 Đến Phi trường San Francisco (CALIFORNIA) lúc 16 giờ 30 ngày 20-12-1990.
Nguồn : Viêt Báo on line
__._,_.___

Posted by: tuong pham 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List