|
|
Nhìn Ra Bốn Phương : Ngày Nhớ
Huế 2016 Tại Houston - Phóng viên Xây Dựng...
|
|
|
|
From: "Tran Tri Hoang
Sent: Wednesday, June 8, 2016 8:47 PM
Subject: [Daploisongnui]
Sinh Hoạt Cộng Đồng - Ngày Nhớ Huế 2016 Tại Houston - Phóng Viên Xây Dựng
Ngày
Nhớ Huế 2016
Tại
Houston
Phóng
viên Xây Dựng
(Tạp
Chí Xây Dựng Năm Thứ 33 – Số 839 – Phát hành ngày 11-6-2016 tại Houston
– Texas )
“Ngày Nhớ Huế” là
một sinh hoạt định kỳ của Hội Tương Tế Cố Đô Huế, được tổ chức mỗi năm một lần,
rất qui mô, trọng thể.
Cách đây 30 năm, khi
Hội vừa thành lập (1986), do công khó của cụ Lê văn Hiệp, chủ nhân một tiệm vải
lớn tại Houston (Tân Đại Nam), toạ lạc trên đường San Jacinto.
Trước 1975, cụ Hiệp là
vua xuất nhập cảng ngành Tơ Lụa ở Huế, cụ cũng là chủ nhân nhiều đại khách sạn
ở Saigon trong đó có khách sạn Embassy.
Sau khi thành lập Hội,
cụ Lê văn Hiệp giữ nhiệm vụ Hội Trưởng (2 năm). Mấy năm sau, cụ dẹp
tiệm Vải, về Pháp nghỉ hưu (vừa tạ thế cách đây không lâu). Công việc điều hành
Hội được bàn giao cho cựu Đại tá Trương Như Phùng.
Thuở đó (1986), truyền
thông của đồng hương vùng Houston , chỉ có báo giấy (Ngày Nay, Thống
Nhất, Xây Dựng).
Trong cộng đồng
Việt lúc bấy giờ không có đài phát thanh và truyền hình Việt ngữ hoạt động
thường xuyên, lại chưa có điện thọai cầm tay, không có internet, vì vậy, sinh
hoạt của cộng đồng Người Việt QG (do ông Nguyễn văn Nam thành lập) và hội Đồng
Hương xứ Huế hoạt động trong vòng hạn hẹp, vì dân ít, đất rộng, phương tiện
không có. Hơn thế nữa, đồng hương vừa chân ướt chân ráo đến Mỹ (1975) hoặc đến
theo diện Vượt Biên (1982-1986) chưa ổn định công việc làm, con cái
còn nhỏ, nên việc “làng” việc “Hội”, chỉ nhìn vào tấm lòng hy sinh của mỗi cá
nhân, để lưu giữ tinh thần đấu tranh (chống CS) và truyền thống Việt.
Trong không gian đất
rộng người thưa, nhưng không khí lúc nào cũng sôi động, Hội Tương Tế Cố Đô Huế
là Hội đồng hương đầu tiên được cụ Lê văn Hiệp thành lập tại Houston.
Những đóng góp tích
cực từ thuở ban đầu của cụ Hiệp đã làm hồi sinh tinh thần người xứ Huế, khích
động đồng hương xứ khác, bằng quan hôn tương tế, bằng chia xẻ tình thương của
người cùng xứ sở, vì vậy số hội viên ngày một đông, nhất là từ khi được bàn
giao cho cựu Đại Tá Trương Như Phùng. Lý do này cũng dễ hiểu, bởi vì sau đó có
làn sóng đồng hương rầm rộ đến Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình ODP, rồi đến
diện cựu tù nhân Chánh trị, nói nôm na là diện HO (1995) lần lượt định cư tại
Houston. Từ
đó, Hội Tương Tế Cố Đô Huế ngày càng lớn, mạnh, qui tụ đông đảo hội viên.Hội
có lập trường Quốc Gia rõ ràng, minh bạch qua sự hướng dẫn của người Hội trưởng
và Ban Chấp Hành. Trong quá khứ, Ban Chấp Hành của Hội rất nỗ lực và tích cực
với nhiều vị, trong đó có Hội phó Hà văn Đáng (đã qui tiên), ông Hoàng văn Lộc,
ông Ngô văn Khán, ông Nguyễn Mậu Bân v.v.
Kể từ ngày thành lập,
hằng năm Hội thường tổ chức một buổi cơm họp mặt, với danh xưng “Ngày Nhớ Huế”,
để tưởng nhớ ngày kinh đô thất thủ năm Ất Dậu, 1885. Chương trình gồm cơm trưa,
văn nghệ, cúng lễ theo nghi
thức cổ truyền.
Đây là dịp cho các hội
viên và gia đình gặp gỡ. Ngoài các sinh
hoạt quan hôn tương tế theo Nội
Qui, Hội viên khi gia nhập phải đóng niên liễm ($15), khi nằm xuống được Hội
góp công sức trong việc tổ chức tang ma, nhận tiền phúng điếu tùy theo ngân qũy
của Hội.
Tính đến hôm nay,
tháng 6, 2016; sau 30 năm, Hội Cố Đô Huế đã có hơn 500 hội viên, là Hội đồng
hương có ngân khoản lớn nhất so với các hội đang sinh hoạt trong thành phố, vì
các hội viên có đóng tiền niên liễm. Nhờ vậy, Hội đã có lần
nhờ báo Xây Dựng chuyển tiền về giúp đỡ anh em Thương Phế Binh (miền Trung). Các thành viên của Ban
Chấp hành Hội, luôn có mặt để chia vui xẻ buồn cùng các hội đoàn bạn.
Trong thời gian làm
Hội Trưởng, ông Phùng làm việc tích cực, hăng hái trong sinh hoạt đấu tranh của
cộng đồng NVQG. Ông bà Phùng rất siêng năng và chịu khó trong công tác của Hội:
quan hôn tang tế, cầu nguyện, thăm viếng khi có Hội viên đau ốm, đọc kinh tụng
niệm khi quá vãng, nên ông đã được lưu nhiệm trong nhiều nhiệm kỳ. Ông cũng là
người tiên phong đi quyên góp mỗi khi biết một cư dân Việt nào đó, mãn phần mà
không có thân nhân, không có tiền tang ma để lo hậu sự. Do vậy mà trong Hội
cũng có hội viên gốc miền Nam .
Thời gian gần đây,
tuổi hạc đã cao (82), ông Trương Như Phùng bàn giao chức vụ Hội Trưởng cho ông
Tôn Thất Hoa vào ngày 10 tháng 11, 2012.
Ông
Tôn Thất Hoa là cựu Trung Tá, phục vụ tại Phòng 1 và Quân Pháp của Bộ Tham Mưu
Quân Đòan I. Ông là một sĩ quan Tham Mưu cao cấp, đã phục vụ qua hai đời Tư
Lệnh: Trung Tướng Hòang Xuân Lãm và Trung Tướng Ngô Quang Trưởng.
Từ thời gian nhận
chức, ông bà Tôn Thất Hoa đã đi tiếp con đường dang dở của ông Phùng, cũng bằng
sự tích cực, sự nồng nhiệt, điều hành công tác của Hội rất qui cũ..
Đây là năm thứ 4, ông
Tôn Thất Hoa tổ chức sinh hoạt Ngày Nhớ Huế. Năm nào Hội cũng tổ
chức tại nhà hàng Phoenix Seafood, vì khung cảnh rất tiện nghi, sân khấu rộng
rãi, thích hợp cho việc cúng lễ và trình diễn văn nghệ.
***
11 giờ trưa ngày Chủ
nhật 5 tháng 6, 15, khung cảnh nhà hàng Phoenix Seafood vô cùng náo nhiệt. Với giá vé vào
cửa ($30), gần 600 khách đã tham dự chương trình “Ngày Nhớ Huế 2016”, do Ban
Chấp Hành (2012-2016) điều động.
Khách tham dự dùng cơm
nhiều món do nhà hàng Phoenix Seafood phục vụ, thưởng thức văn nghệ đặc thù
miền Trung do Ban Văn Nghệ của Hội đã dày công tập dợt.
Người ta thấy sự tổ
chức cho Hội rất qui cũ với một thành phần ban điều hành khá đông và làm việc
rất nhịp nhàng.
Hôm nay, quí bà hội
viên cũng như phu nhân Hội trưởng, đều mặc áo dài vàng, trang điểm tươm tất,
ngồi trên bàn Thủ Quỹ hoặc giữ nhiệm vụ tiếp tân, cộng tác với các ông, đưa
khách vào chỗ ngồi. Áo dài vàng chen lẫn
quốc phục xanh của các nam hội viên trong Ban Chấp Hành, làm không khí nhà hàng
thêm màu sắc rực rỡ. Bàn thờ đồ sộ với
hương đèn, hoa quả, choáng cả sân khấu rất rộng của nhà hàng. Chuyên viên thu hình
của 2 đài truyền hình Việt ngữ (ABTV, VietTV, SGN) đã có mặt để làm nhiệm vụ. Báo
chí tham dự có: Thời Báo (Nguyễn Đạt Thịnh, Xây Dựng (Hải Lăng, Hòang Minh
Thúy), VN Mới (Vũ văn Hoa).
Những người đến sớm,
có dịp tao ngộ thân hữu, tay bắt
mặt mừng....Rồi mai sau, tất cả sẽ là kỷ niệm vì tuổi cao niên sẽ bó đôi chân,
để có lúc ngồi một mình, ta xem lại những tấm ảnh này như hoài niệm của một đời
người.
12:15: Chương trình
khai mạc với xướng ngôn viên tổng quát là KQ Trần văn Nghiêm, đương kiêm Hội
Trưởng Hội ái hữu Không Quân Houston. Người MC này ăn nói
khá lưu loát, dõng dạc, là khuôn mặt năng động trong gia đình cựu quân nhân
VNCH tại Houston . Ông mở đầu chương trình với phần chào cờ Mỹ Việt, giới
thiệu thành phần quan khách, tuyên đọc danh sách các vị đã đóng góp hiện kim ủng hộ
BTC.
Phần văn nghệ do nữ BS
trẻ tuổi Lộc Chi (về từ Canada ) và ca ngâm sĩ Bạch Hạc điều hợp. Hiện
diện trong hàng ghế quan khách có cựu Đại Tá Hà Mai Việt, cựu Đại tá Lê Hữu Tự,
cựu Hội Trưởng Trương Như Phùng, Tiến sĩ Lữ Phúc Bá …và đông đảo các thân hữu
của Hội.
12:20: Hội Trưởng Tôn
Thất Hoa chào mừng, cám ơn quan khách, hội viên. Trong 10 phút, ông nêu lên các
dữ kiện lịch sử tại sao Hội tổ chức “Ngày Nhớ Huế”, ý nghĩa của chương trình
họp mặt, tường trình sinh hoạt gắn bó của Hội với các hội viên trong năm (quan
hôn tang tế, thăm viếng hội viên đau ốm, tổ chức trại Hè..).
Từ khi nhận chức vụ
Hội Trưởng, ông Tôn Thất Hoa đã cho các hội viên thấy tài sắp xếp trong công
việc điều hành hội, tái tổ chức để các sinh hoạt định kỳ của hội thêm qui cũ,
nhất là Qũy Hậu Sự. Sau lưng ông là người bạn đời xinh đẹp dịu dàng. Bà rất gắn bó với phu
quân, nhất là trong công tác tiếp tân, sắp xếp chỗ ngồi, ứng xử nhanh chóng
trong mỗi lần tổ chức.
Mời độc giả xem chi
tiết hoạt động của Hội trong bài diễn văn khai mạc (trong số báo này).
Qua đó, người ta thấy
Hội Trưởng cũng như Ban Chấp Hành rất bận rộn trong công tác quan hôn tương tế. Với
hơn 500 hội viên, đây là một Hội Đồng Hương có tầm vóc lớn trong thành phố, vì
hầu hết các khuôn mặt tích cực trong sinh hoạt chánh trị của cộng đồng Houston,
là cựu quân nhân VNCH, đa số là hội viên của Hội Tương Tế Cố đô Huế.
12:45: Nghi thức cúng
lễ năm nay không có cụ Hoàng Ngọc Tuệ, (chủ nhân tiệm vàng Hoàng Ngọc), vì ông
vừa ra khỏi bệnh viện sau 6 tháng dài.
Lễ cúng kéo dài hai
mươi phút. Hội trường chìm lắng
với tiếng chiêng, tiếng trống, văn tế ngân nga và tiếng nhạc lễ, đưa hồn người
nhớ về không khí miếu, đền của xứ Huế cổ kính của miền Trung. Đây
là vùng đất chịu nhiều oan khiên, tai ương
do bọn CS vô thần phủ chụp trong cuộc chiến Tết Mậu Thân (1968), với hằng ngàn
nạn nhân bị thảm sát. Mấy tháng gần đây, cá chết trắng trên bờ biển
Thuận An…
Nhìn các vị cao niên
quỳ mọp trước bàn thờ, trang nghiêm khấn nguyện, người ta bâng khuâng tự hỏi,
nghi thức này sẽ tồn tại bao lâu nữa, khi mà thế hệ đi trước, lần lượt ra khỏi
chốn nhân sinh?
1
giờ trưa:. Cơm trưa nhiều món rất
ngon của nhà hàng
Phoenix phục vụ, song song với văn nghệ bắt đầu, do 2 nữ MC là Bạch
Hạc và Lộc Chi điều hợp. Kẻ tung, người hứng, các tiết mục
văn nghệ (âm thanh Tài Nguyễn, one man band Võ Đức Phương) lần lượt ra mắt khán
giả. Hằng chục màn đơn ca,
hợp ca, đồng ca, hò Huế, múa....
Đặc biệt phần văn nghệ, ngoài ca sĩ chuyên
nghiệp Kim Phượng, mọi tiết mục đều do các nam nữ hội viên, đa số là các bà
(Hồng Hà, Trương Hội, Dương thị Từ, Hà Tuyết Đông, Bùi thị Hồng Phúc, Hồ Hữu
Hạnh) nỗ lực chung tay thực hiện. Thôi thì đủ loại màu sắc
áo dài (đồng phục), xiêm y rực rỡ, có cả trang phục người sơn cước, để các bà
lần lượt thay đổi (tổng cộng có 25 màn đơn ca, múa, hợp diễn). Chắc chắn những
tiết mục văn nghệ này là chất keo, nối liền các nữ hội viên, vì họ đã chung tay
tập dợt từ nhiều tháng qua. Nghe nói bà Kim Quỳ
(phu nhân của cựu TQLC Trần Ngọc Toàn) đã design và lo liệu y trang cho các màn
ca múa năm nay.
Những hoạt cảnh liên
tục với nhiều chủ đề, khiến cho khách nhớ lại kỷ niệm một thời trung học, mỗi
khi cuối năm, các nam nữ học sinh đều tích cực đóng góp. Các bà đang sống
lại thời xa xưa, khi cùng nhau xuất hiện trên sân khấu giữa tiếng vỗ tay cổ võ
vang rền của khán giả.
Hôm nay, cũng là dịp
các cháu nội, ngoại, tha hồ chụp ảnh cho bà, để lưu niệm. Các giọng nam
đóng góp, có TQLC Trần Ngọc Toàn, KQ Tô Văn, ca nhạc sĩ Hoàng Tường, Nhạc sĩ Le
Gioang độc tấu Violin... Mỗi người một vẻ, mỗi tiết mục đều mang hồn dân tộc
trong cuộc sống tha hương, nhất là màn hợp ca mở đầu (Hội Nghị Diên Hồng) với
Hoàng Tường, Ngọc Thanh và Nhóm Văn Nghệ Hội Cố Đô Huế.
So với năm ngoái,
chương trình văn nghệ năm nay nhiều màu sắc và ý nghĩa hơn.
Xin cám ơn BTC đã giúp
cho khán giả có một ngày họp mặt vui nhộn. Đây là dịp các
người dân xứ Huế có cơ hội nghe giọng nói riêng biệt của quê mình, gặp gỡ đồng
hương cùng miền, những người đã một thời có chung kỷ niệm của ngôi trường cũ,
thành phố xưa và con sông Hương lặng lờ êm ả trong tiếng hát câu hò quen thuộc…
4:30: Chương trình chấm
dứt, khán giả lưu luyến chia tay, vì đa số đông, đều ở tuổi đã cao niên, thời
gian khoẻ mạnh không còn nhiều..nhất là
khi ông Hội Trưởng cho biết nhất định từ chối sự lưu nhiệm bởi ông đang trong
tình trạng sức khỏe không tốt. Người ta đang mong chờ
một vị tân Hội Trưởng trẻ tuổi, sẽ bước ra gánh vác trọng trách này. Năm
nay, đặc san của Hội không có mặt, vì Trưởng ban Báo Chí vừa ra khỏi bệnh viện!
Houston trong tuần lễ
đầu Hè,sáng
nắng, chiều mưa, khiến cho người dân lưu lạc mỗi khi có dịp hội tụ, cảm thấy sự
cô đơn chợt vỗ cách bay xa….
Muốn biết thêm về Hội
Tương Tế Cố Đô Huế, Houston - xin mời vào địa chỉ sau đây để biết
thêm chi tiết:hoicodohue.txusa@yahoo.com.
Phóng
viên Xây Dựng
Diễn
văn khai mạc Đại Hội Nhớ Huế của Hội Trưởng:
Kính
thưa quý vị Trưởng Thượng, quý vị Quan Khách, Dân Biểu Tiểu Bang Hebert Võ, quý
vị Truyền Thông Báo Chí, quý vị Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Houston và
Vùng Phụ Cận, quý vị Hội Đoàn, quý vị đồng hương và toàn thể
các anh chị em trong đại gia đình Hội Tương Tế Cố Đô Huế.
(Hình:
Ca sĩ Hồng Hà)
Thay
mặt Hội Tương Tế Cố Đô Huế, chúng tôi hân hoan chào đón sự hiên diên của toàn
thể quý vị hôm nay, và đăc biệt quý vị từ phương xa đến.
Theo
như thông lệ hằng năm, năm nay Hội Cố Đô Huế lại tổ chức Ngày Nhớ Huế để tưởng
niệm đến các bậc Tiền Nhân, Anh hùng Dân tộc và đồng bào đã hy sinh qua biến cố
Thất thủ kinh đô năm 1885, Tết Mậu Thân năm 1968 và ngày mất nước 30 tháng 4
năm 1975.
Đặc
biệt năm nay, đánh dấu 131 năm ngày thất thủ Kinh Đô năm 1885.
48
năm ngày xẩy ra biến cố đau thương Tết Mậu Thân năm 1968 tại Huế do Cọng Sản
gây nên, và 41 năm ngày mất nước, người Việt Tự Do phải ly hương.
Đây
cũng là một sự đóng góp nhỏ bé hằng năm của Hội Tương Tế Cố Đô Huế, vối hoài bảo : nhắc
nhở thế thệ trẻ sống tha phương, nhớ đến công ơn của các bậc tiền nhân và cội
nguồn dân tôc.
Kính
thưa quý vị, người Huế sống trong cảnh tha phương mỗi khi nghe ai nhắc
đến 3 tiếng “Cố Đô Huế” thì như có tiếng thì thầm thân yêu của người mẹ, và như
có một niềm tự hào khích lệ cho nhưng ai sinh ra và lớn lên tại Huế, bởi vì từ
mảnh đất nầy, đã tích tụ bao đời những tinh anh của dân tộc trong nhiều lảnh
vực.
Tuy
rằng Huế là một miền đất đai nhỏ hẹp, lại đầy khắc nghiệt thiên tai, nhưng đặc
biệt có nhiều danh lam thắng cảnh, có sông Hương Núi Ngự và vô số di tích lịch
sử, kiến trúc xưa cổ, có cung đình lăng tẩm, đền miếu, có hoàng
Thành cổ kính.
Văn hóa Huế lại được
thể hiện nhiều nét độc đáo về thi ca và âm nhạc, qua các khúc Nam
Ai Nam Bình, như gợi nhớ lại những giai đoạn điêu tàn của đất
nước, hầu nhắc nhỡ người dân Huế phải vươn lên qua các thời đại.
Tiếng hò đặc
biệt ru em
hay tiêng hò mái nhì, mái đẩy, cũng làm những người Huế tha phương hoài niệm về
quê cũ của mình. Huế đúng là một biểu tương huy hoàng có, đau thương có, mấy ai
là người Huế, khi đã tha phương mà không mong có dịp trở lại Huế. Bởi vậy, Ngày Nhớ Huế
như là một điểm hẹn cho những ai còn yêu Huế, Nhớ Huế.
Kính
thưa quý vị, Hội Cố Đô Huế càng ngày càng phát triển tốt đẹp, đó là nhờ tình
cảm thương yêu, đoàn kết, đùm bọc giữa những người trong Hội, và sự hổ trợ của
người Việt lưu vong, tất cả đã được biểu hiện rất rõ nét qua lành vực tương tế.
Nhân
dip đây là năm cuối nhiêm kỳ 4 năm của Ban chấp hành chúng tôi, từ năm 2012 đến
2016, chúng tôi xin phép quy vị ít phút để có dịp thoáng nhìn lại đoạn đừơng đã
đi qua:
Trong
4 năm qua, Ban Chấp Hành Hội Tương Tế Cố Đô Huế đã tích cực hoạt động trong các
lảnh vực: Quan, Hôn Tang Tế. Theo định luật của đất trời của tạo hóa, có sinh
có diệt. do đó từ năm 2012 đên nay 2016 chúng tôi đã đưa tiển 49 quý
cụ thảnh thơi ra đi vỉnh viễn, với đủ lễ nghi truyền thống văn, hóa dân tộc
Việt. Và cũng trong 4 năm qua, chúng tôi đã thâu nhận vào Hội 68 hội
viên mới để bù đắp số Hội Viên đã ra đi vỉnh viễn, do đó sĩ số Hội viên đã
nhiều hơn trước.
Từ
năm 2012 đến nay Ban chấp hành chúng tôi cũng đã có trên 254 cuộc thăm viếng HộiViên
bị bệnh tại nhà hay tại bệnh viện, và hơn 15 lần tham dự chung vui với các gia
đình Hội Viên có con em thành hôn.
Thưa
quý vị nhiêm kỳ 4 năm không phải
là dài lắm, nhưng nó cũng vừa đủ cho một người Hội Trưởng hoạt đông trong nhiệm
kỳ của mình và hợp lý bước xuống để nhường chỗ cho người khác có cơ hội phục vụ
người đồng hương và phát huy sáng kiến mới mẽ của mình
Thưa
các quý vị hội viên, như quý vị đã biết, nhiệm kỳ Ban Chấp Hành chúng tôi sẽ
chấm dứt trong tháng 10 năm 2016, vậy tôi xin tha thiết mời gọi quý vị hội viên
ra ứng cử trong cương vị Hội Trưởng để tiếp tục điều hành hội trong nhiệm kỳ
tới. Chúng tôi sẽ gởi thư thông
báo về chi tiết bầu cử đến quý vị hội viên trong vài ngày tới.
Xin quý vị vì lợi ích
tập thể Hội Tương Tế Cố Huê mà ra ứng cử. Riêng cá nhân
tôi, vì bị bệnh, đang chửa trị do đó không thể tiếp tục, và tôi xin phép được
dứt khoát rút lui và xin phép được từ chối không nhận sự đề cử lưu
nhiệm, nếu có của quý vị, mong quý vị thông cảm.
Tôi
cũng xin mượn cơ hội nầy, để được bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của mình đối với
toàn thể quý vị hiện diện hôm nay, và tất cả quý vị đã tham dự, ủng hộ chúng
tôi trong 4 năm qua, những khuôn mặt thân thương mà hằng năm Hội Cố Đô Huế hân
hoan găp trong dip Ngày Nhớ Huế.
Tôi
xin cám ơn toàn thể quý anh chị Hội Viên, MC anh Lê Văn Nghiêm, Bác Sĩ MC Lộc
Chi, Nhóm văn nghệ Hội Cố Đô Huế, , toàn thể các ca sĩ đã đóng góp cho chương
trình văn nghệ Hội Cố Đô, tôi cũng xin cám ơn quý vị Ban Cố Vấn, Ban Giám Sát, đặc
biệt xin cám ơn các anh chị trong Ban Chấp Hành, Ban cúng tế, đã cùng tôi sát
cánh hoạt động trong tinh thần đoàn kết hy sinh trong 4 năm qua. Và tôi cũng
đặc biệt cám ơn nội tướng của tôi đã chịu thương, chịu khó phụ giúp
tôi trong nhiều lảnh vực để hoàn trách vụ của người Hội Trưởng.
Tôi
cũng cám ơn Ban Nhạc Võ Đức Phương và âm thanh ánh sáng Anh Tài.
Cuối
cùng, tôi cũng xin quý vị tha thứ cho những thiếu sót trong sự sắp xếp chỗ ngồi
và những thiếu sót khác, nếu có.
Tôi
cũng xin thành thật xin lỗi về việc Ngày Nhớ Huế năm nay không có Tờ Đặc San
Nhớ Huế như mọi năm, vì lẽ có một vài trở ngại.
Một
lần nữa, tôi xin cám ơn toàn thể quý vị hiện diện hôm nay, xin cầu chúc quý vị
luôn mạnh khỏe, may mắn, an lành.
Trân
trọng kính chào quý vị./.
__._,_.___
Posted by: Dinh Mac